1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất nghành công nghiệp

24 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 176,93 KB

Nội dung

Trong đó ngành công nghiệo đang trở thành một ngành mũi nhọn với tỉtrọng đóng góp chung trong nền kinh tế chiếm mức lớn Xuất phát từ mục đích muốn có cái nhìn khái quát và từng

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2

I Tổng quan về giá trị sản xuất công nghiệp 3

1 Khái niệm 3

2 Mục đích, ý nghĩa: 4

3 Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp 4

4 Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp 4

5 Đặc điểm nguồn số liệu 6

II Phương pháp tính và đặc điểm chỉ tiêu 6

1 Phương pháp dãy số thời gian: 6

1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 7

2 Phương pháp tính chỉ số 9

PHẦN II: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2012 10

1 Phân tích biến động của GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 10

2 Phân tích cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 12

2.1 Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012 12

2.2 Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012 15

3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động GO trong ngành công nghiệp 19 4 Dự đoán cho các năm tiếp theo bằng các phương pháp thống kê đơn giản 20

4.1 Dự báo GO đến năm 2015 dựa theo lượng tăng tuyệt đối trung bình 20

4.2 Dự báo GO đến năm 2015 dựa theo tốc độ phát triển trung bình 20

5 Một số phương pháp nân g cao giá trị sản xuất công nghiệp

Trang 2

MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu Đó là một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ giản đơn đến phức tạp, được rút dần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn chỉnh

Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân

Thống kê kinh tế là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên khoa học thống kê, hình thành và phát triển trước nhu cầu khách quan của quản lý kinh tế và xã hội Trong hệ thống thông tin phục vụ quản lý, thông tin thống kê kinh tế luôn giữ vị trí quan trọng, Những thông tin này nêu rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, các ngành trong quá trinh sản xuất, lưu thông, phân phối, tích lũy, tiêu dùng, phản ánh những mất cân đối, những khả năng tềm tàng của nền kinh tế Kinh tế càng phát triển, vai trò của thống kê kinh tế càng trở nên quan trọng, là căn cứ để ra các quyết định lãnh đạo và chỉ đạo nền kinh tế, cho hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội

I Sự cần thiết của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng đông nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ mọingành nghề Trong đó ngành công nghiệo đang trở thành một ngành mũi nhọn với tỉtrọng đóng góp chung trong nền kinh tế chiếm mức lớn

Xuất phát từ mục đích muốn có cái nhìn khái quát và từng bước nghiên cứu về sựphát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 cũng như áp dụng

một số phương pháp thống kê đã được học, nhóm em chọn đề tài “Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất ngành công nghệp ở Việt nam gia đoạn 2005-2012”

Trang 3

II Nội dung nghiên cứu

Với mục đích nêu trên đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề sau

- Khái quát một số lý thuyết cơ bản được vận dụng trong phân tích

- Tổng quan tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai 2012

đoạn2005 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động giá trị sản xuấtngành công nghiệp

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngành công nghiệp

III Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự biến động của một số chỉ tiêukinh tế tônge hợp trong sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam

- Đề tài giới hạn nghiên cứu biến động sản xuất ngành công nghiệp qua thời kì2005-2012 và xét theo phạm vi cả nước

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM

I Tổng quan về giá trị sản xuất công nghiệp

1 Khái niệm

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trongthời gian nhất định, thường là một năm

Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm:

- Giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế

- Chi phí dịch vụ sản xuất

- Khấu hao tài sản cố định

- Chi phí lao động,

- Thuế sản xuất

Trang 4

- Giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp.

3 Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp

- Tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là lấy đơn vị hạch toán độc lập

cuối cùng làm đơn vị để tính toán

- Chỉ được tính kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp trong đơn

vị hạch toán độc lập Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ tính 1 lần, không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp và không tính những sản phẩm mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm tại doanh nghiệp

4 Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và được xác

 Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, bao gồm:

- Giá trị thành phẩm là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của

doanh nghiệp và của khách hàng đem đến để gia công Những sản phẩm này phải hoàn thành tất cả các giai đoạn sản xuất trong doanh nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng qui định đã được nhập kho thành phẩm hay bán ra ngoài

- Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế không tiếp tục chế biến tại doanh nghiệp được bán ra ngoài hay cung cấp cho

những bộ phận không sản xuất công nghiệp

- Giá trị sản phẩm phụ hoàn thành trong kỳ

Ngoài ra đối với một số ngành công nghiệp đặc thù, không có thủ tục nhập kho

như sản xuất điện, nước sạch, hơi nước, nước đá thì tính theo sản lượng thương

Trang 5

Lưu ý: đối với giá trị thành phẩm sản xuất từ NVL của khách hàng chỉ tính

phần chênh lệch giữa giá trị thành phẩm và giá trị NVL khách hàng đem đến

 Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài

(hay còn gọi giá trị hoạt động dịch vụ công nghiệp)

- Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công nghiệp, nhằm khôi phục hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng, không làm thay đổi giá trị ban đầu của sản phẩm

- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên ngoài, hoặc các bộ phận khác không phải là hoạt động sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp

 Yếu tố 3: Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong

quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm:

- Phụ phẩm là sản phẩm được tạo ra cùng với sản phẩm chính trong quá trình sản xuất công nghiệp Ví dụ như sản xuất đường thì sản phẩm chính là đường, phụ phẩm là rỉ đường (nước mật)

- Thứ phẩm là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, không được nhập kho thành phẩm

- Phế phẩm là sản phẩm sản xuất ra hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được

- Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất

Các loại sản phẩm thuộc yếu tố 3 không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất

mà chỉ là sản phẩm thu hồi do quá trình sản xuất tạo ra Bởi vậy, quy định chỉ được tính vào yếu tố 3 phần đã tiêu thụ và thu tiền

 Yếu tố 4: Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị

trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của

doanh nghiệp không sử dụng mà cho bên ngoài thuê, (không phân biệt có công nhân hay không có công nhân vận hành đi theo) Yếu tố này thường không có giá cố định, nên thống kê dựa vào doanh thu thực tế thu được của hoạt động này trong kỳ để tính vào yếu tố 4

 Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm,

sản phẩm dở dang

Trong thực tế sản xuất yếu tố 5 ở phần lớn các ngành công nghiệp, chiếm tỷ

trọng không đáng kể, trong chỉ tiêu giá trị sản xuất Trong khi việc tính toán yếu tố này lại phức tạp, bởi vậy thống kê qui định yếu tố 5 chỉ tính đối với ngành cơ khí, chế tạo máy có chu kỳ sản xuất dài

* * Phương pháp 2:

GO = ∑p x q (2.4)

Trang 6

Trong đó: p là đơn giá cố định từng loại sản phẩm

q là khối lượng sản phẩm sản xuất từng loại

5. Đặc điểm nguồn số liệu

Đề tài tiến hành nghiên cứu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam trong giaiđoạn 2005-2012 Nguồn số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê

Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010, đơn

vị tính là VNĐ

Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam giaiđoạn 2005-2012:

- Phân theo thành phần kinh tế, bao gồm 3 khu vực: khu vực kinh tế Nhà nước, khu

vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Phân theo ngành công nghiệp, bao gồm 4 nhóm ngành công nghiệp cấp I (theo hệ

thống ngành kinh tế Việt Nam – VSIC – 2007): Khai khoáng, Công nghiệp chếbiến và chế tạo, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điềuhoà không khí, Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

II Phương pháp tính và đặc điểm chỉ tiêu

Để phân tích kết cấu giá trị sản xuất ngườ i ta thường tính các chỉ tiêu tương đối kết cấutheo các tiêu thức khác nhau và so sánh để đánh giá được sự thay đổi kết cấu giá trị sảnxuất và cơ cấu lại nền sản xuất Một trong những công cụ để biểu hiện xu hướng biếnđộng cơ bản của giá trị sản xuất, đo lường mức độ biến động của nó trong thời gian làdãy số thời gian Bên cạnh đó, một công cụ khác không chỉ cho phép xác định mức độbiến động mà còn cho phép xác định các nhân tố gây nên biến động của giá trị sản xuất làphương pháp chỉ số Tùy theo mục đích phân tích khác nhau, có thể áp dụng các mô hìnhphân tích khác nhau

1 Phương pháp dãy số thời gian:

1.1 Khái niệm:

Dãy số thời gian là các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiệntượng theo thời gian,vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thờidự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai

Trang 7

1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian người ta thường sử dụng

5 chỉ tiêu chính sau đây:

Mức độ bình quân theo thời gian ( Y ) là mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của một dãy số thời gian

 Đối với dãy số thời kì:

n i

 Đối với dãy số thời điểm:

 Dãy số thời điểm biến động đều có 2 mức độ đầu và cuối : 2

y y

y y y y

h

Trong đó: yi (i= 1,2, , n) là các mức độ của dãy số

hi (i= 1,2, , n) là các khoảng thời gian tương ứng với yi

a Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt

đối của hiện tượng giữa hai thời gian

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: iy iy i1 với i= 2,3, , n

Trang 8

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

b Tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện

tượng nghiên cứu qua thời gian

Tốc độ phát triển liên hoàn: 1

i i

i

y t

y T

c Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các

mức độ của hiện tượng qua thời gian

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:

Tốc độ tăng (giảm) bình quân: phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho

các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, được xác định bằng hai công thức sau đây:

1

a t  nếu t biểu hiện bằng lần

100

a t  nếu t biểu hiện bằng %

d Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% của

tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặcgiảm đi) một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu

Trang 9

y g

Trang 10

PHẦN II: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2012

1 Phân tích biến động của GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012

2005-Bảng 1: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành

và giá so sánh giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian phản ánh biến động của GO côngnghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 được phản ánh trong bảng tổng hợp sauđây:

Năm GO (nghìn

tỷ đồng)

δ i

(nghìn tỷ đồng)

∆ i

(nghìn tỷ đồng)

Trang 11

-Nhận xét:

Bảng phân tích cho thấy GO công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012 đạtmức trung bình 2392,7 nghìn tỷ đồng/năm, với mức tăng trung bình đạt 519,9nghìn tỷ đồng/năm Bình quân trong thời kì này, ngành công nghiệp nươc ta đãphát triển với tốc độ bằng 124,67%, ứng với tốc độ tăng trung bình là 24,67%

Dù GO ngành công nghiệp thời kì này tăng trưởng liên tục nhưng mức tăngkhông đều Từ năm 2005 đến 2008, tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơnnăm trước Đến năm 2009 có sự sụt giảm, chỉ đạt 120,8%, mức thấp nhất tronggiai đoạn 2005-2012 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đãnhanh chóng phục hồi trở lại kể từ năm 2010 đến 2012

Nguyên nhân GO ngành công nghiệp Việt Nam có những biến động trên là doảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trong thời đại hội nhập:

- Thời kì 2005-2008, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn trải nghiệmnhững thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa.Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006,độ mở của nền kinh tế đã tăng vọt từ mức 100% lên 150% chỉ trong vònghai năm, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp chảy vào mạnh chưa từng có Đốivới ngành công nghiệp, vốn là nhân tố cực kì quan trọng, nguồn lực này giữvai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất Từ đó khiến cho giá trị sảnxuất ngành công nghiệp liên tục tăng qua các năm

- Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong hai năm 2008-2009khiến tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao (đặc biệttrong 2008) Năm 2009, đà tăng trưởng ngành công nghiệp có dấu hiệuchậm lại Năm 2010 được xem là năm bản lề để ổn định kinh tế vĩ mô, khắcphục các khó khăn sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạntiếp theo

Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP giai đoạn này chiếm khoảng 43-44%,

so với ngành nông nghiệp chỉ khoảng 15-16% và ngành dịch vụ là 40-41%.Như vậy có thể thấy rằng, tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2005-2012 cósự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp, điều này phù hợp với định hướngcông nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước cũng như quy luật chung của sự pháttriển kinh tế thế giới

Trang 12

2 Phân tích cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2012

2.1 Cơ cấu GO ngành công nghiệp Việt Nam phân theo thành phần kinh

tế giai đoạn 2005-2012

Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành

phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sự chuyển dịch cơ cấu giảm dần GO công nghiệp ở khu vực kinh tế nhà nước, tăng dần GO khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài là phù hợp với chiến lược phát triển đất nước tới năm 2020

Hình 1: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0

500000 1000000

1500000

2000000

2500000

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 24/03/2016, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w