“Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi” Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: “Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi”. Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: “Gia đình là nơi để yêu thương”.
Trang 1“Cô sẽ ghi vào nhật ký đời đi dạy của mình về bài viết này với thật nhiều cảm xúc Cô cảm ơn em”.Đó là lời chia sẻ rất tình cảm của cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Châu dành cho Nguyễn Thị Cúc – học sinh lớp 12/11 – trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng).
Bài viết được thực hiện bởi đề bài: “Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay”
Trong phần chấm điểm, cô Châu nhận xét: “Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức xã hội Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nhiều” Cô giáo Châu đã chấm điểm bài văn được chấm “9+1=10” bởi lý giải: “Bài viết còn mắc lỗi về chính tả nên tôi cho 9 điểm, nhưng lại cộng thêm 1 điểm về sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ” Được biết, đây cũng là điểm 10 đầu tiên cô Châu chấm trong suốt 15 năm dạy học Sau đây bài văn của học sinh Nguyễn Thị Cúc được cô giáo Nguyễn Thị Châu – giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) chia sẻ
“Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: “Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!” Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: “Gia đình là nơi để yêu thương”.
Trang 2Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm,
đã ra đi… và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp
tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập… Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này – bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta Bạo lực gia đình, một cụm
từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính,
vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Trang 3Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương
sọ não Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường” Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!” Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi… là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt
mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang
số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Trang 4Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh… Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ
nữ đang phải gánh chịu.
Chuyện chị H ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ Một hành động man
rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung” Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn… bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn…” Lại thêm một mảnh đời bất hạnh Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài…
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình Sự hận
Trang 5thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ,
kể cả đứa con nhỏ bé Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu
me đầy người… nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều
và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu
và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen Hãy
Trang 6yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và
để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền”.
Trang 7Thầy Anh Duy cho biết: “Bài văn tưởng tượng được học sinh
Lê Mỹ Thái Hà viết trong mùa hè năm học 2012-2013 khi ôn luyện vào lớp đào tạo nguồn (lớp chuyên), trường THCS Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu Khi đó tôi ra đề bài: “Hãy kể chuyện 20 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay
em đang học Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra”
“Với bài văn này, tôi có khơi gợi về ý tưởng cho Thái Hà chắp bút Bài viết của em có được sự sáng tạo cao, dám suy nghĩ theo hướng độc đáo, cách hành văn hay và được tôi cho 9 điểm Khi tôi đưa cho các đồng nghiệp đọc, mọi người đều nói bài văn quá sức tưởng tượng so với một học sinh lớp 5, những viễn cảnh Hà suy nghĩ về 20 năm sau hoàn toàn có cơ sở trong thời buổi phát triển như hiện tại”, thầy chia sẻ thêm
Vị giáo viên này cũng cho biết, trong suốt 34 năm dạy học, Thái Hà là một trong số ít học sinh để lại ấn tượng trong thầy
vì sự chăm chỉ, thông minh Hiện tại em đã là học sinh lớp nguồn 7/3, trường THCS Nguyễn An Ninh Để vào được lớp đào tạo nguồn không dễ khi chỉ chọn 120 học sinh tại 22 trường tiểu học trong toàn thành phố, nhưng Hà đã đỗ với điểm số cao Năm lớp 6 vừa qua em đạt giải ba trong kỳ thi HSG văn toàn thành phố, hiện giữ vị trí lớp phó
Trang 8Học sinh Lê Mỹ Thái Hà.
Bài viết của học sinh Lê Mỹ Thái Hà như sau:
“Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất
Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương
Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản) Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được
Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn
6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về
Trang 9ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược
Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú
số 1 Trưng Vương”
Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris
ở Pháp và Milan ở Ý – nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”
Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế – giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế
hệ học trò Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới
Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật
lạ lùng Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào
Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm
và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra
Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên
Trang 10điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật
Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng
và tự điều chỉnh theo thời tiêt để chống cận thị cho học sinh Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ
xa 143 inch Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức
Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này – những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?
Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú Phan Việt Quang
là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…
Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới Dù nhiều