Kỹ năng - Nhận biết được phép hoán dụ, các kiểu hoán dụ.. Xác định kiểu ẩn dụ trong câu sau: “Cát lại vàng giòn hơn nữa” Cô Tô – Nguyễn tuân - Trả lời: + Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tư
Trang 1SV soạn: Nguyễn Minh Đoàn
GV hướng dẫn: Lê Thị Lan Phương
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 28
Tiết: 103: Tiếng Việt HOÁN DỤ
I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ
- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1 Kiến thức
- Nắm được khái niệm và tác dụng của phép tu từ hoán dụ
- Phân biệt được các kiểu hoán dụ
2 Kỹ năng
- Nhận biết được phép hoán dụ, các kiểu hoán dụ
- Phân tích được tác dụng của các phép hoán dụ
3 Thái độ
Thêm yêu mến và giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
4 Năng lực
Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng giúp học sinh phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực hợp tác
- Năng lực Đọc – Hiểu văn bản
III CHUẨN BỊ
- GIÁO VIÊN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
- HỌC SINH: Sách giáo khoa
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp (2p)
Kiểm tra sĩ số lớp
2 Kiểm tra bài cũ (5p)
Trang 2- Câu hỏi: Ẩn dụ là gì? Xác định kiểu ẩn dụ trong câu sau: “Cát lại vàng giòn hơn nữa” (Cô Tô – Nguyễn tuân)
- Trả lời:
+ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Kiểu Ẩn dụ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
3 Bài mới
* Giới thiệu bài: (3p)
Ở tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về ẩn dụ - một phép chuyển đổi tên gọi trên cơ sở tương đồng Vậy nếu như cũng chuyển đổi tên gọi nhưng dựa trên một quan hệ khác thì như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay
7p * Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc VD1 SGK/82
? Các từ in đậm được dùng để chỉ
ai?
HS trả lời
? Các từ áo nâu, áo xanh, nông
thôn, thành thị với những sự vật
mà nó biểu thị có mối quan hệ
như thế nào?
- Quan hệ gần gũi
GV: Thay thế
Nông dân cùng với công nhân
Người nông thôn cùng với người
thị thành đứng lên.
I Hoán dụ là gì?
- Áo nâu: người nông dân
- Áo xanh: người công nhân
- Nông thôn: những người sống ở nông thôn
- Thành thị: những người sống ở thành thị
-> Quan hệ gần gũi
Trang 3? Em hãy so sánh hiệu quả diễn
đạt thay đổi như thế nào?
HS trả lời
? Cách nói có phép hoán dụ có tác
dụng gì?
HS trả lời
? Qua tìm hiểu em hiểu thế nào là
hoán dụ?
HS trả lời
HS đọc GN1: SGK/82
-> tăng sức gợi hình, gợi cảm
* Ghi nhớ 1: SGK/68
7p * Hoạt động 2
Gọi HS đọc VD 1 SGK/83
?Bàn tay ta dùng để chỉ ai?
HS trả lời
? Giữa bàn tay với người lao động
có mối quan hệ như thế nào?
- Quan hệ: bộ phận – toàn thể
? Từ một và ba dùng để chỉ điều
gì?
HS trả lời
? Một, ba với số ít và số nhiều có
quan hệ như thế nào?
- Quan hệ: cụ thể - trừu tượng
? Từ in đậm đổ máu gợi cho em
về điều gì?
HS trả lời
? Giữa đổ máu và sự hi sinh có
quan hệ với nhau như thế nào?
- Quan hệ: dấu hiệu – sự vật
? Nông thôn và người sống ở nông
thôn có quan hệ gì với nhau?
II Các kiểu hoán dụ
a) Bàn tay ta: người lao động
-> Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
b) Một: số ít Ba: số nhiều
-> Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c) Đổ máu: sự hi sinh, mất mát
-> Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ
sự vật
d) (VD1) Nông thôn: người sống ở nông thôn
Trang 4- Quan hệ: vật chứa đựng – vật bị
chứa đựng
? Qua những gì đã tìm hiểu, em
nào cho biết có mấy kiểu hoán dụ
thường gặp? Đó là những kiểu
nào?
HS trả lời
GV chốt lại
Gọi HS đọc GN 2: SGK/83
-> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
* GN 2: SGK/69
16p * Hoạt động 3
Gọi HS đọc BT1
GV: Xác định yêu cầu BT1 là tìm
phép hoán dụ và xác định kiểu
hoán dụ
* Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: câu a
Nhóm 2: câu b
Nhóm 3: câu c
Nhóm 4: câu d
GV nhận xét và chốt lại
HS đọc BT2
? Xác định yêu cầu BT2?
HS trả lời
? Để so sánh ẩn dụ và hoán dụ em
nào nhắc lại khái niệm ẩn dụ và
hoán dụ?
III Luyện tập BT1:
a) Làng xóm: người nông dân -> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
b) Mười năm: thời gian trước mắt Trăm năm: thời gian lâu dài -> Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c) Áo chàm: người dân ở Việt Bắc -> Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ
sự vật d) Trái đất: nhân loại -> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
BT2:
Trang 5HS trả lời
? Ẩn dụ và hoán dụ có gì giống
nhau?
HS trả lời
? Ẩn dụ và hoán dụ có gì khác
nhau?
GV chốt lại và treo bảng so sánh
- GV cho HS viết chính tả từ “
Lần thư ba thức dậy Mời Bác
ngủ!”
- Yêu cầu HS chấm chéo với nhau
để phát hiện lỗi chính tả
Ẩn dụ Hoán dụ
Giốn g
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
Khác
Dựa vào quan hệ tương đồng
Dựa vào quan hệ gần gũi
BT3:
4 Củng cố (3p)
GV: Em nào nhắc lại hoán dụ là gì?
HS trả lời
GV: Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
HS trả lời
5 Dặn dò (2p)
- Học thuộc GN1 (SGK/82) và GN2 (SGK/83)
- Đọc và tìm hiểu bài: “Các thành phần chính của câu”
+ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ?
+ Tìm hiểu thành phần vị ngữ
+ Tìm hiểu thành phần chủ ngữ
V RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG