1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Công trình nhân tạo: Cơ sở tổng luận cầu

12 920 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 415,36 KB

Nội dung

§1. CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO TRÊN ĐƯỜNG Công trình nhân tạo (CTNT) trên đường là những sản phẩm do con người làm ra nhằm đảm bảo sự liên tục của tuyến đường để các phương tiện giao thông qua lại thông suốt. CTNT trên đường khái niệm chung thể hiện các công trình xây dựng gồm: Những công trình vượt qua các chướng ngại vật thiên nhiên như sông, suối, thung lũng, v.v… trên tuyến giao thông đường ôtô, đường sắt hoặc vượt qua một tuyến giao thông khác. Những công trình chắn đất như: tường chắn, kè, v.v… Các CTNT chiếm 10 – 15% giá thành xây dựng đường ôtô. Tại những nơi tuyến đường qua miền núi cao, sông lớn, giá thành công trình còn tăng lên nhiều. → Vì vậy việc chọn loại công trình thích hợp, thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành xây dựng. Do ý nghĩa của các CTNT đối với việc đảm bảo giao thông thông suốt của các tuyến đường, phục vụ sự giao lưu vận tải hành khách và hàng hoá nên vai trò của chúng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ đó đặt ra vấn đề thiết kế, xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình phải đạt được chất lượng cao và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các CTNT chủ yếu bao gồm: cầu, các công trình thoát nước nhỏ, tường chắn và hầm.

Trang 1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ TỔNG LUẬN CẦU

§1 CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO TRÊN ĐƯỜNG

Công trình nhân tạo (CTNT) trên đường là những sản phẩm do con người làm ra nhằm đảm bảo sự liên tục của tuyến đường để các phương tiện giao thông qua lại thông suốt CTNT trên đường khái niệm chung thể hiện các công trình xây dựng gồm:

- Những công trình vượt qua các chướng ngại vật thiên nhiên như sông, suối, thung lũng, v.v… trên tuyến giao thông đường ôtô, đường sắt hoặc vượt qua một tuyến giao thông khác

- Những công trình chắn đất như: tường chắn, kè, v.v…

Các CTNT chiếm 10 – 15% giá thành xây dựng đường ôtô Tại những nơi tuyến đường qua miền núi cao, sông lớn, giá thành công trình còn tăng lên nhiều

→ Vì vậy việc chọn loại công trình thích hợp, thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành xây dựng

Do ý nghĩa của các CTNT đối với việc đảm bảo giao thông thông suốt của các tuyến đường, phục vụ sự giao lưu vận tải hành khách và hàng hoá nên vai trò của chúng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng Từ đó đặt ra vấn đề thiết kế, xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình phải đạt được chất lượng cao và đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Các CTNT chủ yếu bao gồm: cầu, các công trình thoát nước nhỏ, tường chắn và hầm

1.1 CẦU

Cầu là công trình đề vượt qua dòng nước, qua thung lũng, qua đường, qua các

khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại

Công trình cầu

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ

Đường tràn là công trình vượt sông, có mặt đường nằm gần cao độ đáy sông

Vào mùa khô, nước được thoát bằng hệ thống cống bố trí bên dưới Vào mùa mưa, nước chảy tràn qua mặt đường nhưng xe cộ vẫn đi lại được

Đường tràn áp dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn

Công trình đường tràn

Cầu tràn là loại công trình được thiết kế dành một lối thoát nước dưới đường, đủ

để dòng chảy thông qua với một lưu lượng nhất định Khi vượt quá lưu lượng này, nước

sẽ tràn qua đường

Công trình cầu tràn

Trang 2

Thông thường cầu tràn được thiết kế dưới dạng cầu bản định hình có khẩu độ L≤6m Loại phổ biến là dạng cầu bản mố nhẹ làm việc theo sơ đồ 4 khớp

Cầu tràn chỉ nên áp dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ và thời gian tập trung

lũ ngắn

Cống là loại công trình thoát nước chủ yếu qua các dòng nước nhỏ, có lưu lượng

nhỏ (Q ≤ 40 – 50m3/s) Trên cống có đất đắp với chiều dày tối thiểu 0.5m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực xung kích

Công trình cống

1.3 HẦM

Hầm là công trình được xây dựng trong lòng đất, sử dụng trong các trường hợp

dưới đây:

- Hầm xuyên qua núi: khi cao độ tuyến đường thấp hơn nhiều so với cao độ mặt

đất tự nhiên

- Hầm xuyên qua sông, qua eo biển: khi vượt qua các sông lớn, các eo biển sâu,

việc xây dựng trụ cầu khó khăn hoặc cầu quá cao

- Hầm trong lòng đất: trong các thành phố đông dân cư để đảm bảo giao thông

nhanh chóng, có thể xây dựng các hầm trong lòng đất cho người, xe cộ hoặc tàu điện đi qua

- Đường hầm: khi tuyến đường men theo sườn núi có mái dốc lớn, địa chất xấu

như có đá lăn, đất trượt, người ta dịch tuyến đường vào núi

Công trình hầm

1.4 TƯỜNG CHẮN

Tường chắn được sử dụng

khi xây dựng nền đường trong điều

kiện không thể duy trì được độ dốc

tự nhiên của taluy

Công trình tường chắn

Trang 3

§2 CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ MỘT CÔNG TRÌNH CẦU

Dự án đầu tự (DAĐT) là một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế và

xã hội làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn xây dựng công trình

Các DAĐT ở nước ta theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được chia làm 3 nhóm A, B, C như sau:

- Nhóm A: Các công trình xây dựng cầu đường có tổng mức đầu tư lớn hơn 200 tỷ VND

- Nhóm B: Các công trình xây dựng cầu đường có tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đến 200

tỷ VND

- Nhóm C: Các công trình xây dựng cầu đường có tổng mức đầu tư nhỏn hơn 20 tỷ VND

Để có một công trình xây dựng nói chung và một công trình cầu nói riêng cần thực hiện các trình tự sau:

- Chuẩn bị đầu tư

- Thực hiện đầu tư

- Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng

2.1 CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Lập DAĐT và thẩm định dự án

để quyết định đầu tư

2.1.1 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trình tự lập DAĐT bao gồm:

- Xác định sự cần thiết của DAĐT

- Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi

Đối với các dự án thuộc nhóm A và các dự án thuộc nguồn vốn ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài) phải tiến hành cả 2 bước nghiên tiền khả thi và nghiên cứu khả thi Các dự án còn lại chỉ cần tiến hành 1 bước nghiên cứu khả thi

2.1.1.1 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

1 Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn

2 Dự kiến quy mô đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư

3 Chọn khu vực, điạ điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng

4 Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật xây dựng, các điều kiện cung cấp vật

tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ và hạ tầng

5 Phân tích tài chính, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các khả năng và điều kiện huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi

6 Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án

2.1.1.2 Báo cáo nghiên cứu khả thi

1 Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Các văn bản của Bộ GTVT cho phép nghiên cứu khả thi

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, khu vực và mạng lưới giao thông khu vực

- Đặc điểm phương tiện vượt sông hiện tại (phà, cầu cũ, v.v…)

- Dự báo lưu lượng xe (số liệu thống kê lưu lượng xe trong khoảng 5 – 10 năm gần đây, dự báo lưu lượng xe trong khoảng 20 – 25 năm sắp tới)

2 Lựa chọn hình thức đầu tư

3 Các phương án vị trí cầu (hoặc tuyến):

- Điều kiện tự nhiên: các đặc điểm địa hình, thuỷ văn, địa chất

- Lựa chọn vị trí cầu

- Các thông số kỹ thuật cơ bản (quy mô công trình, cấp tải trọng, khổ cầu, khổ thông thuyền, cấp động đất, tiêu chuẩn thiết kế)

4 Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư

Trang 4

5 Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ

6 Phân tích các phương án kết cấu cầu và giải pháp xây dựng:

- Đưa ra 3 – 5 phương án kết cấu cầu

- So sánh ưu khuyết điểm các phương án

- Tính một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phần cầu (khối lượng thép, bêtông, chỉ tiêu thép/m2 cầu, chỉ tiêu bêtông/m2 cầu, giá thành các phương án, giá thành 1m2 cầu…)

7 Đánh giá các tác động của môi trường:

- Các ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến môi trường: giải phóng mặt bằng, tái định cư, tiếng ồn trong xây dựng, chất lượng nước, đất thải, an toàn sức khỏe và môi trường…

- Các ảnh hưởng tới môi trường sau khi xây dựng cầu: cảnh quan khu vực, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử, v.v…

8 Phân tích tài chính kinh tế

9 Các mốc thời gian thực hiện đầu tư

10 Kiến nghị hình thức quản lý dự án

11 Xác định chủ đầu tư

12 Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan tới dự án

2.1.2 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi đều phải được thẩm định, sau đó sẽ được cấp có thẩm quyền cấp quyết định và giấy phép đầu tư

2.2 THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Nội dung của việc thực hiện DAĐT bao gồm:

1 Giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng

2 Tuyển chọn tư vấn xây dựng để khảo sát, thiết kế, giám định khả năng và chất lượng công trình

3 Thiết kế công trình:

- Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, có nền móng địa chất, thuỷ văn phức tạp thì phải thực hiện thiết kế theo 2 bước: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công

- Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ thực hiện 1 bước: thiết kế kỹ thuật – thi công

4 Thẩm định, duỵệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

5 Tổ chức đấu thầu về mua sắm thiết bị và thi công xây lắp

6 Xin giấy phép xây dựng

7 Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án

8 Thi công xây lắp công trình

9 Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng

10 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác

2.3 KẾT THÚC XÂY DỰNG, ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

Nội dung công việc bao gồm:

1 Kết thúc xây dựng

2 Bàn giao công trình

3 Bảo hành công trình

4 Vận hành dự án

Trang 5

§3 KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TRÌNH CẦU

Công trình cầu bao gồm cầu, đường dẫn vào cầu, các công trình điều chỉnh dòng chảy và gia cố bờ sông

3.1 CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦU

Kết cấu phần trên là kết cấu nhịp; có tác dụng đỡ phần xe chạy và lề người đi Kết cấu phần dưới bao gồm: mố cầu, trụ cầu, nền móng; có tác dung đỡ kết cấu

nhịp và truyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống đất nền

nÒn ®−êng

trô kÕt cÊu nhÞp

mãng

nÒn ®−êng

mè trô

Các bộ phận của cầu

3.2 CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA CẦU

Lo

Ltt1

Ltt2

Ltt1

Lcau

MNCN MNTT

MNTN

Các kích thước cơ bản của cầu

3.2.1 CÁC CHIỀU DÀI CẦU

Khẩu độ thoát nước dưới cầu (L 0 ) là khoảng cách tính từ mép trong mố bên

này đến mép trong của mố bên kia Khẩu độ thoát nước dưới cầu được xác định trên cơ

sở tính toán thuỷ văn dưới cầu theo tần suất thiết kế P%, đảm bảo sau khi xây dựng cầu không phát sinh ra hiện tượng xói chung và xói cục bộ quá lớn hoặc không tạo nên mực nước dềnh quá lớn trước cầu

Chiều dài nhịp (L nh ) là khoảng cách giữa hai đầu dầm của một nhịp

Chiều dài nhịp tính toán (L tt ) là chiều dài đoạn dầm mà tại đó biểu đồ momen

không đổi dấu Đối với nhịp giản đơn, chiều dài nhịp tính toán là khoảng cách tim 2 gối của một nhịp

Chiều dài toàn cầu (L cầu ) là khoảng cách tính từ đuôi mố bên này đến đên đuôi

mố bên kia

Lcầu = ∑Lnh + ∑a +2·Lmố

Trong đó:

Lnh: Chiều dài một nhịp a: Khe hở giữa các đầu dầm

Lmố: Chiều dài mố cầu

→ Căn cứ vào chiều dài toàn cầu, phân biệt cầu:

Lcầu ≤ 25m : cầu nhỏ 25m ≤ Lcầu ≤ 100m : cầu trung

Lcầu ≥ 100m : cầu lớn 3.2.2 CÁC MỰC NƯỚC THIẾT KẾ

Mực nước cao nhất (MNCN) là mực nước lớn nhất xuất hiện trên sông ứng với

tần suất thiết kế P%

→ MNCN để xác định khẩu độ tính toán và cao độ đáy dầm

hđáy dầm ≥ MNCN + 0.5m: đối với sông đồng bằng

Trang 6

hđáy dầm ≥ MNCN + 1.0m: đối với sông miền núi có đá lăn cây trôi

Mực nước thấp nhất (MNTN) là mực nước thấp nhất xuất hiện trên sông ứng

với tần suất thiết kế P%

→ MNTN cho biết vị trí những chỗ lòng sông nước sâu trong mùa cạn, căn cứ vào những

vị trí đó để bố trí nhịp thông thuyền theo bề rộng lòng sông

Mực nước thông thuyền (MNTT) là mực nước cao nhất cho phép tàu bè đi lại

dưới cầu một cách an toàn

→ MNTT và chiều cao khổ giới hạn thông thuyền để xác định cao độ đáy dầm

hđáy dầm ≥ MNTT + htt

MNCN và MNTN được xác định theo các số liệu quan trắc thuỷ văn về mực nước lũ, được tính toán theo tần suất P% quy định đối với cầu và đường khác nhau

Theo QT 18 – 79, tần suất thiết kế để tính MNCN, MNTN cho cầu vừa, cầu lớn là

1%, MNTT là 5% Hiện nay theo Tiêu chuẩn 272 – 05 không quy định

3.2.3 CÁC CHIỀU CAO THIẾT KẾ

Chiều cao tự do dưới cầu (H) là khoảng cách tính từ đáy kết cấu nhịp đến

MNCN

→ khoảng cách này để cho nước lũ cao nhất thoát qua cầu hoặc tàu bè qua lại dưới cầu

an toàn

Chiều cao cầu (H 1 ) là khoảng cách tính từ đỉnh đường xe chạy trên cầu đến

MNTN

Chiều cao kiến trúc của cầu (H kt ) là khoảng cách tính từ đỉnh phần xe chạy

đến đáy kết cấu nhịp

Trang 7

§4 PHÂN LOẠI CẦU VÀ PHẠM VỊ SỬ DỤNG

PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

- Cầu ôtô: cho tất cả các phương tiện giao thông trên đường ôtô

- Cầu đường sắt: chỉ cho tàu hoả chạy qua

- Cầu người đi bộ: chỉ cho người đi bộ

- Cầu thành phố: cho ôtô, tàu điện, người đi bộ, v.v…

- Cầu chạy chung: cho tàu hoả và ôtô

- Cầu đặc biệt: để dẫn ống nước, ống hơi đốt, ống dẫn dầu, cáp điện, v.v…

PHÂN LOẠI THEO VẬT LIỆU LÀM KẾT CẤU NHỊP

- Cầu gỗ

- Cầu đá

- Cầu bê tông cốt thép

- Cầu thép

PHÂN LOẠI THEO CAO ĐỘ ĐƯỜNG XE CHẠY

- Cầu có đường xe chạy trên: khi

đường xe chạy đặt trên đỉnh kết

cấu nhịp

Cầu có đường xe chạy trên

- Cầu có đường xe chạy dưới: khi

đường xe chạy đặt dọc theo biên

dưới của kết cấu nhịp

Cầu có đường xe chạy dưới

- Cầu có đường xe chạy giữa: khi

đường xe chạy bố trí trong phạm

vi chiều cao của kết cấu nhịp

Cầu có đường xe chạy giữa

PHÂN LOẠI THEO CHƯỚNG NGẠI VẬT MÀ CẦU VƯỢT QUA

- Cầu thông thường: là công trình cầu cầu được xây dựng vượt qua các dòng

nước

Cầu thông thường

- Cầu phao: là các công trình cầu được xây dựng bằng hệ nổi nhằm phục vụ cho

mục đích quân sự hoặc phục vụ giao thông trong một thời gian ngắn

Cầu phao

Trang 8

- Cầu vượt (hay cầu qua đường): sử dụng khi các tuyến đường giao thông có lưu

lượng lớn

Cầu vượt

- Cầu cạn (hay cầu dẫn): được xây dựng ngay trên mặt đất nhằm dẫn vào một cầu

chính hoặc nâng cao độ tuyến đường lên để giải phóng không gian bên dưới

Cầu cạn

- Cầu cao (viaduct):

là các cầu bắc qua

thung lũng sâu

Cầu cao

- Cầu mở: là loại cầu có một hoặc hai nhịp sẽ được di động khỏi vị trí để tàu bè qua

lại trong khoảng thời gian nhất định

Gồm có:

+ Cầu cất: kết cấu nhịp mở về một phía hoặc hai phía theo góc quay 700 – 800

Cầu cất

+ cầu quay: kết cấu nhịp quay trên mặt bằng một góc 900

Cầu quay

+ Cầu nâng: kết cấu nhịp

được nâng hạ theo phương

thẳng đứng

Cầu nâng

Trang 9

PHÂN LOẠI THEO SƠ ĐỒ CHỊU LỰC

- Sơ đồ dầm giản đơn:

+ Phân bố nội lực: biểu đồ momen chỉ

có dấu (+) và giá trị lớn nhất tại giữa

nhịp

+ Phân bố vật liệu: vật liệu tập trung

chủ yếu ở khu vực giữa nhịp do đó nội

lực do tĩnh tải lớn, dự trữ khả năng chịu

hoạt tải kém nên khả năng vượt nhịp

thấp

Sơ đồ dầm giản đơn

+ Khả năng vượt nhịp:

• KCN cầu dầm: L ≤ 40m

• KCN cầu dàn: L ≤ 60m

- Sơ đồ dầm mút thừa:

Sơ đồ dầm mút thừa

+ Phân bố nội lực: biểu đồ momen xuất hiện M(-) tại mặt cắt gối và M(+) tại mặt cắt giữa nhịp

+ Phân bố vật liệu: vật liệu tập trung chủ yếu ở mặt cắt gối do đó KCN nhỏ nên khả năng vượt nhịp tốt hơn so với KCN giản đơn

- Sơ đồ dầm hẫng – nhịp đeo:

Sơ đồ dầm hẫng nhịp đeo

+ KCN có dầm đeo thường khai thác không êm thuận, lực xung kích lớn, khe co giãn phải cấu tạo phức tạp do đó hiện nay ít dùng

- Sơ đồ dầm liên tục:

Sơ đồ dầm liên tục

+ Giá trị M(-) tại mặt cắt gối lớn hơn M(+) ở mặt cắt giữa nhịp do đó phát huy được hết khả năng làm việc của vật liệu

+ Kết cấu liên tục còn giảm được số lượng khe co giãn trên cầu, do đó đảm bảo

êm thuận cho xe chạy

+ Khả năng vượt nhịp:

• KCN dầm thép: L ≤ 90m

• KCN dàn thép: L ≤ 120m

• KCN dầm BTCT DƯL: L ≤ 150m

• KCN cầu treo, cầu dây văng: L≈ 150 ÷ 450m

Trang 10

§5 TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ CẦU

Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 – 05 của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam được biên soạn trên nền AASHTO – LRFD 1998 của Mỹ, công bố áp dụng từ năm 2005

5.1 QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ THIẾT KẾ

Trong thiết kế, các kỹ sư phải kiểm tra độ an toàn và ổn định của phương án khả thi đã được lựa chọn Công tác thiết kế bao gồm việc tính toán nhằm chứng minh cho những người có trách nhiệm thấy rằng mọi tiêu chuẩn tính toán và cấu tạo đều được thoả mãn

Để đảm bảo độ an toàn của một công trình thì:

Sức kháng của vật liệu ≥ Hiệu ứng của tải trọng [5.1]

Quan hệ của bất đẳng thức này phải được xét trên mọi bộ phận và vật liệu của kết cấu

Khi nói về sức kháng của vật liệu, ta xét khả năng làm việc tối đa mà vật liệu mà

ta gọi là trạng thái giới hạn

Một trạng thái giới hạn (TTGH) là một trạng thái mà vượt qua nó thì kết cấu

hay một bộ phận nào đó không hoàn thành được nhiệm vụ thiết kế đề ra

Mục tiêu là không vượt quá trạng thái giới hạn Tuy nhiên đó không phải là mục đích duy nhất, mà cần xét đến những mục đích quan trọng khác, như chức năng, thẩm

mỹ, tác động đến môi trường, và yếu tố kinh tế

5.2 TRIẾT LÝ THIẾT KẾ CỦA TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CẦU 22TCN 272 – 05

5.2.1 THIẾT KẾ THEO HỆ SỐ TẢI TRỌNG VÀ SỨC KHÁNG

5.2.1.1 Phương trình tổng quát

Quan điểm chung về thiết kế cho thấy, cần có 1 phương pháp có thể:

- Dựa trên trên cơ sở cường độ giới hạn của vật liệu

- Xét tới sự thay đổi không những ở vật liệu mà còn ở hiệu ứng của tải trọng

- Đánh giá độ an toàn liên quan tới xác suất phá hoại

Để xét tới sự thay đổi của 2 phía bất phương trình [5.1], cần phải:

- Phía cường độ của vật liệu Rn cần phải nhân với một hệ số trên cơ sở thống kê cường độ của vật liệu φ (có giá trị thường nhỏ hơn 1), được thể hiện bằng tích số

φRn

- Phía tải trọng cần phải nhân với một hệ số trên cơ sở thống kê tải trọng γ (có giá trị thường lớn hơn 1)

- Vì hiệu ứng của tải trọng trong TTGH bao gồm 1 tổ hợp nhiều tải trọng → phần tải trọng được thể thiện bằng tổng số của γiQi

→ Phương trình tổng quát sẽ là:

Trong đó: φ : hệ số sức kháng theo thống kê của sức kháng danh định

γi : hệ số tải trọng theo thống kê

Rn : sức kháng danh định của vật liệu

Qi : hiệu ứng của tải trọng

η : hệ số điều chỉnh tải trọng

Phương trình [5.2] bao gồm cả hệ số tải trọng và hệ số sức kháng nên phương pháp thiết kế này được gọi là thiết kế theo hệ số tải trọng và sức kháng (LRFD – Load

and Resistance Factor Design)

5.2.1.2 Hệ số cường độ φ

Hệ số cường độ φ cần phải xét đến tính phân tán của vật liệu:

- Tính chất của vật liệu

- Phương trình dự tính cường độ

- Tay nghề của công nhân

- Chất lượng kiểm tra

- Tình huống hư hỏng

Ngày đăng: 22/03/2016, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w