ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn mysisảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn mysisảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn mysis
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC THỨC ĂN ĐẾN
TỶ LỆ SỐNG, THỜI GIAN BIẾN THÁI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) GIAI ĐOẠN MYSIS
VINH – 2015
Trang 2MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về diện tích mặt nước, rất thuận lợicho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Ngành thủy sản nói chung, nghề nuôitôm ở Việt Nam nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giải quyếtmột phần tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dânven biển, tăng nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu Việt Nam đã trở thànhmột trong những nước có sản lương tôm nuôi lớn nhất thế giới Các loài tôm
được nuôi chính ở Việt Nam hiện nay là: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm nương (P orientalis), tôm thẻ chân trắng (P vannamei), tôm rằn (P semisucatus).
Trong những năm gần đây tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi rộng khắp
ở nhiều vùng trên thế giới Mặc dù đã hơn 10 năm phát triển nhưng nguồn giốngthủy sản vẫn chưa được chú trọng đầu tư, đặc biệt là nguồn tôm giống Tổngnăng lực cung cấp con giống hiện tại chỉ đáp ứng 70-80% nhu cầu nuôi trồngtrong đó tôm thẻ chân trắng mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu con giống.Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng giống không đảm bảo kéo theo tỷ lệ tiêuhao khá lớn [18]
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng cótốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ nuôingắn, ít rủi ro, có sức chịu đựng tốt với các biến động môi trường Thực tế sảnxuất hiện nay cho thấy, do tốc độ nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển rấtnhanh, nên yêu cầu về số lượng con giống hàng năm tăng nhanh
Để có một vụ nuôi thành công và đáp ứng được nguồn cung cấp congiống cho thị trường, hàng loạt trại sản xuất giống tôm đã ra đời Bên cạnh
đó các nhà nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ănphù hợp nhất cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng Ở Việt Nam hiện nay có hơn 10nhà máy thức ăn công nghiệp chuyên sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng,
có rất nhiều công ty lớn đang hoạt động mạnh như: CP group, Uni President,
Trang 3Grobest,… mỗi nhà máy thức ăn có từ 6 – 8 loại thức ăn Các loại thức ăn được
sử dụng để ương nuôi hiện nay là tảo, artemia và thức ăn tổng hợp Nhưng cónhiều công thức phối hợp giữa các loại thức ăn với nhau Mổi công thức khácnhau cho kết quả khác nhau, cụ thể là tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấutrùng
Nhưng để tạo ra được con giống tốt, tỷ lệ sống cao, hạn chế xẩy radịch bệnh, thời gian biến thái ngắn, thu được lợi nhuận cao thì việc tìm racông thức thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng là mộttrong những khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của sản xuất và gópphần xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm thẻ ở nước ta ngàycàng hoàn thiện hơn
Từ những vấn đề cấp thiết trên, được sự giúp đỡ của cơ sở sản xuất thuộcCông ty chăn nuôi CP.Việt Nam và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoaNông- Lâm - Ngư và tổ bộ môn thủy sản, trường Đại học Vinh tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn Mysis”
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu nhằm xác định công thức thức ăn phù
hợp cho sự biến thái và góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng tốt trong quá
trình ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn
Mysis
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm của tôm the chân trắng
Tên tiếng Anh: white leg shrimp
Tên địa phương: tôm he, tôm thẻ chân trắng
1.1.2 Đặc điểm phân bố
Trên thế giới tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờphía Đông Thái Bình Dương từ phía bắc Peru đến phía nam Mehico Tôm thẻphân bố tập trung ở vùng ven bờ của Ecuador Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã
di giống ra nhiều vùng biển cả bờ tây lẫn bờ đông của châu Mỹ, Trung Quốc,Đài Loan, Malayxia, Indonexia, Việt Nam,…[2]
Trang 51.1.3 Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm thẻ chân trắng
* Bãi đẻ, mùa vụ sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùngbiển có độ sâu 70m với nhiệt độ 26 – 28ºC, độ mặn khá cao (35 ‰) Trứng nở
ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này Tới giai đoạn Postlarvae,chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn Nơi đâyđiều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt
độ cao hơn, Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển vàtiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ [2]
Tùy vào nhiệt độ nước mà mùa vụ sinh sản của tôm cũng thay đổi theotừng khu vực Ở phía bắc Ecuador, tôm thẻ chân trắng sinh sản từ tháng 3 đếntháng 8, tập trung vào tháng 4, 5 Ở Peru, tôm sinh sản chủ yếu từ tháng 12 đếntháng 4 [1]
* Cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của con đực gồm 2 ống dẫn tinh, 2 tinh hoàn màu trắngsữa nằm ở phần đầu ngực và ống dẫn đổ ra ở gốc chân bò số 5, cơ quan sinh dụcngoài có Petasma
Cơ quan sinh dục trong của con cái là đôi buồng trứng gồm 2 dải nằmtrên mặt lưng, kéo dài từ hốc mắt tới đốt bụng thứ 6, cơ quan sinh sản ngoài làThelycum, là nơi chứa túi tinh sau khi giao vĩ
* Hoạt động giao vĩ và đẻ trứng
Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở Sự giao vĩ chủ yếu xảy ra vàoban đêm Ban đầu, một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau,con đực dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái, sau đó tôm đực lật ngửathân và ôm con cái theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi hoặc xoay 1800 vàgiao vĩ ở tư thế đầu nối đuôi Thời gian giao vĩ xảy ra tương đối nhanh khoảng3–7 phút [2]
Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc trước đó vài ngày(lột xác à thành thục à giao vỹ à đẻ) Túi tinh được dính vào thelycum của
Trang 6con cái, không được bảo vệ chắc chắn nên dễ bị rơi rớt và tôm có thể giao vĩ trởlại.[3]
Hình 1.4: Hoạt động giao vĩ
* Hoạt động đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng
Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào thời gian 9 giờ tối đến 3 giờ sáng Thời gian bắtđầu đẻ cho tới khi kết thúc chỉ mất 1-2 phút Trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậuxanh Các chùm tinh của tôm đực cũng được tái sinh nhiều lần Sau khi đẻ xongtrứng trải qua các giai đoạn ấu trùng, tới poslarvae bơi vào gần bờ sông, sau vàitháng tôm con trưởng thành và bơi ra biển rồi giao vĩ tiếp Sau mỗi lần đẻ hếttrứng, buồng trứng lại phát dục tiếp Con đẻ nhiều nhất 10 lần/năm, thường saukhi đẻ 3-4 ngày thì lột vỏ [2]
* Sức sinh sản
Số lượng trứng tùy theo kích cỡ của tôm mẹ, tôm mẹ có khối lượng từ35g, lượng trứng 100.000 - 250.000 hạt, trứng có đường kính 0,22 mm, sựphát triển của trứng sau khi đẻ đến giai đoạn đầu tiên của Nauplius diễn ratrong khoảng 14 giờ [1]
Trang 71.1.4 Đặc điểm phát triển của các giai đoạn ấu trùng tôm thẻ
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài và tập tính bắt mồi người tachia ấu trùng TTCT thành bốn giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Post-larvea, vàmỗi giai đoạn ấu trùng lại bao gồm nhiều giai đoạn phụ [1]
* Giai đoạn Nauplius (N)
Ấu trùng Nauplius trải qua 6 lần lột xác và 6 giai đoạn phụ Là giai đoạnđầu tiên của ấu trùng phù du, dinh dưỡng bằng noãn hoàng mà không sử dụngthức ăn bên ngoài Có hình dạng rất khác bố mẹ: ấu trùng hình quả lê có ba đôiphần phụ và một điểm mắt Cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động, Bơi lội bằng
3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liệntục
Hình 1.2 Ấu trùng giai đoạn Nauplius
* Giai đoạn Zoea (Z)
Sau khi kết thúc giai đoạn N ấu trùng chuyển sang giai đoạn Z Đặcđiểm thay đổi lớn nhất ở giai đoạn này chính là việc ấu trùng bắt đầu sử dụngthức ăn bên ngoài Do tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ,giai đoạn này chúng ăn lọc cho nên chúng ăn tất cả những gì vừa cỡ miệng Hệtiêu hoá đã hình thành tương đối hoàn chỉnh, màng ruột dao động theo kiểu hìnhsin nên thức ăn được đẩy dọc theo ống tiêu hoá, một phần nhỏ thức ăn được tiêuhoá và hấp thụ qua màng ruột, phần lớn còn lại được thải ra ngoài qua hậu môntạo thành đuôi phân, vì lý do này nên ấu trùng Z có tập tính ăn liên tục Ngoàikhả năng ăn lọc ấu trùng Z vẫn có khản năng bắt mồi và ăn được các động vật
Trang 8nổi kích thước nhỏ (Nauplius Artemia, luân trùng,…) đặc biệt cuối giai đoạn Z2
và Z3, do đó trong sản xuất giống nhân tạo cần cho ăn nhiều lần trong ngày[4,5]
Giai đoạn ấu trùng Z được phân chia thành 3 giai đoạn phụ: Zoea1 (Z1),Zoea2 (Z2), Zoea3 (Z3) [5]
- Z1 thay đổi hẳn về hình thái so với Nauplius Cơ thể Z1 kéo dài chia làm 2phần: Phần đầu có vỏ giáp đính lỏng lẻo, phần sau gồm có 5 đốt ngực và bụngchưa phân đốt có chạc đuôi Z1 chưa có chủy đầu, mắt đã có sự phân chia rõnhưng dính sát nhau tạo thành một khối, chưa có cuống mắt
- Z2 có chủy đầu, hai mắt có cuống mắt tách rời nhau, phần bụng đã chiathành 4 đốt
- Z3 đã có phần đầu và phần ngực kết hợp tạo thành phần đầu ngực vàđược che phủ bởi bởi giáp đầu ngực Ở mặt bụng cuối phần đầu ngực xuất hiệnmầm 5 đôi chân ngực Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi,đốt bụng 6 dài có mầm chân đuôi
Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea thường kéo dài khoảng 30–40 giờ, trungbình khoảng 36 giờ ở nhiệt độ 28–29oC Các giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea cóthể được phân biệt qua bảng số liệu sa
Bảng 1.1 Các đặc điểm phân biệt ấu trùng giai đoạn Zoea
Trang 9Số đốt bụng Chưa phân đốt 4 đốt 7 đốt
* Giai đoạn Mysis (M)
Gồm 3 giai đoạn phụ Mysis 1 (M1), Mysis 2 (M2), Mysis 3 (M3), mỗigiai đoạn kéo dài 24 giờ, tổng tất cả là 3 ngày rồi trở thành Post–larvae Chânđuôi của M phát triển dài bằng mấu đuôi, nhánh ngoài của ăng ten 2 bắt đầu dẹp
để hình thành vẩy râu, cơ thể cong gập Mysis sống trôi nổi và có đặc tính đầuchúc xuống dưới [5]
Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược, vận động chủ yếu bởi 5 đôi chân
bò Mysis bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi Tuy nhiên chúngvẫn có thể ăn tảo silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2
- M1: Dài 2,4–3,4mm Đầu M1 chưa co mầm chân bụng, cuối M1 mầmchân bụng bắt đầu được hình thành
- M2: Dài 2,9–3,9mm Phần bụng bớt cong, mầm chân bụng có 1 đốt
- M3: Dài 3,7–4,5mm.Mầm chân bụng có 2 đốt, chủy có răng cưa
* Giai đoạn postlarvae (PL)
Trang 10
Hình 1.9 PostlarvaeHậu ấu trùng PL của tôm đã co hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoànthiện, nhánh trong ăng ten 2 chưa kéo dài PL bơi thẳng có định hướng về phíatrước bơi lội bằng 5 đôi chân bụng Cơ quan tiêu hóa, phát triển hoàn chỉnh thức
ăn chủ yếu là ấu trùng của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Nauplius Copepoda,Nauplius Artemia, [5]
1.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm ăn tạp.Chúng có thể ăn cả thức ăn có nguồngốc từ động vật và thực vật Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cầncác thành phần như: protein, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng, Thiếu haykhông cân đối các chất trên đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ lớn của tôm Hệ
số chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bìnhthường lượng thức ăn chỉ cần bằng 5% khối lượng tôm (thức ăn ướt) Trong thời
kỳ tôm sinh sản đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhucầu về lượng thức ăn lên gấp 3–5 lần Tôm thẻ chân trắng không cần lượngprotein nhiều như tôm sú, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả, nếu thức
ăn thêm mực tươi tôm rất được ưa chuộng [5,17]
1.2 Sơ lược về lịch sử phát triển nghề nuôi tôm giống
1.2.1 Trên thế giới
Trong mấy chục năm vừa qua nghề nuôi tôm biển phát triển rất mạnh mẽ,
có nhiều loài tôm được đưa vào nuôi đại trà nhưng đa số vẫn là các loài tôm he(penaeidae) Hiện nay nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnhvực nghiên cứu, sản xuất và thương mại
Người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất nhân tạo giống tôm
sú là tiến sỹ người Nhật Bản Monosaku Fujinaga Năm 1933 trong một hội nghịkhoa học ở Mehico về sinh học và nuôi tôm ông đã công bố công trình nghiên cứu
Trang 11về sản xuất nhân tạo P Japonicus Trong những thí nghiệm ban đầu do thiếu hiểu
biết về đặc điểm dinh dưỡng của ấu trùng tôm nên chúng chỉ tồn tại được ở giaiđoạn Z và chỉ có khoảng 10% chuyển sang giai đoạn M[21]
Mãi tới gần 10 năm sau (1942), với việc khám phá ra tảo silic Skeletonema costatum, chaetoceros làm thức ăn rất tốt cho ấu trùng ở giai đoạn Z đã nâng cao
tỷ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn này lên đến 30% Phương pháp nuôi tảo khuêcho ấu trùng tôm của Fujinaga được gọi là “Phương pháp nuôi cùng bể” và sau
đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ Từ đó
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên các đối tượng khác nhau: Penaeus monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus indicus, Penaeus vannamei, các
quy trình nước xanh lớn, quy trình Gevaston dần được hoàn thiện và được ứngdụng rộng rãi trong sản xuất
Đến năm 1946 Fujinaga đã nghiên cứu và tìm ra ấu trùng N của Artemialàm thức ăn rất tốt cho giai đoạn M Sau gần 18 năm nghiên cứu và thí nghiệmđến năm 1946 quy trình sản xuất giống và ương nuôi ấu trùng tôm he Nhật Bảnmới được hoàn chỉnh Đây là cơ sở, nền tảng cho các công trình nghiên cứu vàứng dụng kết quả này để hoàn chỉnh quy trình sản xuất và ương nuôi ấu trùng
các loài tôm thuộc họ tôm he Nhật Bản (P Japonicus) [21].
Năm 1963, nhà nghiên cứu Hary cook (người Mỹ) cùng với sự cộng tác của
Fujinaga đã cho đẻ và ương nuôi thành công các đối tượng P Setiferat và P Ortecus đồng thời xây dựng thành công quy trình bể nhỏ ở Mỹ, sau đó được cải
tiến và nhân rộng ở các nước khác như Philippin, Đài Loan, Thái Lan,…Cũng từđây trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều đối tượng khác nhau
(gần 20 loài thuộc giống penaeus và 7 loài thuộc giống Metapenaeus như P monodon, P semiculcatus, P merguiensis, P orientalis, M ensis).
Hiện nay kỹ thuật sản xuất đã được cải tiến để thực hành sản xuất ấu trùngđúng cách bằng biện pháp kết hợp các ưu điểm trong kỹ thuật Nhật Bản và củaGaveston như đã thực hiện ở Đài Loan, Philippin, Thái Lan và Malayxia Năm
1994 ở các nước ASEAN có khoảng 3.700 trại tôm giống, mỗi năm cần có ít nhất
Trang 1296.000 tôm đẻ trứng để cung cấp cho các trại giống này sản xuất ra trên 54 tỷ ấutrùng tôm cung cấp cho thị trường nuôi tôm thịt [6].
Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt là hội chứng Taura)làm sản lượng giảm sút nghiêm trọng ở các quốc gia châu Mỹ, gây tâm lý e ngạicho các nhà quản lý quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển nghềtôm thẻ chân trắng
Tuy nhiên với khả năng có thể kết hợp nuôi thương phẩm với sản xuấttôm bố mẹ trong một ao nuôi quy mô lớn, cho phép thuần hoá và chọn giống đểtạo ra những dòng tôm có đặc tính tốt hơn, tốc độ sinh trưởng cao, khả năngkháng bệnh tốt hơn Bằng biện pháp này, nước Mỹ đã thuần hoá tạo ra nhữngnguồn tôm giống không có tác nhân gây bệnh đặc hữu (Specific Pathogen - SPF)
và tôm giống có sức đề kháng tác nhân gây bệnh đặc hữu (Specific PathogenResist - SPR) ở quy mô thương mại Điều này mở ra triển vọng cho việc duy trì vàphát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nghề tôm biển nói chung ở cácvùng sinh thái trên thế giới [22]
1.2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi tôm đã xuất hiện hơn 100 năm qua nhưng chỉ mớithực sự phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX và từ thời điểm đó Việt Nammới bắt đầu trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi caotrong khu vực và trên thế giới Nuôi tôm là nghề có từ lâu đời nhưng chỉ là nuôivới hình thức nuôi quảng canh cổ truyền và bán thâm canh Còn nuôi thâm canh
có quy mô thì chỉ mới phát triển khoảng hơn chục năm trở lại đây, khi mà sảnxuất tôm bột giống đạt đến số lượng thương phẩm
Theo tổng kết của Hội Khoa học và Kỹ thuật về nuôi tôm lần thứ nhất năm
1987 cho biết: Từ năm 1971 trạm nghiên cứu NTTS nước lợ (nay thuộc viện
NCNTTS I) và trường ĐHTS đã cho đẻ thành công tôm he P merguiensis và tôm
M ensis tại Quý Kim (Hải Phòng) và Cái Dặm (Quảng Ninh) nhưng trong giai
đoạn ương nuôi ấu trùng còn gặp nhiều khó khăn nên chỉ phát triển đến giai đoạn
Z, một số ít phát triển tới giai đoạn M rồi chết Sau đó vào năm 1974, với sự giúp
Trang 13đỡ của chuyên gia người Nhật Bản là Macno Kasumi, Trạm Nghiên cứu đã sản
xuất được 65.000 con PL loài P orientalis ở các bể 10m3 và 1,5 triệu PL loài P merguiensis ở bể 200m3 theo kiểu Nhật Bản [7]
Cùng với việc cho tôm đẻ thành công trạm NCNTTS nước lợ còn thành
công trong việc nuôi Brachionus và tự sản xuất cho ấu trùng tôm Sự thành công
của việc nghiên cứu gây nuôi thức ăn cho ấu trùng tôm là một trong những nguyênnhân trực tiếp đưa đến việc hoàn thành việc cho sinh sản một số giống tôm vàonhững năm 1975 – 1977
Với sự nổ lực của mình cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia tổ chức FAO
và Viện NCTS nước lợ Hải Phòng, trong 6 năm (1976–1982), Trạm tôm giống
Quy Nhơn đã bắt đầu cho đẻ và ương nuôi thành công đối tượng P merguiensis và
P monodon [7]
Năm 1983 Trại thực nghiệm Cửa Bé, trường ĐHTS Nha Trang đã cho đẻ
thành công đối tượng P merguiensis và P monodon đây là thành công bước
đầu của các nhà nghiên cứu và sản xuất tôm giống tại Việt Nam
Năm 1986 cả nước đã sản xuất được 3,3 triệu PL các loại tôm he và mớixây dựng các trại sản xuất tôm giống có quy mô lớn như: Quý Kim, Quy Nhơn,Vũng Tàu
Hiện nay nghề sản xuất tôm giống ở nước ta đang đứng trước nhiều cơhội và thử thách mới: với diện tích đưa vào nuôi hơn 500.000 ha, hàng năm ViệtNam cần khoảng 25–30 tỷ tôm PL (Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc thông báo892/TS–VP ngày 9/4/04) Tuy nhiên theo nguồn tin của World Fish (AgraEurope, 2002) thì ước tính gần đây chỉ có 10% tôm giống ở khu vực MiềnTrung đạt tiêu chuẩn và vấn đề tôm giống chất lượng thấp đang được xem lànguyên nhân chết hàng loạt tại các tỉnh ĐBSCL
Năm 2006, tình hình sản xuất giống tôm cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu vềlượng, cả nước đã sản xuất được 25 tỷ tôm giống Tuy nhiên về chất lượng tômgiống vẫn chưa được kiểm soát và quản lý tốt, chưa xây dựng được thương hiệu
Trang 14giống TS của từng vùng, công tác đăng ký chất lượng cũng như kiểm soát chấtlượng tôm giống lưu thông trên thị trường chưa được tốt [9].
Hiện nay khu vực ĐBSCL đang được coi là vựa tôm lớn của cả nướcnhưng thực trạng về chất lượng tôm giống ở đây đang trong tình trạng báo động
Từ đầu năm đến nay kết quả xét nghiệm trên 7000 mẫu tôm tại trung tâm giống
TS Bạc Liêu cho thấy tỷ lệ tôm giống mắc các bệnh nguy hiểm khá cao, có trên
3000 mẫu tôm (khoảng 50%) bị nhiễm vi rus MBV (bệnh còi) và virus bệnh đầuvàng, riêng tỷ lệ tôm giống nhiễm bệnh đốm trắng chiếm 7 – 9 %
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu có 1 trại giống 40 bể 15m3/bể của công ty Việt
Mỹ, hiện có 300 tôm bố mẹ Tại Khánh Hòa, năm 2004 có hai trại sản xuấtgiống tôm thẻ chân trắng, song điều kiện sản xuất của hai trại này không đảmbảo an toàn vệ sinh thú y nên đã bị sở thủy sản Khánh Hòa ra quyết định đìnhchỉ hoạt động Từ năm 2005 đến nay Khánh Hòa chỉ có trại sản xuất giống củaviện nghiên cứu NTTS III hoạt động
Tại Nghệ An, các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng được đưa vàosản xuất cung cấp giống trên địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu QuỳnhLưu có 4 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, trong đó có công ty cổ phầnchăn nuôi CP Việt Nam đóng trên địa bàn đã cung cấp tôm giống chất lượng tốttrên địa bàn tỉnh và các tỉnh phía Bắc Từ năm 2003, huyện Nghi Lộc đã cóphong trào nuôi tôm thẻ chân trắng, tính đến tháng 9/2006, có 47 đơn vị và cánhân nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 24 ha tăng 80% so với năm
2003 là 15 ha, còn lại phân bố rải rác tại một số địa điểm ở Quỳnh Lưu, DiễnChâu và ven thành phố Vinh Mật độ thả từ 40 - 100 con/m2, năng suất 2 - 15tấn/ha
Theo thống kê của ngành thủy sản, năm 2008 cả nước đạt sản lượng50.000 tấn tôm thẻ chân trắng Năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần Do đó,nhu cầu con giống hiện nay là rất lớn và ngày càng tăng Miền trung là khu vực
có các điều kiện thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển Vùng sản xuất tômgiống lớn nhất ở miền trung và cũng lớn nhất cả nước là Tuy Phong - Bình
Trang 15Thuận, Cà Ná, Cam Ranh, Phan Rang, Ninh Tịnh - Ninh Thuận, Ninh Hòa, NhaTrang - Khánh Hòa Các trại sản xuất tôm giống mọc lên với mật độ dày đặctheo bờ biển 3 - 4 năm trở lại đây, con tôm sú rớt giá, hoạt động của vùng sảnxuất tôm giống này cũng không còn sôi động như trước Khi tôm thẻ chân trắngxuất hiện vào năm 2007, 2008, việc sản xuất tôm giống được hồi sinh trở lại[18]
Hiện nay với số lượng trại được xây dựng rất lớn và nhiều với quy trìnhngày một hoàn thiện hơn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu về con giốngngày càng cao của người dân Để nỗi lo của người dân về đàn tôm giống sạchbệnh, có tỉ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh thì cần nhiều hơn nữa việc nghiêncứu để hoàn thiện hơn quy trình sản xuất giống Để nghề nuôi tôm là một nghềthế mạnh thì cần sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp
1.3 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ giai đoạn Mysis
Ở tôm thẻ chân trắng, sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thểhiện sinh trưởng không liên tục Kích thước giữa hai lần lột xác không tănghoặc tăng không đáng kể và tăng vọt sau mỗi lần lột xác, trong khi đó sự tăngtrưởng về khối lượng có tính liên tục hơn Tôm he tăng trưởng tương đối nhanh.Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính,điều kiện môi trường dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởngcủa ấu trùng tôm Qua các kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây đều chothấy thức ăn luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng Thức ăn ảnhhưởng lớn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Khỉ sử dụng thức
ăn phù hợp thời gian biến thái sẽ ngắn và tỷ lệ sống càng cao
Ở giai đoạn Mysis thức ăn chủ yếu là động vật phù du Hiện nay thức ănđược xem là thuận tiện cho người sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấutrùng Artemia Cùng với Artemia thì tảo và TATH là hai loại thức ăn không thểthiếu trong sản xuất giống tôm bởi chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
Trang 16khi cho ăn lại ít gây ô nhiễm môi trường nước bể nuôi và ít bị phân huỷ do đógiữ môi trường nước trong sạch giúp ấu trùng sống và phát triển tốt hơn.
Vi tảo là thức ăn tự nhiên cho ấu trùng tôm, đặc biệt quan trọng ở giai đoạn
Z và M Hầu như các loài tảo biển có thể làm thức ăn cho ấu trùng tôm, tuy nhiên
sự lựa chọn loại nào thường tập trung vào tiêu chí là kích cỡ vi tảo để phù hợpvới các giai đoạn của ấu trùng tôm Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong vi tảorất cao, Protein 29-57%, Lipid 7-24%, Cacbonhydrat 5-32%, các chất khoángkhác 6-39% Ngoài ra chúng còn cung cấp đầy đủ các Vitamin như B1, B2, B6,B12, Vitamin C, E,A… chất khoáng vi lượng Đặc biệt là chúng chứa rất nhiềuloại acid béo không no Trong đó hàm lượng acid béo chưa no (n-3) PUFA mạchdài trong vi tảo rất cao, rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng ở giai đoạn ấutrùng và con non của động vật biển Hàm lượng HUFA có vai trò rất quan trọngtrong việc phát triển ban đầu hệ thần kinh của tôm, chính nó là tiền thân củanhiều hợp chất sinh học (ví dụ Protaglandin), sau này chi phối các hoạt độngphát triển và sinh sản của tôm [ 10]
Tại Việt Nam trước đây, người nuôi tôm sử dụng thức ăn tổng hợp gồm
các vitamin, khoáng chất, tảo, chất miễn dịch, Artemia Tảo tươi là thành phần
thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae và được duy trì cho đến cuối giai đoạiMysis Để có được loại thức ăn tổng hợp này phải nuôi cấy tảo tươi khó đạtchuẩn ổn định và dễ làm tôm nhiễm bệnh từ môi trường nuôi cấy tảo Do đóngười ta đã nghiên cứu và sản xuất những loại thức ăn đảm bảo nhu cầu dinhdưỡng, tăng sức đề kháng cũng như ngăn ngừa và điều trị những bệnh thườnggặp ở tôm Dòng thức ăn V8 có nguồn gốc từ Mỹ và gần đây được phát triểnbởi công ty Diên Khánh, 71 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q Tân Bình,Tp.HCM , đáp ứng được những yêu cầu này [13]
Từ những năm đầu thập kỉ 70, việc sản xuất các loài hải sản quý mới bắtđầu được quan tâm Do đó việc nuôi tảo cũng được chú ý, mục tiêu là tìm loàitảo thích hợp với điều kiện Việt Nam để cho sinh khối nhanh phục vụ công tác
Trang 17giống Tảo Thalassiosira weissflogii tồn tại ở dạng đơn bào, chủ yếu sống đơn
độc, đôi khi các tế bào liên kết với nhau thành tập đoàn dạng bản hoặc trongkhối chất nhầy Tế bào có dạng hình trụ, kích thước từ 6 - 20µm x 8 - 15µm
Tảo Thalassiosira weissflogii được bao bọc trong lớp vỏ hình hộp có thành tế bào
rất cứng tạo thành chủ yếu từ silic đioxit Mặt vỏ hình chữ nhật và có đườngkính dài hơn trục vỏ tế bào Đai vỏ không đều, mép đai có 2 - 28 mấu nhỏ, mộtmấu có dạng hình môi để liên kết với tế bào bên cạnh Thể sắc tố nhiều, nhỏ,hình hạt [19]
Tảo Thalassiosira weissflogii có giá trị dinh dưỡng rất cao hàm lượng
protein dao động từ 6 - 52 %; carbohydrate từ 5 - 23 % và lipid từ 7 - 23 %
Hàm lượng acid béo không no (EPA + DHA) của Thalassiosira weissflogii khá
cao đạt 7,2 mg/ml tế bào [20] Tuy vậy, hàm lượng lipid và acid béo có trongtảo còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,dinh dưỡng, độ mặn, và cả vào giai đoạn phát triển của chúng
Hình 1.10 Hình ảnh tế bào tảo Thalassiosira weissflogii
Như vậy theo các nghiên cứu thì rõ ràng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đếnthời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Khi sử dụng thức ăn phù hợp thờigian biến thái sẽ ngắn, tỷ lệ sống càng cao và đồng thời cho tốc độ tăng trưởngnhanh
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 182.1 Đối tượng nghiên cứu
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) giai đoạn Mysis
Nguồn giống: Ở các công thức sử dụng Nauplius cùng một nguồn.Nauplius lấy từ đàn tôm bố mẹ được tuyển chọn kỹ và cho đẻ tại trại tôm giốngcủa Công ty CP Việt Nam
2.2 Vật liệu nghiên cứu
2.2.1 Thức ăn thí nghiệm
+ Thức ăn tổng hợp: TNT (Shrimp Larval Feed, sản xuất tại công ty cổphần chăn nuôi CP Việt Nam)
+ Thức ăn tươi sống: Tảo Thalassiosira weissflogii và Artemia.
+ C-mix (vitamin C 25%, sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP ViệtNam): Được bổ sung vào thức ăn hàng ngày (1g/m3)
Ba công thức thức ăn sử dụng trong thí nghiệm:
CT1: TNT + Artemia
CT2: Tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia.
CT3: TNT + Tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia.
2.2.2 Thiết bị
+ Hệ thống bể lọc: Bể xử lí nước, bể chứa lắng,…
+ Thùng ương nuôi (nhập từ Thái Lan): Thùng nhựa 40l
+ Bể nuôi cấy tảo: Thùng composite 3,5l
+ Các trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình sản xuất giống
+ Các thiết bị phục vụ cho thí nghiệm: Kính hiển vi, khúc xạ kế, nhiệt kếthuỷ ngân, máy đo pH, máy đo độ mặn, test đo độ kiềm, test NH4+/NH3, hệthống sục khí (đá bọt, dây, van), lam kính, lamen, pipet, buồng đếm tảo
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/07/2015 đến 24/10/2015
Trang 19Thời gian biến thái
Tỉ lệ sống
Tăng trưởng
Kết luận và kiến nghị
Thức ăn
9 T8
Địa điểm nghiên cứu : Trại sản xuất giống Công ty cổ phần chăn nuôi CP ViệtNam tại thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻchân trắng giai đoạn Mysis
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến thời gian biến thái của ấu trùngtôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis
- Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻchân trắng giai đoạn Mysis
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Bố trí thí nghiệm
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- TN được bố trí ở mức 1 nhân tố, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn ở
3 công thức thức ăn và mỗi công thức được lặp lại 3 lần( 3 thùng nuôi)
Trang 20- Mật độ Nauplius TN: 250 N/lít (10000 con/ thùng nuôi)
* Chế độ chăm sóc, quản lí
- Cho ăn: Cho ăn tảo Thalassiosira weissflogii với mật độ 2,5 – 3 x 104TB/ml, thức ăn tổng hợp là TNT2 và Artemia cho 5 – 6 con / 1 con tôm Ngàycho ăn 12 lần mỗi lần cách nhau 2 giờ đồng hồ
- Siphone, thay nước: Cuối giai đoạn Z3 bắt đầu tiến hành siphone, thaynước Lượng nước thay là khoảng 20 – 25% thể tích nước, siphone hàng ngàyvào buổi sáng trước khi thay nước
- Sục khí 24/24, điều chỉnh sục khí phù hợp không để ấu trùng lắng đáy
- Bể ương nuôi được đặt trong nhà có mái che và có hệ thống nâng hạnhiệt
* Điều kiện thí nghiệm
- Nước mặn được bơm trực tiếp từ biển qua bể lắng, bể xử lý nước Nướctrước khi vào bể nuôi phải được xử lý và kiểm tra chặt chẽ (dư lượng Clo, độ kiềm,
pH, độ mặn, )
- Điều kiện môi trường: Nhiệt độ 29 - 32oC, độ mặn: 29 32‰, pH = 7,8 8,4
-2.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.2.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Yếu tố Dụng cụ đo Thời gian đo
Nhiệt độ (tºC) Warter proof 2 lần/ngày (7h và 14h)
2.5.2.2 Phương pháp xác định thời gian biến thái của ấu trùng Mysis tôm thẻ chân trắng
Trang 21- Xác định thời gian biến thái: Quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiệntượng chuyển sang giai đoạn sau khoảng 50% thì xác định thời gian, từ đó tínhđược tổng thời gian chuyển giai đoạn.
- Công thức tính: Tbt = T2 –T1
Trong đó: Tbt: Thời gian biến thái (giờ)
T1: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước (giờ)
T2: Thời gian xuất hiện ấu trùng giai đoạn sau (giờ)
2.5.2.3 Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương nuôi
Xác định tỷ lệ sống bằng cách định lượng ấu trùng sau mỗi lần chuyểngiai đoạn bằng phương pháp thể tích
* Phương pháp lấy mẫu: Dùng cốc 100ml lấy mẫu đại diện trong thùng
ương nuôi ấu trùng
* Thời điểm thu mẫu: Thường xuyên quan sát thùng ương (khi cho ăn, thay
nước, siphong, ) và khi quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện tượng chuyểnsang giai đoạn sau (cuối các giai đoạn M1, M2, M3) khoảng 50% thì tiến hành thumẫu để định lượng ấu trùng và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn đó
- Công thức tính tỷ lệ sống (Ts)
T2
Ts (%) = — x 100
T1
Trong đó: T1 là số ấu trùng thả ban đầu (con)
T2 làsố ấu trùng sống ở giai đoạn sau (con)
- Định lượng ấu trùng:
m
A = — x V
v
Trong đó: A là tổng số ấu trùng trong thùng (con/V nước trong thùng).
m là số lượng ấu trùng trung bình trong mẫu có v = 100ml
V là thể tích nước trong thùng tại thời điểm đo (lít)
Trang 222.5.2.4 Phương pháp xác định tăng trưởng theo chiều dài thân
+ Tăng trưởng về chiều dài thân trung bình
Định kỳ đo mỗi ngày 1 lần kể từ ngày ương thứ nhất Dùng kính hiển viđiện tử có thước đo để đo chiều dài toàn thân của ấu trùng tôm thẻ chân trắng dokích thước tôm còn bé
Cách đo: Mỗi công thức đo 30 con, vớt ngẫu nhiên mỗi thùng 10 con/lần
Đo chiều dài toàn thân của 30 con tôm (mm) bằng thước kẻ có chia độ đến mmnếu tôm có kích thước lớn hơn
+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân:
L2 - L1 AGRL (mm/ngày) =
∆t + Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài thân
Ln(L2) - Ln(L1)SGRL (%/ngày) = x 100
∆t Trong đó: L1, L2 (mm) là chiều dài thân của tôm tại thời điểm t1, t2
∆t (ngày) là khoảng thời gian giữa lần đo trước và lần đo sau
2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học trên phầnmềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm SPSS 16.0
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong thùng thí nghiệm
Trang 23Các kết quả thu được về theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trongthùng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Sự biến động các yếu tố môi trường
7,9-8 8,2-8,3 135-140 29,3-29,4
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các yếu tố môi trường có sự biếnđộng nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép đối với sự phát triển của tôm thẻchân trắng Các thùng thí nghiệm được bố trí sát nhau trong cùng một hệ thốngnuôi nên chịu tác động của các yếu tố môi trường là như nhau
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sống củatôm thẻ chân trắng, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng Nếu nhiệt độ thấp quá hoặccao quá sẽ ức chế quá trình lột xác
Trong bố trí thí nghiệm các bể ương nuôi được bố trí một cách ngẫunhiên và cùng được cung cấp nước từ một bể lọc và trong cùng một thời gian.Trong thí nghiệm nhiệt độ ương nuôi giữa các bể có sự biến động không đáng
kể, do tất cả các bể nuôi đều có hệ thống nâng nhiệt Biên độ dao động giữa cácngày nhỏ, không gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ấu trùng tôm giữacác công thức
Trong thời gian tiến hành đề tài, nhiệt độ môi trường bể ương nuôi có sựkhác nhau ở các CTTA Nhiệt độ dao động trong khoảng 29 - 31ºC vào buổi sáng
và từ 30 - 32 ºC vào buổi chiều
Trang 24Theo Nguyễn Thành Vũ, Đào Văn Trí (2001), nghiên cứu cho thấykhoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ nằm trong khoảng 28 - 32ºC [15] So sánh với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy nhiệt
độ nước trong thời gian tiến hành nghiên cứu nằm trong khoảng thích ứng caocho sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
* pH
pH là một chỉ tiêu thủy hóa rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và giántiếp đến sức khỏe, đời sống của ấu trùng tôm cũng như hệ vi sinh trong môitrường bể nuôi Ngoài ra nó còn phản ánh tình trạng ổn định cũng như mức độnhiễm bẩn của bể ương nuôi Vì bể ương nuôi được bố trí trong nhà nên sự biếnđộng của pH nước chủ yếu do sự phân hủy các sản phẩm thải của ấu trùng vàlượng thức ăn dư thừa Nếu trong môi trường bể ương nuôi có hệ sinh vật ổnđịnh thì vật chất sẽ được phân giải tạo ra các vật chất vô cơ khoáng hóa Tronggiai đoạn ấu trùng, cơ thể còn non yếu nên rất nhạy cảm với sự biến động của
pH, do đó việc khống chế, kiểm soát được pH trong nước thích hợp, biên độgiao động nhỏ thì sẽ có lợi cho ấu trùng
Qua thời gian nghiên cứu và theo dõi chúng tôi nhận thấy: Trong thínghiệm, độ pH ở các công thức có sự khác nhau, nhưng sự chệnh lệch khôngnhiều Dao động trong khoảng 7,8 – 8,3 vào buổi sáng và 8,1 – 8,4 vào buổichiều
Theo nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Trọng Nho (2002), PhạmVăn Tình (2002), thì độ pH thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển nằm trongkhoảng từ 7,5 – 8,5 [22] Đối chiếu với kết quả chúng tôi nghiên cứu thì pHnằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển của ấu trùng
* Độ mặn
Đây cũng là nhân tố phi thí nghiệm do đó trong bố trí thí nghiệm, nguồnnước biển cấp vào bể ương là cùng độ mặn Trong thời gian thực hiện đề tài môitrường tại cơ sở ổn định nên độ mặn giữa các lần lặp chênh lệch không đáng kể
Trang 25Độ mặn trong các bể ương nuôi biến động từ 32‰ giảm xuống 29‰, là dotrong quá trình ương nuôi những ngày về sau chúng tôi tiến hành thay nước hạ độmặn xuống dần dần để ấu trùng phát triển nhanh hơn Theo viện nghiên cứu Nuôitrồng thủy sản III, độ mặn thích hợp cho ấu trùng tôm sinh trưởng là từ 28 - 32‰,theo Nguyễn Trọng Nho (2003) độ mặn thích hợp cho ấu trùng Mysis từ 28 - 32‰.Trong quá trình ương nuôi tôm thẻ khi độ mặn đạt đến 35‰ cũng không ảnhhưởng gì đến ấu trùng [20] So sánh với kết quả thu được chúng tôi thấy độ mặntrong thời gian thực hiện đề tài nằm trong khoảng thích ứng cho sự sinh trưởng vàphát triển của ấu trùng tôm thẻ Việc giảm độ mặn trong tiến trình ương nuôi làphù hợp với quy luật phát triển của tôm thẻ trong tự nhiên, chính điều này sẽ kíchthích ấu trùng sinh trưởng và lột xác nhanh hơn [10].
3.1 Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống, thời gian biến thái và
tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis
3.2.1 Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ấutrùng, là nguồn nguyên liệu để xây dựng cơ thể, tạo điều kiện cho ấu trùng sinhtrưởng và phát triển tốt
Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấutrùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến,Artemia,
Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm.Nếu thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sống của ấu trùng thì sẽ kích thích ấutrùng ăn nhiều dẫn đến sinh trưởng và phát triển nhanh, do đó tỷ lệ sống từnggiai đoạn sẽ được nâng cao Để tìm ra CTTA phù hợp với từng giai đoạn sốngcủa ấu trùng và cho tỷ lệ sống cao nhất, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với 3
CTTA khác nhau CT1 (TNT+ Artemia), CT2 (Tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia ) và CT3 (TNT + tảo Thalassiosira weissflogii + Artemia)
Trang 26Các kết quả thu được về ảnh hưởng của công thức thức ăn lên tỷ lệ sống của
ấu trùng Mysis được trình bày trên bảng 3.5 và hình 3.1
Bảng 3.5 Tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình thí nghiệm
Ở giai đoạn M2 thì kết quả cho thấy có tỷ lệ sống cao nhất ở CT3 (78,22
%), tiếp đến là CT2 (74,22 %) và thấp nhất ở CT1 (71,77%) Sự sai khác giữa 3
CT là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Ở giai đoạn M3 thì CT3 có tỷ lệ sống cao nhất (75,55%), tiếp đến là CT2(71,78%) và thấp nhất là CT2 (68,44%) Sự sai khác ở các CT là có ý nghĩathống kê (p < 0,05)
Như vậy nhìn chung cả 3 CT tỷ lệ sống cao nhất ở GĐ M1 và thấp nhất ở
GĐ M3
Trang 27Sở dĩ, có kết quả như vậy là do ở CT1 có sử dụng thức ăn thức ăn tổnghợp là TNT có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng dễ làm ô nhiễm môi trường
nước Ở CT3 sử dụng thức ăn là tảo tươi Thalassiosira weissflogii kết hợp TNT,
cho ăn TNT sau khi cấp tảo tươi khoảng 30 phút sẽ đảm bảo cho ấu trùng đủ thức ăn
và với lượng thích hợp nên không gây ô nhiễm nước Còn CT2 chỉ sử dụng thức ăn
là tảo tươi nên tỷ lệ sống cao hơn CT1 sử dụng TNT nhưng lại thấp hơn CT3 sửdụng kết hợp cả tảo tươi và TNT
So sánh kết quả thí nghiệm với kết quả nghiên cứu của Nguyễn XuânQuang (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệsống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng thì cũng cho kết quả tương tự [18] Công
thức thức ăn kết hợp 2 loại thức ăn là tảo tươi Thalassiosira weissflogii và thức ăn
tổng hợp - TNT cho tỷ lệ sống cao nhất
Như vậy, qua kết quả trên chứng tỏ việc sử dụng tảo tươi, TNT và Artemia đãđáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất cho sự phát triển của ấu trùng tômthẻ chân trắng giai đoạn Mysis
3.2.2 Ảnh hưởng của công thức thức ăn đến thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Mysis
Thời gian biến thái của ấu trùng được xác định là khoảng thời gian cầnthiết để ấu trùng lột xác hoàn toàn chuyển sang giai đoạn kế tiếp Việc xác địnhthời gian biến thái của ấu trùng trong bể ương là một việc rất cần thiết và quantrọng, đó cũng chính là điều kiện mang tính bắt buộc đối với người nuôi Khixác định đúng thời điểm ấu trùng biến thái chuyển giai đoạn thì người nuôi cóthể biết được loại thức ăn phù hợp cho ấu trùng tôm thời điểm hiện tại và địnhlượng được khẩu phần và thời gian cho ăn một cách hợp lý Xác định được thờigian biến thái của ấu trùng người nuôi sẽ có căn cứ để điều chỉnh các yếu tố môitrường: Mực nước, cường độ sục khí, độ mặn, độ kiềm, pH, sao cho phù hợpvới đặc điểm thích nghi của từng giai đoạn ấu trùng
Các kết quả thu được về ảnh hưởng của thức ăn lên thời gian biến thái của ấutrùng Mysis được trình bày trên bảng 3.6 và hình 3.2
Trang 28Bảng 3.6 Thời gian biến thái của ấu trùng Mysis trong thời gian thí nghiệm
CTTA Thời gian biến thái (giờ)
Z3-M1 M1-M2 M2-M3 CT1 25,38± 0,78 c 26,53 ± 0,52 c 29,08 ± 1,01 c
Sở dĩ, có kết quả như vậy là do CT3 có sử dụng thức ăn phù hợp cung cấpdinh dưỡng tối đa và tạo môi trường tốt cho sự phát triển của ấu trùng làm rútngắn thời gian biến thái
Xét tổng thời gian biến thái của ấu trùng ta thu được kết quả ở hình 3.3
Hình 3.3 Tổng thời gian biến thái của ấu trùng Mysis ở các CTTA
Qua hình 3.3 nhận thấy: Tổng thời gian biến thái của ấu trùng Mysis ởCT3 là ngắn nhất (71, 27 giờ), tiếp theo là CT2 (78,91 giờ) và dài nhất là CT3(85,97 giờ) Sở dĩ CT3 cho thời gian biến thái ngắn nhất bởi vì việc sử dụngCTTA phù hợp