1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xã Dương quang và biện pháp can thiệp

60 2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Để xây dựng kế hoạch can thiệp khả thi, phù hợp với địa phương, nhóm đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ sổ sách, báo cáo của trạm y tế (TYT), ủy ban nhân dân (UBND), thông tin sơ cấp từ cán bộ UBND xã, cán bộ y tế (CBYT) tại trạm,…và có được các thông tin về bối cảnh, địa bàn xã Dương Quang được thu thập đầy đủ, cụ thể như sau: Xã Dương Quang là một xã có địa hình bằng phẳng, cách trung tâm huyện Gia Lâm khoảng 5 km về phía Đông Bắc. Phía Đông xã giáp với huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, phía Nam giáp huyện Văn Lâm, Hưng Yên và giáp các xã của huyện Gia Lâm. Xã có diện tích khoảng 528,67 ha với tổng số dân năm 2014 là 12.028 người thuộc 3.773 hộ. Người dân trên địa bàn xã chủ yếu là người Kinh. Xã bao gồm 9 thôn là Yên Mỹ, Bình Trù, Đề Trụ 7, Đề Trụ 8, Bài Tâm, Lam Cầu, Quán Khê, Quang Trung, Tự Môn. Dương Quang là một xã phát triển chậm và nghèo của huyện Gia Lâm, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người trên toàn xã là 22,8 triệungườinăm. Công tác giáo dục, văn hóa tại xã được chú trọng, quan tâm. Hiện trên địa bàn xã có ba trường công lập bao gồm một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Công tác truyền thông của xã được đầu tư với hệ thống loa phát thanh hiện đại được bố trí rộng khắp ở 9 thôn.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với mục đích nâng cao kiến thức cũng như khả năng áp dụng trên thực tế củasinh viên, trường Đại học Y tế Công cộng đã tổ chức chương trình thực địa năm thứ 3cho sinh viên Nhóm 14 Khóa 11 trường Đại học Y tế Công cộng chúng em gồm 8thành viên được phân công thực tập tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố

Hà Nội trong thời gian từ ngày 6/04/2015 đến 17/04/2015

Trong thời gian học tập tại địa phương, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tíchcực từ nhà trường, thầy cô giáo hướng dẫn, Trạm y tế và Ủy ban nhân dân xã DươngQuang

Chúng em trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ủy ban nhân dân và các cán bộ củaTrạm y tế xã Dương Quang

Chúng em cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đạihọc, phòng Quản lý sinh viên và các phòng ban khác của trường Đại học Y tế Côngcộng đã quan tâm động viên và đốc thúc chúng em trong quá trình thực địa xa trường

Và đặc biệt, chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận tìnhhướng dẫn về chuyên môn, động viên tinh thần nhóm trong suốt trước, trong và sauquá trình thực địa để nhóm hoàn thành tốt nhất bản báo cáo của mình

Mặc dù vậy, do chúng em còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trongviệc xây dựng một bản kế hoạch nên báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những saisót cần chỉnh sửa Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đểbáo cáo được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2015Thay mặt nhóm sinh viênNhóm trưởng

Trần Hồng Thủy

Trang 2

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 2

1 Phương pháp thu thập thông tin 2

1.1 Các vấn đề nổi cộm tại xã Dương Quang 3

1.1.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang năm 2014 cao (11,6%) 3

1.1.2 Tỷ lệ tai nạn giao thông trong độ tuổi 20 – 60 trong năm 2014 cao (14,08%) 4

1.1.3 Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh tiểu học tại xã Dương Quang tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây (3,3% đến 9,5%) 4

1.1.4 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý 4

1.2 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp 5

III XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP 5

1 Phân tích vấn đề can thiệp 5

1.1.1 Tên vấn đề 5

1.1.2 Phương pháp thu thập thông tin 5

1.2 Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên 6

1.2.1 Khái niệm, phân loại: 6

1.2.2 Tình hình ở Việt Nam 6

1.2.3 Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang 6

1.3 Cây vấn đề 8

1.4 Phân tích nguyên nhân gốc rễ 8

IV MỤC TIÊU CAN THIỆP 9

1 Mục tiêu chung: 9

1.1 Mục tiêu cụ thể: 9

1.2 Thời gian 9

1.3 Địa điểm 9

1.4 Đối tượng can thiệp 9

V XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP 9

1 Lựa chọn giải pháp can thiệp 9

1.1 Giải thích chấm điểm giải pháp can thiệp 11

VI KẾ HOẠCH CAN THIỆP 12

VII KẾ HOẠCH GIÁM SÁT 17

Trang 3

1.1 Sơ đồ giám sát hỗ trợ 18

1.2 Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát 18

VIII KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ 19

1 Tên kế hoạch 19

1.1 Mục tiêu theo dõi, đánh giá 19

1.2 Các chỉ số theo dõi đánh giá 19

IX KẾT LUẬN 19

1 Kết quả thu được từ đợt thực địa 19

1.1 Bài học kinh nghiệm 20

1.2 Khuyến nghị 20

X TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

XI PHỤ LỤC 22

Trang 4

WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật tại xã Dương Quang năm 2014 (%) 2

Hình 1: Quy trình thu thập thông tin 3

Bảng 1: Chấm điểm BPRS 5

Bảng 2: Lựa chọn giải pháp can thiệp 10

Bảng 3: Kế hoạch hành động chi tiết 12

Bảng 4: Kế hoạch hoạt động theo thời gian 16

Bảng 5: Dự trù kinh phí 17

Hình 2: Sơ đồ giám sát hỗ trợ 18

Bảng 6: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát 18

Biểu đồ 3: Phân bố mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc chính (đơn vị: %) .40 Biểu đồ 4: Tình hình cân nặng sơ sinh của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang năm 2015 40

Bảng 6: Kết quả phát vấn 1 số kiến thức, thực hành của NCS trẻ 40

Bảng 7: Kết quả phát vấn kiến thức đúng 41

Bảng 8: Điểm kiến thức của đối tượng được phát vấn 41

Bảng 9: Kết quả phát vấn thực hành đúng 42

Bảng 10: Điểm thực hành của đối tượng được phát vấn 42

Biểu đồ 5: Đánh giá của người dân về chương trình truyền thông về SDD lại trạm y tế xã Dương Quang (đơn vị: %) 43

Bảng 11: Tỷ lệ người chăm sóc mong muốn các hoạt động truyền thông tại xã 43

Bảng 12: Tỷ lệ người chăm sóc mong muốn thông tin truyền thông 43

Trang 6

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Để xây dựng kế hoạch can thiệp khả thi, phù hợp với địa phương, nhóm đã tiếnhành thu thập thông tin thứ cấp từ sổ sách, báo cáo của trạm y tế (TYT), ủy ban nhândân (UBND), thông tin sơ cấp từ cán bộ UBND xã, cán bộ y tế (CBYT) tại trạm,…và

có được các thông tin về bối cảnh, địa bàn xã Dương Quang được thu thập đầy đủ, cụthể như sau:

Xã Dương Quang là một xã có địa hình bằng phẳng, cách trung tâm huyện GiaLâm khoảng 5 km về phía Đông Bắc Phía Đông xã giáp với huyện Thuận Thành, BắcNinh, phía Nam giáp huyện Văn Lâm, Hưng Yên và giáp các xã của huyện Gia Lâm

Xã có diện tích khoảng 528,67 ha với tổng số dân năm 2014 là 12.028 người thuộc3.773 hộ Người dân trên địa bàn xã chủ yếu là người Kinh Xã bao gồm 9 thôn là Yên

Mỹ, Bình Trù, Đề Trụ 7, Đề Trụ 8, Bài Tâm, Lam Cầu, Quán Khê, Quang Trung, TựMôn

Dương Quang là một xã phát triển chậm và nghèo của huyện Gia Lâm, nguồnthu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Năm 2014, thunhập bình quân đầu người trên toàn xã là 22,8 triệu/người/năm

Công tác giáo dục, văn hóa tại xã được chú trọng, quan tâm Hiện trên địa bàn

xã có ba trường công lập bao gồm một trường mầm non, một trường tiểu học và mộttrường trung học cơ sở Công tác truyền thông của xã được đầu tư với hệ thống loaphát thanh hiện đại được bố trí rộng khắp ở 9 thôn

Trạm y tế xã (TYT) Dương Quang nằm ở vị trí trung tâm của xã, giáp đườngliên xã Diệntích xây dựng khối nhà chính là 327 m2/ 1.300 m2 tổng diện tích khuônviên TYT Nhân lực trạm y tế có 8/8 đồng chí công chức, trong đó có 2 y sỹ đa khoa, 3điều dưỡng trung học, 2 hộ sinh trung học, 1 dược sỹ trung học Và 1 bác sỹ tăngcường 3 ngày/ tuần (Chi tiết xem phụ lục 1 trang 22) Ngoài ra, hỗ trợ cho trạm là 9cán bộ y tế thôn bản (CBYTTB) có trình độ sơ cấp trở lên với nhiệm vụ chính là nắmbắt tình hình sức khỏe tại địa bàn của mình, vận động và thông báo các chương trìnhsức khỏe đến người dân, quản lý dân số của thôn và hỗ trợ các hoạt động khác tại xã.TYT trang bị cho CBYTTB đủ 9/9 túi y tế thôn, mỗi túi được trang bị đủ cơ số thuốc,vật tư y tế, dụng cụ, tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe TYT cùng với cácCBYTTB về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe banđầu (CSSKBĐ) và phòng chống dịch bệnh cho toàn bộ người dân trên địa bàn xã

Về công tác phòng chống dịch bệnh, khi nhận báo ca dịch mới, TYT tiến hànhcập nhật thông tin, điều tra và phối hợp với các khoa xử lý kịp thời Tuy nhiên, TYTgặp nhiều khó khăn do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xử lí phân gia súc, gia cầm chưađúng quy định Môi trường tại một số thôn chưa đảm bảo vệ sinh

Về công tác khám chữa bệnh tại TYT, trạm chủ yếu tiếp nhận và xứ trí các cabệnh thông thường như viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy, các trường hợp tai nạnthương tích (TNTT) Các trường hợp cấp cứu đều được xử trí hoặc sơ cứu và chuyểntuyến kịp thời, không xảy ra tai biến tại trạm

Trang 7

Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật tại xã Dương Quang năm 2014 (%)

Nguồn: Sổ khám chữa bệnh tại TYT xã Dương Quang năm 2014 (tỷ lệ % tổng số bệnh)

TYT vẫn duy trì triển khai các chương trình quốcgia như: Chăm sóc sức khỏesinh sản, y tế học đường, phòng chống đái tháo đường, tăng huyết áp đồng thời tiếnhành cấp phát thuốc và quản lý hồ sơ bệnh nhân lao và bệnh nhân tâm thần.,….TYT

đã thực hiện đầy đủ các tiêu chí được đưa ra nhưng vẫn còn một số vấn đề sức khỏe:tật khúc xạ ở trẻ em tiểu học (9,5% - 4/2015), suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5tuổi (11,6% - 2014), tai nạn giao thông (14,08% - 2014) và công tác quản lý rác thảichưa được chú trọng

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình thực địa tại xã, nhóm đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp và

sơ cấp để xác định các vấn đề sức khỏe nổi cộm và vấn đề sức khỏe ưu tiên

• Thông tin thứ cấp: sổ sách, báo cáo, tài liệu của trạm y tế, ủy ban nhân dân,…

• Thông tin sơ cấp: phỏng vấn cán bộ y tế, người dân, quan sát, đánh giá nhanhcộng đồng

Trang 8

Hình 1: Quy trình thu thập thông tin 1.1 Các vấn đề nổi cộm tại xã Dương Quang

Qua quá trình thu thập thông tin, nhóm đã xác định được 3 vấn đề sức khỏe nổicộm tại xã bao gồm: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cao (11,6%), tỷ lệ tai nạngiao thông ở người có độ tuổi từ 20 đến 60 cao (14,08%) và tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ

ở học sinh tiểu học cao (9,5%); bên cạnh đó là 1 vấn đề quy trình: công tác quản lý rácthải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý

1.1.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang năm

2014 cao (11,6%)

Năm 2014, xã có 1287 trẻ em từ 0-5 tuổi Trong đó có 150 trẻ SDD thể nhẹ cân(chiếm 11,6%) và có 219 trẻ SDD thể thấp còi (chiếm 17%) Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đãgiảm nhiều qua các năm (năm 2007 là 21%, 2012 là 13,9%, 2013 là 12,8%) nhưng vẫncao so với các xã khác ở huyện Gia Lâm (Chi tiết xem trong phụ lục 2 trang 24)

Qua phỏng vấn nhanh cộng đồng và phỏng vấn CBTYT nhóm nhận thấy vấn đềdinh dưỡng là vấn đề được nhiều người quan tâm, có 6/11 người dân tham gia phỏngvấn chọn vấn đề dinh dưỡng là vấn đề ưu tiên Cán bộ y tế phụ trách dinh dưỡng chobiết mẹ hay người chăm sóc trẻ chưa nắm rõ về việc ăn uống hợp lý của trẻ Người dâncũng chia sẻ họ chưa biết cho trẻ ăn thế nào là đủ và giàu chất dinh dưỡng

TYT đã triển khai các chương trình phòng chống SDD như cho ăn bổ sung, tậphuấn về chăm sóc trẻ cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ Nhưng 2 năm trở lại đâychương trình đã giảm hoạt động do thiếu kinh phí TYT chủ yếu tổ chức cân đo cho trẻhàng tháng Tuy nhiên, kết quả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ không được cung cấp

do đó gia đình chưa biết rõ về tình trạng của trẻ, cũng như không biết để bổ sung dinhdưỡng cho trẻ.Các chương trình dinh dưỡng khác tại TYT không được nhiều ngườibiết và tham gia Khi được hỏi thì người dân chia sẻ:

“Không biết chương trình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã bây giờ” (Nữ,

25 tuổi, thôn Lam Cầu)

Sổ sách, báo

cáo

PV CBYT

Thông tin xã, TYT

luận

PVS cộng đồng, CBYT

Thảo luận, tham khảo ý kiến các bên liên quan

Trang 9

“Không biết đến chương trình cải thiện tình trạng SDD ở trẻ, đi cân thì người

ta cũng chỉ nói là thiếu cân hay đủ cân” (Nữ, 55 tuổi, thôn Bình Trù).

1.1.2 Tỷ lệ tai nạn giao thông trong độ tuổi 20 – 60 trong năm 2014 cao (14,08%)

Theo thống kê từ sổ khám chữa bệnh của TYT xã năm 2014, tỷ lệ TNTT là21,08%, đứng thứ hai trong mô hình bệnh tật Trong đó, tỷ lệ người bị TNGT trêntổng số các ca TNTT năm 2014 là khoảng 34,5% Cũng trong năm đó, TYT ghi nhận

có 3 trường hợp tử vong do TNGT trên địa bàn Theo sổ thống kê TNTT xã, 84,5%tổng số các ca TNGT là trong độ tuổi 20 – 60, đây là độ tuổi lao động chính, tham giatất cả các hoạt động của xã hội Tỷ lệ TNGT trong độ tuổi 20-60 chiếm 6,14% tổng sốlượt khám chữa bệnh tại TYT

Trên địa bàn xã Dương Quang có nhiều đoạn đường có mật độ phương tiện thamgia giao thông cao, tuy nhiên nhóm quan sát thấy có nhiều đoạn đường khuất chưa có

hệ thống biển báo nguy hiểm, hệ thống hỗ trợ an toàn giao thông (đèn chiếu sáng, ràochắn…) Một bộ phận người dân còn chưa chấp hành nghiêm túc luật an toàn giaothông như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định,… khi tham gia giaothông Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và hiện chưa có chương trìnhcan thiệp giảm tỷ lệ TNGT và tập trung giải quyết giảm tối thiểu thiệt hại do TNGT.Tiến hành phỏng vấn nhanh cộng đồng, nhóm sinh viên nhận thấy người dân đã

có ý thức hơn khi tham gia giao thông, các vụ TNGT cũng đang có xu hướng giảm dần

về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng

1.1.3 Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh tiểu học tại xã Dương Quang tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây (3,3% đến 9,5%)

Trong vòng 3 năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh trường tiểu học tại xã mắc tật khúc

xạ đã gia tăng theo cấp số nhân Năm 2013, tỷ lệ này là 3,3%, tới năm 2014 đã vượtlên mức 6,5%, cao hơn 2 lần so với năm 2013 Theo kết quả kiểm tra sức khỏe vàongày 8/4/2015, toàn trường có 9,5% học sinh mắc tật khúc xạ, tăng gấp 3 lần so với 2năm trước

Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ là do bản thân các em họcsinh không ngồi đúng tư thế khi học bài Hơn nữa do trẻ mới ở độ tuổi tiểu học nênthường không để ý đến việc tự bảo vệ mắt Theo lời của CBYT tại trường:

“Cô cũng thường đi quan sát từng lớp, xem cháu nào nó ngồi không đúng tư thế

là cô vào chỉnh sửa lại ngay Nhưng cũng vì các cháu nó cũng còn bé, nên lắm lúc mới nhắc được 1 đến 2 phút là các em ấy lại ngồi sai trở lại” (Cô N, CBYT học

đường)

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như trẻ hay xem tivi ở khoảng cáchgần, học bài trong điều kiện không đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học có kích thước khôngphù hợp,…

Để khắc phục tình trạng này, hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt trong giờ chào

cờ, giáo viên phối hợp với CBYT tại trường tổ chức tuyên truyền về chương trìnhphòng chống tật khúc xạ bằng hình thức trả lời câu hỏi Nhà trường cũng phối hợp vớicác bậc phụ huynh nhắc nhở con em thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp tại nhà để bảo

vệ đôi mắt

1.1.4 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý

Tại xã Dương Quang, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầmtrọng và đáng quan tâm Trong đó, việc xử lý rác thải không hợp lý được xem là vấn

đề quan trọng nhất Mặc dù chỉ là một xã nhưng việc quản lý rác thải lại được thực

Trang 10

hiện không đồng đều giữa các thôn Chỉ có 4/9 thôn có bãi rác tập trung, một số thôn

có người đi thu dọn rác đều đặn 2 ngày 1 lần tại các hộ gia đình, nhưng cũng có thônrác để ứ đọng ven đường, tại các bãi rác tự phát hàng tháng không có ai thu dọn Mộtngười dân ở xã cho hay:

“Rác đưa ra người ta chở đi nhưng từ tháng 12 đến giờ ở thôn không có người

đi thu rác nữa.” (Chị N, 30 tuổi, thôn Lam Cầu).

Xã đã có quy định về việc thu dọn rác, nhưng do thù lao cho công việc chưa caonên không có đủ nhân lực Một người dân cho hay:

“Tăng thu phí vệ sinh lên để hỗ trợ cho người đi thu rác chứ tiền công của người

đi thu rác có 750 đến 800 nghìn thì quá thấp nên họ nghỉ, không làm nữa.” (Chị N, 30

tuổi thôn Lam Cầu)

Việc quản lý rác thải không hợp lý gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường nơingười dân sinh sống Khi được phỏng vấn, người dân cho biết:

“Những hôm trời nóng mùi hôi thối bốc lên, nhất là sau đám cưới rác nhiều, thức ăn thừa để có mùi ghê, khó chịu lắm.” (Cô Y, 45 tuổi, thôn Yên Mỹ).

Khi phỏng vấn người dân về vấn đề quản lý rác thải, có 3/11 người cho rằng đây

là vấn đề cần quan tâm và giải quyết Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần phân bổnhân lực, trả lương cho công nhân vệ sinh hợp lý Việc này liên quan đến nhiều banngành đoàn thể tại địa phương, vượt quá phạm vi kiểm soát của trạm y tế nên can thiệpkhông khả thi

1.2 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp

Nhóm sinh viên đã sử dụng thang chấm điểm BPRS với thang điểm cao nhất là

10 điểm cho 3 vấn đề sức khỏe nổi cộm để chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp

Bảng 1: Chấm điểm BPRS STT Vấn đề sức khỏe

Thứ tự

ưu tiên

A[1-10]

B[1-10]

C[1-10]

BPRS[A+2B]xC

3 Tật khúc xạ ở họcsinh tiểu học 6,5 4,5 6 93 3

Từ 3 vấn đề sức khỏe nổi cộm tại xã, nhóm tiến hành chấm điểm và lựa chọn vấn

đề suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có số điểm cao nhất (Bảng lý giải chấm điêmBPRS xem chi tiết phụ lục 4 trang 29).Sau đó, nhóm tiến hành phỏng vấn CBYT vàthảo luận phân tích để so sánh giữa vấn đề sức khỏe: suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5tuổi và vấn đề quy trình: ô nhiễm không khí do quản lý rác thải Nhóm đã lựa chọn vấn

đề suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề cần được ưu tiên can thiệp

III XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Phân tích vấn đề can thiệp

1.1.1 Tên vấn đề

Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang cao (11,6% -2014)

1.1.2 Phương pháp thu thập thông tin

Sau khi xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên, nhóm sinh viên (NSV) đã xâydựng cây vấn đề lý thuyết, kết hợp với PVS CBYT, PVS người chăm sóc trẻ và bộ câu

Trang 11

hỏi phát vấn người chăm sóc trẻ để hoàn thiện cây vấn đề và xác định rõ nguyên nhângốc rễ.

1.2 Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên

1.2.1 Khái niệm, phân loại:

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnhhuởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhận định tình trạng dinhdưỡng cho trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ số cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cânnặng/chiều cao WHO đã giới thiệu một quần thể tham chiếu cho trẻ dưới 5 tuổi WHOchính thức khuyến nghị sử dụng giới hạn từ -2SD đến +2SD để phân loại tình trạngdinh dưỡng trẻ em với cách tính:

SD score = Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham khảo

Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảoZ-score cân nặng/tuổi < -2SD: trẻ bị SDD thể nhẹ cân

Z-score chiều cao/tuổi < -2SD: trẻ bị SDD thể thấp còi

Z-score cân nặng/chiều cao < -2SD: trẻ bị SDD thể còm còi

Biểu đồ 2: Diễn biến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi toàn quốc (2007 – 2014)

Nguồn: Viện Dinh Dưỡng

1.2.3 Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang

Hiện nay, tại xã Dương Quang, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi là11,6% và chiều cao/tuổi là 17% Theo báo cáo tổng kết y tế năm 2007, tỷ lệ SDD ở trẻ

em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang cao nhất huyện Gia Lâm ( 21%) Tỷ lệ này đãgiảm còn 12,8% vào năm 2013 và còn 11,6% vào năm 2014 Tuy nhiên tỷ lệ này vẫncòn cao so với tỷ lệ chung của huyện (9,2%).Theo CBYT phụ trách dinh dưỡng tại

TYT

Trang 12

“ Người dân bây giờ có điều kiện hơn trước nên khi con bị suy dinh dưỡng họ cho con ăn thêm nhiều bữa, cho uống sữa nhưng không biết thế nào là đúng và đủ chất dinh dưỡng” (Nữ - CBYT xã Dương Quang).

Kết quả phát vấn cho thấy, chỉ có 26,5% NCS trẻ có kiến thức đúng về chăm sóc

dinh dưỡng cho trẻ Chỉ có 49% NCS trẻ biết về lợi ích của sữa mẹ, 25% biết về hậuquả khi thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A

Bên cạnh đó, tỷ lệ NCS trẻ có thực hành chăm sóc dinh dưỡng đúng cho trẻ cũngthấp (36,7%) Cụ thể, vẫn còn 22,4% NCS trẻ ăn kiêng khi cho con bú, 46,5% NCS trẻthực hành chưa đúng khi trẻ bị tiêu chảy và đáng lưu ý nhất là tỷ lệ NCS trẻ cai sữacho trẻ trước 2 tuổi lên tới 65,3% Có tới 32,7% NCS trẻ không biết đến dịch vụ tư vấntại trạm, 14,28% NCS trẻ nhận được thông tin về dịch vụ dinh dưỡng qua loa đài.Ngoài ra số buổi truyền thông về kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ chưa đượcđược nhiều và thông tin chưa được hấp dẫn, tài liệu truyền thông không đủ về sốlượng Do trạm chỉ có 1 cán bộ y tế chuyên trách về dinh dưỡng nên không có thờigian và cơ hội tiếp xúc với người NCS trẻ Đặc biệt vấn đề quan trọng là chưa có kinhphí để thực hiện các chương trình dinh dưỡng

Trang 13

1.3 Cây vấn đề

1.4 Phân tích nguyên nhân gốc rễ

Xem chi tiết phụ lục 10 trang 44

Trang 14

IV MỤC TIÊU CAN THIỆP

1 Mục tiêu chung:

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện GiaLâm, thành phố Hà Nội Nội từ 11,6% vào năm 2014 xuống còn 9,6% vào tháng 7 năm2016

1.1 Mục tiêu cụ thể:

• Tăng tỷ lệ người dân biết tới chương trình tư vấn về suy dinh dưỡng trẻ emdưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ 67,3%lên 90% vào tháng 7 năm 2016

• Tăng tỷ lệ người có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi từ 26,5% lên85% vào tháng 7 năm 2016 tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố

Xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

1.4 Đối tượng can thiệp

• Người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Dương Quang, huyệnGia Lâm, thành phố Hà Nội

• CBYT phụ trách chương trình dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi

V XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP

1 Lựa chọn giải pháp can thiệp

Dựa vào ý kiến cộng đồng, sự góp ý của CBYT và kiến thức cũng như phân tíchcác nguyên nhân thực tế tại xã nhóm đã đề ra các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ SDD ở trẻdưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như sau:

Trang 15

Bảng 2: Lựa chọn giải pháp can thiệp

Nâng cao kiếnthức về dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ

Truyền thông đại chúng qua loa

Phát tờ rơi, poster, sách mỏng về

Kinh phí cho chương trình

DD hạn chế

Huy động kinh phí từ các nguồn lực tài chính

Xin kinh phí từ Viện dinh dưỡng

Tăng cường truyền thông

về dịch vụ tư vấn

Triển khai truyền thông trên loa

Kết hợp truyền thông với các chương trình y tế đang triển khaitại trạm (tiêm chủng mở rộng, cân đo định kỳ,…)

Dán poster, banner về dịch vụ tư vấn tại trường mầm non, TYT, bảng tin của các thôn xóm…

Số buổi truyền thông ít Tăng số buổi tư vấn, hướng

dẫn thực hành

Tăng kinh phí để thực hiện thêm

Tăng số cán

bộ tư vấn, Đào tạo thêm CBYTTB về kiến thức, thực hành, kỹ năng tư vấn 5 4 20 C

Trang 16

hướng dẫn thực hành dinh dưỡngCác buổi truyền

thông chưa hấp dẫn với người dân

Thay đổi cáchthức, hình thức thu hút người dân

Tặng quà người dân sau mỗi

Chiếu VCD, đặt áp phích truyền thông về DD trong các buổi tiêmchủng, uống thuốc cho trẻ

CBTV không trực tiếp tiếp xúc với người dân

Tăng sự tiếp cận của cán

bộ y tế tới người dân

CBTV trực tiếp xuống tư vấn tại

Lập bàn tư vấn dinh dưỡng cho NCS trẻ ngay tại các buổi cho trẻtiêm chủng, uống thuốc tại xã và

Đào tạo thêm CBYTTB về kiến thức, thực hành, kỹ năng tư vấn

Không đủ tài liệu truyền thông

Bổ sung thêm tài liệu truyền thông cho TYT

Xin tài liệu ở VDD, TTYTDP,…

1.1 Giải thích chấm điểm giải pháp can thiệp

Xem chi tiết phụ lục 11 trang 46

Trang 17

VI KẾ HOẠCH CAN THIỆP

Dựa vào các giải pháp được lựa chọn, NSV tiến hành xây dựng bảng kế hoạch hoạt động chi tiết như sau:

Bảng 3: Kế hoạch hành động chi tiết

hiện

Người phối hợp

Người giám sát Nguồn lực Dự kiến kết quả Nội dung 1: Xin kinh phí từ UBND, VDD

15/5/2015-TYTDươngQuang

NSV thựchiện canthiệp

Cán bộ TYT Trưởng

NSV canthiệp

Các tài liệu tạiTYT

Xin được kinh phítài trợ của UBND

Nội dung 2: Đào tạo thêm cán bộ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng

1 Xin ý kiến từ TYT xã,

TTYTDP huyện trong

việc tăng cán bộ hỗ trợ tư

vấn dinh dưỡng cho bà

mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi

19/6/2015 TYT

DươngQuang

NSV

Được sự đồng ýcủa TYT vàTTYTDP huyệnGia Lâm

2 Đào tạo CBYT về dinh

dưỡng cho các phụ nữ

mang thai (PNMT), có

con dưới 5 tuổi

26/6/2015 TYT Cántuyến trên,bộ

22/6/2015-CBYT xã

TrạmtrưởngTYT

Kinh phí đàotạo

Kinh phí hỗ trợCBYTT được

đi đào tạoPhòng truyềnthông TYT

phương tiện hỗtrợ đào tạo(bảng, bút, tàiliệu,…)

100% cán bộ đượcđào tạo đầy đủ vềkiến thức, thựchành kỹ năng tưvấn dinh dưỡng

Nội Dung 3: Xây dựng các sản phẩm truyền thông trong chương trình can thiệp

Trang 18

1 Xin tờ rơi, poster, sách

mỏng, đĩa VCD, áp

phích tại VDD

20/6/2015 VDD Cán bộ phụ

tráchchương trình

Các CBYTkhác củatrạm

TrạmtrưởngTYT

Các tài liệutruyền thông

có sẵn tạiVDD

Xin đầy đủ 100%mẫu các sản phẩmtruyền thông cầnthiết như: poster, ápphích, đĩa VCD, tờrơi,…

Giấy, máyphoto (củacửa hàngphoto)

Đầy đủ tài liệu để sửdụng cho các hoạtđộng của chươngtrình bao gồm:

15 áp phích về chămsóc DD cho PNMT

và TE

40 poster về chămsóc DD cho PNMT

và TE

400 quyển sách mỏng

về chăm sóc DD choPNMT và TE

1 đĩa VCD về giớithiệu chương trìnhchăm sóc DD choPNMT và TE

Nội dung 4: Dán Poster, treo áp phích trên địa bàn xã

1 Treo áp phích tại TYT,

4 trường mầm non, nhà

văn hóa của 9 thôn

29/6/2015

22/6/2015-TYT,trườngmầm non,nhà văn hóa

9 thôn

Cán bộ phụtrách

chươngtrình

CBYT, giáoviên tại cáctrường mầmnon, trưởngthôn

TrạmtrưởngTYT

Poster, ápphích, thông

đã in ấnCác dụng cụ

hỗ trợ việc

Treo đủ 14 ápphích tại TYT, 4trường mầm non, 9nhà văn hóa

Trang 19

CBYTTB,CBTYT, giáoviên tại cáctrường học

TrạmtrưởngTYT

Dán hết 40 postertại các địa điểm dựđịnh

Nội Dung 5: Triển khai truyền thông trên loa đài vào khung giờ cố định

1 Thu thập và xây dựng

tài liệu truyền thông

trên loa đài (bài phát

thanh, file ghi âm, đĩa,

Các tài liệutruyền thông đãcó

Máy tínhĐĩa trắng

Hoàn chỉnh nộidung, hình thứccủa các sản phầmtruyền thông

2 Gửi kế hoạch chương

trình và nội dung truyền

thông tới UBND

1/7/2015 UBND Cán bộ phụ

trách chươngtrình

trưởngTYT

Bản kế hoạch Bản kế hoạch được

gửi tới UBND

3 Lập kế hoạch truyền

thông qua loa đài vào

khung giờ cố định về:

chương trình can thiệp,

kiến thức về dinh dưỡng

bà mẹ và trẻ

9/7/2015 UBND Phòng truyềnthông UBND Chủ tịchUBND Bản kế hoạchchương trình 1 bản kế hoạch truyền thông loa

hoạch củaUBND

Toàn địabàn xã

PhòngtruyềnthôngUBND

Chủ tịchUBND,trạmtrưởngTYT

Các bài truyềnthông trên loa đượcphát đều đặn 2ngày/tuần

Nội dung 6: Kết hợp truyền thông, tư vấn dinh dưỡng với các hoạt động y tế tại TYT

1 Thống kê các hoạt động

sắp triển khai tại TYT

và các thôn liên quan

15/7/2015 TYT Cán bộ phụtrách

13/7/2015-chương trình

trưởngTYT

Kế hoạch hoạtđộng của TYT Bản thống kê cáchoạt động về dinh

dưỡng cho trẻ dưới

Trang 20

đến trẻ dưới 5 tuổi 5 tuổi

2 Lập lịch tư vấn dinh

dưỡng lồng ghép với

các hoạt động liên quan

quan tới trẻ dưới 5 tuổi

tráchchương trình

trưởngTYT

Bản thống kêcác hoạt động

về dinh dưỡngcho trẻ dưới 5tuổi

Hoàn thành lịch tưvấn dinh dưỡnglồng ghép với cáchoạt động liênquan quan tới trẻdưới 5 tuổi tại trạm

3 Triển khai dịch vụ tư

vấn lồng ghép dinh

dưỡng cho NCS dưới 5

tuổi miễn phí trên địa

bàn xã

Phụ thuộcvào lịchcủa TYT

trưởngTYT

Tờ rơi, sáchmỏng

80% người đếntham gia đượcnhận tư vấn

Trang 21

Bảng 4: Kế hoạch hoạt động theo thời gian

5 Triển khai truyền

thông trên loa đài

vào khung giờ cố

Trang 22

Ghi chú Nội dung 1: Xin kinh phí từ UBND, VDD

1 In, photo bản kế

Nội dung 2: Đào tạo thêm cán bộ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng

1 Mời giảng viên về

Nội dung 4: Dán Poster, treo áp phích trên địa bàn xã

Trang 23

1.1 Sơ đồ giám sát hỗ trợ

1.2 Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát

Bảng 6: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát STT Các bên liên quan Vai trò của các bên liên quan

1 TTYT huyện Gia

Lâm • Giám sát tổng thể tất cả các hoạt động trong chương trình

• Hỗ trợ nhân lực, liên hệ với nhóm chuyên gia hỗ trợ 1 sốhoạt động của chương trình

Quang • Giám sát một số hoạt động phù hợp với chuyên môn trên

địa bàn xã

• Hỗ trợ nhân lực trong các hoạt động, chương trình

• Báo cáo các số liệu lên UBND, TTYT huyện Gia Lâm

• Thực hiện, phối hợp thực hiện 1 số hoạt động can thiệp

3 UBND xã Dương

Quang • Hỗ trợ kinh phí trong quá trình hoạt động

• Giám sát trực tiếp các hoạt động truyền thông

CBYT phụ trách Dinh dưỡng Nhóm SV thực hiện can thiệp

Trạm y tế xã Dương

QuangTTYT huyện Gia Lâm

Trang 24

4 VDD • Hỗ trợ kinh phí trong quá trình hoạt động

• Hỗ trợ nguồn tài liệu cho chương trình

• Giám sát tổng thể các hoạt động diễn ra

5 CBTYT phụ trách

dinh dưỡng • Thực hiên, phối hợp thực hiện các hoạt động mang tính

chuyền môn trong chương trình

• Báo cáo các số liệu về các chương trình, hoạt động thựchiện về dinh dưỡng được triển khai trong chương trình

6 NSV thực hiện can

thiệp • Lập kế hoạch can thiệp trên địa bàn xã

• Thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động trongchương trình

• Báo cáo quá trình, kết quả các hoạt động thực hiệnBảng phân tích các bên liên quan xem chi tiết phụ lục 12 trang 50

VIII KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

1 Tên kế hoạch

Theo dõi và đánh giá chương trình can thiệp giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổitrên địa bàn xã Dương Quang

1.1 Mục tiêu theo dõi, đánh giá

 Mục tiêu đánh giá ban đầu vào

Đánh giá nguồn lực thực hiện chương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyệnGia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 15/6/2015- 30/6/2015

Xác định những tỉ lệ liên quan đến dinh dương tại xã Dương Quang, huyện GiaLâm, thành phố Hà Nội từ ngày 15/6/2015- 30/6/2015

 Mục tiêu đánh giá quá trình

Đánh giá tiến độ thực hiện các các họa động trong chương trình can thiệp tại xãDương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/2015- 20/8/2015

Đánh giá độ bao phủ các hoạt động của chương trình can thiệp tới NCS trẻ emdưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/2015-20/8/2015

 Mục tiêu đánh giá kết quả ngắn hạn

Đánh giá sự thay đổi kiến thức của NCS về dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi sauchương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từngày 1/7/2016- 20/7/2016

Đánh giá sự thay đổi kỹ năng thực hành về dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổisau chương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từngày 1/7/2016- 20/7/2016

 Mục tiêu đánh giá kết quả dài hạn

Đánh giá sự thay đổi tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi sa chương trình can thiệp tại

xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/10/2016- 20/10/2016

1.2 Các chỉ số theo dõi đánh giá

Xem chi tiết phụ lục 13 trang 51

IX KẾT LUẬN

1 Kết quả thu được từ đợt thực địa

Qua 10 ngày học tập và làm việc và sinh hoạt tại trạm Y tế xã Dương Quang,nhóm không những có được cơ hội áp dụng và hệ thống lại những kiến thức của một

số môn học như: Truyền thông giáo dục sức khỏe, Lập kế hoạch Y tế… mà còn có cơ

Trang 25

Nhờ có sự giúp đỡ và chi bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ NguyễnThị Kim Ngân cùng các cán bộ, y bác sĩ trong TYT xã và người dân xã Dương Quang,nhóm đã khái quát được tình hình sức khỏe của xã Dương Quang và xây dựng kháthành công kế hoạch chương trình can thiệp vấn đề tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinhdưỡng ở mức cao, phù hợp với nguồn lực do nhà trường đề ra Ngoài ra, việc tham giavào các hoạt động của TYT cũng giúp ích cho nhóm để hiểu thêm về cách thức triểnkhai, tổ chức các chương trình cấp xã cũng như công việc của các cán bộ y tế Đợtthực địa cũng là cơ hội giúp các thành viên thắt chặt tinh thần đoàn kết, trách nhiệm,giúp đỡ lẫn nhau, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

1.1 Bài học kinh nghiệm

Để có thể nắm rõ và hoàn thành tốt các công việc, nhóm nhận thấy cần hệ thống

kĩ các kiến thức đã được học, việc nắm vững lý thuyết giúp ích rất nhiều trong thựchiện công việc ngoài thực tế Bên cạnh đó, việc nâng cao và rèn luyện các kĩ năngmềm cũng vô cùng cần thiết, những kĩ năng đó giúp cho việc tiếp cận, tìm hiểu và đàosâu thông tin dễ dàng hơn rất nhiều do người dân cảm thấy gần gũi, cởi mở và thânthiện hơn Về vấn đề liên hệ các ban ngành để thu thập thông tin, nhóm nhận thấy cầnchuẩn bị kĩ những vấn đề cần làm rõ, xây dựng bộ câu hỏi hoàn chỉnh và cẩn thận,tránh tình trạng là mất thời gian của cán bộ y tế mà vẫn chưa đạt được mục đích đặt ra

1.2 Khuyến nghị

Vì nhóm có một giảng viên hướng dẫn thực địa, thời gian giảng dạy nhiều nêngiảng viên không có nhiều thời gian xuống hỗ trợ nhóm Nhóm mong muốn nhàtrường sắp xếp mỗi nhóm có 2 giảng viên hướng dẫn để nhóm có thể nhận được nhiều

sự trợ giúp hơn

Trang 26

X TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trạm Y tế xã Dương Quang (2014), Sổ khám chữa bệnh

2 Ủy ban nhân dân xã Dương Quang (2014), Báo cáo tổng kết cuối năm

3 Chương trình tiêm chủng mở rộng, Thành quả tiêm chủng mở rộng,

http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/thanh-qua.html

4 Báo cáo dinh dưỡng xã Dương Quang năm 2014

5 Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm viện dinh dưỡngViệt Nam: http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-%20dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx

6 Sổ tai nạn thương tích xã Dương Quang năm 2014

7 Giáo trình: “Đại cương về dinh dưỡng cộng đồng và an toàn thực phẩm”trường Đại học Y tế Công cộng

8 Giáo trình: ‘Lập kế hoạch y tế” trường Đại học Y tế Công cộng

9 Giáo trình: ‘Đánh giá các chương trình nâng cao sức khỏe” trường Đại học Y tếCông cộng

Trang 27

XI PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng phân công chức trách nhiệm của nhân viên trạm y tế xã

Dương Quang năm 2015

1 Nguyễn ThịHải Hậu

Hộ sinhtrung học -Trạmtrưởng

- Điều hành, tham mưu và xây dựng kế hoạch các chương trình, văn bản, thủ tục triển khai nhiệm vụ

- Chương trình nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, quản lý hành nghề y dược tư nhân, phòng chống HIV/AIDS

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Nam

Điều dưỡngtrung học

- Công tác công đoàn

- Tiêm chủng mở rộng

- Phục hồi chức năng

- Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Quân dân y kết hợp và phòng chống thảm họa

3 Nguyễn ThịTố Quyên trung họcHộ sinh

- Sổ sách theo dõi kinh phí hoạt động toàn trạm

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Phòng chống các bệnh lây truyền qua đườngtình dục

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

- Phòng chống mù lòa

- Quản lý sức khỏe người cao tuổi

5 Nguyễn ThanhTâm Điều dưỡngtrung học

- Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

- I-ốt

- Y tế học đường

- Nâng cao chất lượng sức khỏe gia đình

- Hành động dinh dưỡng quốc gia, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng

- Giáo dục sức khỏe

6 Nguyễn ThịKhanh Điều dưỡngtrung học

- Phụ trách công tác điều dưỡng

- An toàn truyền máu

- Chương trình Vệ sinh môi trường

- Dịch tễ Lao, tâm thần, sốt rét – giun sán, sốt xuất huyết, phong, dại

Phương Y sỹ - Y học cổ truyền- Phòng chống tai nạn thương tích

- CDD – Phòng chống tiêu chảy

Trang 28

- Phòng chống ung thư

- Phòng chống đái tháo đường

- Phòng chống tăng huyết áp

- IMCI – Chuẩn mực khám chữa bệnh

8 Phạm VănĐông trung cấpDược sỹ

- Chương trình cung ứng thuốc – quản lý thuốc các chương trình

- Khám bệnh và điều trị bằng Y học cổ truyền(Bác sĩ tăng cường, chỉ tham gia trong các buổi tiêm chủng hoặc được TTYT huyện Gia Lâm huy động cho TYT xã Dương Quang)

Trang 29

Phụ lục 2: Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã và huyện Gia Lâm năm

Trang 30

Phụ lục 3A: Bộ công cụ phỏng vấn nhanh về tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi

3 Câu hỏi phỏng vấn nhanh

a) Anh/chị đã từng nghe đến những chương trình dinh dưỡng cho trẻ em tại xãkhông?

b) Nếu có, chương trình có hoạt động gì?

c) Gia đình anh/chị hiện có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hay không? (Nếu có trả lời tiếp câutiếp theo, nếu không thì trả lời câu g)

d) Anh chị có biết đến, tham gia dự án: Cải thiện tình trạng SDD trẻ em đượcTrạm y tế triển khai trên địa bàn hay không?

e) Cháu nhà anh/chị được đánh giá gì về tình trạng dinh dưỡng như thế nào? Đốivới tình trạng dinh dưỡng đó thì dự án đã thực hiện những can thiệp gì?

f) Ngoài những nguồn thông tin cung cấp từ dự án: Cải thiện tình trạng SDD trẻ

em, anh chị còn nhận được thông tin về nuôi dạy trẻ từ những nguồn nào? g) Theo anh/chị thì có cần có chương trình can thiệp vào vấn đề SDD cho trẻ tại

xã không?

Ngày đăng: 20/03/2016, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w