- Các công cụ thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế đa dạng, phong phú như: Ngoại tệ mạnh, séc, hối phiếu, lệnh phiếu, kỳ phiếu, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền, thư tín dụng, th
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên các chuyên ngành thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng trình độ cao đẳng; đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Cao đẳng Thương mại chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình cho học phần Thanh toán và tín dụng quốc tế đang được triển khai giảng dạy
Thực hiện chủ trương trên, Khoa Thương mại và Du lịch đã phân công nhóm giảng viên gồm: Ths.Nguyễn Tiến Đà (Chủ biên), Ths.Nguyễn Thị Hoàng Oanh (Thành viên tham gia biên soạn), biên soạn giáo trình này để giúp cho việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi
Giáo trình được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết học phần Thanh toán
và tín dụng quốc tế có tham khảo các tài liệu, giáo trình của một số nguồn, tác giả trong nước
Nội dung của giáo trình bao gồm 3 chương Cụ thể:
Chương 1 Tiền tệ và hối đoái – Ths Nguyễn Tiến Đà biên soạn;
Chương 2 Các phương tiện và điều kiện thanh toán quốc tế - Ths Nguyễn Thị Hoàng Oanh biên soạn;
Chương 3 Tín dụng quốc tế - Ths Nguyễn Tiến Đà biên soạn
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có chú ý cập nhật khá đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan đến tháng 07 năm 2013 và đưa vào một số tình huống,
ví dụ minh họa được biên soạn, sưu tầm từ các tài liệu, báo chí quan sát thực tiễn
và tài liệu trên mạng
Để giáo trình này đến tay người đọc, tác giả ghi nhận và cám ơn sự giúp đỡ, tham gia ý kiến góp ý, biên tập, sửa chữa của các đồng nghiệp, các giáo viên phản biện, Hội đồng khoa học Khoa Thương mại và Du lịch, Hội đồng khoa học nhà trường
Mặc dù đã rất cố gắng, tác giả nghĩ rằng giáo trình này có thể còn hạn chế, sai sót cần phải tiếp tục hoàn thiện Tác giả chân thành mong đợi nhận được sự phê bình, góp ý của người đọc và đồng nghiệp để lần tái bản bản sau được hoàn thiện hơn
Trân trọng cám ơn!
Các tác giả
Trang 3MỤC LỤC
Lời giới thiệu Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU xii
CHƯƠNG 1 TIỀN TỆ VÀ HỐI ĐOÁI 1
I Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế 1
1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 1
1.1 Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế 1
1.2 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 2
2 Các chủ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế 3
II Tiền tệ trong thanh toán quốc tế 4
1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ 4
2 Khái niệm tiền tệ 5
3 Phân loại tiền tệ 5
3.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng 5
3.2 Căn cứ vào tính chất biến đổi 6
3.3 Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ 7
3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng 8
4 Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán 9
4.1 Đảm bảo tiền tệ bằng hàm lượng vàng 9
4.2 Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng 10
4.3 Đảm bảo tiền tệ bằng đồng tiền mạnh 11
4.4 Đảm bảo tiền tệ bằng ―rổ tiền tệ‖ 12
4.5 Đảm bảo tiền tệ bằng chỉ số giá cả 14
5 Các căn cứ của việc sử dụng tiền tệ trong hợp đồng 14
5.1 Các căn cứ khách quan 15
5.2 Các căn cứ chủ quan 15
III Hối đoái 16
Trang 41 Các khái niệm 16
1.1 Hối đoái và các công cụ hối đoái 16
1.1.1 Khái niệm hối đoái 16
1.1.2 Các công cụ hối đoái 17
1.2 Ngoại hối và các công cụ ngoại hối 33
1.2.1 Khái niệm ngoại hối 33
1.2.2 Các công cụ ngoại hối 34
1.3 Ngoại tệ và các công cụ chuyển hóa ngoại tệ 34
1.3.1 Khái niệm ngoại tệ 34
1.3.2 Các công cụ chuyển hóa ngoại tệ 35
2 Tỷ giá hối đoái 35
2.1 Khái niệm 35
2.2 Nguồn gốc, bản chất 36
2.2.1 Tỷ giá hình thành trong chế độ ―Bản vị vàng‖ 36
2.2.2 Tỷ giá hình thành theo ―Ngang giá vàng‖ 36
2.2.3 Tỷ giá hình thành trong chế độ ―Lưu thông tiền giấy‖ 37
2.3 Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 37
2.3.1 Phương pháp niêm yết thông thường 37
2.3.2 Phương pháp niêm yết tại ngân hàng 39
2.4 Các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái 40
2.4.1 Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá trực tiếp 40
2.4.2 Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá gián tiếp 41
2.4.3 Xác định tỷ giá của hai đồng tiền yết giá chéo nhau 42
2.5 Phân loại tỷ giá hối đoái 43
2.5.1 Căn cứ vào chính sách tỷ giá của Nhà nước 43
a Tỷ giá chính thức……… 43
b Tỷ giá thị trường……… 43
2.5.2 Căn cứ vào phương thức kinh doanh tiền tệ của ngân hàng 44
a Tỷ giá mua……… 44
b Tỷ giá bán……… 44
c Tỷ giá tiền mặt……… 44
d Tỷ giá chuyển khoản……… 44
e Tỷ giá điện hối……… 44
Trang 5g Tỷ giá thư hối……… 45
h Tỷ giá cao nhất……… 45
i Tỷ giá thấp nhất……… 45
k Tỷ giá trung bình……… 45
l Tỷ giá mở cửa……… 46
m Tỷ giá đóng cửa……… 46
n Tỷ giá giao ngay……… 46
o Tỷ giá kỳ hạn……… 46
p Tỷ giá mậu dịch……… 46
q Tỷ giá phi mậu dịch……… 46
r Tỷ giá cố định……… 47
s Tỷ giá linh hoạt……… 47
t Tỷ giá thả nổi……… 47
2.6 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh 47
2.6.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế nói chung 47
2.6.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 48
3 Quản lý Nhà nước về tỷ giá hối đoái 48
III Thị trường hối đoái 49
1 Khái niệm, đặc điểm 49
1.1 Khái niệm thị trường hối đoái 49
1.2 Đặc điểm của thị trường hối đoái 50
2 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường hối đoái 51
2.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay 51
2.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn 52
2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá 55
2.4 Nghiệp vụ SWAP 55
2.5 Nghiệp vụ về quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ 56
Bài đọc thêm………59
Câu hỏi ôn tập……… 64
Bài tập……… 65
Tài liệu tham khảo……… 66 CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 67
Trang 6I Phương tiện thanh toán quốc tế 67
1 Khái niệm phương tiện thanh toán quốc tế 67
2 Phân loại phương tiện thanh toán quốc tế 68
2.1 Phân loại theo hoạt động dân sự 68
2.1.1 Tiền mặt 68
2.1.2 Các công cụ thanh toán chuyển đổi sang tiền mặt 68
2.2 Phân loại theo hoạt động kinh doanh 68
2.2.1 Công cụ thanh toán thường sử dụng trong kinh doanh trong nước 68
2.2.2 Công cụ thanh toán thường sử dụng trong kinh doanh quốc tế 68
2.3 Phân loại theo hoạt động tín dụng 86
2.3.1 Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng thương mại 86
2.3.2 Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng ngân hàng 86
2.3.3 Công cụ thanh toán phát sinh trong quan hệ tín dụng đầu tư 87
II Điều kiện thanh toán quốc tế 87
1 Điều kiện về tiền tệ và giá cả thanh toán 87
1.1 Điều kiện về tiền tệ thanh toán 87
1.2 Điều kiện về giá cả thanh toán 88
2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 89
2.1 Địa điểm thanh toán ở nước người bán 89
2.2 Địa điểm thanh toán ở nước người mua 89
2.3 Địa điểm thanh toán ở nước thứ ba 89
3 Điều kiện về thời hạn thanh toán 89
3.1 Thanh toán trả ngay 90
3.2 Thanh toán trả trước 92
3.3 Thanh toán trả sau 94
3.4 Thanh toán hỗn hợp 94
4 Điều kiện về phương thức thanh toán 95
4.1 Các phương thức thanh toán sử dụng công cụ thanh toán không phải chứng từ 95
4.1.1 Thanh toán bằng tiền mặt 95
4.1.2 Thanh toán bằng chuyển tiền 96
4.1.3 Thanh toán bằng ghi sổ tài khoản 102
4.1.4 Nhờ thu trơn 103
4.1.5 Thư bảo lãnh 108
Trang 74.1.6 Thư tín dụng dự phòng 109
4.2 Các phương thức thanh toán sử dụng công cụ thanh toán có chứng từ 112
4.2.1 Nhờ thu kèm chứng từ 112
4.2.2 Tín dụng chứng từ 114
4.2.3 Thư ủy thác mua 133
4.3 Các phương thức thanh toán điện tử 134
4.3.1 Chuyển tiền bằng điện 134
4.3.2 Thanh toán séc 134
4.3.3 Nhờ thu bằng điện 135
4.3.4 Bảo lãnh bằng điện 135
4.3.5 Thanh toán qua mạng 135
5 Điều kiện về đảm bảo thanh toán 137
5.1 Các yêu cầu đảm bảo thanh toán 137
5.2 Lựa chọn các điều kiện đảm bảo thanh toán 138
5.2.1 Điều kiện đảm bảo tiền tệ trong thanh toán 138
5.2.2 Điều kiện đảm bảo thanh toán 138
6 Điều kiện về chứng từ thanh toán 137
6.1 Khái niệm và tầm quan trọng của chứng từ thanh toán 139
6.1.1 Khái niệm chứng từ 139
6.1.2.Tầm quan trọng của chứng từ thanh toán 139
6.2 Phân loại……… 139
6.2.1 Nhóm chứng từ hàng hóa……… 139
a Đặc điểm chung……… 139
b Phân loại……… 139
6.2.2 Nhóm chứng từ vận tải 144
a Đặc điểm chung……… 145
b Phân loại……… 145
6.2.3 Nhóm chứng từ bảo hiểm 148
a Đặc điểm chung……… 148
b Phân loại……… 148
6.2.4 Nhóm chứng từ phục vụ quản lý hành chính 149
a Đặc điểm chung……… 150
b Phân loại……… 150
Trang 86.2.5 Các chứng từ khác 152
a Đặc điểm chung……… 152
b Phân loại……… 152
Bài đọc thêm……… 152
Câu hỏi ôn tập……… 154
Bài tập……… 157
Tài liệu tham khảo……… 157
CHƯƠNG 3 TÍN DỤNG QUỐC TẾ 158
I Khái niệm và phân loại tín dụng quốc tế 158
1 Khái niệm 158
2 Phân loại 159
2.1 Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng 159
2.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng 161
2.3 Căn cứ vào thời hạn vay 162
2.4 Tín dụng đặc biệt 163
3 Vai trò của tín dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế 163
II Các điều kiện cấp tín dụng quốc tế 164
1 Điều kiện về chủ thể tín dụng 164
2 Điều kiện về đối tượng cấp tín dụng 165
3 Điều kiện về hạn mức tín dụng 165
4 Điều kiện về sử dụng tín dụng 166
5 Điều kiện về đảm bảo tiền vay 166
6 Điều kiện về thời hạn tín dụng 167
6.1 Thời hạn tín dụng chung 167
6.2 Thời hạn tín dụng trung bình 168
7 Điều kiện về lãi suất tín dụng 173
7.1 Khái niệm về lãi suất tín dụng 173
7.2 Các loại lãi suất tín dụng 173
7.3 Các điều kiện cụ thể 174
8 Điều kiện về hoàn trả tín dụng 175
9 Điều kiện về chi phí tín dụng 176
III Quy trình tín dụng 178
1 Cơ sở pháp lý 178
Trang 92 Giao dịch, đàm phán 178
3 Xác định các điều kiện tín dụng 179
4 Xây dựng hợp đồng tín dụng 179
Bài đọc thêm……… 181
Câu hỏi ôn tập……… 186
Bài tập……… 187
Tài liệu tham khảo……… 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH 190
PHỤ LỤC 2 ISO 4217 192
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐMBHHNT: Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
NK: Nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.3 Công trái giáo dục xây dựng tổ quốc ở Việt Nam trang 20
Trang 11Hình 1.5 Séc nội địa trang 23
Hình 1.7 Một loại kỳ phiếu thương mại nước ngoài trang 26
Hình 1.9 Thẻ ATM của ngân hàng Agribank trang 27
Hình 1.10 Thẻ MasterCard của ngân hàng Hoa Kỳ trang 27
Hình 1.11 Thẻ VISA của ngân hàng Vietcombank trang 28
Hình 2.1 Hối phiếu dùng trong phương thức thanh toán nhờ thu trang 72
Hình 2.2 Hối phiếu dùng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Lưu thông hối phiếu trả ngay trang 73
Sơ đồ 2.2 Lưu thông hối phiếu trả sau trang 74
Sơ đồ 2.3 Lưu thông séc qua một ngân hàng trang 81
Sơ đồ 2.4 Lưu thông séc qua hai ngân hàng trang 81
Sơ đồ 2.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ trang 86
Sơ đồ 2.6 Quy trình thanh toán phương thức tiền mặt đổi chứng từ trang 96
Trang 12Sơ đồ 2.7 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả trước trang 97
Sơ đồ 2.8 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau trang 98
Sơ đồ 2.9 Quy trình thanh toán phương thức ghi sổ trang 102
Sơ đồ 2.10 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu trơn trang 104
Sơ đồ 2.11 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu kèm chứng từ
trang 112
Sơ đồ 2.12 Quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ trang 115
Sơ đồ 2.13 Sơ đồ nghiệp vụ mở thư tín dụng chuyển nhượng trang 129
Sơ đồ 2.14 Sơ đồ nghiệp vụ mở thư tín dụng giáp lưng trang 130
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng xác định các loại vàng thông dụng trang 32
Biểu 1.1 Lãi suất tiết kiệm; Tiền gửi cá nhân – ngân hàng Eximbank
trang 25
Biểu 1.2 Ví dụ về hạn mức rút tiền của một loại thẻ ATM trang 28
Biểu 1.4 Ví dụ về niêm yết ―Rổ tỷ giá‖ của ngân hàng trang 39
Trang 14CHƯƠNG 1 TIỀN TỆ VÀ HỐI ĐOÁI
Mục tiêu
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về:
- Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế;
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế;
Hiện nay, năng suất lao động và chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước là khác nhau, nên tiền tệ ở các nước đó cũng thể hiện khác nhau và biến động hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việc nghiên cứu tiền tệ tạo cơ sở để các chủ thể hợp đồng tính toán một cách khoa học cho việc chọn loại tiền nào để đưa vào HĐMBHHNT và thanh toán đạt hiệu quả, đồng thời vận dụng đúng đắn các điều kiện liên quan đến tiền tệ để đảm bảo được trị giá hợp đồng lúc ký và lúc thanh toán ở các thời điểm khác nhau
I Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế
1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
1.1 Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế
Để hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm Thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế thường được hiểu là thuật ngữ có tính đại diện cho một khâu nghiệp vụ trong toàn bộ quy trình thực hiện HĐMBHHNT của các chủ thể ở các nước khác nhau (Quy trình thực hiện HĐMBHHNT thường gồm các bước: Điều động hàng, giao hàng, vận tải - bảo hiểm, thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có)
Theo Luật Thương mại Việt Nam: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”1 Theo quy định này hoạt động thanh toán là một phần trong nghiệp vụ mua bán hàng hóa của hoạt động thương mại, kể cả thương mại nội địa và quốc tế
1
Trang 15Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế là nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ trong HĐMBHHNT Nghiệp vụ này bao gồm các loại công cụ thanh toán được sử dụng, các bước tiến hành mà người mua hay người nợ tiền phải thực hiện chi trả cho người bán hoặc người cho nợ ở các quốc gia khác nhau theo những quy định nhất định Mặc khác, theo Pháp lệnh Ngoại hối Việt Nam, đối tượng áp dụng các hoạt động
thanh toán có liên quan đến ngoại hối gồm: “Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối”.2
Việc thanh toán quốc tế liên quan trực tiếp đến hoạt động ngoại hối, nên phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến cá nhân, pháp nhân trong dân sự và trong hoạt động kinh doanh
Theo các quy định của Việt Nam nêu trên, phạm vi của giáo trình đề cập đến hoạt động thanh toán quốc tế trên phương diện rộng gồm cả thanh toán trong dân sự và trong kinh doanh nhưng chủ yếu là thanh toán quốc tế theo HĐMBHHNT trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình
1.2 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có những sự khác biệt so với hoạt động thanh toán trong nước bởi những đặc điểm sau:
- Chủ thể của hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là cá nhân, pháp nhân có tư cách pháp lý tại các nước khác nhau Cá nhân thực hiện thanh toán quốc tế cho các hoạt động như đi du lịch, du học, chuyển tiền ra nước ngoài, mua hàng hóa, sử dụng các dịch
vụ ở các nước khác nhau Pháp nhân thực hiện thanh toán quốc tế nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ
Hoạt động thanh toán quốc tế còn diễn ra ở cấp Nhà nước (Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ, loại trừ doanh nghiệp Nhà nước – doanh nghiệp Nhà nước là pháp nhân kinh doanh) với tư cách là chủ thể đặc biệt trong thanh toán quốc tế với mục đích thanh toán công nợ giữa các quốc gia, mua sắm cấp chính phủ như: Trang bị quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Nhà nước
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế là đồng tiền quốc gia của nước người bán, nước người mua, nước thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế
- Các công cụ thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế đa dạng, phong phú như: Ngoại tệ mạnh, séc, hối phiếu, lệnh phiếu, kỳ phiếu, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền, thư tín dụng, thư ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền, thư bảo lãnh của ngân hàng… Trong khi đó thanh toán nội địa thường sử dụng tiền mặt, chuyển khoản, kỳ phiếu, séc nội địa
- Chứng từ trong thanh toán quốc tế rất đa dạng, phong phú, phức tạp và có nhiều khác biệt với chứng từ trong thanh toán nội địa, thường được tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán như: Hối phiếu, hóa đơn thương mại, chi tiết bao gói hàng hóa, vận đơn, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận xuất xứ v.v
2
Trang 16- Nguồn luật áp dụng trong thanh toán quốc tế là luật pháp quốc gia, luật quốc tế, tập quán quốc tế Chẳng hạn, thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ, các bên phải tuân thủ luật pháp về thanh toán quốc gia của nước mình, văn bản cam kết về các hoạt động thanh toán giữa chính phủ hai nước, giữa các ngân hàng hai nước và Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế phát hành (UCP)
- Đa số các hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối quốc gia, các cam kết quốc tế và tập quán quốc tế Ngân hàng bản địa là đơn vị đứng ra thực hiện thanh toán quốc tế cho cá nhân, pháp nhân; phương tiện để kết nối việc thanh toán giữa các ngân hàng này là thư chuyển nhanh, telex, cable, e mail, telephone Cuối kỳ thanh toán, các ngân hàng thực hiện việc kết toán công nợ bằng ngoại tệ mạnh hoặc vàng thỏi… Đa phần các tác nghiệp thanh toán là tiếp xúc gián tiếp giữa người bán và người mua thông qua trung gian ngân hàng Do vậy, uy tín về thanh toán và nghiệp vụ của các ngân hàng trở nên rất quan trọng được các khách hàng trong thanh toán quốc tế quan tâm
- Thời gian thanh toán trong thanh toán quốc tế thường dài hơn thanh toán nội địa
do không gian, sự kiểm soát giữa các chính phủ và mức độ phức tạp về nghiệp vụ trong thanh toán Ví dụ: Nếu sử dụng thanh toán bằng thư thanh toán, thời gian thanh toán phụ thuộc vào các phương tiện chuyển bức thư thanh toán như dịch vụ chuyển phát nhanh, thư tay bưu điện Nếu thực hiện thanh toán bằng các bức điện, thời gian thanh toán phụ thuộc vào cơ chế kiểm tra các bức điện và nội dung thông tin gửi đến chủ thể thanh toán Thanh toán bằng điện có thời gian thanh toán nhanh hơn so với bằng thư do chuyển bức điện đi bằng tín hiệu điện
- Các phương thức thanh toán quốc tế phong phú nhưng ít sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt như trong thanh toán nội địa Trong thanh toán quốc tế thường
sử dụng các phương thức: Điện chuyển tiền, thư chuyển tiền, ghi sổ tài khoản, nhờ thu trơn, nhờ thu có chứng từ, tín dụng chứng từ
2 Các chủ thể trong hoạt động thanh toán quốc tế
Chủ thể thanh toán quốc tế là những người tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, gồm có:
- Chủ thể là Nhà nước: Nhà nước tham gia vào thanh toán quốc tế như một chủ thể đặc biệt, chịu trách nhiệm về ban hành luật pháp thanh toán quốc gia, tham gia ký kết các hiệp định thanh toán quốc tế, quản lý kiểm soát các hoạt động thanh toán quốc tế, nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế, an ninh quốc gia và thực hiện đúng các cam kết quốc tế Nhà nước thực hiện các thanh toán công nợ cấp Nhà nước, các khoản đầu tư, viện trợ
cấp quốc gia
- Chủ thể là các doanh nghiệp, các tổ chức có hoạt động kinh tế đối ngoại: Là chủ thể chủ yếu tham gia thường xuyên các hoạt động thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ, các khoản tiền đầu tư, chi tiêu mua sắm họ phải cam kết thực hiện đúng
các quy định về thanh toán quốc tế của Nhà nước, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế
Trang 17- Chủ thể là các cá nhân có hoạt động thanh toán quốc tế: Họ tham gia vào thanh toán quốc tế khi đi công tác, du lịch, lao động, học tập ở nước ngoài, mua sắm hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý cá nhân (còn gọi là tiêu chuẩn miễn trừ) Cá nhân tham gia vào thanh toán quốc tế phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, luật pháp quốc tế,
thông lệ quốc tế
II Tiền tệ trong thanh toán quốc tế
1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Lịch sử phát triển của tiền tệ gắn liền với lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại Hiện nay, có nhiều quan điểm về nguồn gốc ra đời của tiền tệ
Theo quan điểm kinh tế chính trị học cổ điển mà các đại diện như Adam Smith, David Ricardo cho rằng, tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình trao đổi hàng hóa
Theo quan điểm của Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước cho rằng, tiền tệ xuất hiện là do xuất hiện trao đổi sản phẩm hàng hóa qua ba lần phân công lao động xã hội Ở lần phân công lao động xã hội thứ nhất: Xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi, lần thứ hai: Xuất hiện các tầng lớp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi trồng trọt và chăn nuôi, việc trao đổi các sản phẩm trồng trọt chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp được thực hiện qua các vật trung gian như: Rìu, da bò, da dê, ngọc trai v.v… Lần thứ ba: xuất hiện các tầng lớp thương nhân, không tham gia sản xuất mà tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi đã thúc đẩy quá trình trao đổi vươn ra phạm vi xa hơn, đòi hỏi con người phải tìm kiếm các vật trung gian thuận lợi hơn, lúc này các vật trung gian đã được thay bằng các vật khế ước như vàng bạc, châu báo…
Để thuận lợi cho công việc trao đổi, các xã hội sau này (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến) đã biến các vật khế ước thành những vật có thể mang theo mình thuận tiện cho trao đổi như: Vàng thỏi, nén vàng, nén bạc, đồng xu lỗ…
Như vậy, khi vật trung gian hay vật kế ước xuất hiện làm chức năng thước đo giá trị và được lưu thông trong một phạm vi rộng thì tiền tệ đã chính thức xuất hiện Sau này, nhiều nhà khoa học cho rằng, trong xã hội phong kiến, các vua chúa đã chế tạo ra tiền giấy thay cho tiền kim loại nhằm tăng dự trữ cung đình bằng vàng và thu hồi các kim loại quý phục vụ cho nhu cầu xa xỉ cũng như quốc phòng Điều này có thể chứng minh rằng ngày nay, bên cạnh tiền giấy, tiền kim loại vẫn còn được lưu thông và Nhà nước trữ vàng làm phương tiện thanh toán cuối cùng, loài người đã sử dụng nhiều công
cụ thay tiền như thẻ ATM, ngân phiếu, tín phiếu… vàng, bạc đã được rút vào nguồn dự trữ ngân sách Nhà nước hoặc phục vụ cho công nghiệp điện tử, trang sức…
Tóm lại, các quan điểm của kinh tế chính trị học cổ điển và quan điểm của Mác – Lênin đều có một nhận định chung là: Tiền tệ vừa là một phạm trù lịch sử, vừa là phạm trù kinh tế, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
Trang 182 Khái niệm tiền tệ
Các trường phái kinh tế học cổ điển, đại diện là Adam Smith (1723-1790) cho rằng: Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp3
Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa trọng thương (thế kỷ XV-XVII), họ coi tiền tệ (vàng và bạc) là biểu hiện của tài sản và sự giàu có của một quốc gia Một quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có…Khối lượng tiền tệ chỉ có thể được gia tăng bằng con đường ngoại thương.4
David Ricardo (1772-1823), người phát minh ra học thuyết Lợi thế so sánh tương đối nổi tiếng Ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu (vàng, bạc) làm ra tiền quyết định Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc Theo ông, giá cả hàng hoá phụ thuộc vào giá trị tiền tệ, nếu vật liệu làm ra tiền đắt thì giá cả hàng hoá giảm xuống5
Theo Các Mác, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và
biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.6
Sau Các Mác, các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes (trường phái tân cổ điển) đều thống nhất nguồn gốc của tiền phát sinh trong quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa nhưng nhấn mạnh chức năng lưu thông hơn là phương tiện cất trữ
Từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, các trường phái kinh tế học hiện đại như P.A.Samuelson và W.Norhaus… chỉ tập trung nghiên cứu sự đa dạng của các loại tiền dấu hiệu, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với tiền, chống các chu kỳ khủng hoảng, thất nghiệp
Tóm lại: Các học thuyết về tiền tệ đã phát triển từ cổ điển đến hiện đại một cách phong phú, mỗi học thuyết về tiền đều có tác dụng thúc đẩy một khía cạnh kinh tế trong bối cảnh lịch sử nhất định và đóng góp cho phát triển tư duy nhân loại Ngày nay những người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ học thuyết về tiền của Các Mác
3 Phân loại tiền tệ
Việc phân loại tiền tệ giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất của các loại tiền tệ và phạm vi sử dụng cũng như các điều kiện để sử dụng chúng Tiền tệ được phân loại theo các căn cứ sau:
3.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng
a Tiền tệ thế giới
Tiền tệ thế giới là vàng, thường ở dạng vàng thỏi, phổ biến sử dụng loại vàng có hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 99,99% Với những ưu điểm nổi trội về tính bền của
3 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 83-85
4 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 51-57
5 PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê 2005, trang 102-104
6
Trang 19kim loại, ánh kim đẹp và những công dụng trong công nghiệp, trang sức, vàng được hầu
hết các nước ưa chuộng, sử dụng mọi thời đại Vàng có đặc điểm:
- Vàng không dùng để thể hiện giá cả và tính toán trong hợp đồng;
- Vàng không dùng làm phương tiện thanh toán theo từng chuyến giao hàng, theo từng hợp đồng, chỉ dùng để dự trữ quốc gia và cân đối công nợ giữa các ngân hàng quốc
gia Là phương tiện thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia
Trước năm 1945 (mốc ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods), hầu hết các nước sử dụng vàng làm tài sản dự trữ quốc gia Ngày nay, bên cạnh vàng, các nước còn
dự trữ ngoại tệ (tiền nước ngoài) Ví dụ: Bên cạnh dự trữ vàng, Việt Nam còn dự trữ
USD (Đồng tiền của nước Mỹ)
b Tiền tệ quốc tế
Tiền tệ quốc tế là đồng tiền chung của khu vực hoặc tổ chức kinh tế, tài chính quốc
tế Ví dụ: Đồng tiền Châu âu (EUR) Tiền tệ quốc tế có đặc diểm:
- Tiền tệ quốc tế là đồng tiền trong hiệp định chung của khối các nước;
- Tiền tệ quốc tế tồn tại phổ biến trong quan hệ tín dụng như đồng tiền SDR (Special drawing rights) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đồng Rúp chuyển nhượng trong khối các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây Ngày nay tiền quốc tế đã tham gia vào thanh toán quốc tế theo các chuyến hàng, hợp đồng, được đúc bằng kim loại hay bằng giấy như
đồng EUR
c Tiền tệ quốc gia
Tiền tệ quốc gia là tiền của các nước riêng biệt Ví dụ: USD (Đô la Mỹ); HKD (Đô
la Hồng Không); VND (Việt Nam đồng) Tiền tệ quốc gia có đặc điểm:
- Tiền tệ quốc gia do chính các quốc gia phát hành, chịu sự tác động trực tiếp của
cơ chế tài chính, kinh tế của từng quốc gia riêng biệt;
- Hình thức tồn tại là tiền mặt (tiền giấy hoặc tiền kim loại);
Hiện nay, tiền quốc gia được dùng thể hiện trong các hợp đồng mua bán ngoại
thương
3.2 Căn cứ vào tính chất biến đổi
a Đồng tiền tự do chuyển đổi
Đồng tiền tự do chuyển đổi là tiền của quốc gia mà luật pháp quốc gia đó cho phép chuyển đổi từ đồng tiền này ra đồng tiền của quốc gia khác, theo tỷ giá hối đoái quy
định Đồng tiền tự do chuyển đổi có đặc điểm:
- Đồng tiền tự do chuyển đổi toàn phần: Là đồng tiền chuyển đổi không cần căn cứ
vào nguồn thu nhập từ đâu
- Đồng tiền tự do chuyển đổi từng phần: Là đồng tiền chuyển đổi có điều kiện, phụ
thuộc vào chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, nguồn gốc thu nhập
b Tiền tệ chuyển nhượng
Tiền tệ chuyển nhượng là tiền tệ mà người sở hữu nó có quyền chuyển nhượng cho một người khác thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng, hoặc thông qua một số
Trang 20giấy tờ pháp lý trung gian như giấy tờ thừa kế, chuyển nhượng Tiền tệ chuyển nhượng
có đặc điểm:
- Tiền tệ chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng đã có đầy đủ tính chất của
tiền chuyển đổi;
- Tiền tệ chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định
của ngân hàng, của quốc gia, hoặc tổ chức quốc tế đang quản lý tiền tệ đó
c Tiền tệ CLEARING
Tiền tệ CLEARING là đồng tiền quốc tế hoặc quốc gia, không thể chuyển đổi chuyển nhượng mà chỉ dùng để ghi sổ tài khoản (CLEARING thuật ngữ Tiếng Anh có nguồn gốc từ động từ: to clear dedts, nghĩa là thanh toán các khoản nợ CLEARING
được dùng cho thanh toán bù trừ công nợ) Tiền tệ CLEARING có đặc điểm:
- Tiền tệ CLEARING là tiền thể hiện trong hiêp định thanh toán bù trừ giữa các
nước;
- Tiền tệ CLEARING là tiền tính toán chứ không phải tiền thanh toán Ví dụ: Hiệp định thanh toán bù trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1976 đến 1979 quy định
dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc là tiền CLEARING
3.3 Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ
a Tiền mặt
Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại của các quốc gia (thường hay gọi là nội tệ) mà
người ta dùng để thanh toán hàng ngày Tiền mặt có đặc điểm:
- Tiền mặt là tiền có hình thức tồn tại trên thực tế, được in thành tờ tiền hoặc được đúc thành tiền kim loại Việc phát hành tiền mặt lúc đầu dựa vào việc cân đối với hàm lượng vàng trong dự trữ ngân sách quốc gia Sau này, khi tiền giấy lưu thông phổ biến, việc phát hành tiền giấy không những dựa vào dự trữ vàng quốc gia mà còn dựa vào việc cân đối với cán cân tài chính quốc gia, dần dần tiền giấy đã thoát ly khỏi ý nghĩa hàm
Tiền tệ tín dụng là tiền ghi trên các tài khoản tại các ngân hàng, nó thể hiện quan
hệ tín dụng giữa chủ tài khoản và ngân hàng Tiền tệ tín dụng có đặc điểm:
- Tiền tín dụng sinh ra từ các quan hệ tín dụng (đang chờ thanh toán, tiền ngân
hàng cho vay, tiền gửi ngân hàng );
- Tiền tín dụng có hình thức chu chuyển, tồn tại là các công cụ thanh toán quốc tế
như: Hối phiếu; séc; điện chuyển tiền; thư chuyển tiền; kỳ phiếu, thư tín dụng v.v
Trang 21Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán quốc tế, vì trong thanh toán quốc tế không dùng tiền mặt mà sử dụng các công cụ thanh toán có ghi tiền mặt và kết
quả thanh toán được ghi trên các tài khoản tại các ngân hàng
3.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng
a Tiền tệ tính toán
Tiền tệ tính toán là tiền dùng để thể hiện giá cả hàng hóa và trị giá hợp đồng, không dùng để thanh toán Chẳng hạn, trong hợp đồng ghi trị giá 300.000 USD (đây là
đồng tiền tính toán) Tiền tệ tính toán có đặc điểm:
- Tiền tính toán phát huy được chức năng là thước đo giá trị, dùng để thể hiện giá
cả của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng Khi ký hợp đồng người bán thường chọn đồng
tiền ổn định và đang lên giá để đảm bảo thu nhập của mình, còn người mua thì ngược lại
Có khi cả hai chọn đồng tiền của nước thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế, tùy theo cán cân
buôn bán đang nghiêng về phía ai;
- Một đồng tiền quốc gia hoặc quốc tế sẽ được chọn làm đồng tiền tính toán trong thương mại quốc tế là do tập quán buôn bán mặt hàng đó quy định, ví dụ: Dầu lửa
thường dùng USD
b Tiền tệ thanh toán
Tiền tệ thanh toán là tiền mà người mua dùng để thanh toán, chi trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, thanh toán trong HĐMBHHNT, kết quả của nó là việc chuyển hóa từ đồng tiền tính toán trong hợp đồng sang các công cụ thanh toán hay tiền mặt Tiền
tệ thanh toán có đặc điểm:
- Tiền tệ thanh toán và tiền tệ tính toán có thể là một đồng tiền nhưng cũng có thể
là hai đồng tiền khác nhau Ví dụ: Khi ký hợp đồng chọn đồng tiền tính toán là đồng JPY (Đồng Yên Nhật), nhưng thỏa thuận thanh toán bằng USD quy đổi theo tỷ giá hối đoái
giữa USD/JPY vào thời điểm thanh toán hiện hành;
- Thường người ta chọn đồng tiền thanh toán là các đồng tiền mạnh như EUR, USD, GBP, JPY… để thuận tiện cho việc thanh toán, vì đây là những đồng tiền chuyển
đổi được toàn phần
c Tiền mạnh
Tiền mạnh là đồng tiền quốc gia của một nước hoặc đồng tiền chung của một số nước có năng lực trao đổi trực tiếp lấy hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế Ví
dụ: USD, EUR, GBP… Tiền mạnh có đặc điểm:
- Tiền mạnh là tiền tự do chuyển đổi toàn phần;
- Tiền mạnh là tiền của các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật hoặc
đồng tiền EUR của liên hiệp Châu Âu (EU: Europe Union)
- Tiền mạnh sử dụng phổ biến trong tính toán, thanh toán và tín dụng thương mại
quốc tế, đầu tư v.v do khả năng chuyển đổi toàn phần sang đồng tiền khác
d Tiền yếu
Tiền yếu là tiền khó trao đổi trực tiếp lấy hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tế
mà phải thông qua một đồng tiền khác hay vật trung gian, hay công cụ thanh toán trung
Trang 22gian khác (các vật trung gian sử dụng trong thanh toán như: Tem, phiếu, sổ phân phối hàng hóa sản phẩm; các hiệp định thương mại; các văn bản ký kết giữa các nước; các
công cụ thanh toán trung gian như: Chứng từ thanh toán) Tiền yếu có đặc điểm:
- Tiền yếu là tiền không được tự do chuyển đổi;
- Hình thức tồn tại là tiền mặt của các nước đang phát triển hoặc các nước nghèo
- Tiền yếu là tiền thường được thể hiện trong hiệp định thương mại, tiền chuyển nhượng giữa hai hay nhiều nước Tiền yếu ít được sử dụng trong tính toán, thanh toán và tín dụng thương mại quốc tế, đầu tư… do khả năng chuyển đổi hạn chế sang các đồng
tiền khác Ví dụ: VND, CNY… là những đồng tiền yếu
4 Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán
Đảm bảo tiền tệ trong thanh toán được hiểu là những biện pháp mà các bên thỏa thuận đưa ra trong một giao kết thanh toán nhằm đảm bảo cho giá trị hợp đồng không bị thay đổi trước những biến động về lạm phát, trượt giá… do chênh lệch thời gian giữa lúc
ký kết và lúc thanh toán Có nhiều biện pháp đảm bảo tiền tệ trong thanh toán như: Điều chỉnh giá trị hợp đồng giữa lúc thanh toán so với lúc ký dựa vào chênh lệch tỷ giá hối
đoái, dựa vào chênh lệch chỉ số giá cả, chênh lệch giá vàng v.v…
Từ lúc ký kết hợp đồng cho đến lúc thanh toán bao giờ cũng có một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian này các biến động về kinh tế như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thâm hụt ngân sách hay Chính phủ tăng tỷ giá ngoại tệ để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút du lịch… thường xuyên làm cho tiền tệ bị biến động, đồng tiền quốc gia trong trường hợp này thường bị mất giá Nếu không điều chỉnh giá trị hợp đồng theo những biến động đó, chắc chắn nguồn thu nhập của một trong hai bên từ lúc ký hợp đồng đến lúc thanh toán tiền hàng sẽ bị thiệt hại Biến động
về giá trị hợp đồng tỷ lệ thuận với thời gian và giá trị hợp đồng, nếu khoảng thời gian thanh toán ngắn, hoặc giá trị hợp đồng nhỏ, các biến động này thường nhỏ, nếu khoảng
thời gian thanh toán kéo dài hoặc giá trị hợp đồng lớn, các biến động này sẽ lớn
Để tránh những tổn thất đó người ta thường quy định các điều kiện đảm bảo trong các hợp đồng hoặc trong các hiệp định nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu
nhập khi tiền tệ bị biến động thất thường Các cách thức đảm bảo tiền tệ thường gồm:
4.1 Đảm bảo tiền tệ bằng hàm lượng vàng
- Khái niệm
Hàm lượng vàng là khối lượng vàng của tiền đúc bằng vàng, hoặc Nhà nước công
bố hàm lượng vàng trong tiền tệ (tiền giấy, tiền kim loại) của nước mình
Đảm bảo bằng hàm lượng vàng là cách thức đảm bảo giá trị của hợp đồng dựa vào khối lượng vàng của đồng tiền để đảm bảo giá trị hợp đồng giữa lúc ký kết với lúc thanh
toán
- Cách thức đảm bảo
Khi ký hợp đồng, trị giá hợp đồng được thể hiện bằng một đồng tiền và ngay lúc
đó người ta dùng hàm lượng vàng của đồng tiền để làm căn cứ đảm bảo giá trị hợp đồng
Trang 23này Đến lúc thanh toán nếu hàm lượng vàng của đồng tiền thay đổi thì tiến hành điều
chỉnh lại tổng trị giá hợp đồng cho tương xứng
- Ví dụ
Vào năm 1944 (năm thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế IMF), một hợp đồng có tổng trị giá lúc ký kết là 100.000 USD, hàm lượng vàng của USD vào lúc ký là 0,888671 gr Đến lúc thanh toán, Chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD 7,9 % do đó hàm lượng vàng của đồng tiền giảm đi còn 0,818513 gr, đồng USD mất giá, nên tổng trị giá hợp đồng
phải điều chỉnh tăng:
ý nghĩa về mặt lịch sử hoặc tạo ra cơ sở khoa học trong tính toán Hơn nữa, khi phát hành tiền giấy, giá trị của tiền tệ không còn được đảm bảo bằng hàm lượng vàng mà phụ thuộc vào cán cân ngân sách, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Nhà nước
4.2 Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng
- Khái niệm
Giá vàng là giá cả của vàng hàng hóa trên thị trường vàng, do Nhà nước công bố ở
từng thời điểm nhất định
Đảm bảo tiền tệ bằng giá vàng tức là căn cứ vào sự biến động của giá vàng lúc ký
kết hợp đồng và lúc thanh toán để điều chỉnh tổng trị giá hợp đồng
Trước năm 1914, một hợp đồng có tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD, cùng lúc
ký kết giá vàng tại thị trường London nơi ký hợp đồng là 360 USD/OUNCE (1 ounce = 1/16 pound) Đồng USD mất giá nên giá vàng trên thị trường London vào lúc thanh toán
tăng lên là 380 USD/OUNCE
Do vậy tổng trị giá hợp đồng phải được điều chỉnh là :
(100.000 × 380) : 360 = 105.555,55 (USD)
- Trường hợp áp dụng
Trang 24+ Đồng tiền quy định trong hợp đồng có thể hiện giá vàng trên thị trường tự
do, như vậy việc dẫn chiếu đến giá vàng dễ dàng thực hiện được;
+ Khi sử dụng cách này phải quy định thống nhất: Cách lấy giá vàng vào lúc nào? loại vàng gì? ở thị trường nào?, mức giá vàng là bình quân, cao nhất hay thấp nhất?
+ Khi thỏa thuận có thể điều chỉnh theo 100 % biến động giá vàng như ví dụ nêu trên; hay điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm của mức biến động giá vàng Ví dụ: Hai bên trong hợp đồng thỏa thuận điều chỉnh 20 % của mức biến động giá vàng, tính toán như sau:
100.000 + (20 % × 5.555,55) = 101.111.11 (USD)
Tức là người mua hoặc người mắc nợ phải thanh toán thêm 1.111,11 USD
+ Các bên có thể thỏa thuận giá vàng biến động đến một mức % là bao nhiêu thì tiến hành điều chỉnh, biến động chưa đạt mức này thì không điều chỉnh Ví dụ: Thỏa thuận biến động trên 5 % thì điều chỉnh hợp đồng Thực tế mức biến động:
380/360 = 1,056 (5,6 %) vượt mức quy định là 5 %, các bên phải điều chỉnh trị giá hợp đồng
Cách này hiện nay khá phổ biến trong nước, nhưng trong thương mại quốc tế ít sử dụng vì giá vàng biến động ngày nay phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như việc đầu cơ tích trữ vàng, yếu tố tâm lý, thời vụ (giá vàng dịp đầu năm, cuối năm khác nhau chẳng hạn), do đó không thể phản ảnh biến động trung thực của giá trị hợp đồng
4.3 Đảm bảo tiền tệ bằng đồng tiền mạnh
của hai đồng tiền này vào lúc thanh toán so với lúc ký hợp đồng:
Ví dụ: Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD, đồng tiền dùng để đảm bảo USD là EUR Tỷ giá hợp đồng (bình quân) EUR/USD = 1,2924 Tỷ giá lúc thanh toán (bình
quân) EUR/USD = 1,4252 Như vậy tổng trị giá hợp đồng phải được điều chỉnh là:
(100.000 × 1,4252) : 1,2924 = 110.275,45 (USD)
Trường hợp sử dụng
Trang 25Khi sử dụng cách này các bên phải thống nhất cách lấy tỷ giá, lấy tỷ giá vào lúc nào, loại tỷ giá gì, lấy tỷ giá ở thị trường nào;
Thống nhất mức điều chỉnh là 100 % biến động tỷ giá hay x % mức biến động tỷ giá;
Hiệu quả của cách đảm bảo này đối với các bên phụ thuộc vào cách chọn đồng tiền đảm bảo và mức độ biến động tỷ giá của nó
+ Trường hợp 2
Theo cách này khi ký kết, hợp đồng quy định một đồng tiền tính toán, các bên thỏa thuận chọn một đồng tiền khác để đảm bảo giá trị hợp đồng và thanh toán theo đồng tiền
đó vào lúc thanh toán căn cứ vào tỷ giá được chọn
Ví dụ: Đồng tiền tính toán trong hợp đồng là USD, tổng trị giá hợp đồng là: 100.000 USD Các bên thỏa thuận thanh toán theo VND
Tỷ giá lúc ký hợp đồng là: USD/VND = 20.900 (tỷ giá bình quân)
Tổng trị giá thanh toán của hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo các cách: Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 21.200 thì thỏa thuận điều chỉnh theo tỷ giá này Tức là, tổng trị giá hợp đồng lúc thanh toán:
100.000 × 21.000 = 2.100.000.000 (VND) (cách này có lợi cho người bán)
Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 20.100 thấp hơn tỷ giá lúc ký hợp đồng, thì thỏa thuận điểu chỉnh theo tỷ giá lúc ký hợp đồng, tức là:
100.000 × 20.900 = 2.900.000.000 (VND) (cách này có lợi cho người bán) Nếu tỷ giá lúc thanh toán là: USD/VND = 21.500, tức là chưa vượt quá một mức %
so với tỷ giá lúc ký (chẳng hạn hai bên quy định mức vượt là 5%, tức là: 20.900 × 5% = 1.045, tỷ giá tương ứng với mức vượt là: USD/VND = 21.945), thì tổng trị giá thanh toán của hợp đồng thỏa thuận tính theo tỷ giá lúc ký hợp đồng:
100.000 × 20.900 = 2.900.000.000 (VND) (cách này có lợi cho người mua) Còn nếu tỷ giá lúc thanh toán USD/VND = 21.945 tức là đã vượt mức 5 %, thì thỏa thuận điều chỉnh theo tỷ giá vượt USD/VND = 21.945
100.000 × 21.945 = 2.194.500.000 (VND) (cách này có lợi cho người bán)
- Trường hợp sử dụng
+ Vì sức mua của đồng tiền thanh toán quy định trong hợp đồng không có khả năng ổn định, do vậy, người bán chọn một đồng tiền khác ổn định hơn làm tiền tệ tính toán trong hợp đồng và việc thanh toán sẽ căn cứ vào tỷ giá thỏa thuận, việc đảm bảo hợp đồng sẽ có lợi khi người bán tính toán và chọn tỷ giá thích hợp
+ Áp dụng trường hợp nào trong các trường hợp nêu trong các ví dụ trên, hai bên phải quy định rõ trong hợp đồng
4.4 Đảm bảo tiền tệ bằng ―Rổ tiền tệ‖
- Khái niệm
Trang 26―Rổ tiền tệ‖ (hay còn gọi là ―Rổ tỷ giá‖) là một bảng liệt kê tỷ giá của đồng tiền quốc gia so với nhiều đồng tiền ngoại tệ khác do ngân hàng niêm yết vào một thời điểm nhất định7
Vào lúc ký hợp
JPY CNY EUR
108.500 8.400 0,8550
109.600 8.550 0,8020
+1,01 +1,79
- 6,2
Có hai cách tính mức điều chỉnh tổng trị giá hợp đồng:
+ Điều chỉnh theo mức biến động của USD so với các đồng tiền của ―Rổ tiền tệ‖
Mức biến động bình quân của USD so với các đồng tiền của ―Rổ tiền tệ‖:
- 3,4 % : 3 = - 1,33 %
Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái chung của ―Rổ tiền tệ‖ giảm tương đối so với USD USD bị mất giá, phải điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng là:
100.000 + (100.000 × 0,0133) = 101.330 (USD) + Điều chỉnh theo mức biến động bình quân tỷ giá hối đoái của ―Rổ tiền tệ‖: Mức biến động bình quân của ―Rổ tiền tệ‖ là:
[(118.150,8 : 3) – (116.900,85 : 3)]/ (116.900,85 : 3) = + 0,106 Mức biến động bình quân tỷ giá hối đoái của ―Rổ tiền tệ‖ tăng, tức là đồng tiền bình quân của ―Rổ tiền tệ‖ mất giá, đồng USD được giá, phải điều chỉnh giảm hợp đồng:
100.000 – (100.000 × 0,016) = 98.400 (USD)
- Trường hợp áp dụng
7
Trang 27Hiệu quả của cách đảm bảo nêu trên cao hay thấp phụ thuộc vào việc chọn ―Rổ tiền tệ‖ cụ thể:
+ Chọn bao nhiêu số lượng tiền tệ trong ―Rổ tiền tệ‖ là hợp lý;
+ Chọn những đồng tiền của nước nào để đưa vào ―Rổ tiền tệ‖;
+ Chọn ―Rổ tiền tệ‖ vào lúc nào, ở thị trường nào phải thỏa thuận thống nhất Các bên nên chọn ―Rổ tiền tệ‖ được công bố tại ngân hàng có uy tín để đảm bảo pháp lý đầy đủ
4.5 Đảm bảo tiền tệ bằng chỉ số giá cả
- Khái niệm
Chỉ số giá cả là số tương đối thống kê, nhằm so sánh giá cả từng mặt hàng hay là
giá cả bình quân chung trong toàn quốc gia ở hai thời điểm khác nhau nhất định
Ví dụ: Chỉ số giá mặt hàng ―X‖ tháng 12 năm N, so với tháng 1 năm N là 1,15 nghĩa là giá cả tháng 12 của mặt hàng này đem chia cho giá cả tháng 1 cùng mặt hàng là
1,15 Nói cách khác giá cả mặt hàng ―X‖ tháng 12 so với tháng 1 tăng lên 0,15 (15%)
Đảm bảo giá trị hợp đồng dựa vào chỉ số giá cả tức là lúc ký hợp đồng hai bên thống nhất chọn chỉ số giá, đến lúc thanh toán, nếu chỉ số giá thay đổi thì tiến hành điều
chỉnh tổng trị giá hợp đồng
- Ví dụ:
Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD;
Chỉ số giá cả bình quân chung lúc ký hợp đồng là 110 % (tức là giá cả bình quân
chung kỳ ký hợp đồng so với kỳ gốc tăng 10%);
Chỉ số giá cả bình quân chung lúc thanh toán là 143 % (tức là giá cả bình quân chung lúc thanh toán so với lúc ký tăng 43%) Giá cả tăng, phải điều chỉnh tăng hợp
đồng để đảm bảo giá trị thanh toán;
Vậy tổng trị giá hợp đồng phải được điều chỉnh là:
100.000 × (143 : 110 ) = 130.000 (USD)
- Trường hợp áp dụng
+ Nếu áp dụng cách này, giá trị hợp đồng có thể được đảm bảo theo giá cả hàng hóa biến động trên thị trường Tuy nhiên, giá cả hàng hóa biến động không đồng
nhất với biến động giá vàng, giá ngoại tệ nên cách điều chỉnh này chưa toàn diện;
+ Có nhiều loại chỉ số giá khác nhau, các bên cần thỏa thuận thống nhất cách lấy chỉ số giá Nếu là chỉ số bình quân định gốc thì tổng trị giá hợp đồng điều chỉnh như
trên Nếu là chỉ số bình quân liên hoàn thì tổng trị giá hợp đồng phải được điều chỉnh là:
100.000 × 143 % × 110 % = 157.300 (USD);
Hoặc điều chỉnh theo chỉ số giá bình quân chung, chỉ số giá cá thể của một mặt
hàng cụ thể nào đó
5 Các căn cứ của việc sử dụng tiền tệ trong hợp đồng
Việc sử dụng tiền tệ trong hợp đồng dù là đồng tiền tính toán hay đồng tiền thanh toán đều có ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán của cả hai bên Do vậy, việc sử dụng tiền
tệ trong hợp đồng không thể tùy tiện mà phải có căn cứ khoa học của nó
Trang 285.1 Các căn cứ khách quan
- Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý là việc sử dụng đồng tiền nào trong giao dịch thanh toán, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu rõ những quy định luật pháp quốc gia, quốc tế về các tiêu chuẩn lưu thông tiền tệ đó Ví dụ: Ở Việt Nam, các văn bản quản lý tiền tệ cơ bản như: Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 13 tháng 12 năm 2005 về ngoại hối, việc lưu thông ngoại hối trong nước phải căn cứ vào pháp lệnh này hoặc Chỉ thị số 01/NHNN ngày 31 tháng 1 năm 2013 Về tổ chức thực hiện chính
sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, v.v…
- Căn cứ vào sự biến động của nền kinh tế quốc gia
Nền kinh tế quốc gia biến động làm tiền tệ bị biến động theo Sự biến động này liên quan nhiều đến cán cân thanh toán của quốc gia, đồng tiền trở nên mất giá nếu Nhà nước bị thâm hụt ngân sách, thể hiện qua lạm phát đồng nội tệ, các hợp đồng thanh toán bằng đồng nội tệ lúc này phải dựa vào các yếu tố khác để đảm bảo tránh mất giá hợp đồng Một quốc gia suy yếu về kinh tế, đồng tiền của họ có xu hướng yếu đi, tức là khả năng chuyển đổi sang đồng tiền hoặc các công cụ thanh toán có ghi tiền khác khó khăn
hơn, việc chọn những đồng nội tệ trong lúc này để tính toán và thanh toán sẽ bất lợi
- Căn cứ vào sự biến động của nền kinh tế thế giới, khu vực
Kinh tế thế giới và khu vực biến động có ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc
tế giữa các quốc gia Chẳng hạn, khủng hoảng kinh tế sẽ làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các nước giảm nhanh, dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước quốc gia, xu hướng lạm phát xảy ra, đồng nội tệ bị mất giá Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ 2006 đến 2012, làm cho kinh tế khu vực EU giảm sút mạnh, một số hợp đồng thương mại quốc tế từ bỏ sử dụng EUR để chuyển sang sử dụng USD Một số nước trong khu vực Châu Âu trở nên hoài nghi với EUR và có ý định rút lui khỏi khu vực đồng tiền chung EUR vì họ cho rằng sử dụng đồng tiền chung không cứu vãn được
nền kinh tế đang suy thoái
- Căn cứ vào tập quán buôn bán
Việc sử dụng đồng tiền trong hợp đồng còn phụ thuộc vào tập quán buôn bán quốc
tế của một số mặt hàng Các hợp đồng mua bán dầu mỏ, da, lông thú thường sử dụng USD để tính toán; các hợp đồng than đá, kim loại màu, cao su thường sử dụng GBP (Bảng Anh) để tính toán Ở Việt Nam, đa số các hợp đồng thương mại quốc tế thường sử dụng đồng USD để tính toán và thanh toán là do tập quán buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, các thương nhân Việt Nam thường chọn ngoại tệ mạnh như USD,
GBP… để chuyển đổi sang tiền tệ khác thuận lợi hơn
5.2 Các căn cứ chủ quan
- Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các bên
Nếu các bên có quan hệ mua bán truyền thống, họ sẽ thỏa thuận chọn đồng tiền tính toán và thanh toán như thế nào đó sao cho có lợi cho quan hệ buôn bán đã được duy trì và thiết lập từ trước đó Ví dụ: Các hợp đồng trước đây đã sử dụng đồng USD để tính
Trang 29toán và thanh toán và hợp đồng này đã thực hiện thành công thì các hợp đồng kế tiếp sẽ
tiếp tục sử dụng đồng USD
- Căn cứ vào vị thế trong mua bán
Vị thế trong mua bán tức là thế mạnh trong đàm phán, giao thương đang thuộc về
ai Nếu người mua đang cần hàng (cầu>cung), thị trường và thế mạnh trong giao thương thuộc về người bán, người bán sẽ dự thảo hợp đồng và lựa chọn đồng tiền tính toán, thanh toán sao cho có lợi cho mình Trong trường hợp này người bán sẽ chọn những đồng tiền đang có xu hướng được giá để đến lúc thanh toán sẽ được đảm bảo nguyên giá trị hợp đồng Ngược lại, nếu người bán đang cần bán hàng, tức là (cung>cầu), vị thế mua bán thuộc về người mua, người mua sẽ có cách chọn đồng tiền ngược lại với cách chọn
của người bán vừa nêu
III Hối đoái
1 Các khái niệm
1.1 Hối đoái và các công cụ hối đoái
1.1.1 Khái niệm hối đoái
“Hối đoái là việc đổi một giá trị dưới hình thái tiền tệ nước này lấy một giá trị tương đương dưới hình thái tiền tệ nước khác”.8
Trong từ Hán Việt, chữ Hối nghĩa là gửi tiền cho nhau, tiền gửi; chẳng hạn kiều hối là ngoại tệ do Việt Kiều gửi về nước Chữ Đoái có nghĩa là ngoảnh lại Như vậy, hối đoái có nghĩa là trao đổi tiền tệ hay các công cụ có ghi tiền tệ.9
Theo Từ điển Anh-Việt, từ hối đoái cũng có nghĩa là đổi tiền và được dịch sang
Tiếng Anh là Exchange10 Tỷ giá hối đoái được dịch là Exchange rate, trong đó chữ
―rate‖ là tỷ lệ Như vậy, chữ Exchange rate được dịch là tỷ giá hối đoái, tức là tỷ lệ đổi giữa hai đồng tiền
Hiện nay, trong giao dịch tiền tệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, các từ điển Anh - Việt, Việt – Anh hiện đại, các tài liệu kinh tế, các nhà kinh tế trong và ngoài nước đều dùng từ Exchange rate để nói về tỷ giá hối đoái
Trong thanh toán, hình thái tiền tệ không chỉ biểu hiện qua tiền mặt mà còn thể hiện ở những công cụ thanh toán có ghi tiền tệ, hoặc các công cụ hoán đổi được sang tiền tệ một cách phổ biến Chẳng hạn, trên kỳ phiếu có ghi tiền và kỳ phiếu đổi được sang tiền mặt, vàng hoán đổi được sang tiền mặt…
Do lịch sử phát triển kinh tế giữa các nước có sự khác nhau và nhu cầu trao đổi hàng hóa, thanh toán, tín dụng ngày càng phát triển, ban đầu sự xuất hiện tiền mặt mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp Dần dần trong các hợp đồng mua bán có giá trị lớn, việc thanh toán bằng tiền mặt gây nhiều khó khăn về tốc độ thanh toán, vận chuyển, chi trả Lúc này, sự xuất hiện của các công cụ chuyển nhượng có ghi tiền như: Séc, kỳ phiếu, hối phiếu, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, thư
8 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB từ điển bách khoa, Hà Nội 2002 (Trang 363)
9 Từ điển trực tuyến Việt-Hán-Nôm, Trung tâm công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế
10
Trang 30nhờ thu, thư tín dụng đã giúp cho quá trình thanh toán được thuận lợi hơn trong điều kiện hạn chế về phạm vi không gian, thời gian
Trong các quan hệ tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư sử dụng tiền mặt gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản chi trả giữa các chủ thể thanh toán ở các quốc gia khác nhau Lúc đó các công cụ chuyển nhượng hoán đổi sang tiền như: Hối phiếu, trái phiếu,
cổ phiếu, kỳ phiếu lại có tác dụng thiết lập các quan hệ tín dụng nhanh chóng hơn Chẳng hạn, trong thanh toán các hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế của các thương nhân ở các quốc gia khác nhau, việc đem theo tiền mặt để thanh toán là không thể thực hiện được Thứ nhất, do tiền tệ ở các nước khác nhau phải quy đổi theo tỷ giá giữa hai đồng tiền Thứ hai, việc thanh toán bằng những đồng tiền yếu sẽ gây trở ngại trong việc chuyển đổi sang những đồng tiền khác Thứ ba, các nước đều có cơ chế quản lý chặt chẽ ngoại hối (tiền tệ của nước ngoài) nên việc mang tiền mặt ra vào một cách tùy tiện ở các nước khác nhau là không thể thực hiện được Cuối cùng, việc chuyển một lượng tiền mặt lớn, hoặc vàng để thanh toán tiền hàng sẽ làm cho tốc độ thanh toán chậm, việc quản lý, vận chuyển, kiểm đếm chúng gặp nhiều khó khăn
Trong trường hợp này, công cụ thanh toán như hối phiếu đã trở thành phương tiện đòi tiền có hiệu quả và các bức điện chuyển tiền giúp cho quá trình thanh toán tiền hàng của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn
Từ các khái niệm giải thích về thuật ngữ nêu trên, việc hoán đổi từ công cụ thanh toán (hay phương tiện thanh toán) có ghi giá trị hình thái tiền tệ này sang công cụ thanh toán khác có hình thái tiền tệ gọi là hối đoái
1.1.2 Các công cụ hối đoái
Công cụ hối đoái là những công cụ chuyển nhượng có ghi tiền thực hiện chức năng thanh toán thay cho tiền mặt và chuyển đổi được sang tiền mặt
Ở Việt Nam, khái niệm công cụ chuyển nhượng: “Là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định”.11
Công cụ hối đoái có thể phân thành các nhóm sau:
a Nhóm công cụ hối đoái là chứng khoán
11 Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005, Điều 4, khoản 1
12
Trang 31của công ty cổ phần cùng với các giấy tờ xác nhận cổ phần gọi là bút toán ghi sổ Cổ phần xác nhận bằng bút toán ghi sổ thuận lợi cho niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty cổ phần đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo Luật Chứng khoán quốc gia
Cổ đông được hưởng lợi tức chia theo cổ phần sở hữu gọi là cổ tức khi công ty cổ phần có thu nhập ròng Vấn đề này được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 và các văn bản có liên quan Cổ tức không ổn định mà phụ thuộc vào hoạt động của công ty cổ phần cũng như quyết định của đại hội cổ đông
Cổ phiếu là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của cổ đông về vốn góp đối với công ty cổ phần Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn
Cổ phiếu được xem là công cụ hối đoái khi nó được bán lại cho người khác và chuyển đổi sang tiền mặt Trong thanh toán quốc tế, cổ phiếu không được dùng làm phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương vì khả năng hoán đổi sang tiền gặp khó khăn do cổ phiếu lưu thông và hoán đổi chủ yếu ở các thị trường giao dịch cổ phiếu hoặc trong nội bộ công ty cổ phần theo những quy định nghiêm ngặt của luật pháp quốc gia
Cổ phiếu có nhiều loại như: Cổ phiếu đích danh, cổ phiếu vô danh, cổ phiếu có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường chứng khoán, cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch tại thị trường chứng khoán được quy định tại Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Chứng khoán của các quốc gia (Ở Việt Nam, cổ phiếu và các loại cổ phiếu được quy định tại Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006)
Các đặc điểm của cổ phiếu cũng như luật pháp chi phối cổ phiếu được nghiên cứu
kỹ ở một môn học khác như Thị trường chứng khoán, Thị trường tài chính trong phạm
vi nghiên cứu của giáo trình, cổ phiếu được nhìn nhận là công cụ chuyển nhượng vốn tín dụng ở một số hợp đồng tín dụng
Hình ảnh minh họa của một loại cổ phiếu:
Hình 1.1 Cổ phiếu đích danh
(Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á- TP Hồ Chí Minh)
Trang 32Người mua trái phiếu thực chất là đem vốn bằng tiền mặt của mình cho các tổ chức phát hành trái phiếu vay và nắm giữ một chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu vốn góp là trái phiếu Trái phiếu cơ bản khác cổ phiếu ở những điểm sau:
Thứ nhất, trái phiếu khác cổ phiếu về nguồn gốc phát hành;
Thứ hai, người mua trái phiếu được hưởng trái tức Trái tức luôn được đảm bảo nhất định bằng một tỷ lệ phần trăm và có thời gian đáo hạn rõ ràng, trong khi cổ tức thật
sự không ổn định và phụ thuộc vào hoạt động của công ty cổ phần
Thứ ba, khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của một số loại trái phiếu thuận lợi hơn như Trái phiếu Chính phủ có thể bán tại các ngân hàng, hoặc các cơ sở giao dịch vàng, bạc, ngoại tệ, giao dịch chứng khoán được phép hoạt động Các loại trái phiếu thường có thời hạn thanh khoản trên 1 năm
Do hoán đổi được sang công cụ thanh toán khác, Trái phiếu được xem như công cụ hối đoái vốn, nhưng lại ít được dùng thể hiện tính toán cũng như thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương vì tính kỳ hạn của nó
Hình ảnh minh họa trái phiếu Chính phủ:
Trang 33- Công trái
“Công trái xây dựng Tổ quốc là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước dành để đầu tư xây dựng những công trình then chốt, tạo nên cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Phiếu công trái phát hành hàng năm Việc mua công trái thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và tuỳ theo khả năng của mỗi người, Nhà nước động viên mọi người, mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như ở ngoài nước mua công trái, góp phần vào việc xây dựng đất nước”.15
Người mua công trái thực chất là mang tiền của mình cho Nhà nước vay và nhận
về một giấy xác nhận quyền sở hữu vốn vay đó gọi là công trái Người sở hữu công trái được hưởng lợi tức công trái theo tỷ lệ phần trăm theo năm gọi là lãi suất công trái Công trái là một loại trái khoán có kỳ hạn, thường là năm năm, mười năm Do bản chất huy động công trái không mang tính kinh doanh nên lãi suất công trái thường thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng trong cùng một thời gian, nhưng khả năng thanh khoản và hưởng lợi là an toàn tuyệt đối
Công trái phát hành hàng năm, trước khi phát hành, Chính phủ tiến hành những đợt vận động rộng rãi trong dân chúng, số vốn huy động từ công trái đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng đất nước (Công trái giáo dục, công trái giao thông, thủy lợi v.v ) Công trái có nhiều loại, có loại đích danh người mua, có loại vô danh; công trái vô danh giao dịch được trên thị trường hối đoái và hoán đổi sang tiền mặt nhanh chóng Lợi tức công trái chỉ được thanh toán khi đáo hạn tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước Rất nhiều nước trên thế giới phát hành công trái, nhưng trong giao dịch HĐMBHHNT, công trái không được sử dụng làm công cụ tính toán cũng như thanh toán
do bản chất nội bộ của công trái và tập quán quốc tế ít sử dụng
Hình ảnh công trái phát hành tại Việt Nam:
Hình 1.3 Công trái giáo dục xây dựng tổ quốc ở Việt Nam
(Nguồn: Công trái do Kho bạc Nhà nước phát hành tại Krông pa, Tỉnh Đắc Lắc Việt Nam)
15
Trang 34b Nhóm công cụ hối đoái thường dùng trong thanh toán
- Hối phiếu (Bill of Exchange: B/E) Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong quốc gia được thực hiện trực tiếp giữa các chủ thể của hợp đồng hoặc gián tiếp qua ngân hàng, hành động thanh toán xuất phát
từ những cam kết trong hợp đồng về thời gian, địa điểm và loại phương thức thanh toán hoặc dùng điện thoại, thư, gặp trực tiếp để giục thanh toán Trong thanh toán quốc tế, do những hạn chế về chi phí đi lại, cơ chế quản lý ngoại hối của các quốc gia, hầu hết việc thanh toán được thực hiện gián tiếp qua ngân hàng Ngoài những yêu cầu về về thời gian, địa điểm và loại phương thức thanh toán đã nêu trong hợp đồng được ký kết, đòi hỏi phải có một phương tiện có đầy đủ tính pháp lý để giục thanh toán hoặc hứa thanh toán, người ta đã nghĩ ra hối phiếu
Theo luật pháp Việt Nam: ―Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng‖.16
Trong việc thanh toán tiền của HĐMBHHNT, hối phiếu đã trở thành một công cụ đòi tiền chủ yếu và hiệu quả Khái niệm, bản chất, đặc điểm, nguồn luật chi phối hối phiếu, việc lưu thông hối phiếu và các loại hối phiếu sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương 2 trong giáo trình này
Hình ảnh của hối phiếu thương mại sử dụng đòi tiền theo hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương thể hiện trong hình 1.4
- Séc (Cheque) Theo Công ước Giơ-ne-vơ 1931, Séc là một tờ mệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc trả cho người được chỉ định trên tờ séc
Theo quy định của Việt Nam: “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng” 17
So với các công cụ hối đoái khác, séc không phải là một công cụ hối đoái vốn như
cổ phiếu, trái phiếu hay công cụ phát sinh từ quan hệ công nợ như hối phiếu mà là công
cụ chi trả trực tiếp thay cho tiền mặt được hình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng ngân
hàng do quan hệ thanh toán tiền hàng trong hợp đồng
16 Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005, Điều 4, khoản 2,3
17
Trang 35Hình 1.4 Hối phiếu thương mại
(Nguồn: Hối phiếu của Công ty Leaprodexim Đà Nẵng, 2002)
Hối phiếu thường do người bán ký phát ra để đòi tiền, còn séc thì do người mua hoặc người nhận dịch vụ, người tiêu dùng ký phát ra để trả tiền, người trả tiền trước
đó phải có tiền gửi tại tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng (gọi là tiền bảo chứng thanh toán séc) thì ngân hàng mới cấp cho tập séc để thanh toán, nhưng hối phiếu không cần tiền bảo chứng
Séc được làm theo mẫu in sẵn và có luật pháp điều chỉnh như là hối phiếu Séc được dùng thanh toán chủ yếu cho các hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại trong nước vì khả năng hoán đổi sang tiền mặt ở các ngân hàng trong cùng một quốc gia rất thuận lợi
Trong thanh toán quốc tế, việc sử dụng séc để thanh toán cho các HĐMBHHNT gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng ở các nước khác nhau không thể kiểm soát được tài khoản của người ký phát séc Hơn nữa, khi thanh toán séc, họ phải thực hiện thanh toán bù trừ trong ngày giữa các ngân hàng thông qua ngân hàng Nhà nước, việc này mất nhiều thời gian, khó khăn về nghiệp vụ Séc trong thanh toán quốc tế thường gặp là séc
cá nhân, tổ chức đi du lịch, công tác, ngoại giao Tuy vậy, việc xuất hiện séc đã làm tăng tốc độ thanh toán so với thanh toán bằng tiền mặt và các loại công cụ thanh toán khác
Hiện nay, đã xuất hiện thanh toán bằng Séc điện tử ở nhiều quốc gia, séc điện tử là loại séc được cài đặt theo các phần mềm và thanh toán qua Internet Tuy nhiên, cần chờ những quy định của pháp luật ban hành về lưu thông loại séc này
Với khả năng hoán đổi sang tiền như trên, séc là công cụ hối đoái cơ bản trong thanh toán nội địa
Value receive and charge the same to account of: SIMON CORPORATION………
Irrevocable Letter of Credit No. 00682572LEA………… Date 16 Jan, 2002……… To: FUJI BANK LTD, JAPAN For: LEAPRODEXIM DANANG
Trang 36Séc trong thanh toán quốc tế được nghiên cứu kỹ ở chương 2 trong giáo trình này Hình ảnh minh họa séc:
Theo Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, không quy định thuật ngữ Kỳ
phiếu, nhưng có ghi: “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định khi có yêu cầu hoặc vào một thời
18
Trang 37điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.” 19
Đối chiếu với Luật Kỳ phiếu quốc tế, nội dung này đồng nhất với nội dung kỳ phiếu theo Luật Kỳ phiếu quốc tế Như vậy, kỳ phiếu là một cam kết vô điều kiện do người ký phát ra kỳ phiếu hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác Đến hạn thanh toán của kỳ phiếu, người ký phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên kỳ phiếu cho người thụ hưởng, vì vậy,
kỳ phiếu đến hạn được hoán đổi sang tiền nên được xem là công cụ hối đoái thanh toán Trong các giao dịch thanh toán của HĐMBHHNT, kỳ phiếu được sử dụng khá phổ biến trong phương thức mua bán trả chậm
Trong quan hệ tín dụng nội địa, kỳ phiếu là những khoản tiền gửi ngân hàng theo những thời hạn được ngân hàng quy định Có nhiều loại kỳ phiếu, phổ biến trong dân sự
là kỳ phiếu tiền gửi tiết kiệm Đối với loại kỳ phiếu này, theo đúng thời hạn kỳ phiếu, người gửi được hưởng lãi suất tiền gửi kỳ phiếu, nếu rút tiền gửi trước thời hạn gửi kỳ phiếu, người gửi chỉ được hưởng lãi suất thông thường, lãi suất này thường thấp hơn lãi suất kỳ hạn
Có loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành, không phải là kỳ phiếu tiền gửi tiết kiệm, người đầu tư phải mua loại kỳ phiếu này và đúng hạn ghi trên kỳ phiếu sẽ được thanh toán cả gốc lẫn lãi Hiện nay loại kỳ phiếu này thường có thời hạn dưới 1 năm
Một ví dụ minh họa về lãi suất cho kỳ phiếu tiền gửi tiết kiệm ngân hàng:
Kỳ hạn Lãnh lãi
trước
Lãnh lãi hàng tháng
Lãnh lãi hàng 2 tháng
Lãnh lãi hàng quý
Lãnh lãi hàng 6 tháng
Lãnh lãi hàng năm
Lãnh lãi cuối kỳ
Trang 38Với số dư vốn gốc giữ đến hạn từ 500 triệu đồng trở lên đối với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, khách hàng
được cộng thêm lãi suất thưởng bậc thang theo số dư tương ứng như sau:
Số dư giữ đúng hạn Lãi suất thưởng (%/năm)
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 0,1
Biểu 1.1 Lãi suất tiết kiệm; Tiền gửi cá nhân – ngân hàng Eximbank
(Nguồn: Ngân hàng Eximbank ngày 20/5/2013)
Hình ảnh minh họa kỳ phiếu:
Trang 39Hình 1.7 Một loại kỳ phiếu thương mại nước ngoài
(Nguồn: Công ty Sithers Johnson Ltd)
Hình 1.8 Một loại kỳ phiếu nội địa
(Nguồn: Ngân hàng Việt Hoa, TP.Hồ Chí Minh)
- Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán được làm bằng nhựa cứng (loại nhựa đặc biệt) dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, lương, thu nhập mà không dùng tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động, các máy thanh toán tự động
Hầu hết các loại thẻ thanh toán quốc tế, nội địa hiện nay đều bằng thẻ nhựa cứng (Plastic) có hình chử nhật chung một kích cỡ: 96mm x 54mm x 0,76mm (kích cở này đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO 7810) Trong thẻ có dãi băng từ tính, hoặc các Chip điện tử ghi lại những thông tin riêng như số thẻ, mã số của chủ nhân thẻ (Code/Password) được chủ nhân thẻ thỏa thuận với ngân hàng giữ kín thông tin Khi thực hiện, thanh toán hoặc rút tiền tại các máy tự động, các thông tin riêng này phải được nhập vào máy theo những trình tự hướng dẫn đã được cài đặt
Trang 40Thẻ nhựa có nhiều loại, trong thanh toán theo các hợp đồng dân sự, phổ biến là thẻ ATM (Automated Teller Machine), là loại thẻ rút tiền tự động hoặc thẻ Visa/Master card là các loại thẻ thanh toán của các ngân hàng được thanh toán tại nhiều quốc gia khác nhau Các thẻ này do ngân hàng phát hành, muốn có thẻ phải gửi một khoản tiền vào ngân hàng và làm các thủ tục yêu cầu được cấp thẻ theo quy định của ngân hàng Thẻ nhựa xuất hiện trong thanh toán tiện lợi rất nhiều cho những người đi xa không phải mang theo tiền mặt, lĩnh hoặc nhận những khoản tiền mà không cần chờ đợi tại quầy ngân hàng, quầy phát lương; thanh toán mà không cần phải chi trả tại quầy bằng tiền mặt (Visa/MasterCard ) Trong những hoạt động chi trả dân sự hàng ngày, thẻ nhựa không thể thay thế tính linh hoạt của tiền mặt
Trong thanh toán quốc tế thuộc HĐMBHHNT, thẻ nhựa ít được dùng vì những hạn chế bởi tính bí mật về thông tin mã số của thẻ, tính lưu thông qua các ngân hàng và hạn mức số tiền thanh toán của thẻ
Thẻ nhựa được xem như một loại tín phiếu với số tiền gửi ngân hàng không xác định kỳ hạn Ngoài thẻ nhựa, một số ngân hàng xem số tiền gửi ngân hàng dưới một năm
là tín phiếu ngắn hạn
Hình ảnh minh họa thẻ ATM, thẻ Visa/MasterCard:
Hình 1.9 Thẻ ATM của ngân hàng Agribank
(Nguồn: Ngân hàng Agribank Việt Nam)
Hình 1.10 Thẻ MasterCard của ngân hàng Hoa Kỳ
(Nguồn: Ngân hàng American dream, Hoa Kỳ)