Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng đã được Bộ Y tế xem xét cho thực hiện, Viện Dược liệu là cơ quan chủ trì và TTNCT&CBCTHN
Trang 1bộ y tế
viện d−ợc liệu
báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ
Tên đề tài:
Chủ nhiệm đề tài: Ths ngô quốc luật Cơ quan chủ trì đề tài: Viện d−ợc liệu Cấp quản lý: bộ y tế
6082
06/9/2006
Hà nội 12 - 2005
Trang 2Báo cáo Kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên một số cây thuốc
quan trọng”
2 Thuộc chương trình: Khoa học công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực Dược và Y
học dự phòng & Sức khoẻ cộng đồng giai đoạn 2003 - 2005
3 Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
4 Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu, Bộ Y tế
- Địa chỉ: 3B - Quang Trung - Hà Nội
- Điện thoại: 04.8252644 - Fax: 04.8254357
5 Cơ quan thực hiện: Trung tâm nghiên cứu trồng & chế biến cây thuốc Hà Nội
- Địa chỉ: Ngũ Hiệp - Thanh trì - Hà Nội
6 Họ và tên chủ nhiệm đề tài: ThS - Ngô Quốc Luật
- Điện thoại: 6860963 (CQ), 0913563075 (DĐ)
- Fax: 04 8614796, E-mail: ngoquocluattthn@yahoo.com.vn
7 Danh sách những người thực hiện chính
8 Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2003 đến tháng 12/2005
9 Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 180 triệu đồng/3 năm (60 triệu/1 năm)
Trang 3tcyttg (WHO) tæ chøc y tÕ thÕ giíi
TTNCT&CBCTHN-VDL Trung t©m nghiªn cøu trång & chÕ biÕn c©y
thuèc Hµ Néi-ViÖn d−îc liÖu
vqg, yhct V−ên quèc gia, Y häc cæ truyÒn
Trang 4Mục lục
Trang
Phần A: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài……… 5
I Kết quả nổi bật của đề tài 5
1 Đóng góp của đề tài 5
2 Kết quả cụ thể (Các sản phẩm cụ thể) 5
3 Kết quả về đào tạo 7
4 Các kết quả khác 7
II Đánh giá thực hiện đề tài đối với nội dung nghiên cứu đã được duyệt 7
III Đánh giá việc sử dụng kinh phí 8
IV Các ý kiến đề xuất 8
Phần B: Nội dung kết quả nghiên cứu Chương I 1.1 Đặt vấn đề 9
1.2 Mục tiêu và nội dung của đề tài 11
Chương II Tổng quan 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 12
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15
Chương III Phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
Chương IV Kết quả nghiên cứu 4.1 Các thông tin, tư liệu có liên quan đến sâu bệnh hại trên các cây thuốc nghiên cứu 25
4.2 kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến của sâu bệnh hại trên các loài cây thuốc điều tra 28
4.3 kết quả nghiên cứu về thành phần, mức độ hại và một số biện pháp phòng trừ trên một số cây thuốc quan trọng 34
4.3.1 Cây Bạch chỉ - Angelica dahurica Benth et Hook (Var - dahurica) 34
4.3.2 Cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala Koidz 41
4.3.3 Cây Cúc gai dài - Silybum marianum L 57
4.3.4 Cây Cà độc dược - Datura metel L 67
4.3.5 Cây Lão quan thảo - Geranium nepalense Kudo 72
4.3.6 Cây Diệp hạ châu - Phyllanthus amarus L 75
4.3.7 Cây Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L 80
4.3.8 Cây Sâm Việt Nam - Panax vietnamensis Ha et Grushv 85
4.3.9 Cây Lô hội - cây Lô hội - Aloe Vera L var chinensis (Haw Berg.).…88 4.4 Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV 91
4.5 Đề xuất biện pháp phòng chống sâu bệnh hại trên câythuốc 93
Chương V Kết luận và đề nghị 95
5.1 Kết Luận 95
5.2 Đề nghị 97
Trang 5Tài liệu tham khảo 99 Phần phụ lục
1 Bảng thời tiết khí tượng thuỷ văn
2 Phiếu kiểm nghiệm tồn dư thuốc BVTV
3 Các số liệu xử lý thống kê
4 Đề cương nghiên cứu được duyệt
5 Quyết định phê duyệt đề tài của Bộ y tế
Trang 6Phần A tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
- @ -
I Kết quả nổi bật của đề tài
1 Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng
đã được Bộ Y tế xem xét cho thực hiện, Viện Dược liệu là cơ quan chủ trì và TTNCT&CBCTHN là cơ quan triển khai nghiên cứu đã đáp ứng được một phần trong công tác BVTV đối với một số cây thuốc trong giai đoạn phát triển sản xuất dược liệu hiện nay
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được danh mục các loại sâu bệnh hại trên một số loại cây thuốc Đề tài đã xác định được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng một số loại thuốc hóa học và biện pháp khác có kết quả tốt và có thể
áp dụng trong sản xuất dược liệu, mà từ trước tới nay chưa tài liệu nào đề cập đến một cách có hệ thống
Kết quả nghiên cứu cơ bản của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, các số liệu nghiên cứu có thể tham khảo giúp cho các nhà khoa học và sản xuất thực hiện quản lý dịch hại một cách đồng bộ có hiệu quả
2 Kết quả cụ thể (Các sản phẩm cụ thể)
2.1 Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại và biện pháp phòng chống bao gồm:
* Phân loại, giám định thành phần (Tên Việt Nam và Tên khoa học) các loại sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng thuộc đối tượng nghiên cứu
* Xác định được mức độ phổ biến và diễn biến của sâu bệnh hại trên đồng ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây
* Lần đầu tiên xây dựng được danh mục các loại côn trùng gây hại và danh mục các loại bệnh hại trên từng đối tượng cây thuốc nghiên cứu của đề tài, mà từ trước tới nay chưa được công bố tại Việt Nam
* Bước đầu đã khảo nghiệm, xác định được một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu lực tốt, an toàn và một số phương pháp phòng trừ có thể áp dụng triển khai phục vụ phát triển dược liệu
Trang 72.2 Kết quả báo cáo tiến độ thực hiện theo qui định bao gồm
* Báo cáo kết quả nghiên cứu định kỳ, hàng năm
* Báo cáo tổng kết đề tài
2.3 Kết quả in ấn và công bố công trình
Đã công bố 06 bài báo trong các tạp chí chuyên ngành và Hội nghị KHKT Bảo vệ thực vật toàn quốc lần thứ II:
1 Tạp chí D−ợc liệu, tập 10, số 1/2005 (Tr 12-17), Ngô Quốc Luật & CTV
- Nghiên cứu diễn biến sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng vụ đông
xuân 2003 - 2004 tại Trung tâm nghiên cứu & chế biến cây thuốc Hà Nội
2 Tạp chí chuyên ngành BVTV, số 3 (201)/2005 (Tr 14-16) - Ngô Quốc Luật & CTV - Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu ăn lá Brithys crini gây hại cây
trinh nữ hoàng cung và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV
3 Tạp chí D−ợc liệu, tập 10, số 4/2005 (Tr 110-118), Ngô Quốc Luật &
CTV - Nghiên cứu nấm bệnh Sclerotium rolfsii hại cây bạch truật và khảo sát một
số biện pháp phòng trừ
4 Tạp chí chuyên ngành BVTV, số 4 (202)/2005 (Tr 37-39) - Ngô Quốc Luật & CTV - Sâu bệnh hại trên cây Lão quán thảo
5 Tạp chí chuyên ngành BVTV, số 5 (203)/2005 (Tr 24-31) - Ngô Quốc Luật & CTV - Diễn biến một số bệnh hại chính trên cây bạch truật và khảo sát
biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) vụ Đông Xuân
2004 – 2005 tại Thanh Trì, Hà Nội
6 Hội nghị khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật toàn quốc lần thứ II (Trang
63 – 71) 2005, Nguyễn Văn Đĩnh & CTV - Một số nét về tình hình sâu hại cây d−ợc liệu vùng Hà Nội
2.4 Xây dựng bộ mẫu tiêu bản
Đã xây dựng đ−ợc 1 bộ mẫu côn trùng hại cây thuốc gồm 40 loài và đã chụp ảnh t− liệu về triệu chứng hại, các loài côn trùng và bệnh hại cây làm thuốc
Trang 83 Kết quả đào tạo
* Các nội dung nghiên cứu của đề tài đã giúp và hướng dẫn được 6 sinh viên làm luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp được nhà trường đánh giá cao
* Kết quả và những số liệu nghiên cứu cơ bản của đề tài là tài liệu mới và quý giá, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong việc đào tạo sinh viên, cán bộ NCKHCN, giúp cho các đọc giả tra cứu, nghiên cứu sâu hơn nữa trong lĩnh vực BVTV đối với cây thuốc
4 Các kết quả khác
* Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của các nghiên cứu viên tham gia
đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu sâu bệnh hại trên các cây trồng làm thuốc
* Qua đề tài cũng đã gắn kết được mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, gắn bó giữa các cơ quan nghiên cứu với nhau, giữa các Viện nghiên cứu, các Trường đại học cùng tiến hành phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực BVTV đối với cây trồng làm thuốc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói chung và lĩnh vực nghiên cứu về cây thuốc của ngành Dược nói riêng
* Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý có cách nhìn nhận rõ hơn, quan tâm và tạo điều kiện hơn về cơ sở, vật chất, con người cho việc nghiên cứu chuyên sâu về BVTV đối với các loại cây trồng làm thuốc trong ngành Dược Việt Nam
II Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
1 Tiến độ: Đề tài thực hiện đúng theo đề cương đã được phê duyệt
2 Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đã hoàn thành đầy đủ các nội dung của
tất cả các mục tiêu nghiên cứu của đề cương đã được phê duyệt
3 Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Đã tuân thủ và
thực hiện đầy đủ các sản phẩm cần tạo ra so với đề cương được duyệt
4 Các sản phẩm vượt mức so với đề cương đ∙ được duyệt:
* Có thêm bộ tiêu bản về các loại côn trùng hại trên các cây thuốc nghiên cứu (So với đề cương được duyệt không có)
Trang 9* Tiết kiệm kinh phí để nghiên cứu thêm một đề mục về đánh giá tình hình bệnh hại trên cây lô hội, vì cây lô hội là một trong những cây thuốc quan trọng, có nhu cầu lớn trong nước và trên thế giới nhưng bị nhiều loại bệnh gây hại và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm Đề tài đã mạnh dạn bước đầu đưa vào nghiên cứu
III Đánh giá việc sử dụng kinh phí
* Tổng kinh phí được cấp cho 3 năm là: 180 triệu đồng
* Số kinh phí đã quyết toán xong: 180 triệu đồng
* Số kinh phí còn lại chưa quyết toán: Không
IV Các ý kiến đề xuất
1 Đề tài triển khai nghiên cứu nhiều cây, nhiều thí nghiệm cần phải bố trí, nhiều địa điểm xa, nhiều địa phương, đi lại điều tra khó khăn như Lào Cai, Kon Tum (Tây Nguyên - núi cao Ngọc Linh) nhưng kinh phí quá hạn hẹp cũng đã tạo
ra không ít khó khăn cho việc triển khai thực hiện của đề tài
2 Đây là đề tài cấp Bộ đầu tiên xét duyệt cho nghiên cứu chuyên sâu về BVTV cây thuốc, kết quả bước đầu cũng đáng khích lệ Chúng tôi tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo liên quan, nhất là lãnh đạo Ngành, Bộ Y tế tiếp tục quan tâm lĩnh vực nghiên cứu còn quá thiếu này và hàng năm xét duyệt, cấp kinh phí cho triển khai các đề tài tương tự như trên đối với nhiều loài cây thuốc khác nhau đang cần phát triển sản xuất tại Việt nam Ngành Nông nghiệp trong nước có hẳn một Cục BVTV, Viện BVTV và các Trung tâm Trong lúc ngành Dược với cây trồng là cây thuốc cũng có trên hàng trăm loài khác nhau, và với hàng trăm loài sâu bệnh hại khác nhau nếu khi đưa ra phát triển sản xuất đại trà, song trong lĩnh vực BVTV trên cây thuốc còn quá yếu và thiếu Việc nghiên cứu hạn chế tác hại của sâu bệnh trên các loài cây thuốc, hạn chế thiệt hại về năng suất và chất lượng dược liệu, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng, an toàn cho môi trường là rất cần thiết và cần phải đầu tư tương xứng
Chủ nhiệm đề tài Viện trưởng Viện Dược liệu
Thạc sỹ - Ngô Quốc Luật
Trang 10phần B nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu
-
chương i
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam, trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng từ nay đến năm
2010, ngành Y Tế đã có kế hoạch từng bước thực hiện tự túc thuốc để đạt chỉ tiêu bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội Để thực hiện được chỉ tiêu này bên cạnh sự đầu tư phát triển công nghiệp dược và kháng sinh, một vấn đề quan trọng và là thế mạnh của đất nước là phát triển trồng trọt cây thuốc, đây là nguồn nguyên liệu làm thuốc quan trọng trong Y học cổ truyền (YHCT), cũng như nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp dược sản xuất thuốc và xuất khẩu để bù đắp cho nhập khẩu Khai thác nội lực, phát triển ngành dược đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân trên nền tảng của phát triển nguồn dược liệu trong nước Đẩy mạnh công tác phát triển dược liệu trong nước trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giai
đoạn tới là góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực của Ngành Dược, thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng thời cũng là phát huy tiềm năng về thế mạnh dược liệu trong nước, để phục vụ nhu cầu sản xuất thuốc nội địa và xuất khẩu
ở nước ta, khí hậu thời tiết rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có nhiều loại cây thuốc chữa bệnh Kết quả
điều tra khảo sát được của các nhà nghiên cứu khoa học đa ngành khác nhau cho biết, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với 3948 cây làm thuốc và nhu cầu sử dụng dược liệu vào khoảng 50.000 tấn/năm (Nguyễn Duy Thuần và CTV, 2004 - Viện Dược liệu) [35], chúng được phân bố rộng khắp cả nước Nhiều vùng và tỉnh có cây thuốc với số loài và trữ lượng lớn
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất ra hàng loạt các hoạt chất để sản xuất thuốc từ nguồn dược liệu Bên cạnh những cây thuốc bản địa, thuốc nam thì những cây thuốc quý được di thực, nhập nội từ nước ngoài về được phát triển
Trang 11Điều kiện khí hậu, thời tiết ở nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây thuốc chữa bệnh, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều chủng loại sâu bệnh hại phát sinh, phát triển gây thiệt hại lớn cho cây trồng Cũng như các cây trồng khác, cây thuốc thường dễ bị sâu bệnh tấn công gây hại mạnh
Có nhiều nơi, nhiều lúc cây thuốc đã bị sâu bệnh phá hoại gây thất thu hoặc nếu thu hoạch được thì năng suất không cao và chất lượng không đảm bảo
Nghiên cứu về BVTV đối với cây thuốc của ngành Dược nói riêng và trong nước nói chung còn tản mạn, ít tài liệu, chưa nghiên cứu đi sâu về tình hình diễn biến của sâu bệnh hại, nguyên nhân gây hại, chưa xây dựng được danh mục các loài côn trùng hại, bệnh hại trên các loài cây thuốc một cách hệ thống Tài liệu “kỹ thuật nuôi trồng và chế biến cây thuốc” [19] của Trung Quốc cũng đã đề cập đến một vài triệu chứng bệnh hại nhưng cũng không nói nguyên nhân gây hại và biện pháp phòng trừ cụ thể
Việc xác định thành phần sâu bệnh hại, theo dõi để nắm được tình hình phát sinh, phát triển của dịch hại chính trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây thuốc (IPM) nhằm ngăn chặn sự phá hại của chúng, góp phần giải quyết tốt sản xuất "Dược liệu an toàn”
ổn định năng suất và chất lượng dược liệu, hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh gây ra Đứng trước tình hình đó, một nhu cầu cấp thiết cần đặt ra là nghiên cứu xác
định được thành phần sâu bệnh hại trên một số loài cây thuốc quan trọng, giám
định, phân lập nguyên nhân gây hại từ đó có cơ sở khoa học cho việc tìm biện
pháp phòng trừ Đây chính là lý do mà chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên một số cây thuốc quan trọng”
Đề tài đã được Hội đồng khoa học Bộ Y tế thẩm định, Vụ Khoa học & Đào tạo
Trang 12BYT, lãnh đạo Bộ duyệt cho tiến hành triển khai nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10/2003 - 12/2005
1.2 Mục tiêu và Nội dung nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định thành phần sâu bệnh hại, mức độ gây hại và diễn
biến của các loài gây hại chính trên 08 cây dược liệu và bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ có hiệu quả
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thu thập thông tin trên các loại cây thuốc
- Nghiên cứu điều tra, thu thập mẫu vật, phân lập và giám định, chụp ảnh các loài sâu bệnh hại
- Nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại và diễn biến mật độ hoặc mức độ gây hại của một số loài gây hại chính trên 08 cây thuốc trong năm 2003 - 2005
(Bạch chỉ (Angelica dahurica B.); Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz); Lão quan thảo (Geranium nepalense Kudo); Trinh nữ hoàng cung (Crinum
latifolium L); Cúc gai dài (Silybum marianum L.); Cà độc dược (Datura metel L.);
Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.); Cây sâm Việt nam (Sâm Ngọc Linh, SK5)
- Panax vietnamensis Ha et Grushv; và nghiên cứu thêm cây Lô hội - Aloe Vera
L var chinensis (Haw Berg.), họ Asphodelaceae
- Nghiên cứu khảo nghiệm thuốc BVTV đối với một số sâu bệnh hại chính trên một số loại cây thuốc đề để xuất biện pháp phòng chống có hiệu quả
Trang 13Chương II Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
- 2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nước ta có trên 3/4 diện tích là rừng núi, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm
đến á nhiệt đới núi cao với thảm thực vật đa dạng, tạo nên nguồn cây thuốc vô cùng đa dạng và phong phú Theo thống kê mới nhất năm 2004, nước ta có 3948 cây làm thuốc (Nguyễn Duy Thuần và CTV., 2004) [35] Hàng năm nhu cầu về khối lượng dược liệu cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 50.000 tấn Tính đến 2003, thuốc sản xuất trong nước đạt 35 – 40 % giá trị so với năm 2002 sản xuất tăng 20,67 % và nộp ngân sách tăng 17,85 % (Tạp chí dược liệu - 5/2004 số 337)
Tuy nhiên hiện nay theo điều tra nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, nhiều cây thuốc quý ở Việt Nam, do bị tìm kiếm không ngừng hoặc vô tình bị tàn phá, đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt Các cây thuốc trồng trọt giảm sút về cả khối lượng và diện tích sản xuất Ngoài các nguyên nhân do như thuốc bị nhập lậu
từ nước ngoài vào (chủ yếu từ Trung Quốc) và do nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, chưa kiểm soát được tình hình khai thác, thu mua, buôn bán, còn có nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến công tác phát triển dược liệu trên các vùng trồng cây thuốc đại trà là tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây thuốc ngày một nghiêm trọng, đã làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng dược liệu sản xuất trong nước
Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh đang được tăng lên hàng ngày thế nhưng khi trồng với diện tích lớn, cây thuốc lại bị nhiều sâu bệnh hại tấn công gây hại lớn, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dược liệu Theo đánh giá của các báo cáo nghiên cứu khoa học, thì vụ Đông xuân 1995 - 1996 tại TTNCT&CBCTHN, sâu bệnh phát sinh thành dịch và làm giảm năng suất 20 – 25
% (Nguyễn Thị Tuấn - 1998) [37], cây thuốc bị nhiều loài sâu bệnh hại, mức độ gây hại phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau: Đất đai, khí hậu thời tiết và nguồn bệnh Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện vào thời kì cây con (tháng 12, 1) ở cây ngưu tất Bệnh thối gốc do nấm hại phát sinh vào lúc nắng mưa thất
Trang 14thường (địa hoàng, bạch truật) Bệnh nấm hạch xuất hiện vào tháng 2 - 3 trên ích mẫu, bệnh nấm phấn trắng gây hại vào tháng 5 trên xuyên khung Giai đoạn cây mới mọc, cây thuốc thường bị sâu xám phá hoại trên các cây như: Bạch chỉ, địa hoàng, bạch truật, hoài sơn, đan sâm ở giai đoạn trưởng thành, cây thuốc còn bị các loại sâu: Sâu khoang, sâu đo, sâu xanh, bọ nhảy, rệp chích hút phá hại (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 2001) [24]
Qua vài năm nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt tại TTNCT&CBCTHN, Viện Dược Liệu cho thấy: Trên cây TNHC đã bị nhiều loại sâu bệnh hại: Thán thư, vàng
lá, bọ nhảy đen, bọ lá bốn chấm trắng đặc biệt là loại sâu ăn lá Brithys crini
Fabricius Sâu non tuổi 6 ở thời gian phát dục dài, sức ăn trung bình 1 con/ ngày là 2276,01 ± 215,98 mm2 lá, chúng làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng dược liệu (Ngô Quốc Luật và cộng sự, 2001) [21]
Theo Ngô Quốc Luật trên cây Bạch chỉ, qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển trồng trọt đã bị một số bệnh nấm gây hại nguy hiểm với bạch chỉ trồng lấy hạt giống tại núi Tam Đảo Diễn biến bệnh rất phức tạp, có những năm cây bạch chỉ bị gây hại bởi bệnh u loét làm thất thu hạt giống và gây thiệt hại hàng chục
triệu đồng cho người sản xuất do nấm Plasmodiophora sp gây nên Bệnh làm biến
dạng hạt giống và gây chết cây trong cùng một thời điểm vào tháng 4 (cây 1 năm tuổi có CSB là 8,4 % còn cây 2 năm tuổi bị rất nặng có CSB lên tới 83,3%) [23]
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Ngô Quốc Luật và CTV với đề tài
“Nghiên cứu bệnh hại cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) làm thuốc chữa sốt rét” Thuộc chương trình 64 - C.03.08 cấp Nhà nước quản lý Đã phân lập
được loại nấm hại mới đó là: Nấm Phoma sp., lớp Fungi imperfecti và họ
Hyalosporea gây hại chính, ngoài ra còn có một số loại nấm ký sinh yếu khác như
Alternaria sp., và Nigrospora pallida Matz gây hại làm giảm đáng kể hàm lượng
artemisinin có trong dược liệu trên cây thanh hao hoa vàng
Cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.) được sử dụng trong Đông Y như
một vị thuốc lợi tiểu, tiêu độc sát trùng cầm máu thông huyết tăng cường thị lực hạ sốt, Ngoài ra Diệp hạ châu còn có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm đặc biệt gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cây diệp hạ châu làm thuốc điều trị về gan Do nhu cầu diệp hạ châu ngày càng lớn nên trữ lượng thu hái diệp hạ châu trong tự
Trang 15nhiên ngày càng khan hiếm Song khi đưa cây diệp hạ châu ra sản xuất đại trà để chủ động nguyên liệu sản xuất thuốc, thì xuất hiện bệnh lở cổ rễ và phấn trắng gây hại, vào giai đoạn sắp thu hoạch, nấm phấn trắng làm mất màu xanh của lá và làm giảm chất lượng dược liệu, bị nặng cây chết hoàn toàn, không thu được sản phẩm
Từ nhiều năm nay, do có nhu cầu tiêu thụ lớn nên bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz.) đã trở thành cây hàng hóa và được trồng trên diện tích khá
lớn ở một số địa phương trong đó có Sapa - Lào Cai Tuy vậy, trong quá trình trồng trọt bạch truật bị rất nhiều sâu bệnh phá hại trong đó bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định năng suất và chất lượng giống hàng năm
như bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh
đốm vàng (Alternaria alternata), bệnh đốm nâu (Pestalozzia sp.), bệnh đốm đen (Cuvularia sp.), bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) và bệnh khô thân lá
chưa các định được nguyên nhân Kết quả đã chứng minh đất đai và chế độ chăm sóc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bệnh Chăm sóc không tốt làm cỏ không thường xuyên cây phát triển kém làm giảm khả năng chống chịu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập dễ dàng [17]
Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh HRGMT là một trong những bệnh nguy
hiểm nhất trên cây trồng cạn ở Việt Nam Bệnh nhanh chóng làm cây chết và làm mất năng suất ở cả phần trên mặt đất (hoa, quả) và phần dưới mặt đất (thối củ) Khi thời tiết nắng nóng và ẩm ướt khí hậu thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường
làm cho bệnh héo rũ gốc mốc trắng tăng lên đáng kể Nấm S rolfsii là loài nấm có
phổ kí chủ rộng, gây hại cho nhiều cây trồng khác nhau như: cà chua, lạc, đậu tương, khoai tây, mía, bông Nấm có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây trồng ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau, từ cây con đến khi cây ra hoa, tạo quả
ở Việt Nam, Bộ NN & PTNT đã nghiên cứu và áp dụng qui trình BVTV trong sản xuất rau an toàn và đạt được những thành tựu nổi bật: Tiến bộ quan trọng nhất là áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau Từ
1994 - 2004 tại Hà Nội đã có 17.050 nông dân được huấn luyện IPM, trong đó có 7.005 người được huấn luyện về IPM trên rau (chiếm 41 %) (Chi cục BVTV Hà nội, 2004) Đa số rau được sản xuất trong vụ đông, sau khi cấy 1 - 2 vụ lúa nên
Trang 16nhờ biện pháp luân canh này, áp lực của sâu bệnh giảm đã đáng kể Nhiều giống mới có chất lượng cao và giống kháng bệnh đã được đưa vào sử dụng Mạng lưới BVTV, khuyến nông hoạt động hiệu quả, cung cấp các thông tin cần thiết về BVTV cho người dân, mạng lưới đại lý bán thuốc BVTV hoạt động mạnh tại các làng xã, cung ứng tương đối đầy đủ thuốc BVTV cho sản xuất Một số điểm nghiên cứu đã bước đầu áp dụng biện pháp tiên tiến trong sản xuất rau an toàn như quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây cà chua (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004), sử dụng Pheromone (Lê Văn Trịnh và CTV, 2005), xác định chỉ số tác động môi trường (EIQ) của các loại thuốc BVTV (Lê Thị Kim Oanh, 2003; Nguyễn Trường Thành, 2004) Năm 1995 - 1997, loại thuốc sử dụng nhiều nhất trên rau họ hoa thập tự là nhóm lân hữu cơ, sau đó là Pyrethroid Các loại thuốc vi sinh và các loại thuốc khác hầu như không có Đến giai đoạn 1999 - 2002, thì loại thuốc sử dụng nhiều nhất là nhóm các loại thuốc khác, còn thuốc Lân hữu cơ chiếm vị trí thứ 2
Tỷ trọng thuốc vi sinh vật tăng đáng kể (Lê Thị Kim Oanh, 2003) Đối với các vùng sản xuất rau trong nhà lưới thì tình hình sử dụng thuốc BVTV là khá tốt: Không sử dụng thuốc ngoài danh lục, giảm các loại thuốc lân hữu cơ, tăng các loại thuốc sinh học, thuốc có nguồn gốc khác (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005)
Nhờ áp dụng IPM mạnh mẽ thì từ năm 2000 - 2004 chủng loại thuốc hoá học BVTV không tăng thậm chí có chiều hướng giảm, các hoạt động quản lý của nhà nước như thanh tra, huấn luyện cho đại lý tốt hơn nên việc sử dụng thuốc BVTV nề nếp hơn, đã bước đầu tăng sử dụng thuốc sinh học và giảm thuốc hoá học (Chi cục BVTV Hà Nội, 2004)
2.2 Tình hình nghiên cứu của ngoài nước
Vấn đề sâu bệnh hại đối với cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng trên thế giới như thế nào? Chúng đã gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng lịch sử sản xuất nông nghiệp trước đây cũng như hiện nay ra sao? Người ta đã tính được là hàng năm trên thế giới thiệt hại do sâu gây ra là 29 tỷ USD bằng 13,8 % sản lượng nông nghiệp, thiệt hại do bệnh gây ra là 24,8 tỷ USD bằng 11,6 % sản lượng, do cỏ dại gây ra là 20,4 tỷ USD bằng 9,5 % sản lượng Tổng thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra là 75 tỷ USD hay là 35 % khả năng mùa màng Nếu đem so với sản lượng thực tế của thế giới là 140 tỷ USD thì thiệt hại trên đang chiếm 54 % Hơn
Trang 171/3 của cải con người làm ra trong nông nghiệp bị sâu bệnh phá mất (Theo điều tra
và tính toán của nhiều nước trên thế giới về những thiệt hại do sâu bệnh gây ra
-Đường Hồng Dật, 1979)
Đối với các loài cây thuốc bị nhiều sâu bệnh hại, cỏ dại tấn công và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng dược liệu ở Trung Quốc các vùng trồng nhân sâm đều bị nhiễm loài sâu bệnh phá hoại, làm giảm trên 30 % sản lượng Cây Bạch truật được trồng rất nhiều với số lượng lớn cũng bị nhiều loài sâu bệnh tấn công như: Bệnh nấm hạch, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ, bệnh chết cứng, bệnh vân vòng Sâu xám, rệp,
mối xông gốc Cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) bị sâu xám, bỏ nhảy, ong bạc
hà, rệp, sâu đo Cây Bạch chỉ bị bệnh đốm lá, đốm đen, nứt rễ rệp, sâu đục quả Cây Địa hoàng bị nhện đỏ, sâu xanh, sâu bọ ngài đêm, bệnh gỉ sắt, bệnh cuốn lá xanh Cây Xuyên khung, thường bị sâu đục thân phá hoại có thể từ 20 – 30 %, thậm chí lên đến 75 %, thời kỳ cây đang phát triển trên ruộng sản xuất
Cây Bạch truật, có nguồn gốc ở Trung Quốc khi trồng với diện tích lớn thường mắc các bệnh nấm hạch, khô lá, đốm lá, chết cây, thối rễ Người dân thường phòng trừ bằng cách như luân canh cây thuốc với cây họ hoà thảo (Gramineae) tiêu độc cho đất và nhổ bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi bột vào đất cần phải tháo nước nhanh khi trời mưa, đồng thời bón phân lân và kali để cây mọc khoẻ, tăng tính năng chống bệnh [19]
Trên cây Bạch chỉ thường bị bệnh đốm lá xuất hiện vào tháng 5 - 6 hàng năm, vết bệnh là những đốm màu trắng xám, tỷ lệ cây bệnh trên 30 %, ngoài ra bạch chỉ còn bị bệnh đốm đen và nứt rễ nhưng mức độ phá hoại không đáng kể
Về sâu hại có rệp, ruồi đen, đặc biệt là sâu đục quả lúc bạch chỉ ra quả, sâu đục vào trong quả và ăn hết ruột sau đó lại tiếp tục sang quả khác nếu bị hại nặng thì không thể thu hoạch được hạt
ích mẫu là cây thuốc quí dùng để bổ huyết, điều kinh, chữa huyết áp cao ở thời kỳ đầu, trị bệnh về tuần hoàn về tim, thần kinh tim Hạt ích mẫu còn dùng chữa bệnh phù, viêm đầu thống nhưng ích mẫu bị rất nhiều bệnh gây hại: Bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, bệnh chết xanh, bệnh hoa lá đặc biệt là sùi ra gây hại nghiêm trọng trong suốt thời gian sinh trưởng của ích mẫu nhất là vào đợt mưa
Trang 18nhiều, không khí ẩm Bệnh sinh trưởng vào lúc cây đâm cành thì thân rễ bị nứt thành khía, cuối cùng làm chết cây [19]
Cây thuốc và các sản phẩm của chúng là dược liệu được sử dụng rộng rãi làm thuốc và làm nguyên liệu cho công nghiệp dược Hiện nay thuốc được sản xuất từ nguồn dược liệu chiếm một tỷ lệ lớn trên thị trường thuốc của thế giới Vì vậy thế giới rất quan tâm đến “Bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu lực” của dược liệu Năm 1998 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xuất bản sách “Phương pháp kiểm tra chất lượng dược liệu”
Những nghiên cứu về nấm S rolfsii: Năm 1992, lần đầu tiên nấm S rolfsii
được phát hiện và nghiên cứu trên cây cà chua ở Việt Nam Những phát hiện sau
đó cho thấy nấm S rolfsii là loài đa thực có phổ ký chủ rộng, nấm có khả năng gây bệnh trên cây cà chua, lạc, đậu tương, củ cải đường Nấm S rolfsii sinh trưởng
thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300 C, nấm này ngừng sinh trưởng ở 500 C, nguồn bệnh bảo tồn thuận lợi trong điều kiện độ ẩm đất thấp từ 20 – 40 % (Plaksappa và CS, 1989)
Theo Smith và cộng sự (1986), sự xâm nhập của nấm Sclerotium rolfsii vào
mô cây ký chủ xảy ra dễ dàng do nấm tiết ra các enzim và axit oxalic làm mềm yếu và giết chết mô cây ký chủ
Bệnh héo rũ mốc gốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra xuất hiện trên
phạm vi rộng và là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, ngoài gây bệnh trên cà chua, nấm S rolfsii
còn gây hại trên lạc làm giảm năng suất tới 10 % đến 25 % Khi bệnh gây hại nặng
có thể làm thiệt hại đến 80 % năng suất (Mehan và cộng sự, 1995) Nấm S rolfsii
có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở hầu hết các loại đất khác nhau, pH
khác nhau và nguồn dinh dưỡng khác nhau nhưng nấm S rolfsii sinh trưởng phát
triển thuận lợi nhất ở đất thịt nhẹ và đất cát nhiều mùn có pH đạt 6,3 - 6,85 Từ kết quả trên cho thấy ảnh hưởng của pH đất đến sự hình thành hạch nấm là quan trọng hơn so với thành phần cơ giới đất (Kabana và CS, 1974)
Có nhiều biện pháp phòng chống bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm
Sclerotium rolfsii gây ra trong đó biện pháp luân canh đem lại hiệu quả rõ rệt Biện
Trang 20chương III vật liệu, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
- 3.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
1.1 Địa điểm
- Ruộng sản xuất, vườn quỹ gen cây thuốc, vườn mẫu của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, một số vùng trồng dược liệu tại Thanh Trì (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và chốt 3 vùng trồng sâm Ngọc Linh của xã Măngri, huyện Đắk Tô (Kon Tum)
- Bộ môn kỹ thuật canh tác - BVTV, TTNCT&CBCTHN - VDL
- Trung tâm nghiên cứu bệnh cây nhiệt đới trường Đại học Nông nghiệp I HN
- Bộ môn Côn trùng và bộ môn Bệnh cây Nông dược, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội
1.2 Thời gian:
- Từ tháng 7 năm 2003 đến tháng 12 năm 2005
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 8 loại cây dược liệu đang được trồng tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và các nơi khác (sau thêm cây lô hội) là:
- Cây Bạch chỉ - Angelica dahurica Benth et Hook
- Cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala Koidz
- Cây Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L
- Cây Cà độc dược - Datura metel L
- Cây Diệp hạ châu - Phyllanthus amarus L
- Cây Lão quan thảo - Geranium nepalense Kudo
- Cây Cúc gai dài - Silybum marianum L
- Cây Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) - Panax vietnamensis Ha et Grushv
- Cây Lô hội - Aloe Vera L var chinensis (Haw Berg.)
Trang 213.2 Nội dung nghiên cứu
Có 4 nội dung nghiên cứu như mô tả dưới đây
- Nghiên cứu thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến sâu, bệnh hại của
các cây thuốc: Bạch chỉ (Angelica dahurica B.); Bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz.); Lão quan thảo (Geranium nepalense Kudo); Trinh nữ
hoàng cung (Crinum latifolium L.); Cúc gai dài (Silybum marianum L.); Cà độc dược (Datura metel L.); Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.); Sâm K5 Panax
vietnamensis Ha et Grushv và nghiên cứu thêm cây Lô hội - Aloe Vera L var chinensis (Haw Berg.)
- Điều tra, thu thập mẫu vật, phân lập và định tên, chụp ảnh các loài sâu,
bệnh hại trên các cây thuốc tại địa điểm nghiên cứu trong năm 2003 - 2005 Từ đó xây dựng danh mục các loài sâu bệnh hại cây thuốc
- Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và đánh giá mức độ tác hại của
những loài sâu bệnh hại chính trên các loài cây thuốc nghiên cứu Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp các loài sâu bệnh hại chính
- Nghiên cứu khảo nghiệm biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV (áp dụng
một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại thường sử dụng) có tính đến khả năng an toàn cho sản phẩm và bảo vệ môi trường
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thu thập thông tin
- Tiến hành thu thập thông tin chung về các sâu bệnh hại (nội dung 1) từ các thư viện của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Y tế, Các viện nghiên cứu chuyên ngành như Viện BVTV, Cục BVTV, Viện Dược liệu
và Trường Đại học Nông nghiệp I Ngoài ra còn tiến hành tra cứu trên mạng Internet Kết quả thu thập được ghi chép, đối chiếu, so sánh và tổng hợp
3.3.2 Phương pháp điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng
- Điều tra thành phần sâu bệnh hại theo phương pháp điều tra tự do (Cục BVTV - 1995) tại các địa điểm: Ruộng sản xuất, vườn quỹ gen cây thuốc, vườn mẫu của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, một số vùng
Trang 22trồng dược liệu tại Thanh Trì (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Sapa (Lào Cai), Tam
Đảo (Vĩnh Phúc) và chốt 3 vùng trồng sâm Ngọc Linh (Kon Tum)
- Điều tra diễn biến số lượng và tỷ lệ sâu bệnh hại chính theo phương pháp 5
điểm chéo góc, theo quy định phương pháp điều tra trên cây công nghiệp của Cục Bảo vệ thực vật
- Thí nghiệm phòng trừ sâu trên cây thuốc bằng biện pháp thủ công và biện pháp hoá học Mỗi biện pháp phòng trừ được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) cách ly bằng băng polyetylen, nhắc lại 3 lần, mỗi ô thí nghiệm 10 m2
@ Phương pháp phòng trừ thủ công
Dựa vào tập tính sâu cuốn lá thường nhả tơ, sau đó kéo các lá xung quanh hoặc hai mép lá lại thành tổ và nằm bên trong gây hại vì vậy biện pháp thủ công là dùng tay gỡ các lá hoặc ngắt từng tổ để bắt sâu non và nhộng đem giết, công thức
đối chứng để nguyên Điều tra mật độ sâu cuốn lá và tỷ lệ hại trước khi làm thí nghiệm Thí nghiệm lặp lại 2 lần liên tiếp cách nhau 5 ngày Đánh giá hiệu quả phòng trừ bằng cách so sánh mật độ sâu hại và tỷ lệ hại với công thức đối chứng
@ Biện pháp hoá học
- Thí nghiệm phòng trừ sâu bệnh hại: Bố trí công thức sử dụng các loại thuốc BVTV và công thức đối chứng được phun bằng nước lã trên cây Thuốc được phun vào buổi chiều lúc trời râm mát và được phun ướt mặt lá Điều tra tình hình sâu bệnh hại trước khi phun, sau khi phun 3, 5, 7, 14
- Các loại thuốc BVTV sử dụng khảo nghiệm phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học Tập Kỳ 1.8 EC, thuốc Padan 95 SP, Bassa 45 EC, hỗn hợp (Conphai 10WP và Sokupi 0.36 AS), Fastac 5EC và công thức đối chứng phun
nước lã Nghiên cứu, thử nghiệm thuốc Ridomil 68WP, TopsinM 70WP; Kasumin 2L; Carbenzim 50WP; Daconin 75WP đến sự phát triển của nấm Sclerotium
Trang 23sâu còn sống trên từng công thức thí nghiệm vào các thời điểm sau khi phun 3, 5,
7, 14 ngày Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton:
Tb x Ca -Ta x Cb Hiệu lực của thuốc (%) =
Tb x Ca x 100
Ta: Số sâu sống ở công thức xử lý thuốc sau khi phun 3, 5, 7, 14 ngày
Tb: Số sâu sống ở công thức xử lý thuốc trước khi phun thuốc
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun 3, 5, 7, 14 ngày
Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc
- Thí nghiệm xác định dư lượng thuốc Padan 95 SP và Bassa 50 EC trên cây TNHC Bassa 50 EC và Padan 95 SP là 2 loại thuốc được dùng nhiều nhất tại các vùng trồng lúa và mầu ở miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Đĩnh và CTV, 2003) cũng như tại các vùng trồng cây thuốc hiện nay Bassa được sử dụng chủ yếu để trừ các loại sâu chích hút, như rầy nâu, sâu ăn lá Padan, trong một số năm gần đây
được sử dụng nhiều để trừ sâu đục thân, các loại sâu cắn lá, sâu cuốn lá Hai loại thuốc này cũng được sử dụng nhiều nhất tại các vùng trồng cây dược liệu ở Hà Nội Thí nghiệm được tiến hành với liều lượng và thời gian cách ly theo đúng thời gian khuyến cáo của công ty sản xuất thuốc, sau đó thu hái lá cây Trinh nữ hoàng cung mang giám định tại Cục Bảo vệ thực vật
- Đối với các loại bệnh: Chọn ruộng điều tra, mỗi ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc Mỗi điểm điều tra 20 - 25 cây, đếm số cây bị bệnh trong tổng số cây
điều tra
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ bệnh TLB (%) = ì 100
B A
- Chỉ số bệnh CSB (%) =
T N
b a
a: Số thân (cành, lá) bị bệnh ở mỗi cấp
b: Cấp bệnh tương ứng
N: Tổng số thân(cành, lá) điều tra; T: Cấp bệnh cao nhất
Trang 24Phân cấp bệnh theo thang 5 cấp
Toàn bộ mẫu sâu bệnh được thu thập được xử lý theo các phương pháp xử lý mẫu sâu bệnh hại của Viện BVTV và Trường ĐHNN I Giám định mẫu được các chuyên gia của 2 bộ môn Côn trùng và Bệnh cây Nông dược trường ĐHNN I HN thực hiện theo các khóa phân loại sâu bệnh thông thường Mẫu sâu bệnh được chụp ảnh và lưu trữ tại Bộ môn Côn trùng, trường ĐHNN I Hà Nội
- Phân lập nấm bệnh được tiến hành theo phương pháp của Kirali - Clement (Vũ Khắc Nhượng, Hà Minh Trung, 1983), Cester, Burgess và các cộng sự (2001), Nguyễn Văn Tuất (1997), Backhouse và CTV (1995)
- Phân lập nấm bệnh: Môi trường nuôi cấy, phân lập và giám định nấm, vi khuẩn gồm các môi trường PGA, PCA, WA, CLA và SPA
- Giám định nấm gây bệnh: Theo tài liệu của Barnett và Barry Hurter (1998), Mathur & Olga (1999)
- Chuẩn đoán bệnh do virus: Bằng phương pháp ELISA
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ nấm S rolfsii trên môi trường PGA
Thí nghiệm với các công thức: Ridomil 68WP, Topsin M 70WP, Kasumin 2L, Carbenzim 50 WP, Daconin 75 WP theo Finholt (1951)
Công thức: Cml Xm = C n
Cml: Là nồng độ dung dịch mẹ của từng loại thuốc thí nghiệm
Xml: Là dung dịch mẹ cần cho vào môi trường
C: Nồng độ thuốc trong môi trường cần nghiên cứu
n: Số ml môi trường PGA (100ml) cần dùng để pha thuốc Mỗi công thức lặp lại 3 lần
Trang 25C¸c chØ tiªu theo dâi: §−êng kÝnh t¶n nÊm (mm) vµ hiÖu lùc phßng trõ cña
mçi c«ng thøc (%) tÝnh theo c«ng thøc Abbott
Ph−¬ng ph¸p xö lý sè liÖu: Theo ch−¬ng tr×nh IRRISTAT
Trang 26
Chương IV Kết quả nghiên cứu
- Đặng Thị Dung (2004, 2005) công bố danh lục 49 loài côn trùng và nhện hại trên 15 loài cây dược liệu trồng tại Thanh Trì, Hà Nội, trong đó cây Trinh nữ hoàng cung có 5 loài gây hại và Lão quan thảo có 9 loài gây hại Loài sâu ăn lá
Brithys crini là loài gây hại quan trọng cây trinh nữ hoàng cung, chúng có vòng
đời trung bình 36,2 ngày
- Nguyễn Văn Đĩnh và CTV (2003), công trình nghiên cứu của Trường Đại học NN1 năm 2003 tại 4 điểm đại diện cho các vùng sản xuất ở miền Bắc Việt Nam, xác định các loại thuốc BVTV thường dùng trên cây lúa, chè, cam và rau gồm 54 tên thương mại thuộc 42 hoạt chất, trong đó có 3 loại thuốc được dùng nhiều nhất gồm Bassa, Padan và Ofatox
- Phan Thuý Hiền, Ngô Quốc Luật (2000), bước đầu nghiên cứu thành phân bệnh hại cây bạch truật ở Sapa
- Nguyễn Bá Hoạt (2004) “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất
giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm K5 (Panax vietnammensis
Ha et Grushv Araliaceae) tại Kon Tum Công trình đã xây dựng đựơc quy trình nhân giống Sâm K5 từ hạt, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển vùng trồng tại Măngri (ĐắcTô, Kon Tum)
Trang 27- Ngô Quốc Luật (1982-1984): “Nghiên cứu thành phần côn trùng hại cây
Cà úc Solanum laciniatum Ait và biện pháp phòng trừ nhện hại bằng một số loại thuốc hoá học”
- Ngô Quốc Luật (1989 -1990) “Nghiên cứu bệnh hại cây Thanh hao hoa
vàng (Artemisia annua L.) làm thuốc chữa sốt rét” Thuộc chương trình
64-C.03.08 Cấp NN quản lý Đã phân lập được loại nấm hại mới đó là: Nấm Phoma
sp., lớp Fungi imperfecti và họ Hyalosporea gây hại chính, ngoài ra còn có một số
loại nấm ký sinh yếu khác như Alternaria, Nigrospora
- Ngô Quốc Luật (1997 - 2000) Công trình nghiên cứu khoa học, Viện dược
liệu, nhà xuất bản KH & KT) “Nghiên cứu bệnh hại bạch chỉ trồng ở Tam Đảo,
nấm bệnh u loét và biện pháp phòng trừ” Nghiên cứu đã xác định bệnh u loét là
bệnh thường gặp, gây tác hại đáng kể và đã đề cập tới một số biện pháp phòng chống mang tính tổng hợp
- Ngô Quốc Luật (2001) “Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của loài
sâu Brithys crini hại cây Crinum latifolium L và tìm biện pháp phòng trừ bằng thuốc sinh học”
- Ngô Quốc Luật (2001 - 2004) Công trình nghiên cứu thuộc đề tài
KC.10.07.02 "Điều tra, nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật để phát triển những
loài cây thuốc có giá trị ở các vùng nguyên liệu, nhằm phát triển bền vững nguồn dược liệu Việt Nam", thuộc đề tài KC.10.07 cấp nhà nước do TS - Nguyễn Duy
Thuần làm chủ nhiệm Những nghiên cứu của công trình đã đưa ra được một số vùng trồng thích hợp, đã xây dựng được 12 quy trình sản xuất giống và dược liệu
đối với các cây làm thuốc
- Nguyễn Trường Thành (2004), Quản lý tổng hợp dịch hại trên rau họ Hoa thập tự đã nêu các luận cứ thực hiện IPM để có sản phẩm rau an toàn Tác giả nêu
1 danh lục thuốc BVTV có thể sử dụng trên rau
- Nguyễn Văn Thuận, công trình “Nghiên cứu quy trình trồng và chế biến
Dược liệu sạch”, đề tài KC.10.02 cấp nhà nước Những nghiên cứu đã đề xuất qui
trình trồng 05 cây thuốc sạch, trong đó nhấn mạnh tới môi trường tự nhiên sạch, không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh lục
Trang 28- Lê Trường (2002) đã tổng hợp tình hình sử dụng thuốc BVTV của cả nước trong 50 năm qua, đã điểm qua những vấn đề và tiến bộ có liên quan đến nhận thức, quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta
- Về tài liệu tiếng Anh, thông tin phong phú nhất là trên mạng www.google.com và www.yahoo.com
Có nhiều thông tin chúng tôi chưa thu thập hết, nhưng nhìn chung những nguyên cứu chuyên sâu về BVTV đối với cây làm thuốc trong ngành Dược nói riêng và trong nước nói chung chưa nhiều Đây là một vấn đề mà cần được Nhà nước, Bộ và Ngành quan tâm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu thực tế cần thiết hiện nay đối với lĩnh vực nghiên cứu BVTV đối với cây thuốc
Trang 294.2 kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến của sâu bệnh hại
trên các loài cây thuốc điều tra
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên các loài cây dược liệu trồng ở vùng
Hà Nội Đó là Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth), Bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz.), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) Cà độc dược
(Datura metel L.), Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus L.), Lão quan thảo
(Geranium nepalense Kudo); Cúc gai dài (Silybum marianum L.), Lô hội (Aloe
Vera L var chinensis (Haw Berg.) trồng chủ yếu tại TTNCT&CBHN, tổng diện
tích trồng các loại cây khoảng gần 1 ha, mang tính trồng khảo nghiệm, thâm canh
ở mức trung bình và cây Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh, SK5) trồng tại Măngri
(Đắc Tô, KonTum) Có 4 cây thuốc được trồng quanh năm là Bạch chỉ, Cà độc
dược, Diệp hạ châu và Trinh nữ hoàng cung, 3 cây chỉ trồng trong vụ xuân hè là
Bạch truật, Cúc gai dài và Lão quan thảo
Thành phần sâu hại trên các cây thuốc nghiên cứu nhìn chung không nhiều nếu
so với các cây trồng nông nghiệp như lúa có 39 loài (Nguyễn Đình Chi, 2003), đậu
tương 69 loài (Trần Đình Chiến, 2002), rau họ hoa thập tự có 28 loài (Lê Thị Kim
Oanh 2003)
Các loài sâu hại cây thuốc tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
Hà Nội - Viện Dược liệu(TTNCT&CBHN - VDL) được trình bày tại bảng 1 và
bảng 2
Bảng 1 Thành phần sâu, nhện hại cây thuốc tại Trung tâm nghiên cứu trồng và
chế biến cây thuốc Hà Nội (vụ Xuân Hè, 2003-2005)
TT
Trang 3113 Ban miêu đen đầu
đỏ
23 Bọ ánh kim xanh
ngực vàng
Ghi chú: +++ Rất phổ biến; ++ Phổ biến; + ít phổ biến; - Rất ít gặp
Có 40 loài sâu hại (côn trùng, nhện nhỏ và ốc) trên các cây d−ợc liệu trong vụ
xuân hè Trong đó có 4 loài xuất hiện phổ biến và gây hại quan trọng là sâu
Trang 32khoang (Spdoptera lurida), sâu cuốn lá (Homona coffearia), Bọ xít xanh (Neraza
viridula) và sâu ăn lá (Brithys crini) Trong vụ Thu Đông số loài gây hại thu thập
đ−ợc là 20 loài trên Cà độc d−ợc, Diệp hạ châu và Trinh nữ hoàng cung (bảng 2)
Bảng 2 Thành phần sâu, nhện hại cây thuốc tại TTNCT&CBCTHN
- + + + +
Ghi chú: +++ Rất phổ biến; ++ Phổ biến; + ít phổ biến; - Rất ít gặp Nhìn chung số loài sâu và nhện hại 2 vụ trong năm trên các loại cây d−ợc
liệu có sự khác nhau, vụ xuân hè có số loài gây hại nhiều hơn (40 loài) trong khi
đó vụ thu đông chỉ có 20 loài sâu hại Số loài gây hại quan trọng trong vụ xuân hè
Trang 33có 4 loài còn vụ thu đông chỉ có 2 loài (bảng 3) Sâu khoang (Spodoptera lurida)
đ−ợc coi là loài gây hai quan trọng trên 4 cây d−ợc liệu Các loài sâu quan trọng khác gồm sâu cuốn lá gây hại trên Bạch truật và Lão quan thảo và nhện trắng hại trên Cà độc d−ợc Riêng cây Diệp hạ châu không bị sâu hại tấn công đáng kể
Bảng 3 Tổng hợp thành phần sâu hại cây thuốc tại Hà Nội (2003 - 2005)
Vụ Xuân Hè (tháng1-6) Vụ Thu Đông (tháng 7-12)
TT Loại cây thuốc Số loài
gây hại
Tên loài hại quan trọng
Số loài gây hại
Tên loài hại quan trọng
Thành phần bệnh hại cây thuốc điều tra đ−ợc trên đồng ruộng
Trên các cây thuốc Bạch truật, Trinh nữ hoàng cung, Diệp hạ châu, Cà độc d−ợc và Bạch chỉ có 16 loại bệnh hại trong đó có 14 bệnh do nấm, 1 bệnh do visus
và 1 bệnh sinh lý gây ra (bảng 4) Có 5 loài bệnh phổ biến là bệnh lở cổ rễ, thối củ, bệnh đốm lá Bạch truật, bệnh thán th− Trinh nữ hoàng cung và bệnh phấn trắng hại cây Diệp hạ châu
Trang 34Bảng 4 Thành phần bệnh hại cây thuốc điều tra đ−ợc trong năm 2004 – 2005
Mức phổ biến
Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn Myceliasterilia Gốc thân, rễ +++
Thối củ Fusarium solani Mart Appel Moniliales Củ, rễ +++
Đốm nâu, cháy lá Pestalozzia sp
Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn Myceliasterilia Rễ, cổ rễ
+
Phấn trắng Erysiphe sp Erysiphales Lá, thân +++
3 Diệp hạ châu
4 Bạch chỉ Đốm lá Alternaria alternata Keissier Moniliales Lá ++
5
CĐD Khảm lá Tobaco mosaic virus (TMV) Virales Toàn cây
++
6 LQT Đốm lá Alternaria alternata Keissier Moniliales Lá +
7 CGD Tàn lụi Ch−a xác định đ−ợc nguyên nhân Lá, thân
Đốm vòng Ch−a xác định đ−ợc nguyên nhân Toàn thân + Vàng lá Ch−a xác định đ−ợc nguyên nhân Lá -
Trang 35Sợi nấm đa bào, không màu, trên sợi nấm có mấu
Hạch nấm hình cầu màu trắng, màu vàng và cuối cùng là màu nâu Hạch nấm hình thành trên đỉnh sợi nấm số lượng nhiều
3 Pestalozzia sp
Trắng kem, có nhiều ổ dịch bào
tử màu đen nổi trên bề mặt môi trường
Sợi nấm đa bào, phân nhành nhiều, không màu
Ngắn, thẳng, đơn bào, không màu
Đĩa cành màu nâu chuyển dần sang màu
đen
Hình con thoi, thẳng hoặc hơi cong có 3-4 màng ngăn ngang, 2 tế bào ở 2 đầu không màu,
tế bào ở giữa màu sẫmtrên đỉnh có 3 lông (25-35x5-8àm)
4 Colletotri-chum
gloeosporivides Pens
Xốp, màu trắng xám hoặc trắng hồng Khi già màu xanh xám ,rìa màu trắng có
ổ dịch màu da cam nhạt
Sợi nấm đa bào, không màu khi còn non, khi già có màu đậm
Cành BTPS đa bào ngắn, hẹp, trong suốt, phân nhánh,
đa bào, 1-3 ngăn Kích thước:9-24 x 3-6àm
Màu nâu đen,
có nhiều lông gai màu đen
Không màu, đơn bào, Thẳng, hình trụ, 2 đầu tròn
Không màu, đơn bào, hình gậy, hơi cong
Kích thước 10,5-23 x 6,5àm
3,6 Đĩa cành màu nâu đen, có lông gai -KT: 42-108 x 3,6-6,5àm
Bào tử nấm, đơn bào, hơi cong, hai đầu thon nhỏ (10,5-23 x 3,6- 6,5àm)
7 Curvularia sp
đa bào, phân nhánh nhiều, màu nâu đậm
Mọc đơn hoặc cụm 3-10 cành,đa bào, nâu đậm, đỉnh hơi tròn, :70-220 x 6-8àm
Đa bào có 1-5 ngăn ngang, đa số 3 ngăn, hơi cong, ngăn giữa lớn hơI đậm
10 Fusarium solani Mart
et Appel
Trắng hoặc trắng kem
Sợi nấm đa bào, phân nhánh nhiều, không màu
không màu, (8 -16 x 2-4 àm)
Bào tử lớn đa bào, hai
đầu thon tròn, hơi cong
3 - 4 ngăn
Trang 364.3 kết quả nghiên cứu về thành phần, mức độ hại và một số biện pháp
phòng trừ trên một số cây thuốc quan trọng
4.3.1 Cây Bạch chỉ Angelica dahurica Benth et Hook f ex Franch et Sav
(var dahurica)
Cây Bạch chỉ lấy củ rễ làm thuốc, d−ợc liệu (củ rễ) là một trong những vị
thuốc quan trọng mà nhu cầu sử dụng hàng năm không thể thiếu đ−ợc
Bạch chỉ cũng nh− nhiều loài cây thuốc khác có nhiều loại sâu bệnh phá hại,
kết quả nghiên cứu đ−ợc thể hiện theo các số liệu sau
4.3.1.1 Thành phần và mức độ gây hại của sâu hại trên cây Bạch chỉ
Qua thời gian điều tra nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thu thập và xác định
đ−ợc 17 loài sâu nhện hại trên cây bạch chỉ, chúng thuộc 12 họ, 5 bộ (bảng 6) Trong
đó, bộ cánh vảy và cánh cứng đều có 5 loài chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,25 %), tiếp theo
là bộ cánh nửa có 4 loài (25,0 %), bộ cánh thẳng có 2 loài (12,5 %), và bộ cánh đều
có ít nhất chỉ một loài (6,25 %) Riêng loại ruồi hại quả Bạch chỉ ch−a xác định đ−ợc
Bảng 6 Thành phần sâu hại cây Bạch chỉ tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (2003 - 2005)
Mức độ phổ biến
T.2 T.3 T.4 T.5 T.6
I Bộ cánh thẳng Orthoptera
II Bộ cánh đều Homoptera
III Bộ cánh nửa Hemiptera
4 Bọ xít nâu 2 chấm
trắng
IV Bộ cánh vảy Lepidoptera
V Bộ cánh cứng Coleoptera
Trang 3716 Ruồi đẻ trứng trong
quả bạch chỉ
Ghi chú: +++ Rất phổ biến; ++ Phổ biến; + ít phổ biến; - Rất ít gặp
Qua quan sát cho thấy Bạch chỉ là cây có tính chống chịu khá với sâu bệnh nên thường bị ít loài sâu gây hại và nếu có bị hại thì ở mức độ nhẹ Tuy nhiên trong 16 loài sâu nhện hại Bạch chỉ có 3 loài (18,75 %) là phổ biến, trong đó sâu
khoang là loài phổ biến nhất, sau đó là sâu đo (Argyrogramma agnata Staudinger)
Sâu đo là loài mới xuất hiện, diễn biến mật độ sâu đo hại Bạch chỉ được trình bày
Trang 38khi cây có 2 - 3 lá kép với mật độ 0,2 con/m2 Khi nhiệt, ẩm độ tăng, mật độ sâu tăng dần và đạt cao nhất 4,6 con/m2 ở giai đoạn cây 7 - 8 lá Tiến hành cắt tỉa những cây thoái hoá, ra hoa sớm mật độ sâu lại đột ngột giảm xuống 0,2 con/m2 Nhiệt độ tăng, mật độ sâu tiếp tục tăng ở giai đoạn cây nhú mầm và ra 3 - 4 lá kép với mật độ 1,2 con/m2 Mật độ sâu lại tiếp tục giảm xuống 0,4 con/m2 và không thấy xuất hiện từ ngày 20/5 cho đến khi kết thúc điều tra ngày 27/5 ở giai đoạn này, cây chỉ được 3 - 4 lá kép sau đó lụi dần và ra hoa, do đó dinh dưỡng tập trung xuống củ nên sâu không có thức ăn và không thấy xuất hiện trở lại (bảng 7, hình 1)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Hình 1 Diễn biến mật độ sâu đo (Argyrogramma agnata Staudinger) trên cây Bạch chỉ
vụ Xuân hè 2004 tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội
4.3.1.2 Thành phần và mức độ gây hại của bệnh hại trên cây Bạch chỉ
Bên cạnh nhóm sâu hại thì cây Bạch chỉ còn bị một số bệnh nấm gây hại Tại Tam Đảo, một trong những vùng chính cung cấp hạt giống cho sản xuất đại trà
bị gây hại bởi bệnh u loét do nấm Plasmodiophora sp., làm thất thu hạt giống,
bệnh làm biến dạng hạt giống và gây chết cây Bạch chỉ thường bị bệnh cháy lá, tỷ
lệ cây bệnh lên tới trên 30 %, ngoài ra bệnh đốm lá cũng gây hại nhưng mức độ hại nhẹ
Trang 40Bảng 8 Thành phần bệnh hại trên cây Bạch chỉ lấy giống ở vùng núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc
TT
Bệnh hại
+++++ Tác hại rất nghiêm trọng, có thể bị hủy diệt hoàn toàn
Theo số liệu bảng trên, cây Bạch chỉ xuất hiện nhiều loại bệnh gây hại, trong đó bệnh tuyến trùng nốt sưng và bệnh lụi đen hoa có tác hại khá nghiêm trọng, tuy vậy cây Bạch chỉ vẫn có thể cho thu được hạt giống Riêng bệnh u loét
do một loại nấm hại Plasmodiophora sp gây ra, thuộc loại bệnh nguy hiểm nhất
đối với cây Bạch chỉ trồng để lấy hạt giống Tác hại của nó là làm biến dạng hạt giống và cây có thể bị chết hoàn toàn
Bảng 9 Bệnh hại, thời gian xuất hiện và mức độ gây hại trên cây Bạch chỉ
Thời gian xuất hiện và mức độ gây hại
Ghi chú: +++ Rất phổ biến; ++ Phổ biến; + ít phổ biến; - Rất ít gặp
Bệnh cháy lá* và đốm lá gây hại nhẹ, ít ảnh hưởng đến năng suất cây Bạch chỉ Vết bệnh là các vết đốm nâu trên lá bánh tẻ và lá già Bệnh nốt sưng hại rễ củ gây hại ở mức thấp
Bệnh cháy lá gây hại nhẹ xuất hiện vào tháng 3 - 4 khi cây ra hoa TLB là 6,5% Vết bệnh có màu nâu đến nâu đen, gây hại trên các mép lá và chót lá bệnh gây hại trên ruộng khi cây Bạch chỉ phát triển cành lá sum xuê, trong điều kiện ẩm