Theo hình thức này,doanh nghiệp mới đựơc thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài.Cũng từ đó, nhà đầu tư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sựhoạt động và
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thế Anh
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
ASEAN Association of South – EastAsian Nations Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
BCC CooperationContractBusiness Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BTO Build – Transfer - Operation Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh
BOT Build – Operation - Transfer Hợp đồng xây dựng - kinhdoanh - chuyển giao
BT Build - Transfer Hợp đồng xây dựng - chuyểngiao
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nộiIMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IT Information Technology Công nghệ thông tin
ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức
Trang 4OECD
Organization for EconomicCo-operation andDevelopment
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
TNCs Transnational corporation Công ty xuyên quốc gia
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của nền kinh
tế thế giới Hầu hết các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chính sách theo hướng
mở cửa, cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan Điềunày khiến cho việc trao đổi hàng hóa,cũng như luân chuyển các nhân tố sản xuấtnhư vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn FDI lànguồn vốn có vai trò trực tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế ViệtNam cả về số lượng và chất lượng
Trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay,Singapore vẫn luôn được đánh giá là một trong những nhà đầu tư quan trọnghang đầu và đầy tiềm năng đối với Việt Nam Việc thu hút được nhiều và có cácbiện pháp để sử dụng hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lại choViệt Nam nhiều lợi ích lâu dài
Tuy nhiên, lượng vốn FDI của Singapore đưa vào Việt Nam trong thờigian vừa qua vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước này,cũng như vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI của Singaporevào Việt Nam Với mục đích đưa ra những quan điểm và nhận xét để góp phầnhoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore
vào Việt Nam trong thời gian tới, em đã quyết định chọn đề tài “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Singapore vào Việt Nam ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
• Phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vàoViệt Nam
• Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Singapore vào ViệtNam trong thời gian qua
• Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từSingapore vào Việt Nam trong thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thu hút FDI của Singapore đầu tư vào Việt
Trang 8 Phạm vi nghiên cứu :
• Phạm vi không gian: là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào ViệtNam
• Phạm vi thời gian : trong 10 năm trở lại đây
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
• Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử
• Phương pháp phân tích tổng hợp
• Phương pháp thống kê toán
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết đượcchia làm ba chương :
Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ ngoại giao giữa Singapore và Việt Nam
Chương 2:Thực trạng thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam
Chương 3:Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Đầu tư và đặc điểm của đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời giantương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội
Đặc điểm của đầu tư:
- Tính sinh lời: Đầu tư là hoạt động tài chính (đó là việc sử dụng tiền vốnnhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra banđầu)
- Thời gian đầu tư thương tương đối dài: Những hoạt động kinh tế ngắnhạn trong vòng một năm thường không gọi là đầu tư
- Tính rủi ro cao: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện tạinhằm thu được lợi ích tương lai Mức độ rủi ro càng cao khi nhà đầu tư bỏ vốn ranước ngoài
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm
Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau, hiện nay trênthế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI:
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977): “Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu
tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở mộtnền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư làgiành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý hãng đó”
Trang 10- Theo Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vàtham gia quản lý hoạt động đầu tư”
- Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI nhưsau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDIvới các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tàisản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong nhữngtrường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sảnđược gọi là “công ty con” chi nhánh công ty
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm
về FDI , song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đóchủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Đồng thời, nhàđầu tư cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanhcủa dự án”
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốnluôn thuộc về chủ đầu tư Nhà đầu tư chụi trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu
tư Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chủ đầu tư
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu theo quy địnhcủa Luật đầu tư Mức độ góp vốn và hình thức đầu tư quyết định vị trí của nhà
Trang 11đầu tư trong doanh nghiệp, quyết định địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài.
- Lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạtđộng kinh doanh: Sau khi trừ đi thuế và các khoản đóng góp cho nước nhận đầu
tư nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốnpháp định Chủ đầu tư nước ngoài có thể tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm trên thị trường thế giới do lợi dụng được các yếu tố lợi thế vàtránh được hàng rào thương mại của nước chủ nhà Nhưng có thể gặp rủi ro vìquá trình đầu tư chịu tác động của những yếu tố biến động về kinh tế trên thịtrường và yếu tố biến động về chính trị - xã hội của nước chủ nhà.Chủ đầu tư sẽlựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện, trên cơ sở kỳ vọng vào lợi íchtối đa khi đầu tư vốn
- Trên góc độ của nước nhận đầu tư: đây là dòng vốn kinh doanh, có tính
ổn định cao, thời hạn đầu tư dài, quá trình trao đổi vốn thường gắn liền vớichuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý - kinh doanh Khai thác nguồnvốn này giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinhdoanh, tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế trong nước, mở rộng cạnh tranh,…thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế,…
- Việc tiếp nhận FDI không ảnh hưởng tới nợ Chính phủ, nên các Chínhphủ có xu hướng điều chỉnh luật pháp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyếnkhích hình thức đầu tư này để tăng nguồn lực cho phát triển sản xuất trong nước
1.1.3 Các hình thức và xu hướng của đầu tư trực tiếp quốc tế
Hiện nay trên thế giới, FDI được thực hiện bởi khá nhiều hình thức khác nhau
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Business Cooporation Contract – BCC)
Trang 12Đây là hình thức được coi là đơn giản nhất của FDI Nhà đầu tư nướcngoài sẽ cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết hợp đồng cùng nhau phốihợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và mỗi bên sẽ đảmnhiệm những khâu công việc nhất định Hình thức này không dẫn tới việc thànhlập doanh nghiệp mới và tận dụng ngay những thế mạnh sẵn có của mỗi bên, từnguồn nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân công…cho đến thịtrường tiêu thụ Các hợp đồng thường có thời hạn vừa phải, phổ biến là khoảng 1năm Trường hợp nếu chúng vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện tốt thì có thểđược gia hạn thêm.
- Liên doanh (Joint Venture – JV)
Đây là hình thức đầu tư được thực hiện khá phổ biến ở các thị trường mớinổi Để thực hiện hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặcmột số đối tác của nước sở tại, cùng nhau góp vốn hình thành doanh nghiệp mới
để tiến hành sản xuất kinh doanh Hình thức này có ưu điểm là phát huy được thếmạnh của mỗi bên tham gia liên doanh Tuy vậy cũng không hiếm những trườnghợp sau một thời gian đi vào hoạt động đã nảy sinh những bất đồng về lợi ích, vềquan điểm kinh doanh…và hậu quả là liên doanh bị tan vỡ
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( FDI Enterprise)
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới Theo hình thức này,doanh nghiệp mới đựơc thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài.Cũng từ đó, nhà đầu tư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sựhoạt động và phát triển của doanh nghiệp, từ quy mô doanh nghiệp, chiến lượckinh doanh…đến thị trường tiêu thụ Điều này đã cắt nghĩa tại sao hình thức nàylại được các nhà đầu tư ưa thích
Trang 13- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( Building – Transfer, BT), xây dựng – khai thác – chuyển giao ( Building – Operation – Transfer, BOT)…
Những hình thức đầu tư này được thực hiện phổ biến trong lĩnh vực xâydựng cơ sở hạ tầng, như đường sá, cầu cống…Tuy vậy trong những năm gần đâychúng cũng được thực hiện bởi FDI Để thực hiện các hợp đồng BOT, BT…nhàđầu tư thường lập các dự án theo đơn đặt hàng của nước sở tại Trong hình thức
BT, sau khi đầu tư xong nhà đầu tư chuyển giao lại cho bên đặt hàng sở tại khaithác, sử dụng hầu hết theo phương thức “chìa khoá trao tay” để thu lại vốn đầu
tư và lợi nhuận Còn trong hình thức BOT, sau khi xây dựng xong nhà đầu tưđược quyền khai thác, sử dụng công trình trong một thời gian nhất định nhằmthu hồi lại vốn đầu tư và một lượng lợi nhuận thoả đáng, sau đó chuyển giao lạicho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại quản lý và tiếp tục khai thác, sửdụng
Ngoài các hình thức trên đây, FDI còn có thể được thực hiện bằng một sốhình thức khác, như sáp nhập hoặc mua lại các cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có
ở nước ngoài, hoặc tham gia mua cổ phần của các công ty nước ngoài với khốilượng đủ lớn để có thể tham gia trực tiếp vào tổ chức điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của các công ty này
1.1.4 Vai trò của FDI
Do FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân nên FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệchính trị giữa hai bên Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sảnxuất, kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việctiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu Do quyền lợi gắn chặt với dự
án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thíchhợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân Vì vậy, FDI ngày
Trang 14càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở cácnước đầu tư và các nước nhận đầu tư.
1.1.4.1 Đối với nước đầu tư
a Tác động tích cực
Nếu chủ đầu tư là Chính phủ, thông qua đầu tư quốc tế để bành trướng sứcmạnh về kinh tế, nâng cao uy tín chính trị, hoặc ràng buộc nước nhận vốn vàoquỹ đạo phát triển của họ Nếu chủ đầu tư là tư nhân, đầu tư quốc tế, sẽ giúp tăng
tỷ suất lợi nhuận, thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêuthụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránhđược hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, chuyển giao công nghệ cũ nhằmkéo dài chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài
b Tác động tiêu cực
Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro do biến động bất thường của môi trường đầu
tư như: sự thay đổi chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi về chính trị,
xã hội ảnh hưởng xấu tới đầu tư Đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp nướcđầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sựxung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội
bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luậtcủa quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp
có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng Do vậy mà họ thường phảiđầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môitrường kinh tế
Trang 151.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư
a Tác động tích cực
Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giảiquyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát,…Qua FDIcác tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơphá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho ngườilao động FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sựphát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏikinh nghiệm quản lý của các nước khác
Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triểnkinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động,giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này FDI giúp các nước đangphát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài Nhờ vậy mà mâu thuẫngiữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết,đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá Theosau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếpcận với khoa học-kỹ thuật mới Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiếtkiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triểntrên thị trường quốc tế Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hộihiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trongnước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quendần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũnhững nhà doanh nghiệp giỏi FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị
Trang 16trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketingđược mở rộng không ngừng FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thôngqua việc đánh thuế các công ty nước ngoài Từ đó các nước đang phát triển cónhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án pháttriển.
b Tác động tiêu cực
Nếu không có biện pháp quản lý tốt có thể sẽ tăng ô nhiễm môi trường, tạo
sự lệ thuộc về kinh tế - chính trị, tạo gánh nặng nợ cho tương lai, có thể tác độngđến khủng hoảng tiền tệ do hiện tượng rút vốn đầu tư ồ ạt của chủ đầu tư nướcngoài khi có biến động xấu của thị trường trong nước; các doanh nghiệp trongnước có thể bị thôn tính bởi chủ đầu tư nước ngoài mạnh về tiềm lực kinh tế vàgiàu kinh nghiệm kinh doanh
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
1.1.5.1 Nhân tố quốc tế
• Thứ nhất, Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế đã có những biến đổi quantrọng.Các quốc gia ngày càng có xu hướng tham gia sâu rộng vào các tổ chứckinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới Qúa trình toàn cầu hóa ngày càngdiễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, tạo ra sự di chuyển theo xu hướng tự do đối vớiluồng vốn, hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu
Các quốc gia đang trong quá trình chạy đua để thu hút nguồn vốn đầu tưnước ngoài, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong thu hú FDI, ngày càng có
Trang 17nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách và môi trường đầu tư để tạo sự hấp dẫn hơncho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài các chính sách ưu đãi, các yếu tố thúc đẩy thu hút đầu tư còn phụthuộc vào những yếu tố quan trọng trong nội tại của quốc gia nhận đầu tư như:nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học công nghệ,… Do đó,các quốc gia phải có sự cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những nước có điều kiệntương đối tương đồng nhau nhưng môi trường đầu tư khác nhau
• Thứ hai, xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
Các quốc gia đang chuyển dần sang thực hiện chính sách tự do hóa, mởcửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở hoạt động sản xuất kinhdoanh Trên thế giới, hầu như không còn tình trạng thị trường đơn nhất ngay ở cảcác nước phát triển, thị trường nội địa của các nước gắn liền với thị trường thếgiới, là một bộ phận của thị trường thế giới
Điều kiện tự do hóa thương mại đã tạo ra thị trường thông thoáng cho sựphát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện toàn cầuhóa tiến triển nhanh hơn Các nước thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển củamình thông qua thị trường quốc tế Qúa trình tự do hóa đang có xu hướng tậptrung chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư và thương mại
1.1.5.2 Nhân tố trong nước
Cùng môi trường quốc tế, những nước có điều kiện thuận lợi và ổn định,các nhà đầu tư sẽ có xu hướng di chuyển vốn đến những nước đó nhằm mục đíchtạo lợi nhuận cao và ổn định Những nhân tố trong nước ảnh hưởng đến thu hútFDI bao gồm:
• Thứ nhất, Môi trường chính trị- xã hội
Trang 18Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.Tình hình chính trịkhông ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luậtpháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.Hậu quả làlợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ cácthiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút Mặc khác, khi tình hìnhchính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạtđộng của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đíchriêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhậnđầu tư Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp
Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhàđầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa Chẳng hạn, tình hình chính trị bất
ổn ở Ucraina thời gian qua mà nguyên nhân lớn nhất có thể coi là ảnh hưởng từphía chính quyền Liên Bang Nga, khiến nhiều nước phương Tây và Hoa Kì đã
áp đặt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga, mặc dù Nga là một thị trường cónhiều tiềm năng Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Nga, ta có thểthấy rõ qua sự sụt giảm giá dầu thô và các chế phẩm từ dầu thô trong thời gianqua mà dầu mỏ là thế mạnh của nền kinh tế Nga từ trước tới nay, cùng với đótâm lí các nhà đầu tư đã và đang có ý định đầu tư vào thị trường rộng lớn nàycũng bị sụt giảm rất nhiều Tuy nhiên, nếu Chính phủ thực hiện chính sách cởi
mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trườnghợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệđối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hộibuôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông quahình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đích riêng Rõ ràng,
Trang 19trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội chonước tiếp nhận đầu tư.
• Thứ hai, Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô.
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi quyết định đầu tư Điều này đặc biệtquan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút đượcFDI, nền kinh tế địa phương phải đảm bảo sự an toàn cho dòng vốn đầu tư, và lànơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ
mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới cóđiều kiện sử dụng tốt FDI
Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chốnglạm phát và ổn định tiền tệ Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụcủa chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngânsách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng
• Thứ ba, Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước
có hiệu quả.
Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt độngFDI.Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là mộttrong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗtrrợ chocác nhà ĐTNN Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân đượcpháp luật bảo đảm
- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợinhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài
Trang 20- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất, Bởi yếu tố này tác động trựctiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếu các quy định pháp lý bảođảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tưkhông phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc dichuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản củanguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệquốc tế Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin chocác nhà ĐTNN
Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật cóhiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lýgọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất đạo đức Việcquản lý các dự án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tưsong không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội
• Thứ tư, Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúcđẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quảsản xuất kinh doanh Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi
ra quyết định Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông,năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng tạođiều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi Mức độ ảnh hưởng của mỗinhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu
tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sảnxuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việcgiảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư
Trang 21• Thứ năm, Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại.
Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trongmôi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tàichính, thị trường hàng hoá - dịch vụ Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinhdoanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trườngđồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả.Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư Thị trường tàichính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thịtrường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lạilợi nhuận cho nhà đầu tư Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quátrìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đếnviệc tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng
về xuất khẩu Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh vớicác quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòngtin của các nhà đầu tư
• Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệuquả FDI Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao độngphù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao Bên cạnh
đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đàotạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra Trình
độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quátrình quản lý hoạt động FDI Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làmthiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà Vì vậy,
Trang 22nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động đểkhông chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà cònnâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.
• Thứ bảy, Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đốitác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai Khi môi trường kinh tế chính trịtrong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì cácnhà dầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhậnđầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI Ngược lại, khi có biến động thì cácnguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khókhăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI Sự thay đổi
về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi cácnhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó.Hơn nữa,tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mớidẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ.Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua đã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vàokhu vực này Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi rocao
1.2 TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế Singapore
Trong những năm vừa qua, Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng ổnđịnh, tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mức tăng trưởng GDP qua các quý củaSingapore có những biến đổi nhất định, tuy rằng không đáng kể Cụ thể, tìnhhình biến động về GDP nước này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Trang 23Biểu đồ 1.1: Tình hình biến động GDP của Singapore giai đoạn 2012 đến quý
I năm 2015
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Với mức tăng trưởng ổn định như vậy, Singapore những năm vừa qua vẫngiữ được vị thế là một trong những nước đứng đầu Đông Nam Á nói riêng, cũngnhư Châu Á nói chung Cụ thể:
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP của một số nước Châu Á năm 2014
GDP
Growth Rate
Referenc e
Previou s Highest Lowest Unit
COUNTRIES
Trang 24Japan 0.40 Nov/14 -0.60 3.20 -4.00 percent
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong những nước Đông Nam Á, Singaporedẫn đầu với mức tăng trưởng GDP là 4.90%, vượt trội so với những nước khácnhư Malaysia, Philippines…So với các quốc gia khác ở Châu Á, Singapore vẫnđứng ở vị trí trên, chỉ sau các quốc gia ở Trung Đông vốn có nguồn tài nguyêndầu khí dồi dào như UAE,…
1.2.2 Khái quát quan hệ Việt Nam – Singapore
1.2.2.1 Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Singapore
Singapore và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đã được hơn 40 năm,
từ ngày 1/8/1973 Tháng 12/1991, lập Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore vàtháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập Sau khi ViệtNam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ củaASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển
Trang 25mới về chất Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam vàViệt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại,đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việcSingapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bốchung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điềukiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
1.2.2.2 Quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore
Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại
và đầu tư lớn nhất của Việt Nam Tổng kim ngạch hai chiều năm 2000 đạt 3,25tỷ; năm 2001 đạt hơn 3 tỷ; năm 2002 đạt 3,2 tỷ; năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD; năm
2004 đạt 4,9 tỷ USD; năm 2005 đạt 6,4 tỷ USD; năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD; năm
2007 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2008 đạt hơn 12 tỷ USD Trong 10 tháng đầu năm
2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng
5 tỷ USD Ta nhập của Singapore chủ yếu là: xăng dầu các loại, chất dẻo nguyênliệu, kim loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất,… vàchủ yếu xuất sang Singapore: dầu thô, hải sản, cà phê, sản phẩm điện tử…
+ Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tụctăng Tính đến tháng 12/2014, Singapore có 1.351 dự án còn hiệu lực tại ViệtNam với số vốn đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD (vốn thực hiện 20,5 tỷ USD,chiếm tỷ lệ 62,7%) Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong nhiều lĩnh vực: khucông nghiệp, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp xây dựng, bất độngsản Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao,đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam
Trang 26+ Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là một trong những khucông nghiệp thành công và hiệu quả nhất Việt Nam Hai cổ đông chính làSembCorp phía Singapore và Becamex phía Việt Nam cùng hợp tác điều hànhKhu công nghiệp Sau hơn 15 năm phát triển, dự án VSIP tại tỉnh Bình Dương
đã mở rộng diện tích ban đầu từ 500 hecta lên 845 hecta và thu hút thành cônghơn 347 nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong chuyến thăm Việt Nam(12/2007), Bộ trưởng Cao cấp Gô Chốc Tông đã tham dự Lễ Khởi công KhuCông nghiệp, Đô thị và Dịch vụ tại Bắc Ninh (rộng 700 hecta) Đây là VSIP đầutiên tại miền Bắc và là dự án thứ ba tại Việt Nam (tiếp theo VSIP 1 và 2 tại tỉnhBình Dương) VSIP 4 tại Hải Phòng (diện tích khoảng 1.500 hecta) cũng đãđược động thổ trong đầu năm 2010
1.3 KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm các nước
1.3.1.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Các doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDPcủa Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quantrọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương của Trung Quốc
Trang 27Trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Trung Quốc, Singapore là một trongnhững quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốcđược xem là điểm đến hàng đầu về đầu tư đối với các công ty của Singapore tạichâu Á, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào thị trường này là 76,6 tỷ đô
la Singapore (tương đương 62,4 tỷ USD) Để thu hút được lượng đầu tư lớn nhưvậy từ Singapore, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách đúng đắn trongcác chính sách và định hướng phát triển kinh tế cũng như ngoại giao
Như đã biết, Trung Quốc và Singapore là hai quốc gia có nhiều điểmtương đồng trong văn hóa Đại đa số dân cư Singapore là người Hoa, do vậy cácdoanh nghiệp Singapore rất am hiểu tình hình thị trường Trung Quốc Bên cạnh
đó, Singapore là nền kinh tế đừng đầu khối ASEAN, và cũng là thành viên chủchốt của cộng đồng này, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới,
cả hai bên luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hợp tác đầu tư với nhau đểcùng nhau phát triển
Trong giai đoạn 1992 – 2000, Trung Quốc chủ trương xây dựng thể chếkinh tế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là từSingapore, rót vốn vào thị trường trong nước Từ năm 1995, FDI của các doanhnghiệp nước ngoài vào Trung Quốc, và phần lớn là từ phía Singapore, tập trungvào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngànhchế tạo chiếm tỷ trọng lớn…
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm
2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với cácquy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngànhdịch vụ, bất động sản, tiền tệ…
Trang 28Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDIvào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao.Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghềđầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn
dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD
Những chính sách của Trung Quốc luôn gắn liền với thực tiễn phát triểnnền kinh tế trong nước, từ phát triển những ngành công nghiệp chế biến chế tạo,xây dựng, tài chính ngân hàng đến các ngành yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao Từnhững đúng đắn về chính sách,nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển.Mức tăng về GDP luôn ở mức 2 chữ số trong hơn 10 năm trở lại đây Chính nhờ
sự phát triển mạnh mẽ như vậy mà Trung Quốc luôn là thị trường đáng tin cậyđối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore, bởi thế mạnh của các doanhnghiệp Singapore phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các nhà lãnhđạo Trung Quốc
1.3.1.2 Kinh nghiệm Thái Lan
Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kíchthích quan trọng đối với nền kinh tế Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm doảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnhvực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũngnhư các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơngiản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấpdẫn trong khu vực châu á Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan,Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật
Trang 29Bản đang đầu tư tại quốc gia này Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan Lượng vốn FDI từ các nhàđầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEANvào Thái Lan.
Thống kê cho thấy, FDI từ Singapore vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất làlĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Là mộtnước nhận được lượng vốn lớn từ Singapore, chính phủ Thái Lan đã có nhữngchính sách đúng đắn, khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp trongnước phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore, tạo hiệu quả lớntrong việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Singapore
Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vựcnền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm
có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài
và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu vàgia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo
ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch
vụ
1.3.1.3 Kinh nghiệm từ Indonesia
Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vàolĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễnthông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vựcthương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc vàhàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thôngchiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1% Nhà đầu tư nước ngoài lớnnhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản
Trang 30Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia là nước chịuthiệt hại nặng nề nhất Nền kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ do các nhà đầu tưnước ngoài rút vốn ồ ạt Đứng trước nguy cơ đó, chính phủ Indonesia đã cónhững bước đi đúng đắn trong cải cách cơ cấu và chính sách kinh tế, đưa nềnkinh tế nước này phục hồi một cách nhanh chóng
Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùngmiền với nhau Thứ hai, đó là thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và kếtnối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà gần nhất là một trong 4 con rồng Châu
Á, Singapore Những thay đổi của Indonesia đã tạo ra những kết quả khả quan.Năm 2013, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục hơn 28 tỷUSD, Singapore đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Indonesia với 4.67
tỷ USD
Nói rõ hơn về quá trình kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà cụthể hơn là với Singapore, Indonesia luôn chú trọng mối quan hệ song phươnggiữa hai nước, liên tục tăng cường hợp tác về các ngành công nghiệp trọng điểmtrong nước, cùng với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore đầu tưxây dựng, sản xuất kinh doanh Nhờ đó, hai nước đã trở thành các đối tác thươngmại và đầu tư quan trọng của nhau, và là động lực cho một sự hợp tác songphương trên tầm cao mới giữa đôi bên
1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
Từ những bí quyết của các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnhviệc thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luậtpháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh Sửa đổi ngay các nội dungkhông còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ
Trang 31sung các nội dung còn thiếu Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phảiđược xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nướctrong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng vàminh bạch.
Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởingành xây dựng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore; lựa chọn các
dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vàodanh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tưđối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư từ Singapore
Ba là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vàomột số ngành, sản phẩm trọng điểm Đặc biệt, khi lượng vốn đầu tư vào ngànhcông nghiệp chế biến chế tạo từ Singapore vào nước ta khá lớn, việc quan trọng
đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuấttiêu thụ của các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt ưu đãicho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực côngnghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ
Bốn là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗtrợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư Singapore đang hoạt động có hiệu quả tạiViệt Nam Cụ thể là:
- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nướcngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như:giá điện, nước, vận tải, bưu điện…
- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tàichính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanhnghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản Tổ chức
Trang 32triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chínhcho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế
Năm là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Singapore bởi Singapore là một nước cónền khoa học tiên tiến nên cần một lượng lao động có tay nghề để lam việc cóhiệu quả Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theohướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độchuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảoquản lý hiệu quả
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài,bước đầu nhận thức được khái niệm đúng đắn về FDI, bản chất, đặc điểm cũngnhư các hình thức của FDI Từ đó thấy được những nhân tố tác động dẫn đếntăng cường thu hút hay cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự cần thiếtphải thu hút nguồn vốn này của nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư Bên cạnh
đó, chương 1 cũng giới thiệu khái quát về Singapore, đặc điểm kinh tế cũng nhưquan hệ giữa Việt Nam và Singapore để thấy được những lợi thế mà Singapore
có được, từ đó định hướng mục tiêu thu hút FDI Bên cạnh đó, chương 1 cũngđúc rút được các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm thuhút vốn FDI từ Singapore, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoạt động thu húttrong thực tiễn ở Việt Nam
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 2014
2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài vớiviệc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kểtrong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Việc thu hút, sử dụng nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu
đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năngsuất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại Điều nàykhẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triểnkinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
Qua 27 năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến hếtnăm 2014, nước ta đã cấp giấy phép cho 18.734 dự án đầu tư nước ngoài vớitổng vốn đăng ký 286.632 triệu USD Trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được124,146 tỷ USD (chiếm 43% vốn đăng ký) ĐTNN là khu vực phát triển năngđộng nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc
độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12%
và 6,78% (2010) Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011)
Trang 36Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014
Năm Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Quy mô dự án
Trang 382011 1.090 14683 11000 13,47
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Quá trình thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam trong thời kỳ 2009-2014, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài códấu hiệu suy giảm và chững lại do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua nhữngkhó khăn của năm 2008 lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàncầu.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sựsuy giảm Số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án,quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008 Sau đó là sự phụchồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trongngắn hạn tuy nhiên nhiều rủi ro và bất trắc vẫn còn tiềm ẩn Năm 2011 là nămđầy khó khăn và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ USD, tăng4,7% so với năm 2011.Hai năm 2013, 2014 các nhà đầu tư đã đầu tư mạnh vàothị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư mỗi năm trên 20 tỉ USD, báo hiệu mộtlàn sóng đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới