1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những cơ sở khoa học chủ yếu để xác định mục tiêu và phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc theo nghị định 59 CP

47 237 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Xuất phát từ điều kiện, đặc điểm tình hình các đân tộc ở nước ta; Từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc; Từ thực trạng tình hình cán bộ làm công tác dân tộc và miền núi

Trang 1

UY BAN DAN TOC VA MIEN NÚI TRUNG TAM BOI DUONG CAN BO DAN TOC

BAO CÁO TỔNG THUẬT

DE TAI KHOA HOC

NHUNG CƠ SỞ KHOA HOC CHỦ vếU Để xác ĐỊNH

MUC TIEU Và PHƯƠNG THỨC BỔI DUONG CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC THEO NGHi ĐỊNH 59/CP

Trang 2

ĐỀ TÀI:

Những cơ sở khoa học chủ yếu để xác định mục tiêu và phương thức

bồi đưỡng cán bộ làm công tác dân tộc theo Nghị định 59/ CP

I CƠ QUAN QUẢN LÝ: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi

II CO QUAN CHU TRI: Trung tâm Bồi đưỡng cán bộ Dân tộc

II CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS Nguyễn Hữu Ngà Quyền Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Dân tộc

IV CỘNG TÁC VIÊN:

1 Nguyễn Duy Hùng - Vụ trưởng Vụ Qui hoạch đào tạo cần bộ - Ban

Tổ chức Trung ương

2 TS Không Diễn - Viện trưởng Viện Dân tộc học

3 TS Mông SLay - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc - Bộ

giáo dục- Đào tạo

4 Nguyễn Ngọc Lân - Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Thái

Nguyên

3 Bế Đình Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Uỷ ban

Dân tộc và Miền núi

6 TS Lê Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Uỷ ban Dân tộc

và Miền núi

7 Đào Văn Nghị - Chuyên viên cao cấp Vụ Tổ chức Cán bộ - Uỷ

ban Dân tộc và Miền núi

8 Dinh Văn Ty - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức Cán bộ - Uỷ ban

Dân tộc và Miền núi

9 Nguyễn Xuân Khuê - Chuyên viên chính - Trung tâm Bồi dưỡng cán

bộ Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc và Miễn núi

- Thư ký

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

“Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạt hoá Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp,

đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp

phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa ”

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nằm trong chiến lược cán bộ của Đảng và Nhà nước Để xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, cần phải chú trọng công tac dao tao,

bồi dưỡng cán bộ

Xuất phát từ điều kiện, đặc điểm tình hình các đân tộc ở nước ta;

Từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc; Từ thực trạng tình hình cán bộ làm công tác dân tộc và miền núi đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này

Trong những năm qua, cán bộ làm công tác dân tộc (từ Trung ương

tới các địa phương) đã có nhiều đóng gớp vào quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự an ninh, củng cố sự đoàn kết của

các đân tộc Để giúp cho cán bộ làm công tác dân tộc có đủ trình độ và năng lực đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là

một nhiệm vụ rất nặng nề đối với công tác đào tạo, bồi đưỡng

Nếu như với các ngành khác, công tác bồi đưỡng cán bộ đã được tiến hành thường xuyên hàng năm, đã đi vào nề nếp, có nội dung chương trình tương đối ổn định; Thì đối với việc bồi đưỡng cán bộ làm công tác dân tộc mới đang được tiến hành từng bước, vừa làm vừa rút kinh

nghiệm, tổng kết để xác định nội đung, hình thức bồi dưỡng phù hợp

Để thực hiện Đề tài này, Chủ nhiệm Đề tài đã tranh thủ sự cộng tác của cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, những người có tâm huyết đã

9 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cần bộ

Trang 4

từng nhiều năm công tác gắn với dân tộc và miền núi để cùng xác định

những cơ sở khoa học, mục tiêu và phương thức bồi dưỡng cán bộ làm ` công tác dân tộc theo Nghị định 59/CP

Đề tài nghiên cứu một vấn đề còn mới mẻ, có nhiều khó khăn, còn

nhiều ý kiến khác nhau; Bởi vậy các vấn đề được đề cập còn đừng lại ở

mức độ nhất định Hy vọng Đề tài có đóng góp thiết thực cho tổ chức

thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

IL TINH CAP THIET CUA DE TAL

Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn luôn khẳng định: Vấn

để dân tộc có ý nghĩa to lớn trong đại đoàn kết toàn dân và trong sự nghiệp cách mạng Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đân tộc, cán bộ làm công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và

Nhà nước

Công tác đào tạo, bổi dưỡng cán bộ dân tộc nhiều năm qua đã

được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo đạt được những kết quả nhất định Song, do chưa xác định rõ mục tiêu, nội dung

và phương thức đào tạo, thiếu các giải pháp, chính sách cụ thể, sát hợp nên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc còn nhiều hạn

chế, bất cập so với yêu cầu quản lý Nhà nước và tham mưu về lĩnh vực

công tác dân tộc và miền núi Vì vậy, việc xác định rõ mục tiêu và đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi đưỡng cán bộ của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay

Dao tạo, bồi dưỡng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định tới chất lượng đội ngũ cán bộ Trong điều kiện một quốc gia có

nhiều dân tộc, công tác dân tộc có vị trí quan trọng đặc biệt Để làm tốt

công tác dân tộc, cần đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức

cần thiết

Nghị định 59/ CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban

Dân tộc và Miễn núi - cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu về lĩnh

vực công tác đân tộc, miền núi Căn cứ theo Nghị định 59/CP, đào tạo,

bồi đưỡng cán bộ dân tộc, cán bộ làm công tác dân tộc là nhiệm vụ quan

trọng trong gian đoạn hiện nay

Mục tiêu và phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dan tộc

theo Nghị định 59/CP là vấn để mới đang được đặt ra; Song thực tế đồi

hỏi phải tiến hành khẩn trương để góp phần đáp ứng yêu cầu bồi đưỡng

đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc

Xuất phát từ điều kiện, đặc điểm tình hình các dan tộc ở nước ta;

Từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc; Từ thực trạng

tình hình cán bộ làm công tác dân tộc và miền núi đang đặt ra yêu cầu

phải nghiên cứu đào tạo, bồi đưỡng nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ

Trang 6

có đủ trình độ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

1 Xác định những cơ sở khoa học để góp phần xác định mục tiêu, phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc của Uỷ ban

2 Xây dựng mô hình bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc và miền núi

IIL PHAM VI THUC HIỆN ĐỀ TÀI:

Căn cứ thời gian, kinh phí và Dé cương đã được phê duyệt, phạm

vi thực hiện Đề tài là:

Nghiên cứu những cơ sở khoa học để xác định mục tiêu, phương

thức bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân tộc, trước hết là cán bộ thuộc hệ thống tổ chức bộ máy của Uỷ ban

IV QULMO DIEU TRA KHAO SAT:

Căn cứ yêu cầu của Đề tài, việc khảo sát tình hình cán bộ làm công tác đân tộc ở Uý ban Dân tộc và Miền núi, ở một số điểm thuộc các tỉnh

như Hà Giang Nghệ An, Dac Lac, Can Tho

Ở mỗi tỉnh, việc diéu tra khảo sát được tiến hành bằng phát phiếu

điều tra, tập hợp tình hình qua đánh giá tổng kết của địa phương

V PHƯƠNG PHÁP THỰC HIÊN ĐỀ TÀI:

1.Thu thập các tài liệu, số liệu ở cơ quan Trung ương (Uý ban Dân

tộc và Miền núi) và ở các tỉnh (tập trung ở một số tỉnh điểm)

2 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan (các đề tài nghiên cứu, các

tổng kết kinh nghiệm ) về công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ làm công

tác dân tộc ở trong và ngoài nước

3 Tổ chức các cuộc trao đổi, toạ đàm, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học (nghiên cứu, giảng dạy) có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc

4 Tổng hợp, phân tích, so sánh; rút ra những nhận định, đánh giá;

đề xuất giải pháp thực hiện

Trang 7

VIL SAN PHAM CUA ĐỀ TÀI:

Một tập kỷ yếu gồm có các bài viết của các cộng tác viên; Các tư liệu điều tra, khảo sát về thực trạng tình hình cán bộ làm công tác dân tộc

và nhu cầu đào tạo, bồi đưỡng

Báo cáo tổng hợp về các cơ sở khoa học và mục tiêu, nội dung và hình thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác đân tộc theo Nghị định 59/CP

VH KHẢ NĂNG ỨNG DUNG CỦA ĐỀ TÀI:

Trên cơ sở xác định rõ những cơ sở khoa học để xác định mục tiêu, phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, Đề tài góp phần trực tiếp vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc (xác định nội dung, chương trình, cách thức bồi dưỡng sát hợp, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng ); Nâng cao nang lực nội sinh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tham mưu của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi

VIHIL KẾT CẤU NỘI DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài gồm có 3 phần:

A NHUNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHỦ YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

_ VA PHUONG THUC BOI DUGNG CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC VA MIEN NUI THEO NGHỊ ĐỊNH 59/CP

B MÔ HINH BOI DUGNG CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC VA MIỄN NÚI THEO NGHỊ ĐỊNH 59/CP

C MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

Trang 8

PHAN NOI DUNG

A NHUNG CO S6 KHOA HỌC CHU YEU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC

TIEU VA PHUONG THUC BOI DUONG CAN BO LAM CÔNG

TAC DAN TOC VA MIEN NUI THEO NGHỊ ĐỊNH 59/CP

Cơ sở khoa học của một Đề tài nói chung bao gồm cơ sở lý luận và

cơ sở thực tiễn; Trong phạm vi của Đề tài này, chúng tôi xác định những

cơ sở khoa học chủ yếu phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng mục tiêu và phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc và miền núi theo

Nghị định 59/CP

Quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về

cần bộ; Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính

sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thị

hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho

Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng Vì vậy cán bộ là cái gốc

của mọi công việc công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt

hay xấu Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Dang”

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đảng ta xác định: “Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn

và phức tạp, đồi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ

ngang tầm, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”,

Để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đảng chỉ rõ phải “chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa

Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Bồi đưỡng kiến thức về quản lý Nhà

nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn

nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo )

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có xác định: “Đào tạo, bồi đưỡng cần bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ

° Hồ Chí Minh toàn tap, T.4, NXBST, H 1984, Tr.487-492

® Van kién Hoi nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia,

H.1997, tr 66

© Nhu trén, tr 84.

Trang 9

quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành

chính nhà nước”

Dựa vào căn cứ Pháp lý (Nghị định 59/CP về chức năng, nhiệm vụ

của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi) và căn cứ thực tiễn để có cơ sở xác

định mục tiêu và phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc

I DAC DIEM VAN ĐỀ DÂN TOC Ở NƯỚC TA VÀ ĐẶC THÙ CỦA QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VÀ THAM MỰU VỀ LĨNH VỰC CÔNG TÁC ĐÂN TỘC VÀ

Nghiên cứu những đặc điểm chủ yếu của các dân tộc ở nước ta cho

thấy tính đặc thù của vấn để đân tộc Có một số đặc điểm cần quan tâm:

1 Một số đặc điểm chủ yếu của các dân tộc nước ta

Nước ta có 54 đán tộc, trong đó có dân tộc đa số và các dán tộc thiểu số

Theo số liệu thống kê năm 1995: Người Kinh (dân tộc đa số) có 65

triệu người chiếm 8§% dân số cả nước; 53 đân tộc thiểu số chỉ có 8,5

triệu người chiếm 12%

Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc chênh lệch rất lớn: có một số dân tộc

thiểu số có số dân trên dưới I triệu người; Một số dân tộc trên dưới 1000

người; Một số đân tộc chỉ có vài ba trăm người,

Tuy số dân giữa dân tộc đa số (Kinh) với các dân tộc thiểu số (53

dân tộc) có sự chênh lệch lớn, song ở nước ta không có tư tưởng phân biệt, kỳ thị dân tộc Đây là điểm không giống ở các quốc gia đa dân tộc trên thế giới, và là điểm quan trọng đã hình thành nên quan hệ hoà hợp,

bình đẳng giữa các dân tộc Đây là yếu tố thúc đẩy quá trình củng cố

t? Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đẳng khoá VI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Báo Nhân dân ngày 21-4-2001, tr.4.

Trang 10

cộng đồng dân tộc Ngày nay, bình đẳng được xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng ta

Vì vậy, với công tác dân tộc, và trực tiếp là cán bộ làm công tác đân tộc phải quán triệt đầy đủ về vấn đề này

Cư dân của các dân tộc có mặt ở nhiều vùng, sống xen kế với

nhau

Đây cũng là đặc điểm có tính đặc thù của các dân tộc ở nước ta Có

thể nói tới giai đoạn hiện nay, địa bàn cư trú của các dân tộc ở nước ta không còn“ lãnh thổ tộc người” rõ rệt Cư dân các dân tộc sống xen kẽ không chỉ ở trên địa bàn của tỉnh, huyện mà xen kế tới tận xã, thôn, bản Ngày nay tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc càng trở nên phổ biến ở các vùng, các địa phương trong cả nước Sự sống xen kẽ là điều kiện thuận lợi để các dân tộc giao lưu về văn hoá, trao đổi học hỏi về

kinh nghiệm sản xuất

Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ của các dân tộc ở nước ta góp

phần tăng cường sự hoà hợp, thống nhất của cộng đồng dân tộc Để quá

trình này diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, cần có qui hoạch, kế hoạch bố

trí dân cư phù hợp; Giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong đời

sống kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc

Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chống thiên tai, địch hoa

Nhiều thế kỷ qua, cư dân các dân tộc ở nước ta đã liên kết với nhau

để chống thiên tai (han hán, lũ lụt)

Các dân tộc đã đoàn kết để chiến đấu và chiến thắng các thế lực

ngoại xâm Sự đoàn kết chiến đấu để tồn tại và phát triển qua nhiều thế

kỷ của các dân tộc đã tạo nên truyền thống đoàn kết không gì phá vỡ nổi của cộng đồng dân tộc Việt nam

Sự liên kết, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn (chống thiên tai); Cố kết trong đấu tranh chống ngoại xâm là điều cần được phát huy trong xây

dựng và phát triển đất nước

Một trong những nội dung quan trọng cửa công tác dân tộc là củng

cố sự đoàn kết giữa các đân tộc Người cán bộ làm công tác dân tộc có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh để gạt bỏ những tàn đư của chế

Trang 11

độ phong kiến, thực dân; Chống các âm mưu của kẻ địch nhằm chia rẽ,

phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc

Các dán tộc phân bố trên các địa bàn có vị trí quan trọng cả về

kinh té, chính trị, an nình quốc phòng, môi trường sinh thái

Địa bàn phân bố các dân tộc thiểu số hầu hết là các vùng rừng núi,

vùng biên giới Những nơi này có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, các

loại khoáng sản quí; hàng năm cung cấp hàng trăm tỷ m° nước và phù sa, cung cấp nguồn năng lượng thuỷ điện lớn; Rừng không chỉ cung cấp các

loại lâm thổ sản mà còn đóng vai trò điều tiết khí hậu - là lá phổi của cả

nước; Các dân tộc thiểu số ở dọc tuyến biên giới có quan hệ “đồng tộc”

với cư dân ở phía bên kia biên giới; Đường biên giới là “ phên đậu của đất nước, có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước Chiến lược phát triển ở các vùng này có liên quan tới nhiều lĩnh vực - không chỉ kinh tế

mà cả chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái đối với quốc gia Ở đây van dé dan tộc không chỉ là thuộc phạm vi một quốc gia, mà còn quan hệ tới nhiều quốc gia Công tác dân tộc phải được tăng cường ở địa bàn trọng yếu này

Các đán tộc ở nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ; Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc còn rất khác nhau; Ở nhiều dân tộc thiểu số còn mang tàn dư của xã hội tiền phong kiến; Một số dân tộc vẫn sống dựa vào săn bắn hái lượm là chủ yếu Tình trạng sản xuất mang tính tự cấp tự túc còn phổ biến ở các dân tộc thiểu

SỐ

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội gắn với sắc thái văn hoá của từng

dân tộc cho thấy tính đa dạng, phong phú về đời sống kinh tế, xã hội của

các dân tộc

Những đặc điểm này qui định tính chất phức tạp của công tác dân

tộc Quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội ở vùng dân tộc, miền

núi không thể tách rời điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng

2 Tính đặc thù của công tác dân tộc ở nước ta

Trang 12

Qua những đặc điểm chủ yếu đề cập ở trên, có thể rút ra một số điểm khẳng định tính đặc thù của vấn đề dân tộc ở nước ta; Cụ thể:

- Vấn đề dân tộc hoà hợp, thống nhất với cộng đồng, với nhân dân

trong một quốc gia (không có lãnh thổ tộc người, không tồn tại tư tưởng

dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ nhau như anh em một nhà trong đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong chống thiên tai )

- Vấn đề dân tộc không chỉ liên quan tới kinh tế, mà quan hệ chặt

chẽ với cả chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái

Tính đặc thù của vấn để dân tộc đặt ra yêu cầu đối với tổ chức và

cán bộ làm công tác dân tộc là:

- Phải gìn giữ và phát huy truyền thống quí báu giữa các dân tộc là

bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng phát triển

- Giải quyết các vấn để ở vùng đồng bào đân tộc, miền núi phải nghiên cứu, xem xét thận trọng mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị - an ninh quốc phòng - môi trường sinh thái

- Tham mưu, để xuất được chính sách phù hợp từng vùng

- Giúp đỡ đồng bào hiểu, thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà

nước; Chống kẻ địch lợi dụng lôi kéo đồng bào các đân tỘC

Il, CHUC NANG, NHIEM VU CUA UY BAN DAN TOC VA MIEN NUL

1, Chức nang, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc

Nghị định 59/1998/ NÐ - CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc

và Miễn núi qui định:

Vẻ chức năng: Uỷ ban Dân tộc và Miễn núi là cơ quan của Chính

phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc

và miền núi trong phạm vi cả nước, đồng thời là cơ quan tham mưu cho

Trung ương Đảng về chủ trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu số

và miền núi

Về nhiêm vu ( có 9 nhiệm vụ):

(1) - Nghiên cứu tổng hợp các vấn để về dân tộc và miền núi

Trình Trung ương Đảng và Chính phủ những chủ trương, chính sách, luật

pháp về dân tộc và miền núi; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các vấn đề nói trên

11

Trang 13

Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết, Chỉ thị

của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về chủ trương, chính sách đối với đân tộc và miền núi

(2) - Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn đề liên quan đến đân tộc và miền núi;

Tham gia việc thẩm định chiến lược phát triển vùng, kế hoạch kinh tế -

xã hội, khoa học công nghệ và các dự án nước ngoài tài trợ được thực

hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(3) - Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc và miền núi trong phạm vị cả nước

(4) - Thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ theo qui định

của Trung ương Đảng; Kiến nghị với Trung ương Đảng, Chính phủ, các

Bộ, ngành, địa phương về chủ trương, chính sách, giải pháp trong việc chỉ đạo, bồi đưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số

Tham gia vào việc đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số và tổ

chức thực hiện việc bồi dưỡng cán bộ đân tộc và cán bộ làm công tác dân

tộc

(5) - Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế vẻ lĩnh vực dân tộc theo qui

định của pháp luật

(6) - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Đảng và Nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội, trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về đân tộc

(7) - Chi đạo việc thực hiện một số chương trình, dự án, mô hình

điểm trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi do Chính phủ giao

(8) - Tiếp đón, thăm hỏi đồng bào dân tộc, nắm yêu cầu, nguyện

vọng của đồng bào Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, Ban, ngành Trung ương, địa phương giải quyết các nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số

(9) - Quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức của Uỷ ban Dân tộc

và Miền núi theo qui định

Nghị định 59/CP qui định chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Dân tộc và Miễn núi là cơ sở pháp lý để xác định nội dung công tác đân tộc (quản lý Nhà nước và tham mưu về lĩnh vực công tác dân tộc); Chức

năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Uỷ ban; Tiêu chuẩn chức danh cán

bộ làm công tác dân tộc; Đồng thời đó cũng là căn cứ để nghiên cứu xác định mục tiêu, phương thức bồi dưỡng cán bộ làm công tác dan téc

Trang 14

2 Nội dung công tác dân tộc của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi

Nội dung công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay được qui định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn của hệ thống tổ chức làm

công tác dân tộc; Được thể hiện ở các nội dung cơ bản:

a) Tham mưu cho Trung ương Đảng về các chủ trương, chính sách có

liên quan tới dân tộc và miền núi (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,

an ninh, tôn giáo )

Trong giai đoạn hiện nay, công tác đân tộc được triển khai trên các

các lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo cải thiện mọi mặt cho các dân tộc thiểu số

b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về chính sách dân tộc, miền

nul,

Quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình dự án, mô

hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc, miền núi

c) Nghiên cứu tổng hợp về dân tộc và miền núi

Nghiên cứu, tổng kết về lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính

sách kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc và

miền núi Đề xuất những vấn để cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với

từng vùng, trong quan hệ về nhiều mặt với tình hình của đất nước

d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về chính sách đân tộc, miền núi ¢ ving dan tộc, miền núi trong phạm vỉ cả nước

Ngoài ra, công tác dân tộc còn có các nội dung như:

- Tham gia thẩm định chiến lược phát triển vùng, kế hoạch kinh tế-

xã hội, khoa học công nghệ, các dự án nước ngoài tài trợ được thực hiện

ở vùng dân tộc, miền núi

13

Trang 15

- Tham gia vào việc đào tạo cán bộ dân tộc; Tổ chức bồi đưỡng cán

bộ dân tộc và cán bộ làm công tác đân tộc

Chức năng, nhiệm vụ, nội đung công tác dân tộc của Uỷ ban Dân

tộc và Miễn núi là một trong những căn cứ để xác định mục tiêu và phương thức bồi đưỡng cán bộ làm công tác đân tộc

3 Nhiệm vụ của cán bộ làm công tác dân tộc

Trên cơ sở Nghị định 59/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Quyết định số 102/1998/QĐÐ - UBDTMN, ngày 30/9/1998 của Bộ trưởng, Chủ

nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miễn núi đã cụ thể hoá về việc qui định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miễn _ núi,

Nhiệm vụ của cán bộ làm công tác đân tộc và miền núi cần được

cụ thể hoá theo Quyết định số 102/1998/QĐÐ - UBDTMN, ngày

30/9/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Trong phạm vi của Đề tài

có thể để cập một cách tổng quát chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm

công tác dân tộc và miền núi như sau:

Lĩnh vực công tác dân tộc có nhiều nhiệm vụ; Mỗi nhiệm vụ có thể

giao cho một hoặc một số cán bộ đảm nhiệm Tổng hợp về nhiệm vụ của

cán bộ làm công tác dân tộc bao gồm cả quản lý Nhà nước và tham mưu

về lĩnh vực công tác dân tộc và miễn núi; Trong đó có các nhiệm vụ cụ

thé:

- Nghiên cứu đặc điểm, tình hình các dân tộc; Các vấn đề: Kinh tế, chính trị, an ninh, tôn giáo, văn hoá, xã hội, cán bộ, kinh nghiệm giải

quyết vấn đề dân tộc ở các nước

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà

nước

- Tổ chức thực hiện một số chương trình, đự án, mô hình

- Tham gia xây dựng dự thảo văn bản về vấn đề được giao để báo

cáo xin ý kiến cấp trên

- Chuẩn bị các nội dung phục vụ lãnh đạo khi được phân công

- Kiến nghị với lãnh đạo và cơ quan cấp trên về những việc cần giải quyết có liên quan tới đân tộc và miền núi

- Đề xuất, kiến nghị bể sung, sửa đổi chính sách, chế độ có liên

quan tới đân tộc, miền núi

Trang 16

4 Tiêu chuẩn (phẩm chất, năng lực) cán bộ làm công tác dân tộc _

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng ta xác định rõ những tiêu chuẩn cần phải có: “Xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh gắn liền với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

của thời kỳ mới, coi trọng cả đức và tài, với đức là gốc như Bác Hồ đã

dạy Đó là đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở có phẩm

chất tốt, có lòng yêu nước nồng nàn, có tỉnh thần trách nhiệm cao, có đủ

năng lực hoàn thành nhiệm vụ; Đội ngũ phải đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo

sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ vững độc lập

tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội”0),

Dựa trên cơ sở đặc điểm vấn để dân tộc ở nước ta; Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc; Nội dung công tác dân tộc,

chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác dân tộc, đặt ra yêu cầu cần

phải xác định những tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ làm công tác dân tộc

Đối với cán bộ làm công tác dân tộc, trước hết cũng phải có đủ những tiêu chuẩn (phẩm chất, năng lực) theo qui định chung đối với cán

bộ công chức nhà nước Nhưng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ có

tính đặc thù của công tác dân tộc, đòi hỏi cán bộ làm công tác dân tộc phải có những tiêu chuẩn nhất định để thực hành công tác quản lý Nhà

nước và tham mưu về lĩnh vực công tác đân tộc

Để thực hiện công tác quản lý Nhà nước và tham mưu, cần bộ làm

công tác dân tộc cần am hiểu:

- Mục đích quản lý Nhà nước và tham mưu

- Đối tượng quản lý Nhà nước và tham mưu

- Phương thức quản lý Nhà nước và tham mưu

a) Về quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực công tác dân lộc

- Mục đích quản lý Nhà nước là lĩnh vực nhằm đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ, cùng phát triển của cộng đồng các đân tộc trong quá trình xây đựng và phát triển đất nước

- Đối tượng quản lý Nhà nước là lĩnh vực công tác đân tộc và miền

nói Nội dung, khái niệm của “Tĩnh vực công tác đân tộc và miền núi”

° Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá X - Báo Nhân

dân số 15426, Chủ nhật, ngày 21/9/1997, tr 2

15

Trang 17

hiện nay vẫn còn có ý kiến khác nhau Trong khuôn khổ Đề tài này, nội

dung của thuật ngữ “lĩnh vực công tác dân tộc” được hiểu là bao gồm

hoạt động (củá các Bộ, ngành, địa phương ) có tác động trực tiếp hay

gián tiếp đối với việc giải quyết vấn dé dân tộc và miền núi theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề đân tộc và miền núi

- Phương thức quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô được thông qua hệ

thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước để tổ chức, hướng dẫn,

chỉ đạo, theo dõi thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việc theo đối thực hiện chính sách đân tộc và miền núi giúp cho việc xem xét, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các hoạt động đối với việc giải quyết vấn để dân tộc và miễn núi theo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Thông qua việc theo dõi thực hiện để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của cơ chế chính sách dân tộc và miền núi; Đồng thời xác định các tiêu chí làm căn cứ cho việc đánh giá kết quả

thực hiện các chương trình, kế hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc, miễn núi trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển giữa các dân tộc

Như vậy, để thực hiện được chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước

về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi, cán bộ làm công tác dân tộc,

miền núi cần được bồi dưỡng một số kiến thức có tính đặc thù của công

tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi,

b) Tham mưu về chú trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu số

và miền núi

Chức năng, nhiệm vụ này được ghi rõ trong Nghị định 59/CP cũng phản ảnh tính đặc thù của công tác dân tộc, miền núi; Nó qui định chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh của cán bộ làm công tác đân tộc và miền núi

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ làm tham mưu về chủ

trương, chính sách đối với dân tộc, miền núi, cán bộ làm công tác dân tộc, miễn núi phải có những kiến thức cần thiết; Cụ thể:

- Có kiến thức về lý luận và thực tiễn về công tác đân tộc và miễn

Trang 18

- Có khả năng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu nhằm bổ sung, hoàn

thiện chính sách liên quan tới lĩnh vực dân tộc, miền núi

Tóm lại, để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ cả về quản lý Nhà

nước và tham mưu về lĩnh vực công tác dân tộc, miễn núi; Cán bộ làm

công tác dân tộc, miễn núi cân được bồi dưỡng những kiến thức để phục

vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ như đã nêu ở trên

c) Về trình độ đối với cán bộ làm công tác đôn tộc

Công tác dân tộc là lĩnh vực công tác tổng hợp, đòi hỏi ở cán bộ

làm công tác dân tộc phải có chuyên môn sâu vẻ một lĩnh vực, đồng thời

phải có hiểu biết về các dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Bởi vậy yêu cầu về trình độ đối với cán bộ làm công tác dân tộc là rất cao Trong khi đó nước ta chưa có trường Đại học hay Học viện chuyên đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc Để giải quyết khó khăn này, chúng ta phải nghiên cứu đào tạo, bồi đưỡng cho cán bộ làm công tác dân tộc Trước hết phải xác định được trình độ cần đạt tới của từng loại cán bộ, trên cơ sở đó mới xây dựng được kế hoạch, phương thức đào tạo bồi đưỡng cán bộ trong giai đoạn trước mắt và lâu đài,

Qua khảo sát, nghiên cứu; Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của

cán bộ làm công tác dân tộc, yêu cầu về trình độ đối với cán bộ làm công tác dân tộc ở từng cấp phải có như:

Đối với chuyên viên:

Phải có trình độ Đại học về một chuyên ngành; Có trình độ ngoại ngữ A hoặc B, Có trình độ tin học từ sơ cấp trở lên N goài ra còn phải được đào tạo về quản lý Nhà nước hệ chuyên viên; Có trình độ lý luận chính trị sơ cấp

Đối với chuyên viên chính:

Phải có trình độ Đại học, trên Đại học về một chuyên ngành; Có ngoại ngữ trình độ B; Được đào tạo quản lý Nhà nước hệ chuyên viên

chính; Có trình độ lý luận chính trị trung cấp Được bồi dưỡng về công

tác dân tộc; Biết sử dụng thành thạo máy vi tính; Biết tiếng dân tộc phổ thông thuộc địa bàn được phụ trách

Đối với chuyên viên cao cấp:

Phải có trình độ Đại học, trên Đại học; Có ngoại ngữ trình độ C; Được đào tạo quản lý Nhà nước hệ chuyên viên cao cấp; Có trình độ lý

17

Trang 19

luận chính trị cao cấp; Có khả năng nghiên cứu (có từ 1 tới 2 công trình

trở lên); Được tập huấn, bồi dưỡng hàng năm về công tác dân tộc; Biết

tiếng dân tộc phổ thông ở khu vực được phân công phụ trách

Đối với cán bộ quản lý: (Vụ trưởng, Vụ phó, Trưởng, Phó ban)

Phải có trình độ Đại học, trên Đại học, ngoại ngữ trình độ C; Có

trình độ lý luận trính trị cao cấp; Có khả năng nghiên cứu, tổ chức quản lý; Về lĩnh vực công tác dân tộc, miền núi; Biết tiếng dân tộc phổ thông theo vùng được quản lý

Từ những căn cứ trên đây (đặc điểm vấn để dân tộc, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức làm công tác dân tộc, yêu cầu về phẩm chất năng

lực, trình độ của cán bộ làm công tác dân tộc .) đặt ra yêu cầu đào tạo,

bồi đưỡng cán bộ làm công tác dân tộc

IH THỰC TRANG ĐÔI NGŨ CÁN BO LAM CONG TAC DAN TOC

Theo Nghị định 59/CP của Chính phủ, tổ chức làm công tác đân tộc ở Trung ương 14 Uy ban Dân tộc và Miền núi; Còn ở các tỉnh có đân

tộc và miễn núi được thành lập Ban Dân tộc và Miền núi (Thông tư liên

tịch số 771/1998/TTLT - UBDTMN - TCCP ngày 20/10/1998 hướng dẫn

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan Công tác Dân tộc - Miền núi ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

1, Tình hình cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ quan Trung ương (Uỷ

ban Dân tộc và Miền núi)

Theo Điều 4 của Nghị định 59/CP, tổ chức bộ máy của Uỷ ban

Dân tộc và Miền núi gồm: Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ

ban Dân tộc và Miền núi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Chính sách Miền núi, Vụ Tổng hợp, Vụ Hợp tác

Quốc tế, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra, Văn phòng, Cơ

quan Đặc trách Công tác Dân tộc ở Nam Bộ); Và các tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban (Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi, Tạp chí Dân tộc và Miền núi, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Dân tộc, Trung tâm Thông tin và Tư liệu)

Tổng số biên chế — cán bộ, công chức của Uỷ ban hiện nay có

202 người

Trang 20

Trong tổng số cán bộ công chức của Uỷ ban có 113 người có trình

độ Đại học, Cao đẳng và trên Đại học (có 15 Thạc sĩ và Tiến sĩ) Số cán -

bộ khoa học xã hội chiếm 74,5%; Cán bộ khoa học kỹ thuật chiếm

16,5%

Đội ngũ cán bộ đang công tác ở Uỷ ban Dân tộc và Miền núi hầu hết được đào tạo chính qui, có chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội); Phần lớn đã kinh qua hoạt động thực tiễn;

có tâm huyết với công tác

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ này cũng còn những hạn chế, tồn tại: ‘

- Trình độ về ngoại ngữ trừ những cán bộ có học vị (Tiến sĩ, Thạc sĩ) có trình độ ngoại ngữ B hoặc C (+ 7%), còn lại hầu hết mới có trình

độ A

- Về tin học: Ngoài số cán bộ ở Văn phòng, Trung tâm Thông tin

và Tư liệu, cán bộ văn thư biết sử dụng thành thạo máy vi tính (30%);

Còn hầu hết mới biết sử dụng máy vi tính trong soạn thảo văn bản là

chính, chưa có khả năng khai thác các chức năng khác (50%)

- Hàng năm ít được bồi đưỡng về công tác của ngành; Chưa được

trang bị kiến thức về vấn dé dân tộc và công tác dân tộc một cách có hệ

thống và thường xuyên Mỗi năm số cán bộ được bồi đưỡng về công tác

Để 'hực hiện được hai chức năng: Quản lý Nhà nước về lĩnh vực

công tác dân tộc và miền núi trong phạm vị cả nước, đồng thời tham mưu

cho Trung ương Đảng về chủ trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu

số và miền núi, tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc cần có đội ngũ cán

bộ không chỉ có chuyên môn về các lĩnh vực, mà phải có trình độ lý luận, quản lý Nhà nước Không những thế, đội ngũ cán bộ phải có năng lực hoạt động thực tiễn; Có khả năng tổng hợp, phân tích và để xuất những

vấn để có liên quan tới đân tộc và miền núi

Nếu so sánh với tiêu chuẩn cần phải có về phẩm chất, năng lực,

trình độ tì công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc 6 co quan Trung uo: ' đặt ra rất cấp thiết

19

Trang 21

2 Tình hình cán bộ làm công tác đân tộc ở các Ban Dân tộc (Ban - Dân tộc và Miền núi) các tỉnh

Hiện nay mới có 20 tỉnh thành lập Ban Dân tộc (Ban Dân tộc Miền núi)

Qua 16 Ban được tổng hợp cho thấy:

- Tĩnh độ Đại học và trên Đại học mới chiếm 65,2%, riêng số công nhân và viên chức có trình độ Đại học trở lên chiếm 71% (riêng số

đưới 50 tuổi chiếm 80%)

- Trình độ lý luận cao cấp: 13,1%

Trình độ lý luận trung cấp: 26,2%

- Trinh độ văn hoá 12/12 + 100%

- Có thâm niên công tác, có tích luỹ kinh nghiệm, đã nhiều năm

gắn bó với đồng bào, hiểu đồng bào Nhiều công chức rất tâm huyết với

công việc

Tuy nhiên, đội ngũ công chức này bên cạnh những mặt mạnh nói

trên vẫn còn bộc lộ những nhược điểm và tồn tại:

- Phần đông cán bộ, công chức của các Ban Dân tộc chưa đủ tiêu

chuẩn qui định đối với công chức về: Chuyên môn - Ngoại ngữ - Lý luận

chính trị - Quản lý Nhà nước

- Trình độ tin học và công nghệ thông tin nói chung là yếu

- Cán bộ công chức làm công tác dân tộc ở địa phương chưa được

bồi đưỡng thường xuyên hàng năm

Do tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc và Miền núi các tỉnh đang

trong quá trình kiện toàn, nên có những hạn chế tới việc xây dựng, củng

cố đội ngũ cán bộ làm công tác đân tộc ở các tỉnh

Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là cơ

sở thực tiễn để xác định mục tiêu, phương thức bồi đưỡng cán bộ làm

công tác dân tộc trong những năm trước mắt và lâu dài

Trang 22

TỔNG HỢP THUC TRANG BOI NGU CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC TAI CAC DON VI DIEU TRA

Số Tuổi Dân tộc Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị STT Don vi diéu tra người | bình | Nam | Nữ | thiêu số Dang | Trên | ĐH | Trung cấp | Cao cấp | Trung quân

_ viên ĐH cấp

Ị Ban DT &MN tinh Dac Lac 10 45 6 4 6 5 2 I I

2_ | Ban DF&MN tỉnh An Giang 3 47 3 2 1 2

3 _| Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh 10 40 9 1 _ 1 3 7

8 | Ban Dan tộc tỉnh Trà Vinh 14 | 37 10 | 4 Í 12 10 2 3 3 5

3 | Cơ quan Đặc trách Công tác 21 45 16 5 i 12 11 1 5 1 Dân tộc Nam Bộ

10 | Chỉ cục Định canh Định cư tinh Ha Giang 30 4l 28 2 16 21 11 12 7

Trang 23

3 Nguyên nhân của thực trạng tình hình trên

Thực trạng tình hình cán bộ làm công tác dân tộc như trên có một

số nguyên nhân cơ bản:

Trước hết, có thể thấy những điểm còn bất cập ở đội ngũ cán bộ

làm công tấc dân tộc thuộc Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các Ban Dân

tộc và Miền núi các tỉnh là do khách quan Nghị định 59/CP ra ngày

13/8/1998, tổ chức bộ máy của Uỷ ban và của các Ban đang được kiện toàn; Vì vậy đội ngũ cán bộ đang được tăng cường

Công tác bồi đưỡng trong thời gian vừa qua đã được triển khai thực

hiện, song tổ chức chưa có hệ thống, nội dung chương trình chưa đầy

đủ

Nhà nước ta chưa có trường đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc

Trung tâm Bồi đưỡng cán bộ Dân tộc thuộc Ủy ban mới được thành lập

theo Nghị định 59/CP, đang trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy và

xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình Bởi vậy, việc tổ chức bồi

dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc mới đang được triển khai từng bước

Từ thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc như

trên, yêu cầu muốn làm tốt công tác dân tộc phải có qui hoạch, kế hoạch

bồi dưỡng về công tác dân tộc; Nâng cao trình độ lý luận và quản lý Nhà

nước

Như phần trên đã trình bày về đặc điểm vấn để dân tộc ở nước ta;

Chức năng nhiệm vụ của tổ chức làm công tác đân tộc; Nội dung công tác dân tộc; Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác dân tộc ; Thực trạng cán bộ làm công tác dân tộc là những vấn đề đặt ra cho công tác bồi dưỡng cán

bộ làm công tác dân tộc phải xác định rõ mục tiêu, đồng thời xây dựng

mô hình bồi đưỡng phù hợp

Ngày đăng: 17/03/2016, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w