BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
s
BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực
hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Mã số đề tài: B97-52-15
Chủ nhiệm đề tài: TS Võ Thị Ánh Tuyết à Nội, 2000
Trang 2Dé tai B97-52-15_Nghién cứu những giã pháp nhằm thực hiện Sông bằng xạ hội tung GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
BÁO CÁO TỔNG KẾT TOÀN DIỆN VỀ KẾT QUÁ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tên để tài: Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay Mã số để tài: B97-52-15 Chủ nhiệm đề tài: - TS Võ Thị Ánh Tuyết - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Thư ký khoa học:
- Th.S Lê Đông Phương - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục
Các thành viên tham gia:
¬ GS TS Lê Đức Phúc - Viện Khoa học Giáo dục
~ TS Nguyễn Công Giáp - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục
- TS Trần Thị Bích Trà - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục ~ Th.S Nguyén Danh Binh - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục
Ngày đẾ! 2 /2000 Ngày ⁄/ 2/2000
Chủ nhiệm đề tài (Ký tên) Thủ trưởng cơ quan chủ trì
Ngay 5 / AO /2000 Ngày / /2000
Chủ tịch HĐ đánh giá chính thức Thủ trưởng cơ quan QL đề tài
(Ký tên và đóng đấu) (Ký tên và đóng đấu)
f6S Ts Sen Bi hin doth -S2 - 09S /K&_
(241 # (a4)
Trang 3MỤC LỤC MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHUONG 1 QUAN NIEM VE CONG BANG XX HỘI TRONG GIAO DỤC
1.L Quan niệm về công bằng xã hội
1,1.1 Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội 1.1.2 Công bằng xã hội và bất công xã hội
1.1.3 Công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
1.1.4 Những nguyên tắc xác định các tiêu chí đánh giá công bằng xã hội
1.2 Giáo dục và vai trò của nó đốt với việc thực hiện công bằng xã hội 1.2.1 Khái niệm giáo dục
1.2.2 Vai trò của giáo dục đối với việc thực hiện công bằng xã hội 1.3 Công bằng xã hội trong giáo đục
1.3.1 Quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục
1.3.2 Những tiêu chí để đánh giá công bằng xã hội trong giáo dục
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Một số nét về chính sách công bằng xã hội trong giáo dục Việt Nam
2.1.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục 2.1.2 Những chính sách của Nhà nước về bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục , 2.1.2.1 Chính sách xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học 2.1.2.2 Chính sách hỗ trợ vùng, miền 2.1.2.3 Chính sách học bổng, học phí 2.1.2.4 Chính sách ưu tiên về tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng 2.1.2.5 Chính sách nữ
2.2 Một số kết quả thực hiện các chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo đục Việt Nam thời gian qua
2.2.1 Giáo dục mầm non
2.2.2 Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
2.2.3 Một số khía cạnh giáo dục trên chuẩn phổ cập tiểu học 2.2.4 Một số khía cạnh vẻ chất lượng giáo dụ
2.2.5 Phạm vi và đối tượng miễn giảm học phí
Trang 4Để tải B97-E2-†5 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội tong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THUC HIEN CÔNG BẰNG XÃ HỘI 70 TRONG GIAO DUC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Các quan điểm chỉ đạo việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Việt nam giai đoạn hiện nay 70 3.2 Các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Việt 71
nam giai đoạn hiện nay
3.2.1 Các giải pháp chung
71 3.2.2 Các giải pháp cụ thể 74 3.2.2.1 Các giải pháp về khu Vực, vùng miền 74 3.2.2.2 Các giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên và cần bộ quản lý các cấp 77 3.2.2.3 Các giải pháp bảo đâm công bằng về chất lượng học tập 80
3.2.2.4 Các giải pháp về nhóm xã hội 82
3.2.2.5 Các giải pháp về loại hình và con đường học tập 86
Trang 5Đồ tài B87-52-15_ Nghiên cứu những giấi pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay DANH MỤC CÁC BẢNG
Bang 1: Tỷ lẹ đến trường của trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ (6-37 tháng) và
mẫu giáo (36-71 tháng) theo nhóm chỉ tiêu, khu Vực và vùng(%) 45
Bảng 2: Tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi theo nhóm chỉ tiêu, khu Vực và
`
48
Bang 3: Bằng cấp cao nhất đã đạt được của những người 15 tuổi trở lên
theo nhóm chỉ tiêu, khu vực, giới tính và vùng lãnh thổ (%) 51
Bảng 4: Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi theo dân tộc (%), 22t 32
Bảng 5: Tỷ lệ học sinh tốt —_ ` 6) 34
Bảng 6 : Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn theo qui định của Bộ
GID&/ĐT(%) 1.1102 1111.111 55 Bảng 7: Tỷ lệ xã/thôn có các loại trường chia theo vùng (%) 1n 2 56
Bang 8: Chất lượng trường/ điểm trường và lớp hoc chia theo cấp học và
Vùng (6) HH 57 Bảng 9: Tỷ lệ những người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm
một phần hay toàn bộ học phí hoặc các khoản đóng góp theo lý xa 59 Bang 10: Phạm vi triển khai chương trình miễn giảm học phí trong năm 19ÖÂ .e rrerrrreeeeeee 59 Bảng 11: Nguyên nhân dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo dục 60
Bảng 12: Nguyên nhân dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo đục 61 Bảng 13: Quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục T2 64
Bảng 14: Các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Việt nam giai đoạn hiện "` ƠơƠƠƠƠơƠA 75
Trang 6-iv-MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các thời đại khác nhau của lịch sử loài người, đù ở phương Đông hay phương Tây, cơn người đêu quan tâm đến công bằng xã hội Trên bình điện tỉnh thần, công bằng xã hội luôn luôn là nhu cầu, mong ước, khát vọng của con người từ khi con người nhận thức được sự bất công Mọi tư tưởng nhân đạo, mọi phong
trào cách mạng đều nêu cao ngọn cờ công bằng xã hội Chính vì vậy, công bằng
xã hội đã trở thành một trong những mục tiêu cao cả mà nhân loại đã và đang hướng tới
6 Viet Nam, công bằng xã hội cũng rất được quan tâm Trong Báo cáo
chính trị trình bày tai Dai hoi VII cia Dang, Dang ta đã khẳng định quan điểm:
“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liên với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả
khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở
Việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực
của mình",
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên mới với sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học - công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa và các thay đổi quan trọng về đặc trưng, tính chất xã hội có tính đan xen lẫn
nhan giáo dục ngày càng trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của các quốc gia Cùng với sự chuyển đổi từ xã hội dựa trên nền tảng sức mạnh của bạo
lực, của cải vật chất sang xã hội thông tin, trị thức, giáo dục ngày nay - như các nhà tương lai học người Mỹ John-Naisbitt & Patrica Aburdence đã nói - đã tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; sự
phát triển năng động của khu vực này một phần do các nước đã quan tâm đầu tư
cho giáo dục với những quan điểm mới về giáo dục cho mọi người, bảo đảm sự
công bằng và cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân thông qua các con đường giáo
dục thích hợp
Với định hướng xây dựng xã hội công bằng văn minh, việc bảo đâm công
bằng xã hội trong giáo dục là một trong những tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương II (khoá VIID về định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 7Đầ tài B87-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
bằng ngân sách và các điều kiện cần thiết khác Tuy vẫn chưa thực sự đảm bảo công bằng tuyệt đối cho mọi vùng miền, mọi đối tượng, nhưng có thể nói rằng
chúng ta đã tạo được cơ hội học tập cho đại đa số nhân dân lao động và sự bình đẳng tương đối cho người học ở một mặt bằng thấp về các điều kiện đảm bảo giáo
dục Vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục chưa được đặt ra gay gắt
Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự phân hoá xã hội trở
nên sâu sắc hơn Một bộ phận nhân dân năng động, những khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển nhanh hơn đại bộ phận nhân dân và những khu vực còn lại
hoảng cách phân hoá giầu nghèo giữa các nhóm dân cư, các dân tộc, các vùng miền của đất nước ngày càng lớn Sự phát triển của sản xuất và đời sống xã hội
cũng tạo ra những nhu cầu và đòi hỏi mới vẻ qui mô và điều kiện đảm bảo giáo dục Yêu cầu xây dựng một nên giáo dục hiện đại đáp ứng đồi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội không chấp nhận tinh trang mat bằng giáo dục ở trình độ thấp Những vấn đề đó đặt ra một nhu cầu lớn về đầu tư cho giáo dục mà ngân
sách Nhà nước, mặc đù đã tăng hàng năm (đến năm 2000 đã đạt 15% ngân sách
hà nước là mức cao nhất trước đó chưa từng có), nhưng cũng không thể đáp ứng
được Giáo dục, cùng với các vấn đề xã hội khác, đã từng bước được giải quyết
bằng con đường xã hội hoá, bắt đầu được đẩy mạnh từ những năm cuối của thập
ky 80 Một số chủ trương trong giáo dục được thử nghiệm và từng bước đưa vào
cuộc sống như việc thu học phí ở các cấp học (trừ tiểu học), huy động nhân dân
đóng góp công sức và tiên của xây dựng trường lớp, cho phép mở các trường Trgồi cơng lập Đến Đại hội VIH (1996), Đảng ta đã chính thức đưa thuật ngữ "xã hội hoá” vào Nghị quyết của Đại hội "chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tình thần xã hội hoá, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt" [57;32] Tuy
nhiên, việc hiểu, vận dựng và tổ chức thực hiện chủ trương đó còn chưa thống nhất Nhiễu nơi, nhiêu người, kể cả đội ngũ cán bộ đảng và chính quyên, cán bộ
quản lý giáo dục và giáo viên mới hiểu "xã hội hoá giáo dục” ở khía cạnh huy động sự đóng góp của người học cho giáo dục, chuyển bớt gánh nặng giáo dục từ Nhà nước sang cho xã hội Mặt khác, tàn dư của cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp vẫn còn nặng nề, thể hiện rõ nhất trong giáo dục ở việc hầu như chưa thay đổi
cơ chế đầu tư cho giáo dục, vẫn giữ nguyên tình trạng phân bổ bình quân ngân sách giáo dục theo số đân và cơ chế "xin - cho" trong đầu tư các công trình giáo
dục Tất cả những điều này đã làm cho sự "Đình đẳng” trong giáo dục ở mặt bằng thấp thời bao cấp giữa các đối tượng người học, giữa các vùng, miển mất dân;
khoảng cách chênh lệch về điền kiện học tập, giảng dạy, về mức độ nhận đầu tư và mức độ đóng góp tiên của, vật chất cho sự phát triển giáo dục giữa các vùng, miễn, giữa các đối tượng người học ngày càng tang Nhitng chi phí quá lớn cho
Trang 8-2-Đồ tài BS7-82.15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện oông bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai doạn hiện nay
việc đi học, nhất là ở các bậc học sau phổ cập, đặc biệt là ở đại học, đã làm cho cơ hội học tập của các tầng lớp dân nghèo, đối tượng chính sách, các vùng nông thôn, miễn núi ngày càng khó khăn hơn Xuất hiện ngày càng nhiêu dư luận trong xã hội, tại các diễn đàn Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đòi hỏi phải khắc
phục tình trạng mất công bằng xã hội trong giáo dục Tuy nhiên, hiểu như thế nào là "công bằng" hiện còn chưa có quan niệm thống nhất, tình trạng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở nước ta hiện như thế nào còn chưa rõ đo chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn dé này, Do đó cũng chưa có đủ căn cứ để đưa za những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục trong điều
kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Cho tới nay, chúng tôi mới chỉ tìm thấy một số bài viết có tính chất tham
luận liên quan tới để tài nghiên cứu được tập hợp trong cuốn Kỷ yếu toạ đàm
khoa học về "Cơ sở khoa học của việc xác định vai trò của Nhà nước trong thực
điện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" do Ban nguồn nhân lực và xã hội của Viện Chiến lược phát triển tổ chức tai Hà nội thing 12/1998 Cũng cần kể đến nghiên cứu đầu tiên của tác giả Nguyễn Danh Bình vẻ "Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục - một yếu tố cơ bản bảo đảm nguyên tắc công bằng và tiến bộ nhằm phát triển xã hội" được trình
bày trong Báo cáo chuyên đề của đề tài KHXH 03.06 tại Hà nội năm 1998 Một
nghiên cứu có tính tổng quan nhằm xem xét và đánh giá một cách tổng thể các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội ở Việt nam giai đoạn hiện nay để có
cơ sở tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các giải pháp này vẫn còn chưa được tiến
hành đầy đủ
Dé tài nghiên cứu của chúng tôi ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu bức thiết này Các kết quả nghiên cứu có thể một mặt góp phần làm sáng tỏ bản chất khái
niệm công bằng trong điều kiện nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mặt khác
giúp đánh giá đúng đắn thực trạng vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục ở nước ta hiện nay, chỉ ra phương hướng và các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công
bằng xã hội trong giáo dục trong thời kỳ mới Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa
trong khi Nhà nước đang tiến hành xây dựng Chiến lược phát triển giáo đục - đào
tạo giai đoạn 2001-2010 và thực hiện Luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua
Trang 9Đề tài B87-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp
nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, xem xét hệ thống các giải pháp
đã được thực hiện và các kết quả đạt được, để xuất hệ thống những giải pháp
nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Việt nam giai đoạn hiện nay
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Quan niệm về công bằng xã hội trong giáo dục
3.2 Thực trạng vấn dé công bằng xã hội trong giáo đục Việt nam hiện nay -
Những giải pháp đã thực hiện và các kết quả đạt được
3.3 Khuyến nghị các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo
dục Việt nam giai đoạn hiện nay
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các nội dung nghiên cứu nêu trên cho thấy đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, đòi hỏi một sự khái quát cao và những luận chứng có sức thuyết phục để có
thể rút ra những nhận xét và kết luận khoa học nhằm xây dựng được một hệ thống
các giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Việt nam giai đoạn hiện nay Bởi vậy, đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây:
© _ Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu
« _ Phương pháp hệ thống
© _ Phương pháp so sánh (đồng đại và lịch đại)
© Phương pháp chuyên gia (toạ đầm, phỏng vấn, tham luận) ® Phương pháp điều tra xã hội học
Để có nguồn tr liệu phong phú và có sức thuyết phục cao, đặc biệt là trong khảo sát hiện trạng, đề tài đã sử đụng các kết quả điều tra từ hai cuộc khảo sát lớn
về Mức sống dân cư Việt nam (VLSS 1992-1993 và VLSS 1997-1998) của Tổng
cục thống kê và các tài liệu cũng như kết quả điều tra từ các công trình nghiên cứu lớn về giáo dục của Ngân hàng thế giới (WB) trong những năm qua
Đề tài cũng đã tận dụng các kết quả nghiên cứu mới nhất từ các để tài
nghiên cứu khoa học của các Bộ, Ngành và ý kiến của các chuyên gia từ các hội
Trang 10Để tài B87-52-†6_Nghiên cứu những gồi pháp nhần thực hiện công bằng xo hội tong GD-ĐT ð Việt Nam giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1.4 Quan niệm về công bằng xã hội
Trong lịch sử xã hội lồi người, khơng kể ở phương Đông hay ở phương Tây, cơn người đêu muốn hướng tới sự công bằng xã hội Song công bằng xã hội
là phạm trù lịch sử Anghen viết : "Công bằng của những người Hy lạp và La mã
là sự công bằng của chế độ nô lệ Công bằng của giai cấp tư sản 1789 là những
đồi hỏi phải xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó coi là bất công" (Mác - Angghen, toàn tập, tập 18, tr.279) Khái niệm về công bằng xã hội trong thế giới hiện đại
dựa trên quan niệm mới về phát triển con người, mà về thực chất có thể xuất phát từ luận điểm của Mác trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản: "Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" Sự công
bằng xã hội ở đây là phải đảm bảo sự phát triển xã hội, mà trung tâm của nó là phát triển con người (phát triển vì con người, do con người và của con người)
Theo các nhà nghiên cứu trong đề tài cấp Nhà nước KHXH 03.06 (Quản lý
sự phát triển xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội; 1998) thì công bằng xã hội được hiểu là một giá trị định hướng để con người thỏa mãn những nhà cầu cơ bản về đời sống vật chất và tỉnh thân trong mối quan hệ phản phối sẵn phẩm xã hội tương đối hợp lý giữa các cá nhân và nhóm xế hội, phù hợp với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định
Rõ ràng, cách hiểu về công bằng xã hội ở đây muốn đề cập đến thái độ giải
quyết hợp lý trong việc điều hòa các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là sự công bằng trong phân phối của cải và hưởng thụ các thành quả văn hoá - xã hội và điều hòa lợi ích giữa các nhóm, các tầng lớp xã hội Thái độ giải quyết hợp lý này không
phải là sự cào bằng trong quan hệ phân phối, trong thoả mãn các lợi ích theo kiểu bình quân chủ nghĩa, không có sự khác biệt dẫn đến làm thủ tiêu động lực của sự
phát triển, mà là sự điêu hòa các quan hệ phân phối, các lợi ích giữa các cá nhân,
Trang 11Đồ th B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công hằng xa hội tong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Vấn đề đặt ra là: Ai là người đóng vai trò chính trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ? Vấn dé công bằng xã hội có ý nghĩa chính trong việc thực hiện các
chính sách xã hội, do đó Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo
công bằng xã hội Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, Nhà nước xác
định chuẩn tối thiểu đối với mọi người dân của nước mình có quyền được hưởng
đối với từng loại địch vụ xã hội trong từng giai đoạn Trên cơ sở đó, Nhà nước có chính sách điều tiết, sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của quốc gia, trước hết là ngân sách Nhà nước cho việc đảm bảo cơ hội cho mọi người được hưởng các dịch vụ theo chuẩn tối thiểu này; đồng thời có chính sách thích hợp qui định những điều kiện và tạo điều kiện cho từng nhóm người có thể hưởng những dịch vụ đó ở mức
cao hơn, tức là điều tiết để có một khoảng cách chênh lệch mà xã hội có thể chấp nhận được Chính sự chênh lệch hợp lý, chứ không phải sự phân phối ngang bằng nghèo đói, là động lực thúc đẩy phát triển công bằng xã hội tiến tới những chuẩn ngày càng cao hơn Điều này cũng có nghĩa là, có thể có các chuẩn công bằng
khác nhau qui định cho từng nhóm xã hội, từng khu vực khác nhau của một quốc Bìa; hay nói cách khác là có chính sách địa phương, khu vực về công bằng
Vậy thì những nhóm, tầng xã hội nào cần được ưu tiên giải quyết công
bằng? Do đặc điểm điều kiện địa lý, điều kiện lịch sử, nguồn gốc giống nòi, giới
tính, tôn giáo các nhóm, tầng xã hội khác nhau trong bất kỳ xã hội nào đều giữ những vị thế khác nhau trong việc có cơ hội được hưởng thụ các phúc lợi xã hội
Tang lớp dân cư sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, tầng lớp người
nghèo, người khuyết tat thường có ít cơ hội được hưởng phúc lợi xã hội ngay cả
ở mức chuẩn tối thiểu Đó là những nhóm người cần được quan tâm hơn khi thực
hiện các chính sách xã hội nhằm không tạo ra những khoảng cách ngày càng tăng so với các nhóm có ưu thế hơn để thực hiện công bằng xã hội Nhóm người này Tất cần sự quan tâm không chỉ của Nhà nước mà cả của các nhóm người, các vùng thuận lợi hơn Đây cũng chính là các yếu tố nhân đạo, nhân văn giúp giải quyết
tốt hơn.vấn để công bằng cho những nhóm, tầng xã hội, những người yếu thế Tuy nhiên, bên cạnh việc Nhà nước và các tổ chức xã hội phải không ngừng
phấn đấu tạo ra những điều kiện, môi trường thuận lợi cho những lý tưởng, những
thể chế về công bằng xã hội được thực thi, sự nỗ lực của cá nhân, của các nhóm,
tầng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội
Trang 12-Ố-Để tài BộT 62.1ố_ Nghiên củu những gii pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội tong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Mỗi cá nhân cân phấn đấu đạt đến trình độ ý thức được sự công bằng và có năng
lực để thực hiện được sự công bằng Đối với nhóm xã hội cũng vậy, từ chỗ đấu tranh đòi công bằng đến chỗ tự giác tham gia vào quá trình tạo lập sự công bằng
cho bản thân, cộng đồng, xã hội
Dé hiểu rõ hơn khái niệm công bằng xã hội, cần xem xét mối quan hệ giữa công bằng xã hội với các khái niệm có liên quan
1.1.1 Công bằng xã hội và bình đẳng xế hội
Có nhiêu quan niệm khác nhau xung quanh vấn đề công bằng xã hội và bình
đẳng xã hội Trong một thời gian đài trước đây và cho đến cả hiện nay, một số người vẫn thường đồng nhất công bằng xã hội (Social equity) với bình đẳng xã hội (Social equality) là thực hiện chủ nghĩa bình quân, là chia đều các nguồn lực
và của cải làm ra, bất chấp hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển xã hội
Song nhìn chưng, các nhà khoa học đều nhất trí với quan điểm của K Marx về khái niệm và sự phân biệt giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hội Theo E Marx, trong xã hội chủ nghĩa, quyển bình đẳng, tức quyền ngang nhau giữa
mọi người lao động chưa thể thực hiện được hoàn toàn, vì giữa họ còn có sự khác
nhau về thể chất và trí tuệ, về hoàn cảnh gia đình và các hoàn cảnh khác do lịch
sử để lại Do đó mỗi người lao động sẽ nhận được trở lại từ xã hội một số lượng
vật phẩm tiêu đùng trị giá ngang với số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã cung cấp cho xã hội, sau khi trừ đi các khoản để tái sản xuất và để duy trì cuộc sống cộng đồng Đó chính là nguyên tắc phân phối công bằng chứ không phải là
phân phối ngang nhau, mặc dù thước đo lao động là ngang nhau
Với cách hiểu này, công bằng xã hội và bình đẳng xã hội không phải là
những khái niệm đồng nhất với nhau Công bằng xế hội (Social equity) mới chỉ là sự bình đẳng xế hội về phương điện quan hệ cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau - hưởng thụ ngang nhau Còn bình đẳng xã hội (Social equality) là sự ngang bằng nhau hoàn toàn gia người với người về mọi phương
Trang 13Đề tài B97-52-15_ Nghiên cứu những giải phép nhằm thực hiện công bằng xa hội trong, GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Như vậy, công bằng xã hội chỉ là sự ngang bằng nhau về một phương diện -
phương diện Hên quan đến mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ Thực hiện công bằng xã hội mới là thực hiện một phần của bình đẳng xã hội Khi thực hiện
công bằng xã hội, chúng ta vẫn buộc phải chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định Sự bất bình đẳng này còn tồn tại khi mà trong xã hội vẫn tồn tại sự
phân hóa
Là một hiện tượng xã hội phổ biến do các yếu tố địa lý, lịch sử, xã hội, kinh tế nhất định quy định, phân hoá xã hội thể hiện ở sự khác biệt về các điêu kiện sản xuất, về mức sống, mức hưởng thụ văn hóa giữa các nhóm người trong một cộng đồng, giai cấp, lãnh thổ, tầng lớp, giới Trong mọi quốc gia trên thế giới,
sự khác biệt của các cá nhân thuộc các nhóm kinh tế xã hội, giới tính, vị trí địa lý,
dan tộc, tôn giáo và độ tuổi phản ánh sự khác nhau trong đặc quyền xã hội, mà
những đặc quyền đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ hội được hưởng những phúc lợi xã hội mà từng nhóm người được hưởng
Công bằng xã hội về một lĩnh vực xã hội nào đó chính là sự ngang bằng
nhau giữa người với người theo sự tương quan giữa nghiã vụ và quyên lợi, giữa
cống hiến và hưởng thụ trong lĩnh vực đó Nguyên tắc chỉ đạo việc xác định công
bằng xã hội là những người thực hiện nghĩa vụ (hoặc có cống hiến) ngang nhau thì sẽ được hưởng quyên lợi (hưởng thụ) ngang nhau Đn bảo công bằng xã hội có nghĩa là tất cả các nhám người trong xã hội phải được hưởng một mức phúc
igi va dich vụ cơ bản, tối thiểu phù hợp với trình độ phát triển và khả năng đáp ng chung của xã hội; nhưng một số nhóm khác có thể được hưởng nhiều hơn do
đã thực hiện nghĩa vụ, có cống hiến hoặc chỉ trả nhiều hơn Điều đó có nghĩa là
công bằng xã hội không phải là sự cào bằng bình quân mà có thể chấp nhận một
sự chênh lệch hợp lý về phúc lợi xã hội được hưởng giữa người này với người khác, giữa nhóm, tầng xã hội này với nhóm, tầng xã hội khác Vấn dé khó,
thường gây bất đồng quan điểm là định mức như thế nào là "tối thiểu", những tiêu
chuẩn nào thì cho phép được hưởng phúc lợi nhiêu hơn giữa nhóm người này so
với nhóm người khác Không thể có công bằng tuyệt đối, nhưng các quan điểm
chung về công bằng xã hội đều coi việc làm giảm đi sự chênh lệch cũng như đạt
được một tiêu chuẩn có thể chấp nhận được về từng loại dịch vụ xã hội chính là sự thiết lập được sự công bằng trong lĩnh vực đó đối với một xã hội Đảm bảo
Trang 14
-8-Đề ti B97-52-15 Nghiên cứu những giải phép nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
công bằng xã hội trong phát triển nghĩa là cố gắng loại bỏ sự thiên lệch trong phân phối phúc lợi xã hội để tất cả các nhóm xã hội được nâng lên hưởng một tiêu chuẩn ngày càng cao hơn
1.1.2 Công bằng xã hội và bất công xã hội
Đi liên với khái niệm "công bằng" là khái niệm "bất công" với ý nghĩa là
thước đo sự khác biệt về phúc lợi xã hội được hưởng giữa các nhóm người Khác
với bất bình đẳng gắn nhiều hơn với các nguyên nhân khách quan do các điều
kiện tự nhiên tạo ra và nguyên nhân chủ quan do sự bất công đem lại, bất công do
chính con người tạo ra và gắn liền với việc phân chia giai cấp trong xã hội
Có thể phân chia các loại bất công xã hội thành hai loại {13]:
- - Bất công về cơ hội; - _ Bất công về thù lao
Nguồn gốc của các loại bất công xã hội này lại có thể phân định như sau: Ba nguồn bất công cơ hội:
- _ Nguồn gốc gia đình : sinh vật - xã hội - văn hoá;
- _ Phân biệt đối xử vô tình hay hữu ý cả chính trị và kinh tế vẻ: nòi giống, quốc tịch, dân tộc ;
- _ Khác biệt về vốn đóng gớp (người - tiền - vật), vốn do thừa kế
Ba nguồn bất công thù lao:
- _ Phát triển vốn người chênh lệch nhau do bất công giáo dục, đào tạo hoặc do cố gắng và khả năng của mỗi người khác nhau;
- Khuyét tật của thị trường: những lợi và thiệt khác nhau;
- _ Sai lệch vô tình hay cố ý trong chính sách Nhà nước về phân bố và phân phối
Các chính sách kinh tế và xã hội nhằm khắc phục cả hai loại bất công này liên quan chặt chẽ với nhau và tuỳ từng trường hợp mà tập trung vào loại bất công
nào
Nếu phân chia theo tính chất, trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam,
Trang 15Đề tại B87-62-15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
-_ Loại bất công "tự nhiên", Ở đây chính là sự khác biệt, đa dạng về trình độ
phát triển liên quan đến tư chất tự nhiên của mỗi con người cụ thể (do cấu
tạo thể chất về sinh học của mỗi con người) hoặc sự khác biệt giữa các
vùng, nhóm sắc tộc về trình độ phát triển do lịch sử lâu đời để lại (chẳng
hạn như sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào thiểu số và người kinh ) Đối với loại bất công mày,
Nhà nước phải có chính sách trợ giúp nhóm xã hội yếu thế và phát triển các vùng để thu hẹp dần khoảng cách khác biệt, không để trở thành những
vấn để xã hội căng thẳng và xung đột xã hội có hại cho phát triển chung
của đất nước Ở đây vấn đẻ quan trọng nhất là phân bổ nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho các vùng chậm phát triển và thực hiện ưu tiên các chính
sách xã hội của họ
- koại bất công "tất yếu”, Day là loại bất công mà chúng ta tạm thời phải
chấp nhận vì trong điều kiện lịch sử cụ thể, nó là cần thiết và còn có ý
nghĩa tích cực Như trên đã phân tích, sự phân hóa giàu nghèo là hiện tượng xã hội có tính tất yếu Chúng ta phải chấp nhận một bộ phận dân cư
giàu lên trước là cần thiết cho sự phát triển Tuy nhiên, quan điểm công bằng xã hội ở đây là Nhà nước phải ầm ra giới hạn hợp lý của nó và can thiệp để duy trì giới hạn hợp lý đó có lợi cho nên kinh tế và phát triển
chung của xã hội Giới hạn ở đây được quy chuẩn không làm bần cùng hóa người nghèo, chứ không hạn chế sự làm giàu hợp pháp Song cũng cần chú
ý rằng cơ chế thị trường có ưu điểm rất cơ bản là đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế, nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng gây ra những hậu quả
rất nghiêm trọng về mặt xã hội (lối sống vì đồng tiền, tệ nạn xã hội phát
triển ) như là một thực tế xã hội Nhà nước phải nhận thức được thực tế
này để có thái độ và giải pháp giải quyết đúng đắn, khả thi để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa ồn định xã hội
-_ Loại bất công phi lý và phi pháp Loại bất công này, theo các nhà xã hội học, tìm thấy trong sự phân tầng xã hội (Lý thuyết về phân tầng xã hội của Max Weber) Có 3 yếu tố tác động chủ yếu đến quá trình phân tầng xã hội:
oœ Quyền sở hữu © Trí tuệ và tài năng
o_ Quyên lực
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến yếu tố thứ ba, vì nó liên quan đến tham những và tiêu cực do quyền lực đem lại Sự làm giầu phi
Trang 16
-10-Đồ tài B97-52-15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện oông bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
pháp thường có liên quan đến người có chức, có quyền Xóa bỏ những bất công phi lý, phi pháp là vấn đẻ cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, càng triệt để càng có lợi cho phát triển đất nước
1.1.3 Công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
Như trên đã phân tích, công bằng xã hội là phạm trù lịch sử cụ thể Bởi vậy, việc nhận thức lại vai trò Nhà nước và công bằng xã hội là một công việc rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nên
kinh tế thị trường, vì đây chính là những thể chế và giá trị đặc biệt quan trọng cho
việc hình thành một hệ quan điểm mới, một hệ giá trị mới định hướng chính sách
và sự phát triển xã hội của nước ta Để làm được điều đó, phải xuất phát từ mô
hình phát triển mà chúng ta đã lựa chọn Mô hình đó thể hiện bản chất của chế độ
và Nhà nước ta
Chế độ xã hội mà chúng ta lựa chọn là xã hội XHCN với mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" Trong thời kỳ đầu xây dựng
CNXH ở Việt Nam, Đảng ta đã xác định mô hình phát triển với công thức là “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phân, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN"
Như vậy, Đảng ta đã khẳng định mô hình tổng quát phát triển của nước ta là
kinh tế thị trường định hướng XHCN Kinh tế thị trường là phương tiện, công cụ
và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhưng bản thân kinh tế thị trường không giải quyết được hết các vấn đề xã hội, thậm chí có thể không thúc đẩy phát triển xã hội, nếu không được định hướng theo một mục tiêu nhất định đó là công bằng và tiến bộ xã hội Có thể nói công bằng và tiến bộ xã hội chính là mục tiêu
hay chỉ báo quan trọng nhất của định hướng XHCN
Nói một cách khác, Đảng ta chủ trương tăng trưởng và phát triển kinh tế phải gắn liên với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển,
không chờ đợi đến khi đạt tới trình độ phát triển kinh tế cao mới thực hiện tiến
Trang 17Đề tài B97-62-15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Như vậy, điều hết sức quan trọng là xác định quan điểm đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay như thế nào
Có thể nói rằng, trong thời kỳ "bao cấp", vấn đề nghiêm trọng nhất không phải là phân phối bất công có tính cách biệt quá lớn mà là phân phối theo chủ
nghĩa bình quân Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ do chúng ta hiểu và vận dụng chưa đúng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối trong chủ nghĩa xã hội là "làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, và do tư tưởng nông nghiệp cá thể truyền thống "không sợ ít mà chỉ sợ không đều" chỉ
phối các quan niệm về công bằng xã hội Chính việc để chủ nghĩa bình quân kéo
đài đã tạo ra một tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước (mà với khả năng có hạn,
Nhà nước chỉ có thể đảm bảo một mức bình quân tối thiểu ở một giới hạn chuẩn
nhất định) và làm triệt tiêu mọi động lực phấn đấu của các cá nhân, các nhóm,
tầng xã hội có khả năng tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội tốt hơn Chủ nghĩa
bình quân cũng đã dẫn đến việc nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội " làm theo
năng lực, hưởng theo lao động", theo cống hiến đối với xã hội hầu như không
được thực hiện trên thực tế Chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đã đến lúc cần phải có những quan niệm mới về công bằng xã
hội, cần phải đứt khoát đoạn tuyệt với tư tưởng bình quân chủ nghĩa, chấp nhận
chưa thể (và thực tế sẽ không bao giờ đạt được) có công bằng tuyệt đối và chấp
nhận một mức chênh lệch cho phép trong việc thực hiện các chính sách xã hội Mục tiêu cuối cùng của các quan niệm mới về công bằng xã hội là một mặt phải
đảm bảo quyên được hưởng thụ theo một chuẩn tối thiểu phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước cho mọi người dân, mặt khác khuyến khích từng nhóm tổ chức thực hiện được các dịch vụ xã hội đó ở mức cao hơn chuẩn trong khuôn khổ quy định của pháp luật Muốn vậy, vấn đề cốt lõi là xác định được chuẩn tối thiểu
đối với từng loại dịch vụ xã hội Nhà nước bằng các chính sách của mình điều tiết các nguồn lực của xã hội đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ đó
theo chuẩn, đồng thời có chính sách, tạo cơ chế cho mọi nhóm xã hội tự xây dựng
các điều kiện đảm bảo cho các thành viên của mình được hưởng các dịch vụ đó ở
mức cao hơn chuẩn Nguyên tắc tổ chức các điều kiện trên chuẩn là cống hiến
Trang 18
-12-Đề tài B97-52-†5 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GĐ-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
của chính các nhóm xã hội đó đối với đất nước nói chung, đóng góp đối với loại dịch vụ muốn hưởng nói riêng
Tiêu chí để thực hiện công bằng xã hội - như trên đã phân tích - là phải thực hiện theo nguyên tắc cống hiến như nhan (nghĩa vụ) sẽ được hưởng thụ (quyên lợi) như nhau Cái khó ở đây là xác định nội dung và chuẩn mực đánh giá (đo đếm) mức độ cống hiến và hưởng thụ (số lượng và chất lượng) thế nào cho phù
hợp trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trước đây, đã có thời kỳ chúng ta xác định nguyên tắc phân phối theo lao
động là tiêu chí duy nhất của công bằng xã hội đưới chế độ xã hội chủ nghĩa Ngày nay, trong điêu kiện chuyển sang nên kinh tế thị trường, trước nhu câu bức
bách phải thu hút mọi nguồn lực (vốn đầu tư, khoa học-công nghệ ) để đẩy
mạnh và mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì ngoài phân phối theo lao động, việc phân phối theo nguồn vốn, tài sản đóng góp vào sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ cũng phải được coi là cơng bằng
Ngồi ra trong quá trình phân phối còn phải tính đến những cống hiến khác cho xã hội nói chung cuả các thế hệ con người trong quá trình dựng nước và giữ
nước chứ không phải chỉ trong sản xuất, kinh doanh Đây chính là nét đặc thù của nước ta, một đất nước đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và ác liệt
theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhu vậy nội dung của cống hiến không chỉ bao gồm số lượng và chất lượng
của lao động, mà còn bao gồm vốn và tài sản cũng như các cống hiến xã hội
khác Cồn nội dung hưởng thụ bao gồm:
- Hưởng thụ trực tiếp kết quả cống hiến qua tiền lương, tiền công, thu
nhập, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức lao động, lợi nhuận và các chế độ khác trả trực tiếp cho người lao động tuỳ theo mức độ cống hiến của
mỗi người tại những thời điểm nhất định
- Hưởng thụ gián tiếp thành quả của sự phát triển thông qua các cơ hội
phát triển và các phúc lợi công cộng khác Có thể chia làm hai loại: " Bình quân như nhau cho mọi đối tượng (cả về số lượng và chất
lượng);
Trang 19Đề tải B87-52-15_Nghiên cứu những giải phép nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Hình thức thể hiện sự công bằng xã hội có thể dưới các đạng sau:
(1) Trả công trực tiếp theo số lượng và chất lượng cống hiến;
(2) Tạo khả năng tiếp cận bình đẳng với các cơ hội và các nguồn lực phát
triển của đất nước:
"_ Czhội bình đẳng trong phát triển cá nhân mỗi cơn người và phát
huy tài năng cá nhân;
"_ Cơ hội bình đẳng được làm việc đem tài năng cá nhân phục vụ
cho chính bản thân mình, cho cộng đồng và toàn thể xã hội; = Cơ hội tiếp cận với các nguồn lực phát triển của đất nước
(3) Khả năng tiếp cận và mức độ hưởng thụ (số lượng và chất lượng) những phúc lợi công cộng
Sự công bằng hay không công bằng trong trường hợp (1) phải được xem xét rất cụ thể và phải chú ý tới mối tương quan chung với tiền lương, tiền công lao
động của cả xã hội Trong trường hợp (2) và (3) chính sách của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn và điều tiết để đảm bảo công bằng xã
hội
Có thể phân biệt các chức năng của nhà nước nhằm cải thiện sự công bằng
như sau:
Các chức năng của nhà nước Cải thiện sự công bằng
- Chức năng tối thiểu Bảo vệ người nghèo
+ Các chương trình chống nghèo + Cứu nguy khi có tai hoạ
- Chức năng trưng gian Cung cấp các dịch vụ và bảo hiển xã
hội
+ Trợ cấp gia đình
+ Bảo hiểm thất nghiệp
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục
- Chức năng tích cực Điêu chỉnh, phân phối lại
+ Phân phối tài sản
+ Phân bổ nguồn tài chính
+ Các chương trình phát triển ưu tiên
Trang 20
-14-Đề tài B57-82-15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GĐ-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tóm lại, thực hiện công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa phải chú ý cả hai mặt: một mặt, Nhà nước có trách nhiệm
quan tâm tới quyền sống, quyền hưởng thụ bình đẳng các dịch vụ xã hội cho mỗi người; mặt khác, sự phát triển, quyền hưởng thụ của mỗi người phải dựa vào năng
lực và sự cống hiến của họ đối với đất nước, đóng góp cho địch vụ cụ thể mà họ muốn được hưởng thụ
1.1.4 Những nguyên tắc xác định các tiêu chí đánh giá công bằng xã hội
Từ những sự phân tích nêu trên, có thể thấy điều quan trọng nhất là phải xác
định được các chỉ số thực hiện và tiêu chí đánh giá công bằng xã hội làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu công bằng mà mỗi xã hội để ra cho mình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
Đối với xã hội Việt nam giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi (trùng hợp với quan điểm của các tác giả Lê Khanh 2000, Nguyễn Quốc Anh 2000) có hai nguyên tắc lớn xác định các tiêu chí đánh giá công bằng xã hội sau đây:
Một là phải xác lập được chuẩn tối thiểu về công bằng do luật pháp quốc gia qui định trong từng lĩnh vực xã hội cụ thể Chuẩn tối thiểu này cân được đảm bảo
thực hiện bằng những chính sách cụ thể của Nhà nước đối với mọi người dân thuộc mọi tầng lớp, nhóm xã hội, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, dân tộc,
địa bàn cư trú hay tôn giáo v.v Nếu chưa xác định được các chuẩn tối thiểu này
thì chưa có tiêu chí để đánh giá có hay không có công bằng xã hội trong lĩnh vực
đó
Hai là trên cơ sở chuẩn tối thiểu, đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội
đối với các tầng lớp xã hội khác nhau theo các tiêu chí chính như sau:
- _ Việc thực hiện các chính sách nhầm đảm bảo mặt bằng chung do chuẩn qui định có đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi tầng lớp dân cư hay không?
- - Có các chính sách khuyến khích, tạo điêu kiện cho những nhóm, tầng xã hội
có điều kiện hưởng những phúc lợi và địch vụ trên chuẩn trong lĩnh vực xã hội
Trang 21Đề tử B97-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội tong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
- _ Gó các chính sách hỗ trợ đối với nhóm xã hội, tầng lớp đân cư cần được ưu
tiên trong khi giải quyết vấn để xã hội đó (cả ở mức chuẩn và ở mức trên chuẩn) hay không?
- Có sự tham gia của nhân dân và các lực lượng xã hội vào việc thực hiện các chính sách đó hay không? Sự tham gia của nhân dân trước hết thể hiện sự phát huy dân chủ, là điều kiện quan trọng trong việc kiểm soát quá trình thực hiện
các chính sách xã hội một cách đúng đắn, công bằng; mặt khác còn tạo thêm những nguồn lực nhất định góp phần cùng Nhà nước giải quyết những vấn đẻ
xã hội đặt ra, đặc biệt trong việc trợ giúp các đối tượng và khu vực khó khăn
~ _ Có đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử đụng các nguồn lực phục vụ các chính
sách xã hội đó hay không? Chất lượng cuộc sống của người dân khi thực hiện các chính sách xã hội này có được nâng lên không? Nếu có chính sách mà
không thực hiện được trên thực tế hoặc đầu tư nhiều mà lãng phí, không đạt kết quả cũng là không công bằng Điều này trước hết muốn nói tới hiệu quả
việc tổ chức thực hiện các chính sách và việc tầng lớp được nhận ưu tiên trong giải quyết các vấn đề xã hội cũng phải có trách nhiệm đối với Nhà nước và các tầng lớp khác đã chia sẻ khó khăn, đóng góp lợi ích của mình vì sự công
bằng đối với họ
Những chỉ tiêu trên là các yêu cầu chính cần thiết lập khi đánh giá công bằng xã hội Đối với mỗi một vấn để xã hội cụ thể như giáo dục, y tế, văn hoá, lao
động và việc làm.v.v cần được qui định thành những nội dung cụ thể phù hợp với thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất
định
1.2 Giáo dục và vai trò của nó đối với việc thực hiện công bằng xã hội
1.2.1 Khái niệm giáo đục
Giáo dục là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và tồn tại
vĩnh hằng cùng với xã hội loài người Giáo đục là hoạt động của thế hệ đi trước
truyển lại cho thế hệ đi sau, của những người biết trước truyền lại cho những người chưa biết những kinh nghiệm về lao động sản xuất, về sinh hoạt cộng đẳng
Trang 22
-16-Đề tài B87-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm trực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
và hoạt động của những người tiếp thu những kinh nghiệm đó [35;2] Nói cách khác và cụ thể hơn, giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả những hoạt động
hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực cũng như phẩm chất con người, để
có thể phát triển nhân cách họ một cách đây đủ và làm cho họ trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội
Trong quá trình phát triển, khi xã hội có sự phân công lao động chặt chẽ thì giáo dục là một phân hệ xã hội được tổ chức nhằm điều khiển việc hình thành nhân cách đáp ứng nhu cầu xã hội
Xem xét từ góc độ lý thuyết hệ thống, nếu coi xã hội là một hệ thống lớn thì có thể coi giáo dục là một phân hệ xã hội độc lập tương đối, có mục đích là làm cho các thành viên xã hội chiếm lĩnh được những kiến thức, kỹ năng và hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách Những kiến thức, kỹ năng, thái độ này xét đến cùng được quy định bởi các chế độ kinh tế, xã hội và chính trị, bởi cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội
Từ cách hiểu khái niệm giáo dục như trên, khi fìm hiểu nền giáo dục hiện đại, cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, theo quan niệm truyền thống, giáo dục thường được hiểu là việc
truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, và đối tượng được giáo
- dục là thế hệ trẻ Quan niệm này ngày nay đã có sự điều chỉnh để bao gồm đầy đủ
hơn các đối tượng giáo dục đang ngày càng được mở rộng Trong xã hội hiện đại,
với sự bùng nổ thông tin, với sự chuyển đổi mau lẹ của nhu cầu trên thị trường, mỗi người không thể chỉ học một lần, biết một nghề là có thể có một chỗ làm việc ổn định suốt đời Việc bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề ngày
càng trở thành phổ biến Bởi vậy, con người cần phải được học tập suốt đời, và giáo dục cần được tiến hành cho tất cả mọi người
Thứ hai, các loại hình giáo đục ngày càng được tổ chức một cách linh hoạt và đa dạng, sự phân công giữa các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục cũng như trong nội bộ ngành giáo dục cũng đang ngày càng cơ động đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của con người
Trang 23Để tài B67-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam gial đoạn hiện nay
phân biệt giáo dục (hình thành phẩm chất) với dạy học (hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo), hay phân biệt giáo dục theo cấp bậc học (tới hết bậc phổ thông trung học) với đào tạo (sau phổ thông và khối chuyên nghiệp) Trong phạm vi dé tài nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sử dụng khái niệm giáo dục với cách hiểu rộng nhất của thuật ngữ này, bao gồm cả giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp
1.2.2 Vai trò của giáo dục đối với việc thực hiện công bằng xã hội
Muốn tạo được việc làm, giảm nghèo và hòa nhập cộng đồng, cùng với việc
cần có một thể chất phát triển, con người cần có một trình độ học vấn, một nghề
nghiệp nhất định để có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động sống đa
dạng và phức tạp Như vậy con người cần phải được giáo dục
Giáo dục là một điều kiện quan trọng bảo đảm công bằng trong phát triển xã hội Giáo dục, với trí tuệ do nó góp phần quyết định tạo ra, là tiềm năng của
mọi tiêm năng Thiếu học vấn, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng lao động con người sẽ rất khó khăn trong tìm việc, tạo việc và lao động với năng suất, hiệu quả cao;
đồng thời cũng rất khó khăn trong việc hòa nhập với đời sống cộng đồng và
hưởng thụ được những gì mà nên văn minh hiện đại mang lại
K Marx đã chỉ ra lao động lành nghề là bội số của lao động giản đơn, có
nghĩa là lao động đã qua đào tạo trong một thời gian nhất định tạo ra lượng giá trị gấp nhiều lần lượng giá trị do lao động chưa qua đào tạo làm ra Viện sĩ kinh tế Liên Xô (cũ) G.Storumilin đã tính toán hiệu quả của giáo dục và đã công bố: những người có trình độ tiểu học nâng cao hiệu quả lao động của họ cao hơn so
với những người cùng lứa tuổi, cùng thâm niên công tác nhưng không biết chữ là
45%; trình độ văn hóa trung học - nâng cao lên 108%; trình độ văn hoá đại học -
nâng lên 300% [37]
Chúng ta cũng có thể xem xét vai trò của giáo dục trong thực hiện công bằng xã hội thông qua tỷ lệ thu hồi đầu tư vào giáo dục Theo Ngân hàng Thế
giới, đựa vào những phương pháp khác nhau và những thông tin khác nhau, người
ta thấy rằng tỷ lệ thu hồi đầu tư vào giáo dục như sau; năm 1994, trên thế giới, thêm một năm đi học tăng thu nhập khoảng 10% (tong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam còn thấp so với các tiêu chuẩn quốc tế, chỉ đạt khoảng 5%)
Trang 24
-18-Đề tài B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội tong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Người nghèo có mức thu nhập thấp một phần do nguồn lực tương đối thấp của họ, một phần do sự phân biệt đối xử trên thị trường lao động Giáo dục có thể
góp phần quan trợng giúp giải quyết được vấn đề thứ nhất, đồng thời cũng tạo tiền
dé quan trong để giải quyết vấn đề thứ bai Đó là bởi giáo dục đã tạo ra được nguồn nhân lực, nhân tố cốt lõi bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng Nhưng ở đây cần lưu ý rằng giáo dục là một phương tiện đặc biệt không trực tiếp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu đùng mà chỉ tạo ra cho người học một tiểm năng tiểm tàng để bước vào hoạt động thực tiễn cùng với
cộng đồng Cho nên các nguồn đầu tư vào giáo dục hôm nay chỉ có thể dẫn đến
giảm nghèo sau một số năm khi nguồn nhân lực của người nghèo được nâng cao nhờ học vấn bước đầu phát huy tác dụng, làm tăng khả năng tự tìm việc, tạo việc và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của gia đình
Những điều đã trình bày trên cho thấy vai trò của học vấn giúp cho việc nâng cao thu nhập của mỗi ngươì, của mỗi hộ gia đình; và đương nhiên, từ đó góp phân tích cực vào sự phát triển của xã hội Trong điều kiện nên kinh tế thị trường,
khi mà cơ chế cạnh tranh, sàng lọc đòi hỏi mỗi người đều phải chủ động, năng
động, sáng tạo thì hiệu quả của việc đi học càng được biểu hiện một cách rõ nét hơn Nếu thất học hoặc trình độ học vấn thấp, con người sẽ rất khó khăn khi tạo việc làm hoặc chỉ tìm được việc làm có thu nhập thấp, và như vậy sẽ sa vào cảnh
nghèo khổ Cứ như thế, nghèo khổ sẽ khó có điều kiện đầu tư cho con em học tập; thất học, thiếu học lại dẫn đến cuộc sống nghèo khổ Một nghiên cứu trong thời gian 1992-1993 [40] cho thấy 65% các hộ gia đình ở Việt Nam có chủ hộ chưa
bao giờ đến trường là thuộc loại nghèo khổ; ở đầu biên kia của diện nghiên cứu, tỷ lệ nghèo khổ trong các hộ gia đình có chủ hộ tốt nghiệp đại học chỉ là 11%
[28] Để giúp cho những người nghèo có thể thoát ra khỏi vòng luần quần của họ, Tõ ràng cần có trợ giúp của Nhà nước và xã hội
Chúng ta đã xem xét vai trò của giáo dục trong việc bảo đảm công bằng xã
hội ở góc độ lợi ích vật chất, ở khả năng tăng thu nhập của người có học vấn Đây
là cơ sở cơ bản nhất, quan trọng nhất của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, và cũng là điều cần quan tâm nhất mà các chính sách về
Trang 25Đề tài B97-52-15_Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
người có thể hưởng thụ được những gì mà nên van minh hién dai mang lai ‘Trong xã hội hiện đại, khi mà khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, các loại trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng, vật dựng có tuổi thọ ngày càng ngắn, các loại mẫu
mã thay đổi liên tục, các thông tin trần ngập buộc người ta phải nắm bát, xử lý,
chon lọc thường xuyên , tất cả đòi hỏi con người phải có một trình độ học vấn nhất định để khai thác, sử dụng chúng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng
Những phân tích ở trên đã cho thấy vai trò to lớn của giáo dục trong đảm
bảo công bằng xã hội Đảm bảo công bằng trong giáo dục là điều kiện cơ bản không thể thiếu, là tiền để bảo đảm cho sự công bằng xã hội Đồng thời, công
bằng trong giáo dục còn là yếu tố tạo ra động lực cho sự phát triển Chúng ta
cũng đã nhận thấy rằng công bằng xã hội trong giáo dục là một bộ phận của công bằng xã hội nói chung, trong đó đối tượng cần được hưởng công bằng trước hết là
những người, những nhóm xã hội, giới, khu vực, dân tộc chịu nhiều thiệt thòi Chính bởi vậy, muốn giáo dục thực hiện được vai trò đặc biệt của nó trong việc
bảo đảm công bằng xã hội nói chung, điều quan trọng trước hết là phải đảm bảo được công bằng xã hội trong chính lĩnh vực giáo duc
1.3 Công bằng xã hội trong giáo dục
1.3.1 Quan niệm về công bằng xế hội trong giáo dục
Công bằng xã hội trong giáo dục luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách giáo dục vĩ mô Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, biện đại hoá đất nước, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII chỉ rõ: "Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo Tạo điều kiện để ai cũng được học hành Người
nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập Bảo đảm cho những người học giỏi phát triển tài năng” là một trong những tư tưởng chỉ đạo phát triển
giáo dục - đào tạo trong thời kỳ này
Điều 9 Luật Giáo dục Việt nam về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
cũng nêu rõ:
"Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân
Trang 26
-Đề tài B97-52-15_Nghiên cứu những giải pháp nhẫm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội
học tập
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo đục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, bảo đảm điêu kiện để những người học giỏi phát triển tài năng
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em đân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực
hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình."
Như vậy, có thể tóm tắt những luận điểm chính về công bằng xã hội trong
giáo dục như sau:
- Đảm bảo cơ hội học tập cho tất cả mợi người, trong đó các khu vực và đối tượng khó khăn hay thuộc diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng tạo
điều kiện, hỗ trợ để học tập;
- Những người học giỏi được đảm bảo điêu kiện để phát triển tài năng Vấn đề đặt ra là cần hiểu và cụ thể hoá những luận điểm căn bản này như thế nào để có thể xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục
Khi nói "mọi người đều có cơ hội học tập" nghĩa là muốn để cập đến sự
tiếp cận bình đẳng trong giáo dục Nhưng điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, vào bản thân sự bình đẳng về mọi mặt trong xã hội nên trơng một chiến lược khả thi hiện nay, mục tiêu của công bằng xã hội trong giáo dục là đảm bảo quyển hưởng thụ theo chuẩn tối thiểu về giáo dục phù hợp với sự _ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho mọi người dân
Thực hiện chuẩn tối thiểu vẻ giáo duc này chính là đảm bảo cho mọi người
dân được học tập đạt trình độ phổ cập theo qui định của mỗi quốc gia Mọi công
Trang 27Đề tài BG7-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tuy theo diéu kiện kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước cần có các chính sách
đảm bảo thực hiện được bậc phổ cập này
Các chính sách chính nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện phổ cập giáo dục bao gồm:
- Các chính sách nhầm tạo cơ hội cho mọi người dân đều đạt trình độ phổ
cập Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học bậc phổ cập, đi học phổ cập là bắt buộc và không phải đóng học phí Đối với những người ngoài độ tuổi nhưng chưa đạt trình độ phổ cập, cần có các hình thức giáo dục và biện pháp hỗ trợ tài chính thích hợp để họ có thể đạt được trình độ phổ cập, tạo cơ hội cho họ có thể sau đó học tập đạt các trình độ cao hơn mức phổ cập
- Các chính sách về đầu tư ngân sách cho giáo đục phổ cập, trong đó phân bổ đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là quan trọng
nhất Cần tính đến các điển kiện khó khăn ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu để có những ưu tiên đầu tư, như có các chương trình hỗ trợ quốc gia cho việc
xây dựng trường lớp ở những nơi này, có chính sách thu hút giáo viên, có chính sách trợ giúp về sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh thuộc nhóm đối
tượng khó khăn để học sinh ở những nơi này cũng được học với cơ sở vật chất
đảm bảo chất lượng và có đủ giáo viên cho các môn học, không bị chênh lệch nhiều so với học sinh ở các vùng thuận lợi
- Các chính sách đảm bảo bình đẳng cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến
thức, trước hết là bình đẳng trong điều kiện tuyển chọn, trong đánh giá kết quả
học tập, tốt nghiệp bậc học phổ cập
Bên cạnh đó, một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa cũng cần được đặt ra khi xem xét việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đó là cần giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa giáo dục đại trà và giáo dục trọng điểm, giữa sự quan tâm đến quyền lợi giáo dục của số đông và những ưu tiên đành cho những
người có năng lực học tập đặc biệt, những người có điều kiện đóng góp nhiều
kinh phí cho giáo dục-đào tạo Như vậy, thực hiện công bằng xã hội trong giáo
dục không có nghĩa là thực hiện chủ nghĩa bình quân đàn đều, cào bằng trong giáo dục làm triệt tiêu động lực phát triển như thời bao cấp đã làm Việc thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục với ý nghĩa công bằng là một bộ phận của tiến
Trang 28
-22-Đề tài B97-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa tội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
bộ xã hội cần phải góp phần tạo ra được những mĩi nhọn làm nòng cốt, động lực
chính cho sự phát triển, phải góp phần khơi dậy được mọi tiểm năng của con
người, khai thác được mọi nguồn lực có thể khai thác cho sự phát triển Điều này
cũng có nghĩa là phải chấp nhận sự phát triển không đồng đều, phải chấp nhận sự
bất bình đẳng ở một mức độ nào đó Nói cách khác, bên cạnh việc đảm bảo quyền hưởng thụ theo chuẩn tối thiểu về giáo dục cho mọi người dân, cần khuyến khích việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ở mức cao hơn chuẩn trong khuôn khổ qui định của pháp luật
Như vậy, cần phải có các chính sách nhằm tạo công bằng xã hội trong điều kiện trên chuẩn tối thiểu (bao gồm hai loại: các cấp học, bậc học sau bậc phổ cập
và các điều kiện dạy và học trên mức chuẩn chung của quốc gia trong bậc học
phổ cập)
- Công bằng đối với các bậc học sau bậc phổ cập trước hết thể hiện trong việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọợi người có nhu cầu học tập trong chế độ tuyển
sinh Về nguyên tắc, đối với các cấp, bậc học sau phổ cập, nhu cầu bao giờ cũng
lớn hơn khả năng đáp ứng của giáo dục, nên việc có một chế độ tuyển sinh công khai, bình đẳng và đân chủ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo công bằng Mặt
khác, do điêu kiện chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền nên có sự
phân hoá nhất định vẻ trình độ học sinh, sinh viên giữa các khu vực, các dân tộc,
đo có sự cống hiến đối với đất nước của một bộ phận dân cư nên một chính sách
ưu tiên thích hợp trong tuyển sinh cũng là yếu tố tạo ra sự công bằng Vấn đề
chính là xác định mức độ ưu tiên như thế nào là phù hợp?
- Đối với các bậc học sau bậc phổ cập, Nhà nước không thể đáp ứng hết moi nhu cầu đảm bảo giáo dục; do đó, bên cạnh vai trò nòng cốt của Nhà nước,
tất yếu phải huy động sự đóng góp của người học Một chính sách huy động sự đóng góp của người học và thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp đúng đắn sẽ là
điều kiện góp phần đảm bảo công bằng Nguyên tắc chung của chính sách này là phải công khai, không cào bằng, có tính đến những đối tượng, khu vực cần được
ưu Tiên
- Công bằng đối với các bậc học sau bậc phổ cập còn ở việc phải đa đạng
Trang 29Đề lại B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
điều kiện hoặc tiêu chuẩn vào học chính qui vẫn có khả năng tiếp nhận học vấn, được đào tạo nghề nghiệp khi họ có nhu cầu học tập và có khả năng đóng góp kinh phí cho việc đào tạo Do đó, việc cho phép mở các trường, lớp ngoài công
lập, các phương thức đào tạo không chính qui chính là một cách góp phần đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người dân
- Tạo cơ hội, chính sách thích hợp để những nơi có điều kiện tổ chức giáo dục trên mức chuẩn bình quân của quốc gia đối với bậc học phổ cập cũng là thực hiện công bằng; hơn nữa, lại là cơ sở để từng bước làm cho các chuẩn giáo dục phổ cập được nâng cao
Ngoài ra, các chủ trương nhằm đảm bảo dân chủ, công khai trong việc thực hiện chính sách giáo dục và các chính sách khuyến khích nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia giải quyết công bằng xã hội trong giáo dục cũng đóng vai trò hết sức quan trọng (rong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
- Dân chủ, công khai trong việc hoạch định các chính sách giáo dục và đầu tư cho giáo dục, trong việc thực hiện các chế độ qui định đối với người học và đội ngũ giáo viên
- Khuyến khích các lực lượng xã hội và nhân dân chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ những người nghèo và các đối tượng chính sách, những vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng cần thực hiện công bằng xã hội
theo hai nhóm đối tượng sau:
Nhóm đối tượng theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau - hưởng thụ ngang nhau: người có công với xã hội, với đất nước; những học sinh, sinh viên tài năng; người đóng góp kinh phí cho giáo dục - đào tạo
Nhóm đối tượng cần được đối xử nhân đạo: giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; con em các gia đình nghèo; trẻ tần tat
Như vậy, việc thực hiện công bằng trong giáo dục không chỉ thể hiện
nguyên tắc cống hiển ngang nhau - hưởng thụ ngang nhau mà còn mang đậm tính
chất nhân đạo
Trang 30
-Đề tài B97-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực tiện oông bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do có sự phân hoá xã hội
niên bao giờ cũng có sự phát triển không đồng đêu giữa các khu vực, các vùng, các dân tộc, giữa nam và nữ Bởi vậy, ở tầm quản lý vĩ mô, khi xây dựng các
chính sách về công bằng xã hội trong giáo dục cần tập trung xem xét tất cả các
._ khía cạnh sau:
- Sự khác biệt giữa các khu vực; _ - Sự khác biệt giữa các vùng;
- Sự khác biệt giữa các nhóm xã hội; - Sự khác biệt giữa nam và nữ; - Sự khác biệt về dân tộc
Tóm lại, biểu hiện quan trọng nhất của sự công bằng trong giáo dục là đảm
bảo sự tiếp cận bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người dân phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội, thể hiện ở việc đảm bảo khả năng tiếp cận chuẩn tối
thiểu về giáo dục cho tất cả mọi người không phân biệt nhóm xã hội hay địa bàn sinh sống, đông thời khuyến khích việc thực hiện các hoạt động giáo dục ở mức
cao hơn chuẩn cho các nhóm có điều kiện trong khuôn khổ qui định của pháp
huật, là việc tạo ra những cơ may như nhau cho những người có khả năng ngang nhau để sự thành đạt tròng giáo dục chỉ phụ thuộc vào năng lực và sự phấn đấu
của mỗi người Như thế, sự công bằng về cơ hội cho mọi người không làm cản trở
ma trai lại càng khuyến khích phát triển tài năng và chính sách trọng dụng hiển tài Việc trợ giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận các cơ bội học tập cũng không làm cản trở những người giàu muốn đầu tư nhiêu hơn cho việc giáo dục con em ho
Ở đây cũng cần tránh cách hiểu vẻ công bằng trong giáo dục chỉ như những
gì cân đem lại từ bên ngoài cho người học Bản thân người học cũng cần có ý thức phấn đấu thực hiện quyền thiêng liêng, chính đáng đó của mình
Có thể nói, sự công bằng và bình đẳng trong giáo dục chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một quan niệm đúng đắn, một chiến lược khoa học và đồng bộ, những giải pháp thiết thực và khả thị, thông qua tr duy và hành động nghiêm túc,
Trang 31Đổ tài B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
cách là những chủ thể tích cực phấn đấu cho quyền được giáo đục một cách bình
đẳng, công bằng của chính mình
1.3.2 Những tiêu chí để đánh giá công bằng xã hội trong giáo dục
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá công bằng xã hội nói chung đã nêu trong mục 1.1.4., theo chúng tôi (trùng hợp với quan điểm của các tác giả Lê Khanh
2000, Nguyễn Quốc Anh 2000) có thể đưa ra một số tiêu chí đánh giá công bằng
xã hội trong giáo dục dưới đây:
e _ Đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội trong thực hiện phổ cập giáo dục
- Về kết quả thực hiện phổ cập giáo dục : tỷ lệ người đi học phổ cập, mức độ đâu tư cho giáo dục phố cập (tỷ lệ ngân sách trưng ương và địa phương giành
cho giáo dục phổ cập), tỷ lệ người được hưởng đầu tư này, các chính sách hỗ trợ
các khu vực, đối tượng khó khăn nhằm đạt được trình độ phổ cập
- Các điều kiện đảm bảo quyền bình đẳng tiếp nhận chương trình học tập
giữa các vùng như: về cơ sở vật chất bao gồm trường lớp, trang thiết bị dạy học, thư viện , về đội ngĩ giáo viên có đủ số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng hay không; về chương trình, nội đưng và chế độ học tập
- Sự công bằng trong việc thực hiện khuyến khích tổ chức dạy và học trên
chuẩn chung của quốc gia qui định vẻ điều kiện và nội dung giáo dục ở bậc phổ cập thể hiện ở tỷ lệ mức độ phải đóng góp nhằm được hưởng các quyên lợi đó
e Đánh giá việc thực hiện các nội dung về công bằng đối với giáo duc sau
chuẩn phổ cập, đặc biệt lưu ý các nội dung về chính sách đầu tư, chế độ tuyển
sinh, chế độ đóng góp học phí và các khoản khác trong nhà trường; các chế độ chính sách đối với việc đào tạo không chính qui, trong các trường ngồi cơng lập
e Đánh giá về mức độ thực hiện dân chủ hoá giáo dục và việc thực hiện chủ
trương xã hội hoá giáo dục dưới góc độ góp phần đảm bảo công bằng xã hội
trơng giáo dục, chủ yếu ở việc công khai dân chủ trong khi quyết định các
chính sách và việc kiểm tra, giám sát của nhân dân trong việc tổ chức thực
hiện các chính sách đó |
e Đánh giá vẻ tính khả thi và hiệu quả thực tế của các chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục
Trang 32
-26-Đề tài B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 2
THUC TRANG VAN DE CONG BANG XA HỘI TRONG GIÁO
DUC VIET NAM HIEN NAY
- NHŨNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC -
Như trên đã phân tích, vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục có thể được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng tựu trung câu hỏi chủ yếu nhất cần
được trả lời là: Lam sao dam bảo và phát huy cao nhất quyền và cơ hội học tập cho mọi người dân, đặc biệt là con em các gia đình nghèo, các đốt tượng thuộc
diện chính sách, trẻ tàn tật và các dạng khó khăn khác? Để trả lời câu hỏi này, đương nhiên cần phải có sự điều tiết, can thiệp bằng chính sách của Nhà nước Vì vậy, có thể nói chính sách là công cụ quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có vấn để công bằng xã hội nói chung và
công bằng xã hội trong giáo dục nói riêng Chính vì thế, thực chất của việc xem
xét các giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo đục những năm qua chính là việc phân tích các chính sách công bằng xã hội đã được thực hiện và kết
quả đạt được
2.1 Một số nét về chính sách công bằng xã hội trong giáo dục Việt Nam Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một vấn đề đã được quan tâm
rất sớm từ khi Nhà nước cách mạng của chúng ta mới thành lập sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công Chúng ta có thể tìm lại tư tưởng công bằng xã hội trong giáo dục ở những lời đầy tâm huyết của Hồ Chủ Tịch - người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam kiểu mới: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [45] Tư tưởng thực hiện
công bằng xã hội cũng có thể tìm thấy ở những chủ trương lớn diệt giặc đói, giặc
Trang 33Đề tài B97-52-15._ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GŨ-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
chủ yếu của dân tộc là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt Chủ trương này cho thấy
ngay từ buổi đầu trứng nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục trong sự nghiệp bảo vệ và xây đựng đất nước, trong
đó bao hàm tư tưởng coi giáo dục là một phương tiện rất cơ bản để xoá đói, giảm
nghèo
Những tư tưởng về công bằng xã hội nêu trên đã được quán triệt và triển
khai một cách thích hợp trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục mới của đất nước từ 1945 trở lại đây
Thời kỳ 1954-1975 là thời kỳ chúng ta xây dựng nên giáo dục theo mô hình Liên xô (cũ) và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nên chỉ trong một thời gian không đài, nhờ sự trợ giúp của các nước anh em và sự nỗ lực của bản thân, chúng ta đã xây đựng được một hệ thống giáo dục quốc dân với đây đủ các cấp bậc học,
có mạng lưới trường lớp rộng khắp từ trung ương đến các địa phương Cơ chế bao
cấp, trong một chừng mực nào đó, đã có sự phù hợp nhất định đối với điều kiện thời chiến Giáo dục trong thời kỳ này trở thành “bông hoa của chế độ” Sự phân hoá về giáo dục chưa thể hiện rõ rệt và rộng rãi Mọi người dân đều được tạo điều
kiện đi học (trừ một số ít hạn chế bởi vướng mắc về thành phần, lý lịch) Giáo dục vùng núi cao, vùng dân tộc được chú ý phát triển
Thời kỳ 1976-1986 là thời kỳ trì trệ và suy thoái của giáo dục cùng với sự trì
trệ và khủng hoảng của nên kinh tế đất nước, hệ quả của cơ chế quản lý quan liêu
bao cấp kéo dài nhiều năm Sự suy thoái giáo dục còn tiếp tục kéo đải đến năm học 1991-1992 Biểu hiện rõ rệt nhất của sự suy thoái này là sự giảm sút về quy mô học sinh, kèm theo đó là sự giảm sút về chất lượng giáo dục, đào tạo Sự giảm sút về quy mô có nghĩa là số người thất học tăng lên; hiện trạng này trước hết con em những gia đình nghèo phải gánh chịu
Cùng với việc chuyển nên kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền giáo dục cũng
có sự chuyển đổi để thích hợp Công cuộc đổi mới giáo dục được bắt đầu từ năm
1987, Những đổi mới lớn của giáo dục thể hiện ở sự đa dạng hoá các loại hình
giáo dục - đào tạo, cố gắng tạo ra một cơ chế mềm đẻo, liên thông nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng, nhiều biến động của người học và xã hội nói chung Những đổi mới về giáo dục một số năm gần đây đạt được những thành công quan trọng,
Trang 34Đề tài B97-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD.ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
đồng thời cũng có nhiều điểm còn lúng túng, và có những điểm chưa thích hợp phải điều chỉnh, sửa đổi
Kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hoá rõ rệt về thu nhập và mức sống, từ
đó dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về điều kiện tiếp nhận giáo dục giữa người giàu và
người nghèo và làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn; những mâu thuẫn này nếu không được khắc phục thì người nghèo sẽ bị nhiều thiệt thòi về quyền lợi học
hành,
Nhà nước không thể và do đó không bao cấp cho người đi học như trước, vì
vậy người đi học cần phải đóng góp những chỉ phí cho việc giáo duc ban thân
mình Đó là một nội dung chủ yếu của cơ chế mới liên quan trực tiếp đến vấn đề
công bằng xã hội Nhưng định mức thu học phí cao sẽ làm mất đi sự công bằng về cơ hội của người đân Khi đó đông đảo quần chúng, trước hết là người nghèo,
sẽ đứng ngoài giáo dục Giáo dục sẽ mất dân tính đại chúng Và điều quan trọng là số đông người lao động không qua đào tạo sẽ rất khó khăn khi tham gia vào thị trường lao động Giáo dục sẽ không thực hiện được chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ khơng có được nguồn nhân lực có chất lượng bảo đảm cho việc đạt được các mục tiêu phát triển Đất nước sẽ khơng thốt khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và đại bộ phận người dân vẫn sẽ bị câm từ trong tình trạng đói nghèo
Rõ ràng chính trong bối cảnh đổi mới với nền kinh tế thị trường, vấn đề
công bằng xã hội trong giáo dục mới thực sự được đặt ra một cách cấp thiết Lời
giải của bài tốn ở đây khơng chỉ nhằm đạt được mục tiêu nhân đạo, bảo vệ quyền lợi của những người nghèo vốn chịu nhiều thiệt thòi mà còn nhằm tạo ra nguồn lực, động lực thúc đây sự phát triển đất nước
Dưới đây là những quan điểm, chủ trương của Đảng và những chính sách lớn của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục những năm
Trang 35Đề tải B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
2.1.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo đẩm công bằng xã hội trong giáo dục
Ngay từ năm 1986, Nghị quyết đại hội VI (tháng 12/1996) đã chỉ rõ: “Xoá
bổ nạn mà chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn thành cơ bản phổ cập cấp]
cho trẻ em ., đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở miễn núi: thực hiện chủ trương dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc cùng với tiếng phổ thông Đâu tư đúng mức cho
sự nghiệp giáo dục nhằm trước hết bảo đảm sách giáo khoa và cơ sở cân thiết
cho day và học” [22, 14-15]
Đại hội VI của Đảng (tháng 6/1991) tiếp tục khẳng định: “Củng cố, ổn định trường lớp hiện có của giáo đục mâm non Tập trung thực hiện chương trình
phổ cập giáo dục cấp ï và chống mù chữ ; phát triển cấp II, cấp III phù hợp với yêu câu và điêu kiện của nên kinh tế Củng cố và phát triển trường phổ thông cho trẻ em có tật Tăng đâu tu cho giáo dục ở miễn núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng các trường nội trú " [22, 22]
Hội nghị Trung ương 4 (khoá VII) xác định chủ trương : “Thực hiện một
nên giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyên lợi và trách nhiệm của mỗi công dân Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục;
người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đồng góp chỉ phí đào tạo; Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các
đối tượng chính sách đêu được đi học Thực hiện miễn học phí ở bậc tiếu học Qui định điện được miễn giảm học phí, được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội Phấn dấu đến năm 2000 thanh toán nạn mù chữ trong những người lao động Ở độ tuổi từ 15 dén 37, tích cực thu hẹp điện người mù chữ ở độ tuổi khác, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 Đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục cấp II nhất là đối với các đô thị Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiên lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở
những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vàng miền nú?` [22, 61-64]
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1/1994) nêu
cụ thể các nội dung : “Trước mắt, phải thực hiện bằng được phổ cập tiểu học;
Trang 36
-30-Đề tài B97-52-15 Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
những nơi có điêu kiện thì thực hiện phổ cập cấp II Có chính sách miễn, giảm
học phí để giúp đỡ thích đáng nhằm bảo đảm việc học hành của con em cdc gia đình nghèo, nhất là vùng sâu, vàng cao, vùng căn cứ cách mạng trước đây Củng
cố các trường dân tộc nội trú hiện có và mở thêm một số trường mới” [22, 23]
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VIH nêu rõ: “Đếm: năm 2000
bảo đảm đại bộ phận trẻ em 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mâm non; ˆ thanh toán nạn mù chữ ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 37, thu hẹp diện người mù chữ ở độ tuổi khác; cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả nước,
trước hết là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14; phổ cập THCS ở những thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và những nới mà điêu kiện cho phép Có chính sách bảo đảm cho con em các gia đình trong diện chính sách, gia đình nghèo được đi học, động viên và giúp đỡ học sinh giỏi, có nhiêu triển vọng Mở cuộc
vận động rộng rãi trong toàn dân kiên quyết xoá mù chữ và chống nạn thất học”
[57, 107-108]
Nghị quyết Hội nghị lần hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIID tiếp tục khẳng định quan điểm: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo Tạo điều kiện để ai cũng được học hành Người nghèo được Nhà nước và cộng đông giúp đỡ để học tập Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với da dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình” và nêu
các mục tiêu cụ thể như: “xáy dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mân non cho hâu hết trẻ em trong độ tuổi (vào năm 2020); bảo đảm đến năm 2000 hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào lớp 1 Hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào
năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020 Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là các hình thức học từ xa Có hình thức trường, lớp
thích hợp nhằm đào tạo bôi dưỡng cán bộ chủ chốt xuất thân từ nông thôn và lao
Trang 37Đô tài B97-52-15_Nghiên cứu những giãi pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
bố công khai qui định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thụ bình quân, miễn giảm cho người nghèo và người thuộc điện chính sách Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em các gia đình thu nhập thấp,
trước hết ở nông thôn và các vùng khó khăn, cho vay với lãi suất ưu đãi, để có
điều kiện học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [57, 30-36]
Như vậy, có thể thấy Đảng ta đã có quan điểm rõ ràng, xuyên suốt, dần hình
thành và hoàn thiện các chủ trương nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, đặc biệt là cho người nghèo và đối tượng chính sách Tuy nhiên, chưa có văn
bản chung tổng kết để xây dựng các quan điểm và chủ trương đó thành một hệ
thống quan điểm thống nhất chỉ đạo thực hiện vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục trong thực tiễn Do đó, "tình trạng chung hiện nay là Trung ương lúng túng trong chỉ đạo; cấp uỷ địa phương, cơ sở bị động chờ chính sách và hướng dẫn
chung để lãnh đạo thực hiện vấn để công bằng xã hội trong giáo dục Hiệu quả lãnh đạo của Đảng về thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục cần được
nghiêm túc xem xét và đánh giá để có giải pháp thích hợp trong thời gian tới" 40, 20]
2.1.2 Những chính sách của Nhà nước về bảo đầm công bằng xã hội trong giáo dục
Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 2/12/1998 qui định: “Học tập là quyên và nghĩa vụ của công dân
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguôn gốc
gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đêu bình đẳng về cơ hội học tập Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điêu kiện để ai ai cũng
được học hành Nhà nước và cộng đông giúp đỡ người nghèo được học tập, bảo
đảm điêu kiện để những người học giỏi phat triển tài năng Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh
tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tần tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyên và nghĩa vụ học tập của mình" (Điều 9)
Trang 38
-32-Đề tài BØ7-52-†5_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xa hội rong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Luật Giáo dục ra đời đã tạo cơ sở pháp lý và định hướng cho việc xây dựng hệ thống chính sách giáo dục của đất nước Hệ thống chính sách giáo dục hiện
nay đang được rà soát, xem xét, xây đựng lại để đáp ứng yêu cầu mới Có những chính sách đã lỗi thời, không phù hợp phải loại bỏ Có những chính sách phải làm từng bước, phải điều chỉnh nhiều lần để vừa hướng tới mục tiêu đã xác định, vừa phù hợp với nguyện vọng của người đi học, phù hợp với dư luận xã hội vốn rất
phức tạp và nhiều khi trái ngược nhau Ví dụ như việc xây dựng chính sách học
phí đã được tiến hành thông qua rất nhiều bước và được điều chỉnh nhiều lần vì
phải trả lời các câu hỏi : Nên hay không nên thu học phí? Nếu thu học phí thì nên thu ở mức nào? Đối với các đối tượng khác nhau thì mức thu học phí nên qui định ra sao? Không có điều kiện đi sâu vào tất cả các chính sách đã được ban hành, chúng tôi chỉ giới thiệu một số chính sách mới được ban hành gần đây có liên
quan nhiều tới vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục
e Các chính sách về đảm bảo chuẩn tốt thiểu trong giáo dục: Xoá mù chữ
và phổ cập giáo dục
+ Chỉ thị 01/HĐBT ngày 2/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác xoá nạn mù chữ;
+ Nghị định 338/HĐBT ngày 26/10/1991 của Hội đông Bộ trưởng về Hướng
dẫn thi hành luật phổ cập tiểu học; -
+ Thông tư 07/TTLT ngày 18/6/1994 của Bộ GD&ĐT và Hội CCBVN về việc đẩy mạnh công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học © Các chính sách hỗ trợ vùng miền
+ Thông tư 157/HĐCP ngày 13/9/1982 của Chính phủ vẻ việc Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với giáo viên miền Bắc vào công tác ở Đồng
bằng sông Cửu long;
+ Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số
chủ trương chính sách phát triển giáo dục miền núi;
+ Chỉ thị 405/TTG ngày 2/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ vẻ một số chủ
trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miễn núi;
+ Thông tư 25/TTLB ngày 15/9/1990 của Liên Bộ GD&ĐT và Tài chính về
việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định 72/HĐBT và 253/HĐBT về phát
Trang 39Đề tải B97-82-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm fuực biện công bằng xa hội rong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
© - Các chính sách về hỗ trợ về tài chính: Chính sách học bổng và tín dụng
+ Công văn số 4207/GD ngày 27/11/1990 của Bộ GD&ĐÐT về việc Hướng
dẫn thêm về học bổng ở miền núi
+ Thông tư 87/TTBTC ngày 3/12/1997 của Bộ Tài chính vẻ việc Hướng dẫn
tạm thời về việc quản lý sử dụng quỹ khuyến học;
+ Quyết định 51/TTg ngày 2/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập quỹ tín dụng đào tạo;
+ Quyết định 70/TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu
và sử đụng học phí ở các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc đân;
+ Thông tư 53/TTLT ngày 25/8/1998 của Bộ GD&ĐT-TC-LĐ&TBXH vẻ
việc Hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội cho học sinh sinh viên các trường công lập;
+ Quyết định 219/NHNN ngày 1/7/1998 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thể ]ê tín dụng đối với học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, THCN và DN;
» - Các chính sách đối với nhóm xã hội đặc biệt: Trẻ khuyết tật
+ Thong tr 13/TTLB ngay 17/6/1995 cha BO GD&DT va LD&TBXH về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 26/CP của Chính phủ về
chuyển giao nhiệm vụ dạy văn hoá cho trẻ khuyết tật từ Bộ LĐ&TBXH sang Bộ GD&ĐT,
+ Thông tư 20/GD-ĐT ngày 11/10/1995 của Bộ GD&ĐT vẻ việc Hướng dẫn
thực hiện trách nhiệm quản lý giáo dục trẻ có tật
e _ Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển tài năng
+ Quyết định 120/QĐÐ ngày 30/1/1989 của Bộ ĐH và THCN về Qui chế tuyển chọn nghiên cứu sinh đi học nước ngoài;
+ Quyết định 1932/QĐÐ ngày 20/8/1991 của Bộ GD&ĐT vẻ Qui chế quản lý và cử chọn cán bộ đi công tác học tập ở nước ngoài;
+ Quyết định 65/1998/QĐ-BGDĐT ngày 18/12/1998 của Bộ GD&ĐT về
việc ban hành qui chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 phổ thông
trung học;
Trang 40
-34-Đề tài B97-52-15_ Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện oðrv bằng xa hội trong GD-ĐT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
+ Thông báo 5747/SÐH ngày 23/6/2000 của Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh
đào tạo sau đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước
năm 2000
© - Chính sách nữ
+ Chỉ thị 06/CT ngày 28/2/1985 của Bộ GD về Một số cấp bách trong công tác cán bộ nữ
©e _ Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục
+ Quyết định 1931/QĐÐ ngày 20/8/1991 của Bộ GD&ĐÐT về Quy chế trường
phổ thông dân lập;
+ Quyết định 1932/QĐ ngày 20/8/1991 của Bộ GD&ĐT về Ban hành quy chế trường phổ thông bán công;
`_+ Quyết định 04/QĐÐ ngày 3/1/1994 của Bộ GD&ĐT về Ban hành quy chế tạm thời trường đại học bán công;
+ Quyết định 196/QÐ ngày 21/1/1994 của Bộ GD&ĐT vẻ Ban hành quy chế
tạm thời trường đại học dân lập;
+ Quyết định 2461/QÐ ngày 7/11/1992 của Bộ GD&ĐT về Quy chế tổ
chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố;
+ Quyết định 1447/GD-ĐT ngày 2/6/1994 của Bộ GD&ĐT về Ban hành
"quy chế trường lớp mầm non tư thục”;
+ Quyết định 1860/ GD-ĐT ngày 25/5/1995 của Bộ GD&ĐT về Kiểm tra và
cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp giáo dục từ xa
+ Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về "Chính sách
khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y
tế, văn hoá, thể thao"
Dưới đây là một số chính sách lựa chọn
2.1.2.1 Chính sách xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
Trong thời kỳ “bao cấp”, Nhà nước ta thực hiện một chế độ giáo dục không
phải trả tiền Hiến pháp 1980 qui định tại điều 60 “học :ập là quyển và nghĩa vụ của công dân Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt