Lí luận dạy học khẳng định, mục tiêu quan trọng nhất trong giảng dạy lịch sử là phát triển nhận thức, nhằm hình thành cho các em năng lực tư duy và hành động.Điều này cũng được Đảng và N
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lí luận dạy học khẳng định, mục tiêu quan trọng nhất trong giảng dạy lịch sử là phát triển nhận thức, nhằm hình thành cho các em năng lực tư duy và hành động.Điều này cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm rằng “học đi đôi với hành”, phát huy tính tích cực, phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh.Luật giáo dục cũng qui định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện để hình thành cho các em nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiệp tục học lên, đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để “học đi đôi với hành” có hiệu quả, thì giáo viên phải phát huyđược vai trò chủ thế của học sinh trong việc nhận thức, khắc phục việc giảng dạy giáo điều, nhồi sọ, không phát triển tư duy và kĩ năng thực hành của học sinh
Trong tình hình thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, giáo dục cần rèn cho các em: học để biết, học để làm, học để chung sống vá học để khẳng định mình Bộ môn lịch sử cũng góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển theo phương hướng đó, trên
cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Phát tiển tư duy trong môn học lịc sử cũng nhằm đánh giá hiệu quả giáo dục lịch sử nói chung ở trường phổ thông, để học sinh phải đạt nhiều yêu cầu:
- Nắm đúng kiến thức lịch sử và các kiến thức bổ trợ cần thiết
- Trình bày nọi dung sự kiện lịch sử qua miêu tả, tường thuật…
- Nắm được các khái niệm lịch sử, hiểu được những vấn đề then chốt
để làm sáng rõ những sự kiện
Trang 2- Có được các kĩ năng như vẽ bản đồ, làm những đồ dùng trực quan…
- Biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới, để nhận thức, có thái độ với cuộc sống hiện nay
Để đạt được yêu cầu đó, học sinh phải được trang bị một phương pháp học tốt Có một phương pháp học mới, hữu hiệu là ứng dụng lập Bản đồ
Tư duy cho mỗi sự kiện lịch sử, mỗi bài học hay một chương, một khóa trình lịch sử, tùy theo yêu cầu của mức độ nhận thức
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy để phát triển tư duy trong học tập lịch sử
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện thành công việc hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy môn lịch sử yêu cầu phải thực hiện các bước sau đây:
1 Học sinh phải được trang bị tốt kiến thức môn học lịch sử
2 Giáo viên tổ chức tốt cho học sinh tự học môn lịch sử, nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của các em Từ đó học sinh tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ, nhận thức sâu sắc và vận dụng lập Bản đồ Tư duy
3 Việc lập sơ dồ tư duy được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học, bài học hoặc một chương, một khóa trình để học sinh hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức vững chắc nhất
III CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
A Lý thuyết
1 Quan niệm chung về việc hướng dẫn học sinh học tập, tư duy môn lịch sử
2 Lập Bản đồ Tư duy trong học tập môn lịch sử
a Những hiểu biết chung về phương pháp lập Bản đồ Tư duy
Trang 3B Thực tiễn giảng dạy
1 Giới thiệu về bài giảng “ Nước Mĩ ”
2 Giáo viên hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy bài học “ Nước Mĩ”
C Kết luận
1 Kết quả công việc nghiên cứu
2 Bài học của đề tài
3 Một số đề xuất sau khi nghiên cứu đề tài
Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
A LÝ THUYẾT
1 Quan niệm chung về hướng dẫn học sinh học tập, tư duy môn lịch sử
a Bộ môn lịch sử với việc phát triển tư duy học sinh
Bộ môn lịch sử có thể chứng minh bằng những sự kiện cụ thể về việc con người có khả năng nhận thức tự nhiên, xã hội, bản thân mình và biết vận dung những tri thức thu nhận được vào việc giáo dục thế hệ trẻ Nhận thức lịch suwrlaf yêu cầu của bản thân cuộc sống Do đó ngay từ khi mới xuất hiện và trong quá trình phát triển của mình, con người nảy sinh nhu cầu nhận thức về chính mình và về tổ chức xã hội của mình, bên cạnh sự nhận thức về tự nhiên, để hành độn cho sự phát triển của xã hội
Nhận thức về lịch sử, con người phải trải qua quá trình tư duy và hành động, vì lịch sử trong đó bao hàm những con người cụ thể, trong những thời kì khác nhau, với những lối sống, cách suy nghĩ vá kết quả hành động khác nhau Vì vậy, không có khả năng tư duy thì không thể nhận thức đúng hiện thực khách quan vô cùng phong phú, phức tạp và không thể hành động đúng cho sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và của dân tộc Nhận thức lịch sử đúng là một yếu tố quan trọng để hành động có hiệu quả trong hiện tại Như vậy, việc học tập lịch sử ở trường phổ thông, học sinh không chỉ biết mà phải hiểu lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hành động thực tiễn Học tập lịch sử phải là một quá trình nhận thức Dực trên việc dạy củ giáo vên, học sinh không chỉ dừng ở việc ghi nhớ sự kiện, mà phải nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa, hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử, rút ra quy luật, bài học, kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại
Học tập lịch sử được thực hiện theo quy luật chung của việt nhận thức, phù hợp với đặc điểm của nhận thức lịch sử: không trực tiếp quan sát được hiện thực của quá khứ, không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử như
Trang 5rằng học lịch sử không cần tư duy, mà chỉ ghi nhớ thuộc lòng Đó là quan điểm sai lầm
Việc phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, luyện cho các em có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động Việc phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử phải được thực hiện trên cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh – kết hợp với việc giảng dạy của giáo viên Đây là sự phản xạ có tính tích cực, chọn lọc, dựa trên những hoạt động phân tích tổng hợp tích cực để phát hiện được bản chất hiện tượng
b.Nội dung các vấn đề phát triên tư duy học sinh trong học tập lịch sử
ở trường phổ thông
Nội dung các khóa trình lịch sử, với các kiến thức cơ bản được xác định, là cơ sở của việc phát triển tư duy học sinh, đó là:
- Nắm vững quan điểm lịch sử: học sinh cần phải nắm các giai đoạn,
các thời kì lịch sử cụ thể của sự phát triển chung xã hội loài người Từ đó học sinh tạo được các biểu tượng chính xác, có hình ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử Mặt khác, các khóa trình lịch sử cho học sinh thấy rõ tính kế thừa trong sự phát triến xã hội Từ đó học sinh nhận thấy được sự thống nhất, tính chất tiến bộ, sự phát triển đi lên, hợp qui luật, sự đa dạng, đầy mâu thuẫn của lịch sử.cũng cần khắc phục việc nhận thức tản mạn, rời rạc, cắt đoạn lịch sử
- Nắm vững diễn biến của sự kiện cụ thể: tức là nó ra đời, phát triển,
suy vong như thế nào Cách này giúp học sinh kĩ năng nhận thức và vận dụng nguyên lí khoa học “chân lí bao giờ cũng cụ thể”, tránh việc “hiện đại hóa” lịch sử, gán ép một cách chủ quan, phiến diện cho quá khứ
- Nhận thức sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng đều diễn ra
thông qua sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập Dựa trên sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh,
Trang 6bùng nổ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.Đây là vần đề quan trọng để học sinh hiếu đúng lịch sử, phát triển cho học sinh tư duy biện chứng trong học tập Tuy nhiên cần tránh bệnh công thức, giáo điều, không căn
cứ vào những biểu hiện cụ thể để hiểu bản chất của sự kiện
- Tìm mối liên hệ nhân quả, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện
lịch sử Điều này dựa trên cơ sở tài liệu, sự kiện cụ thể, phù hợp trình độ
học sinh, để nhận thức những hoạt động phức tạp hơn
Như vậy, để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử, giáo viên phải dựa trên những nguyên tắc, bằng những con đường dạy học hợp lí Đồng thời, phải nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử, tiến hành một cuộc “cách mạng”, đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử
c Nguyên tắc và con đường phát triển tư duy học sinh trong dạy học môn lịch sử
Đây là những nguyên tắc chủ đạo, con đường phát triển tư duy trong dạy học lịch sử
- Giáo viên khai thác khóa trình lịch sử ở trường phổ thông, để học sinh nắm vững kiến thức làm cơ sở cho tư duy
- Giáo viên tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề Điều này sẽ phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của các em Như thế, học sinh là chủ thể của dạy học và bồi dưỡng sự hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, nâng cao chất lượng bộ môn
- Trình bày, thông tin sự kiện trong phát triển tư duy học sinh học lịch sử Giáo viên cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, mở rộng tư duy
- Giáo viên đặt câu hỏi để phát triển tư duy học sinh khi học lịch sử: bằng nhiều mức độ của câu hỏi như, qui nạp, diễn dịch, trừu tượng…phù
Trang 7hợp với trình đọ học sinh và phù hợp với yêu cầu hiện tại Tứ đó học sinh hiểu sâu sắc hơn về lịch sử
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành để phát triển tư duy: hệ thống bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà học sinh cần nắm để khôi phục hình ảnh quá khứ, đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện
Như vậy, việc phát triển tư duy cho học sinh trong học tập môn lịch sử
là một yêu cầu, một tiêu chuẩn quan trọng của việc nâng cao chất lượng
bộ môn Điều này gắn liền với năng lực thực hành của học sinh Năng lực thực hành môn lịch sử tốt, chứng tỏ tư duy môn học lịch sử của học sinh cũng tốt
Để giúp học sinh phát triển tốt tư duy học tập môn lịch sử, giáo viên hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy lịch sử- đó là công cụ hữu hiệu trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
2 Lập Bản đồ Tư duy trong học tập môn lịch sử
a Cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về phương pháp học mới-Bản đồ Tư duy
- Giới thiệu tác giả của Bản đò Tư duy: Tony Buzan Bản đồ Tư duy được coi là “Công cụ của bộ não” đang được 250 triệu người trên thế giới
sử dụng, trong đó có cả các công ty lớn như HP, ABM… và cả các tổ chức giáo dục, giáo viên cũng sử dụng Bản đồ Tư duy
- Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, mầu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp ta khai phá tiềm năng vô tận của bộ não
- Bản đồ Tư duy có nhiều ưu điểm đó là
+ Giúp ta khai phá tiềm năng vô tận của bộ não Bản đồ Tư duy là công cụ để ta làm chủ với cuộc sống như: Ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập
kế hoạch… và thành công Trong công tác giáo dục, việc phát triển tư duy
Trang 8cho học sinh và giảng dạy kiến thức cũng áp dụng Bản đồ Tư duy rất tốt Nhằm hướng học sinh tới một phong cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên giúp học sinh khám phá kiến thức mới và hệ thống được kiến thức
đó Việc xây được một Bản đồ Tư duy thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích trên các mặt như: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tự học, tư duy, tưởng tượng và khả năng sáng tạo Bản đồ Tư duy
là một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên “Hình ảnh liên kết”
+ Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đem lại một công dụng lớn cho não Sự kết hợp đó sẽ làm tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu Đại não đưa lại kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não
+ Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông, sẽ giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới… sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong học tập của học sinh và phương pháp dạy học của giáo viên Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng
sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thôn qua một “Bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức
Cái hay của Bản đồ Tư duy ở chỗ, nó giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng, từ đó học sinh có thể đánh số thứ tự các kiến thức để sắp xếp có lôgic hiệu quả
+ Bản đồ Tư duy còn có các công dụng:
Trang 9Ghi chú Khi thông tin được gợi ra, Bản đồ Tư duy giúp học sinh tổ chức thông tin theo một hình thức mà dẻ dàng đượ xuất hiện và ghi nhớ Gợi nhớ Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện trong bộ não, thì Bản
đồ Tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh
Sáng tạo Bất cứ khi nào học sinh muốn khích lệ sự sáng tạo, Bản đồ
Tư duy sẽ giúp giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện
Trang 10b Giới thiệu một số dạng Bản đồ Tư duy
BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 1
Trang 11BẢN ĐỒ TƯ DUY - KIỂU 3
Trang 124 Hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy môn lịch sử
a Một số hướng dẫn chung khi lập Bản đồ Tư duy
- Bắt đầu từ trung tâm hình ảnh của chủ đề: từ đó học sinh tập trung
được vào chủ đề và hưng phấn tư duy hơn
- Luôn sử dụng màu sắc: vì màu sắc có tác dụng kích thích não như
hình ảnh
- Nối các nhánh chính (cấp1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng các đường kẻ
Các đường kẻ ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn Khi học sinh nối các đường với nhau, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng, từ đó sẽ hiểu và nhớ nhiều kiến thức hơn
BẢN ĐỒ TƯ DUY MINH HỌA
Trang 13- Mỗi từ / hình ảnh / ý nên đứng độc lập và được nằm trên một
đường kẻ
- Tạo ra một kiểu bản đồ cho riêng mình ( kiểu vẽ, màu sắc…)
- Nên dùng các đường kẻ cong ( hạn chế đường kẻ thẳng) vì các
đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
b Áp dụng lập Bản đồ Tư duy vào các dạng bài học lịch sử cụ thể
Để hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy môn lịch sử, giáo viên phải xác định rõ các loại bài học lịch sử, trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiểu Bản đồ Tư duy có thể sử dụng cho dạng bài đó
là gì
Môn lịch sử thường có 4 kiểu bài học chính là: bài cung cấp kiến thức mới Bài ôn tập, tổng kết, sơ kết Bài kiểm tra kiến thức Bài hỗn hợp
Giáo viên căn cứ vào 4 loại bài học trên và căn cứ vào các kiểu Bản đồ
Tư duy, hướng dẫn học sinh lập Bản đồ Tư duy cho phù hợp Cụ thể như sau:
- Loại bài cung cấp kiến thức mới, áp dụng kiểu Bản đồ Tư duy 1 và 2
- Ba loại bài học còn lại là, Baì sơ kết, tổng kết, ôn tập Bài kiểm tra kiến thức và bài hỗn hợp, áp dụng kiểu Bản đồ Tư duy 3 và 4
B THỰC TIỄN GIẢNG DẠY:
Áp dụng lập Bản đồ tư duy bài “Nước Mĩ”
1 Giới thiệu về bài giảng
a Một số vấn đề chung của bài “Nước Mĩ”
- Bài Nước Mĩ thuộc chương trình lớp 12, Ban cơ bản Đây là dạng bài cung cấp kiến thức mới Mục đích làm giàu thêm cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, cảm xúc, tư duy lịch sử
Trang 14- Bài Nước Mĩ phải đạt mục tiêu sau đây:
Tự hào về thắng lợi của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh
Có một nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mĩ và con người Mĩ
- trong quá trình giảng bài, giáo viên chia lịch sử nước Mĩ thành 3 giai đoạn ( 1945-1973, 1973-1991, 1991-2000) Trong mỗi giai đoạn, đề cập đến 3 vấn đề: chính sách đối nội, chính sách đối ngoại, sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật Giáo viên nhấn mạnh những ý chính của từng giai đoạn để học sinh khắc sâu sự kiên, ghi nhớ, tư duy tốt Đó là cơ
sở chắc chắn nhất để học sinh hiểu được bài và tự lập được Bản đồ Tư duy của bài học
b Học sinh nắm chuẩn kiến thức bài “Nước Mĩ”, để lập Sơ đồ Tư duy
- Mục 1: Nước Mĩ từ 1945-1973
Về kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền inh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: công nghiệp chiếm 56,5% thế giới Nông nghiệp có sản lượng bằng 2 lần các nước Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật cộng lại