1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn

96 335 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa……… i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục sơ đồ - bảng biểu vi

Danh mục các hình vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất……… ………3

1.1.1 Vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 3

1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 3

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 4

1.2 Tổ chức phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 5

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 5

1.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 6

1.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 10

1.3.1 Chứng từ, sổ kế toán sử dụng 10

1.3.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11

1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 16

1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 16

1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19

1.5 Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê, đánh giá lại, dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 21

1.6 Hình thức sổ kế toán 25

1.6.1 Hình thức Nhật ký chung 25

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 3

1.6.2 Hình thức chứng từ ghi sổ 26

1.6.3 Hình thức Nhật ký - Chứng từ 27

1.7 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện áp dụng kế toán máy 30

1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 30

1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng kế toán máy 30

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN 32

2.1 Tổng quan chung về Công Ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 32

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 36

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 40

2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn 50 2.2.1 Đặc điểm chung về nguyên vật liệu của công ty 50

2.2.2 Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu 52

2.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 58

2.2.4 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu 78

Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN 79

3.1 Nhận xét chung 79

3.1.1 Những kết quả đạt được của công tác kế toán nguyên vật liệu 79

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn 82

3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xi Măng Vicem Bút Sơn 83

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

GTGT : Giá trị gia tăng

HĐQT : Hội đồng quản trị

KKĐK : Kiểm kê định kỳ

KKTX : Kê khai thường xuyên

KTTKTC : Kế toán thống kê tài chính

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo pp ghi thẻ song song 12

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo pp sổ đối chiếu luân chuyển 13

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo pp ghi sổ số dư 15

Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 26

Sơ đồ 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 27

Sơ đồ 1.11 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ 28

Sơ đồ 1.12 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái 29

Sơ đồ 1.13 Trình tự xử lý kế toán NVL trong điều kiện ứng dụng kế toán máy 31

Sơ đồ 2.4 Quy trình xử lý số liêu trong phần mềm kế toán FAST 45

Sơ đồ 2.6 Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL 59

Sơ đồ 2.7 Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 65

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.2 Các phân hệ nghiệp vụ chi tiết kế toán NVL 48Hình 2.3 Các phân hệ nghiệp vụ chi tiết kế toán NVL 48Hình 2.4 Các phân hệ nghiệp vụ chi tiết kế toán NVL 49Hình 2.5 Các phân hệ nghiệp vụ chi tiết kế toán NVL 49Hình 2.6 Các phân hệ nghiệp vụ chi tiết kế toán NVL 50

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 15/12/1995, Việt Nam đã chính thức tham gia vào khu vực mậu dịch tự

do AFTA, tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan Theo đó mọi hạnchế lượng hàng nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ đối với Clinker vào năm 2001, Xi măngvào năm 2003, về thuế quan sản phẩm Xi măng theo lịch trình sẽ được cắt giảm còn20% vào 01/07/2003 và 5% vào năm 2006 Từ đó sản phẩm Xi măng Bút Sơn phảicạnh tranh với tất cả các Công ty khác được nhập khẩu mà không phụ thuộc khuvực quy định giá Trước thách thức này, Công ty Xi măng Bút Sơn phải tìm ra chomình những hướng đi riêng để đảm bảo đứng vững được trên thị trường thì cần phảitiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan tới quá trình sản xuấtsản phẩm, tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao mà chi phí bỏ ra thấp

NVL là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chấtcấu thành nên thực thể sản phẩm NVL chỉ tham gia một lần vào một chu kỳ sảnxuất và hình thái vật chất ban đầu của NVL bị biến đổi hoàn toàn kết tinh vào sảnphẩm về cả mặt hiện vật cũng như mặt giá trị Do đó chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớntrong chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm, vì thế tăng cường côngtác quản lý, công tác kế toán NVL đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả NVLnhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng Muốnvậy hạch toán NVL phải đảm bảo việc cung cấp NVL kịp thời và đồng bộ cho quátrình sản xuất, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêuhao NVL, ngăn chặn hiện tượng lãng phí NVL trong sản xuất

Sau một thời gian nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất ởCông ty Xi măng Bút Sơn, em nhận thấy sự quan trọng của kế toán NVL trong toàn bộ

công tác kế toán nên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn” để nghiên cứu tìm

hiểu

Nội dung của Luận văn bao gồm ba chương :

Trang 8

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2: Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty

Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty

Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.

Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên Luận vănchắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo củacác thầy cô giáo để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình, phục vụtốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Hương Giang, các thầy cô giáotrong Khoa Kế toán và các cô, chú, anh, chị của phòng Kế toán – Thống kê – Tàichính Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiệngiúp đỡ em hoàn thành luận văn này

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 9

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các

doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp sản xuất cầnthiết phải có các yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động , sức laođộng NVL là đối tượng lao động, là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn khođược mua sắm bằng nguồn vốn lưu động NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sảnxuất và hình thái vật chất ban đầu của nó bị biến đổi hoàn toàn – xét về mặt hiệnvật Giá trị của nó được chuyển dịch hết một lần vào giá trị sản xuất mới được tạo ra

- xét về mặt giá trị Chính từ đặc điểm này mà ta thấy NVL là cơ sở vật chất chínhcấu thành nên sản phẩm , nó là yếu tố không thể thiếu của bất cứ quy trình sản xuấtnào Dưới hình thái giá trị NVL lại được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động, vì thếquản lý tốt NVL là quản lý tốt vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Xuất phát từ vai trò của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến yêucầu quản lý NVL là phải quản lý chặt chẽ ở cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị ở mọikhâu, từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ

- Ở khâu thu mua: do mỗi loại NVL đều có đặc tính công dụng riêng nên ởkhâu này phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua vàchi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian

- Ở khâu bảo quản: phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ cácphương tiện cân đo kiểm tra, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loạiNVL, tránh hư hỏng, mất mát, đảm bảo an toàn

- Ở khâu sử dụng: đòi hỏi phải thực hiện việc sử dụng tiết kiệm hợp lý, trên cơ

sở các định mức dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí tiêu hao NVL trong giá thành

Trang 10

sản phẩm Do vậy ở khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuấtdùng và sử dụng NVL trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ở khâu dự trữ: phải xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL

để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không bị ngưng trệgián đoạn do việc cung ứng, thu mua không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn

do dự trữ quá nhiều

Như vậy công tác quản lý NVL là rất quan trọng, đòi hỏi phải cung cấp NVL

đủ về số lượng, đúng chất lượng và chủng loại, kịp thời gian, không thừa gây ứđọng vốn, không thiếu dẫn đến ngừng sản xuất và phải đảm bảo cung cấp đồng bộcác loại NVL phục vụ cho sản xuất sản phẩm

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụtrực tiếp cho yêu cầu quản lý kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và yêucầu quản lý kinh tế tài chính nói chung Kế toán NVL là công cụ đắc lực giúp cácnhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định thu mua, dự trữ, bảo quản, xuất dùngNVL chính xác, kịp thời, đầy đủ

Để đáp ứng nhu cầu quản lý, kế toán NVL trong doanh nghiệp cần thực hiệncác nhiệm vụ sau:

- Phải thực hiện việc phân loại, đánh giá NVL phù hợp với các nguyên tắc và quyđịnh của chuẩn mực kế toán và phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp

- Phải tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán và sổ kế toán phù hợp với phươngpháp kế toán hàng tồn kho áp dụng cho doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổnghợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm NVL trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh, để cung cấp các thông tin nhằm tập hợp chi phí sảnxuất và xác định giá thành sản phẩm

- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch thu mua NVL, tình hình sửdụng NVL cho quá trình sản xuất kinh doanh, và tình hình thanh toán với người bán

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 11

1.2 Tổ chức phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cần phải sửdụng nhiều loại NVL khác nhau Mỗi loại NVL lại có vai trò, công dụng, tính chất

lý, hóa học khác nhau Vì thế việc phân loại NVL có cơ sở khoa học là điều kiệnquan trọng để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết NVLphục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp

1.2.1.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp

NVL được chia thành các loại sau :

- Nguyên liệu vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sảnphẩm Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng NVL khác nhau: ở doanh nghiệp cơkhí NVL chính là sắt, thép…ở doanh nghiệp may NVL chính là vải, chỉ…Đối vớinửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục chế biến thành thành phẩm nhưsợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được gọi là NVL chính

- Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ như cóthể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công

cụ dụng cụ hoạt động được bình thường như thuốc nhuộm, thuốc tẩy …

- Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất kinh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí gas…

- Phụ tùng thay thế: là các loại phụ tùng, chi tiết dược sử dụng để thay thế, sửachữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải …

- Vật liệu và thiết bị XDCB: bao gồm những vật liệu thiết bị, công cụ, khí cụ,vật kết cấu dùng cho công tác XDCB

- Vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa được sắp xếp vào các loại vật liệutrên thường là các vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi

từ thanh lý TSCĐ

Ngoài ra tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp

mà trong từng loại NVL trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ Cách phân

Trang 12

chia này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại,từng thứ NVL là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết NVL trong doanh nghiệp.

1.2.1.2 Căn cứ vào nguồn hình thành

NVL được chia làm 2 nguồn :

- NVL nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận VGLD, nhận biếu tặng…

- NVL tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất

Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sảnxuất NVL, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế NVL nhập kho

1.2.1.3 Căn cứ vào mục đích, công dụng của NVL

NVL được chia thành :

- NVL dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm :

+ NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

+ NVL dùng cho quản lý ở các phân xưởng , dùng cho bộ phận bán hàng ,

bộ phận quản lý doanh nghiệp

- NVL dùng cho nhu cầu khác :

+ Nhượng bán

+ Đem GVLD

+ Đem biếu tặng

Cách phân chia này giúp kế toán tổ chức các tài khoản khi ghi chép các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh liên quan đến giảm NVL

1.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu (theo chuẩn mực số 02 – HTK)

Đánh giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL.Với mục đích đánh giá NVL đảm bảo tính chính xác của giá thành và thông tin trênbảng cân đối kế toán, NVL đánh giá theo trị giá vốn thực tế

Tuy nhiên do đặc điểm của NVL nên còn có thể đánh giá theo giá hạch toán(với ưu điểm là đơn giản và giảm bớt sự ghi chép tính toán hàng ngày)

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 13

- Nguyên tắc giá vốn: Là nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán, đòi hỏi tất cảNVL phải được phản ánh theo giá phí, tức là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có sốNVL đó.

- Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn các PP saocho ít ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu

- Nguyên tắc nhất quán: Đòi hỏi kế toán quản lý kịp thời lượng NVL nhập,xuất hàng ngày phục vụ cho quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất

1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

Trị giá nguyên vật liệu nhập kho

NVL trong các DN có thể được đánh giá theo trị giá gốc(hay còn gọi là giávốn thực tế) và giá hạch toán

* Đánh giá theo giá vốn thực tế: Trị giá vốn thực tế nhập kho được xác định

+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ thì giá trị NVL được phản ánh theo giámua chưa có thuế GTGT cộng chi phí có liên quan

+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT hoặc dùngcho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị NVL mua vào được phản ánhtheo tổng giá thanh toán cộng chi phí khác có liên quan

- Đối với NVL tự chế biến, trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của NVLxuất chế biến cộng thêm chi phí chế biến cộng chi phí khác có liên quan

Trang 14

- Đối với NVL thuê ngoài gia công, trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tếcủa NVL xuất thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển từ DN đến nơi chế biến vàngược lại, chi phí thuê gia công chế biến.

- Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần, trị giá vốn

thực tế là giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp thuận

- Đối với NVL nhận do góp vốn được biếu, tặng, tài trợ: Trị giá vốn thực tếcủa NVL nhập kho là giá tương đương của loại vật tư cùng loại trên thị trường (giátrị hợp lí) cộng (+) với các chi phí phát sinh

- Nhập kho NVL là phế liệu thu hồi: Trị giá thực tế NVL là giá ước tính cóthể sử dụng hay giá bán có thể thu hồi cộng chi phí bỏ ra trong quá trình thu hồi

* Đánh giá theo giá hạch toán:

Đối với các DN mua NVL thường xuyên có sự biến động về giá cả, khốilượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá NVL Giá hạchtoán là giá ổn định do DN tự xây dựng phục vụ cho công tác hạch toán chi tiếtNVL Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài Việc xuất kho hàng ngàyđược thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trị giá thực tế của vật tưnhập kho trong kỳ

Trị giá hạch toán của vật tưcòn tồn kho đầu kỳ

Trị giá hạch toán của vật tưnhập kho trong kỳ

Trị giá thực tế của vật tưcòn tồn kho đầu kỳ

Hệ số giữa giá thực

tế và giá hạch toántrong kỳ

)

Trang 15

Trị giá nguyên vật liệu xuất kho

Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý, điều kiện trang bị kỹthuật ở từng DN mà lựa chọn các phương pháp sau:

- PP tính theo giá đích danh: Theo PP này, DN phải quản lý NVL theo từng

lô hàng Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó PP này áp dụng chonhững DN kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổnđịnh và loại hàng tồn kho nhận diện được, trong giá mua vật tư đã bao gồm chi phívận chuyển và chi phí khác có liên quan

- PP bình quân gia quyền:

Với đơn giá NVL xuất kho được xác định bằng 1 trong 2 loại đơn giá:

 Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn)

Theo PP này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định lại đơn giá bình quâncủa từng loại vật tư

Giá thực tế tồn kho trước lần nhập đó

Giá thực tế nhập khocủa lần nhập đó

PP này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và sốlần nhập của mỗi loại không nhiều

 Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ (bình quân cuối kỳ)

Theo PP này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ,

kế toán xác định được giá bình quân của mỗi đơn vị NVL Căn cứ vào số lượngNVL xuất dùng trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất dùngtrong kỳ

`

Đơn giá bình quân =

Trị giá mua thực tế NVL tồn kho đầu kỳ

Trị giá mua thực tế NVL nhập kho trong

kỳ

Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ

Số lượng NVL nhập kho trong kỳ

Đơn giá bình quân

(1.4)

(1.5)

Trang 16

PP này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lầnnhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.

- PP nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo PP này, giả thiết số NVL nào

nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá thực tế của NVL xuấtkho Do đó NVL tồn cuối kì được tính theo đơn giá của những lần nhập kho saucùng PP này phù hợp với các DN tổ chức ghi chép, hạch toán riêng biệt về sốlượng, đơn giá, phẩm cấp của từng thứ vật tư theo từng lần

nhập, xuất và DN chỉ sử dụng giá vốn thực tế để ghi sổ

- PP nhập sau, xuất trước (LIFO) : Giả thiết số NVL nào nhập sau thì xuất

trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Do đó trị giá NVL cuối kỳ tính theođơn giá của những lần nhập đầu tiên PP này có tính đến thời điểm xuất kho NVLchứ không phải đến cuối kỳ mới xác định Do đó giá cả giảm thì chi phí NVL sẽthấp, lợi nhuận tăng và ngược lại

1.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Kế toán chi tiết NVL là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toántrên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện

có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ NVL về số lượng và giá trị Các doanhnghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết và vận dụngphương pháp kế toán chi tiết NVL phù hợp để góp phần tăng cường quản lý NVL

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08-VT)

- Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 GTKT – 2LN)

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 17

- Hóa đơn bán hàng (Mẫu 02 GTKT- 2LN)

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 03- BH)

- Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03- BH)

- Bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (Mẫu 03- GTGT)

Bên cạnh đó là những chứng từ có tính chất hướng dẫn

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04- VT)

- Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 05 –VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07- VT)

Ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ liên quan khác

căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp

- Thông thường trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho NVL thì phải

dựa vào hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) củabên bán và phiếu nhập kho của đơn vị

- Trường hợp mua hàng với số lượng lớn hoặc mua các loại NVL có tínhchất lý hoá phức tạp, quý hiếm thì phải lập biên bản kiểm nghiệm vật tư

- Trong nghiệp vụ xuất kho thì kế toán phải căn cứ vào phiếu xuất kho hayphiếu xuất vật tư theo hạn mức để ghi sổ kế toán

Sổ kế toán chi tiết sử dụng

Tuỳ thuộc vào PP kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ(thẻ) kế toán chi tiết sau:

- Sổ (thẻ) kho

- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL

- Sổ đối chiếu luân chuyển

- Sổ số dư

Ngoài ra còn mở thêm các bảng lũy kế nhập, xuất, báo cáo nhập - xuất - tồnkho vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết đơn giản, kịp thời

1.3.2 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Kế toán chi tiết NVL phải đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác; thực hiệnviệc kiểm tra thường xuyên tình hình biến động về số lượng, chất lượng, giá trị củatừng thứ NVL, từng nơi bảo quản và từng người chịu trách nhiệm

Trang 18

Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất có các phương pháp kế toán chitiết NVL như sau:

Phương pháp mở thẻ song song

PP này áp dụng trong trường hợp DN dùng giá mua thực tế để ghi chép kếtoán NVL tồn kho

- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất,tồn kho của thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng Khi nhận được các chứng từ nhập, xuấtNVL thủ kho kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ rồi ghi số thựcnhập, thực xuất lên các chứng từ đó và vào Thẻ kho Đến cuối ngày tính ra số tồnkho ghi vào cột “Tồn” trên Thẻ kho Định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất

đã được phân loại theo từng thứ NVL lên phòng kế toán

- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết NVL để ghi tìnhhình nhập, xuất cho từng thứ NVL theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị Khi nhậnđược các chứng từ nhập, xuất do thủ kho đưa lên, kế toán tiến hành kiểm tra, hoànchỉnh chứng từ, căn cứ vào các chứng từ đó để ghi các sổ chi tiết NVL Cuối tháng,

kế toán lập bảng kê nhập –xuất –tồn NVL, sau đó đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiếtNVL với Thẻ kho; giữa bảng kê nhập –xuất –tồn với sổ cái TK 152 –Nguyên liệu,vật liệu; giữa số liệu của sổ kế toán chi tiết với số kiểm kê thực tế

- Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Sổ kế toán chi tiết

Đối chiếu hàng ngày

Đối chiếu cuối tháng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo PP ghi thẻ song song

Trang 19

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn trùng lắp vềchỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.

- Điều kiện áp dụng : Thích hợp với những DN có ít chủng loại NVL, việcnhập, xuất diễn ra không thường xuyên Tuy nhiên trong điều kiện DN đã áp dụng

kế toán máy thì PP này vẫn thích hợp với DN có nhiều chủng loại NVL và việcnhập xuất NVL diễn ra thường xuyên

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ở kho: Thủ kho sử dụng Thẻ kho để ghi chép giống như PP trên

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng Sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chéptừng thứ NVL theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị Sổ đối chiếu luân chuyểnđược mở cho cả năm và được ghi chép vào cuối tháng, mỗi thứ NVL

được ghi một dòng trên sổ

Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho kế toán tiến hànhkiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ ; sau đó tiến hành phân loại chứng từ theo từng thứNVL, chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng hoặc kế toán có thể lập Bảng kênhập, Bảng kê xuất Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc từ bảng kê)

để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, cột luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng.Việc đối chiếu số liệu được tiến hành giống như PP ghi thẻ song song (nhưng tiếnhành vào cuối tháng)

Thẻ kho

khoBảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất

Sổ cái TK 152nguyên liệu, vật liệu

Ghi chú :

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu cuối tháng

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo pp sổ đối chiếu luân chuyển

Trang 20

- Ưu điểm: Khối lượng công việc ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉghi một lần vào cuối tháng.

- Nhược điểm: Vẫn còn sự trùng lặp trong việc ghi chép giữa thủ kho vàphòng kế toán về số lượng Bên cạnh đó việc kiểm tra đối chiếu giữa thủ kho vàphòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của

kế toán

- Điều kiện áp dụng: Thích hợp cho những DN có chủng loại NVL ít, không

có điều kiện theo dõi, ghi chép thường xuyên tình hình nhập, xuất hàng ngày PPnày thường ít được áp dụng trong thực tế

Phương pháp ghi sổ số dư

- Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng Thẻ kho để ghi chép giống như hai PP trên.Đồng thời cuối tháng, thủ kho còn ghi vào “sổ Số dư” số lượng tồn kho cuối thángcủa từng thứ NVL Sổ Số dư do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm.Trên sổ Số dư, NVL được xếp theo thứ, nhóm, loại; sau mỗi nhóm có dòng cộngnhóm, cộng loại Cuối tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho ghi chép

- Ở phòng kế toán:

 Kế toán định kì xuống kiểm tra việc ghi chép trên Thẻ kho của thủ kho vàtrực tiếp nhận các chứng từ nhập, xuất NVL Sau đó kế toán kí vào từng Thẻ kho và

kí vào phiếu giao nhận chứng từ

 Kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị (giáhạch toán) theo từng nhóm, loại NVL để ghi vào cột “ Số tiền” trên Phiếu giao nhậnchứng từ, số liệu này được ghi vào Bảng kê luỹ kế nhập và Bảng kê luỹ kế xuất.Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê luỹ kế nhập, luỹ kế xuất để cộng tổng số tiền theotừng nhóm NVL để ghi vào Bảng kê nhập - xuất - tồn Đồng thời sau khi nhậnđược số dư thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào cột số dư về số lượng và đơn giáhạch toán cảu từng nhóm NVL để tính ra số tiền ghi vào cột số dư bằng tiền Kếtoán đối chiếu số liệu trên cột số dư bằng tiền của Sổ số dư với cột số dư trên Bảng

kê nhập - xuất - tồn; đối chiếu số liệu trên Bảng kê nhập - xuất - tồn với Sổ cái TK

152 - NVL

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 21

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo PP ghi sổ số dư

- Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép do kế toán chỉ ghichỉ tiêu tiền của NVL theo nhóm và theo loại Kế toán thực hiện được việc kiểm trathường xuyên đối với ghi ghi chép của thủ kho trên Thẻ kho và kiểm tra thườngxuyên việc thủ kho bảo quản NVL trong kho Công việc dàn trải đều trong thángnên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết phục vụ cho quản trị vật tư,hàng hoá nói chung và NVL nói riêng

- Nhược điểm: Do phòng kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của nhóm và loạiNVL cho nên để có được thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của thứ NVL nào đóthì phải xem trên Thẻ kho

Khi lập các báo cáo hàng kì về NVL phải căn cứ vào các số liệu trực tiếp trênThẻ kho Khi kiểm tra, đối chiếu số liệu nếu phát hiện sự không khớp đúng giữa sốliệu trên sổ Số dư với số liệu trên Bảng kê nhập - xuất - tồn thì việc tìm kiếm, tracứu sẽ rất phức tạp

- Điều kiện áp dụng: Nên áp dụng trong các DN sử dụng nhiều chủng loạiNVL, tình hình nhập, xuất NVL thường xuyên Đồng thời áp dụng khi DN đã xây

Bảng luỹ kế nhập Bảng kê nhập - Bảng luỹ kế xuất

xuất - tồn

Sổ cái TK 152NVL

Trang 22

dựng được hệ thống giá hạch toán sử dụng trong hạch toán chi tiết NVL và xâydựng được hệ thống điểm danh NVL hợp lí.

1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

NVL là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, việc xác định số hiện có vàtình hình biến động của chúng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn theo một trong haiphương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp KKTX hoặc phương pháp KKĐK

1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.4.1.1 Đặc điểm phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp KKTX là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cáchthường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho của vật tư, hàng hóa trêncác tài khoản kế toán hàng tồn kho

Việc xác định trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho theo phương pháp KKTXđược căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loạitheo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp Ngoài

ra giá trị NVL tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểmnào trong kỳ kế toán

1.4.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng.

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của NVL, kế toán sử dụng TK152- Nguyên liệu vật liệu

Kết cấu của TK 152

- Bên Nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế của NVL nhập trong kỳ

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL phát hiện thừa khi kiểm kê

- Bên Có ghi: + Trị giá vốn thực tế của NVL xuất trong kỳ

+ Số tiền giảm giá, chiết khấu thương mại và hàng mua trả lại

+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại + Trị giá NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 23

- Số dư Nợ: phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ.

TK 152 có thể được mở chi tiết theo dõi các TK cấp 2 theo từng loạiNVL phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu quản trịdoanh nghiệp

Kế toán còn sử dụng TK 151- Hàng mua đang đi đường

TK này dùng để phản ánh trị giá NVL mà doanh nghiệp đã mua, đãchấp nhận thanh toán nhưng chưa về nhập kho và tình hình hàng đang điđường đã về nhập kho

Kết cấu của TK 151

- Bên Nợ ghi: Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường

- Bên Có ghi: Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường tháng trước, tháng này

đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay

- Số dư Nợ: Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối kỳ

Ngoài các TK trên, kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL còn sử dụng nhiều TKliên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 141, TK 331,TK 128, TK 222, TK 621,

kế toán NVL cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục nhập, xuất kho và lập cácchứng từ đúng quy định, phản ánh kịp thời tình hình tăng, giảm NVL vào các

TK, sổ kế toán tổng hợp

Trang 24

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

(17a)

(15)(14)

(10)

(9)(1)

(7)

(Nếu có)

(17b)

TK 632,157(16)

(13)

TK 711

Trang 25

Ghi chú

(1) NVL tăng do mua ngoài

(2) Hàng đi đường kỳ trước về nhập kho

(3) NVL tăng do cấp phát, tặng, thưởng, góp vốn liên doanh

(4) NVL thừa trong định mức phát hiện khi kiểm kê tính vào chi phí quản lý

(5) NVL thừa phát hiện qua kiểm kê chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý

(6) Nhập do nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL

(7) Vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, không dùng hết nhập lại kho

(8) Tăng do vật liệu tự chế không thuê ngoài gia công chế biến

(9) Xuất NVL để chế tạo sản phẩm, cho công tác xây dựng cơ bản

(10) Xuất NVL cho bán hàng, quản lý DN, quản lý ở các đội

(11) Xuất NVL cho hoạt động xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc.(12) Xuất NVL để góp vốn liên doanh

(13) Xuất NVL để thuê ngoài gia công chế biến

(14) NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

(15) NVL mua về không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng, trả lại

(16) Xuất bán trực tiếp, gửi bán

(17a) Đánh giá giảm NVL

(17b) Đánh giá tăng NVL

1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.4.2.1 Đặc điểm của phương pháp

Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hìnhbiến động của các loại vật tư, hàng hóa, thành phẩm trên các TK hàng tồn kho tương ứng.Giá trị của vật tư, hàng hóa nhập, xuất kho trong kỳ được theo dõi trên TK riêng TK 611-Mua hàng Còn các TK hàng tồn kho chỉ dùng để phản ánh trị giá hàng tồn kho lúc đầu vàcuối kỳ Hơn nữa giá trị hàng xuất kho lại không căn cứ vào số liệu trên các TK, sổ kế toán

để tính mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê

Trị giá NVL (1.6)

Trang 26

-kỳ tồn cuối kỳSau đó căn cứ vào đơn giá xuất kho theo phương pháp xác định trị giá, vốnhàng xuất đã chọn để tính ra trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.

Với cơ sở và cách tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho như trên thì gíatrị xuất kho là con số tổng hợp không thể hiện được giá trị NVL xuất kho cho từngđối tượng, từng nhu cầu

1.4.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất NVL theo phương pháp KKĐKvẫn sử dụng:

+ TK 152: TK này không phản ánh tình hình nhập, xuất NVL trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế NVL cuối kỳ, tồn kho đầu kỳ.

Kết cấu của TK 152:

- Bên Nợ: Kết chuyển giá gốc của NVL tồn kho cuối kỳ từ TK 611

- Bên Có: Kết chuyển trị giá gốc của NVL tồn kho đầu kỳ sang TK 611

Số dư Nợ: Phản ánh giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho

+ Kế toán sử dụng TK 611- Mua hàng, để phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL tăng, giảm trong kỳ.

TK này không có số dư

Kết cấu của tài khoản 611 :

- Bên Nợ: + Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ

+ Trị giá vật tư nhập trong kỳ

- Bên Có: + Kết chuyển giá trị vật tư tồn cuối kỳ

+ Kết chuyển giá trị vật tư xuất trong kỳ

Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư, chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

- TK 6111 ” Mua nguyên vật liệu”

Trang 27

1.4.2.3 Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp Kiểm khê định kỳ

Sơ dồ 1.5 Kế toán tổng hợp NVL theo pp KKĐK

1.5 Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê, đánh giá lại, dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.

Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu

Kiểm kê là một trong những biện pháp để quản lý NVL Khi kiểm kê DN phảilập Hội đồng kiểm kê với đủ thành phần theo quy định Hội đồng hay Ban kiểm kê,khi kiểm kê phải cân, đong, đo đếm cụ thể đối với từng loại vật tư và phải lập Biênbản theo quy định (Mẫu số 05 - VT), xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế toánvới số thực tế kiểm kê, trình bày ý kiến để xử lý các chênh lệch

Trang 28

Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa NVL, trị giá NVL thừa được hạch toán qua

TK 3381 Khi có biên bản xử lý, phát hiện được nguyên nhân của NVL thừa ta hạchtoán tăng thu nhập khác hoặc tăng các khoản phải thu khác

Sơ đồ 1.6 Kế toán kiểm kê phát hiện thừa NVL

Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu NVL, trị giá NVL thiếu chưa rõ nguyênnhân được hạch toán qua TK 1381 – giá không bao gồm thuế GTGT Khi xác địnhđược nguyên nhân trị giá NVL thiếu được hạch toán qua TK 1388, TK 334, trường hợpkhông xác định được nguyên nhân thì trị giá NVL thiếu được ghi nhận vào giá vốn

Sơ đồ 1.7 Kế toán kiểm kê phát hiện thiếu NVL

Kế toán đánh giá lại NVL

Đánh giá lại NVL thường được thực hiện trong trường hợp đem NVL đi gópvốn liên doanh và trong trường hợp giá của NVL có biến động lớn

Sơ đồ 1.8 Kế toán đánh giá lại NVL

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Giá trị NVL thiếu các đơn

vị, cá nhân phải bồi thường

Trang 29

Xử lý CL tăng CL đánh giá lại tăng

Xử lý CL giảm

Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

Dự phòng giảm giá NVL tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tính vào chiphí (Giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ khi khi giá trị thuần có thể thựchiện được của NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc Giá trị dự phòng NVL được lập là sốchênh lệch giữa giá gốc của NVL tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

Theo thông tư mới nhất về khoản dự phòng giảm giá HTK làTT228/2009/TT

- BTC ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 của BTC về “ Hướng dẫn chế

độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK, tổn thất các khoản đầu

tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xâylắp tại DN”:

* Đối tượng trích lập dự phòng NVL tồn kho phải là những NVL mà giá gốc

ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và thoả mãn:

- Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài Chính hoặc cácbằng chứng khác chứng minh giá vốn NVL

- Là những NVL thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báocáo tài chính

Trường hợp NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giágốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ NVL này không bị giảm giáthì không được trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho đó

* Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng được tính theo CT:

Giá gốc NVL tồn kho theo sổ

kế toán

Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn kho

Trang 30

Giá gốc NVL tồn kho bao gồm : chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tạitheo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - HTK ban hành theo QĐ số149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn kho (giá tị dự kiến thu hồi)

là giá bán (ước tính) của NVL tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chiphí tiêu thụ ước tính

Mức lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho được tính cho từng loại NVL tồnkho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết Bảng kê là căn cứ để hạchtoán vào giá vốn hàng bán của DN

* TK sử dụng : TK 159 - Dự phòng giảm giá HTK.

* Xử lý khoản dự phòng

Cuối niên độ kế toán, khi một loại NVL tồn kho có giá gốc nhỏ hơn giá

trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền

chênh lệch đó

- Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL phải trích lập bằng số dư khoản dựphòng giảm giá NVL tồn kho thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giáNVL tồn kho

- Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối niên độ nàylớn hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước,

kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi :

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết cho từng loại, từng thứ NVL)

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá HTK

- Nếu số tiền dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối niên độ nàynhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá NVL đã lập ở niên độ trước, kế toán hoàn nhậpphần chênh lệch đó, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá HTK

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 31

- Xử lý tổn thất thực tế xảy ra:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá HTK

Nợ TK 632 - (Nếu chưa trích lập dự phòng hoặc DP không đủ)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

1.6 Hình thức sổ kế toán

Việc sử dụng sổ kế toán, quy trình ghi chép sổ kế toán NVL còn tuỳthuộc vào doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nào Hiện nay có bốn hìnhthức kế toán: Hình thức Nhật ký - Sổ cái; Hình thức Nhật ký chung; Hình thứcChứng từ ghi sổ; Hình thức Nhật ký chứng từ

1.6.1 Hình thức Nhật ký chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đều phải được ghi vào sổ nhật

ký theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đólấy số liệu trên sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tếphát sinh

Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Trang 32

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Sơ dồ 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Báo cáo tài chính

Trang 33

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu

1.6.3 Hình thức Nhật ký - Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ là:

- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoảnđối ứng Nợ

- Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theotrình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế( theo tàikhoản)

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ

Trang 34

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lýkinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ

- Bảng kê

- Sổ Cái

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Sơ đồ 1.11 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ:

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu

1.6.4 Hình thức nhật ký sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký- Sổ Cái: các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh

tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Sổ Cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Trang 35

Nhật ký- Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặcbảng kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký- Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sơ đồ 1.12 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu

1.7 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện áp dụng kế toán máy 1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 36

Để tổ chức tốt kế toán NVL đáp ứng yêu cầu quản lý NVL của DN, kế toánNVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức mã hoá đối tượng cần quản lý, mà cụ thể ở đây là NVL giúp choviệc nhận diện thông tin về các nghiệp vụ nhập xuất không bị nhầm lẫn, nhất làtrong hệ thống xử lý tự động

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện thực hiện kế toánNVL trên máy, bao gồm việc xác định, xây dựng hệ thống danh mục chứng từ trênmáy và tổ chức luân chuyển, xử lý, lưu trữ, bảo quản chứng từ

- Tổ chức hệ thống TK kế toán bằng cách quy định danh mục TK trên máychi tiết hoá các TK cấp 1 thành các TK cấp 2, 3 sao cho phù hợp với PP kế toánHTK mà DN đã áp dụng

- Lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán tương ứng với hệ thống sổ sách kếtoán và trình tự hệ thống hoá thông tin thích hợp nhất với đặc điểm của DN

- Tổ chức kiểm kê, kiểm nhận, đánh giá lại vật tư cũng như lựa chọn các PPxác định trị giá vốn của NVL nhập, xuất kho một cách hợp lý đảm bảo thuận tiệncho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình quản lý của DN

- Trình bày và cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình nhập, xuất, tồn khoNVL trên cơ sở các sổ sách, báo cáo

1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng kế toán máy

- NVL trong DN rất phong phú, đa dạng và biến động thường xuyên, do đókhi nhập dữ liệu nhất thiết phải chỉ ra danh điểm vật tư và để tăng cường tính tự độnghoá có thể đặt sẵn mức thuế GTGT của vật tư ở phần danh mục

- NVL có điểm đặc thù là quản lý tại kho riêng và có thể chia thành phầnhành kế toán NVL thành hai phần là kế toán các nghiệp vụ nhập và kế toán cácnghiệp vụ xuất Khi nhập, xuất kho phải chỉ rõ tên kho bảo quản lưu trữ và đó là cơ

sở kiểm tra số lượng tồn của từng loại vật liệu

- Đối với các nghiệp vụ nhập kho vật liệu cần thiết phải nhập dữ liệu về giámua, các chi phí mua được tính vào giá vốn hàng nhập kho Trường hợp nhập một

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 37

phiếu nhiều NVL thì chương trình cũng cho phép nhập cùng nhưng phải cùng kho.Nếu phát sinh chi phí thu mua, cần phân bổ chi phí cho từng NVL làm căn cứ tínhgiá vốn xuất kho.

- Đối với các nghiệp vụ xuất NVL thì chương trình phải tự động tính đượcgiá vốn xuất kho Vì chi phí vật liệu là khoản chi phí trực tiếp tính cho đối tượngchịu chi phí nên khi xuất phải chỉ ra tên đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất theokhoản mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành

Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1.13 Trình tự xử lý kế toán NVL trong điều kiện ứng dụng kế toán máy

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

Phiếu nhập, phiếu xuât, chứng từ khác

Nhập các chứng từ vào máy

Trang 38

2.1 Tổng quan chung về Công Ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Cách Hà Nội 60km về phía nam, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem BútSơn một đơn vị sản xuất kinh doanh với diện tích khoảng 63.2 ha nằm trênđịa bàn xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A với

hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho chuyên chở.Nhà máy có mặt bằng rộng xa khu dân cư và gần các nguồn nguyên liệu khaithác chính, có chất lượng tốt tại mỏ: Đá vôi Hồng Sơn, Liên Sơn, Bút Phong,Núi Bùi, mỏ xét Khả Phong, Ba Sao Nhà máy Xi măng Bút Sơn chính thứcđược khởi công xây dựng từ ngày 27/08/1995 cho đến ngày 29/08/1998 côngtác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước theoquyết định số 86/2005/QĐ- TT ngày 22/4/2005 của Thủ tướng chính phủ,Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đi vào hoạt động từ ngày01/05/2006( Quyết định thành lập số 485/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xâydựng và Giấy phép kinh doanh số 0603.000105 do sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Hà Nam cấp) với tổng giá trị tài sản là 2.228, tỷ đồng, trong đó vốn điều

lệ trên 900 tỷ đồng Ngày 5/12/2006 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xi măngVicem Bút Sơn đã chính thức được giao dịch tại trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội

Tên công ty : Công ty Cổ phần xi măng ViCem Bút Sơn

Tên giao dịch : ViCem – ButSon cement joint stock company

Tên viết tắt : Vicem - ButSon

Trụ sở chính : Xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

Website : vicembutson.com.vn

Công ty luôn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy nănglực vốn có, ổn định bộ máy quản lý tạo sản phầm có chất lượng cao, uy tín

và đáp ứng nhu cầu thị trường Sản phẩm xi măng Bút Sơn mang thương

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Trang 39

hiệu “ Quả địa cầu” đã được khách hàng và người tiêu dùng đánh giá cao,được thể hiện qua các giải thưởng và danh hiệu cao quý: Giải thưởng chấtlượng Việt Nam nảm 2003, 2005; Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004;Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005.

Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước, ngày 17/05/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản số 658/

CP - CN cho phép đầu tư xây dựng dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn với côngsuất 1,6 triệu tấn/ năm Công trình được khởi công từ ngày 26/01/2007, dựkiến đầu năm 2009 dây chuyền 2 Bút Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động,nâng tổng công suất xi măng Bút Sơn lên 3 triệu tấn/ năm Tổng số lao độngtại công ty năm 2012 là 1427 người

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Đặc điểm :

 Hoạt động kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản phẩm

từ xi măng; các vật liệu xây dựng khác và sản xuất bao bì các loại

 Sản phẩm chính của Công ty: Xi măng PCB 30, PC 30, PCB 40,PC 40

 Công ty Xi măng Bút Sơn là một trong những Công ty có công nghệhiện đại nhất Việt Nam hiện nay, do hãng Technip- Cle ( Cộng hoà Pháp)thiết kế công nghệ và cung cấp thiết bị Dây chuyền sản xuất xi măng lòquay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điềukhiển trung tâm qua hệ thống máy vi tính của hãng SIEMENS Hệ thốnggiám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng

bộ, an toàn Các quy trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xácđảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định

b) Quy trình công nghệ sản xuất

Trang 40

 Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất ximăng là đá vôi và đá sét Ngoài ra còn sử dụng đá silic, quặng sắt, quặng bôxít nhôm làm các nguyên liệu điều chỉnh.

 Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ: Các cầu xúc đá vôi, đá sét,

xỉ và đá silic có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền Bột liệuđạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới silô đồng nhất bột liệu, có sức chứa20.000 tấn bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng Silô đồng nhất bộtliệu làm việc theo nguyên tắc đồng nhất và tháo liên tục

 Hệ thống Lò nung và thiết bị làm lạnh clinker : Lò được thiết kế đểchạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò vàchạy ban đầu Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp 40% than cám 3

và 60% than cám 4a Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ vào thiết bị làmnguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ Clinker thu được sau thiết

bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 silô để chứa và ủ Cliker, có tổng sứcchứa là 2x 20.000 tấn

 Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng: Clinker, thạch cao và phụgia (nếu có) sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải

và gầu nâng Từ két máy nghiền, Cliker và phụ gia sẽ được đưa qua máynghiền sơ bộ Sau đó, Clinker, phụ gia( đã qua nghiền sơ bộ ) và thạch cao

sẽ được cấp vào nghiền xi măng để nghiền mịn

 Đóng bao và xuất xi măng: Từ đáy silô chứa qua hệ thống cửa tháo,

xi măng sẽ được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các

hệ thống xuất xi măng rời Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ đượcvận chuyển tới các máng xuất xi măng bao xuống tàu hoả và ôtô

Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

SV: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: CQ47/21.19

Lò nung Clinker

Ngày đăng: 14/03/2016, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w