1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đề cương chi tiết quản lý tài chính công

131 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 600 KB

Nội dung

Thực tế, Nhà nước không tạo ra của cảivật chất, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để thâu tóm một phầncủa cải xã hội nhằm duy trì sự tồn tại và vận hành của bộ máy Nhà nước,thực hiện

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI

KHOA KINH TẾ

BỘ MÔN: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CÔNG

TÊN HỌC PHẦN : Quản lý tài chính công

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

DÙNG CHO SV NGÀNH : TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNTên học phần: Quản lý tài chính Nhà nước Mã HP:15704

a Số tín chỉ: 02 TC BTL ĐAMH

b Đơn vị giảng dạy: Bộ môn Tài chính – Ngân hàng

c Phân bổ thời gian:

- Tổng số (TS): 45 tiết - Lý thuyết (LT): 43tiết

- Thực hành (TH): 0 tiết - Bài tập (BT): 0tiết

- Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD): 0 tiết - Kiểm tra (KT): 02tiết

d Điều kiện đăng ký học phần :

tệ của Nhà nước… cho sinh viên

Kỹ năng:

- Kỹ năng đàm phán các vấn đề về Tài chính Nhà nước và quản lýTài chính Nhà nước

Thái độ nghề nghiệp:

- Có thái độ ứng xử đúng trong hoạt động tài chính Nhà nước

- Hiểu đúng về hoạt động thu- chi và quản lý tài chính của Nhànước

Trang 3

f Mô tả nội dung của học phần:

Học phần Quản lý tài chính Nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản

về tài chính Nhà nước, các vấn đề về quản lý tài chính Nhà nước,các quỹ Ngân sách Nhà nước và nội dung thu- chi cũng như quản lýquỹ Ngân sách Nhà nước

g Người biên soạn: Th.S Vũ Thị Như Quỳnh và các giảng viên Bộ

môn Tài chính – Ngân hàng

h Nội dung chi tiết học phần

Trang 4

TÊN CHƯƠNG MỤC

PHÂN PHỐI SỐ TIẾT

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TCC 6 4 1 1

1.1 Khái niệm và đặc điểm của TCC 2 2

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của TCC

1.1.2.Khái niệm và đặc điểm của TCC

1.3.1 Phân loại theo chủ thể quản lý

1.3.2 Phân loại theo nội dung quản lý

Nội dung tự học: 12 tiết

1 Tìm hiểu sự ra đời của Nhà nước?

2 Nghiên cứu sự cần thiết của Nhà

2.2.1 Quản lý quá trình thu của TCC

2.2.2 Quản lý quá trình chi của TCC

2.2.3 Quản lý và thực hiện các biện pháp

cân đối thu chi

2.3.1 Những căn cứ và nguyên tắc tổ

chức bộ máy quản lý TCC

Trang 5

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy

quản lý TCC hiện nay ở Việt Nam

Nội dung tự học: 12 tiết

1 Vẽ sơ đồ về bộ máy quản lý TCC

Việt Nam hiện nay?

2 Nghiên cứu về các biện pháp quản

lý TCC?

3 Bài luận: Con đường bền vững

nhất để tăng thu cho TCC là gì?

3.3.3 Quản lý khâu quyết toán NSNN

Nội dung tự học: 10 tiết:

1 Nghiên cứu tình hình phân cấp

quản lý NSNN ta hiện nay?

2 Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình lập dự

toán/ chấp hành dự toán/ quyết

toán NSNN?

Chương 4: Thuế Nhà nước và quản lý

thuế Nhà nước

Trang 6

4.1 Một số nhận thức cơ bản về Thuế

Nhà nước

Nội dung tự học: 14 tiết

1 Tìm hiểu sự ra đời và phát triển

của ngành Thuế Việt Nam?

2 Bài luận: Anh/ chị nghĩ thế nào về

ý kiến “tăng thuế lên cao để tăng

thu nhập cho Nhà nước?”

6.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của

chi đầu tư phát triển

6.2 Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản 4 2 1 1

6.2.1 Các nguyên tắc quản lý cấp phát

vốn đầu tư xây dựng cơ bản

6.2.2 Quản lý cấp phát vốn đầu tư xây

dựng cơ bản đối với các dự án thuộc

nguồn NSNN

Nội dung tự học: 12 tiết

1 Nghiên cứu tình hình sử dụng chi

đầu tư phát triển ở nước ta hiện

nay?

Chương 7: Quản lý chi thường xuyên và

chi khác của NSNN

Trang 7

7.1 Quản lý chi thường xuyên của

NSNN

7.1.1 Nội dung, đặc điểm chi thường

xuyên của NSNN

7.1.2 Các nguyên tắc trong quản lý chi

thường xuyên của NSNN

7.1.3 Tổ chức quản lý chi thường xuyên

của NSNN

7.2 Quản lý các khoản chi khác của

NSNN

Nội dung tự học: 14 tiết

1 Nghiên cứu tình hình sử dụng chi

thường xuyên ở nước ta hiện nay?

2 So sánh chi thường xuyên và chi

đầu tư phát triển?

Chương 8: Tổ chức thực hiện cân đối

NSNN

8.1.Nhận thức cơ bản về cân đối NSNN 1 1

8.3.Tổ chức cân đối NSNN ở Việt Nam 2 1 1

Nội dung tự học: 8 tiết

1 Nghiên cứu tình hình cân đối

NSNN Việt Nam hiện nay?

Trang 8

- X3 là điểm tổng hợp vận dụng kiến thức như thuyết trình, viết

tiểu luận, bài tập lớn,…

- Thi kết thúc học phần (điểm Y): bài thi tự luận, thời gian làm bài 60phút

- Điểm đánh giá học phần: Z = 0.5X + 0.5xY

- Thang điểm: Thang điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F

k Giáo trình

1 PGS, TS Phạm Văn Khoan, Giáo trình Quản lý tài chính công,NXB Tài chính, 2007

l Tài liệu tham khảo

1 Bộ tài chính (2004), Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân Sách Nhà nước sửa đổi năm 2004 Nhà xuất bản tài chính, HàNội

2 Luật gia Quốc Cường (2003), Luật Ngân sách Nhà Nước và

văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ

Chí Minh

3 GS.TS Hồ Xuân Phương, PGS.TS Lê Viết Ái (2004), Giáo

trình Quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản tài chính –

HN

4 PGS TS.Trần Đình Ty (2003), Giáo trình quản lý tài chính

công, Nhà xuất bản Lao Động.

m Ngày phê duyệt:

n C p phê duy t:ấp phê duyệt: ệt:

Trưởng Khoa/Viện/Trung tâm Trưởng Bộ môn Người biên soạn

o Ti n trình c p nh t ến trình cập nhật Đề cương: ập nhật Đề cương: ập nhật Đề cương: Đề cương: ương: c ng:

Trang 9

- Chỉnh sửa Mục i theo mục tiêu đổi mới căn bản

Cập nhật lần 2: ngày / /

Nội dung:

Người cập nhật

Trưởng Bộ môn

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TCC 8

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TCC 8

1.1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA TCC 8

1.1.2 KHÁI NIỆM TCC 8

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TCC 8

1.2 CHỨC NĂNG CỦA TCC 10

1.2.1 CHỨC NĂNG PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA TCC 10

1.2.2 CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI THU NHẬP 11

1.2.3 CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH VÀ KIỂM SOÁT 11

1.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA TCC 11

1.3.1 CĂN CỨ THEO CHỦ THỂ QUẢN LÝ 11

1.3.2 CĂN CỨ THEO NỘI DUNG QUẢN LÝ 13

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TCC 17

2.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TCC 17

2.1.1 KHÁI NIỆM 17

2.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ TCC 17

2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ TCC 18

2.2.1 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH THU CỦA TCC 18

2.2.2 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI CỦA TCC 18

2.2.3 QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI THU - CHI TCC 19

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TCC 21

3.3.1 NHỮNG CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TCC 21

3.3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ TCC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 22

Trang 11

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ

CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 25

3.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỘI DUNG THU - CHI CHỦ YẾU CỦA NSNN TA 25

3.1.1 QUAN NIỆM NSNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 25 3.1.2 NHỮNG NỘI DUNG THU CHI CHỦ YẾU CỦA NSNN TA 27 3.1.3 NHỮNG nguyên TẮC CƠ BẢN QUẢN LÝ NSNN: 28

3.2 HỆ THỐNG NSNN VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN 28

3.2.1 HỆ THỐNG NSNN 28

3.2.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN 29

3.3 CHU TRÌNH NSNN VÀ QUẢN LÝ CHU TRÌNH NSNN 30

3.3.1 CHU TRÌNH NSNN 30

3.3.2 QUẢN LÝ CHU TRÌNH NSNN 30

CHƯƠNG 4: THUẾ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ NƯỚC .38 4.1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC 38

4.1.1 KHÁI NIỆM THUẾ NHÀ NƯỚC 38

4.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ NHÀ NƯỚC 38

4.1.3 VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 39

4.1.4 PHÂN LOẠI THUẾ NHÀ NƯỚC 39

4.1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ 40

4.2 QUẢN LÝ THUẾ NHÀ NƯỚC 40

4.2.1 MỤC TIÊU YÊU CẦU QUẢN LÝ THUẾ NHÀ NƯỚC 40

4.2.2 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ NHÀ NƯỚC 41

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ 43

5.1 PHÍ VÀ LỆ PHÍ CỦA NSNN 43

5.1.1.TÍNH TẤT YẾU CỦA PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NSNN 43

5.1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÍ VÀ LỆ PHÍ 43

5.1.3 SO SÁNH GIỮA PHÍ, LỆ PHÍ VÀ THUẾ 43

Trang 12

5.2 QUẢN LÝ THU VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ

CỦA NSNN 44

5.2.1 ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU PHÍ 44

5.2.2 ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỆ PHÍ 45

CHƯƠNG 6:QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 46

6.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 46

6.1.1 KHÁI NIỆM CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 46

6.1.2 NỘI DUNG CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 46

6.1.3 ĐẶC ĐIỂM CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 47

6.2 QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB 47

6.2.1 CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XDCB CỦA NSNN 49

6.2.2 QUẢN LÝ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THUỘC NGUỒN NSNN Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ CHI KHÁC CỦA NSNN 58

7.1 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN 58

7.1.1 NỘI DUNG ĐẶC ĐIỂM CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN 58

7.1.2 CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN 60

7.1.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN 62

7.2 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÁC CỦA NSNN 65

7.2.1 NỘI DUNG, TÁC DỤNG CỦA CÁC KHOẢN CHI KHÁC CỦA NSNN 65 7.2.2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÁC CỦA

Trang 13

CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÂN ĐỐI NSNN 69

8.1 TỔ CHỨC CÂN ĐỐI NSNN Ở VIỆT NAM 69

8.1.1 NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CÂN ĐỐI NSNN 69

8.1.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ CÂN ĐỐI NSNN 69

8.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC 70

8.2.1 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC 70

8.2.2 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN VAY VÀ TRẢ NỢ 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦUNăm 2006 một năm đánh dấu những thành tựu lớn lao của đất nướcvới những chuyển biến tích cực của nền kinh tế và của các cơ quan, bộmáy Nhà nước Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, mở ra cánh cửahội nhập với thế giới, những cơ hội phát triển to lớn và những thách thức,nguy cơ thường trực.Ngày càng đòi hỏi vai trò điều tiết vĩ mô của Nhànước và sự chuyển biến nhanh chóng, linh hoạt của các cơ quan côngquyền cho phù hợp với nhu cầu mới.Một công cụ quan trọng để thựchiện nhiệm vụ này đó chính là Tài chính công Tìm hiểu về Tài chínhcông và Quản lý tài chính công đang trở thành vấn đề quan tâm của tất cảcác tầng lớp xã hội, đây cũng là vấn đề được nghiên cứu và phổ biếnrộng rãi trong các chuyên ngành quản trị tài chính tại các trường đai học

và cao đẳng

Giáo trình “Quản lý tài chính công” của hai tác giả GS.,TS HồXuân Phương, PGS.,TS Lê Xuân Ái đã trình bầy có hệ thống toàn bộnội dung quản lý tài chính công đang thực thi trong thực tiễn quản lý tàichính của Nhà nước Đây cũng là giáo trình chính được sử dụng tronggiảng dậy và nghiên cứu cho chuyên ngành Quản trị tài chính kế toán củatrường đại học Hàng Hải Việt Nam Dựa trên cuốn giáo trình của hai tácgiả chúng tôi nhóm giảng viên tổ môn Tài chính - Kế toán Khoa Kinh tếvận tải biển biên soạn lại giáo cuốn giáo trình bạn đọc đang cầm trên taycho phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Đồng thời cũng là tàiliệu để những ai quan tâm đến quản lý tài chính công tham khảo

Trong quá trình chỉnh sửa mặc dù đã có nhiều cố gắng tổng hợpchắt lọc những nội dung mới về quản lý tài chính công, tuy nhiên đây làvấn đề lớn và phức tạp vì vậy nội dung của giáo trình khó tránh khỏinhững hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chânthành của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn

Hải Phòng, tháng 2 năm 2010 Thay mặt nhóm tác giả

Trang 15

Ths Hoàng Phương Lan

Trang 16

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TCC.

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TCC

1.1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA TCC

Trong điều kiện có giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhà nước là cầnthiết và mọi quốc gia đều có Nhà nước Nhà nước sẽ cung cấp những thứ

mà người dân mong muốn: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các dịch vụcông cộng, môi trường đô thị Nhưng người dân chỉ có thể có đượcnhững thứ đó khi họ phải trả giá Thực tế, Nhà nước không tạo ra của cảivật chất, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để thâu tóm một phầncủa cải xã hội nhằm duy trì sự tồn tại và vận hành của bộ máy Nhà nước,thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội: Thu thuế,phát hành công trái bằng tiền… Từ đó xuất hiện khái niệm TCC

1.1.2 KHÁI NIỆM TCC

TCC là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiếnhành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nướcnhằm phục vụ thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.Đồng thời TCC còn phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhànước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhànước thám gia phân phối các nguồn tài chính

Trong đó:

Quỹ tiền tệ của Nhà nước là một bộ phận hợp thành của hệ thốngcác quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với các quỹ tiền

tệ của các chủ khác trong nền kinh tế

Để tạo lập ra quỹ tiền tệ này, Nhà nước đã tiến hành việc phân phốicủa cải xã hội về tay mình dưới hai hình thức:

- Tiền tệ: Thuế bằng tiền, công trái

- Ngày công lao động và hiện vật

Nhưng hiện nay hình thức thu bằng ngày công lao động và hiện vậtkhông còn phổ biến nữa, chúng đều được quy ra tiền và được hạch toánvào quỹ bằng tiền của Nhà nước bằng cách "ghi thu, ghi chi" Hoặc nếu

Trang 17

là hàng hoá thì có thể bán đi rồi nhập vào quỹ tiền tệ của Nhà nước.

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TCC

a) Đặc điểm nguồn hình thành thu nhập của TCC.

Thu nhập của TCC có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cảtrong nước và ngoài nước, từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sảnxuất, lưu thông và phân phối nhưng nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kếtquả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trùgiá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất…

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay: Nguồn vốn trongnước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng Nghĩa là: Trongtổng thu nhập của TCC phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu, trong

đó chủ yếu là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sảnxuất Do đó để tăng thu TCC con đường chủ yếu là: Tìm cách mở rộngsản xuất và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội

Thu nhập của TCC có thể được lấy về bằng nhiều hình thức vàphương pháp khác nhau có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và khônghoàn trả, ngang giá và không ngang giá nhưng nét đặc trưng là luôn gắnliền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế bằng

hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả làchủ yếu

Để việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của TCCnhư thế nào là hợp lý đòi hỏi phải xem xét đến tính chất đặc điểm củacác hoạt động kinh tế xã hội và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của cáccông cụ tài chính trong quá trình phân phối và phân phối lại các nguồntài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xãhội

b) Đặc điểm về tính chất sở hữu của TCC

TCC thuộc sở hữu Nhà nước Do đó Nhà nước là chủ thể duy nhấtquyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước

Mà cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội Do đó

Trang 18

Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung mức độcác khoản thu chi NSNN tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạchđịnh nhằm đảm bảo hoàn thiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó.

Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước đặc biệt là NSNN luôngắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự phát triển và phát huyhiệu lực của bộ máy Nhà nước,cũng như hoàn thiện các nhiệm vụ kinh tế

c) Đặc điểm tính hiệu quả của chi tiêu TCC

Chi tiêu của TCC là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ củaNhà nước Hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước đượcxem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế

- xã hội đã đặt ra mà các khoản chi của TCC phải đảm nhận

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động TCC dựa vào 2 tiêu thức cơ bản:Lợi ích thu được và chi phí bỏ ra

Nhận thức về đặc điểm tính hiệu quả của chi tiêu TCC có ý nghĩaquan trọng trong việc định hướng và có biện pháp sử dụng các quỹ tiền

tệ của Nhà nước tập trung vào việc sử dụng các vấn đề của kinh tế vĩ mônhư:

- Đầu tư để tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế mới:Cóchính sách khuyến khích xây dựng vùng kinh tế mới

- Cấp phát kinh phí cho việc hoàn thiện mục tiêu nâng cao dân trí

Trang 19

bồi dưỡng nhân tài: Xoá mũ chữ, phổ cập cấp một

- Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Hỗ trợ giải pháp việc làm và xoá đói giảm nghèo: cho nông dânnghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, kinh doanh

- Góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường giá cả

- Đảm bảo kinh phí cho việc hoàn thiện mục tiêu xoá bỏ các tệ nạn

xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội bảo vệ môi trường thiên nhiên

d) Đặc điểm phạm vi hoạt động TCC

Phạm vi hoạt động của TCC gắn liền với bộ máy Nhà nước phục

vụ cho việc hoàn thiện các chức năng của Nhà nước và vai trò quản lý vĩ

mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế Phạm vi hoạt động củaTCC có thể tác động tới các hoạt động khác nhau nhất trong mọi lĩnh vựckinh tế - xã hội

Nhận thức đặc điểm về phạm vi hoạt động của TCC có ý nghĩaquan trọng trong việc sử dụng TCC để góp phần giải quyết các vấn đềkinh tế- xã hội được đặt ra trong từng thời kỳ khác nhau

Đặc biệt trong các vấn đề kinh tế xã hội được đặt ra và đòi hỏi phảiđược giải quyết thì các vấn đề về xã hội và môi trường là những vấn đề

mà khu vực tư nhân và hộ gia đình không có khả năng giải quyết thì việc

sử dụng TCC đặc biệt là chi tài chính để khắc phục những mặt hạn chế,tiêu cực và đạt tới những mặt tiến bộ tích cực có ý nghĩa rất quan trọng,góp phần quyết định trong việc hoàn thiện các mục tiêu và yêu cầu đạtđược trong sự phát triển xã hội

1.2 CHỨC NĂNG CỦA TCC1.2.1 CHỨC NĂNG PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA TCC

Nguồn lực tài chính bao gồm:

- Tiền tệ trong lưu thông

- Chứng từ có giá, vàng bạc, đá quý, những tài sản có giá trị có thểquy đổi thành tiền

(Trong đó bao gồm cả các tài sản hữu hình: hiện vật và tài sản vô

Trang 20

hình: Bí quyết kinh doanh, bằng phát minh sáng chế).

Chức năng phân bổ nguồn lực TCC là chức năng mà nhờ vào đócác nguồn lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước được tổ chức, sắp xếp,phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằmnâng cao tính hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng các nguồn tàilực đó và theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội

Thực tế ở Việt Nam :

Trong thời bao cấp: Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp nguồn tàichính từ ngân sách cho phần lớn các hoạt động kinh tế xã hội Lúc đó cóngười đã ngộ nhận rằng: NSNN ta là ngân sách của toàn bộ nền kinh tếquốc dân Thực ra khi đó NSNN chỉ giữ vai trò như một cái túi đựng sốthu của Nhà nước và để rồi chia nhỏ nó cho các hoạt động mà không biếtđến tính hiệu quả của nó

Trong cơ chế thị trường hiện nay: Nhà nước từ bỏ dần sự can thiệptrực tiếp vào các hoạt động kinh tế xã hội để chủ yếu thực hiện chứcnăng quản lý điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Việc bao cấp nguồn tài chính

từ NSNN cho các hoạt động kinh tế xã hội cũng giảm dần Trong điềukiện mới đó, chức năng phân bổ của TCC cũng được sử dụng theo cáchkhác hơn Các nguồn lực tài chính từ ngân sách được phân bổ có sự lựachọn cân nhắc, tính toán, có trọng tâm trọng điểm hơn

Kết quả của việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực là: Việctạo lập và sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý các quỹ tiền tệ của Nhànước sẽ dẫn đến sự phân bố tối ưu các nguồn lực xã hội giữa khu vựcNhà nước và khu vực tư nhân, thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hộinhằm đạt tới các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là: Hiệu quả, ổn định và pháttriển

Trang 21

1.2.2 CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI THU NHẬP

Chức năng phân phối thu nhập của TCC là chức năng mà nhờ vào

đó TCC được sử dụng vào việc phân phối các nguồn tài chính trong xãhội nhằm hoàn thiện mục tiêu công bằng xã hội

Chủ thể của chức năng phân phối: Nhà nước với tư cách là người

Chính NSNN được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh lại thu nhập

mà các chủ thể trong xã hội đang nắm giữ Sự điều chỉnh này được thựchiện theo hai hướng: Điều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thunhập thấp

Trong việc điều tiết thu nhập, thu thuế là biện pháp chủ yếu

Kết quả của việc thực hiện chức năng phân phối thu nhập: Nó cóthể điều chỉnh để có được một khoảng cách hợp lý về thu nhập giữa cáctầng lớp dân cư nhằm hướng tới mục tiêu công bằng xã hội

Một sự tính toán cân nhắc trong chính sách phân phối thu nhập để

có thể đạt tới mục tiêu công bằng và ít ảnh hưởng nhất tới mục tiêu hiệuquả là vấn đề quan trọng nhằm sử dụng TCC làm công cụ hoàn thiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô

1.2.3 CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH VÀ KIỂM SOÁT

Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của TCC là khả năng kháchquan của TCC để có thể thực hiện điều chỉnh lại quá trình phân phối cácnguồn lực tài chính và xem xét lại tính đúng đắn hợp lý của các quá trìnhphân phối đó trong mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân

Đối tượng điều chỉnh và kiểm soát của TCC: Đó là quá trình tạolập và sử dụng các quỹ tiền tệ mà Nhà nước nắm giữ

Phạm vi điều chỉnh và kiểm soát: Rất rộng rãi, bao trùm mọi lĩnh

Trang 22

vực kinh tế - xã hội trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động phân phốicác nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Nội dung của kiểm soát: Kiểm tra quá trình vận động của cácnguồn tài chính.Ví dụ: Kiểm tra việc khai thác, phân bổ và sử dụng cácnguồn lực tài chính

Nội dung của điều chỉnh: Điều chỉnh quá trình vận động của cácnguồn tài chính đó.Ví dụ: Điều tiết cơ cấu và mối quan hệ tỷ lệ giữa cácmặt trong phân bổ các nguồn tài chính như: Quan hệ tỷ lệ giữa tích luỹvới tiêu dùng, giữa tiêu dùng xã hội và tiêu dùng cá nhân, giữa Trungương với địa phương

1.3 CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA TCCTCC được coi là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận hợp thành.Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà có các cách phân loại khácnhau về các bộ phận cấu thành của TCC

Hiện nay, có hai cách phân loại các bộ phận hợp thành của TCC.1.3.1 CĂN CỨ THEO CHỦ THỂ QUẢN LÝ: (theo tính chất, đặc điểmcủa các hoạt động tài chính): TCC gồm 4 bộ phận hợp thành

+ Tài chính chung của Nhà nước

+ Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước

+ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước

a)Tài chính chung của Nhà nước

Tài chính chung của Nhà nước tồn tại và hoạt động gắn liền vớiviệc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước Các quỹ tiền tệ củaNhà nước bao gồm:

Trang 23

TCC

+ Thu: Được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội dưới nhiều hìnhthức và Phương pháp khác nhau và đó thuế là hình thức thu phổ biến dựatrên tính cưỡng chế là chủ yếu

+ Chi: Nhằm duy trì sự tồn tại của BMNN và phục vụ thực hiệncác chức năng của Nhà nước

- Tín dụng Nhà nước: Với hai hoạt động chính: đi vay và cho vay

trên nguyên tắc tự nguyện và có hoàn trả

+ Thu: Từ hoạt động tín dụng

+ Chi: Hỗ trợ NSNN trong những trường hợp cần thiết

- Dự trữ Nhà nước: Có nhiệm vụ đề phòng, ngăn ngừa và đáp ứng

những nhu cầu bất thường không lường trước được mà NSNN phải đảmnhận

+ Thu: Trích từ NSNN

+ Chi: Hỗ trợ NSNN trong những trường hợp đặc biệt

- NHNN Trung ương: Quỹ tiền tệ này được tạo lập và sử dụngnhằm mục đích điều hoà lưu thông tiền tệ và giữ vững sự ổn định củakinh tế vĩ mô

b)Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm cả 3 hệ thống: Cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp các cấp từ TW đến địa phương: Văn phòngQuốc hội và văn phòng HĐND các cấp, Văn phòng Chính phủ và vănphòng UBND các cấp, Toà án nhân dân các cấp

+ Thu: Do NSNN cấp

+ Chi: Nhằm duy trì hoạt động bình thường của BMNN như: Chi

về trả lương, mua sắm đồ đạc, dụng cụ…

c)Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị thực hiện cung cấpcác dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì hoạt động bìnhthường của các ngành kinh tế quốc dân Hoạt động của các đơn vị này

Trang 24

không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ: Nôngnghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi

+ Thu: Do hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu nên số thuthường không lớn, không ổn định hoặc không có thu Phần lớn là doNSNN cấp

+ Chi: Nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhànước

1.3.2 CĂN CỨ THEO NỘI DUNG QUẢN LÝ (theo mục đích và cơ chếhoạt động của các quỹ thuộc Tài chính công): TCC bao gồm ba bộ phậnhợp thành

Tương ứng với các cấp ngân sách quỹ NSNN được chia thành.+ Quỹ ngân sách của TW

+ Quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh

+ Quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện

+ Quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã

Mỗi quỹ NS của từng cấp lại được chia thành nhiều quỹ nhỏ để sửdụng cho các lĩnh vực khác nhau như:

+ Quỹ dùng cho phát triển kinh tế

+ Quỹ cho phát triển văn hoá giáo dục, y tế

+ Quỹ cho các biện pháp xã hội, an ninh quốc phòng

Các quan hệ trong tạo lập và sử dụng quỹ NSNN mang tính pháp lýcao, gắn liền với các quyền lực chính trị của Nhà nước và không mang

Trang 25

tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

b) Tín dụng Nhà nước

Tín dụng Nhà nước được sử dụng để động viên các nguồn tài chínhtạm thời nhàn rỗi của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội nhằm đápứng nhu cầu tạm thời của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc thựchiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

+ Tín dụng Nhà nước thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗibằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ như: Tín phiếu KBNN, tráiphiếu kho bạc, trái phiếu công trình, công trái quốc gia

Việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ qua hình thức tín dụng Nhànước là mang tính tự nguyện và có hoàn trả

c) Các quỹ ngoài NSNN.

+Quỹ BHXH

+ Quỹ hưu trí

+ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

+ Các quỹ chuyên dùng: Quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ đầu tư,quỹ dự trữ tài chính

Các quỹ ngoài ngân sách chịu sự quản lý của chính quyền các cấpnhưng được tách khỏi ngân sách và có tính độc lập nhất định

Trang 26

Câu hỏi ôn tập chương 1:

1 Tài chính công là gì? Trình bày các đặc điểm của Tài chính công

và ý nghĩa của việc nhận thức các đặc điểm này?

2 Phân tích các chức năng của Tài chính công?

3 Phân tích các bộ phận hợp thành của Tài chính công và cho ví dụ minh hoạ?

Bài tập chương 1

I Giả đinh, ngày 1/2/N, Kho bạc Nhà nước mở thầu trái phiếu

chính phủ huy động vốn đầu tư quốc lộ A

Tổng số vốn cần huy động 380 tỷ đồng

Thời hạn 5 năm

Thanh toán 6 tháng một lần

Lãi suất chỉ đạo 7% /năm

Các thành viên tham gia đấu thầu có khối lượng và lãi suất đặt thầu nhưsau:

Trang 27

Nhóm đặt thầu Khối lượng đặt thầu

II Yêu cầu

1 Xét chọn thầu xác định khối lượng trái phiếu chính phủ trúngthầu của từng nhóm đặt thầu (hoặc từng thành viên đặt thầu) vàlãi suất trúng thầu

2 Giả sử Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu kho bạc ngangmệnh giá, Xác định số tiền mà kho bạc Nhà nước phải thanh toáncho từng thành viên trong kỳ đầu tiên

Trang 28

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TCC2.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TCC.

2.1.1 KHÁI NIỆM

Quản lý TCC là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chínhsách, chế độ, sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tácđộng các hoạt động của TCC làm cho chúng vận động phù hợp với yêucầu khách quan của nền kinh tế xã hội nhằm phục vụ tốt nhất cho việcthực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận

2.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ TCC

a) Quản lý TCC là sự quản lý kết hợp yếu tố con người và yếu tố tài chính.

Mọi hoạt động của TCC gắn liền với các cơ quan công quyền Các

cơ quan công quyền vừa hưởng thụ kết quả hoạt động TCC vừa tổ chứccác hoạt động TCC

Vì vậy, nói đến quản lý TCC trước hết phải nói đến việc quản lýcon người trong các tổ chức đó mà hoạt động của họ chi phối đến hoạtđộng của TCC

Nếu quản lý TCC mà chỉ đơn thuần tác động vào hoạt động TCCcoi nhẹ yếu tố con người, thiếu sự cân nhắc con người trong quản lý thì

sẽ dẫn đến tình trạng tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản của Nhànước

Vì thế phải lấy yếu tố hoạt động TCC làm mục tiêu để đánh giá

động cơ, biện pháp, cách thức điều hành của các cơ quan công quyền

b) Quản lý TCC là sự kết hợp chặt chẽ tổng hoà các biện pháp tổ chức hành chính, kinh tế và luật pháp.

-Mỗi biện pháp quản lý này đều có ưu, nhược điểm riêng nên việc kếthợp chặt chẽ các biện pháp nay sẽ phát huy hiệu quả trong mọi lĩnh vựcquản lý

Trong đó:

Trang 29

- Biện pháp tổ chức hành chính: Tác động vào đối tượng quản lý

theo 2 hướng:

Một là: Chủ thể quản lý ban hành các văn bản pháp quy, quy địnhtính thống nhất mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn thành lập tổchức, điều lệ hoạt động

Hai là: Chủ thể quản lý đưa ra những chỉ thị mệnh lệnh hành chínhbắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm đảm bảocho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng

- Biện pháp kinh tế: Thông qua lợi ích kinh tế mà khuyến khích đối

tượng quản lý phấn khởi, yên tâm, chủ động sáng tạo thực hiện nhiệmvụ

- Biện pháp quản lý TCC bằng hệ thống các quy phạm pháp luật:

Là sự quản lý dựa vào những điều khoản quy định trong hệ thống phápluật thuộc lĩnh vực TCC

Người ta dựa vào những quy định đó để điều hành mọi hoạt độngcủa TCC từ hoạt động thu chi đến cân đối, phân cấp quản lý TCC giữacác cấp Chính quyền

c) Quản lý TCC là sự quản lý mang tính thống nhất giữa hai mặt: Hiện vật và giá trị

TCC thực chất là biểu hiện giá trị tài sản do Nhà nước nắm giữ.Tuy nhiên không phải lúc nào hai mặt đó đều có sự thống nhất Ví dụnhư các bí mật quốc gia chỉ có giá trị vô hình Vì vậy yêu cầu cần đặt ralà: Quản lý TCC phải là sự quản lý thống nhất giữa giá trị và giá trị sửdụng

2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ TCC

2.2.1 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH THU CỦA TCC

Thu TCC được thực hiện bằng các hình thức:

Thu bắt buộc: Thuế, phí, lệ phí và đóng góp BHXH

Tín dụng Nhà nước: Các khoản vay trong và ngoài nước

Bán tài nguyên, tài sản quốc gia

Trang 30

- Đảm bảo khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồnthu của TCC ngày càng lớn hơn.

Thực hiện yêu cầu này chính là khắc phục tư tưởng thu đơn thuầnthu thoát ly kinh tế Vì vậy trong quản lý thu TCC phải căn cứ vào thựctrạng hoạt động sản xuất kinh doanh để có chính sách, chế độ, biện phápchỉ đạo thu thích hợp Không được vì đảm bảo nhu cầu trang trải cáckhoản chi phí của Nhà nước mà gia tăng các khoản thu một cách phi thực

tế, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm hạn chế nguồnthu TCC trong tương lai

- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xãhội đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách chế độ thu

do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Bởi vì quá trình thu TCC luôn chứa đựng trong nó những mâuthuẫn xung đột về mặt lợi ích Một sự động viên thiếu công bằng sẽkhoét sâu những mâu thuẫn xung đột về mặt mâu thuẫn đạt đến cựcđiểm sẽ bùng nổ những cuộc đấu tranh xã hội làm ảnh hưởng đến tính ổnđịnh và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia

b) Phương pháp quản lý thu:

- Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thựctrạng của nền kinh tế Hệ thống chính sách thu đó không chỉ quan tâmđến lợi ích tạo ra nguồn thu trước mắt cho Nhà nước mà phải có tác độngđến quá trình phát triển kinh tế theo chiều hướng có lợi nhất, thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, kiềm chế lạmphát, thực hiện chủ trương mở cửa, từng bước cân đối cán cân thanh toán

Trang 31

quốc tế.

- Xây dựng quy trình thu cho từng loại thu cụ thể Tổ chức bộ máythu gọn nhẹ, hợp lý đạt hiệu quả cao Đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán

bộ thu có đầy đủ năng lực, trình độ và phẩm chất

2.2.2 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI CỦA TCC

Chi TCC là quá trình Nhà nước sử dụng nguồn tài chính tập trungđược vào việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trong từngcông việc cụ thể theo thời gian và không gian nhất định Chi TCC có quy

mô và mực độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương, ởtất cả các cơ quan công quyền

Vì vậy, việc quản lý các khoản chi TCC hết sức phức tạp: Tuynhiên nội dung chính của các khoản chi TCC gồm:

Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển

Quản lý các khoản chi thường xuyên

Quản lý các khoản chi trả nợ

Quản lý chi dự phòng

a) Yêu cầu:

Trong quản lý các khoản chi của TCC phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyềnthực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế

Trang 32

Hơn nữa, chi chỉ trên cơ sở thu mà thôi nên phải tiết kiệm và hiệuquả.

- Gắn nội dung quản lý các khoản chi TCC với nội dung quản lýcác mục tiêu của kinh tế vĩ mô:

Tăng cường việc làm

Ổn định cán cân thanh toán

Kìm chế lạm phát

Trong quản lý TCC làm thế nào để các khoản chi TCC có tác độngtích cực đến việc thực hiện các mục tiêu đó Ngược lại, trên cơ sở phântích đánh giá thực trạng thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô để bố tríkhoản chi cho thích hợp

b) Các biện pháp quản lý chi của TCC.

- Thiết lập các định mức chi

Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải đảmbảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởngnguồn kinh phí của TCC vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệuquả

- Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của TCC theo mức độ cầnthiết đối với từng khoản chi trong từng trường hợp cụ thể

- Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằmhạn chế tối đa những tiêu cực nẩy sinh trong quá trình cấp phát

- Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra và kiểm toán nhằm ngănchặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí củaNhà nước Đồng thời qua quá trình kiểm tra này phát hiện những bất hợp

lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện, bổ sung chính sách chế độđó

2.2.3 QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI THU CHI TCC

-Trong điều kiện nền kinh tế phát đạt thì khả năng cân đối thu chiTCC được thực hiện tương đối thuận lợi: Thu thuế dễ hơn, nguồn lực tài

Trang 33

chính tập trung được nhiều hơn, chi về các vấn đề xã hội ít, tỷ lệ thấtnghiệp giảm.

Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì khả năng cân đối thu chicủa TCC gặp khó khăn Để khắc phục sự mất cân đối thu chi này cần cócác phương pháp giải quyết: Thực hiện hình thức tín dụng Nhà nước vay

nợ trong và ngoài nước để đảm bảo sự cân đối thu chi TCC, hình thànhquỹ dự trữ TCC

Vì thế việc quản lý cân đối thu chi TCC thực chất là việc quản lýthực hiện các biện pháp đó

a) Quản lý tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước là một biện pháp huy động nguồn lực tài chính

do nhà nước thực hiện thông qua hình thức vay và cho vay

Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết tìnhhình thâm hụt TCC thu không đủ chi và yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế

do Nhà nước thực hiện

Quản lý tín dụng Nhà nước về thực chất là:

- Tính toán xác định nhu cầu nguồn lực tài chính cần thiết phải huyđộng qua con đường tín dụng

- Tính toán khả năng chi trả, lựa chọn các hình thức tín dụng thích hợp

- Phân tích đánh giá tình hình sử dụng nguồn tín dụng trên góc độđầu tư và hiệu quả

b) Quản lý quỹ dự phòng tài chính của Nhà nước.

Quỹ dự trữ, dự phòng của TCC là công cụ quan trọng nhằm khắcphục những rủi ro, bất trắc, tạo điều kiện để đảm bảo sự cân đối tronghoạt động của TCC

Thực chất của việc quản lý quỹ dự trữ, dự phòng tài chính:

- Xác lập các định mức trích, hình thành các quy chế sử dụng

- Xây dựng chế độ kiểm tra, kiểm soát thích hợp với đặc điểm củaquỹ dự trữ, dự phòng

Trang 34

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TCC3.3.1 NHỮNG CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁYQUẢN LÝ TCC.

a) Căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý TCC.

- Căn cứ vào sự hình thành hệ thống các cấp chính quyền và quátrình thực hiện phân cấp quản lý kinh tế, xã hội cho các cấp chính quyềncác cơ quan quản lý Nhà nước

Quá trình hình thành hệ thống chính quyền và các cơ quan quản lýNhà nước các cấp là một tất yếu khách quan của mọi thể chế chính trịnhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùnglãnh thổ

Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiều cấp làtiền đề cần thiết xuất hiện hệ thống NSNN nhiều cấp Để phù hợp với môhình tổ chức bộ máy quản lý của Việt Nam, hệ thống ngân sách nước tabao gồm NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương

- Căn cứ vào đặc điểm nội dung hoạt động của từng khâu TCC.Nội dung hoạt động của TCC không đồng nhất Nói đến TCCkhông chỉ có ngân sách các cấp chính quyền mà còn bao gồm nhiều khâuriêng biệt khác, mỗi khâu hoàn thành những chức năng và nhiệm vụ đặcthù riêng Trên cơ sở nội dung hoạt động của từng khâu TCC mà xác lập

bộ máy quản lý TCC cho phù hợp

b) Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lýthống nhất của Nhà nước Trung ương thông qua việc ban hành các chínhsách chế độ chi tiêu, định mức thu chi ngân sách, phát huy triệt để quyềnlực của Quốc hội trong việc quyết định dự án ngân sách và phê chuẩntổng quyết toán ngân sách Đồng thời phải có sự phân cấp trách nhiệmquyền hạn cho cấp dưới và cho địa phương

Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc thực

Trang 35

hiện, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách chế độ chi tiêu, địnhmức thu chi mà TCC đã ban hành.

Chính quyền Nhà nước các cấp không được tự ý ban hành cácchính sách chế độ tài chính riêng trái với quy định của Trung ương

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địaphương và vùng lãnh thổ

Tổ chức quản lý theo chuyên ngành sẽ đảm bảo quản lý thống nhất,chặt chẽ mọi nguồn TCC về chính sách chế độ chi tiêu, định mức thu chitài chính phù hợp với đặc điểm của từng ngành kinh tế kỹ thuật

Tuy nhiên quản lý theo ngành cần được kết hợp với phân cấp quản

lý cho địa phương và vùng lãnh thổ thể hiện ở sự phân biệt quyền hạn,trách nhiệm quản lý Nhà nước của cấp tỉnh thành phố

Quán triệt nguyên tắc này bộ máy quản lý TCC cần phải được tổchức theo hệ thống chuyên ngành thống nhất từ Trung ương tới địaphương, đồng thời chịu sự chỉ đạo song song của các cấp chính quyềnđịa phương Cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chínhquyền và cơ quan tài chính địa phương đối với hoạt động TCC diễn ratrên địa bàn lãnh thổ ở địa phương đó

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

Bộ máy quản lý TCC phải được tổ chức phù hợp với tổ chức bộmáy hành chính và phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa các cấp chínhquyền Nhà nước: Phù hợp với đặc điểm nội dung và cơ chế hoạt độngcủa các khâu TCC trong điều kiện kinh tế thị trường

Mỗi một vị trí công tác hay một bộ phận trong cơ cấu tổ chức phảixác định rõ mục tiêu cần phải đạt, nội dung hoạt động và trách nhiệm,quyền hạn được giao, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, cũng nhưnhững mối liên hệ với các bộ phận công tác khác

Thu gọn các đầu mối quản lý, tinh giản bộ máy, bớt khâu trunggian, tạo cho bộ máy tổ chức quản lý có hiệu quả

3.3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ TCC

Trang 36

HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

a) Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng thốngnhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán, NSNN trong phạm

vi cả nước với những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư lập dự toán NSNNcho các Bộ ngành địa phương để Chính phủ trình Quốc hội tổ chức thựchiện dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định

- Phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng các kếhoạch tài chính dài hạn, trung hạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kếhoạch xây dựng cơ bản hàng năm

- Xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh các văn bản phát luật khác

về thuế, phí và thu khác để trình Chính phủ ban hành thống nhất quản lý

và chỉ đạo công tác thu thuế phí và thu khác của NSNN

- Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ TCC, quỹ ngoại tệ tập trung củaNSNN

- Quản lý vốn giá trị tài sản và tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước

- Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước

- Quản lý các khoản vay và trả nợ (cả trong và ngoài nước) của Chínhphủ

- Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm,phát hành trái phiếu, xổ số kiến thiết, dịch vụ kiểm toán, kế toán

- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với tất cả các

tổ chức HCSN, các DNNN và các đối tượng có quan hệ với TCC

b) Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành:

- Kho bạc Nhà nước

KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ giúp Bộtrưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹNSNN, quỹ dự trữ TCC, tiền, tài sản tạm thu tạm giữ, huy động vốn cho

Trang 37

NSNN và cho đầu tư phát triển.

KBNN có những nhiệm vụ cụ thể sau:

Soạn thảo các dự án, văn bản pháp quy về quản lý quỹ NSNN, quỹ

dự trữ TCC để Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền và ban hành cácvăn bản hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của KBNN

Tập trung và phản ánh các khoản thu NSNN bao gồm cả thu việntrợ, vay nợ trong nước và ngoài nước

Thực hiện chi trả, kiểm soát chi NSNN theo từng đối tượng thụhưởng theo dự toán NSNN được duyệt

Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ TCC, tiền, tài sảntạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản Nhà nước

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán,giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan đơn vị, cá nhân

có quan hệ giao dịch với KBNN

Tổ chức huy động vốn cho NSNN, thực hiện nhiệm vụ phát hànhthành phố Chính phủ trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ

- Chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế:

Hệ thống thu thuế Nhà nước có nhiệm vụ sau:

Soạn thảo các văn bản pháp quy về thuế và các khoản thu khác đểtrình các cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện thốngnhất trong cả nước

Xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác từ cơ sở để tổng hợp vào

dự toán NSNN

Thực hiện các nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các đối tượngnộp thuế, đối tượng chịu thuế theo đúng quy định của Nhà nước, baogồm:

Trang 38

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ thu thuế củađối tượng nộp thuế và trong nội bộ ngành thuế.

Tổ chức công tác thông tin, báo cáo thống kê, phân tích tình hình

và kết quả thu thuế phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của các quan cấptrên, UBND đồng cấp và các cơ quan có liên quan

- Cục tài chính doanh nghiệp

Cục TCDN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp

Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý Nhà nước về tài chính, doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước, quản lý vốn và tài sảnthuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủcác Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủthành lập hoặc góp vốn Đây chính là cục quản lý vốn và tài sản Nhànước tại doanh nghiệp

- Cục quản lý Công Sản

Cục quản lý Công Sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức nănggiúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềtài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp, quản lý tài chính đối vớitài sản kết cấu hạ tầng, tài nguyên quốc gia theo quy định của Nhà nước

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhấtcác tổ chức BHXH trước đây do hệ thống lao động thương binh - xã hội

và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý để giúp Thủ tướng Chínhphủ chỉ đạo quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách

Trang 39

BHXH theo phát luật của Nhà nước.

BHXH được hạch toán độc lập, được Nhà nước bảo hộ và quản lýthống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và làNgân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ vàhoạt động ngân hàng

Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phầnbảo đảm an toàn hoạt động xã hội và hệ thống các tổ chức tín dụng

Câu hỏi ôn tập chương 2

1 Trình bày khái niệm và đặc điểm của quản lý tài chính công?

2 Trình bày các nội dung cơ bản của quản lý tài chính công vàcho ví dụ minh hoạ?

Bài tập chương 2Một dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng Nhànước 800 triệu để đầu tư nhà xưởng và thiết bị công nghệ Thời gian đầu

tư 6 tháng và dự án thực hiện đúng kế hoạch tiến độ, đưa vào sử dụngđúng thời hạn Năng lực sản xuất của dự án theo thiết kế là 300.000 sảnphẩm 1 năm

1 Dự kiến năng lực của dự án được khai thác như sau:

- Năm thứ nhất: 70% năng lực thiết kế

- Năm thứ hai: 80% năng lực thiết kế

- Từ năm thứ ba trở đi: 100% năng lực thiết kế

2 Giá bán đơn vị sản phẩm dự kiến: 1000đ/sp

3 Chi phí đơn vị sản phẩm dự kiến: 800đ/sp

4 Thuế suất thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: 5%

5 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%

6 Dự án bắt đầu khởi công từ ngày 1/7/N

7 Vốn vay được rút bắt đầu vào ngày 1/7/N

Trang 40

Yêu cầu:

Xác định thời hàn cho vay Biết rằng nguồn trả nợ vay là từ 50%thu nhập sau thuế và khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao cơ bảnbình quân là 12%/năm Từ năm thứ 3 trở đi, doanh nghiệp có sửdụng nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ vay, mỗi năm là27.950.000 đồng

Ngày đăng: 13/03/2016, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w