Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù những phác họa của các nhà tư tưởng này còn đầy chất ảotưởng, nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài và là những hạt ngọc lấp lánh mà sau nàycác nhà sán
Trang 1NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ
CÁCH TRẢ LỜI CHO TỪNG CÂU
I CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1) Trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội ?
2) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì ? Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn đến sự rađời của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ?
3) Phân tích những tư tưởng cơ bản của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷXIX: Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen ?
4) Trình bày những đóng góp lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi xuất hiệnchủ nghĩa xã hội khoa học ?
5) Vì sao tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa không tưởng ?
6) Vì sao nói chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một trong nhữngnguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác vàPh.Ăngghen ?
7) Những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – tư tưởng cho sự ra đờicủa chủ nghĩa xã hội khoa học ?
8) Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa xã hội từ khôngtưởng đến khoa học ?
9) Làm rõ sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học ?10) Trình bày khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học ? Đối tượng và ý nghĩa nghiên cứucủa chủ nghĩa xã hội khoa học ?
11) Khái niệm giai cấp công nhân và những đặc điểm cơ bản của nó ? Những biểu hiệnmới của giai cấp công nhân hiện nay ?
12) Trình bày sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan quyđịnh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?
Trang 213) Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình ?Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Việt Nam ?
14) Trình bày mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấpcông nhân ?
15) Phân tích đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng ViệtNam ?
16) Phương hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá ?
17) Trình bày khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của cách mạng xã hộichủ nghĩa ?
18) Trình bày mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
19) Những nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
20) Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lý luận cách mạng không ngừng và
sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong điều kiện cách mạng Việt Nam ?
21) Tính tất yếu và các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủnghĩa ?
22) Những đặc trưng cơ bản của các giai đoạn phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộngsản chủ nghĩa ?
23) Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản nào ? Liên hệ với đặc trưng củachủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
24) Quan niệm, tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
25) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
26) Làm rõ luận điểm: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa ? Làm rõ nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo tinh thần của Đại hội lầnthứ IX Đảng cộng sản Việt Nam ?
Trang 327) Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN ? Làm rõ sự khác biệtgiữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản ?
28) Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì ? Biểu hiện ở Việt Nam ? Những nguyên tắccần quán triệt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay ?
29) Những nội dung cơ bản đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay ? Nhữngkhuynh hướng cần đấu tranh khi thực hiện đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta ?
30) Trình bày phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam và mục tiêu tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 ?
31) Cơ cấu xã hội giai cấp là gì ? Nêu những xu hướng biến đổi cơ bản của nó trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm của cơ cấu xã hội giai cấp Việt Nam trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
32) Vì sao trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh công –nông – trí thức ?
33) Quá trình thực hiện liên minh công – nông – trí thức bao gồm những nội dung gì ?34) Phân tích các khái niệm dân tộc và hai xu hướng khách quan trong sự phát triển củadân tộc ?
35) Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm những nội dung gì
38) Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại ?
39) Đảng ta đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc giảiquyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như thế nào ?
40) Trình bày khái niệm gia đình Nêu vị trí và các chức năng cơ bản của gia đình ?
Trang 441) Phương hướng và giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay ?
42) Nêu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và con người xã hộichủ nghĩa ?
43) Phân tích quan niệm về nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lựckhác Liên hệ với nguồn lực con người Việt Nam hiện nay ?
44) Những giải pháp cơ bản phát huy nguồn lực con người Việt Nam ?
45) Thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao ? Vì sao phải phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ? Nêu những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ?
II TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội ?
-Chủ nghĩa xã hội bao gồm 5 nội dung cơ bản sau đây :
1) Chủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của đa số nhân dân lao động trong quá trình sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa ; đồng thời là quá trình thực thi dân chủ của nhân dân với đúng nghĩa: quyền lực thuộc về nhân dân Cả hai quá trình này đều
đã xuất hiện từ trước Công nguyên hàng trăm năm trong chế độ cộng đồng nguyên thủy ở HyLạp và La Mã cổ đại – khi đó, xã hội chưa có giai cấp và nhà nước
2) Chủ nghĩa xã hội là phong trào đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao động chống lại
chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công và mọi tội ác nhằm giành lại dân chủ của nhân dân.Điều này được thể hiện ở các cuộc khởi nghĩa của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống lạigiai cấp chủ nô và nhà nước chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ Mặc dù những cuộc khởinghĩa này đều thất bại, nhưng mục đích tính chất của nó đã thể hiện rõ tính chất xã hội chủnghĩa sơ khai
Trang 53) Chủ nghĩa xã hội là những ước mơ, lý tưởng của nhân dân lao động về một chế độ xã
hội mà ở đó không còn áp bức, bóc lột, nhân dân làm chủ và có quyền lực để cùng nhau xâydựng xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc cho mọi người
4) Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bất công, nghèo nàn và lạc hậu, như chủ nghĩa xã hội
không tưởng trước Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập
5) Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng trên thực tế về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Thực tế này chỉ có từ sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 thànhcông - đó chính là sự hình thành các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Câu 2: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì? Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn đến sự ra đời của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa?
1) Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm có nghĩa rộng hơn khái niệm tư tưởng xã hội chủnghĩa Quan niệm về chủ nghĩa xã hội bao hàm cả chủ nghĩa xã hội về tư tưởng và chủ nghĩa xãhội hiện thực Chủ nghĩa xã hội về tư tưởng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu là chủnghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một kháiniệm chỉ trào lưu tư tưởng – văn hoá, phản ánh các nội dung cơ bản sau đây:
+ Sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động, những người bị áp bức, bóc lộtchống lại các giai cấp thống trị bóc lột nhằm xoá bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột, bất công, xoá bỏmọi sự khác biệt giàu, nghèo;
+ Những ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, bìnhđẳng và về một cuộc sống hạnh phúc, không có giàu – nghèo, bóc lột, bất công…
+ Sự tìm tòi những mô hình, con đường và những bước đi để xây dựng được xã hội côngbằng, bình đẳng, văn minh, tạo ra những điều kiện đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người
2) Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn đến sự ra đời các tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
Trang 6Những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa nêu trên có một quá trình hình thành, pháttriển lâu dài, mang những nội dung, khuynh hướng khác nhau, do những điều kiện lịch sử cụ thểcủa mỗi thời kỳ khác nhau quy định.
+ Nghiên cứu lịch sử có thể thấy, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện từkhi xã hội có chế độ tư hữu, có phân chia giai cấp, có đối kháng giai cấp và xuất hiện nạn ápbức bóc lột giữa người và người Nghĩa là, sự xuất hiện của chế độ tư hữu về ruộng đất và các
tư liệu sản xuất chính là nguồn gốc của sự phân chia xã hội thành giai cấp; thành kẻ giàu, ngườinghèo, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, nạn áp bức bóc lột giữa người và người Đây cũngchính là điều kiện lịch sử cho các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại:
- Lần đầu tiên các tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào thời sơ kỳ của chế
độ chiếm hữu nô lệ, khi nhân dân lao động mất quyền dân chủ, họ đã đấu tranh đòi lại và mongmuốn, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của nhữngngười nô lệ chống giai cấp chủ nô
- Do vậy, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện suốt chiều dài của lịch sử loài ngườikhi xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, áp bức bóc lột và nó sẽ mất đichừng nào trong xã hội không còn những tình trạng nêu trên
+ Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Từphong trào hoạt động thực tiễn của nhân dân bị áp bức (cuộc khởi nghĩa của Spactaquýt,Clêômen ở La Mã và Hy Lạp cổ đại); tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiến dần từ những ước mơ, lýtưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai (thời cổ đại, trung đại – những câu chuyện thần thoại thể hiện sựnuối tiếc về quá khứ); phát triển thành các tác phẩm văn học, tiêu biểu như Hòn đảo Khôngtưởng của T.Mo-rơ (thế kỷ XVI); Thành phố Mặt trời của Campanenla (thế kỷ XVII); đặc biệtthể hiện dưới dạng lý luận, tiêu biểu như Cương lĩnh hành động của G.Ba-bớp (thế kỷ XVIII);đặc sắc hơn là học thuyết xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu như học thuyết về giai cấp của Xanh Xi-mông – (đầu thế kỷ XIX) và học thuyết khoa học (Chủ nghĩa xã hội khoa học - giữa thế kỷXIX, do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập)
Như vậy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có quá trình phát triển lâu dài, trải qua các giaiđoạn khác nhau Tuy nhiên, tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phát triển rực rỡ vào thời cậnđại (từ thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX), với các đại biểu tiêu biểu như: Tô-mát Mo-rơ (TK.XVI);
Trang 7Campanenla (TK.XVII); G.Mê-liê, Mably, Ba-bớp (TK.XVIII); Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen(đầu TK.XIX) Tư tưởng của các đại biểu này, nhất là của ba nhà tư tưởng đầu thế kỷ XIX đãtrở thành một trong những tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học doC.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập.
+ Vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa xã hội từ khôngtưởng đến khoa học dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá - tư tưởng chín muồi và
nó được các ông tiếp tục phát triển, bổ sung
+ Đến thời đại của mình cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin tiếp tục phát triển vàbảo vệ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và đã phát triển nó ở dạng chủ nghĩa xã hội hiện thựckhi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời – nhà nước Xô Viết năm 1917
+ Ngày nay các Đảng cộng sản của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong
đó có Đảng cộng sản Việt Nam đang tiếp tục phát triển và bảo vệ những nguyên lý của chủnghĩa xã hội khoa học; đồng thời hiện thực hoá những nguyên lý này vào thực tiễn nhằm xâydựng thành công chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản trên thực tế
Câu 3: Phân tích những tư tưởng cơ bản của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷ XIX: Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen
1) Xanh Xi-mông (1760 – 1825)
Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp lâu đời, tham gia quân đội từ khi 17 tuổi
Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Khảo luận khoa học; Những bức thư của một người ở Giơnevơ gửi những người cùng thời; Quan điểm đối với chế độ sở hữu pháp luật; Đạo Cơ đốc mới…
Công lao của Xanh Xi-mông trước hết là ở chỗ thừa nhận sự phát triển của xã hội là mộtquá trình tiến bộ không ngừng từ thấp tới cao Theo ông, mỗi chế độ kinh tế – xã hội đã tồn tại
và phát triển trong lịch sử đều là kết quả của quá trình phát triển tiến bộ và có tính chất tất yếucủa xã hội loài người Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế chế độ nguyên thuỷ dã man đã làmột bước tiến bộ So với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến về sau là một bước tiến lớnthể hiện là nó đã cải biến thân phận người nô lệ trở thành người nông nô Cách mạng tư sản ra
Trang 8đời là động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội bằng việc thay thế các quan hệ sở hữu hàkhắc, phản động phong kiến bằng quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn.
Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Xanh Xi-mông là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp Theo ông, xã hội đương thời chia thành ba giai cấp: quý tộc, nhà tư
tưởng, nhà công nghiệp, trong đó, giai cấp nhà công nghiệp là giai cấp có trí tuệ hơn cả và cókhả năng quản lý đất nước
Trong giai cấp nhà công nghiệp ông đã phân biệt thành hai nhóm: một bên là giai cấp ít ỏinhững người sở hữu; một bên khác đông đảo những người không có của Ông nhận thấy cuộcđấu tranh giữa những người không có của và những người sở hữu là điều không tránh khỏi Vàocuối đời, Xanh Xi-mông đã có ý niệm cho rằng, cơ sở của xã hội thuộc về giai cấp “nhữngngười công nhân làm lao động thủ công”, do vậy, giải phóng giai cấp cần lao là mục đích cuốicùng của ông
Xanh Xi-mông có thái độ phê phán đối với cách mạng tư sản Pháp vì nó chưa triệt để,
chưa đem lại quyền lợi cho giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất, do đó theo ông cần phải
có một cuộc cách mạng mới Ông phê phán gay gắt xã hội vô chính phủ công nghiệp Pháp vàcho rằng đó là xã hội “lộn ngược nhau”: người nghèo phải rộng lượng với người giàu; kẻ phạmtội lớn nhất có quyền trừng phạt những lỗi lầm nhỏ nhất; kẻ không có năng lực, vô đạo đức lại
đi điều khiển và dạy đức hạnh cho nhân dân… Ông mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn
mà ở đó phân phối của cải phải có lợi cho đa số
Tuy nhiên, khi thực hiện mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp Xanh Xi-mông lại chủtrương đi theo con đường hoà bình, vì vậy, tư tưởng của ông đã trở thành ảo tưởng, khôngtưởng
Trang 9Một trong những tư tưởng đặc sắc của Phuriê đó là phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc, vì theo ông, đó là một “trạng thái vô chính phủ của công nghiệp”, trong đó “sự
nghèo khổ sinh ra chính từ sự thừa thãi” Ông kịch liệt phê phán tình trạng cạnh tranh diễn ratrong nền thương nghiệp tư bản chủ nghĩa mà hậu quả của nó là thị trường rối loạn và người laođộng bị bần cùng hoá Phuriê phê phán đạo đức trong xã hội tư sản đương thời vì nó hạn chế,bắt bẻ, phiền phức đối với người nghèo, trong khi đó nó lại là mặt nạ để cho người giàu che đậymột âm mưu, hành động tội ác Theo ông, trong xã hội tư sản, người nghèo chỉ bình đẳng trêndanh nghĩa, còn trên thực tế họ phải chịu đựng mọi bất bình đẳng và rơi vào cạm bẫy của ngườigiàu Ông phê phán gay gắt hôn nhân tư sản vì thực tế nó là sự giao kèo buôn bán, hợp thức hoá
sự sa đoạ làm cho phụ nữ bị mất quyền Phu-riê coi việc giải phóng phụ nữ là thước đo mức độ
tự do trong mọi xã hội
Một trong những tư tưởng đặc sắc nhất của Phu-riê là quan niệm biện chứng về lịch sử.
Ông chia lịch sử xã hội loài người thành 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và vănminh Ông cũng chia sự phát triển của mỗi chế độ xã hội thành bốn giai đoạn phát triển tươngứng với bốn giai đoạn của cuộc đời con người: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành và tuổi già.Theo ông, nước Pháp, nước Anh lúc đó đang ở giai đoạn văn minh thứ ba và ngả sang giai đoạntuổi già Ông hy vọng sau giai đoạn này xã hội sẽ bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ văn minhcủa những “bảo đảm xã hội”, tiến lên giai đoạn “xã hội hài hoà”, trong đó có sự thống nhất giữalợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trên cơ sở tổ chức các hiệp hội làm ăn tập thể mà ông gọi là
phalănggiơ Ông quan niệm trong xã hội hài hoà tất cả mọi năng lực của con người sẽ được
hoàn thiện, cá nhân con người sẽ được phát triển tới mức chưa từng thấy
Tuy nhiên, con đường đạt tới xã hội hài hoà của Phu-riê là hoà bình, nhờ vào sự giúp đỡcủa những kẻ có quyền hành và tiền của Ông phản đối bạo lực Do vậy, ông không vượt quađược những bậc tiền bối của mình khi tìm biện pháp xây dựng xã hội mới và tư tưởng của ôngchỉ dừng lại ở sách vở
3) Rô-bớt Ô-Oen (1771 – 1858)
Ông sinh trong một gia đình thủ công ở thị trấn nhỏ (nước Anh) Tuổi thơ của ông khácực nhọc vì phải đi làm thuê, nhưng ông có chí khí vươn lên và trở thành người kinh doanhthành đạt Cuộc đời của ông gắn liền với sự chăm lo cho những người công nhân lao động cùng
Trang 10khổ Ông đã từng hai lần dành toàn bộ của cải của mình để thực nghiệm mô hình xã hội cộngsản chủ nghĩa (tuy cả hai lần cuối cùng đều thất bại) Ông viết một số tác phẩm nổi tiếng như
Luật công xưởng; Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp và nông nghiệp; Quyển sách về thế giới đạo đức mới…
Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Ô-Oen là quan niệm của ông khi
bàn về bản chất con người Theo ông bản chất con người được hình thành thông qua sự tác
động qua lại giữa con người với con người diễn ra ở môi trường bên ngoài, trong đó những tácđộng có tính khách quan đến việc hình thành bản chất con người có ý nghĩa quan trọng nhất Xãhội tương lai dựa trên sự hiểu biết khoa học về các quy luật của bản chất con người sẽ là một xãhội hài hoà, một xã hội thực sự là của con người
Ô-Oen là một người có khuynh hướng duy vật và tiến bộ hơn so với những đại biểukhông tưởng cùng thời, khi cho rằng sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự thay đổi trong cácphương thức sản xuất Theo ông, “lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã hội, cuốicùng sẽ dẫn đến sự thay đổi xã hội và đây là nấc thang cần thiết, chuẩn bị dẫn đến cuộc cáchmạng vĩ đại và quan trọng” Ô-Oen lên án và phủ nhận sâu sắc chế độ tư hữu vì nó làm chongười sở hữu tài sản trở thành ngu muội, ích kỷ và tính ích kỷ đó tỷ lệ thuận với số lượng tàisản của họ; nó làm cho con người xa cách nhau, thù hằn, tàn sát, chém giết lẫn nhau bởi cáccuộc chiến tranh tàn khốc Nó là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và sự bất hợp lý trong
xã hội Ô-Oen đi tới kết luận phải xoá bỏ chế độ tư hữu.
Để xây dựng xã hội mới theo Ô-Oen chỉ còn cách là thay chế độ tư hữu bằng chế độ cônghữu và xây dựng công xã là cơ sở của xã hội mới, ở đó mọi thành viên sẽ sống như một giađình Nguyên tắc hoạt động của công xã là: lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng vềnghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên Công xã sẽ đảm bảo cho mọi thành viên cóđiều kiện để phát triển
Tuy nhiên, về con đường và phương pháp đi tới xã hội mới, cũng giống như Xanh mông và Phu-riê, Rô-bớt Ô-Oen cũng cho rằng chỉ có thể bằng con đường hoà bình, bằng cáchtuyên truyền, giải thích những chân lý cơ bản thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng
Xi-vĩ đại Ông trông chờ vào sự thức tỉnh của các chính phủ và ông chủ trương thuyết phục cácchính phủ từ bỏ con đường lầm lạc, tạo điều kiện thuận lợi để ông thực hiện cuộc cải cách của
Trang 11mình Chính vì vậy, tư tưởng tốt đẹp của ông đã rơi vào không tưởng khi đưa ra thực hiện trênthực tế.
Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, nhất là tư tưởng xã hộichủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen được C.Mác và Ph.Ăngghen
thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của học thuyết mà các ông xây dựng - học thuyết
Mác - Lênin và là tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 4: Trình bày những đóng góp lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi xuất hiện chủ nghĩa xã hội khoa học ?
1) Lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản và các xã hội áp bức, bất công:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này ở những mức độ khác nhau đã lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc ngay từ khi nó mới ra đời và đã phần nào nói lên tiếng
nói của những người lao khổ, bênh vực họ trước tình trạng bị đối xử bất công, bị áp bức trong
xã hội Xã hội tư bản từ khi ra đời đã có nhiều biến động, xung đột làm cho của cải bị khánhkiệt (do phân hóa giàu nghèo), đạo đức bị suy đồi Dưới con mắt quan sát của các nhà tư tưởng
xã hội chủ nghĩa lúc đó, chủ nghĩa tư bản được miêu tả với những hình ảnh rất “đắt”như: "cừu
ăn thịt người" của Tô-mát Mo-rơ (thế kỷ XVI); "bệnh dịch nguy hiểm" của Campanenla (thế kỷ XVII); "bức tranh lộn ngược" của Xanh Xi-mông, "xã hội vô chính phủ công nghiệp" của Phu-
riê (thế kỷ XIX) Do đó, theo các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xã hội tư bản cần phảI bị loại
bỏ và thay thế bằng xã hội khác tốt đẹp hơn
2) Phác thảo mô hình xã hội mới tốt đẹp hơn so với xã hội đương thời:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị, nhiều dự đoán tài tình về sự phát triển của xã hội, về một xã hội tương lai tốt đẹp hơn mà sau
này các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có phê phán và luận
chứng chúng trên cơ sở khoa học Tiêu biểu là mô hình "Hòn đảo không tưởng" của Tô-mát Mo-rơ (thế kỷ XVI); "Thành phố Mặt trời" của Campanenla (thế kỷ XVII) và mô hình "Công xưởng Niulanác" của Ô-Oen (thế kỷ XIX) Trong các mô hình này cũng như trong tư tưởng của
một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, một xã hội tương lai tốt đẹp đã được phác họa, ở đó có:
Trang 12chế độ sở hữu chung (công cộng); phân phối công bằng (có lợi cho đa số); ai cũng phải lao động và mọi dạng lao động được coi trọng như nhau; không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn; trẻ em được giáo dục miễn phí, phụ nữ được giải phóng; không có chiến tranh; nhà nước sẽ đi tới tiêu vong
Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù những phác họa của các nhà tư tưởng này còn đầy chất ảotưởng, nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài, là những hạt ngọc lấp lánh mà sau này cácnhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các ông xây dựng mô hìnhchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tương lai
3) Góp phần thức tỉnh quần chúng nhân dân lao động đấu tranh chống áp bức, bất công và xây dựng xã hội mới tốt đẹp:
Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, với những tư tưởng tiến bộ và bằng những
hoạt động của mình, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đã góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao khổ và thúc đẩy lịch sử tiến lên không chỉ về mặt lý luận mà còn về cải tạo xã hội Do đó, chủ nghĩa xã hội trước Mác có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã hy sinh địa vị xuất thân, tiền bạc, thậm chí bằng cảtính mạng nhằm thay đổi chế độ xã hội cũ, góp phần nhằm giải phóng quần chúng lao động vàđấu tranh giành quyền bình đẳng cho họ
4) Là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, nhất là tư tưởng xã hộichủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen được C.Mác và Ph.Ăngghen
thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của học thuyết mà các ông xây dựng - học thuyết
Mác - Lênin và là tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học
Lênin đã viết: "Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng nó đứng trênvai của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen - mặc dù học thuyết của ba ông còn đầy tính chất ảotưởng và không tưởng- đã được liệt vào hàng những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của tất cả các thờiđại, và đã dự kiến một cách tài tình được rất nhiều chân lý mà ngày hôm nay chúng ta đem khoahọc ra chứng minh đều thấy là đúng"1
11 V.I.Lênin, To n t àn t ập, Nxb.Tiến bộ, M.1975, T.6, tr.33 (tiếng Việt)
Trang 13Câu 5: Vì sao tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa không tưởng?
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng, bởi vì:
1) Chưa tìm ra được quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người và quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phê phán chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình
trạng bất công, nhưng họ chưa khám phá ra bản chất và quy luật vận động của xã hội tư bản; không giải thích đúng được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cảnh bất công, nghèo đói Tất cả tình
trạng đó là do chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa tạo ra (trừ Rô-bớt Ô-Oen)
2) Chưa chỉ ra được lực lượng xã hội nào có thể thay thế giai cấp tư sản trở thành chủ thể của xã hội tương lai.
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa phát hiện được lực lượng xã hội đang
phát triển trong lòng xã hội tư bản, có lợi ích mâu thuẫn đối kháng với lợi ích của giai cấp tưsản, có khả năng cải tạo xã hội bất công để xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bóc lột,bất công, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản - đó là giai cấp vô sản
3) Chưa đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nên chưa tìm ra được con đường giải phóng quần chúng lao động, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa ai tự đặt mình là người đại diện choquyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động nghèo khổ và đấu tranh giải phóng họ
Các nhà không tưởng luôn đứng trên lập trường của giai cấp, tầng lớp trên (quý tộc, tư sản),
đứng ngoài xã hội để mưu cầu giải phóng toàn xã hội Họ không gắn học thuyết của mình vớiphong trào đấu tranh của quần chúng
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo
xã hội Họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng bằng con đường cải cách dần dần, bằnggiáo dục, bằng thực nghiệm, bằng cảm hoá giai cấp tư sản và tầng lớp trên của xã hội chứkhông phải bằng con đường đấu tranh giai cấp và cải biến cách mạng Đó là "con đường cảilương nửa vời" và không tưởng
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác không thể tự giải thoát mình khỏi vòng không tưởng Ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất do các nhà không tưởng nêu ra cũng mới
Trang 14chỉ là những dự đoán, chưa được luận chứng bởi một cơ sở khoa học và thực tiễn Sự diệt vongcủa xã hội cũ, sự ra đời của xã hội mới vẫn chỉ là những giấc mơ mang tính viển vông, nhữngmong muốn chủ quan của con người, chưa có điều kiện vật chất khách quan, do đó nó đều thấtbại khi đưa vào thực tế.
Tóm lại, Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện
dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xoá bỏ chế độ áp bức bóclột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còntình trạng đói khổ của những người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữangười và người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, những mong muốn,nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảysinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số người, vì vậy không thực hiện đượctrong thực tế và nó trở thành ảo tưởng, không tưởng
V.I.Lênin khẳng định: Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lốithoát thực sự Nó không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chủ nghĩa tưbản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa vàcũng không tìm thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới1
Câu 6: Vì sao nói chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một trong những nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen ?
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một trong những nguồn gốc lýluận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph,Ăngghen (cùng vớiTriết học cổ điển Đức, Kinh tế – chính trị cổ điển Anh đầu thế kỷ XIX) bởi vì chủ nghĩa xã hộikhông tưởng phê phán thời kỳ này đã có những đóng góp to lớn về mặt lý luận, trở thành nhữnggiá trị lý luận Mặc dù còn nhiều ảo tưởng, nhưng đây là những tiền đề, cơ sở quan trọng đểC.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng học thuyết khoa học của hai ông
Những đóng góp (hay còn gọi là những giá trị) của chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳnày thể hiện:
11 V.I.Lênin, To n t àn t ập, NXB Tiến bộ, M 1974, T.23, tr.56 (Tiếng Việt)
Trang 151) Lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XIX một cách khá toàn diện và sâu sắc:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này đã lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc và toàn diện từ đó bênh vực những người lao động nghèo khổ trước tình trạng bị
đối xử bất công và bị áp bức trong xã hội Dưới con mắt quan sát của các nhà tư tưởng xã hộichủ nghĩa đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản hiện ra với đầy biến động do sự cạnh tranh vôchính phủ dẫn đến các cuộc xung đột mà hậu quả là của cải xã hội bị khánh kiệt, đạo đức xã hội
bị băng hoại Theo các ông, xã hội tư bản chủ nghĩa thực sự là một "bức tranh lộn ngược" (Xanh Xi-mông), hay "xã hội vô chính phủ trong công nghiệp" (Phu-riê) (thế kỷ XIX) Không
những thế, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này còn lên án đạo đức tư sản và hôn nhân
tư sản và tổ chức Giáo hội (Xanh Xi-mông, Phu-riê) Riêng đối với Rô-bớt Ô-Oen, ông còn phêphán sâu sắc chế độ tư hữu Theo các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa dầu thế kỷ XIX, xã hội tưbản cần phải loại bỏ và thay thế bằng một xã hội khác tốt đẹp hơn
Việc phân tích, mổ xẻ phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa của ba nhà tư tưởng xã hội chủnghĩa đầu thế kỷ XIX trở thành nguồn tư liệu quí giá giúp cho các nhà kinh điển của chủ nghĩa
xã hội khoa học kế thừa và phát triển trong quá trình xây dựng học thuyết cách mạng và khoahọc của mình C.Mác viết: "Trong những trước tác xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đócũng có những yếu tố phê phán Những trước tác ấy đả kích tận cơ sở của xã hội đương thời Do
đó, chúng đã cung cấp được, trong thời kỳ ấy, những tài liệu rất có giá trị để soi sáng ý thức củacông nhân"
2) Quan điểm xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn so với xã hội đương thời:
Khi nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX, các ông đã tiên đoán về sự sụp
đổ tất yếu của trật tự tư sản và khẳng định một xã hội mới công bằng hơn sẽ được thực hiện Từ
đó các ông đã phác thảo ra những mô hình xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội đương thời mà các ônggọi là những Phalănggiơ (Phu-riê) hay mô hình công xưởng Niulanác (Rô-bớt Ô-Oen) ở đó có:
chế độ sở hữu chung (công cộng); thực hiện phân phối công bằng (có lợi cho đa số); ai cũng phải lao động và mọi dạng lao động đều được coi trọng như nhau; không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn; trẻ em được giáo dục miễn phí, phụ nữ được giải phóng; không có chiến tranh; nhà nước sẽ đi tới tiêu vong ; sự tiến bộ của công nghiệp, kỹ thuật và máy móc
Trang 16Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù những phác họa của các nhà tư tưởng này còn đầy chất ảotưởng, nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài và là những hạt ngọc lấp lánh mà sau nàycác nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các ông xây dựng môhình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tương lai.
3) Góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bóc lột và xây dựng xã hội mới tốt đẹp:
Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với những tư tưởng tiến bộ và bằng những hoạt
động của mình, ba nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX đã góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao khổ chống lại giai cấp thống trị bóc lột Các ông đã chấp
nhận những hy sinh mất mát to lớn về danh vọng, địa vị, tiền của để đấu tranh vì nhân loại cầnlao Với những đóng góp to lớan của mình, các ông thực sự là những nhà cách mạng chân chínhcủa thế kỷ XIX
Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX còn thể hiện những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc vượt ra khỏi giá trị nhân văn tư sản, bởi vì khi phê phán chủ nghĩa tư bản, các ông
đã đứng về phía nhân dân lao động, nói lên tiếng nói của những người lao khổ, bênh vực họtrước tình trạng bị đối xử bất công Do đó, chủ nghĩa nhân đạo đã bao trùm lên toàn bộ hệ thống
tư tưởng - lý luận của các ông
Với những cống hiến nêu trên, học thuyết của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế
kỷ XIX (Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen) trở thành một trong ba nguồn gốc tư tưởng - lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Với tất cả những cố gắng và những cống hiến to lớn của họ, C.Mác và Ph.Ăngghen đãđánh giá cao những tư tưởng của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX và đòi hỏihậu thế phải có thái độ trân trọng đối với những nhân tố tích cực của di sản văn hóa nhân loại,
từ đó biết kế thừa có chọn lọc, bổ sung và phát triển các giá trị truyền thống nhằm phục vụ chonhững yêu cầu phát triển của cuộc sống
Câu 7: Những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – tư tưởng cho
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Trang 17Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào giữa những năm 40của thế kỷ XIX dựa trên những điều kiện khách quan sau đây:
1) Điều kiện kinh tế:
+ Đến gần giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở một số nước châu Âu đã đạt được nhữngbước tiến rất quan trọng Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ làm cho cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh về
cơ bản đã hoàn thành và bắt đầu phát triển sang một số nước khác (Pháp, Đức)
+ Cách mạng công nghiệp phát triển đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới, đó là nền đại
công nghiệp Nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cả về năng suất laođộng, kinh nghiệm quản lý và kinh tế thị trường Nhờ đó, chỉ trong vòng một trăm năm, từ khixuất hiện, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khối lượng của cải khổng lồ bằng cả quãng thời gian trước
đó loài người tích luỹ được (C.Mác) Đây chính là điều kiện vật chất, kinh tế quan trọng thúcđẩy xã hội loài người phát triển lên nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản Mặt khác, lực lượngsản xuất (đại công nghiệp) không ngừng phát triển và ngày càng có tính chất xã hội hoá cao dẫntới mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất Để giải quyết mâu thuẫn này cần phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ (tư bảnchủ nghĩa), bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn – quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Đại công nghiệp ra đời đã phá sập ngay dưới chân giai cấp
tư sản cái nền tảng mà nó đã dựng nên là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
2) Điều kiện chính trị – xã hội:
+ Cách mạng công nghiệp cũng đồng thời tạo ra một lực lượng xã hội mới, đó là giai cấp
vô sản (giai cấp công nhân) Giai cấp vô sản từ khi ra đời đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
và bị bần cùng nên đã dẫn tới mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng trởlên gay gắt, biểu hiện thành những biến động chính trị lớn (Phong trào Hiến chương ở nướcAnh: 1838 - 1848; phong trào đấu tranh của công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp): 1831 -1834; phong trào đấu tranh của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức): 1844) Sự xuất hiện cácphong trào công nhân đã cho C.Mác và Ph.Ăngghen có cơ sở thực tiễn khẳng định: giai cấp vôsản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có khả năng trở thành lực lượng xã hội quantrọng, có vai trò cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới Tuy nhiên, các phong trào nêu trên
Trang 18đều thất bại mà nguyên nhân chủ yếu của nó, sau này được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ là dochưa có một lý luận cách mạng dẫn đường, chưa chỉ ra được mục tiêu của cuộc đấu tranh, chưa
có con đường, biện pháp đấu tranh đúng đắn
Nghiên cứu thực tiễn phong trào đấu tranh và nhất là sự thất bại của nó, CMác vàPh.Ăngghen nhận thấy rằng, muốn cho phong trào công nhân giành được thắng lợi phải có lýluận cách mạng soi đường Vì vậy, hai ông đã tập trung nghiên cứu xây dựng học thuyết chophong trào công nhân, đó là lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học
3) Tiền đề tư tưởng - lý luận:
+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹthuật Tiêu biểu là các phát minh lớn trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
- Trên lĩnh vực khoa học tự nhiên: thời kỳ này đã xuất hiện Định luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng; học thuyết tế bào và học thuyết tiến hoá Sự ra đời của những phát minh này đãgiúp cho C.Mác và Ph.Ăngghen có cơ sở khoa học để vận dụng, nghiên cứu các hiện tượng xảy
ra trong lĩnh vực xã hội và quy luật vận động của xã hội Trên cơ sở đó, hai ông xây dựng họcthuyết duy vật lịch sử của mình
+ Trên lĩnh vực khoa học xã hội: thời kỳ này các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học
và tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phát triển rực rỡ Tiêu biểu là Triết học cổ điển Đức với hai nhàtriết học nổi tiếng là Hêghen và Phoi-ơ-bắc; Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với hai nhà tưtưởng là A.Xmith và D.Ricácđô ; đặc biệt là lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen với những giá trị to lớn mà nó đã đạt được
Như vậy, gắn liền với sự xuất hiện ở mức độ đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội, chủ
nghĩa xã hội khoa học còn dựa trên sự chín muồi của các tiền đề văn hoá - tư tưởng Đó là kếtquả của sự kế thừa những tinh hoa của trí tuệ loài người, phát triển qua các thời đại mà đầu thế
kỷ XIX đã đạt tới đỉnh cao
Tóm lại: Sự xuất hiện những tiền đề nêu trên đã tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị –
xã hội, văn hoá,- tư tưởng khách quan ở mức độ đầy đủ để chủ nghĩa xã hội thực sự trở thànhkhoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tháng 2 năm 1848.
Trang 19CMác và Ph.Ăngghen coi những điều kiện nêu trên là mảnh đất hiện thực, cơ sở hiện
thực để hai ông xây dựng học thuyết của mình.
Câu 8: Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học ?
- C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) là hai nhà triết học vĩ đại của nhânloại, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân quốc tế, đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của mìnhcho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức trên toàn thếgiới Hai ông đã xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp công nhân - học thuyếtchủ nghĩa xã hội khoa học
- Trong quá trình xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, ở C.Mác, Ph.Ăngghen
đã có quá trình chuyển biến mạnh về lập trường, quan điểm: từ chủ nghĩa duy tâm sang chủnghĩa duy vật; từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa (hai ông vốn
là học trò của Hêghen và xuất thân từ tầng lớp trên)
- Với sự uyên bác về trí tuệ, lòng nhiệt tình và trung thành với phong trào công nhân, haiông đã gặp nhau ở Paris vào năm 1841 và bắt đầu có những hoạt động chung cả về lý luận vàthực tiễn Hai ông nhận thức đúng được quy luật phát triển của xã hội loài người, nhất là quyluật vận động của chủ nghĩa tư bản; đồng thời hai ông đã phát hiện ra một lực lượng xã hội cóthể chuyển xã hội sang một giai đoạn mới Vì vậy, hai ông đã làm một cuộc cách mạng vĩ đạitrong lịch sử loài người, trong quá trình ấy C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những phát hiện lớn,đóng góp đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung, quá trìnhgiải phóng quần chúng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột, bất công Đó là:
1) Học thuyết duy vật lịch sử:
- CMác và Ph.Ăngghen cho rằng: "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội", do đó, muốn
đi tìm nguyên nhân cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội phải đi tìm nó trong lòng xã hội
- C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội loài người Khi quan hệ sản xuất không phùhợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
Trang 20xuất, đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất hiện tại và xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợphơn Sự phá vỡ này đã dẫn tới sự thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế
- xã hội khác phù hợp và tiến bộ hơn
- Hai ông, đồng thời cũng chỉ rõ: mâu thuẫn cơ bản trong xã hội có giai cấp là mâu thuẫngiai cấp và đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển.Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân gay gắt tất yếu sẽdẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới sẽ đóngvai trò thống trị trong xã hội Đó chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2) Học thuyết giá trị thặng dư:
Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân tích nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi tới kết luận: việc giai cấp tư sản chiếmđoạt phần lao động không được trả công của người vô sản làm thuê là hình thức cơ bản củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự bóc lột công nhân do phương thức ấy đẻ ra
Dù cho nhà tư bản có mua sức lao động của công nhân đúng với giá trị của nó chăng nữa thìtrên thực tế, nhà tư bản vẫn thu được nhiều giá trị hơn so với số tiền mà họ đã bỏ ra để mua sứclao động của công nhân Tổng số tiền này rút cuộc biến thành tư bản ngày càng lớn lên vàthuộc quyền sở hữu của nhà tư bản
- Nhờ những phát kiến khoa học trọng đại này, CMác và Ph.Ăngghen có căn cứ vữngchắc để khẳng định rằng: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa ngày càng phát triển được biểu hiện trong đời sống xã hội thành mâu thuẫn không thểđiều hoà giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Mâu thuẫn này nhất định sẽ dẫn đến kết cục
là lực lượng sản xuất do giai cấp công nhân là người đại biểu phải phá vỡ quan hệ sản xuất dogiai cấp tư sản bảo vệ Giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng được lịch sử giao phó sứmệnh là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Làm sáng
tỏ sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là phát hiện lớn thứ ba của C.Mác và
Trang 21cương về Phoi-ơ-bắc, Những nguyên lý cộng sản…) và được đánh dấu bằng tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" 2/1848.
Câu 9: Làm rõ sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học ?
Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học là hai trong số các loại hình
tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại Tuy nhiên, hai loại hình tư tưởng xã hội chủ nghĩa này
có những điểm khác biệt căn bản về trình độ phát triển, được thể hiện cụ thể ở những điểm cơbản sau đây :
1) Chủ nghĩa xã hội không tưởng là tên gọi dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại
trước khi có sự ra đời của học thuyết Mác; nó bao gồm những lý luận, những học thuyết biểuhiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xoá bỏ chế độ áp bứcbóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó khôngcòn tình trạng đói khổ của những người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữangười và người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, những mong muốn,nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảysinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số người, vì vậy không thực hiện đượctrong thực tế và nó trở thành ảo tưởng, không tưởng
- Chủ nghĩa xã hội khoa học gắn liền với tên tuổi của C.Mác và Ph.Ăngghen và là một
trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin Học thuyết xã hội chủ nghĩa do C.Mác
và Ph.Ăngghen sáng lập được gọi là khoa học bởi vì đó là một hệ thống lý luận được luận giảimột cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn lịch sử xã hội loài người,
từ đó tìm ra những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của tư tưởng xã hội chủ nghĩa Tính khoa học thể hiện tập trung ở việc tìm ra những quy luật, tính quy luật của quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, giải phóng con người, giải phóng xã hội, từ đó loại trừ được những yếu tố khôngtưởng và khắc phục được những hạn chế của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởngtrước đó
2) Một số khác biệt cụ thể :
Trang 22- Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa tìm ra được quy luật vận động, phát triển của lịch
sử xã hội loài người Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập đã chỉ rõ quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người là trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau từ thấp đến cao với học thuyết chủ nghĩa duy vật lịch sử (Xem câu 7)
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Mác phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản đã gây ra
tình trạng bất công, bất bình đẳng xã hội nhưng lại chưa khám phá ra bản chất và quy luật vận động của xã hội tư bản Trong khi đó, với sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư (xem câu 7),
chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập đã vạch trần những bí mật của
chủ nghĩa tư bản, nói cách khác, đã chỉ rõ quy luật vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Mặc dù một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đã chỉ ra nguồn gốc của dẫntới những bất bình đẳng xã hội - đó là do chế độ tư hữu tạo ra (chẳng hạn Tô-mát Mo-rơ ; Rô-bớt Ô-Oen) song họ lại chưa giải thích được nguồn gốc ra đời của chế độ tư hữu, cũng nhưkhông giải thích được chế độ tư hữu sẽ bị tiêu diệt trong những điều kiện nào
Trong khi đó, trên cơ sở phân tích một cách khoa học lịch sử phát triển của xã hội loàingười, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc của chế độ tư hữu gắn liền với sự phát triển
sản xuất của loài người (xem tác phẩm : "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước" – C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, tập 21, từ tr.41 – 265)
- Mặc dù chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản và đòi phải
xóa bỏ chủ nghĩa tư bản (đặc biệt là tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán thế kỷ
XIX), song các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng cũng chưa chỉ ra được lực lượng xã hội nào có thể thay thế giai cấp tư sản trở thành chủ thể của xã hội tương lai.
Trong khi đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra lực lượng xã hội đang phát triển
trong lòng xã hội tư bản, có lợi ích mâu thuẫn đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản, có khảnăng cải tạo xã hội bất công để xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bóc lột, bất công,tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản - đó chính là giai cấp vô sản với sứ mệnh lịch sử là đấu tranh đểtiến tới xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và mọi chế độ áp bức, bóc lột để xây dựng xã hội mới tốt đẹp -
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Trang 23- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo
xã hội Họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng bằng con đường hòa bình, cải cách dầndần, bằng giáo dục, bằng thực nghiệm, bằng cảm hoá giai cấp tư sản và tầng lớp trên của xã hộichứ không phải bằng con đường đấu tranh giai cấp và cải biến cách mạng Đó là "con đường cảilương nửa vời" và không tưởng Do vậy, họ không thể tự giải thoát mình khỏi vòng khôngtưởng Ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng nêu ra cũngmới chỉ là những dự đoán, chưa được luận chứng bởi một cơ sở khoa học và thực tiễn Sự diệtvong của xã hội cũ, sự ra đời của xã hội mới vẫn chỉ là những giấc mơ mang tính viển vông,những mong muốn chủ quan của con người, chưa có điều kiện vật chất khách quan, do đó nóđều thất bại khi đưa vào thực tế
V.I.Lênin khẳng định: Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lốithoát thực sự Nó không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chủ nghĩa tưbản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa vàcũng không tìm thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới1
Trong khi đó, với hệ thống học thuyết khoa học của mình, trong đó có chủ nghĩa xã hộikhoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này là V.I.Lênin đã chỉ rõ con đường hiện thực dựa vàokhoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới - xã hội xãhội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Câu 10: Trình bày khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học? Đối tượng và ý nghĩa nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học ?
1) Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận tư tưởng - lý luận nằm trong lịch sử tư tưởng
xã hội chủ nghĩa và văn minh nhân loại, là kết quả của sự kế thừa và phát triển các kho tàng tưtưởng văn minh nhân loại trên nhiều lĩnh vực (văn học, lịch sử, triết học, kinh tế học, chính trịhọc, xã hội học, dân tộc học, tôn giáo học; các khoa học tự nhiên v.v…)
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin(Triết học Mác – Lênin, Kinh tế – chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học)
11 V.I.Lênin, To n t àn t ập, NXB Tiến bộ, M 1974, T.23, tr.56 (Tiếng Việt)
Trang 24Với tư cách là hệ thống lý luận chính trị – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hộikhoa học là khoa học phản ánh và nghiên cứu cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, là
cơ sở định ra đường lối chính sách trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủnghĩa xã hội Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật chính trị – xã hội khách quantrong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, là những quy luật cải tạo và xâydựng chủ nghĩa xã hội
2) Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học:
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những qui luật và tính qui luật chính trị - xã hộicủa quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản;nghiên cứu con đường, biện pháp để thực hiện thắng lợi vai trò sứ lệnh lịch sử của giai cấp côngnhân; đồng thời nghiên cứu vai trò chủ quan của giai cấp này trong quá trình vận dụng nhữngquy luật khách quan để hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng conngười, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công và nghèo nàn lạc hậu
Những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm: sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân gắn liền với Đảng Cộng sản; cách mạng xã hội chủ nghĩa; hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa; chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa;liên minh công -nông - trí thức; dân tộc; tôn giáo; gia đình; con người… trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội – gắn với lịch sử và thực tiễn mỗi nước, gắn với đặc điểm, xu thế, nộidung và tính chất của thời đại hiện nay
3) Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta thấy được tính khoa học, cáchmạng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng Nó khoa họcbởi vì nó đã tìm ra con đường để giải phóng xã hội loài người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất côngbằng việc khẳng định: giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền, sử dụng chính quyền đó
để tổ chức xây dựng một xã hội tương lai ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, và rằng, xãhội tương lai đó chỉ có thể tồn tại được trên một nền sản xuất đại công nghiệp
- Nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta tin tưởng vào thắng lợicủa chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Hiện nay, nhữngbiến động sâu sắc của thế giới nói chung và của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng đã khiến
Trang 25cho không ít người hoang mang, dao động, hoài nghi vào tính khoa học, cách mạng của chủnghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, đòi xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin… Do đó, việcnghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ củng cố niềm tin vào tính khoa học và cách mạng củahọc thuyết này Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là chủ nghĩa xãhội sụp đổ; mặt khác chủ nghĩa xã hội ở các nước nêu trên sụp đổ không phải do chủ nghĩa Mác– Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học đã lỗi thời, không tưởng như một số người nêu ra, mà chính
là do việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cách mạng củacác nước này đã vi phạm những sai lầm nghiêm trọng (duy ý chí, đốt cháy giai đoạn, nóngvội…) cũng như âm mưu phá hoại của một số kẻ phản bội và cơ hội Do vậy, nghiên cứu chủnghĩa xã hội khoa học càng giúp cho chúng ta thấy được những khiếm khuyết, thiếu sót để cóthể tránh được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có căn cứ để khẳng định conđường cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân ta lựachọn là đúng đắn và tất yếu sẽ đi tới thắng lợi Đó là con đường duy nhất có cơ sở thực tiễn,khách quan và phù hợp về cả lý luận và thực tiễn để Đảng và nhân dân ta lựa chọn nếu nhân dânViệt Nam mong muốn xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công, có cuộc sống tự do,hạnh phúc Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn những bước
đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện khách quan của Việt Nam và cónhư vậy mới giành được thắng lợi Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học một cách nghiêm túc,
sẽ có lập trường chính trị và nhận thức khoa học vững vàng để vừa góp phần xây dựng, bảo vệ
tổ quốc, vừa chủ động chống lại mọi âm mưu của kẻ thù và những tiêu cực của xã hội
Câu 11: Khái niệm giai cấp công nhân và những đặc điểm cơ bản của nó ? Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân hiện nay ?
1) Khái niệm giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động được hình thành và phát triển cùngvới nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao; là giai cấp đại biểu cho lựclượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay; có sứ mệnh lịch sử
Trang 26lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xâydựng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
2) Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân:
- Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giaicấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp… là những từ đồng nghĩa, họ là con đẻ(sản phẩm) của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại
và phương thức sản xuất tiên tiến
Khi nghiên cứu về giai cấp công nhân đầu thế kỷ XIX ở các nước tư bản C.Mác vàPh.Ăngghen chỉ rõ: giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra Nó là sảnphẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp, tầnglớp của dân cư Họ là những người không có tư liệu sản xuất (chủ yếu), phải làm thuê, bán sứclao động cho nhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư Do vậy, giai cấpcông nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản; Là giai cấp
có tinh thần cách mạng triệt để; có tinh thần quốc tế, tinh thần đoàn kết giai cấp và có tính tổchức kỷ luật cao
- Với sự phát triển của nền đại công nghiệp và trình độ khoa học công nghệ, cùng với sựtrưởng thành và phát triển của giai cấp công nhân hiện nay, giai cấp công nhân trên toàn thếgiới có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời
cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất) Vì
thế giai cấp công nhân vẫn có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp công nhân: xoá
bỏ chế độ tư hữu; xoá bỏ áp bức bóc lột; giành chính quyền và làm chủ xã hội Giai cấp tư sản
không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó) Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, do lao động trong môi trường công nghiệp ngày càng
hiện đại và do được tôi luyện trong quá trình tham gia vào các cuộc đấu tranh do giai cấp tư sản
tổ chức chống lại giai cấp phong kiến
Trang 27+ Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác - Lênin phản ánh sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhânthực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người Giai cấp
công nhân có Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng sản (Đảng Mác - Lênin).
Từ những đặc điểm cơ bản – chung nhất đó giai cấp công nhân có những đặc điểm riêng
do những điều kiện lịch sử cụ thể ở từng quốc gia tạo ra
3) Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân hiện nay:
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động, giai cấp công nhân đã có những biến đổi quan trọng, có thêmnhiều đặc điểm mới:
- Họ không chỉ bao gồm những người lao động làm thuê (ở các nước tư bản) mà một bộphận không nhỏ trở thành những người làm chủ, nắm quyền lãnh đạo xã hội (ở các nước đi theocon đường xã hội chủ nghĩa)
- Lao động với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại;
- Nhiều lĩnh vực công nghiệp mới ra đời nên cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân ngàycàng đa dạng; trình độ học vấn, khoa học công nghệ, tay nghề ngày càng được nâng cao (tríthức hoá);
- Họ không chỉ bao gồm những người lao động chân tay, trực tiếp điều khiển máy móc cơkhí, mà còn bao gồm những người lao động sản xuất với trình độ trí tuệ cao (công nhân – tríthức), nghiên cứu, sáng chế
- Họ không chỉ bao gồm những người lao động công nghiệp trực tiếp tạo ra các giá trị vậtchất cho xã hội, mà còn bao gồm những người lao động dịch vụ công nghiệp, lao động của họgắn liền với sản xuất công nghiệp, có tính chất công nghiệp
- Ở các nước tư bản, phần đông họ không còn vô sản trần trụi như trước kia mà đã có ítnhiều tư liệu sản xuất (tuy nhiên, họ vẫn là những người đi làm thuê và bị bóc lột) Ở các nướcgiai cấp công nhân đã giành được chính quyền, cùng với nhân dân lao động, họ đã làm chủ tưliệu sản xuất, làm chủ nhà nước và xã hội
Trang 28Câu 12 Trình bày sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?
1) Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho mộtgiai cấp để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế – xã hội đã lỗi thờisang một hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn
Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân, các nhàsáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa,không có người bóc lột người trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, giải phóng giaicấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công
Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau đây:
1/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức để nhândân lao động giành chính quyền về tay mình, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu, áp bức,bóc lột, xoá bỏ giai cấp tư sản (và mọi giai cấp áp bức bóc lột khác); giải tán chính quyền Nhànước của các chế độ cũ, xây dựng chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Nội dung này có thể thực hiện bằng biện pháp bạo lực là chủ yếu, tuy nhiên tranh thủ tối đabiện pháp hoà bình khi có điều kiện thuận lợi để tránh đổ máu không cần thiết
3/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo, tổ chức nhân dânlao động xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước và đồng thời tổ chức xây dựng đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, conngười…, để từng bước hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên thực tế ởmỗi nước và trên toàn thế giới
Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vàcũng là nội dung rất khó khăn, phức tạp, vì nó rất mới mẻ và là quá trình cải biến cách mạngcăn bản, toàn diện, triệt để trên phạm vi quốc gia, quốc tế Do đó cần phải trải qua từng bước,lâu dài với yêu cầu ngày càng cao đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với
Trang 29Đảng cộng sản, với Nhà nước cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh và lập trường chính trị Không thể nóngvội, giản đơn, chủ quan duy ý chí… mà hoàn thành được nội dung này.
3/ Trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất cả các nước theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá và phát triển ngày càng cao Không có giai cấp công nhân lớn mạnh, không một nước nào(kể cả các nước phát triển nhất hiện nay) có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay Nộidung này là nội dung thường xuyên và thực hiện suốt trong các giai đoạn cách mạng của giaicấp công nhân ở tất cả các nước
2) Những điều kiện khách quan qui định cho giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử trên, đó là:
a) Do những địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấuthành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến có trình
độ xã hội hoá ngày càng cao, họ tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, lao động thặng dư của họ lànguồn gốc chủ yếu đem lại sự giàu có cho xã hội
- Do bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản, họ phải bán sức lao động đểkiếm sống và bị giai cấp tư sản tước đoạt hết giá trị thặng dư, họ bị bóc lột nặng nề và bị lệthuộc hoàn toàn vào sản phẩm của họ làm ra, họ có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi íchcủa giai cấp tư sản Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp có vai trò đi đầu trong cải tạo các quan
hệ xã hội, muốn xoá bỏ giai cấp tư sản và mọi giai cấp bóc lột khác
b) Do đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: do yêu cầu khách quan của việc khôngngừng đổi mới công nghệ, giai cấp công nhân ngày càng được bổ sung thêm những công nhân
có trình độ chuyên môn và học vấn ngày càng cao; môi trường lao động công nghiệp với kỹthuật ngày càng hiện đại đã mở mang trí tuệ cho giai cấp công nhân; cuộc đấu tranh vì dân sinh,dân chủ đã cung cấp những tri thức chính trị – xã hội cần thiết để giai cấp công nhân trở thànhmột giai cấp tiên tiến
Trang 30- Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được vũ trang bởi lý luận tiền phong là chủnghĩa Mác – Lênin và có chính đảng của mình là Đảng cộng sản, do đó, có khả năng tổ chức,lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản vì lợi ích củagiai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động.
- Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để do bị áp bức bóc lột nặng nề dưới chủnghĩa tư bản và các chế độ áp bức bóc lột khác; đồng thời sứ mệnh lịch sử của họ chỉ giànhđược thắng lợi hoàn toàn khi xã hội thoát khỏi tình trạng áp bức, bất công, do vậy, muốn tự giảiphóng mình, giai cấp công nhân phải đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội
- Giai cấp công nhân là giai cấp có tổ chức kỉ luật cao, do được tôi luyện trong môitrường lao động công nghiệp ngày càng hiện đại và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phongkiến trước đây cũng như chống giai cấp tư sản ngày nay
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế do địa vị kinh tế - xã hội của họ trên toàn thếgiới giống nhau, họ có khả năng đoàn kết để thực hiện được mục tiêu chung: xoá bỏ áp bức,bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội
c) Trong chủ nghĩa tư bản đã có những mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách khách quan, gồm 2 mặt:
- Mặt kinh tế: là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá cao với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
- Mặt chính trị - xã hội: là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
Cả 2 mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ của chủ
nghĩa tư bản, tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức Đó là sự qui định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Trí thức, nông dân và các tầng lớp khác là lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa chứ không thể là lực lượng lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.Bởi vì họ không đại biểu một phương thức sản xuất riêng trong lịch sử; không có một hệ tư
tưởng riêng Vả lại, trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là cuộc cách mạng
Trang 31của giai cấp công nhân lãnh đạo để lật đổ giai cấp tư sản nhằm giải phóng giai cấp công nhân,đồng thời giải phóng cho cả nông dân, trí thức và nhân dân bị áp bức bóc lột…
Câu 13: Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình ? Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ?
1) Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp là tất yếu khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý muốn của bất kì ai Nhưng, cũng như các qui luật xã hội khác, nó không “tự động" diễn ra như các qui luật tự nhiên mà nó chỉ diễn ra khi có những hoạt động chủ quan của số đông con người: ở đây
là của bản thân cả giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản, toàn thể nhân dân Có 3 yếu tố chủ quan
cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đó là:
a/ Bản thân giai cấp công nhân phải trưởng thành về số lượng và chất lượng ngay trong
quá trình sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và trong các hoạt động chính trị - xã hội: cótrình độ văn hoá, khoa học công nghệ, tay nghề ngày càng cao để nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả sản xuất; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn Giác ngộ về chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, có lập trường giai cấp vững vàng; tích cực hoạt động nghiệpđoàn, công đoàn có chất lượng cao, tham gia tích cực xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chếđộ… Đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, mọi âm mưu của kẻ thù Thực sự đi đầu trongquá trình sản xuất hiện đại, xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội
- Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo cả giai cấp và cả dântộc Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác -
Trang 32Lênin, (ở Việt Nam còn kết hợp với phong trào yêu nước) Chỉ từ khi có Đảng, giai cấp côngnhân mới chuyển từ tự phát lên tự giác và trở thành giai cấp thực sự cách mạng
Đảng là nhân tố chủ quan hàng đầu, lãnh đạo và tổ chức quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người Vìthế, Đảng Cộng sản phải luôn luôn được xây dựng, củng cố, phát triển vững vàng về chính trị(đường lối cách mạng…), về tư tưởng (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…) và về
tổ chức (nguyên tắc tập trung dân chủ; sinh hoạt Đảng để có các quyết định đúng; cán bộ, đảngviên, cấp uỷ và tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, trong sạch, có uy tín với nhân dân và có khảnăng lãnh đạo tốt)
c/ Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng cộng sản:
+ Đảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân, là bộ tham mưu chiến đấu củagiai cấp công nhân, bao gồm những người con ưu tú nhất, trung kiên nhất của giai cấp côngnhân Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện về trí tuệ, lợi ích cho giai cấp côngnhân và nhân dân lao động; thay mặt giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống áp bức,bóc lột, giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng.Giữa Đảng và giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời
+ Những đảng viên của Đảng Cộng sản có thể không phải là công nhân, nhưng phải làngười giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấpcông nhân
+ Giai cấp công nhân và Đảng của nó phải là trung tâm đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế: ý chí, nhận thức và hành động thống nhất Đồng thời đấu tranh chống mọi biểu hiện
tiêu cực và mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù của nhân dân, của chủ nghĩa xã hội
2) Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủnghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Từ khi ra đời,Đảng cộng sản Việt Nam đã giữ vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân và lãnh đạo xã hội trên nền
Trang 33tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một quốc gia độclập, thống nhất, mọi người được bình đẳng và có điều kiện để phát triển toàn diện.
Hơn 70 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt quamọi thử thách và giành được nhiều thắng lợi to lớn, được giai cấp công nhân, nhân dân tintưởng, ủng hộ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện cụ thể như sau:
- Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thànhthắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành chính quyền về tay mình và nhândân lao động; giành độc lập cho dân tộc; thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại; đánh
đổ tận gốc chế độ thực dân kiểu cũ và kiểu mới; giành thống nhất đất nước và đưa cả nước bướcvào thời kỳ xây dựng xã hội mới - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân Việt Namthực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đã giành được thắng lợi (tuy là bước đầu); đưa đấtnước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộngquan hệ, hợp tác với các quốc gia trên thế giới; thực hiện từng bước sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại
Vì vậy, Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ mật thiết và khăngkhít với nhau Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mênh lịch sử của mình khi được mộtchính đảng tiên phong, có đủ năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị dẫn dắt, tổ chức và lãnh đạo.Ngược lại, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khiđứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tưtưởng; lấy giai cấp công nhân là cơ sở vật chất để tồn tại và phát triển
Câu 14: Trình bày mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam ?
1) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra yêu cầu khách quan về phát triển giai cấp công nhân
Trang 34- Đường lối phát triển công nghiệp hóa đã được Đảng cộng sản Việt Nam vạch ra từ Đạihội III (1960) Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa VII, Hội nghị đã khẳngđịnh công nghiệp hóa ở nước ta tất yếu phải gắn liền với hiện đại hóa Đặc trưng của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là sử dụng một cách phổ biến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao, trong đó, lực lượng chủ yếu để thực hiện sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là giai cấp công nhân
- Đến Đại hội X, Đảng ta chỉ ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu đó phải "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức" nhằm rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàtừng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế tri thức là có căn cứ khoa học và phù hợp với xu
thế chung của thời đại Song điều này chỉ thành công khi có chính sách đúng về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là việc phát triển nhanh đội
ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và đội ngũ các nhà
quản lý, các chuyên gia giỏi Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra yêu cầu khách quan phải phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, mà đặc biệt là về chất
lượng (bao gồm cả nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao độngcông nghiệp và ý thức giác ngộ chính trị cho giai cấp công nhân)
- Hơn nữa, khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, Việt Nam trở thànhmột nước công nghiệp hiện đại thì đó chính là điều kiện vật chất cần thiết và quan trọng để pháttriển đất nước, nâng cao chất lượng sống của con người, bao gồm cả đời sống của giai cấp côngnhân nước ta
2) Sự phát triển của giai cấp công nhân là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong nguồn nhân lực của đất nước, giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu và tham gia trực tiếp nhất vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do vậy, để hoàn thành sứ
Trang 35mệnh lịch sử quan trọng và vĩ đại này tất yếu giai cấp công nhân phải không ngừng tăng nhanh
về số lượng, tăng trưởng về chất lượng, vững vàng về lập trường, tư tưởng và kiên định conđường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo củaĐảng phải thực sự là lực lượng đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, cùng với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động thực hiệnthành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Như vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển giai cấp công nhân là hainhiệm vụ phải được thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau,bằng cách vừa tăng cường đầu tư phát triển số lượng, chất lượng giai cấp công nhân, sử dụng cóhiệu quả nguồn nhân lực này, vừa đầu tư vào các ngành công nghệ kỹ thuật cao, chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức Thể hiện nhất quán tư tưởng đó,
Đại hội X khẳng định: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá" 1 Để thực hiện được mục tiêu này phải tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có giai cấp
công nhân Việt Nam
Câu 15: Phân tích đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng Việt Nam ?
1) Những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
- Giai cấp công nhân Việt Nam có các đặc điểm cơ bản – chung nhất của giai cấp côngnhân các nước
- Bên cạnh đó, có những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam tạo ra,
Trang 36+ Đại đa số xuất thân từ nông dân nghèo, ra đô thị, đồn điền, xưởng máy nhỏ… làm thuêcho chủ tư sản xâm lược.
+ Khi ra đời, trình độ khoa học kĩ thuật, tay nghề và mức sống còn thấp, vì chưa có nềncông nghiệp hiện đại Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam Chịu ảnh hưởng của tâm lý sảnxuất nhỏ, tiểu nông
+ Có truyền thống lao động cần cù, yêu nước nồng nàn, gắn bó mật thiết với dân tộc, nhất
là nông dân và các tầng lớp lao động
+ Sớm được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, sớm có chính đảng tiền phong là Đảngcộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
và Đông Dương – sáng lập và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam Do đó, vai trò lãnh đạo xãhội của giai cấp công nhân sớm được nhân dân thừa nhận ngay từ khi có Đảng của nó Hơn 70năm qua, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trongcuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tuy đã có nhiều thành tựu to lớn, song giai cấp côngnhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế: đặc biệt là về trình độ văn hoá cơ bản, khoa họccông nghệ và tay nghề; giác ngộ chính trị và mức sống tuy có khá hơn sau những năm đổi mới
có kết quả, nhưng nhìn chung cũng còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2) Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam:
+ Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt Namhoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành chính quyền về tay mình
và nhân dân lao động; giành độc lập cho dân tộc
+ Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt Namthực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại; đánh đổ tận gốc chế độ thực dân kiểu cũ vàkiểu mới; giành thống nhất đất nước và đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng xã hội mới -thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt Namthực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đã giành được những thành tựu quan trọng: đưa đất
Trang 37nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộngquan hệ, hợp tác quốc tế; thực hiện từng bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấnđấu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vì vậy, giai cấp công nhân và Đảng cộng sản có mối liên hệ mật thiết và khăng khít vớinhau Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mện lịch sử của mình khi được một chínhđảng tiên phong, có đủ năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị dẫn dắt, tổ chức và lãnh đạo Ngượclại, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi đứng vữngtrên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng; lấy giai cấp công nhân là cơ sở vật chất đề tồn tại và phát triển
Câu 16: Phương hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X chỉ rõ phương hướng chung về phát triển giaicấp công nhân Việt Nam là: “Phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ
và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhânthiếu việc làm và thất nghiệp Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻđối với công nhân; chính sách ưu đãi về nhà ở đối với công nhân bậc cao Xây dựng tổ chức,phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộccác thành phần kinh tế Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợichính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ởcác khu công nghiệp và đô thị lớn Chăm lo, đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những côngnhân ưu tú” 1
Do đó, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu to n qu àn qu ốc lần thứ X - Nxb CTQG, H., 2006, tr.118- 119.
Trang 38- Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân theo
hướng bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng như chính sách vềviệc làm, tiền lương, đào tạo, bảo hiểm xã hội
- Chú trọng và yêu cầu ngày càng cao với đội ngũ công nhân thuộc khu vực kinh tế Nhà nước để tạo cơ sở làm tốt vai trò chủ đạo thực sự của kinh tế Nhà nước và cùng kinh tế tập thể
làm nền tảng vững vàng cho toàn bộ nền kinh tế cả nước
- Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá một cách phù hợp, hiệu quả để đưa nước ta
thành nước công nghiệp hiện đại, phát triển nhanh và bền vững; đặc biệt áp dụng các tiến bộkhoa học công nghệ vào sản xuất
- Từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí đến chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại hợp
lí mà có căn cứ đào tạo, đào tạo lại giai cấp công nhân một cách khoa học, hiệu quả thiết thực;
từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho giai cấp công nhân
- Đổi mới hệ thống chính trị ở các doanh nghiệp có công nhân nhằm vừa bảo vệ đúng đắn
lợi ích của công nhân, vừa giáo dục, tổ chức đào tạo và yêu cầu ngày càng cao với giai cấp côngnhân trong sản xuất kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hội ngay trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 17: Trình bày khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
1) Khái niệm cách mạng xã hội:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: là một quá trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để lâu dài, bao gồm hai
giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình lãnh đạonhân dân lao động dùng bạo lực đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiếtlập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Trang 39+ Giai đoạn 2: giai cấp công nhân sử dụng nhà nước của mình để làm công cụ cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Quá trình cải biến
xã hội này chỉ kết thúc khi xã hội mới được tạo lập một cách vững chắc
- Nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh chính trị, kết thúc bằng việc
giai cấp công nhân giành được chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản, hoặc còn được hiểu
là sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cácnước thuộc địa sau khi giành độc lập
2) Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Cũng như các cuộc cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã hộichủ nghĩa là kết quả tất yếu của sự phát triển các mâu thuẫn và là con đường giải quyết mâuthuẫn trong lòng xã hội tư bản
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã đạt tới trình độ xã hội hoá cao với quan hệ sảnxuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức với giai cấp tư sản.+ Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa xuất hiện thêm những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cácdân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
Những mâu thuẫn này phát triển đến mức gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết Cáchmạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó
Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể diễn ra một cách tự phát mà là kết quả của quátrình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chủ động, tạo ratình thế chớp lấy thời cơ cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi
Hiện nay, nhờ có cách mạng khoa học, công nghệ phát triển, chủ nghĩa tư bản ứng dụngnhững thành tựu mới của khoa học công nghệ trong sản xuất nên đã tạo ra bước nhảy vọt trongphát triển kinh tế Điều đó góp phần giúp chủ nghĩa tư bản có điều kiện điều chỉnh những vấn
đề xã hội, giúp chủ nghĩa tư bản tồn tại trong giới hạn của nó Nhưng cũng chính sự phát triển ởmức độ cao đó, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời cũng đang tạo ra những tiền đề vật chất quantrọng, ngày càng chín muồi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa Nó bộc lộ những mâu thuẫn vốn
có của nó, nội tại của nó ngày càng sâu sắc hơn (lực lượng sản xuất ngày càng phát triển làm
Trang 40cho giai cấp công nhân tăng cả về số lượng, chất lượng – yếu tố quyết định đến sự tồn tại haykhông tồn tại của chủ nghĩa tư bản; tệ nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…) Đâychính là những yếu tố khách quan phủ nhận chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng xã hộichủ nghĩa.
Câu 18: Trình bày mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
1) Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
+ Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: những người
cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình trong công thức duy nhất là xoá bỏ chế độ tư hữu Tuy
nhiên, xoá bỏ chế độ tư hữu chưa phải là mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, màmục tiêu cao nhất của cuộc cách mạng này là giải phóng con người, giải phóng xã hội đem lạihạnh phúc cho người lao động Do đó, cùng với việc xoá bỏ chế độ tư hữu, giai cấp công nhânlãnh đạo nhân dân lao động lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, từng bước xoá bỏ chế độ chiếm hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tạo điềukiện để con người phát triển toàn diện
2) Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm giải phóng tất cả những người lao động và do chínhnhững người lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng củanó
+ Do mục đích của cách mạng xã hội chủ nghĩa và do địa vị kinh tế - xã hội của mình màgiai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò vừa là động lực chủ yếu, vừa là người tổ chức và lãnhđạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nông dân còn chiếm số đông trong dân cưthì giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng hết sức to lớn Vì vậy, giai cấp công nhân liênminh với giai cấp nông dân hợp thành động lực trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vàtiến trình cách mạngẫ chủ nghĩa Trí thức là một bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ của đất nước, cóvai trò hết sức to lớn và là lực lượng quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa