Thứ hai, khóa luận nghiên cứu về thực trạng tình hình doanh thu của công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam thông qua các nội dung phân tích: Phân tích xu hướngbiến động của doanh thu qua
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và đứng vững đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để đưa ra chiến lược kinhdoanh hợp lý, lấy thu bù đắp chi phí sao cho có lãi và lãi nhiều nhất Vì vậy, tăngdoanh thu và tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và ngày càng trở nên quantrọng đối với tất cả các doanh nghiệp Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ
và khai thác được ý nghĩa của việc nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu Vì vậy em đã chọn đề tài
“ Phân tích doanh thu tại Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam” làm đề tài khóa luận
cuối khóa của mình Khóa luận đi sâu giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu trong doanh nghiệp Thứ hai, khóa luận nghiên cứu về thực trạng tình hình doanh thu của công ty cổ
phần thiết bị SISC Việt Nam thông qua các nội dung phân tích: Phân tích xu hướngbiến động của doanh thu qua các năm gần đây, phân tích doanh thu theo mặt hàng,phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ bán, phân tích doanh thu bán hàng theocác quý và phân tích các nhân tố ảnh hướng đến doanh thu của công ty
Căn cứ vào số liệu đã phân tích để chỉ ra những kết quả đã đạt được và nhữnghạn chế, tồn tại trong vấn đề thực hiện doanh thu của công ty, chỉ ra nguyên nhân và từ
đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm không ngừng tăng doanh thu tại công ty
Với kết quả từ việc phân tích đề tài: “Phân tích doanh thu tại Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam” em hi vọng phần nào sẽ giúp công ty xây dựng được chiến
lược kinh doanh hợp lý, góp phần tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Đặng Văn Lương trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Phân tích doanh thu tại Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam”.
Em xin chân thành cám ơn ban giám đốc, các anh chị trong Công ty cổ phần thiết
bị SISC Việt Nam, đặc biệt là anh chị trong phòng kế toán của công ty đã tận tìnhhướng dẫn em trong quá trình thực tập tại công ty, đã giúp đỡ em trong quá trình thuthập số liệu, thông tin về công ty, tham gia vào quá trình điều tra phỏng vấn
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô và các bạn sinh viên trường Đại họcThương Mại đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày… tháng….năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1 2.1.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần thiết bị SISC
Việt Nam
2 2.1.1.3 Bảng Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty giai đoạn 2012 – 2013
3 2.2.1.1 Bảng Kết quả điều tra thông qua phiếu điều tra
4 2.2.2.1a Biểu đồ Tốc độ phát triển doanh thu của công ty cổ phần
thiết bị SISC Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
5 2.2.2.1b Bảng Phân tích tốc độ phát triển doanh thu của công ty qua
8 2.2.2.3 Bảng Phân tích doanh thu theo các phương thức thanh toán
9 2.2.2.4 Bảng Phân tích doanh thu theo quý
10 2.2.2.5.1 Bảng Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn
giá bán đến sự biến động của doanh thu
11 2.2.2.5.2 Bảng Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và NSLĐ
bình quân tới sự biến động của doanh thu
Trang 6mô hoạt động kinh doanh, giành lấy cơ hội trên thị trường Mặt khác, doanh thu chính
là nhân tố phản ánh quy mô và xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời nó cũng phản ánh được rằng doanh nghiệp ấy có đáp ứng được đòihỏi của thị trường hay không Doanh thu là cơ sở quan trọng để xác định kết quả tàichính cuối cùng của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụcủa mình đối với Nhà nước
Trong nền kinh tế không còn sự bảo hộ của Nhà Nước, các DN nước ta phải tựđiều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để đứngvững trên thị trường và ngày càng phát triển Muốn vậy, các DN phải thường xuyênkiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nhưvậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu nóiriêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ DN nào
Thông qua phân tích doanh thu sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức và đánh giámột cách đúng đắn, toàn diện kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Đồngthời qua phân tích cũng nhằm thấy được những hạn chế còn tồn tại và những nguyênnhân ảnh hưởng đến tình hình doanh thu để từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp nhằmlàm tăng doanh thu, định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong tương lai
1.2. Căn cứ từ thực tiễn
• Đối với bản thân
Đề tài nghiên cứu giúp em nắm vững mảng kiến thức về doanh thu và phân tíchdoanh thu tại một doanh nghiệp thương mại nói chung Bên cạnh đó trong quá trìnhtìm hiểu đề tài, em đã hiểu hơn về hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếucủa công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam từ đó mạnh dạn đề xuất những giải phápgiúp doanh nghiệp tăng doanh thu trong thời gian tới
Trang 7• Đối với doanh nghiệp
Hiện tại công ty chỉ tiến hành phân tích chung về doanh thu mà chưa phân tích cụthể theo tổng mức, kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu nên chưa tận dụngđược hết những tiềm lực của mình để đạt được một mức doanh thu thỏa đáng Đề tàinghiên cứu tiến hành phân tích doanh thu chi tiết theo quý, theo phương thức thanhtoán, theo mặt hàng chủ yếu và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng nhưthế nào đến doanh thu Điều đó giúp doanh nghiệp đánh giá và có những điều chỉnhphù hợp về cơ cấu mặt hàng, về nhân lực cũng như các chiến lược kinh doanh để tăngdoanh thu, tối đa hóa lợi nhuận
• Đối với xã hội
Đề tài thực hiện hướng tới mục tiêu đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệptăng doanh thu Khi doanh nghiệp tăng doanh thu sẽ góp phần cải tạo đời sống ngườilao động, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, giúp đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong nước và mở rộng hợp tác kinh doanh với nước ngoài
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, với những kiến thức và lý luậnđược trang bị trong nhà trường cùng sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Đặng Văn Lương,
em đã lựa chọn đề tài “Phân tích doanh thu tại Công ty công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về doanh thu và phân tích doanh
thu: hệ thống lại những kiến thức được tiếp thu từ những bài giảng trên trường, trênlớp Nắm rõ những tiêu thức phân tích doanh thu trong doanh nghiệp và cụ thể hóatrong Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
Mục tiêu thực tiễn: Đây là mục tiêu chính và cốt yếu nhất của đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu thực tế về Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam cũng nhưcông tác phân tích doanh thu, em xác định mục tiêu chính của đề tài là:
+ Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp bên cạnhviệc thu thập số liệu thứ cấp
+ Tìm hiểu thực trạng doanh thu và công tác phân tích doanh thu tại Công ty cổphần thiết bị SISC Việt Nam, đưa ra các đánh giá, những cái đạt được và hạn chế củahoạt động này
Trang 8+ Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu và công tác phân tíchdoanh thu tại công ty.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng doanh thu và hoàn thiện công tác phântích doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là Phân tích doanh thu tại Công ty cổ phần thiết bịSISC Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: tại Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
+ Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích doanh thu được
thu thập trong khoảng thời gian 2 năm là năm 2012 và năm 2013
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
4.1. Phương pháp thu thập và tập hợp dữ liệu
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp phương pháp thu thập
dữ liệu là rất quan trọng không thể thiếu Việc vận dụng các phương pháp thu thập dữliệu cho quá trình nghiên cứu dựa vào thực trạng khách quan của hiện tượng Phươngpháp thu thập dữ liệu của đề tài này bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp vàphương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm 2 phương pháp là phương phápđiều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp điều tra trắc nghiệm: là phương pháp được thực hiện thông
qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm Để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc làm khóaluận, em đã tiến hành phát 6 phiếu điều tra cho 3 nhân viên trong phòng kế toán,trưởng phòng kinh doanh, phó giám đốc và giám đốc công ty Nội dung các câu hỏixoay quanh các vấn đề về tình hình doanh thu và công tác phân tích doanh thu củacông ty
+ Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp phỏng vấn trực tiếp kế toán
trưởng và giám đốc công ty một số vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu Những
Trang 9câu hỏi cụ thể chú trọng vào các vấn đề liên quan đến doanh thu của công ty trong
2 năm 2012 và 2013, những định hướng của công ty trong thời gian tới
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các tài liệu, dữliệu sẵn có của công ty Trong quá trình thực tập em đã thu thập được số liệu các báocáo tài chính của công ty đặc biệt là 2 báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2012 và 2013 để làm cơ sở cho việc phântích Ngoài ra, em còn thu thập một số tài liệu khác liên quan đến giấy đăng ký kinhdoanh, quá trình hình thành và phát triển của công ty, và một số tài liệu chuyên ngànhphục vụ cho việc làm khóa luận
4.1.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Dựa vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu về, qua số liệu trên bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác em đã tiến hành tập hợp, tính toán
và tổng hợp các số liệu làm cơ sở cho việc phân tích doanh thu tại công ty
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật, hiện tượng thôngqua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.Phương pháp so sánh được em sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích Từviệc tính toán các tỷ lệ, tỷ trọng, kết hợp phương pháp so sánh với phương pháp bảngbiểu để so sánh các tỷ lệ, tỷ trọng giữa các năm tài chính với nhau Phương pháp so sánhđược sử dụng để so sánh số liệu giữa năm 2013 và năm 2012, nhằm thấy được xu hướngbiến động của doanh thu, sự biến động trong cơ cấu doanh thu qua 2 năm đó Các hìnhthức so sánh mà em sử dụng bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối về các chỉtiêu như: doanh thu bán hàng, doanh thu theo mặt hàng, doanh thu theo hình thức thanhtoán, doanh thu theo quý,…
4.2.2. Phương pháp dùng biểu phân tích
Trong phân tích doanh thu, em dùng biểu mẫu phân tích để phản ánh một cáchtrực quan các số liệu phân tích Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng cột để ghichép các chỉ tiêu và số liệu phân tích phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu
Trang 10kinh tế có mối liên hệ với nhau: so sánh giữa số năm nay với số năm trước, so sánhgiữa chỉ tiêu bộ phận với chỉ tiêu tổng thể.
4.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để phân tích nhân tố ảnh hưởng tớidoanh thu thông qua các công thức tính toán
so sánh có ý nghĩa quyết định đến mức độ quy mô của các chỉ tiêu trên đem so sánh
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về tình hình doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
Chương III: Các kết luận và đề xuất về vấn đề doanh thu tại Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam.
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH
THU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác và theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 cũng như theo giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại 2008 của trường Đại học Thương Mại, trang 29: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp nhằm góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” Các khoản thu hộ bên thứ
ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp sẽ không được coi là doanh thu
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2008 của trường Học Viện Tài Chính, trang 28: “Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định Đây là bộ phậnchủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, có rất nhiều khái niệm về doanh thu nhưng em xin lấy khái niệm về DTtheo cách hiểu của chuẩn mực kế toán để thuận tiện cho việc lấy số liệu và phân tíchdoanh thu theo các nội dung
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: được xác định theo giá trị hợp lý của
các khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phátsinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụcho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
– Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định – Giáo
Trang 12trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại của trường ĐH Thương Mại xuất bản năm 2008.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả 5 điều kiện:
a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được
xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán thành phẩm,hàng hóa sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu
Doanh thu thuần được xác định theo công thức sau:
Doanh
thu thuần về
BH &
CCDV
=
Tổng doanh thu BH &
-Chiết khấu thương
-Giảm giá hàng
-Doanh thu hàng bán bị trả lại
-Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo PPTT Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu
1.1.1.3. Các khoản giảm trừ doanh thu
Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại 2008 của trường Đại học Thương mại:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được chấp nhận một cách đặc biệt trên
giá đã thỏa thuận vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo hợpđồng, không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng chưa đến mức độ bị trả lại dobên mua đồng ý chấp nhận giảm giá
Trang 13+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của người mua, do vi phạmhợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách
+ Các khoản thuế gián thu bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp
Thuế xuất khẩu: là loại thuế gián thu đánh vào lại hàng hóa xuất khẩu thuộc danh
mục hàng hóa bị đánh thuế qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam
Thuế TTĐB: là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ nằm
trong danh mục Nhà nước quy định cần điều tiết sản xuất hoặc tiêu dùng Thuế TTĐBđược cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng chịu khi mua hànghóa, dịch vụ
Thuế GTGT: là loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng them của
hàng hóa, dịch vụ qua quá trình sản xuất và lưu thông
1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Phương pháp xác định doanh thu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự vềbản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận
về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Trang 14Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc tăng doanh thu và nhiệm vụ phân tích doanh thu
1.1.2.2.1. Ý nghĩa của việc tăng doanh thu
Tăng doanh thu có ý nghĩa to lớn với cả bản thân doanh nghiệp và toàn xã hội.+ Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiệntốt chức năng nhiệm vụ kinh doanh, nhanh chóng thu vốn, rút ngắn chu kì kinh doanh, tạonhững điều kiện giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, thực hiệntốt nghĩa vụ với Nhà nước và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động
+ Đối với xã hội, tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêudùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, đảm bảo cân đốicung cầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền vàvới các nước trong khu vực và thế giới
1.1.2.2.2. Nhiệm vụ phân tích doanh thu
Phân tích tình hình doanh thu có nhiệm vụ làm rõ tình hình thực hiện các chỉ tiêudoanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá
cả hàng bán…qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của cácchỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
Ngoài ra, phân tích tình hình doanh thu có nhiệm vụ làm rõ những mâu thuẫn tồntại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong khâu bánhàng để từ đó tìm được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩymạnh bán hàng, tăng doanh thu Việc phân tích cung cấp một cách rõ ràng hơn về tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn, cóthể thấy được những ưu, nhược điểm trong hoạt động của mình, từ đó có những biệnpháp hạn chế những điểm yếu và đề ra những sáng kiến nhằm tận dụng thế mạnh củadoanh nghiệp
Đồng thời, nhiệm vụ của phân tích doanh thu đó là cho người sử dụng thông tinthấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quancũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm được những chính sách, biệnpháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu
Trang 15Như vậy thông qua việc phân tích doanh thu bán hàng giúp doanh nghiệp đánhgiá chính xác tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu Đồng thời, những số liệu, tài liệuphân tích doanh thu bán hàng là cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khácnhư: phân tích tình hình mua hàng, phân tích tình hình chi phí hoặc lợi nhuận kinhdoanh Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụng các số liệu phân tích doanh thu bán hàng
để làm cơ sở, căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các kỳ tiếp theo
1.2. Nội dung phân tích doanh thu của một doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích xu hướng biến động của doanh thu qua các năm
- Mục đích phân tích: tìm được xu thế và quy luật phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán
hàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xâydựng kế hoạch trung và dài hạn Đồng thời qua phân tích xác định thị phần doanh thucủa doanh nghiệp trên thị trường và sự tăng giảm của các chỉ tiêu này để đánh giá khảnăng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp
- Nguồn số liệu phân tích: các số liệu doanh thu thực tế qua các năm (từ năm 2009 đến
năm 2013)
- Phương pháp phân tích: phân tích tốc độ phát triển của doanh thu trong một thời kỳ
(thường là 5 năm) bằng cách tính toán các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển định gốc,tốc độ phát triển liên hoàn
+ Tốc độ phát triển định gốc: = x 100
+ Tốc độ phát triển liên hoàn: = x 100
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn : Doanh thu bán hàng kỳ i.
: Tốc độ phát triển định gốc : Doanh thu bán hàng kỳ
i-1
1.2.2. Phân tích doanh thu theo tổng mức và kết cấu
1.2.2.1. Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh
- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh nhằm
nhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu bán hàngqua đó xác đinh kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh Đồng thời giúp cho chủ
Trang 16doanh nghiệp có những căn cứ, cơ sở đề ra những chính sách biện pháp đầu tư thíchhợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh
thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực
hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu phần trăm(%),
số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh
1.2.2.2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu
- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo những nhóm hàng và mặt
hàng chủ yếu nhằm nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chính xác và chi tiết tìnhhình doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng, thấy được sự biến động tăng giảm và xuhướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của công chúng, làm cơ sở cho việc hoạch định
chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán
hàng
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số liệu thực
hiện với kế hoạch, kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu phần trăm, sốchênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàng kinh doanh
1.2.3. Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán
- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán nhằm mục
đích nghiên cứu , đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán hànggắn với việc thu tiền bán hàng và tình hình thu tiền bán hàng.Vì mục đích quan trọngcủa doanh nghiệp là phải bán được nhiều hàng nhưng đồng thời cũng phải thu hồinhanh và đủ tiền bán hàng để tránh ứ đọng, bị chiếm dụng vốn Thông qua việc phântích tình hình doanh thu thu tiền bán hàng doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữuhiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng và có những định hướng hợp lý trong việc lựachọn phương thức bán và thanh toán tiền trong kỳ tới
- Nguồn số liệu phân tích: số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản “Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản “ phải thu của khách hàng” và các tàikhoản liên quan
- Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện kỳ báo cáo với kỳ trước để thấy
được sự biến động tăng giảm
1.2.4. Phân tích doanh thu theo tháng, quý
- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích
thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng, có ý nghĩa đặc biệt đối với
Trang 17những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ sản xuất hoặc tiêudùng.
- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế và kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp
theo tháng, quý
- Phương pháp phân tích: So sánh số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy được mức độ
hoàn thành, tăng giảm theo từng tháng quý
1.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến doanh thu của doanh nghiệp
Việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp thương mại chịu
sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố khách quan
và chủ quan Về chiều hướng ảnh hưởng thì có nhân tố ảnh hưởng tăng, nhưng cũng
có nhân tố ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu doanh thu Do vậy , để có thể nhận thức mộtcách chính xác tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu ta cần phải đi sâu phân tích đểthấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, từ đó
có những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu
Trang 181.2.5.1. Phân tích ảnh hướng của số lượng hàng bán và đơn giá bán tới sự biến động của
doanh thu
Doanh thu bán hàng có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp Đó là số lượng hàng bán
và đơn giá bán của hàng hóa Mối liên hệ của hai nhân tố đó với doanh thu được phảnánh qua công thức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
Nhân tố số lượng hàng bán là nhân tố chủ quan phụ thuộc vào điều kiện tổ chức
và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Còn đơn giá bán là nhân tố khách quan do sựđiều tiết của cung cầu thị trường
Ảnh hưởng của lượng hàng hoá đến doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ
trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hoá bán ra tăng (đơn giá bánkhông đổi) thi doanh số tăng và ngược lại Lượng hàng hoá bán ra thị trường là dodoanh nghiệp quyết định Doanh thu có thể kiểm soát được vì vậy khi đánh giá vềchỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ
Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng (lượng hàng hóa không đổi) dẫnđến doanh thu tăng và ngược lại Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân
tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Nhân tố giá chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố khác như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu hàng hoá trên thịtrường, các chính sách của Nhà nước như chính sách tài khoản, chính sách tiền tệ Ngoài ra, giá cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh Biểu hiện của
sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã giá cả là vũ khí cạnh tranhhữu hiệu nhất
Phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng và giátới doanh thu thường được sử dụng là phương pháp thay thế liên hoàn và phươngpháp số chênh lệch
1.2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và NSLĐ bình quân tới sự biến động của
doanh thu
Nếu biết được doanh thu và số lượng lao động ở mỗi kỳ thì ta có thể phântích được sự ảnh hưởng của hai nhân tố là số lượng lao động và năng suất lao độngvới doanh thu bán hàng khi đó:
Trang 19∑ Doanh thu = Số lượng lao động
(người)
x Năng suất lao độngbình quân (đồng/người)Hay M = T x W
Trong đó:
M: Doanh thu bán hàng
T: Số lượng lao động
W: Năng suất lao động bình quân
Số lượng lao động được coi là nhân tố khách quan, năng suất lao động đượccoi là nhân tố chủ quan Khi cả hai nhân tố này biến động đều làm ảnh hưởng tớidoanh thu bán hàng
Trang 20CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ SISC VIỆT NAM
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến doanh thu Công
ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
2.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
a) Tên, quy mô và địa chỉ
- Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
- Tên giao dịch: SISC VietNam instrumentation joint stock company
- Tên viết tắt: SISC., JSC
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (mười lăm tỷ đồng)
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng+ Số cổ phần đã đăng ký mua: 600.000
+ Email: sieuviet.co@hn.vnn.vn+ Website: sisc.com.vn
b) Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
- Chức năng, nhiệm vụ: đáp ứng nhu cầu về hiện đại hóa và công nghiệp hóa của xã hội,SISC Group tự hào là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam Công ty cổ phần thiết bịSISC Việt Nam chuyên cung cấp các giải pháp khoa học và công nghệ cũng như cácthiết bị về đo lường, phân tích, xét nghiệm cho nhiều lĩnh vực: môi trường, dượcphẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp, thủy hải sản, vật liệu, hóa dầu…
- Ngành nghề kinh doanh của công ty:
STT Tên ngành nghề
1 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Trang 212 Sửa chữa bảo hành sản phẩm điện tử, tin học
3 Kinh doanh trang thiết bị đo lường kiểm nghiệm, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị công nghiệp
4 Dịch vụ tư vấn về thiết bị đo lường, kiểm nghiệm
5 Dịch vụ tư vấn và xây lắp các công trình xử lý môi trường
6 Kinh doanh các loại hóa chất, hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn đoán, hóa chất phân tích và các chế phẩm sinh học (trừ hóa chất nhà nước cấm)
7 Tư vấn về chuyển giao công nghệ
Trong đó ngành nghề chính là: Kinh doanh trang thiết bị đo lường kiểm nghiệm,trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị công nghệ và kinh doanh các loại hóa chất
c) Quá trình hình thành và phát triển:
- 1997: Thành lập công ty với tên gọi ban đầu là công ty TNHH Siêu Việt
- 2000: Chính thức quản lý chất lượng dịch vụ kỹ thuật theo tiêu chuẩn chất lượng ISO9002: 1994
- 2008: Trở thành Đại lý phân phối các sản phẩm của hãng Leica Geosystems Năm
2012, Leica Geosystems đã chọn SISC là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam
- 2009: Công ty đổi tên thành công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam SISC trở thànhđại lý phân phối của hãng Anton Paar và BUCHI
- 2010: SISC thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ kỹ thuật theo tiêu chuẩn chất lượngISO 9001: 2008
- 2012: Trở thành đại lý phân phối của hãng RIGAKU
- 2013: AB Sciex đã tin tưởng vào danh tiếng của SISC và chọn SISC là đại lý phânphối của hãng
Trang 22ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng MH và QHQT Phòng KD và các dự án lớn Phòng kế toánPhòng kế hoạch Phòng các SP hóa sinh Phòng các SP y tế, CN, SH Phòng các SP trắc địa, cơ lý Phòng kỹ thuật
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị:
Sơ đồ 2.1.1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả
các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền
- Hội đồng quản trị: có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công
ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền
- Ban kiểm soát: thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành
sản xuất kinh doanh của công ty
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: tổ chức điều hành các hoạt động của công ty, đảm bảo
thực hiện đúng các quy định của pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của Hội đồng
quản trị, chịu trách nhiệm đầy đủ toàn diện trước pháp luật về các hoạt động kinh
Trang 23doanh của công ty, tuyển dụng lao động, phê duyệt toàn bộ các chi phí trong quá trìnhhoạt động của công ty,…
- Giám đốc: đại diện pháp lý công ty trước các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước,
ký kết các văn bản pháp lý, tổ chức tìm kiếm các hợp đồng trọn gói, tổ chức hoạt độngphòng kinh doanh,…
- Phó giám đốc kinh doanh: đảm bảo kế hoạch kinh doanh theo quyết định của HĐQT,
tổ chức thiết lập duy trì và phát triển mối quan hệ chính phủ như Bộ KHoa học và CNtài nguyên môi trường, Bộ công thương, Bộ nông nghiệp,…tổ chức các hoạt độngcộng đồng,…
- Phó giám đốc hành chính: đề xuất, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về quản lý thu
chi, thực hiện hợp đồng, tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong công ty, cập nhật thôngtin tài chính công ty hàng ngày, tổ chức công tác hành chính trong công ty
- Phòng kế toán: quản lý tiền và toàn bộ tài sản của công ty, quản lý chứng từ kế toán
theo quy định của pháp luật, thực hiện các giao dịch với ngân hàng, tổ chức tài chính,đối tác của công ty, tham mưu giúp giám đốc điều hành để thu hồi công nợ từ kháchhàng…
- Phòng MH và QHQT: chịu trách nhiệm mua toàn bộ hàng hóa, trang thiết bị, vật tư,
lập phiếu nhập kho sau khi hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng đầu vào
- Phòng kế hoạch: là đầu mối quản lý toàn bộ tài sản là hiện vật của công ty, theo dõi
quản lý toàn bộ hàng hóa trên đường vận chuyển đến khách hàng và giao cho kháchhàng đang trong quá trình lắp đặt bàn giao, quản lý kho hàng,…
- Phòng KD và các dự án lớn: tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, lập, tổ chức
thực hiện các phương án kinh doanh, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thiếtlập, duy trì mối quan hệ với cơ quan chính phủ, thực hiện các nghiệp vụ bán hàng chocác dự án lớn, báo cáo giám đốc điều hành cập nhật tình hình thực hiện các dự án
- Phòng các SP hóa sinh: tìm hiểu nghiên cứu phát triển các sản phẩm thiết bị cơ bản,
thiết bị phân tích thí nghiệm thuộc các lĩnh vực hóa học, công nghệ sinh học, môitrường vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phòng các SP y tế, công nghệ sinh học: tìm hiểu nghiên cứu phát triển các sản phẩm
thiết bị phân tích thí nghiệm thuộc các lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học.tham gia trựctiếp vào các dự án có vốn đầu tư nước ngoài,…
- Phòng các sản phẩm trắc địa, cơ lý: tìm hiểu nghiên cứu phát triển các sản phẩm
thiết bị thí nghiệm trong các lĩnh vực trắc địa bản đồ, cơ học đất, cơ học vật liệu, quantrắc công trình,…tổ chức bán hàng theo các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài,…
Trang 24- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu tìm hiểu các trang thiết bị mà công ty kinh doanh là đại
lý độc quyền phân phối để tổ chức lắp đặt hướng dẫn sử dụng; là đầu mối tổ chức lắpđặt hướng dẫn sử dụng các trang thiệt bị theo các hợp đồng; tham dự các khóa học tậphuấn do các hang nước ngoài, công ty tổ chức trong và ngoài nước; giữ gìn bảo quảntrang thiết bị máy móc, dụng vụ được công ty giao; quản lý hồ sơ lưu trữ liên quan đếnkhách hàng cơ sỡ dữ liệu phòng kỹ thuật, tổ chức dỡ hàng, bốc xếp hàng lên phươngtiện vận tải, tổ chức vận chuyển đến nơi lắp đặt…
Trang 252.1.1.3. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2012 – 2013
Bảng 2.1.1.3: Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
giai đoạn 2012 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ
(Nguồn tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc
ngày 31 tháng 12 năm 2013 công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam) Nhận xét: Tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 76,795,773,776 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 65.38%, trong đó:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 73,922,311,759 đồng tươngứng với tỷ lệ tăng 63.11%
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 101,764,048 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm31.48%
- Thu nhập khác tăng 2,975,266,065 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 37825.72%
Tổng chi phí năm 2013 so với năm 2012 tăng 74,995,694,834 đồng tương ứngvới tỷ lệ tăng 63.91%, trong đó:
- Giá vốn hàng bán tăng 69,547,575,783 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 69.36%
- Chi phí tài chính tăng 1,513,510,931 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 101.37%
- Chi phí quản lý kinh doanh tăng 1,153,273,096 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7.42%
- Chi phí khác tăng 2,782,335,024 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8753.93%
Trang 26LNST năm 2013 so với năm 2012 tăng 1,341,778,632 đồng tương ứng với tỷ lệtăng 1473,08% cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan Tuynhiên tốc độ tăng của chi phí cũng tương đối cao Doanh nghiệp cần chú ý các biệnpháp tăng doanh thu và thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý chi phí để có thểđạt được mức lợi nhuận cao hơn.
2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến doanh thu của công ty cổ phần thiết bị
SISC Việt Nam.
2.1.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan
• Môi trường pháp luật
Là hệ thống chủ chương chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở pháp luật và các biện pháp kinh tế – chính trị,Nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô Công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Namhoạt động kinh doanh theo sự điều chỉnh của các bộ luật như: Luật Doanh nghiệp 2005,Luật Đầu tư 2005, Luật Phá sản 2004, Luật Thương mại…
Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế đầu tư như các quy định về tríchkhấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế đều ảnh hưởng tới các hoạtđộng của doanh nghiệp
• Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và trongcông ty nói riêng đều chịu chung sự quản lý của Nhà Nước Nhà Nước tạo hành langpháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiêp hoạt động, do đó doanh nghiệpphải chấp hành những chế độ, quy định của Nhà nước Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơchế quản lý của Nhà nước đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nướchiện nay, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô có tác động rất quan trọng đối với cácdoanh nghiệp
• Khách hàng: Có thể nói, khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định đến doanh thu của
công ty Càng nhiều khách hàng đến với công ty thì có nghĩa là doanh thu từ bán hàngcàng cao Khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần thiết bị SISC Việt Nam là các công
ty, đơn vị, bệnh viện, trường học có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ trong cáclĩnh vực mỹ phẩm, nông sản, hóa học,…