1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị khoản phải thu tại công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái”

51 1,5K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 517,5 KB

Nội dung

Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái hoạt động sản xuất kinh doanh baogồm các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng như xây dựng, lắp đặt, giám sát thi côngcác công trình … vì vậy giá

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tớicác cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là các cô, các chị phòng Tài vụ tại Công ty Cổphần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong suốt quá trình thựctập tại công ty

Trong quá trình nghiên cứu, thực tập tại công ty, Em đã thu được nhiều kiến

thức quý báu Nhưng do thời gian không nhiều, và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vìvậy khi thực hiện đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót Em mong nhận đượcnhững đóng góp của thầy, cô và những người quan tâm để bài khóa luận của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

ii

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Qui trình nguyên lý quản trị khoản phải thu 6

MH1: Mô hình nới lỏng (Thắt chặt) chính sách bán chịu 9

MH2: Mô hình mở rộng (rút ngắn) thời hạn bán chịu 9

MH3: Mô hình Tăng (Giảm) tỷ lệ chiết khấu 10

Bảng 2.1: Cơ cấu khoản phải thu của công ty giai đoạn 2012-2014 21

Bảng 2.2: Bảng tính chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2012-2014 24

Bảng 2.3: Nợ khó đòi trong hoạt động sản xuất của công ty giai đoạn 2012-2014 25

Bảng 2.4 Nhận định về hoạt động quản trị khoản phải thu tại công ty giai đoạn 2012 – 2014 26

Bảng 2.5: Nhận xét về biểu mẫu, phần mềm và mô hình quản trị khoản phải thucủa công ty giai đoạn 2012 – 2014 27

Bảng 2.6: Nhân tố dẫn tới tình trạng khoản phải thu của công ty ngày càng gia tăng trong giai đoạn 2012-2014 28 Bảng 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt quản trị khoản phải thu của công ty giai đoạn 2012-201429

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

iii

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH

Sơ đồ 1.1: Qui trình nguyên lý quản trị khoản phải thu Error: Reference source not found

MH1: Mô hình nới lỏng (Thắt chặt) chính sách bán chịu Error: Reference source not found

MH2: Mô hình mở rộng (rút ngắn) thời hạn bán chịuError: Reference source not foundMH3: Mô hình Tăng (Giảm) tỷ lệ chiết khấu Error: Reference source not found

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

iv

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

v

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp CPXD : Cổ phần Xây dựng KPT : Khoản phải thu TSCĐ : Tài sản cố định PGS.TS : Phó giáo sư tiến sỹ T.S : Tiến sỹ

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

vi

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

vii

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hầu hết các Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phátsinh các khoản phải thu Đây là một loại tài sản của DN, tài sản mà DN bị chiếm dụng,mỗi DN khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau, từ mức không đáng kểđến mức không thể kiểm soát được, nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt độngkinh doanh của mỗi DN Đặc biệt hiện nay, khoản phải thu là yếu tố quan trọng tạonên uy tín của DN đối với các đối thủ của mình và trở thành sức mạnh cạnh tranh chocác DN Chính vì vậy, quản trị khoản phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các DNđặc biệt là đối với các DN có khoản phải thu lớn và khó kiểm soát như ngành xâydựng Ngoài ra nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các quan hệ tín dụngngày càng trở lên đa dạng và phức tạp Sự phát sinh nợ là một yếu tố tất nhiên tronghoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thươngmại Tình trạng nợ nần và và việc kiểm soát nợ cần được nhìn nhận từ cả hai góc độ:bên cung cấp tín dụng (chủ nợ) và bên đi vay (khách nợ) Nhiều doanh nghiệp đangphải đối mặt với mức rủi ro tín dụng rất cao, trong đó rủi ro về tổn thất nợ khó đòi làmột trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ

Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái hoạt động sản xuất kinh doanh baogồm các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng như xây dựng, lắp đặt, giám sát thi côngcác công trình … vì vậy giá trị khoản phải thu chiếm một tỷ trọng không nhỏ trongtổng tài sản của công ty.Với đặc thù của lĩnh vực mà công ty đang hoạt động thì công

ty khó tránh khỏi những khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ từ công trình Do đócông tác quản trị khoản phải thu sao cho hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho kết quảkinh doanh của công ty là điều hết sức quan trọng và cần thiết Xuất phát từ tình hình

đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế việc chọn đề tài “Quản trị khoản phải thu tại công

ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái” là thiết thực và có ý nghĩa Đây là đề tài phù

hợp với chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và mức độ của của một bài khóa luận tốtnghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm: Tìm hiểu tình hình kinh doanh và thựctrạng các khoản phải thu tại công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái Từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh của

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

1

Trang 9

công ty trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Quản trị khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnhYên Bái

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: Công ty CPXD số 1 tỉnh Yên Bái

+ Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2012 đến 2014

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tiếp cận điều tra,thu thập thông tin, Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê, phân tích, mô hình, sơ đồ,Phương pháp so sánh – đánh giá

5.Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục bảng biểu, sơ đồ, viết tắt vàtài liệu tham khảo, bài khóa luận bao gồm:

Chương I: Cơ sở lý thuyết cơ bản về Quản trị khoản phải thu

Chương II: Thực trạng về quản trị khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng

Trang 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI “ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 TỈNH YÊN BÁI”

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị khoản phải thu

1.1.1 Khái niệm quản trị khoản phải thu

- Khái niệm khoản phải thu và một số khái niệm liên quan

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên thì “Quản trị nói chung và quản trị tàichính nói riêng là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với quá trình tồn tại, hoànthiện và phát triển của loài người Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thểcác hoạt động của nhà quản trị trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra cácquyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm thực hiện các mụctiêu đã được xác định.” (Trích dẫn: Tài liệu tham khảo số 01-trang 12 và 14 Giáo trìnhQuản trị tài chính – PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên – Đại học Thương Mại – NXBthống kê, 2011)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biếnvới hoạt động của các DN khác với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước.Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tàichính của DN

Theo T.S Trần Văn Dung, phó trưởng Bộ môn kế toán doanh nghiệp Học việnTài chính thì khái niệm khoản phải thu được trình bày như sau: “Các khoản phải thu làkhoản nợ của các cá nhân, các tổ chức, đơn vị bên trong và bên ngoài DN về số tiềnmua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ chưa thanh toán cho DN.” (Tríchdẫn: Tài liệu tham khảo số 02 - Mục 2.4 Trang 52 - Giáo trình kế toán tài chính- Nhàxuất bản tài chính)

Ngoài ra theo T.S Đặng Thi Hòa – Đại học Thương Mại định nghĩa về khoảnphải thu ngắn hạn và khoản phải thu được trình bày như sau:

“Các khoản phải thu ngắn hạn là bộ phận gá trị tài sản của doanh nghiệp đangnằm ở khâu thanh toán doanh nghiệp phải thu và có thời hạn thanh toán trong vòngmột năm như các khoản phải thu người mua, khoản tạm ứng, khoản thu bồi thường vật

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

3

Trang 11

chất,…đây là bộ phận tài sản của đơn vị để cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng mộtcách hợp pháp hoặc không hợp pháp”.

“Các khoản phải thu dài hạn là giá trị các khoản doanh nghiệp phải thu có thờihạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh, bao gồmphải thu khách hàng, phải thu nội bộ, số vốn đã giao cho các đơn vị trực thuộc, ”(Trích: Tài liệu tham khảo số 05 – Mục 2.1.2 Trang 32 – Giáo trình Nguyên lý kếtoán – Trường Đại học Thương Mại – Nhà xuất bản thống kê)

Khoản phải thu là bộ phận tài sản của DN đang bị đang bị các đơn vị hoặc cánhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm thu hồi

Khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền màkhách hàng nợ DN phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bántrước trả sau Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, DN còn phải ứngtrước tiền cho người cung cấp từ đó hình thành các khoản tạm ứng Bên cạnh đó còncác khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên và các khoản phải thu khác

Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với DN baogồm các khoản:

• Khoản phải thu từ khách hàng

• Khoản ứng trước cho người bán

• Khoản phải thu nội bộ

• Khoản tạm ứng cho công nhân

• Khoản tạm ứng cho công nhân viên

• Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ

• Các khoản phải thu khác

1.1.2 Khái niệm quản trị khoản phải thu

Cùng với quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu có liên quanđến quyết định về quản trị tài sản của Giám đốc tài chính Quyết định quản trị khoảnphải thu gắn với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thutăng thêm do bán chịu hàng hóa

Quản trị KPT đòi hỏi trả lời năm tập hợp các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì? Dànhcho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng? Doanh nghiệp cóchuẩn bị để giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không?

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

4

Trang 12

- Doanh nghiệp cần có đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách hàng

ký vào biên nhận, hay buộc khách hàng thanh toán nhanh không?

- Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách hàng kývào biên nhận, hay buộc khách hàng ký một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác?

- Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách hàng kývào biên nhận, hay buộc khách hàng ký một loại giấy nhận nợ nào khác?

- Phân loại khách hàng: loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay? Để tìmhiểu, DN có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của kháchhàng không? Hay DN dựa váo chứng nhận của ngân hàng?

- Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín dụngnhư thế nào để tránh rủi ro? DN có từ chối cấp tín dụng cho các khách hàng mà DNnghi ngờ? Hay DN chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như

là chi phí của việc xây dựng một nhóm lớn khách hàng thường xuyên?

- Biện pháp nào mà DN áp dụng thu nợ đến hạn? DN theo dõi thanh toán như thếnào? DN làm gì với những khách hàng trả tiền miễn cưỡng hay kiệt sức vì họ?

1.2 Nội dung lý thuyết về quản trị khoản phải thu

1.2.1 Nội dung khoản phải thu

• Khoản phải thu từ khách hàng là những khoản cần phải thu do DN bán chịuhàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng

• Khoản ứng trước cho người bán là khoản tiền DN phải thu từ người bán,người cung cấp do DN trả tiền trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thànhphẩm hoặc dịch vụ mà DN chưa được giao

• Khoản phải thu nội bộ là các khoản thu phát sinh giữa đơn vị, DN hạch toánkinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các đơn vịtrực thuộc với nhau

• Khoản tạm ứng cho công nhân viên là những khoản tiền hoặc vật tư do DNđược giao cho cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giảiquyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác…

• Khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ khác…

1.2.2 Quy trìnhquản trị khoản phải thu

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

Bán chịu

Tăng doanh thu

Tăng khoản phải thu

Tăng lợi nhuận Tăng chi phí liên quan đến khoản phải thu

Chi phí cơ hội do đầu tư khoản phải thu

Trang 13

Sơ đồ 1.1: Qui trình nguyên lý quản trị khoản phải thu

Hầu hết các DN đều phát sinh KPT nhưng mức độ khác nhau từ mức không đáng

kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi Kiểm soát các KPT liên quan đến việc đánhđổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng,

do đó mất đi lợi nhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho KPT tăng vànguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu được nợ cũng giá tăng

Để quyết định xem có gia tăng khoản bán chịu hay không? Giám đốc tài chínhcần phải xem xét khoản lơi nhuận gia tăng có lớn hơn các chi phí liên quan đến khoảnphải thu hay không? Hay nói cách khác việc tiết kiệm các chi phí có đủ bù đắp lợinhuận hay không?

1.2.3 Vai trò của Quản trị khoản phải thu

- Khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng đáng trong tổng tài sản lưu động của các

DN Do đó quản trị KPT tốt, thì vòng quay vốn của DN sẽ tốt Từ đó kích thích hoạtđộng kinh doanh phát triển

- Tổ chức hệ thống kiểm soát nợ phải thu chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin, kịpthời, nhanh chóng sẽ giúp cho các DN hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro không thuhồi được nợ, chi phí thu hồi nợ sẽ thấp

1.2.4 Phân loại khoản phải thu

Việc phân loại các KPT là một yêu cầu trong kế toán các KPT Đồng thời, việcphân loại này rất quan trọng đối với việc hạch toán kế toán, và cả đối với kế toán quảntrị: Lãnh đạo của DN có thể sử dụng kết quả việc phân loại, để nắm được tình hình cácloại đối tượng nợ, khoản nợ, ngắn hạn hay dài hạn, từ đó lãnh đạo của DN mới có thểđưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp Đối với hoạt động kiểm toán, việc phân

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

6

Trang 14

loại theo đối tượng và phân loại như sau: Phân loại theo đối tượng và phân loại theothời gian.

1.2.4.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được chia thành các loại sau:

Phải thu của khách hàng:

- Là khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa,bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ

- Đối tượng KPT là các khách hàng, có quan hệ kinh tế với DN về mua sảnphẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định, bất động sản đầu tư

Phải thu nội bộ

Là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dướivới nhau trong đó đơn vị cấp trên là DN sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là cácđơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng

• Khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi

• Các khoản đã chi hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chiphí sản xuất , kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi

• Các khoản đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị ủy thác xuất khẩu

về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác

• Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính

• Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí

cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lao động trong

DN cổ phần hóa,

• Các KPT khác ngoài các khoản trên

1.2.4.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được chia thành các loại như sau:

Các khoản phải thu ngắn hạn:

- Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội

bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

7

Trang 15

thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu

kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi)

Các khoản phải thu dài hạn:

- Là các KPT dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các KPT dài hạnkhác và số vốn kinh doanh đã giao cho cac đơn vị trực thuộc, tại thời điểm báo cáo cóthời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (sau khitrừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi)

1.2.5 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

 Nội dung chính sách tín dụng

Bán chịu hàng hóa là một hình thức DN cấp tín dụng cho khách hàng củamình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu Chính sách tín dụng của DNđươc thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:

• Tiêu chuẩn tín dụng (tiêu chuẩn bán chịu):

Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tàichính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàngmua chịu Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn nhữngtiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối chấp cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hóa đểđảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình

Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởngđáng kể đến doanh thu của DN Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu,trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởngnghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thíchnhu cầu

Về mặt lý thuyết, DN nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhậnđược, sao cho lợi nhuận được tạo ra do gia tăng doanh thu Ở đây có sự đánh đổi giữalợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêuchuẩn bán chịu Vấn đề đặt ra là khi nào DN nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khinào DN không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình raquyết định trong quản trị khoản phải thu

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

Tăng (Giảm) KP T

Tăng (Giảm) chi phí

KPT

Nới lỏng chính

sách bán chịu

Tăng (Giảm) doanh thu Tăng (Giảm) LN có đủ bù đắp tăng CP

Tăng (Giảm)

8

Trang 16

MH1: Mô hình nới lỏng (Thắt chặt) chính sách bán chịu

• Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằngcách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn

• Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): là việc quy định độ dài thời gian củacác khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức khoản tín dụng

• Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lầnhay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn.Chính sách tín dụng không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu.Thay đổi điềukhoản bán chịu liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu

MH2: Mô hình mở rộng (rút ngắn) thời hạn bán chịu

• Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề:thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu

Tăng (Giảm)chi phí vào KPT

Mở rộng (Rút

ngọn) thời hạn

bán chịu

Tăng (Giảm)

doanh thu Tăng (Giảm) lợi nhuận

Tăng (Giảm) lợi nhuận

Tiết kiệm (Tăng) chi phí đầu vào

Ra quyết định

9

Trang 17

MH3: Mô hình Tăng (Giảm) tỷ lệ chiết khấu

Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịunào cũng cần được xem xét có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không Sau khi thựchiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phíkhông đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần thay đổi chính sách chiếtkhấu Nếu công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại haykhông thì tiến hành phân tích mô hình

- Khả năng thanh toán: được đánh giá qua hệ số thanh toán chung, hệ số thanhtoán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay…của khách hàng

- Tư cách tín dụng: là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng.Yếu tố này được coi là rất quan trọng ví mỗi giao dịch tín dụng được ngầm hiểu là một

sự hứa hẹn thanh toán

- Vật thế chấp: là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình

- Điều kiện kinh tế: là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ pháttriển của nhiều vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàngđối với món nợ

• Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

10

Trang 18

Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, DN cần

dự báo, tính toán các thông số sau:

- Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ

- Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phíthu hồi nợ, chi phí rủi ro

- So sánh lợi nhuận gộp doanh số bán hàng tăng lên với những chi phí tăng thêm

do sự thay đổi của chính sách gây ra

1.2.6 Phân tích đánh giá các khoản phải thu

Để quản lý khoản phải thu dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi đạt hiệu quảcao, DN nên phân loại, phân tích và đánh giá các khoản phải thu gồm:

• Xếp hạng nhóm nợ của DN:

- Nhóm 1 (nợ loại A): là các khoản nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu chuẩnthường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà DN đánh giá có khả năng thu hồi đúnghạn Các khách nợ này thường là những DN vững chắc về tài chính, về tổ chức và có

- Nhóm 4 (nợ loại D): là nợ ít có khả năng thu hồi nợ và nợ quá hạn khó đòi,thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản

nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấulại Khách hàng nợ thường có tình hình tài chính xấu, không có triển vọng rõ rànghoặc khách hàng cố ý không thanh toán nợ

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

11

Trang 19

- Nhóm 5 (nợ loại E): là những khoản nợ không thể thu hồi được hay nợ có khảnăng mất vốn Các khách nợ thường là những DN phá sản hoặc chuẩn bị phá sản,không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại.

Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thựctrạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của DN Nếu tỷ lệ nợ xấu (bao gồmcác khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) cao, chứng tỏ chất lượng khoản phải thu của DN cònyếu kém DN cần nhanh chóng triển khai các biện pháp giải quyết thích hợp Đồngthời đây cũng là căn cứ để xây dựng các chính sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo

 Để theo dõi các KPT có thể sử dụng các công cụ sau:

a Kỳ thu tiền bình quân

- Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay các KPT) phản ánh

số ngày cần thiết bình quân để thu được các KPT Nó được tính bằng cách lấy số dư bìnhquân KPT bình quân nhân (x) với 360 ngày rồi chia cho tổng doanh thu bán chịu trong kỳ

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

12

Trang 20

Số vòng quay KPT Doanh thu trong kỳ

- Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ DN không bị đọng vốn trong khâu thanhtoán Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gian thu hồi KPT chậm Tuy nhiên,

để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thươngmại và thực tế thanh toán nợ của từng KPT Trong trường hợp do công ty muốn chiếmlĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nêndẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên

b Phân tích “tuổi” của các khoản phải thu

- Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các KPT tức làkhoảng thời gian có thể thu được tiền của các KPT để phân tích

- Xác định tuổi của các KPT cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và

độ dài thời gian tương ứng của các KPT đó tại một thời điểm nhất định Đây là căn cứquan trọng để các Dn lựa chọn các biện pháp quản lý và chính sách thu tiền thích hợp

c Mô hình số dư khoản phải thu

Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bạn chịu chưa thu được tiền tại thờiđiểm cuối tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó Thực tế chothấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành và mặt hàngkinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý Do đó nếu chỉ dựa vàonhững con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thực trạng KPT của từng chinhánh, bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một công ty thì sẽ không phù hợp Bởivậy, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàngtheo tập quán thanh toán của họ

1.2.7 Phòng ngừa rủi ro và xử lý các khoản phải thu khó đòi

Trang 21

ngừa rủi ro đối với KPT là nhu cầu cần thiết đối với DN để ổn định tình hình tài chính,tăng hiệu quả của chính sách tín dụng Rủi ro đối với khoản phải thu thường bao gồm:

- Rủi ro không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng)

- Rủi ro tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất,…

Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, trước hết DN cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng vềtình hình tài chính, khả năng thanh toán, của khách hàng để xác định giới hạn tín dụngphù hợp với từng khách hàng Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu

DN cần phải lập dự phòng đối với những KPT khó đòi Việc lập dự phòng có thể xácđịnh theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại KPT, hoặc theo khách nợ đáng ngờ.Cách thức này giúp DN có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra

Phòng ngừa rủi ro hay đổi hối đoái

Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụkinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyềnchọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay…

Bên cạnh đó còn các biện pháp khác như phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳhạn, bằng quyền chọn bán tiền tệ, thông qua thị trường tiền tệ…

 Xử lý khoản phải thu khó đòi

Các DN bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên

cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên và phải có sự ràng buộc chặt chẽ tronghợp đồng Các khoản nợ phát sinh phải có chứng từ hợp lệ chứng minh DN phảithường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phân tích tình hìnhkhoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn và khó đòi Cần phải có các biệnpháp như cơ cấu lại thời hạn nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng, bán nợ, khởi kiệntrước pháp luật…

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị khoản phải thu của công ty

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài (Các nhân tố khách quan)

Các nhân tố bên ngoài hay các nhân tố khách quan là các nhân tố có thể ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN và do đó tác độngđến việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho phù hợp để thích nghi với sự biến đổicủa môi trường xung quanh Chúng là những nhân tố mà bản thân DN phải tự nắm bắt

và thích ứng

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

14

Trang 22

a Các nhân tố về môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đếnhoạt động kinh doanh của DN: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu thập quốc dân,biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trường…Môi trường kinh tếthuận lợi tạo điều kiện cho doanh sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình,ngược lại chúng gây ra những khó khăn cho DN

b Các nhân tố về môi trường tự nhiên:

Đó là các nhân tố về khí hậu, vị trí địa lý, địa hình…Các nhân tố này có ảnhhưởng lớn đến quyết định đến chính sách bán hàng của DN Chúng ta tác động đếnviệc DN lựa chọn vị trí, cách thức bán hàng phù hợp với yêu cầu của người mua vànhằm khuyến khích người tiêu dùng

c Các nhân tố về môi trường văn hóa xã hội:

Đây là nhân tố luôn bao quanh DN và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của DN

- Thu thập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của dân cư quyếtđịnh đến lượng tiền mà người tiêu dùng sẽ dùng cho nhu cầu về nhà ở hay các côngtrình phục vụ cuộc sống hàng ngày,yêu cầu về chất lượng các công trình hay mức độthẩm độ thẩm mĩ

- Ngoài ra các nhân tố như: trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, xuhướng phân bố dân cư ảnh hưởng đến thói quen, tập tính tiêu dùng của các tầng lớpdân cư và từ đó tác động đến nhu cầu và cơ cấu chi tiêu của khách hàng Ví dụ làngười dân miền Nam có cách chi tiêu khác với người miền Bắc, người miền Bắc luônquan tâm đến việc xây nhà còn người miền Nam thì lại chú trọng hơn cho việc chi tiêu

về ăn uống hay vui chơi giải trí…

d Các chính sách vĩ mô của Nhà nước:

Các chủ trương chính sách về đầu tư của Đảng và nhà nước đối với ngành xâydựng sẽ quyết định tới quy mô đầu tư phát triển các hạng mục công trình của các DN

1.3.2 Các nhân tố nên trong (nhân tố chủ quan)

Nếu như các nhân tố khách quan là những nhân tố mà DN không tể kiểm soát vàthay đổi được thì các nhân tố chủ quan là những nhân tố nằm ở chính bản thân DN mà

DN có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho mình Sự thành công

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

15

Trang 23

hay thất bại của DN chủ yếu ở việc DN có nắm bắt và kiểm soát được nhân tố chủquan hay không Những nhân tố đó là:

a Trình độ nguồn nhân lực:

Đây là một trong những nguồn vố quý nhất của DN có ảnh hưởng to lớn đến sựthành bại trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường của DN Trình độ vàkinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sảnphẩm, dịch vụ, năng suất lao động và từ đó tác động đến hiệu quả quản trị KPT Cònvới cán bộ lãnh đạo và quản lý, việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh,phương pháp quản lý, mục tiêu và định hướng phát triển của DN phụ thuộc rất lớn ởtrình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trên thị trường của họ

b Trình độ khoa học công nghệ:

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong hoạt động sản xuất kinhdoanh giúp DN giảm thiểu được chi phí, nâng cao được năng suất lao động, chất lượngdịch vụ từ đó tăng hiệu suất quản lý

c Cơ sở hạ tầng của DN:

Khi DN có hệ thống cơ sở hạ tầng ( trụ sở làm việc, hay các thiết bị máy móchiện đại…) được bố trí hợp lý khoa học sẽ giúp DN quản lý có hiệu quả hơn các KPT,thu có hiệu quả hơn các khoản nợ từ khách hàng…

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

16

Trang 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 TỈNH YÊN BÁI 2.1Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái

2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái

Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái được thành lập theo quyết định số48/2002/QĐ-UB ngày 4 tháng 3 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Giấychứng nhận kinh doanh số 5200199310

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái

Trụ sở: Tổ 73- Đường Yên Ninh-Phường Yên Ninh – Thành Phố Yên Bái

Công ty được thành lập lần thứ 2 theo quyết định số 33/QĐ-TC ngày 1 tháng 4năm 1985 của ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn Với tên gọi Công ty Xây dựngtổng hợp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Công ty được thành lập lần thứ 3 theo quyết đinh số 216/QĐ-UB ngày 24 tháng

12 năm 1985 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc chuyển đổi thành doanhnghiệp nhà nước trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Với tên gọi Công ty Cổphần Xây dựng số 1 tỉnh Yên Bái

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

17

Trang 25

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái cấp, Công

ty Cổ phần xây dựng Số 1 tỉnh Yên Bái được phép kinh doanh các ngành, nghề sau:

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác – Mã 4290

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Mã 4663

-Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói đá, cát sỏi và vật liệu xây dựng khác trong cáccửa hàng chuyên doanh – Mã 47524

- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu – Mã 2599

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan – Mã 7110

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để nghiên cứu công tác quản trị khoản phải thu của Công ty CPXD số 1 tỉnh YênBái được cụ thể và chi tiết hơn trong bài có sử dụng một số phương pháp thu thập các

dữ liệu phục vụ cho quá trình làm đề tài khóa luận về quản trị khoản phải thu Cácphương pháp bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập

dữ liệu thứ cấp

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể làkhác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còngọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngườinghiên cứu trực tiếp thu thập

Trong quá trình thực tập tại công ty bản thân Em cũng tìm hiểu về quá trình sản xuấtkinh doanh của công ty Em đã thu thập được một số dữ liệu của công ty trong thời gian từnăm 2012-2014 Đó là các dữ liệu về tình hình kinh doanh của công ty, báo cáo kết quả kinh

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp :K47H1

18

Ngày đăng: 13/03/2016, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w