TÓM LƯỢCSau quá trình thực tập tại công ty TNHH Lê Sơn Bá cùng nền tảng cơ sở kiếnthức đã học sau 4 năm học tập tại trường Đại học Thương mại em xin chọn đề tài “Ảnh hưởng của lãi suất đ
Trang 1TÓM LƯỢC
Sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Lê Sơn Bá cùng nền tảng cơ sở kiếnthức đã học sau 4 năm học tập tại trường Đại học Thương mại em xin chọn đề tài
“Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của lãi suất tới tìnhhình kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến ngành xây dựng nói chung vàcông ty TNHH Lê Sơn Bá nói riêng
Đề tài tập trung nghiên cứu các lý luận liên quan đến lãi suất làm cơ sở cho việcnghiên cứu tác động của lãi suất tới tình hình kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn
Bá
Đề tài dựa trên các lý thuyết về lãi suất đã tập trung phân tích thực trạng ảnhhưởng của lãi suất tới các hoạt động mua bán , cho thuê, sửa chữa máy xây dựng củacông ty TNHH Lê Sơn Bá giai đoạn 2012 – 2014, cụ thể là ảnh hưởng tới các chỉ tiêutài chính cơ bản như doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Từ đó có thể rút ra những thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân, cuốicùng đưa ra được bài học kinh nghiệm, đề xuất được các giải pháp, kiến nghị cho đểcông ty ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới
Trang 2Ngoài ra, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tạicông ty TNHH Lê Sơn Bá, trong thời gian thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếpxúc với công việc, với môi trường làm việc có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm vàcung cấp cho em những thông tin cần thiết phục vụ cho bài khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn
bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản 11
1.1.1 Lãi suất 11
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
1.2 Một số lý thuyết về lãi suất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2.1 Một số lý thuyết về lãi suất 12
1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.3 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 23
1.3.1 Ảnh hưởng của lãi suất tới chi phí kinh doanh 23
1.3.2 Ảnh hưởng của lãi suất tới doanh thu và quy mô thị trường 24
1.3.3 Ảnh hưởng của lãi suất tới lợi nhuận 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LÊ SƠN BÁ 25
2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế và ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam 25
2.1.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế và biến động lãi suất Việt Nam trong thời gian qua 25
2.2 Thực trạng ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá 27
2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá trong những năm gần đây 27
2.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá 28
Trang 42.3.1 Những thành công đạt được và nguyên nhân 31
2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 32
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LÊ SƠN BÁ 34
3.1 Xu hướng biến động lãi suất trong thời gian tới và quan điểm giải quyết vấn đề ảnh hưởng lãi suất tời hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá 34
3.1.1 Xu hướng biến động lãi suất trong thời gian tới 34
3.1.2 Quan điểm giải quyết vấn đề ảnh hưởng lãi suất tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá 34
3.2 Đề xuất giải pháp đối với công ty TNHH Lê Sơn Bá 35
3.3 Các kiến nghị đối với các cơ quan liên quan 35
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 35
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng thương mại 36
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 37
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lãi suất cơ bản và cho vay bình quân năm của Việt Nam
giai đoạn 2012-2014 26Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Lê Sơn Bá
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IMF International Monetary Fund (quỹ
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số kinh tế được quan tâmmột cách chặt chẽ trong nền kinh tế Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đếncác quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tíndụng và toàn bộ nền kinh tế
Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cungbậc khác nhau Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chínhsách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng chodoanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng Lãi suất vay đã giảm từ +-20%xuống còn +-12 – 13%/năm
Năm 2013, lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễnbiến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanhnghiệp Mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãisuất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm Lãi suất cho vayphổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7-9%/năm, trong đó khách hàng có
dư nợ xếp hạng ở mức tốt thì lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm, lãi suất cho vay đốivới lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm
Trong năm 2014 lãi suất tiếp tục giảm so với năm 2013 Cụ thể là lãi suất chovay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ vàvừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãisuất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10.5-12%/năm đối với trung và dài hạn
Công ty TNHH Lê Sơn Bá hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực máy móc xâydựng phục vụ cho lĩnh vực xây dựng công trình, đây là lĩnh vực cần lượng vốn lớn đểtiến hành đầu tư, kinh doanh; nên sự biến động của lãi suất ảnh hưởng rất mạnh đếntình hình kinh doanh của công ty
Vậy lãi suất đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty trong những
năm vừa qua như thế nào sẽ được làm rõ trong đề tài: “Ảnh hưởng của lãi suất đến
Trang 82 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Trên thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề tác động của lãi suất
Các đề tài nghiên cứu trên đều đã tổng kết, đánh giá những đổi mới trong chínhsách lãi suất gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách lãi suất hiệnhành của Việt Nam Đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách lãisuất trong giai đoạn tích cực, chủ động hợp tác kinh tế sâu rộng của Việt Nam, hạn chếnhững tác động tiêu cực của lãi suất tới Doanh nghiệp thương mại
Qua nội dung nghiên cứu của các đề tài nêu trên, cùng với những vấn đề đặt ratrên thị trường lãi suất ở Việt Nam hiện nay, em nhận thấy vấn đề nghiên cứu ảnhhưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là công tyTNHH Lê Sơn Bá thì chưa có đề tài nào đề cập đến Vì vậy, trên cơ sở kết quả của các
công trình nghiên cứu trước, cá nhân em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá”.
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Đề tài sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanhcủa công ty TNHH Lê Sơn Bá Để làm được điều này, tác giả sẽ làm rõ một số vấn đềsau đây:
- Thứ nhất, phân tích tình hình biến động của lãi suất tại Việt Nam những năm
vừa qua, đặc biệt là năm 2014
Trang 9- Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động kinh
doanh của công ty Lê Sơn Bá
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của biến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá
4 Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn
đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: biến động lãi suất trên thị trường Việt Nam và hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá
- Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn 2012- 2014.
Các mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống lại một số lý thuyết về lãi suất, hoạt động kinh doanh và tác động
của biến động lãi suất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích biến động lãi suất tại Việt Nam trong những năm gần đây.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Lê Sơn Bá, ảnh hưởng
của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với những ảnh hưởng của lãi suất
đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng giải quyết vấn đề kinh tế xã hội Vì vậy,
để đạt được hiệu quả cao và tận dụng được tính ưu việt của các phương pháp nghiêncứu, đề tài đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng đối với quá trình nghiên cứu cáchiện tượng kinh tế xã hội Dữ liệu gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Trong đề tàichỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được thu thập, tổng hợp,
đã công bố Đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông
Trang 10TNHH Lê Sơn Bá trong các năm được ghi chép lại trong các báo cáo hoạt động kinhdoanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ Đồng thời các số liệu về tìnhhình biến động lãi suất được thu thập ở các cổng thông tin của Bộ Tài chính, CụcThống kê, Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến đề tài phân tích.
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Những dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được chọn lọc, xử lý để có được nhữngthông tin giá trị phục vụ cho đề tài nghiên cứu Trong đề tài này số liệu được xử lý quaexcel, tính toán để đưa ra các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,
5.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành những
dạng thích hợp hơn cho việc phân tích, giải thích Trong đề tài sử dụng các số tuyệtđối, số tương đối, số bình quân,
- Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: là phương pháp cho thấy sự biến động của
các biến số Từ số liệu đã biết, ta sẽ lập biểu đồ, bảng biểu thể hiện sự biến động lãisuất đến các chỉ tiêu kinh doanh như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận,
- Phương pháp so sánh: so sánh các mức lãi suất ở các mức thời điểm khác nhau
đồng thời so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua các năm ứng với cácmức lãi suất khác nhau
Các phương pháp trên đều được sử dụng rất hiệu quả nhằm tìm hiểu, làm rõ cáctác động của biến động lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động lãisuất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài các phần tóm lược, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm banội dung chính như sau:
Chương 1 Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh củacông ty TNHH Lê Sơn Bá
Chương 3 Các đề xuất và kiến nghị đối với ảnh hưởng của lãi suất đến hoạtđộng kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Lãi suất
Lãi suất là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp đa dạng và phức tạp.Tính tổng hợp và phức tạp cuả lãi suất xuất phát từ khái niệm: “lãi suất không có gìkhác hơn là một giá cả -giá thuê vốn” Francesca Taylor (2000), Commercial BankMannagement, International edition, MeGraw- Hill Irwin
Lãi suất có tác động rất lớn đến nền kinh tế của đất nước, và nó là một công cụtrong phát triển kinh tế và đồng thời lại là một công cụ kìm hãm của chính sự pháttriển ấy, tuỳ thuộc vào việc khôn ngoan hay yếu kém trong việc sử dụng chúng Đốivới nước ta, lãi suất luôn được coi là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiệnnay
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả củaquan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặccác dạng thức tại sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người chovay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiềnlãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất
John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánhmối quan hệ giữa cung và cầu về tiền Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh,cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền
Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiệntượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất - cầu về vốn cho mục đích đầu
tư - và tiết kiệm
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạtđộng kinh doanh Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: “Việc thựchiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của các quá trình đầu tư, từ sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005)
Trang 12Theo đó: “Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiêncứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu ngườitiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.2 Một số lý thuyết về lãi suất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Một số lý thuyết về lãi suất
1.2.1.1 Phân loại lãi suất
Có rất nhiều cách phân loại lãi suất nhưng theo nội dung nghiên cứu đề tài làảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bá, ta xétcách phân loại lãi suất theo loại hình tín dụng bao gồm:
Thứ nhất: Lãi suất tín dụng thương mại
Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vaydưới hình thức mua bán chịu hàng hóa Tùy theo thời hạn mua bán chịu, cung – cầu vềmua bán chịu và mức độ tín hiệu giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mua bánchịu mà lãi suất tín dụng thương mại có các mức khác nhau
Thứ hai: Lãi suất tín dụng ngân hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với côngchúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấpvốn của NHTƯ cho các Ngân hàng và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trênthị trường liên ngân hàng Lãi suất tín dụng ngân hàng bao gồm:
+ Lãi suất tiền gửi: là lãi suất do các ngân hàng đưa ra để huy động vốn tạmthời nhà rỗi trong xã hội
+ Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay của ngân hàng căn cứ vào đó đểtrả lãi vay cho ngân hàng Trong công bố lãi suất, lãi suất cho vay thường đứng sau lãisuất đi vay của ngân hàng
+ Lãi suất chiết khấu: lãi suất mà NHNN đánh vào các khoản tiền cho các ngânhàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của cácngân hàng này
+ Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ
có giá, ví dụ: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu, Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiềncho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suấtchiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đếnhạn
Trang 13+ Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng,thông qua thị trường liên ngân hàng.
+ Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTƯ công bố làm cơ sở chocác NHTM và tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh Lãi suất cơ bản doNHTƯ xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tế và mục tiêu của chính sáchtiền tệ quốc gia Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suấtkhác hình thành trong nền kinh tế thị trường, đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọngtrong cơ chế thị trường nói chung và trong cơ chế có điều kiện như ở nước ta hiện nay
Thứ ba: Lãi suất tín dụng Nhà nước
Lãi suất tín dụng nhà nước áp dụng khi nhà nước đi vay các chủ thể khác nhautrong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác nhau như xuất phát từ đề tài nghiêncứu ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Lê Sơn Bánên cá nhân em chỉ đề cập đến cách phân loại trên
1.2.1.2 Cơ chế xác định lãi suất
Từ khái niệm về lãi suất, ta có thể mô hình hóa những yếu tố tham gia vào việchình thành nên lãi suất trong nền kinh tế như mô hình trên
Dựa vào mô hình chúng ta thấy có nhân tố tham gia vào việc xác định lãi suất
Thị trường lãi suất bao gồm
- Người cho vay: những người dư thừa vốn
- Người đi vay: những người cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng
- Các NHTM và tổ chức tài chính trung gian: những chủ thể tham gia vào thịtrường tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn để cho vay nhằm mục đích kinhdoanh thu lợi nhuận Họ có những vai trò, vị trí, lợi thế mà tài chính trực tiếp không cóđược
Những thành phần này tham gia vào việc xác định lãi suất tuân theo theo quyluật thị trường Khi nhu cầu về vốn được đáp ứng bằng cung về vốn ở mức toàn dụngvốn thì lãi suất cân bằng được hình thành
Trang 14Sơ đồ 1.1: Cơ chế xác định lãi suất
Những biến động của các biến số kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến hành vi củacác thành phần này, thay đổi cung cầu về vốn và lãi suất cân bằng được điều chỉnhcho phù hợp
Hình 1.1: Cơ chế xác định lãi suất cân bằng
NHNN
NHTM
Lãi suất
Người cho vay
E
Tài chính gián tiếp (NHTM) Lãi suất
NHNN
Tài chính trực tiếp Lãi suất Người đi vay Người
cho vay
Trang 151.2.1.3 Vai trò và ảnh hưởng của lãi suất trong nền kinh tế
- Lãi suất với quá trình huy động vốn
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và thờigian Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công nghiệp vàquá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất và tiêu dùng Đối với Việt Nam trên conđường phát triển kinh tế thì vốn để tích luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt
cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn Vì vậy, việc lãi suất cao hay thấpảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các tổchức kinh tế
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phảibảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay
Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bìnhquân
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay)
-Lãi suất với quá trình đầu tư của doanh nghiệp
Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ
dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho cáckhoản đi vay để đầu tư Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điềukiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay
cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởilãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể muachứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trị, hàng hóa ứ đọng và xuống giá, códấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản làlãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo độnglực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư
Trang 16Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau:
Hình 1.2: Biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và đầu tư
Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm:
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng vàtiết kiệm Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hànghóa lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụngtích cực tới các nhân tố đó
Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việctiêu dùng hàng hóa nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từkhoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng
Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ Sựthay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa Trongđiều kiện nền kinh tế mở vốn được tự do vận động, nếu lãi suất danh nghĩa trong nướctăng mạnh sẽ thu hút dòng vốn chảy vào, làm tỷ giá ngoại tệ theo đồng nội tệ giảm,đồng nội tệ lên giá Và ngược lại, lãi suất danh nghĩa trong nước giảm mạnh sẽ làmdòng vốn chảy ra, tỷ giá ngoại tệ theo nội tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá
+ Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình xuất nhập khẩu: khi lãi suất tănglên làm cho giá đồng nội tệ tăng lên, làm hàng hóa của nước đó ở nước ngoài trở nênđắt hơn lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuấtkhẩu ròng và ngược lại khi lãi suất giảm làm cho giá đồng nội tệ giảm xuống, làmhàng hóa của nước đó ở nước ngoài rẻ hơn và hàng hóa nước ngoài ở nước đó đắt hơn,dẫn đến tăng xuất khẩu ròng
Trang 17- Lãi suất với lạm phát
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạmphát Fishes chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát, do đó lãi suất được sửdụng để điểu chỉnh lạm phát, cụ thể tăng lãi suất, thu hẹp được lượng tiền trong lưuthông, lạm phát được kiềm chế
Tuy nhiên, dùng lãi suất để chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì nó sẽlàm giảm đầu tư, tổng cầu, sản lượng Do vậy phải kết hợp nó với các công cụ khác
- Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực.
Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm, vấn đề là xã hội phải phân bổ và sửdụng các nguồn lực sao cho hiệu quả Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường chothấy giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực giữa cácngành kinh tế Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai tròphân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội Để quyết định đầu tư vào mộtngành kinh tế một dự án hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sựchênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu Điều này có nghĩa
là phải xem việc đầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quảkinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không Khiquyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản ta phải quan tâmtới chênh lệch giữa lợi nhuận đem lại và số tiền vay phải trả Khi chênh lệch này làdương, thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và là sự phân bổ hiệu quả
1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những gì mà doanh nghiệp đạt được
sau một quá trình kinh doanh nhất định Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như một số sảnphẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần và cũng có thể là các đạilượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín củadoanh nghiệp, chất lượng sản phẩm Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạtdộng kinh doanh:
a, Chi phí kinh doanh
Trang 18một thời kỳ nhất định Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận làchi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính.
* Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền các loại vật
tư đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác phátsinh trong quá trình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
Công thức: TC = TFC + TVC
Trong đó:
TC: Tổng chi phí
TFC: Tổng chi phí cố định
TVC: Tổng chi phí biến đổi
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động Tài chính: Là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn,
huy động vốn và hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất đinh
Nó bao gồm:
+ Chi phí trả lãi tiền vay vốn kinh doanh trong kỳ
+ Chi phí liên quan đến việc doanh nghiệp tiến hành cho các tổ chức hay cácdoanh nghiệp khác vay vốn
Ngoài chi phí kinh doanh trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thểphát sinh chi phí khác như chi phí có tính chất bất thường, chi phí cho việc thu hồi cáckhoản nợ, chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi thanh lý nhượng bán TSCĐ
b, Doanh thu của doanh nghiệp
- Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Công thức: TR= P*Q
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu
Q: Sản lượng
Trang 19P :Giá bán của sản phẩm
-Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu
phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm
cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cungcấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu cho các bên khác
sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bánhàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênhlệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việcđầu tư ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại tríchcác Quỹ của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợi nhuậnsau thuế được chia theo vốn Nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư pháttriển của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập)
+Doanh thu khác: Doanh thu khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu tiền phạt khách hàng do viphạm hợp đồng và các khoản thu khác
c, Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế: Là khoản
chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinhdoanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhậpdoanh nghiệp)
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phíhoạt dộng kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêuthụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế phải nộp theo quy định(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Trang 20Là khoản lợi nhuận trước thuế trừ đi khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp theoquy định.
1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phépdoanhnghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnhhưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chínhtrị và luật pháp là yeu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thịtrường
- Yếu tố kinh tế :
Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, nghànhhàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả nghành hàng khác Các yếu tố kinh tế ảnhhưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của cácngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm:
+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế cóảnh hưởngcác cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh,khả năng sử dụng ưuthê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn
+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ,tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư
+Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng pháttriển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanhnghiệp
+ Tôc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tếliên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp