1. Lí do chọn đề tàiCon ngườitừ khi sinh ra và lớn lêntheo thời gian sẽ hình thành ở bản thân kỹ năngtự lập cần thiết để tồn tại, thích nghi và phát triển. Kỹ năng tự lập là tổng hợp của những kỹ năng đơn lẻ quan trọng như: tự phục vụ,lao động đơn giản, rèn luyện thể lực và vui chơi giải trí...Vì thế,kỹ năng tự lập đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt từ độ tuổi thanh thiếu niên –tuổi trưởng thành cả về thể chất vàtâm lý để có thể bắt đầu cuộc sống tự lập. Tuy nhiên, với thanh thiếu niên RLPTK, việc phát triển kỹ năng tự lập gặp nhiều khó khănhơn so với thanh thiếu niên bình thườngvì những hạn chế nhất định về các mặt như:nhận thức, giao tiếp, hành vi hay những nguyên nhân khác, ví dụ : ảnh hưởng từ môi trường sống, thiếu cơ hội hòa nhập… Bên cạnh đó,hệ thống cơ sở vật chất ở các trường, trung tâmchưa đồng bộ, mô hình giáo dục đặc biệt cho đối tượng RLPTK hiện nay chủ yếu tập trung vào độ tuổi Mầm non và tuổi Tiểu học mà chưa có nhiều mô hình giáo dục dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Vì vậy, việc chú trọng phát triển kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK cũng bị hạn chế.Những hạn chế về mặt thể chất và tâm lý đã dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống cho thanh thiếu niên RLPTK, ví dụ: có nhiều thanh thiếu niên RLPTK chưa tự ý thức ăn uống mà còn phải cần nhắc nhở, chưa tự bản thân tắm gội được mà còn cần đến sự trợ giúp của cha mẹ, đa số các em không biết tham gia hoặc ít tham gia vào các hoạt động thể lực thể thao hay các trò chơi giải trí…Từ thực tế trên cho thấy, vấn đềhình thànhkỹ năng tự lập cho thanh thiếu niênRLPTKlà hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giúpcác emtăng cơ hội làm chủ bản thân, thích nghihoàn cảnh đểhòa nhập cộng đồng.TEACCH là một trong những phương pháp trị liệu và giáo dục cho đối tượng RLPTKmang lạinhiều hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Bằng hướng tiếp cận mang tính “cấu trúc hóa” hoạt động dạy học và tận dụng thế mạnh tư duy bằng hình ảnh của thanh thiếu niên RLPTK phương pháp TEACCH đã giảm thiểu hành vi, phát triển kỹ năng tự lập cho cá nhân RLPTK.Vì vậy, việc vận dụng các ứng dụng của TEACCH trong quá trình nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam mô hình này chưa được chú ý nhiều. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp TEACCH để nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK’’.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
*************
NGUYỄN THANH HẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO THANH THIẾU NIÊN
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Nữ Tâm An
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình em xin gửi lời cảm ơnđến Tiến Sĩ Nguyễn Nữ Tâm An - người đã trực tiếp hướng dẫn, ủng hộ vàđộng viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Đặcbiệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong suốtquá trình em học tập tại khoa và cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành khóaluận
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc - Ban Giám hiệu, các GV,
nhân viên của Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng trẻ khuyết tật trí
tuệ Khánh Tâm và Trung tâm Phúc Tuệ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em thực hiện tốt khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn
bè và các thành viên lớp A-K61 Khoa Giáo dục Đặc biệt - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội đã cổ vũ và động viên em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thanh Hải
Trang 3DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TEACCH Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỷ và có khó khăn về
giao tiếpKHGDCN Kế hoạch giáo dục cá nhân
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO THANH THIẾU NIÊN RLPTK 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.1.3 Một số đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên RLPTK 14
1.1.4 Giáo dục kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK 19
1.1.5 Phương pháp TEACCH 28
1.2 CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 33
1.2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 33
1.2.2 Kết quả quá trình khảo sát 36
Kết luận chương 1 47
Chương 2: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO THANH THIẾU NIÊN RLPTK 48
Trang 52.1 ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH 48
2.1.1 Đề xuất quy trình sử dụng phương phápTEACCH 48
2.1.2 Đề xuất ứng dụng phương pháp TEACCH 50
2.1.3 Đề xuất điều kiện sử dụng phương pháp TEACCH 53
2.2 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 56
2.2.1 Đối tượng thực nghiệm 56
2.2.2 Mục đích thực nghiệm 57
2.2.3 Cách thức tiến hành thực nghiệm 57
2.2.4 Kết quả thực nghiệm 58
Kết luận chương 2 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Khuyến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tầm quan trọng của việc hình thành tính tự lập 37
cho thanh thiếu niên RLPTK 37
Bảng 1.2 Mức độ tự lập của thanh thiếu niên RLPTK 37
Bảng 1.3 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp hình thành kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK 40
Bảng 1.4 Nhận thức của GV về phương pháp TEACCH 42
Bảng 1.5 Ý nghĩa của phương pháp TEACCH 43
Bảng 1.6 Hiệu quả của phương pháp TEACCH trong quá trình 45
nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK 45
Bảng 2.1 Vận dụng các ứng dụng của phương pháp TEACCH 50
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ 57
của thanh thiếu niên RLPTK 57
Bảng 2.3 KHGDCN sử dụng phương pháp TEACCH 59
để nâng cao kỹ năng tự lập cho N.N.M 59
Bảng 2.4 Kết quả TN của N.N.M 60
Bảng 2.5 KHGDCN sử dụng phương pháp TEACCH 64
để nâng cao kỹ năng tự lập cho N.Q.B 64
Bảng 2.6 Kết quả TN của N.Q B 67
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: Phân chia các khu vực lớp học 30
Hình 2 : Cấu trúc hóa hoạt động 31
Hình 3: Lịch hoạt động trong ngày 32
Hình 4: ứng dụng của cấu trúc hóa và hình ảnh hóa thông tin 32
Biểu đồ 2.1 Kết quả sử dụng phương pháp TEACCH 61
để nâng cao kỹ năng tự lập cho N.N.M 61
Biểu đồ 2.2 Kết quả sử dụng phương phápTEACCH 68
để nâng cao kỹ năng tự lập cho N.Q.B 68
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Con người từ khi sinh ra và lớn lên theo thời gian sẽ hình thành ở bảnthân kỹ năng tự lập cần thiết để tồn tại, thích nghi và phát triển Kỹ năng tựlập là tổng hợp của những kỹ năng đơn lẻ quan trọng như: tự phục vụ, laođộng đơn giản, rèn luyện thể lực và vui chơi giải trí Vì thế, kỹ năng tự lậpđóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt từ độ tuổithanh thiếu niên – tuổi trưởng thành cả về thể chất và tâm lý để có thể bắt đầucuộc sống tự lập Tuy nhiên, với thanh thiếu niên RLPTK, việc phát triển kỹnăng tự lập gặp nhiều khó khăn hơn so với thanh thiếu niên bình thường vìnhững hạn chế nhất định về các mặt như: nhận thức, giao tiếp, hành vi haynhững nguyên nhân khác, ví dụ : ảnh hưởng từ môi trường sống, thiếu cơ hộihòa nhập… Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất ở các trường, trung tâmchưa đồng bộ, mô hình giáo dục đặc biệt cho đối tượng RLPTK hiện nay chủyếu tập trung vào độ tuổi Mầm non và tuổi Tiểu học mà chưa có nhiều môhình giáo dục dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên Vì vậy, việc chú trọng pháttriển kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK cũng bị hạn chế
Những hạn chế về mặt thể chất và tâm lý đã dẫn đến nhiều khó khăn trongcuộc sống cho thanh thiếu niên RLPTK, ví dụ: có nhiều thanh thiếu niên RLPTKchưa tự ý thức ăn uống mà còn phải cần nhắc nhở, chưa tự bản thân tắm gội được
mà còn cần đến sự trợ giúp của cha mẹ, đa số các em không biết tham gia hoặc íttham gia vào các hoạt động thể lực thể thao hay các trò chơi giải trí…
Từ thực tế trên cho thấy, vấn đề hình thành kỹ năng tự lập cho thanhthiếu niên RLPTK là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giúp các em tăng cơhội làm chủ bản thân, thích nghi hoàn cảnh để hòa nhập cộng đồng
TEACCH là một trong những phương pháp trị liệu và giáo dục cho đốitượng RLPTK mang lại nhiều hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay Bằng
Trang 9hướng tiếp cận mang tính “cấu trúc hóa” hoạt động dạy học và tận dụng thếmạnh tư duy bằng hình ảnh của thanh thiếu niên RLPTK phương phápTEACCH đã giảm thiểu hành vi, phát triển kỹ năng tự lập cho cá nhânRLPTK Vì vậy, việc vận dụng các ứng dụng của TEACCH trong quá trìnhnâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK đã được áp dụng ởnhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam mô hình này chưa được chú ýnhiều Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Sử dụng phương pháp TEACCH để nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh
thiếu niên RLPTK’’
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn về vấn đề kỹ năng
tự lập, các phương pháp sử dụng trong quá trình hình thành kỹ năng tự lậpcho thanh thiếu niên RLPTK, đề tài đề xuất sử dụng phương pháp TEACCHmột cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp TEACCH để nâng cao kỹ năng tự lập cho thanhthiếu niên RLPTK
4 Giả thuyết khoa học
Thanh thiếu niên RLPTK gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinhhoạt hàng ngày Nguyên nhân chính là vì các em còn yếu về một số kỹ năng
cơ bản như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lao động đơn giản,… Vì thế, thanhthiếu niên RLPTK cần được hướng dẫn bằng phương pháp dạy học chuyênbiệt để hình thành và nâng cao những kỹ năng cơ bản, từ đó có được kỹ năng
tự lập cần thiết Nếu được sử dụng hiệu quả phương pháp TEACCH sẽ nângcao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK giúp các em tự chăm sóc bảnthân, thích nghi môi trường và hòa nhập cộng đồng
Trang 105 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Khái niệm
RLPTK, đặc điểm tâm lý, vấn đề kỹ năng tự lập của thanh thiếu niên RLPTK
và ứng dụng phương pháp TEACCH
5.2 Tìm hiểu thực trạng: Sử dụng phương pháp TEACCH trong quá
tình hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK tại cơsở khảo sát
5.3 Đề xuất và thực nghiệm: Sử dụng phương pháp TEACCH để nâng
cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp
TEACCH vào quá trình hình thành và phát triển kỹ năng tự lập cho thanhthiếu niên RLPTK (bao gồm các kỹ năng cơ bản: tự phục vụ, lao động đơngiản, rèn luyện thể lực và vui chơi gải trí)
6.2 Địa bàn khảo sát: Trung tâm Khánh Tâm và Trung tâm Phúc Tuệ 6.3 Khách thể khảo sát: 40 GV dạy thanh niên RLPTK tại trung tâm
và thanh thiếu niên RLPTK từ 13 -14 tuổi
6.4 Khách thể thực nghiệm: 02 thanh thiếu niên RLPTK từ 13 -14 tuổi.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thống kê, tổng hợp, phân loại, phân tích các nguồn thông tin từ luận
án, luận văn, sách tham khảo, tạp chí và các tài liệu điện tử có liên quan đểxây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát kỹ năng của thanh thiếu niên RLPTK, việc sử dụng các phươngpháp hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
Trang 117.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, trao đổi với người thân, GV và người trực tiếp chăm sócthanh thiếu niên RLPTK về các phương pháp sử dụng trong quá trình hìnhthành và nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK, tìm hiểu cácthông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
Trao đổi, trò chuyện với GV và cha mẹ thanh thiếu niên RLPTK; tìmhiểu hồ sơ cá nhân, kế hoạch can thiệp… của đối tượng nghiên cứu về kỹnăng tự lập được thể hiện trong các kỹ năng cụ thể như: kỹ năng tự phục vụ,lao động đơn giản, rèn luyện thể lực và vui chơi giải trí của 02 thanh thiếuniên RLPTK, từ đó thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm thông qua các tiết cá nhân có sử dụng kỹ thuậtcủa phương pháp TEACCH để nâng cao kỹ năng tự lập, cụ thể là: kỹ năng tựphục vụ, lao động đơn giản, rèn luyện thể lực và vui chơi giải trí cho 02 thanhthiếu niên RLPTK, từ đó có cơ sở mở rộng địa bàn hơn nữa
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng công cụ thống kê toán học để xử lý các số liệu từ khảo sát,thực nghiệm bằng thống kê theo tần suất, điểm trung bình, xếp thứ bậc làm cơsở cho việc rút ra kết luận về thực tiễn và thực nghiệm
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TEACCH ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO
THANH THIẾU NIÊN RLPTK
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1 Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới RLPTK ngày càng được phát hiện nhiều hơn và đãtrở thành "căn bệnh của thời đại", thu hút sự quan tâm của không chỉ các nhà khoahọc trong lĩnh vực Giáo dục Đặc biệt mà còn tốn nhiều giấy mực của các nhàkhoa học ở các lĩnh vực khác như Tâm lý học, Y học và Giáo dục học
Đi đầu trong lĩnh vực này là công bố của Jean Marc Itard (1774 – 1838)
- bác sĩ người Pháp, ông đã nghiên cứu về trường hợp của cậu bé “hoang dã”Victor vào tháng 1 năm 1801 Những mô tả cho thấy, cậu bé không có khảnăng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng giao tiếp về mặt xã hội vàkhông có khả năng nhận thức như trẻ bình thường, cách ứng xử xa lạ với cuộcsống của con người
Nối tiếp nghiên cứu trên của Itard là nghiên cứu của nhà tâm lý họcngười Mỹ - Lighner Witmer cũng viết về một cậu bé có tên Don với nhữnghành vi giống như một đứa trẻ mắc chứng rối loạn Tự kỷ
Những điều này chứng tỏ vấn đề về Tự kỷ vẫn đang còn nhiều ẩn số,các nghiên cứu còn rời rạc, chưa xác thực nhưng một điều không thể phủnhận là Tự kỷ đã được đề cập đến từ rất lâu trong xã hội loài người
Phải đến những năm đầu của thế kỷ XX, nghiên cứu về rối loạn Tự kỷmới có nhiều tiến bộ rõ nét, căn bệnh này chính thức được mô tả và gọi tên.Nhà khoa học có đóng góp lớn lao, mở ra một trang mới, đặt nền tảng cho
Trang 13việc nghiên cứu về rối loạn Tự kỷ là Leo Kanner- bác sĩ tâm thần học thuộctrường Đại học John Hopkins ở Baltimore (Mỹ) vào năm 1943 Ông đã mô tảhành vi của một số trẻ và lựa chọn những dấu hiệu chính làm tiêu chí chẩnđoán Kanner cho rằng: Tự kỷ là một dạng rối nhiễu về tinh thần không phảirối nhiễu về thể chất và cách mà cha mẹ chăm sóc, giáo dục con là nguyênnhân gây ra tất cả mọi vấn đề trên.
Năm 1944, Hans Asperger đã công bố nghiên cứu của mình trên mộtnhóm trẻ có những hành vi khác lạ như: tương tác xã hội một cách không phùhợp, lặp đi lặp lại một chủ đề như là thói quen, ít hoặc không giao tiếp haichiều, phối hợp vận động nghèo nàn, thiếu hụt cảm giác những đứa trẻ có
hành vi này hiện nay được gọi với cái tên là "hội chứng Asperger” Trong
nghiên cứu của mình, Asperger tin rằng, hội chứng mà ông mô tả tuy có nhiềuđiểm tương đồng nhưng khác với hội chứng rối loạn Tự kỷ của Kanner
Mặc dù, có nhiều điểm hạn chế nhưng những đóng góp to lớn của họtrong việc nghiên cứu về rối loạn Tự kỷ là không thể phủ nhận Đó là nhữngngười đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng khoa học nghiên cứu về RLPTK.Sau những công bố đó việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn RLPTK ngàycàng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực Giáo dụcĐặc biệt và các lĩnh vực liên quan
Công tác giáo dục trẻ RLPTK như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất đã
và đang là câu hỏi lớn đối với nhà chuyên môn cũng như các chuyên gia.Trong đó, việc hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập là một mục tiêu quantrọng vì vai trò lớn nhất của giáo dục là trang bị cho mỗi cá nhân những kỹnăng cần thiết để có thể tự lập trong cuộc sống
Tại Nhật Bản, ông Kawa Bata - một bác sĩ tâm lý, từ kinh nghiệm lâmsàng của mình, đã đi đến kết luận rằng: tự lập (independence) không phải làviệc đạt tới một năng lực theo một tiêu chuẩn nhất định mà nó bắt đầu được
Trang 14hình thành từ các quan hệ tự lập tương hỗ (interdependence) của mọi ngườitrong cộng đồng Đặc biệt là ở Mỹ, phong trào sống tự lập – ILM ( IndependentLiving Move) được diễn ra đầu tiên và mạnh mẽ vào cuối năm 1960, sau đóphong trào đã nhanh chóng lan rộng đến các nước ở khu vực châu Âu như: Anh,Đức, Úc và mở rộng đến các nước khác trên thế giới Trong các trường họcchuyên biệt của Mĩ, kỹ năng tự lập là một môn học quan trọng thuộc khungchương trình giáo dục và Mĩ chính là một trong những quốc gia đầu tiên ứngdụng TEACCH để dạy cho trẻ RLPTK kỹ năng tự lập thành công Cũng từnhững năm 60, qua nghiên cứu các nhà khoa học chỉ ra rằng: TEACCH là mộttrong những phương pháp dạy kỹ năng tự lập cho trẻ RLPTK mang lại hiệu quảcao, trong đó có cả đối tượng thanh thiếu niên.
TEACCH được tiến hành bởi các chuyên gia tâm lý, các nhà nghiêncứu thuộc trường đại học Bắc Carolina – Mĩ, người có công lớn nhất trongviệc xây dựng và phát triển chương trình TEACCH là tiến sĩ Eric Schopler
Khởi đầu từ dự án Nghiên cứu trẻ em - dự án nhằm cung cấp các dịch vụ dành
cho trẻ Tự kỷ và gia đình các em Đến năm 1972, tại Bắc Carolina, chươngtrình TEACCH đã được chính thức đưa vào sử dụng với tư cách là mộtchương trình giáo dục và trị liệu cho trẻ Tự kỷ tại Bắc Carolina DivisionTEACCH cũng được ra đời từ dự án này và kể từ khi thành lập đến nay, tạiđây đã can thiệp cho 5000 cá nhân tự kỷ ở các độ tuổi khác nhau
Vào những năm 1990, TEACCH bắt đầu được phổ biến một cách rộngrãi tại Anh Kể từ đó đến nay, hiệp hội các chuyên gia sử dụng TEACCH tạiAnh đã phối hợp với Division TEACCH tiến hành đào tạo cho hơn 15.000cha mẹ và chuyên gia về TEACCH, báo cáo về hiệu quả của TEACCH ở Anhđược chứng minh cả ở môi trường giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập
Trang 151.1.1.2 Ở Việt Nam
Công tác giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt đã xuất hiện từ lâu đờinhưng RLPTK chỉ mới thực sự biết đến từ những năm đầu của thể kỷ XXI vàcác nghiên cứu, các đề tài luận án, luận văn, sách báo, tạp chí về RLPTKcũng chỉ mới được tiến hành, xuất bản trong những năm gần đây
Năm 2002, tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân người Úc gốc Việt đã lần lượt
xuất bản cuốn sách "Nuôi con bị Tự kỷ", "Để hiểu chứng Tự kỷ" và cuốn "Tự kỷ và
trị liệu" năm 2006, nội dung của những cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ về
rối loạn Tự kỷ ở trẻ em, giúp cho các phụ huynh biết cách chăm sóc, trị liệucho con RLPTK
Tác giả Nguyễn Văn Thành đã xuất bản cuốn sách "Trẻ em tự kỷ và
phương thức giáo dục” năm 2006, cuốn sách cung cấp kiến thức về cách
chăm sóc và nuôi dạy trẻ RLPTK
Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát
triển giao tiếp tổng thể cho trẻ Tự kỷ tuổi mầm non” Đề tài đã thiết kế 20 bài
tập phát triển giao tiếp cho trẻ có RLPTK từ 24 – 36 tháng tuổi dành cho phụhuynh Tuy nhiên, chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thicủa các bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho trẻ có RLPTK tuổi mầm non
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến có công trình nghiên cứu “Nhu cầu
của cha mẹ có con Tự kỷ” trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa ba nước
Nhật Bản - Trung Quốc - Việt Nam Năm 2013, bà cũng đã công bố cuốn
sách “ Tự kỷ - những vấn đề lý luận và thực tiễn”
Câu lạc bộ gia đình Trẻ Tự kỷ Hà Nội được thành lập năm 2002 và mởtrang web có tên là www.tretuky.com Đây là nơi chia sẻ thông tin, cung cấptài liệu và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục cho phụ huynh có con RLPTK
Bên cạnh đó là những nghiên cứu về phương pháp giáo dục trẻ
RLPTK, tiêu biểu như tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài“Sử dụng
Trang 16phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ Tự kỷ tại Hà Nội” và đề tài nghiên
cứu cấp bộ “ Áp dụng phương pháp TEACCH vào giáo dục trẻ rối loạn tự kỉ”
của tác giả Đỗ Thị Thảo đã đề cập đến một góc nhìn về vấn đề định hướng vàđiều trị trẻ có RLPTK, cách vận dụng phương pháp TEACCH (Treatment andEducation of Autistic and related Communication handicapped Children) vàoquá trình can thiệp sớm cho trẻ RLPTK Năm 2013, trong luận án Tiến sĩ với
đề tài “Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ đầu cấp
Tiểu học” tác giả Nguyễn Nữ Tâm An cũng đã xây dựng được hệ thống các
bài tập dạy đọc hiểu cho học sinh RLPTK đầu cấp Tiểu học
Những công trình khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho trẻRLPTK ở nước ta cũng ngày càng được mở rộng như: lĩnh vực nhận thức,lĩnh vực hành vi, lĩnh vực giao tiếp – tương tác xã hội hoặc lĩnh vực tự phụcvụ mà đối tượng chính là trẻ RLPTK tuổi Mầm non và tuổi Tiểu học, chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực "tự lập" của thanh thiếu niênRLPTK Do đó, nghiên cứu về vấn đề hình thành và nâng cao kỹ năng tự lậpcho thanh thiếu niên RLPTK là một yêu cầu khách quan và cần thiết
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên vấn đề
sử dụng phương pháp TEACCH một cách hiệu quả để nâng cao một số kỹnăng cơ bản như kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lao động đơn giản, kỹ năng rènluyện thể lực và vui chơi giải trí Vì những kỹ năng này là cơ sở, nền tảng đểnâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK giúp các em thích nghi
và hòa nhập cộng đồng
1.1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.2.1 Khái niệm lứa tuổi thanh thiếu niên
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thanh thiếu niên nằmtrong độ tuổi từ 10 đến 19, ở Việt Nam, thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13 đến
24 Thanh thiếu niên là thuật ngữ chung chỉ lứa tuổi thiếu niên và thanh thiên
Trang 17Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổitrưởng thành Về mặt thể chất, tuổi thiếu niên là giai đoạn dậy thì và có sự thayđổi sinh học cực kỳ nhanh chóng, trưởng thành về tính dục và tình dục Về mặttâm lý xã hội, tuổi thiếu niên là lứa tuổi có những diễn biến nội tâm phức tạp,đây là giai đoạn có những khủng hoảng sâu sắc Tuổi thiếu niên được trang bị
về mặt sinh lý như một người trưởng thành, nhưng lại được định hướng bằngnhững phản ứng trẻ con Lúc ấy, như có hai nhân vật cùng tranh nhau một cơthể duy nhất mà bên nào cũng muốn chiếm ưu thế Một người muốn bảo tồnnhững đặc quyền của tuổi thơ ấu; còn người kia lại thích sử dụng ưu thếcủa tuổi trưởng thành
Thanh niên là lứa tuổi mà sự phát triển về thể chất đã đạt đến mức hoànthiện và ổn định về tâm lý, nhân cách Một trong những vấn đề thực tiễn đầutiên mà người thanh thiên cần phải giải quyết đó là việc chọn nghề nghiệptương lai Các em có thể tách rời vòng tay chăm sóc của cha mẹ, tạo dựng chomình những mối quan hệ xã hội để tự lập cuộc sống
Với thanh thiếu niên RLPTK, mặc dù cũng có sự khác biệt nhất định vềthể chất và tâm lý giữa giai đoạn thiếu niên và thanh niên như những thanhthiếu niên bình thường nhưng nhìn chung thanh thiếu niên RLPTK đều gặpphải một số vấn đề sau: Các em gặp khó khăn trong việc hiểu và chấp nhận sựlớn lên của bản thân; không biết xây dựng, duy trì các mối quan hệ tương tác
xã hội; không có khả năng tự chăm sóc bản thân, không thể tự mình giảiquyết các vấn đề trong cuộc sống, không có nhu cầu vui chơi giải trí, khôngbiết tự quyết định hay chịu trách nhiệm về việc mình làm Những điều nàychứng tỏ kỹ năng tự lập của các em còn thiếu và rất hạn chế
1.1.2.2 Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ
Những thay đổi về thuật ngữ, khái niệm, tiêu trí chẩn đoán rối loạn Tự
kỷ được tìm thấy rõ nhất trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu
Trang 18tinh thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM) của
Hội tâm thần Mỹ
Ban đầu, Tự kỷ được đề cập đến như một dạng “Tâm thần phân liệt” vàtiếp sau đó Tự kỷ bắt đầu được phân loại và có tiêu chí chẩn đoán, tuy nhiêncũng có nhiều thay đổi từ DSM –III là có 6 tiêu chí chẩn đoán, DSM – III – Rphát triển thành 16 tiêu chí phân làm 3 nhóm và gọi là rối loạn Tự kỷ( Autistic Disorder) Đến DSM –IV –R năm 2000 hoàn thiện hơn về tiêu chíchẩn đoán và xếp Tự kỷ vào một nhóm các rối loạn với phạm vi rộng hơn làrối loạn phát triển diện rộng ( Pervasive Developmental Disorders – PDDs),tiêu chí chẩn đoán rối loạn Tự kỷ của DSM được tiếp cận phổ biến trong cáclĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng về Tự kỷ, nhất là chuyên ngành về tâm lý,giáo dục và xã hội
Đến tháng 5 năm 2013, DSM-V chính thức được phát hành với một sốthay đổi trong quan điểm về Tự kỷ Điểm nổi bật trong phiên bản này gồm: thayđổi tên gọi rối loạn phát triển diện rộng (PDD) bằng tên gọi rối loạn phổ Tự kỷ(ASD), tên gọi ASD cũng được sử dụng chung cho tất cả các rối loạn thuộc phổ
Tự kỷ thay vì các tên gọi cho từng rối loạn như trong phiên bản trước gộp nhómkhiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội làm một, theo đó DSM -V sẽ chỉ
có 2 nhóm tiêu chí chẩn đoán là tiêu chí giao tiếp - tương tác xã hội và hành vi
Hiện nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về RLPTK nhưng nhìn
chung đều thống nhất ở quan điểm: Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật
phát triển phức tạp, đặc trưng bởi hai khiếm khuyết về giao tiếp - tương tác
xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.
Tiêu chí chẩn đoán tự kỷ theo DSM -V:
A Khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hộitrong nhiều hoàn cảnh, không được giải thích bởi sự trì hoãn phát triển thôngthường, và biểu hiện ở cả 3 dấu hiệu:
Trang 191 Khiếm khuyết về sự trao đổi cảm xúc – xã hội; ranh giới từ cách tiếp
cận xã hội không bình thường và thiếu khả năng thực hiện hội thoại thông
thường do giảm sự chia sẻ, quan tâm, cảm xúc và phản ứng tới sự thiếu hụt
hoàn toàn về khả năng bắt chước tương tác xã hội
2 Khiếm khuyết về hành vi giao tiếp không lời được sử dụng trong
tương tác xã hội; ranh giới từ sự hạn chế về khả năng phối hợp giao tiếp có lời
và không lời do sự khác thường trong tương tác mắt và ngôn ngữ cơ thể, hoặc
thiếu hụt trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời, tới sự thiếu hụt hoàn
toàn về thể hiện nét mặt và cử chỉ
3 Khiếm khuyết về khả năng phát triển và duy trì quan hệ phù hợp với
mức độ phát triển (ngoại trừ người chăm sóc); ranh giới từ khó khăn trong
điều chỉnh hành vi để đáp ứng phù hợp với bối cảnh xã hội do khó khăn trong
tham gia chơi giả vờ và trong việc kết bạn tới thể hiện sự thiếu quan tâm đến
2 Duy trì thói quen một cách thái quá, hành vi có lời và không lời theokhuôn mẫu hoặc chống lại sự thay đổi (như cử động theo một nghi thứckhuôn mẫu, khăng khăng với một lộ trình hoặc thức ăn, lặp đi lặp lại câu hỏihoặc căng thẳng dữ dội khi có một thay đổi nhỏ)
3 Thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ với một số thứ với cảm xúc và sựtập trung cao (như gắn bó một cách mạnh mẽ hoặc bận tâm dai dẳng bởinhững đồ vật khác thường, sở thích hạn hẹp và duy trì một cách thái quá)
Trang 204 Phản ứng cảm giác đầu vào trên hoặc dưới ngưỡng hoặc quan tâmđến một kích thích từ môi trường ở mức không bình thường (như thờ ơ vớicảm giác đau/nóng/lạnh, phản ứng ngược lại với âm thanh và chất liệu cụ thể,nhạy cảm quá mức khi ngửi hoặc sờ vào đồ vât, mê mẩn với ánh đèn hoặc vậtquay tròn).
C Những dấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi còn nhỏ (nhưng cóthể không thể hiện hoàn toàn rõ nét cho tới khi vượt quá giới hạn)
D Những dấu hiệu phải cùng hạn chế và làm suy giảm chức năng hàng ngày
1.1.2.3 Khái niệm kỹ năng tự lập
Để hiểu về khái niệm kỹ năng tự lập, chúng tôi xin đưa ra các kháiniệm thành phần sau:
* Kỹ năng:
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Lê Văn Hồng thì kỹ năng được
hiểu là “khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới”
Hay có thể hiểu “kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được
lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể’’ – theo tác giả Nguyễn Văn Đồng.
Hoặc như Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “kỹ năng là năng lực của con
người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình”.
Thông qua các khái niệm của các nhà nghiên cứu đã cho thấy có nhữngđiểm chung trong quan niệm về kỹ năng:
- Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đâybao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động
- Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động cá nhân
- Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất địnhnhằm đạt được mục đích đã đặt ra
Trang 21Từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận: kỹ năng là khả năng
của con người được thực hiện thuần thục dựa trên kinh nghiệm của bản thân thông qua quá trình rèn luyện, luyện tập nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
* Tự lập
Một người có khả năng tự lập là người đó có thể tự mình thực hiện mọicông việc, hoạt động hàng ngày bằng chính bàn tay, khối óc của mình Haynói cách khác là người đó có thể hoàn thành công việc bằng chính sức lực củamình hoặc biết tìm đến sự hỗ trợ của người khác khi cần thiết
Một người khuyết tật sống tự lập không có nghĩa là họ muốn làm tất cảmọi thứ bằng chính sức mình, không cần bất cứ ai hay muốn sống tách biệt.Sống tự lập có nghĩa là họ cần có các lựa chọn khác nhau, sự hỗ trợ và sựhướng dẫn của những người có khả năng trong các hoạt động hàng ngày tùythuộc vào mức độ khuyết tật Họ muốn được lớn lên trong gia đình của chínhmình, thực hiện các công việc phù hợp và nuôi sống gia đình của họ Họ đều
là những người bình thường, cần được chia sẻ để nhận thấy mình được côngnhận và yêu thương (Theo Tiến sĩ Adolf Ratzka)
* Kỹ năng tự lập:
Từ các lý luận trên chúng ta có thể hiểu kỹ năng tự lập là cách mà một
người có thể thực hiện thuần thục một công việc dựa trên kinh nghiệm của bản thân thông qua quá trình rèn luyện, luyện tập hoặc biết tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của các thành viên khác nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1.1.3 Một số đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên RLPTK
1.1.3.1 Cảm giác
Vấn đề rối loạn cảm giác là đặc tính vốn có của những thanh thiếu niênRLPTK với một số biểu hiện như:
Trang 22* Xúc giác: Hệ thống xúc giác là hệ thống giác quan rộng lớn và có vai tròquan trọng trong việc xác định vấn đề về thể chất, tâm thần và cảm xúc Sự suygiảm chức năng hệ thống xúc giác là quá trình thực hiện không có hiệu quả ở trungtâm hệ thống thần kinh trong việc lĩnh hội các cảm giác thông qua da Điều nàydẫn đến việc những thanh thiếu niên RLPTK có thể có phản ứng hoặc phản ứngkém đối với các đụng chạm hay có sự phân biệt nghèo nàn về xúc giác.
* Thị giác: Thị giác cho biết chúng ta nhận biết các dấu hiệu, dự báotrước được điều gì đang xảy ra giúp chúng ta chuẩn bị các phản ứng Mộtthanh thiếu niên RLPTK bị suy giảm chức năng tiền đình thường có các vấn
đề với quá trình thị giác không gian cũng như là các kỹ năng vận động mắt cơbản Bởi vì não không định hướng chính xác các cảm giác đến từ mắt và cơthể Vì vậy, việc đọc viết và làm toán có thể gặp khó khăn Các hoạt động cóliên quan đến sự phối hợp tay – mắt gặp trở ngại lớn dẫn đến sự lo sợ bởi mọingười và các vật đang chuyển động xung quanh
* Thính giác: Hệ thống thính giác hoạt động cùng với hệ thống tiềnđình nhằm xử lý các cảm giác về âm thanh và các chuyển động Quan trọnghơn hết, với các kỹ năng xử lý thính giác tinh xảo nó mang đến cho chúng ta
sự hiểu biết về ngôn ngữ Nếu gặp vấn đề này - quá trình xử lý ngôn ngữthính giác nghèo nàn sẽ khiến cho thanh thiếu niên RLPTK gặp khó khăntrong việc xác định sự giống và khác nhau của từ ngữ, ảnh hưởng đến khảnăng lắng nghe và khó khăn trong ngôn ngữ tiếp nhận
* Khứu giác: Hệ thống khứu giác cung cấp các thông tin về các loạikhác nhau của mùi vị thông qua cơ quan cảm nhận ở khoang mũi, quan hệgần gũi với hệ thống vị giác Vì thế, những thanh thiếu niên RLPTK quá nhạycảm với mùi vị có thể phản ứng mạnh và né tránh với những mùi gần như vôhại hay mùi mà đa số mọi người vẫn chấp nhận được như mùi thức ăn, mùicủa đồ vật, mùi cơ thể và mùi từ môi trường xung quanh Có một số thanh
Trang 23thiếu niên RLPTK lại bỏ qua hoặc không nhận thấy các mùi hương mà mọingười thường không thích như mùi ẩm mốc của đồ vật, mùi ôi thiu của thức
ăn, mùi hôi của quần áo bẩn
* Vị giác: Hệ thống vị giác cung cấp các thông tin về sự khác nhau củacác khẩu vị thông qua cơ quan thu nhận được đặt ở lưỡi, nó có mối quan hệmật thiết với hệ thống khứu giác Một thanh thiếu niên RLPTK có hệ thống vịgiác quá nhạy cảm có thể có phản ứng mạnh mẽ với một số thực phẩm thôngthường với các biểu hiện như: nôn ọe, nổi mề đay Bên cạnh đó, nhữngthanh thiếu niên RLPTK kém nhạy cảm có thể liếm hoặc nếm đồ vật không
ăn được hay thích ăn các đồ rất mặn rất cay hoặc rất nóng
Như vậy, có thể thấy nếu thanh thiếu niên RLPTK gặp bất kỳ một vấn
đề nào về cảm giác cũng sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.Trong khi, đa số thanh thiếu niên RLPTK thường sẽ gặp nhiều vấn đề cùnglúc về cảm giác do bản chất của hội chứng RLPTK gây nên
1.1.3.2 Ngôn ngữ – giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, đối vớinhững người không thể tự chăm sóc bản thân thì ngôn ngữ - giao tiếp còn trở nêncần thiết hơn bao giờ hết Những thanh thiếu niên RLPTK thường có thế mạnhtrong ngôn ngữ tiếp nhận nhưng lại yếu trong ngôn ngữ diễn đạt Các em có thểhiểu và làm tốt những yêu cầu đơn giản nhưng lại gặp khó khăn trong cách thểhiện nhu cầu bản thân hay phải nhờ vào một phương tiện hỗ trợ nào đó
Việc thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ và xã hội của thanh thiếu niên RLPTKcàng trở nên kém đi khi môi trường ngày càng phức tạp: phải tương tác với nhiềungười hơn, trong nhiều không gian khác nhau đồng nghĩa với việc các em phảithực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn, đối mặt với nhiều kích thích, những tiếngồn mà không liên quan đến khả năng thực hiện của chính mình
Trang 24Trong mối quan hệ tương tác xã hội thanh thiếu niên RLPTK gặp phảinhững khó khăn điển hình như:
- Thiếu sự hiểu biết về những dấu hiệu không lời thể hiện ý nghĩa vàthái độ: thanh thiếu niên RLPTK bỏ lỡ nhiều cơ hội mang tính xã hội bởi vìcác em khó có thể hiểu được một nụ cười hay một cái gật đầu là thể hiện sựyêu mến hoặc đồng tình, một “cái nhìn” của GV là cảnh báo của việc trật tự
và trở lại nhiệm vụ của mình
- Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để khởi xướng hay duy trìcuộc đàm thoại hoặc một nhiệm vụ bất kỳ
- Không hiểu những quy tắc bất thành văn được ẩn dụ trong tài liệu hay cácnguyên tắc mà tất cả mọi người đều biết Chính những điều này đã làm hạn chế
cơ hội hòa nhập của các em, tách biệt các em ra khỏi môi trường tập thể
1.1.3.3 Hành vi
Thanh thiếu niên RLPTK gặp vấn đề về hành vi nhiều hay ít xuất phát từnhiều nguyên nhân khác nhau Giao tiếp là một trong những vấn đề nảy sinhhành vi Một người có thể không thể nói ra được điều gì đang diễn ra với bảnthân mình hoặc với môi trường xung quanh bởi vì người đó chỉ có các kỹ nănggiao tiếp chức năng cơ bản hay có kỹ năng giao tiếp nhưng lại không thể sửdụng đúng lúc vì bị ức chế Điều này dẫn đến các hành vi đung đưa người, phát
ra âm thanh vô nghĩa, hành vi nổi khùng, hành vi tự kích thích, hành vi xâmhại Các hành vi xảy ra cũng không loại trừ việc các em thiếu khả năng hiểu vàthích ứng với những thay đổi về thể chất, thay đổi hocmon mà cơ thể đang phảitrải qua
Thông thường, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân của một hành vi nào
đó bằng việc phân tích môi trường hoặc những gì xảy ra trước khi hành vi đóxuất hiện, điều đó có thể ngăn chặn được hành vi Một thanh thiếu niên
Trang 25RKPTK sẽ có hành vi đung đưa người, hành vi phản kháng, tự kích thích haytức giận nhiều hơn vì một số lý do sau:
- Thiếu khả năng giao tiếp khi có nhu cầu, mong muốn hay sự thể hiệncảm xúc
- Bị gián đoạn khi đang mải mê với hoạt động yêu thích hoặc bị làmgián đoạn hành vi tự kích thích
- Buồn chán
- Thiếu khả năng hiểu về các quy tắc, lề thói hàng ngày
- Thiếu khả năng bảo vệ bản thân khỏi sự chòng ghẹo và sự bị bắt nạttại trường học hay một nơi nào đó các em có mặt
- Nhu cầu liên quan đến giới tính: sự cọ xát cơ thể, quan hệ đôi lứa vớirất ít các kỹ năng để thực hiện mong muốn này
Vì vậy, cha mẹ và những người bên cạnh thanh thiếu niên RLPTK cầnnhận thức về ngòi nổ của các cơn thịnh nộ này để có thể giúp đỡ các em tránhđược hay biết cách đương đầu với các tác động khi chúng xảy đến
1.1.3.4 Vận động
Trong suốt những năm trưởng thành, phần lớn thanh thiếu niên đều nhậnthức được một cách sâu sắc về bản thân và cơ thể mình Tuy nhiên, đa số nhữngthanh thiếu niên RLPTK mặc dù ở lứa tuổi này nhưng vẫn phải vật lộn vớinhững khó khăn về vận động cảm giác Các em không những phải hiểu biết về
cơ thể mình vốn có mà còn phải thích ứng với tất cả những thay đổi về hocmonđang tác động đến cơ thể Những khó khăn về cảm giác ảnh hưởng đến các kỹnăng vận động thô và vận động tinh cũng như vị trí của cơ thể trong không gian.Điều này tác động lên cách các em di chuyển nên các em gặp khó khăn khi ngồixuống, khi đi đến các vị trí trong lớp học, các em cũng trở nên vụng về hoặckhông thể tham gia vào các hoạt động thể lực, thể thao
1.1.3.5 Nhận thức
Trang 26Thanh thiếu niên RLPTK thường có trí nhớ máy móc, rập khuân Các emgặp khó khăn trong việc kết nối giữa các tình huống hiện tại với tình huốngtương tự trong quá khứ Có thể nói trí nhớ của thanh thiếu niên RLPTK chỉ lưutrữ thành các ngăn riêng lẻ mà không có sợi dây kết nối nào bởi vì các em có thểbiết mình có thông tin liên quan đến tình huống nhưng lại quên mất đường dẫn
để liên kết chúng lại với nhau và không thể lấy chúng ra khi cần đến
Thanh thiếu niên RLPTK thường gặp khó khăn trong việc giải quyếtcác vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống, các em không biết cách
để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, không biết phân chia thời gian hợp lýcho mỗi công việc hay nhiệm vụ cụ thể Những khó khăn này luôn xuất hiện ởthanh thiếu niên RLPTK vì các em luôn cố gắng để tìm kiếm thông tin theomột hướng bế tắc mà không nghĩ đến việc thay đổi linh hoạt các cách thứckhác nhau khi thực hiện nhiệm vụ
1.1.4 Giáo dục kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
1.1.4.1 Ý nghĩa
Tính tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân thanh thiếu niênRLPTK, với gia đình và với cả những người bên cạnh các em
* Với bản thân thanh thiếu niên RLPTK
Tự lập giúp thanh thiếu niên RLPTK có thể chủ động, tự tin thực hiệncông việc của mình và ít bị phụ thuộc vào người khác Chính điều này giúpthanh thiếu niên RLPTK tự tin hơn trong các môi trường, hoàn cảnh khácnhau và vì thế các em dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xung quanh
Khi đó, thanh thiếu niên RLPTK sẽ được trải nghiệm và được khámphá cuộc sống nhiều hơn, các kỹ năng thiết yếu khác cũng dần hình thành đểthích ứng được với những hoàn cảnh môi trường
Hơn nữa, sự tự lập sẽ giúp thanh thiếu niên RLPTK nâng cao lòng tựtrọng và vị thế của mình trong gia đình, trường học Nói như vậy, bởi lẽ bản
Trang 27thân các em gặp rất nhiều hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp hay nhận thức chonên việc được người khác tin tưởng, coi trọng là một điều thanh thiếu niênRLPTK luôn kỳ vọng Khi bản thân các em có thể tự lập trong các công việcthì lòng tin của các em vào chính mình cũng cao hơn và lòng tin của mọingười xung quanh đối với các em cũng cao lên Điều đó có tác dụng khích lệlớn đối với thanh thiếu niên RLPTK, tạo cho các em có nhiều cơ hội để thựchiện tốt hơn mọi công việc, nhiệm vụ của mình.
* Với gia đình thanh thiếu niên RLPTK
Trong mỗi gia đình, cha mẹ luôn cố gắng chăm sóc, giáo dục con cái đểcác con khỏe mạnh, phát triển bình thường Đối với những gia đình có conRLPTK cũng vậy nhưng nhiệm vụ của cha mẹ trở nên khó khăn hơn rấtnhiều Vì các em gặp khó khăn cả về thể chất và trí tuệ nên cha mẹ luôn phảitheo sát, kèm cặp và lo lắng Với những thanh thiếu niên RLPTK mức độnặng và rất nặng thì khả năng tự lập rất yếu kém, lúc này trách nhiệm và sựvất vả của cha mẹ tăng thêm nhiều lần Thiết nghĩ, nếu thanh thiếu niênRLPTK có khả năng tự lập tốt hơn thì sẽ giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ.Thay vì tốn quá nhiều thời gian ở bên các em, cha mẹ có thể yên tâm để làmnhiều công việc khác Đồng thời, khi nhìn thấy con mình chủ động, tự tin và
tự lập trong công việc dù là đơn giản thôi thì niềm tin và kỳ vọng của cha mẹdành cho các con cũng sẽ cao lên, bản thân họ cũng được khích lệ nhiều đểcùng con cố gắng hơn nữa Chính vì thế, sự tự lập của thanh thiếu niênRLPTK có ý nghĩa rất lớn đối với chính những người thân của các em
* Với thầy cô, bạn bè và những người bên cạnh thanh thiếu niên RLPTKTính tự lập không chỉ có ý nghĩa với riêng cá nhân thanh thiếu niênRLPTK và gia đình các em mà còn có ý nghĩa với bạn bè, thầy cô và nhữngngười xung quanh Khi một thanh thiếu niên RLPTK không tự lập, đồngnghĩa với việc em đó rất thụ động và phụ thuộc vào người khác Điều đó có
Trang 28thể ảnh hưởng tới chất lượng chung của lớp học hay trong các nhóm chơi,thanh thiếu niên RLPTK có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của tập thể Đồngthời, do sự thiếu tự tin và ít chủ động nên trong tất cả các công việc thanhthiếu niên RLPTK sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè hoặc nhữngngười xung quanh… Chính vì thế, việc nâng cao tính tự lập cho các em có ýnghĩa vô cùng quan trọng Khi bản thân thanh thiếu niên RLPTK tự lập, chủđộng, tự tin hơn các em sẽ dễ dàng tham gia môi trường lớp học, học hỏi đượcnhiều điều, củng cố mối quan hệ bạn bè, làm tăng hiệu quả nhóm chơi hay cáchoạt động tập thể.
Có thể thấy, tính tự lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ vớiriêng thanh thiếu niên RLPTK mà còn có ý nghĩa đối với gia đình, bạn bè,thầy cô và những người xung quanh các em
1.1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự lập của thanh thiếu niên RLPTK
* Yếu tố chủ quan
Thanh thiếu niên RLPTK gặp khó khăn trong hoạt động giao tiếp –tương tác xã hội và xuất hiện những hành vi mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lạinên cơ hội tạo lập, tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội cũng bị hạnchế Các em không thể tham gia vào các tổ chức, sự kiện nếu không có sự hỗtrợ từ người khác Bản thân các em không ý thức được ý nghĩa của sự tự lậptrong cuộc sống hàng ngày
Những thanh thiếu niên RLPTK có thể lực yếu kém hoặc có tật kèmtheo: khiếm thị, khiếm thính, KTTT càng gặp khó khăn hơn khi phải tự lậpthực hiện các hoạt động, nhiệm vụ ở trường học hay tại gia đình Bên cạnh
đó, thanh thiếu niên RLPTK dạng ù lì hay những em không có động cơ họctập cũng là một trở ngại khiến các em khó có thể hình thành kỹ năng tự lập để
có thể tự mình thực hiện công việc, nhiệm vụ trong ngày
Trang 29* Yếu tố khách quan
Những gia đình có con RLPTK, khi con được phát hiện ở độ tuổi Mầmnon hoặc tuổi Tiểu học thì cha mẹ luôn cố gắng tìm đến những địa chỉ chămsóc, giáo dục tốt nhất để con có cơ hội phát huy khả năng, hạn chế tối đakhiếm khuyết bản thân hay hy vọng con sẽ trở lại bình thường như mọi đứatrẻ khác Nhưng theo thời gian, mọi công sức, cố gắng ở nơi cha mẹ dần maimột, sự tiến bộ của con cũng chậm dần theo độ tuổi Lúc này, đa số các cha
mẹ thường có suy nghĩ chấp nhận sự yếu kém, thiệt thòi của các con nên yênphận chăm sóc và làm tất cả những điều chúng chưa làm được, kể cả việc đơngiản nhất như: ăn cơm, lấy nước uống, tắm giặt Chính những suy nghĩ đó đãlấy đi cơ hội tự lập của các em, thanh thiếu niên RLPTK trở nên phụ thuộc vàthụ động trong khi chúng có thể tốt hơn thế
Tại môi trường lớp học, đa số thanh thiếu niên RLPTK gặp khó khăntrong việc kết bạn, tại vì các em không thể hiểu suy nghĩ của người khác dựavào thái độ và hành vi dễ đoán biết hay do cách xử sự, điệu bộ khác người,không giống với bạn cùng trang lứa Nguyên nhân chính là do các em có khókhăn về giao tiếp – tương tác với bạn bè, thầy cô giáo, có những hành vi kỳquặc và khả năng nhận thức chậm chạp
Sau khi hết tuổi đến trường, phần lớn thanh thiếu niên RLPTK phảisống tại gia đình nên những kiến thức đã tích lũy được do ít có cơ hội vậndụng, phát huy đã dần mất đi, bởi lẽ chỉ một môi trường gia đình sẽ không thể
là môi trường lý tưởng cho các em phát triển
Bên cạnh đó, môi trường dạy học chuyên biệt dành cho thanh thiếuniên RLPTK ở nước ta còn non yếu cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc cũng như nguồn nhân lực đào tạo chuyên môn sâu Diện tích phòng họcquá nhỏ, lớp học quá đông nên chưa tạo cho thanh thiếu niên RLPTK điều
Trang 30kiện được học và hoàn thiện kỹ năng tự lập Những điều này đã hạn chế cơhội học tập cũng như kỹ năng tự lập của mỗi thanh thiếu niên RLPTK.
Bên cạnh đó, sự nhận thức của cộng đồng còn sai lệch, thờ ơ, chưa có sựquan tâm thích đáng đến từng đối tượng người khuyết tật: thanh thiếu niênRLPTK được xếp vào các dạng tật khác nhau như KTTT, khó khăn về học màchưa được phân loại rõ ràng nên các em chưa được hưởng quyền lợi hỗ trợ từchính sách Nhà nước Những thanh thiếu niên RLPTK hay người già khuyết tật
ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc hơn lứa tuổi Mầm mon và Tiểu học
1.1.4.3 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
* Mục tiêu:
Mục tiêu hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niênRLPTK là giúp các em có được các kỹ năng trong lĩnh vực tự phục vụ, laođộng đơn giản hay vui chơi giải trí mà biểu hiện cụ thể là thanh thiếu niênRLPTK biết chăm sóc sức khỏe cá nhân: ăn, mặc, ngủ hay mọi sinh hoạt kháctrong ngày; biết làm những công việc đơn giản: thu dọn đồ đạc, quét dọn,trồng cây trong vườn; biết tham gia các trò chơi giải trí; biết lựa chọn nhữngthứ mình thích, biết từ chối những thứ mình không thích hay những điều gâynguy hại đến tính mạng bản thân
Trang 31không bị đổ ra ngoài Việc ăn uống ở nơi công cộng càng trở nên quan trọnghơn khi môi trường này đòi hỏi sự lịch sự, văn minh.
Vấn đề vệ sinh cá nhân: tắm gội, đánh răng, rửa mặt, chải tóc… cũngrất cần thiết đối với thanh thiếu niên RLPTK nhất là với những em có vấn đề
về cảm giác, các em luôn lo sợ khi phải thực hiện những công việc đơn giảnnày Ngoài ra, các em cũng không biết chọn những trang phục phù hợp thờitiết hay hoàn cảnh thực tế
Vấn đề tham gia giao thông công cộng của thanh thiếu niên RLPTK:
Vì thanh thiếu niên là những người đã bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành
và trưởng thành nên việc tự mình tham gia vào các phương tiện giao thông làđiều hiển nhiên và cần thiết, với thanh thiếu niên RLPTK cũng không ngoại lệ.Các em cũng cần được trang bị các kỹ năng để có thể tham gia vào các loạiphương tiện giao thông khác nhau, ví dụ khi đi xe bus, các em phải biết:
Chỗ đợi xe bus
Dùng thẻ đi xe bus hoặc có dùng số tiền để mua vé xe
Giờ xe đến
Sẽ gặp ai khi có vấn đề
Làm gì nếu xe bus không tới
Lúc đi xe về thì xuống chỗ nào
- Lao động đơn giản
Thanh thiếu niên RLPTK có thể sẽ làm được nhiều những công việcđơn giản tại trường học hay tại gia đình Ở trường, các em có thể biết lấy bátđũa khi đến giờ ăn, biết lấy chăn, gối khi đi ngủ, biết quét lớp sạch sẽ, đổ rácđúng nơi quy định, hoặc các em có thể tham gia các công việc ở lớp hướngnghiệp như: tết vòng, xâu hạt Ở nhà, thanh thiếu niên RLPTK có thể giúp
bố mẹ lấy quần áo đi giặt, thu dọn quần áo khô, cất đồ khi trời mưa, trồng câytrong vườn Những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ giúp cho
Trang 32các em thấy được thành quả lao động của mình được công nhận, các em trởnên tự tin hơn, mạnh dãn hơn và chủ động hơn.
- Rèn luyện thể lực
Thanh thiếu niên RLPTK cũng như những người bình thường kháckhông bắt buộc phải sống cô độc và không có thú vui Thể thao và những sinhhoạt giải trí là nơi quan trọng giúp các em có cơ hội tiếp xúc với người khác
vì sự giao tiếp diễn ra dễ dàng hơn nếu liên quan đến những sinh hoạt cần cóhợp tác và chia sẻ Những hoạt động tại các trung tâm hoặc phòng tập thể thaovừa là nơi để giải trí mà cũng là dịp để tìm bạn, kết bạn có cùng sở thích Vớithanh thiếu niên RLPTK mạnh khỏe sẽ có rất nhiều lựa chọn cho các em như:bơi lội - đây là môn thể thao tuyệt vời dành cho thanh thiếu niên RLPTK vì
áp lực của nước cho em kích thích liên quan đến vị trí của thân hình trongkhông gian Do thiếu khả năng chú ý lâu và việc điều hợp tay chân khôngkhéo nên khi được học môn này sẽ tăng cường khả năng vận động, phối hợpcác giác quan của các em Ngoài ra, các môn thể thao như: chạy bộ, đạp xe,
cử tạ (theo chỉ dẫn) là những hoạt động rèn luyện thể lực khác phù hợp vớithanh thiếu niên RLPTK mà chân tay lóng ngóng, thiếu tập trung
- Vui chơi giải trí
Âm nhạc là một môn giải trí tuyệt vời Học nghe hoặc chơi một nhạc cụnào đó mà các em thích sẽ giúp thanh thiếu niên RLPTK nhận ra tính chất toánhọc chính xác và khuôn mẫu của nhạc, từ đó có thể dẫn tới sự yêu thích âmnhạc Khi chơi một nhạc cụ thì việc phải vận dụng tay, mắt, đôi khi cả miệng làmột hình thức cơ năng trị liệu không ngờ Cha mẹ nói rằng con bớt nhay cổ áohay vật gì khác sau khi học chơi nhạc cụ nào cần phải thổi Nghe nhạc làm dịutâm tính của những thanh thiếu niên RLPTK, giúp các em có nhu cầu tiếp xúcvới người khác để cùng chia sẻ sở thích của mình Tài năng của các em về mặt
Trang 33này làm người ta không còn chú ý đến các tật của em, từ đó các em hòa nhập vớicác bạn và khẳng định mình trong nhóm bạn hay ở nơi tập thể.
* Phương pháp hình thành kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTKMột số phương pháp có thể sử dụng tại môi trường lớp học hay ở giađình để giúp thanh thiếu niên RLPTK hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập
- Phương pháp xâu chuỗi
Xâu chuỗi là việc dạy cho người học thực hiện theo một chu trìnhcác phản hồi chức năng liên quan một cách phù hợp và chính xác côngviệc hay nhiệm vụ hàng ngày Phần lớn các kỹ năng chúng ta dạy thanhthiếu niên RLPTK thực hiện bao gồm một chuỗi các phản ứng thành phần.Học một chuỗi các phản ứng là học thực hiện từng bước trong chuỗi đótheo trình tự và tương đối liên tục về mặt thời gian Có 3 phương phápxâu chuỗi: chuỗi tiến, chuỗi lùi và chuỗi toàn bộ nhiệm vụ
Chuỗi tiến:
Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giới hạn khả năng, GV bắt đầuhướng dẫn bằng việc cho thanh thiếu niên RLPTK làm lần lượt các bước đãhọc cho tới bước em đó chưa thực hiện thuần thục GV sẽ bắt đầu hướng dẫn
từ bước đó và củng cố ngay sau khi hướng dẫn Khi bước đầu tiên thực hiện
có thể củng cố ở mức độ cao hơn Những bước còn lại hoặc do GV thực hiệnhoặc do thanh thiếu niên RLPTK thực hiện với sự trợ giúp, nhưng toàn bộnhiệm vụ cần được hoàn thành trước khi kết thúc buổi học Khi các em đãthuần thục một bước cụ thể thông qua các lần thứ bổ sung thì nên chuyểnsang bước hướng dẫn tiếp theo (bước chưa thực hiện được) cùng với việc đểcác em thực hiện các bước trước theo thứ tự mà không cần trợ giúp
Chuỗi lùi:
GV bắt đầu hướng dẫn bằng việc làm toàn bộ hoặc giúp thanh thiếuniên RLPTK làm toàn bộ chuỗi phản ứng đến tận bước cuối cùng của chuỗi
Trang 34nhiệm vụ Sau khi GV cho thêm cơ hội các em đã làm tốt bước cuối cùng,chuyển sang dạy bước trước bước cuối cùng, nhưng các em phải thực hiệnđược bước cuối cùng mà không cần trợ giúp Củng cố ngay sau khi hướngdẫn, khi bước còn lại cuối cùng trong chuỗi được thực hiện, sẽ củng cố ở mức
độ cao hơn Khi duy trì các bước đã dạy, đã học và đã bổ sung theo thứ tự giậtlùi, toàn bộ chuỗi hành vi được thực hiện và em đó được củng cố
Chuỗi toàn bộ nhiệm vụ:
GV bắt đầu hướng dẫn từ bước đầu tiên trong chuỗi và dạy từng bướctiếp theo, theo thứ tự cho tới khi hoàn thành cả chuỗi Tất cả các bước cầnhướng dẫn sẽ được dạy theo thứ tự và đồng thời khi thực hiện cả chuỗi Củng
cố ngay sau mỗi chuỗi để sửa lỗi và nâng cao khả năng phản ứng của thanhthiếu niên RLPTK Lặp lại củng cố vào cuối chuỗi
- Hỗ trợ bằng hình ảnh
Là cách GV sử dụng hệ thống hình ảnh để hỗ trợ thanh thiếu niên RLPTKtrong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, công việc tại trường học Nhờ có hệthống hình ảnh thanh thiếu niên RLPTK có thể dự đoán được nội dung bài học,nhiệm vụ cần làm Tuy nhiên, GV phải chú ý duy trì hình ảnh minh họa có cấutrúc cao hơn so với học sinh bình thường để tận dụng tối đa tư duy trực quanhình ảnh của thanh thiếu niên RLPTK, lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dungdạy học, phù hợp nhận thức của mỗi thanh thiếu niên RLPTK
- Làm mẫu:
Đây là phương pháp GV làm mẫu các bước của nhiệm vụ cho thanh thiếuniên RLPTK quan sát và hiểu cách làm Ngoài việc tự mình làm mẫu GV có thểcho bạn khá làm mẫu để các em quan sát hoặc cho các em xem băng mẫu
- Giảm dần sự gợi ý:
Là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong việc dạy tính tự lậpcho thanh thiếu niên RLPTK, đặc biệt ở giai đoạn mới bắt đầu Càng ở những
Trang 35giai đoạn sau sự trợ giúp, gợi ý của GV càng giảm dần Đầu tiên GV cầm taytrợ giúp trẻ thao tác các bước của kỹ năng, sau đó GV sẽ giảm dần hỗ trợ - chỉcầm giúp cho trẻ một thứ đồ hoặc giữ thăng bằng giúp trẻ.
- Sử dụng phần thưởng
Để để dạy học cho thanh thiếu niên RLPTK đạt hiệu quả cao, GV nênđảm bảo rằng các em sẽ nhận được một thứ gì đó mà chúng ưa thích, ví dụnhư: một gói bánh, một trò chơi, một bài bát Phần thưởng giúp các em tiếptục làm việc hoặc lặp đi lặp lại việc cũ, không phải nghỉ lâu mà vẫn còn độnglực cố gắng để được thưởng thêm
Khi trao phần thưởng, GV nên mỉm cười và khen ngợi các em Các em
sẽ học cách kết nối những lời khen ngợi với phần thưởng Sau một thời gian,chính bản thân lời khen cũng là đủ Thưởng và khen ngợi phải kèm theo hànhđộng của các em ngay lập tức để các em hiểu được sự kết nối giữa việc làmtốt của mình và phản ứng của GV Nếu để lâu quá, các em có thể hiểu sai vànghĩ rằng mình đang được khen vì không làm gì hơn là vì hoàn thành việc đó
1.1.5 Phương pháp TEACCH
TEACCH là một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong can thiệpcho thanh thiếu niên RLPTK, sau đây là các nguyên tắc hoạt động và ứngdụng cơ bản của TEACCH
1.1.5.1 Nguyên tắc hoạt động của phương pháp TEACCH
Với phương diện là chương trình can thiệp cho thanh thiếu niênRLPTK nguyên tắc hoạt động cơ bản của TEACCH nhằm:
1 Cải thiện sự thích ứng bằng dạy học có ý nghĩa và điều chỉnh môitrường
2 Cấu trúc hóa hoạt động dạy học, đây là nguyên tắc chủ chốt củachương trình TEACCH, nguyên tắc này định hướng việc xem xét TEACCHtrên phương diện một phương pháp dạy học, dựa trên một thực tế là trẻ tự kỉ
Trang 36thường được hưởng lợi từ môi trường giáo dục được cấu trúc hóa hơn là môitrường giáo dục tự do.
3 Trị liệu nhận thức và trị liệu hành vi diễn ra song song, việc pháttriển nhận thức luôn đồng thời với việc trị liệu về hành vi bởi lẽ chính nhữngvấn đề về hành vi có thể dẫn đến những khó khăn trong nhận thức
4 Chương trình can thiệp được cá nhân hóa, tức là được thiết kế chomỗi cá nhân trên cơ sở đánh giá khả năng và nhu cầu của cá nhân đó
5 Phát triển tiềm năng, việc đánh giá cũng sẽ xác định các kỹ năngđang có tiềm năng phát triển để tập trung can thiệp
6 Duy trì sự tham gia của cha mẹ, trong chương trình này, cha mẹ sẽlàm việc với chuyên gia như một nhà đồng trị liệu, các bài dạy trong chươngtrình TEACCH không chỉ được dạy tại trung tâm mà còn được dạy tại nhà
1.1.5.2 Ứng dụng của TEACCH trong hình thành kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
Bản chất của phương pháp TEACCH là cấu trúc hóa hoạt động dạy học Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc hóa hoạt động dạy học chính là cách
thức thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo khuôn khổ, trình tự logic và
ổn định Phương pháp dạy học có cấu trúc hướng đến việc thiết kế một hệthống dạy học có cấu trúc, trong đó, tạo tối đa những gì có thể tiếp thu bằngkênh thị giác và giảm thiểu những hướng dẫn bằng lời Cách làm này tậndụng những thế mạnh của thanh thiếu niên RLPTK - khả năng tri giác, ghinhớ bằng hình ảnh và dùng thế mạnh này khắc phục những khó khăn của các
em Đồng thời, môi trường cấu trúc cũng giúp thanh thiếu niên RLPTK dễ
dàng hiểu và đoán biết được những điều đang và sẽ xảy ra, các em thấy antoàn, trở nên chủ động và tự lập trong mọi công việc ở mọi môi trường
Qua thực tiễn, các ứng dụng cơ bản của phương pháp TEACCH: ứngdụng xây dựng bảng hoạt động cá nhân, thiết kế quy trình hoạt động, thiết kế
Trang 37đồ dùng học tập và đánh dấu khu vực hoạt động đã thể hiện ưu điểm vượt trộicủa mình trong việc nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK,những ưu điểm đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Cấu trúc hóa môi trường vật chất
Thanh thiếu niên RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhận ra: mụcđích sử dụng các môi trường, đâu là chỗ ở cá nhân và đâu là chỗ của tập thể…chính vì vậy trong giáo dục chúng ta cần cấu trúc hóa môi trường vật chất.Thông qua sự thiết kế, sắp xếp về vị trí, không gian, đồ vật… theo một trật tự,một cấu trúc logic, ổn định và phù hợp Việc cấu trúc hóa môi trường vật chấtgiúp thanh thiếu niên RLPTK có thể hiểu, đoán biết được những thứ xungquanh Các em biết được mình sẽ đi đâu, đi đến đó bằng cách nào, đâu là chỗmình phải đến để học, để chơi, để ngủ…? Điều này giúp các em trở nên tự tin,hạn chế những hành vi gây rối và “tự lập” hơn trong những việc các em muốnlàm hoặc phải làm
Hình 1: Phân chia các khu vực lớp học
- Cấu trúc hóa hoạt động
Trang 38Thanh thiếu niên RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhớ trình tựcác bước của hoạt động, điểm khởi đầu và kết thúc của một công việc, các em
có thể bỏ dở một công việc giữa chừng, không biết thực hiện các bước tiếptheo của công việc Cấu trúc hóa hoạt động giúp thanh thiếu niên RLPTKnhận ra điều gì mà người khác trông đợi ở các em trong một hoạt động cụ thể
từ đó có thể hoàn thành công việc, thậm chí thực hiện công việc một cách “tựlập” mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ người khác GV có thể giao nhiệm vụcho các em bằng cách đặt ở trên bàn học những hoạt động các em phải thựchiện vào trong hai chiếc rổ và hướng dẫn các em bắt đầu từng nhiệm vụ ở rổmàu xanh, kết thúc hoạt động nào thì đặt sang rổ màu đỏ, cư như vậy cho đếnkhi hết các hoạt động có nghĩa là em đó đã hoàn thành công việc của mình
Hình 2 : Cấu trúc hóa hoạt động
- Lịch bằng hình ảnh:
Thanh thiếu niên RLPTK thường gặp khó khăn với những thay đổi,những hoạt động không được báo trước Do vậy, mọi hoạt động diễn ra trongngày của các em cần được sắp xếp theo thứ tự thời gian, được minh họa bằnghình ảnh giúp các em nhận ra các hoạt động mà mình sẽ phải làm
Trang 39Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng lịch hoạt động sẽ giúp thanhthiếu niên RLPTK có thể đối phó với những thay đổi, giảm căng thẳng, pháttriển các kỹ năng giao tiếp có sử dụng biểu tượng, khuyến khích những tươngtác có ý nghĩa Và một vai trò quan trọng là nâng cao tính “tự lập” của các
em, các em chỉ cần nhìn vào lịch hay các danh mục là có thể biết được mìnhcần làm gì, đang làm gì, làm với ai, làm ở đâu
Hình 3: Lịch hoạt động trong ngày
- Hình ảnh hóa và cấu trúc hóa thông tin
Đây là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trong dạy học cho thanhthiếu niên RLPTK Hình ảnh hóa thông tin là cách để chúng ta phát huynhững thế mạnh thường có ở thanh thiếu niên RLPTK, đó là tư duy bằng hìnhảnh phát triển mạnh - trở thành nòng cốt của tư duy và hạn chế những hướngdẫn bằng lời vốn rất khó nắm bắt với các em
Hình ảnh hóa thông tin giúp thanh thiếu niên RLPTK có thể: nâng caotính “tự lập” trong các thói quen hàng ngày, nâng cao kỹ năng tự học, tự làmviệc với sự hỗ trợ của hệ thống hình ảnh Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
và kỹ năng khám phá cuộc sống
Trang 40Hình 4: ứng dụng của cấu trúc hóa và hình ảnh hóa
thông tin
Như vậy cả 4 ứng dụng của TEACCH đều tập trung phát huy những thếmạnh thường có ở thanh thiếu niên RLPTK, đó là tư duy bằng hình ảnh pháttriển mạnh và trở thành nòng cốt của tư duy Bên cạnh đó, TEACCH đã khắcphục những khó khăn của các em trong việc nhận ra mục đích sử dụng củacác môi trường, ghi nhớ trình tự các bước của hoạt động, điểm khởi đầu vàkết thúc của một công việc, thích ứng với những thay đổi, những hoạt độngkhông được báo trước… nhờ đó mà thanh thiếu niên RLPTK thấy an toànhơn, tự tin hơn và tính tự lập cũng cao hơn
Những phân tích trên nói lên một mục tiêu quan trọng mà TEACCH hướngđến đó là hình thành và nâng cao kỹ năng tự lập cho thanh thiếu niên RLPTK
1.2 CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Khái quát về quá trình khảo sát
1.2.1.1 Địa bàn khảo sát
- Trung tâm Khánh Tâm
Trung tâm Khánh Tâm (tên đầy đủ là Trung tâm chăm sóc và phục hồichức năng trẻ khuyết tật trí tuệ Khánh Tâm), được xây dựng 9 năm và chínhthức trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam từ tháng 5 năm 2010, địachỉ 65&67 Trần Hữu Tước – P.Nam Đồng – Q Đống Đa – Hà Nội