ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NỘI THẤT XUÂN HÒA PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HÓA THÁNG 03 NĂM 2015... Thấu suốt quan điểm đổi mới của đản
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NỘI THẤT XUÂN HÒA
PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HÓA
THÁNG 03 NĂM 2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HÓA
1 Một số thông tin chung về doanh nghiệp ……… 8
2 Chức năng, nhiệm vụ được giao……… 9
3 Nghành nghề kinh doanh hiện tại ……… 9
4 Tổ chức bộ máy hoạt động và sử dụng lao động ……… 9
4.1 4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức, bộ máy
9 10 4.3 Cơ cấu và trình độ lao động 10
5 Vốn kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 10
6 Tình hình tài sản, sử dụng đất 10
6.1 Tình hình sử dụng đất 10
6.2 Tình hình tài sản doanh nghiệp đang sử dụng 10
6.3 Tình hình nhà cửa, vật kiến trúc 10
6.4 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 10
6.5 Tình hình sử dụng phương tiện vận tải 10
7 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 11
7.1 Kết quả sản xuất- kinh doanh chung 11
7.2 Đánh giá về kết quả SXKD công ty giai đoạn 2011-2014 11
7.2.1 Phân tích về doanh thu 11
7.2.2 Đánh giá về lợi nhuận 11
7.2.3 Đánh giá về công nợ 12
7.2.4 Đánh giá về thị trường 12
7.2.5 Đánh giá về năng suất lao động 12
7.2.6 Đánh giá về hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững 13
7.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực 13
7.3.1 Kết quả kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất ………… 13
7.3.2 Kết quả đầu tư tài chính 13
7.3.2.1 Đầu tư tại Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội 13
7.3.2.2 Đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang 14
8 Những tồn tại và khó khăn của công ty trong thời gian qua 14
8.1 Tồn tại……… 14
8.2 Khó khăn 15
Trang 3PHẦN II PHƯƠNG ÁN SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
SAU KHI CỔ PHẦN HÓA
1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa 16
1.1 Thông tin chung 16
1.2 Các đơn vị trực thuộc 16
1.2.1 Chi nhánh tại Hà Nội 16
1.2.2 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh 16
1.3 Các đơn vị liên doanh, liên kết 16
1.3.1 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang 16
1.3.2 Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội 16
1.4 Ngành nghề kinh doanh sau chuyển đổi 17
1.5 Phạm vi hoạt động 18
2 Chiến lược phát triển và kế hoạch SXKD sau khi cổ phần hóa, giai đoạn 2015-2018 18
2.1 Tầm nhìn 18
2.2 Sứ mệnh 18
2.3 Giá trị cốt lõi 18
2.4 Chính sách quản lý 19
3 Chiến lược phát triển, ngành nghề kinh doanh 19
3.1 Lĩnh vực sản xuất 19
3.2 Thương mại và dịch vụ 20
3.3 Bất động sản và đầu tư tài chính 20
4 Vốn điều lệ 20
5 Kế hoạch SXKD giai đoạn 2015-2018 21
5.1 Các chỉ tiêu cơ bản 21
5.1.1 Giai đoạn 2015-2016 22
5.1.2 Giai đoạn 2017-2018 23
5.2 Kế hoạch sản xuất bốn năm sau cổ phần hóa ( 2015-2018) 23
5.3 Kế hoạch kinh doanh thương mại 23
5.4 Kế hoạch đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản 23
5.4.1 Mục tiêu của công ty liên doanh TBHN giai đoạn 2014-2018 23
5.4.2 Mục tiêu của công ty liên doanh Nhuệ Giang giai đoạn 2015-2018 23
6 Phương án sắp xếp lại doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa 23
6.1 6.2 Tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức, bộ máy 23 24 6.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24
6.3.1 Phòng tổ chức - Tổng hợp 24
6.3.2 Phòng Kế toán 25
6.3.3 Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu 25
Trang 46.3.4 Phòng Kỹ Thuật 26
6.3.5 Phòng QC 26
6.3.6 Phòng Marketing 26
6.3.7 Phòng Kế hoạch 26
6.3.8 Chi nhánh Hà Nội 27
6.3.9 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 27
6.4 Phương án sắp xếp lại lao động 27
7 Kế hoạch đầu tư bốn năm sau cổ phần hóa (2015-2018) 28
7.1 Đầu tư bất động sản và kinh doanh tài chính 28
7.2 Đầu tư và đổi mới công nghệ 28
7.2.1 Giai đoạn 2015-2016 (giai đoạn cơ cấu sắp xếp lại) 29
7.2.2 Giai đoạn 2017-2018 (giai đoạn phát triển) 29
7.3 Đầu tư cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng sau cổ phần hóa ( 2015-2018) 29 8 Kế hoạch sử dụng đất sau khi cổ phần hóa 30
9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty sau khi cổ phần hóa 30
9.1 Giải pháp về thị trường 30
9.1.1 Thị trường xuất khẩu 30
9.1.2 Thị trường nội địa 30
9.2 Giải pháp về sản xuất 32
9.3 Giải pháp cơ cấu và lập chuỗi cung ứng 33
9.4 Giải pháp quản lý chi phí 33
9.5 Giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực 34
PHẦN III TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Tổ chức thực hiện 36
2 Đề xuất, kiến nghị 36
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Xuân Hòa tiền thân là xí nghiệp xe đạp Xuân Hòa, được thành lập tháng 3 năm 1980, theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội Ra đời trong những năm tháng sôi động, phát triển của Thủ đô và cả nước, công ty đã nhanh chóng tạo được niềm tin, đáp ứng được nhu cầu và lòng mong mỏi của nhân dân Ngay từ buổi ban đầu, đội ngũ công nhân lành nghề của công ty đã gây dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân với nhãn hiệu “xe đạp Xuân Hòa” cùng phụ tùng nổi tiếng của nó, đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường với định hướng XHCN, công
ty cũng nằm trong khó khăn chung của kinh tế quốc doanh, và đặc biệt khó khăn riêng của ngành cơ khí Thấu suốt quan điểm đổi mới của đảng và chính phủ, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND Thành phố Hà Nội, được sự quan tâm giúp đỡ của các sở ban ngành, với tư tưởng không chịu lùi bước trước khó khăn, không bó tay trước sức ép của cơ chế thị trường, Công ty đã nhạy bén trong việc đổi mới tư duy, đa dạng hóa sản phẩm Một lần nữa người tiêu dùng trong cả nước lại biết đến “sản phẩm nội thất Xuân Hòa” Từ đó đưa ra một hướng mới phát triển công ty Xuân Hòa cho đến thời điểm hôm nay, đảm bảo giữ vững và phát triển vốn nhà nước, đời sống CBCNV trong công ty ngày càng được nâng cao
Bước vào thời kỳ hội nhập, theo kế hoạch chung của UBND thành phố Hà Nội, công ty chuẩn bị các bước thủ tục theo quy định để được phép chuyển đổi thành Công ty cổ phần trên cơ sở :
- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định
số 189/2013NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- Căn cứ Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần; Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- Căn cứ Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015
- Căn cứ Quyết định số 3793/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND Thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Nội thất Xuân Hòa
Trang 6- Thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội năm 2014
Thực hiện kế hoạch này, Công ty Xuân Hòa đã xây dựng phương án SXKD Công ty sau khi cổ phần hóa giai đoạn 2015-2018, với mục tiêu chiến lược: lấy còn người là trọng tâm, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp trên tinh thần tôn trọng và đoàn kết phát huy thường xuyên văn hóa của doanh nghiệp để từng bước xây dựng và phát triển công ty Xuân Hòa thành một trong những công ty cung cấp và tư vấn nội thất hàng đầu Việt Nam dựa trên quá trình nghiên cứu cải tiến liên tục, phát triển sản phẩm mới, tư vấn thiết kế từ
đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô và đất nước
Trang 7CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Trang 8PHẦN I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HÓA
1 Một số thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nội thất Xuân
Hòa
- Trụ sở chính: Đường Nguyễn Văn Linh – Phường Xuân Hòa – Thị xã
Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
- Chi nhánh tại Hà Nội: Số 7 – Phố Yên Thế – Quận Ba Đình – Thành
phố Hà Nội
- Cơ sở sản xuất tại Hà Nội: Số 27 – đường Đông Lạnh –Thị trấn Cầu
Diễn – Quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Lô 115A – Khu chế xuất Linh
Trung – Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nội thất Xuân Hòa (trước đây là Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND
thành phố Hà Nội, đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
+ Ngày 19/03/1980, UBND thành phố ra quyết định số 1031/QĐ-CN thành lập Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội
+ Tháng 3/1981, UBND thành phố đã quyết định chuyển Xí nghiệp Xe đạp Xuân Hoà từ Sở Công nghiệp Hà Nội về Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp xe máy
+ Đầu năm 1998, tiếp nhận cơ sở Cầu Diễn (Nhà máy thực phẩm xuất khẩu cũ giải thể), địa chỉ Thị trấn Cầu Diễn- Từ Liêm - Hà Nội
+ Tháng 1/1999, tiếp nhận Công ty sản xuất kinh doanh ngoại tỉnh (HACO) có trụ sở tại số 7 Yên thế quận Ba Đình thành phố Hà Nội
Trang 9+ Tháng 8/2004 UBND, thành phố đã quyết định chuyển Công ty Xuân hoà thuộc Sở công nghiệp Hà Nội thành “Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”
+ Tháng 12 năm 2012, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định số 5643/QĐ-UBND về việc đổi tên Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hòa, đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên nội thất Xuân Hòa
2 Chức năng, nhiệm vụ được giao
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty, vốn của Công ty đầu tư vào các doanh nghiệp khác;
- Bảo đảm việc làm cho người lao động và lợi ích của Công ty theo quy định của pháp luật;
- Hoàn thành các nhiệm vụ khác được Chủ sở hữu Công ty giao
3 Ngành nghề kinh doanh hiện tại:
Theo biểu 1 : Ngành nghề kinh doanh hiện tại (Phụ lục kèm theo)
4 Tổ chức bộ máy hoạt động và sử dụng lao động
4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý
Trang 104.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
- UBND thành phố Hà Nội là chủ sở hữu trực tiếp của Công ty
- Chủ sở hữu bổ nhiệm viên chức quản lý doanh nghiệp gồm:
+ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty: 01 người
+ Phó Tổng Giám đốc Công ty: 02 người
+ Kế toán trưởng: 01 người
+ Kiểm soát viên: 01 người
- Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc tổ chức bộ máy và bổ nhiệm các chức danh Giám đốc, phó giám đốc, đốc công, trưởng nhóm các phòng, phân xưởng, Chi nhánh Công ty bao gồm:
+ Giám đốc các phòng: 07 người
+ Giám đốc Chi nhánh: 02 người
+ Giám đốc các phân xưởng: 09 phân xưởng
4.3 Cơ cấu và trình độ lao động:
Tổng số lao động của công ty Xuân Hòa tính đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 625 người, được cơ cấu cụ thể theo biểu số 2 – phụ lục kèm theo
5 Vốn kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (30/6/2014)
6 2 Tình hình tài sản doanh nghiệp đang sử dụng (30/06/2014)
Theo biểu số 4:Tình hình tài sản cố định hữu hình tại thời điểm 30/6/2014 – Phụ lục kèm theo
Trang 11Theo biểu số 7: Tình hình phương tiện vận tải tại thời điểm 30/6/2014 (Phụ lục kèm theo)
7 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây (2011-2014)
7.1 Kết quả sản xuất, kinh doanh chung
Các kết quả về chỉ tiêu chính về tài chính (2011-2014)
3
Doanh thu từ hoạt động
kinh doanh tài chính
3 Lợi nhuận trước thuế “ 30,308 2,939 9.7 16,713 568.6 27,894 166.9
4 Lợi nhuận sau thuế “ 30,308 2,105 6.9 16,632 790.1 26,439 159.0
7.2 Đánh giá về kết quả SXKD công ty giai đoạn 2011-2014
7.2.1 Phân tích về doanh thu
Mặc dù giai đoạn 2011 – 2014, là giai đoạn hết sức khó khăn đối với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng Kinh tế suy thoái, hàng tồn kho cao, sức mua yếu, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc ngừng hoạt động; thị trường bất động sản bị đóng băng Tuy nhiên trong bối cảnh
đó, Công ty Xuân Hòa vẫn giữ vững được ổn định nhịp độ sản xuất kinh doanh, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2013 doanh thu tăng 12.4%
so với năm 2012 Năm 2014 tăng 113.1 % so với năm 2013 do năm nay công ty
có đơn hàng lắp đặt lô ghế cho công trình nhà Quốc hội
7.2.2 Đánh giá về lợi nhuận
Trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và Việt Nam giai đoạn 2011-2014 đang trong thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp trong nước buộc phải đóng cửa, phá sản hoặc sản xuất cầm chừng để bảo toàn vốn thì công ty Xuân Hòa vẫn sản xuất kinh doanh tăng trưởng và có lãi
Trang 127.2.3 Đánh giá về công nợ:
Công ty đã có chính sách thanh toán nhanh và áp dụng tốt trong hệ thống phân phối là các đại lý cấp 1 Do vậy tình hình thanh toán nợ của các đại lý cấp 1 rất tốt và thường xuyên về mức dư nợ theo hạn mức cho phép Tuy nhiên trong tình hình khan hiếm trong huy động vốn đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn từ phía khách hàng, công ty rất khó để tăng cao số vòng quay
nợ phải thu hay rút ngắn kỳ thu tiền từ phía khách hàng Thậm trí kinh tế khó khăn – thắt chặt tín dụng còn làm cho một số khách hàng không có khả năng thanh toán, công ty bị nợ đọng vốn
Một số công nợ khó đòi phát sinh từ các khách hàng, dự án trong nước và khách hàng nước ngoài như sau:
Tổng nợ quá hạn, khó đòi đến thời điểm 30/6/2014: 6,614 triệu đồng Trong đó:
+ Nợ quá hạn của các khách hàng dự án: 4,758 triệu đồng
+ Nợ quá hạn của đại lý (do kinh doanh không hiệu quả): 563 triệu đồng + Nợ quá hạn của khách hàng xuất khầu: 868 triệu đồng
+ Nợ quá hạn của khách hàng khác: 425 triệu đồng
Tổng nợ quá hạn, khó đòi đến thời điểm 23/3/2015 là: 5,154 triệu đồng Trong đó:
+ Nợ quá hạn của các khách hàng dự án: 3,377 triệu đồng
+ Nợ quá hạn của đại lý (do kinh doanh không hiệu quả): 589 triệu đồng + Nợ quá hạn của khách hàng xuất khầu: 868 triệu đồng
+ Nợ quá hạn của khách hàng khác: 320 triệu đồng
Hiện nay, Công ty đã trích lập dự phòng tài chính công nợ khó đòi là: 1,491.8 triệu đồng
7.2.4 Đánh giá về thị trường:
- Thị trường xuất khẩu: Trong giai đoạn 2011-2014, kinh tế thế giới đầy biến động bất ổn do khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, nhưng giai đoạn này doanh số xuất khẩu vẫn đảm bảo tăng trưởng bền vững, doanh thu xuất khẩu năm 2014 tăng 18,5% so với doanh thu xuất khẩu của năm 2011
- Thị trường nội địa: Công ty đã duy trì và phát triển được thương hiệu Xuân Hòa trong tâm trí người tiêu dùng Đặc biệt Công ty đã xây dựng và phát triển được hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc và duy trì được tốc độ tăng trưởng của thị trường nội địa đều đặn qua các năm
7.2.5 Đánh giá về năng suất lao động
Mặc dù năng suất lao động chưa cao, nhưng qua biểu phân tích cho thấy năng suất lao động giai đoạn từ 2011-2014 liên tục tăng, năm 2011 từ một lao động tạo ra 398 triệu đồng doanh thu từ quá trình kinh doanh các sản phẩm công
Trang 13ty sản xuất, thì năm 2013 một lao động tạo ra 526 triệu đồng doanh thu Năm
2014 năng suất lao động tăng 11.5% so với năm 2013
7.2.6 Đánh giá về hệ thống quản lý và hướng tới phát triển bền vững:
Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 và ISO 14001, đồng thời đã áp dụng được nhiều công cụ cải tiến như Kaizen, 5S, sản xuất sạch hơn, hướng tới phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, năm 2010 công ty đã đầu tư và xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, là
một ưu thế rất lớn, phòng ngừa được những rủi ro pháp lý
7.3 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực:
7.3.1 Kết quả kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất
Theo biểu 8 : Các kết quả kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất (2011-2014) – Phụ lục kèm theo
Qua biểu, cho thấy lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh các sản phẩm công ty sản xuất, giai đoạn 2011-2014 chưa cao vì những nguyên nhân sau:
- Do thời điểm này công ty đang sản xuất quá nhiều chủng loại sản phẩm (trên 400 chủng loại sản phẩm), nhiều sản phẩm chưa được mô đun hóa dẫn tới lượng dự trữ tồn kho vật tư bán thành phẩm phải lớn, máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất phải lớn, chi phí quản lý lớn, khấu hao tài sản luôn ở mức cao Đồng thời các sản phẩm công ty đang sản xuất vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, để đảm bảo cạnh tranh tiêu thụ được sản phẩm, công ty luôn phải có chính sách khuyến mại giảm giá Với những lí do đó chi phí quản lý luôn ở mức cao
- Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho phân khúc bình dân, chưa cạnh tranh được trong phân khúc thị trường cao cấp nên giá bán chưa cao, lợi nhuận thấp
Cụ thể các sản phẩm sản xuất chính trong những năm gần đây (2011-2014)
Theo biểu 9: các sản phẩm sản xuất chính (2011-2014) – Phụ lục kèm theo
7.3.2 Kết quả đầu tư tài chính
7.3.2.1 Đầu tư tại Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội (2011-2014)
Đầu tư góp vốn (bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất) vào liên doanh tại Công ty TAKANICHI – VN, nay là Công ty TNHH Toyota Boshoku
Hà Nội, theo hợp đồng liên doanh ký năm 1996 với giá trị vốn góp ban đầu là: 589.791 USD (chiếm 30% tổng vốn pháp định tại Liên doanh) Lĩnh vực đầu tư này vừa thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty để Công ty thực hiện chiến lược tham gia vào chuỗi giá trị của Công nghiệp phụ trợ, vừa hỗ trợ cho ngành kinh doanh chính của Công ty Hiện nay Công ty liên doanh là một trong những khách hàng chính trong mảng sản xuất, gia công linh kiện phụ tùng ôtô của Công ty với doanh thu gia công hàng năm > 20 tỷ đồng
Trang 14Tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội đều rất tốt, hiệu quả rõ rệt Một phần cũng vì đặc thù là Công ty thuộc chuỗi cung ứng trong hệ thống của Toyota toàn cầu nên mức độ phát triển vững chắc và ổn định (Biểu số 10: Kết quả SXKD của Công ty TBHN)
Qua biểu cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty Toyota Boshoku Hà Nội hàng năm là rất tốt Tuy nhiên một phần hiệu quả kinh doanh có được cũng
là do được tranh thủ được nguồn tiền từ lợi nhuận chưa chia để kinh doanh
7.3.2.2 Đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang:
Công ty tham gia ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Tập đoàn đầu tư Ba Đình thành lập Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhuệ Giang theo hợp đồng hợp tác kinh doanh số 02/2011/HĐHTKD ngày 14/02/2011 về việc
“Đầu tư xây dựng tổ hợp Thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại địa điểm 27 đường Đông Lạnh–Thị trấn Cầu Diễn–Từ Liêm–Hà Nội” Theo đó hai bên cam kết tham gia góp đủ số vốn để đảm bảo năng lực Chủ đầu tư theo quy định pháp luật (không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án) với tỷ lệ thỏa thuận:
+ Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuân Hòa góp vốn với tỷ lệ 30%
+ Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Ba Đình góp vốn với tỷ lệ 70%
Số vốn Công ty Xuân Hòa đã góp vào Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhuệ Giang đến thời điểm ngày 31/12/2012 là 3.300, triệu đồng
+ Về tiến độ triển khai dự án:
Hiện nay hồ sơ của dự án đang được Sở Kế hoạch đầu tư thụ lý trình UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Một mặt Công
ty vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để trình Sở Tài nguyên môi trường ký hợp đồng thuê đất
Trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, Công ty Xuân Hòa đã thay mặt liên doanh tạm nộp tiền thuế sử dụng đất – hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước
8 Những tồn tại và khó khăn của công ty trong thời gian qua
8.1 Tồn tại
Trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên công ty vẫn hết sức cố gắng chỉ chỉ đạo quyết liệt sát sao trong công tác quản lý điều hành, SXKD luôn có lãi, doanh thu luôn tăng trưởng như phân tích ở trên, tuy nhiên cũng không tránh khỏi các tồn tại:
+ Khi công ty mở rộng sản xuất, áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật và quản
lý vào trong quá trình SXKD của công ty, nhiều cán bộ, nhân viên và công nhân
kỹ thuật còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển nên vẫn còn những sai sót trong công việc gây lãng phí
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản phẩm còn chưa được nhiều dẫn tới năng suất lao động còn chưa cao, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản
Trang 15phẩm còn cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên sức cạnh tranh sản phẩm còn chưa cao nhất là các sản phẩm xuất khẩu
+ Hiệu suất khai thác thiết bị chưa cao, nhiều thiết bị mới chỉ sản xuất một
ka trên ngày
+ Công ty chưa tận dụng và phát huy hết thế mạnh của thương hiệu Xuân Hòa, cũng như chưa phát triển đẩy mạnh thương hiệu Xuân Hòa để đem lại quy
mô và hiệu quả kinh doanh lớn nhất Chưa đầu tư và thực hiện quá trình lắp ráp
và sản xuất sản phẩm tại thị trường phía nam được dẫn tới chi phí vận chuyển sản phẩm vào thị trường phía Nam còn cao, trong khi đối thủ cạnh tranh tổ chức sản xuất tại chỗ với chi phí thấp hơn, chính vì vậy doanh số đại lý tại thị trường miền trung và miền nam còn thấp
Những tồn tại này là điểm yếu của công ty giai đoạn trước khi cổ phần hóa Sau khi cổ phần hóa để công ty tồn tại và phát triển cần khắc phục triệt để các điểm yếu này
8.2 Khó khăn
- Giá các loại vật tư, giá điện, nước, nguyên vật liệu liên tục tăng cao nên chi phí sản xuất và dịch vụ tăng, nhưng giá bán sản phẩm không tăng tương xứng làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Giá thuê đất tại cơ sở hai Cầu diễn cao, trong khi dự án với công ty liên doanh vẫn chưa triển khai được
- Cạnh tranh các sản phẩm cùng loại với sản phẩm công ty sản xuất trên thị trường ngày càng khốc liệt, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, như làm hàng giả hàng nhái, kém chất lượng để cạnh tranh với các sản phẩm của công ty
- Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đây là
cơ hội lớn lớn cho công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên cũng là khó khăn khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt với thị trường nội thất ngoại nhập, nhất là hàng nội thất Trung Quốc với sản phẩm giá rẻ, đa dạng về mẫu mã chủng loại
Trang 16PHẦN II PHƯƠNG ÁN SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
SAU KHI CỔ PHẦN HÓA
1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa
1.1 Thông tin chung:
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT XUÂN HÒA
1.2.1 Chi nhánh tại Hà Nội
Điện thoại : (04) 8235080 - 8235082- 8235081
1.2.2 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Các đơn vị liên doanh, liên kết:
1.3.1 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang: Công ty nắm giữ 30% vốn
Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại : (04) 7642092 - 7642614
1.3.2 Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội: Công ty nắm giữ 30% vốn
xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 171.4 Ngành nghề sản xuất kinh doanh sau chuyển đổi
Ngành nghề kinh doanh của công ty sau khi cổ phần
4 Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng 2593
5
Sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào
đâu: thiết bị văn phòng bằng kim loại; cửa an toàn, két sắt, hộp
và ống tuýp có thể gập lại được, đinh tán, vòng đệm và các sản
phẩm không ren tương tự; đinh vít, bulông, đai ốc và các sản
17
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: hàng gốm, sứ, thủy tinh;
đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; giường, tủ, bàn ghế và đồ
dùng nội thất tương tự (giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ, song, mây
và vật liệu khác; giá sách, kệ bằng gỗ, song, mây và vật liêụ
khác)
4649
19 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4719
Trang 181.5 Phạm vi hoạt động
Công ty cổ phần nội thất Xuân Hòa, hoạt động SXKD trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế
2 Chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hóa, giai đoạn 2015 - 2018
2.1 Tầm nhìn
Trở thành một trong những công ty cung cấp và tư vấn nội thất chuyên nghiệp, hàng đầu của Việt Nam; là một trong các thành viên quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
20 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn
21
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất
tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được
phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
4759
22 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet 4791
24 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
25 Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng
27 Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự 9524
29
Hoạt động tư vấn thiết kế chuyên dụng: đồ đạc và trang trí nội
thất khác, hàng hóa thời trang khác cũng như đồ dùng cá nhân
và gia đình khác; Dịch vụ thiết kế đô thị; Hoạt động trang trí
nội thất
7410