1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHÂN TÍCH NGANG, DỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH

22 857 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 828,05 KB

Nội dung

- Doanh thu tăng lên, các khoản giảm trừ cũng tăng lên, các khoản giảm trừ đó chính là chiết khấu thương mại chiết khấu khi khách hàng đi nhiều, đi với quãng đường dài, ví dụ: từ km thứ

Trang 1

CHỦ ĐỀ 1: PHÂN TÍCH NGANG, DỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP

ĐOÀN MAI LINH

STT Các thành viên của nhóm Mã sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY: 3

1 Giới thiệu chung: 3

2 Ngành nghề kinh doanh: 3

3 Định hướng phát triển của tập đoàn: 4

II PHÂN TÍCH NGANG DỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP MAI LINH: 6

1 Nhận xét: 6

2 Nguyên nhân: 8

III PHÂN TÍCH SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH- VINASUN: 11 IV PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CỦA DOANH THU, GIÁ VỐN, LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM CỦA MAI LINH: 15

V GIẢI PHÁP CHO MAI LINH: 18

1 Tình hình dự báo kinh tế chung năm 2014: 18

2 Những giải pháp Mai Linh đã thực hiện: 19

Trang 3

I GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY:

1 Giới thiệu chung:

- Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh được thành lập vào ngày 12/07/1993 Giấy phép thành lập số 788/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh

số 4103001038 lần đầu ngày 06/06/2002 và thay đổi lần thứ 19 ngày

10/08/2009 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp

- Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách công cộng Taxi và xe Buýt số 811/GP-BS-UB ngày 29/04/1995 Của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp

- Lữ hành, Đại Lý bán vé máy bay, Dịch vụ VIP

- Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Đại Lý ô tô, đại lý hàng hóa, kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Trang 4

- Phát triển thẻ thanh toán, thẻ đa năng liên kết với các ngân hàng, kinh doanh chứng khoáng, thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác

- Xây dựng các công trình dân dụng coogn nghiệp, kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh vật tư thiết bị thông tin, viễn thông và ứng dụng CNTT vào quản lý thông tin

- Huấn luyện đào tạo tu vấn cán bộ quản lý nhân lực trong nội bộ, Trường trung học dân lập nghiệp vụ

- Tư vấn, quản lý chất lượng, thương hiệu, thiết kế in ấn quảng cáo, dịch vụ bảo vệ an ninh

3 Định hướng phát triển của tập đoàn:

“Trở thành Tập đoàn Vận tải Hành khách hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á”

- Triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên taxi như hệ thống thanh toán bằng thẻ ATM và ví điện tử, máy P.O.S., thẻ Master card, thẻ Visa card;

- Triển khai hệ thống quản lý vận tải bằng hệ thống GPS nhằm nâng cao tối đa thỏa mãn yêu cầu khách hàng và quản lý chặt chẽ hoạt động hệ thống;

- Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nơi Mai Linh có mặt Xây dựng hình ảnh dịch vụ vận tải hành khách công cộng thân thiện, văn minh, lịch sự

và chuyên nghiệp

- Đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng theo tập quán tiêu dùng như xe buýt nội tỉnh và xe buýt kế cận, các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng để không ngừng gia tăng tiện ích cho khách hàng;

Trang 5

- Hỗ trợ các Công ty thành viên nâng cao năng lực cạnh tranh tại chỗ, thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng;

- Tạo điều kiện cao nhất để người lao động gắn bó với doanh nghiệp một cách

tự nguyện và bền vững

Trang 6

II PHÂN TÍCH NGANG DỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CP MAI LINH:

( Dữ liệu xử lý xem trong bảng tính excel gửi kèm)

1 Nhận xét:

- Lợi nhuận thuần thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 tăng

14.583.692.363 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 145,18% Như vậy, nhìn chung về mặt quy mô, lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng đáng kể

- Doanh thu năm 2013 tăng 39.127.728.116 đồng, tương ứng tăng 4,54 % so với năm 2012

- Chi phí tài chính năm 2013 giảm 88.504.090.632 đồng, tương ứng giảm 41,06% so với năm 2012

- Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 91.233.214.929 đồng, tương ứng tăng 14,57% so với năm 2012

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm 17.112.288.544 đồng, tương ứng giảm 25,83% so với năm 2012

- Chi phí bán hàng tăng 1.466.647.972 đồng, tương ứng tăng 14,28% so với năm 2012

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.755.964.799 đồng, tương ứng tăng 3,15% so với năm 2012

 Sự tăng lên về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chủ yếu do sự giảm

về chi phí tài chính đặc biệt là chi phí lãi vay

- Lợi nhuận trước thuế năm 2013 cũng tăng mạnh, cụ thể, tăng 3.024.639.528 đồng, tương ứng tăng 162,05% so với năm 2012, do tốc độ tăng của chi phí khác nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập khác làm cho lợi nhuận thuần trước thuế có sự tăng khá mạnh về quy mô

Trang 7

- Tỷ trọng giá vốn chiếm phần lớn trong doanh thu, cụ thể, năm 2012 là

72,65% và năm 2013 là 79,62%.Tốc độ tăng của giá vốn năm 2013 nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu ( tốc độ tăng của giá vốn là 14,57% trong khi tốc độ tăng của doanh thu là 4,54%) Nếu như năm 2012, để tạo ra

100 đồng doanh thu thì mất 72,7 đồng giá vốn thì năm 2013, để tạo ra 100 đồng doanh thu mất 79,6 đồng giá vốn, vậy là Mai Linh cần bỏ thêm ra 7 đồng giá vốn/100 đồng doanh thu Chứng tỏ có sự hao phí trong việc tạo ra doanh thu

- Tỷ trọng của chi phí tài chính năm 2012 chiếm 1 tỷ trọng lớn là 25% nhưng năm 2013 giảm chỉ còn 14,1%.Tốc độ tăng của chi phí tài chính nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu ( tốc độ tăng của chi phí tài chính là 41,06% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu là 4,54%) cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp giảm chi phí tài chính Cụ thể, nếu năm 2012, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 25 đồng chi phí tài chính nhưng năm 2013, để tạo ra 100 đồng doanh thu chỉ cần có 14,1 đồng chi phí tài chính, giảm đi hơn 10 đồng

- Tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2012 là 1,2 % và năm 2013 là 1,3%.Tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2013 tăng nhanh hơn so với năm 2012( tốc

độ tăng của chi phí BH là 14,28% và tốc độ tăng của doanh thu chỉ có

4,54%), tức là, năm 2012: để tạo ra 100 đồng doanh thu thì cần 1,2 đồng nhưng năm 2013 để tạo ra 100 đồng doanh thu cần 1,3 đồng, dù tốc độc tăng của CPBH tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độc tăng của doanh thu nhưng vì

tỷ trọng của chi phí BH là nhỏ nên sự ảnh hưởng của việc tăng chi phí này không lớn đến doanh thu

- Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 6,46% và năm 2013 là 6,37% Tốc độ tăng của chi phí quản lý chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu

Trang 8

nên có thể nói là mức hao phí chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 giảm

so với năm 2012

- Tỷ trọng chi phí khác năm 2012 là 20%, đến 2013, tỷ trọng chi phí khác giảm mạnh, chỉ còn chiếm 7,7% trong tổng doanh thu Cụ thể là, năm 2012,

để tạo ra 100 đồng doanh thu cần 20 đồng chi phí khác, năm 2013, để tạo ra

100 đồng doanh thu chỉ cần 7,7 đồng chi phí khác

- Tỷ trọng LNST năm 2012 là 0,22 %, và năm 2013 là 0,54 % Tức là, ở năm

2012, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,22 đồng LNST, còn năm 2013 là

cứ 100 dồng doanh thu tạo ra được 0,54 đồng LNST Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí đã có chuyển biến tích cực trong doanh nghiệp

- Doanh thu tăng lên, các khoản giảm trừ cũng tăng lên, các khoản giảm trừ

đó chính là chiết khấu thương mại( chiết khấu khi khách hàng đi nhiều, đi với quãng đường dài, ví dụ: từ km thứ 31 trở đi, giá phí taxi sẽ giảm xuống- xem ở phụ lục BẢNG GIÁ PHÍ TAXI) Vì thế, việc tăng lên của doanh thu

có thể sẽ kéo theo sự tăng lên của khoản chiết khấu thương mại này, khiến cho doanh thu thuần giảm đi một lượng nhỏ Việc quy định giảm giá phí taxi khi quãng đường dài hơn 1 giới hạn nhất định sẽ là một yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh Tuy nhiên, Mai Linh cũng cần cân nhắc lợi hại giữa việc

Trang 9

giảm lợi nhuận và tăng doanh thu khi áp sụng chính sách chiết khấu thương mại này

- Giá vốn của hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn, do chi phí sản xuất ra dịch vụ taxi của mai linh là chi phí xăng, chi phí khấu hao phương tiện, chi phí nhân viên lái xe,… Năm 2013 cũng là 1 năm mà xăng dầu tăng mạnh Vào ngày 28/03/2013, giá xăng tăng đến ngưỡng 24.580 đồng/lít phá kỷ lục của năm

2012 là 23.800 đồng/lít Việc tăng giá xăng dầu xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường thế giới.Và việc tăng giá hàng loạt các loại chi phí đầu vào là một trong những nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán tăng

- Doanh thu hoạt động tài chính: trong năm 2012, do vấn đề tái cấu trúc, Công

ty đã bán một số khoản vay, thu về một số khoản cho vay và các khoản đầu

tư, khiến cho đến năm 2013, Mai Linh còn ít khoản đầu tư có thể tạo ra doanh thu tài chính, đó chính là nguyên nhân khiến cho doanh thu tài chính bỗng dưng sụt giảm mạnh

- Chi phí tài chính: năm 2012, Mai Linh nổi trên các mặt báo do những thông tin về nợ nần, về một sự đầu tư dàn trải, sự không phù hợp trong chính nội

bộ công ty khiến cho “nợ mẹ đẻ nợ con” Sự đầu tư nhiều ngành nghề, sự sai lầm trong cấu trúc khiến cho Mai Linh gánh chịu một con số nợ là 500 tỷ với

800 nhà đầu tư Thêm vào đó, lsuất Mai Linh vay từ nhà đầu tư cá nhân có khi lên đến 18 -23%/năm, khiến cho Mai Linh điêu đứng trong công tác trả

nợ, mà đây mới chỉ là phần nhỏ bé của con số nợ mà Mai Linh đang gánh vác Điều đó làm cho chí phí tài chính của Mai Linh năm 2012 chiếm tỷ trọng 25% trong tổng doanh thu Tuy nhiên, qua năm 2013, Mai Linh quyết định tái cấu trúc hoạt động cũng như chiến lược Bán đi bớt bất động sản, xe

ô tô, sử dụng trụ sở thuê, sắp xếp lại công việc, giúp tiết kiệm chi phí và

Trang 10

xoay xở tiền để trả bớt nợ, hàng nghìn đầu xe đã được bán, nợ giảm, vì thế chi phí tài chính cũng giảm mạnh

Không chỉ thế, Mai Linh còn đầu tư vào “ Vận tải đường dài- Mai Linh Express” và “ Đầu tư trạm dừng chân “ tại các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận, 1 điểm giáp ở Tây Ninh- Tp HCM, 1 điểm ở Cái Bè, cùng với

đó là đầu tư nhà xưởng ở TpHCM Chính 2 lĩnh vực đầu tư này khiến cho Mai Linh nỗ nặng, phải đi vay rất nhiều

- Chi phí bán hàng: Trước đó từ nửa cuối năm 2012, sau thời gian dài thuộc quyền kiểm soát của Taxi Mai Linh, 4 địa điểm đón khách tại các khách sạn Legend, Movenpick, Riverside và bệnh viện FV ở Tp.HCM đã rơi vào tay đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mai Linh là Vinasun Với những vị trí mới này, Vinasun đã nâng số điểm đón khách lên con số gần 900, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, nhà ga, sân bay, bệnh viện

Từ nhiều năm qua, Vinasun đã bám sát các mặt trận này để tăng trưởng thị phần taxi tại Tp.HCM.Vào thời điểm năm 2012, Vinasun đang ở thế thượng phong, cho dù nhiều năm qua thị phần vẫn tạm đứng thứ 2 sau Mai Linh Sự bành trướng của của hãng taxi Vinasun, đặc biệt là ở miền Nam, thành phố HCM, để đảm bảo thị trường thì Mai Linh cần có những đầu tư vào chiến dịch Marketing, bán hàng, quảng cáo,… để lấy lại thị phần đã mất vào tay Vinasun Vì những nguyên nhân đó mà Mai Linh tăng chi phí bán hàng lên, tuy nhiên, vẫn chiếm tỷ trọng là nhỏ so với doanh thu Bản thân Mai Linh đã

là một công ty nổi tiếng nên trong hoàn cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, họ không cần đầu tư quá nhiều vào chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012, trích dẫn một bài báo cho rằng: bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí quản lý quá cao Với số vốn chưa đến 900 tỷ đồng, tài sản 1.039 tỷ đồng mà công ty có tới 28.000 nhân viên Trong đó, khối lao động gián tiếp chiếm tới một phần ba làm cho chi phí quản lý của

Trang 11

công ty ở mức cao Quá nhiều lao động gián tiếp đặt ra yêu cầu là sự quản lý phải bao quát được hết tất cả Chi phí quản lý chiếm phần nhiều là do điều này Tuy nhiên, năm 2013, do sự tái cấu trúc hoạt động nên Mai Linh đã có

sự giảm bớt phần nào chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn ở mức cao

- Năm 2012 là đỉnh điểm của việc Mai Linh đầu tư dàn trải, nhưng lại không đúng thời điểm và địa điểm Với điều kiện kinh tế ở nước ta, trong những năm gần đây lại gặp phải khủng hoảng, dù nhu cầu đi lại bằng taxi đã tăng lên, nhưng lại chỉ bùng nổ mạnh mẽ ở những tỉnh, thành phố lớn và chỉ ở những khu vực này taxi mới đạt hiệu suất cao Mai Linh đầu từ thừa thãi ở nhiều địa phương mà dịch vụ chưa phát triển

- Cơ cấu tổ chức trước khi Mai Linh tái cấu trúc cũng có rất nhiều điều đáng bán: mô hình mẹ con theo từng khi vực, công ty cháu tại từng tỉnh thành, thậm chí 1 tỉnh thành còn có công ty con Nổi bật tại thành phố HCM, Mai Linh có tới 20 công ty con Điều này cho thấy một bộ máy quản lý cồng kềnh, khó kiểm soát, tốn kém chi phí do công ty thành viên nào cũng cần 1 phòng nhân sự, 1 phòng kế toán, nhiều vị trí hành chí không tạo trực tiếp ra doanh thu

III PHÂN TÍCH SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH-

VINASUN:

Có thể nói rằng Mai Linh là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao thông vận tải lớn nhất Việt Nam mà trọng tâm là hoạt động taxi Tuy nhiên, dù là doanh nghiệp đầu ngành nhưng đến năm 2012, Mai Linh phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có trong lịch sử 20 năm kinh doanh

và phát triển khiến Mai Linh gần như đứng bên bờ vực phá sản Tận dụng thời thế để vươn lên, các đối thủ cạnh tranh đầu tư mạnh mẽ, gia tăng sức ép

ở 2 thị trường chủ lực là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, trong đó đối thủ nặng

Trang 12

ký nhất của Mai Linh hiện nay là hãng taxi Vinasun của công ty Ánh

Dương

Mai Linh khai sinh dịch vụ taxi vào tháng 4/1995 Cũng trong năm đó,

Vinasun thành lập nhưng phải đến 8 năm sau, năm 2013 Vinasun mới nhảy

vào lĩnh vực này khi Mai Linh đã là một thế lực lớn Dù sinh sau đẻ muộn

và chỉ hoạt động ở Tp Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận nhưng Vinasun

đã có sự phát triển vượt trội Năm 2007, doanh thu của Mai Linh cao gấp đôi

Vinasun nhưng đến năm 2012, doanh thu của Vinasun lên đến 2.700 tỷ vượt

lên so với mức 2.100 tỷ của Mai Linh Tuy nhiên, doanh thu của Mai Linh

được tính trên cả nước trong khi Vinasun chỉ tính ở khu vực miền nam

Doanh thu của Mai Linh sụt giảm dần đều qua các năm:

Sự so sánh tương quan giữa Mai Linh và Vinasun:

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Trang 14

Có thể thấy rằng Mai Linh có đội ngũ đông gấp đôi Vinasun về số xe và nhân viên nhưng phần lớn số phương tiện này được hình thành từ vốn vay với lãi suất cao, đẩy Mai Linh vào cảnh nợ nần chồng chất và thua lỗ liên miên Cần biết rằng, để đầu tư phát triển đội xe, các doanh nghiệp taxi đều cần phải dựa vào vốn vay là chính Khi nhìn vào tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính, sự khác biệt giữa Vinasun và Mai Linh là khá lớn Trong khi Vinasun cân bằng tỉ lệ giữa vốn vay và vốn tự có ở mức khoảng 0,6 lần để mua xe, thì tỉ lệ này ở Mai Linh lên đến 5,29 lần theo Báo cáo Tài chính đã kiểm toán năm 2012 của 2 công ty

Với tham vọng mở rộng mạng lưới khắp cả nước, thâm nhập vào cả những tỉnh có nhu cầu đi lại taxi thấp khiến cho hiệu quả kinh doanh thấp trong khi Vinasun chỉ tập trung giành thị phần ở miền nam Bình quân một ngày

Vinasun thu về 1,83 triệu đồng trong khi Mai Linh chỉ đạt 1,33 triệu

Đến năm 2013, sau quá trình tái cơ cấu quyết liệt, Mai Linh đã có lãi trở lại

và có thể được xem là mối lo đáng ngại của Vinasun Mai Linh đã vượt qua khó khăn và đạt mức lợi nhuận sau thuế 50 tỉ đồng trong năm 2013

Vì vậy, dù khó khăn nhưng với nền tảng ngôi vương từng nắm giữ, với

những bước đi đúng đắn và hợp lý các đối thủ sẽ phải lưu ý đến sự trở lại của Mai Linh

Trang 15

IV PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CỦA DOANH THU, GIÁ VỐN, LỢI

NHUẬN QUA CÁC NĂM CỦA MAI LINH:

Bảng số liệu về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận thuần của công ty trong 4 năm

Giá vốn hàng bán 100% 166,64% 30,75% 35,23%

Lợi nhuận thuần 100% -223,36% 11,09% 27,19%

Ngày đăng: 05/03/2016, 02:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w