Viết bài phỏng vấn là một trong những thể tài báo chí gây được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của độc giả.. Bài phỏng vấn cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, v
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí cũng song hành với sự phát triển
đó Ngày nay, báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người trong xã hội hiện đại Báo chí còn là lực lượng tiên phong trên con đường chống tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay
Viết bài phỏng vấn là một trong những thể tài báo chí gây được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của độc giả Nhiều tờ báo lớn đã có được uy tín, diện mạo riêng của mình nhờ những thiên phóng sự, những bài viết điều tra đầy uy lực, những bài phỏng vấn sắc sảo và tinh vi Bài phỏng vấn cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới thiệu, khắc họa chân dung của những nhân vật được họ quan tâm
Trước nhiều ý kiến trái chiều về những bộ ảnh kỷ yếu mặc bikini chụp tại
bể bơi của các em học sinh 12D1 THPT Hoàng Diệu, nhóm chúng tôi tiến hành
2 bài phỏng vấn nhằm làm rõ hơn những ý kiến, quan điểm của xã hội về hiện tượng này Từ đó, định hướng dư luận xã hội, đạt đến một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn của loài người
Trang 2NỘI DUNG PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHỎNG VẤN
1. Một vài khái niệm về phỏng vấn
Phỏng vấn nói chung, trước hết là một hoạt động giao tiếp giữa các đối tượng để nhận biết và trao đổi thông tin, có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội
Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn được xem xét ở 2 bình diện cơ bản: phỏng vấn với tư cách là một phương pháp thu thập thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và phỏng vấn với tư cách là một tác phẩm báo chí
1.1. Phỏng vấn – một phương pháp thu thập thông tin
Với tư cách là phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập thông tin phục vụ hoạt động sáng tạp tác phẩm báo chí
Bằng phương pháp phỏng vấn, phóng viên có thể tái hiện được sự kiện đã xảy ra hoặc xảy ra bất ngờ qua lời kể của các nhân chứng mà phóng viên không
có điều kiện được chứng kiến, tham dự Thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất khách quan từ nguồn tin trực tiếp, tạo giá trị và mức
độ tin cậy cao cho thông tin
1.2. Phỏng vấn – một thể loại báo chí
Phỏng vấn là hình thức đăng tải tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – đáp), trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời Mục đích của cuộc đối thoại là cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự
Trang 3kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới thiệu, khắc họa chân dung của những nhân vật được họ quan tâm
Nhà báo là người chủ động lựa chọn đề tài, trực tiếp đặt câu hỏi cho đối tượng trả lời Nhà báo cũng là người quyết định cấu trúc nội dung và hình thức bài phỏng vấn sẽ đăng tải trên mặt báo Về mặt pháp lý, người hỏi phải là người đại diện cho cơ quan báo chí Người trả lời cũng phải có tư cách phát ngôn
Thể loại phỏng vấn tạo nên sinh khí sống động, hấp dẫn cho tờ báo Qua những câu trả lời trực tiếp từ các nhân vật, bạn đọc như được trò chuyện trực diện với họ Đặc biệt, sự xuất hiện của những nguồn tin quan trọng, nổi tiếng sẽ làm tăng giá trị và uy tín cho tờ báo
4. Tiêu chí để có một bài phoảng vấn hay:
Trang 4Tạp chí Người làm báo, số 10/2007 đã đưa ra 5 tiêu chí chủ yếu để có một bài phỏng vấn hay:
- Chủ đề của phỏng vấn phải rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thông tin của từng thời điểm, từng địa bàn, được nhiều người quan tâm
- Tạo được ít nhiều “kịch tính” trong phỏng vấn Tốt nhất là chọn được vấn đề có mâu thuẫn cần giải quyết để làm chủ đề của phỏng vấn Chí ít cũng nên tìm cách lật đi lật lại một vài nội dung nào đó bằng thái độ và tình cảm của nhà báo cũng như người trả lời để tạo ra sự hấp dẫn
- Tạo được mối quan hệ gắn bó (cả về nội dung lẫn tình cảm) giữa người hỏi và người trả lời, biết lắng nghe nhau, tôn trọng nhau và ứng xử kịp thời
- Xây dựng kết cấu của một phỏng vấn chặt chẽ, các câu hỏi và trả lời phát triển theo một logic nhất định, gắn kết với nhau Hỏi thông minh duyên dáng, trả lời ngắn gọn và trí tuệ, cả hai cùng phối hợp tạo ra phỏng vấn hay
- Câu hỏi nào cũng có lượng thông tin, tốt nhất dùng chi tiết báo chí để hỏi, lợi dụng ngay những tư liệu mà người trả lời đưa ra để hỏi
5. Các dạng phỏng vấn:
Có nhiều tiêu chí để phận loại các dạng phỏng vấn nhưng nhìn chung có 3 dạng phỏng vấn cơ bản như sau:
Phỏng vấn thời sự
Phỏng vấn chân dung
Phỏng vấn Anket
Giới thiệu một nhân vật, cá nhân
Sự kiện, vấn
đề thời sự có nhiều ý kiến khác nhau
N
gười
trả lời
Người lãnh đạo, quản
lý, chuyên gia, nhân chứng trực tiếp
Người có thành tích, có đóng góp cho xã hội (trong nhiều lĩnh vực khác nhau)
Từ 3 người trở lên, thành phần người trả lời có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất
Trang 5ình
thức
Tập trung vào thông tin, ngắn gọn
Vì là thông tin cá nhân nên sinh động và mềm mại hơn phỏng vấn thời sự
Chủ yếu là chia sẻ cảm xúc, ý kiến,… về các sự kiện, vấn đề Không xuất hiện câu hỏi trong bài
vì câu hỏi thường được thể hiện ở tít
Trang 6cường quốc năm châu” như mong mỏi của Bác Hồ Đất nước phát triển, văn minh và giàu mạnh hơn, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng có sự thay đổi đáng kể Bên cạnh nền văn hóa truyền thống hàng nghìn năm nay của dân tộc, các nền văn hóa phương Tây, Đông Á cũng dần dần xâm nhập vào nước
ta, đặc biệt và ở giới trẻ Với sự thông minh, nhanh nhạy và tính ưa sáng tạo, thích đổi mới của giới trẻ, họ nhanh chóng tiếp thu những trào lưu văn hóa mới Đây là mặt tốt mà hội nhập quốc tế mang lại Giới trẻ Việt Nam có cơ hội phát triển toàn diện trong môi trường sống hiện đại, tiến bộ nhất Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những mặt trái của nó Một bộ phận thanh niên sống đua đòi, lai căng, quên đi nét đẹp văn hóa, thuần phục mỹ tục của dân tộc
Gần đây, trên các trang mạng xuất hiện những bức ảnh kỉ yếu của học sinh, sinh viên gây ra không ít sự phản cảm, khó chịu cho người xem Ý kiến khen thì
ít, đa phần là chê bai, chỉ trích Ví dụ như vụ các em lớp 12D1 THPT Hoàng Diệu tạo dáng ở bể bơi trong trang phục bikini, rồi loạt ảnh nam – nữ sinh viên trường Y Hải Dương gối ngực lên nhau, hay bức ảnh sinh viên ngân hàng vô tư xếp tạo chữ SEX để chụp ảnh Có thể cho rằng đây là sáng tạo, đây là tân tiến, là quyền riêng tư của mỗi người Tuy nhiên, việc làm này có thật sự phù hợp với lứa tuổi học sinh sinh viên hay không, và nó có phải biểu hiện của sự lai căng văn hóa, nhiễm theo lối ống phương Tây, làm mất đi nét văn hóa và hình ảnh truyền thống của lứa tuổi học trò hay không, thì chúng ta phải nhìn nhận ở nhiều phương diện
Để trả lời cho câu hỏi nên khen hay chê, cổ vũ hay loại trừ hiện tượng này trong giới trẻ, đồng thời làm sao để hướng các em vào sự sáng tạo phù hợp văn hóa, nhóm đã tiến hành một cuộc trao đổi với chuyên gia văn hóa, các đối tượng liên quan
Trang 72. Lí do chọn nhân vật
Nhân vật mà nhóm lựa chọn để phỏng vấn là thầy Phạm Ngọc Trung, hiện tại là PGS TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa, nguyên Trưởng khoa Văn học phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Là một người nghiên cứu lâu năm về văn hóa, có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề văn hóa, đặc biệt đã trả lời phỏng vấn của nhiều báo, đài, thầy Trung là lựa chọn thích hợp nhất khi đề tài của nhóm liên quan đến lĩnh vực văn hóa Không chỉ vậy, thầy là người có suy nghĩ tiến bộ, từng có thời gian học tập bên phương Tây, nhưng bên trong vẫn giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của Việt Nam Trong thầy vừa có những quan điểm hiện đại, lại vừa phù hợp với văn hóa nước nhà, giữa chúng có sự kết hợp hài hòa với nhau Vì thế nhóm tin tưởng rằng thầy sẽ có những chia sẻ, đánh giá, nhận xét khách quan nhất, không một chiều, không cứng nhắc Tất cả sẽ được trả lời dưới góc độ văn hóa
Thứ hai, để thực hiện bài phỏng vấn anket, ngoài phỏng vấn PGS.TS, Chuyên gia Văn hóa Phạm Ngọc Trung, nhóm đã chọn thêm những đối tượng phỏng vấn, cụ thể là: Lê Trang (12D7, THPT Phan Đình Phùng với bộ ảnh kỷ yếu mặc áo phông, quần sooc dưới nước), Hoàng Hoa Huệ (sinh viên Đại học
Sư phạm Hà Nội I), Đặng Thị Bích Thủy (phụ huynh học sinh), Nguyễn Hải Yến (Giáo viên THPT Chuyên Vĩnh Phúc), Nguyễn Thành (Nhiếp ảnh gia)
II. Quá trình thực hiện
Ban đầu, nhóm lên ý tưởng, tìm kiếm đề tài cho bài phỏng vấn Nhiều ý tưởng được đưa ra nhưng sau khi xem xét khả năng thực hiện đều bị loại bỏ Hai thành viên trong nhóm là Thùy Mỵ và tôi – Hoàng Yến tiếp tục tìm kiếm đề tài, theo dõi các sự kiện, vấn đề đang được công chúng quan tâm Cuối cùng, Thùy
Mỵ đưa ra ý kiến về an toàn xe bus, tình trạng giả làm người thân trên xe bus để
Trang 8hành hung, cướp tài sản của khách; còn tôi, đưa ra ý kiến về hiện tượng giới trẻ chụp cảnh kỉ yếu đầy sáng tạo, nhưng nhiều bức ảnh sau khi đưa lên mạng xã hội đã gây nên sự phản cảm cho người xem Đánh giá về khả năng thực hiện một lần nữa, cả hai quyết định chọn đề tài tôi đưa ra và tìm kiếm nhân vật phỏng vấn.
Đây là một đề tài liên quan đến văn hóa Người đầu tiên nhóm nghĩ đến là thầy Phạm Ngọc Trung, hiện tại là PGS TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa, nguyên Trưởng khoa Văn học phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sau
đó, nhóm liên hệ với thầy, trình bày lí do và mong muốn được thầy giúp đỡ Rất may là thầy đã đồng ý và nhiệt tình trao đổi với nhóm
Chúng tôi hoàn thành 1 bài phỏng vấn thời sự, tiếp đến là bài phỏng vấn anket của Thùy Mỵ
Tôi (Thùy Mỵ) đã lên ý tưởng phỏng vấn các đối tượng: học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, nhiếp ảnh gia, chuyên gia Văn hóa (thầy Trung), chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình Tôi liên lạc với mọi người để phỏng vấn May mắn là họ rất nhiệt tình giúp đỡ, thẳng thắn chia sẻ với tôi
Sau khi có file ghi âm phỏng vấn, chúng tôi tách băng và bắt đầu viết bài.III. Thuận lợi và khó khăn
Trong quá trình xác đinh đề tài đến quá trình phỏng vấn, nhóm đã gặp rất nhiều khó khăn cũng như thuận lợi từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan
1. Thuận lợi
Thứ nhất, vận dụng những kiến thức được học trong nhà trường, tiếp thu
từ thực tiễn nên nhóm đã có những kĩ năng, kinh nghiệm cơ bản, không quá bỡ ngỡ với việc đi thực tế viết bài
Trang 9Thứ hai, nhân vật nhóm thực hiện phỏng vấn rất thân thiện, nhiệt tình chia
sẻ ý kiến
Thứ ba, nhóm chỉ có 2 thành viên và luôn có sự thống ý kiến, quan điểm
cũng như giúp đỡ nhau trong quá trình làm bài
Thứ tư, vì mọi người thân thiện, cởi mở nên nhóm cũng bớt căng thẳng và
tự tin hơn khi trao đổi với đối tượng phỏng vấn
2. Khó khăn
Thứ nhất, khó khăn trong việc lựa chọn đề tài
Do yêu cầu có bản ghi âm, nên nhóm quyết định sẽ lựa chọn đề tài, nhân vật phỏng vấn xung quanh địa bàn Hà Nội Sau khi thống nhất lựa chọn giữa hai vấn đề hiện đang được các bạn trẻ quan tâm là vấn đề an toàn xe bus và những tranh luận về sự sáng tạo trong những bộ ảnh kỷ yếu của giới trẻ thời nay, nhóm
đã quyết định chọn vấn đề thứ 2 để làm phỏng vấn
Nguyên nhân: Vấn đề an toàn xe bus, tuy rất nóng hổi nhưng khó xác định nguồn tin hơn, khó liên hệ với các nhân chứng và cơ quan công an Hơn nữa, việc lấy ý kiến của xí nghiệp xe bus, lái xe và phụ xe sẽ khó thực hiện vì nó liên quan đến trách nhiệm của họ Vấn đề về sự sáng tạo trong các bộ ảnh kỷ yếu của giới trẻ có thể nhìn nhận dưới góc độ văn hóa Giới trẻ đang dần thay đổi những cái cũ bằng cái mới sáng tạo và mạnh dạn hơn
Thứ hai, khó khăn trong tìm kiếm nhân vật phỏng vấn
Trong lần phỏng vấn thầy Phạm Ngọc Trung, lần đầu tự liên hệ, nhóm rất
lo lắng, hồi hộp vì thiếu kinh nghiệm, sợ bị từ chối Việc này khiến cuộc nói chuyện ban đầu hơi mất sự tự nhiên Đây có thể coi là sự thất bại và bài học kinh nghiệm của nhóm: phải chuẩn bị tâm lý tự tin trước nhân vật phỏng vấn
Đến bài phỏng vấn anket, nhóm khó khăn trong việc tìm người trong cuộc,
đó là các em học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 12D1, THPT Hoàng Diệu Tuy nhiên, nhóm đã tìm được các em học sinh lớp 12D7, THPT Phan Đình Phùng và nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành, người lên ý tưởng chụp bộ ảnh kỷ yếu dưới nước
Trang 10của các em Đến PGS.TS, Chuyên gia Tâm lý Trịnh Hòa Bình, do bận công việc nên ông cũng không trả lời được phỏng vấn
Thứ ba, kinh nghiệm còn thiếu nên còn lúng túng trong việc khai thác
thông tin Tác phong làm báo còn chưa chuyên nghiệp, bản thân vẫn chưa đủ tự tin, mạnh dạn, chưa đưa ra được những câu hỏi mang tính chất tranh luận để tạo nên sự kịch tính trong quá trình phỏng vấn
Thứ tư, do thiếu phương tiện tác nghiệp (máy ghi âm) nên nhóm phải sử
dụng thay thế bằng điện thoại Do luống cuống nên 2 phút đầu của cuộc phỏng vấn thầy Trung, nhóm quên bật máy ghi âm Và nhóm đối tượng phỏng vấn anket bận không gặp được nên phải ghi âm cuộc gọi, chất lượng không tốt lắm.Ngoài ra, phương tiện đi lại không có, nhóm đi lại chủ yếu bằng xe bus Do đoạn đường trước cổng đang thi công, đường bị rào nên không có xe bus đến trường, nhóm đã phải đi bộ một quãng đường khá xa dưới trời nắng để thực hiện phỏng vấn Đối tượng ở Vĩnh Phúc, thành viên nhóm đã phải về xin ý kiến của mọi người
Thứ năm, việc hoàn chỉnh bài viết để có một tác phẩm phỏng vấn đạt yêu
cầu của thầy cô là khá khó khăn Đây là một thể loại mới được học, nhóm chưa viết nhiều, chưa có kinh nghiệm nên vẫn chưa thể làm hay, làm tốt nhất
IV. Bài học kinh nghiệm
Qua lần thực hiện phỏng vấn này, nhóm đã tổng kết và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu:
Thứ nhất, cần nắm vững những kiến thức cơ bản ở trên lớp để có nền tảng
đi thực tế, áp dụng và vận dụng vào thực tiễn
Trang 11Thứ hai, phải chuẩn bị tâm lý tự tin, chuẩn bị sẵn câu hỏi và luôn luôn phải
tìm hiểu trước đề tài phỏng vấn, nhân vật phỏng vấn để cuộc trao đổi diễn ra suôn sẻ Phương tiện tác nghiệp cũng phải được kiểm tra kĩ lưỡng, tránh trường hợp máy ảnh, máy ghi âm hết pin, trục trặc hay bị hư hỏng trong quá trình phỏng vấn
Thứ ba, phải có thái độ tôn trọng nhân vật phỏng vấn, tạo được sự thân
thiện và tin cậy để nhân vật trao đổi vấn đề một cách nhiệt tình, cụ thể, chuyên sâu nhất
Thứ tư, khi viết bài, cần áp dụng các tiêu chuẩn của một bài phỏng vấn
hay, không thêm bớt lời nhân vật phỏng vấn Làm bài với tinh thần trách nhiệm cao và cẩn trọng để đạt kết quả tốt nhất
PHẦN II.TÁC PHẨM
I.Phỏng vấn thời sự
Học cách sáng tạo trên nền tảng văn hóa
Chụp ảnh kỷ yếu theo phong cách độc và lạ đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ Để sở hữu những bức hình ấy, các bạn trẻ đã thực hiện những
ý tưởng đầy sáng tạo và phá cách Không ít bộ ảnh đã khiến người xem trầm trồ khen ngợi Nhưng không phải lúc nào sự sáng tạo ấy cũng nhận được sự hưởng ứng, nhất là khi nó xen lẫn một vài yếu sự phản cảm, ngoại lai
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa, nguyên Trưởng khoa Văn học phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ông Phạm Ngọc Trung để hiểu rõ hơn về vấn đề này
Trang 12PGS TS, nhà báo, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung
PV: Học sinh cấp 3 mặc bikini chụp ảnh, sinh viên đại học nằm gối ngực lên nhau,… Đây có thể xem là những biểu hiện của sự sáng tạo vượt quá văn hóa truyền thống dân tộc ta không, thưa ông?
Tầm 30 – 40 năm trước, quan niệm đạo đức rất khắt khe, luôn ràng buộc con người trong “khuôn vàng thước ngọc” Sau này, quá trình hội nhập, đan xen văn hóa đã tạo nên môi trường mở cho thế hệ trẻ thể hiện khát vọng, tình cảm của mình Tuy vậy, xét theo phong tục tập quán, văn hóa của Việt Nam thì làm như vậy có vẻ như tân tiến quá
Nhưng nếu xét theo góc độ khác, có thể xem đó là những bạn trẻ tân tiến, tiếp thu văn hóa nước ngoài Và chắc chắc khi tiên phong như vậy thì sẽ có nhiều ý kiến khen - chê khác nhau