1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam với mục tiêu kiềm chế lạm phát

46 587 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 343,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế khách quan đó, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹNguyễn Hoài Phương cũng như tham khảo một số tài liệu khác, trong phạm vicủa đề tài, em xin được trình bày vấn đề điều hà

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đang hướng đến toàn cầu hoá,các doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thươngtrường phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt Các nhà kinh tế cũng nhưcác doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề củanền kinh tế mới Bên cạnh những vấn đề cần có để kinh doanh còn có nhữngvấn đề kinh tế nổi cộm khác Một trong những vấn đề nổi cộm mà được cácnhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp rất quan tâm đó là lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ cấp độ vi mônhư cá nhân, doanh nghiệp, hay ở cấp độ vĩ mô là cả nền kinh tế Lạm phátcòn song hành cùng với thất nghiệp tăng nhanh, giá cả leo thang, tiền lương kéo theo đó là những vấn nạn khác của xã hội Như vậy, lạm phát là vấn đềảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế cũng như đời sống xã hội, đặcbiệt là đối với người lao động

Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế màviệc nghiên cứu lạm phát trở thành một vấn đề hết sức cần thiết và cấp báchđối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như ở nước

ta Chống lạm phát và những yếu tố song hành cùng nó ngày nay không còn

là việc của bản thân các doanh nghiệp mà còn là việc của Chính phủ, của toàn

xã hội, trong đó Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trongviệc thực hiện, điều hành chinh sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát

Xuất phát từ thực tế khách quan đó, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹNguyễn Hoài Phương cũng như tham khảo một số tài liệu khác, trong phạm vicủa đề tài, em xin được trình bày vấn đề điều hành chính sách tiền tệ củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam với mục tiêu kiềm chế lạm phát

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1 Khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát

1.1.1 Khái niệm lạm phát

Các quan niệm về lạm phát

Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứucủa các nhà kinh tế học Tuy nhiên, trong mỗi công trình lại đưa ra một kháiniệm về lạm phát

Trong Bộ Tư bản, Các Mác cho rằng: lạm phát là việc tràn đầy cáckênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt.Theo ông, lạm phát là “bạn đường” của CNTB, ngoài việc bóc lột người laođộng bằng giá trị thặng dư, CNTB còn gây ra lạm phát để bóc lột người laođộng một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao độnggiảm xuống

Nhà kinh tế học Samuelson thì: “lạm phát xảy ra khi mức chung củagiá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng; tiền lương, giáđất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”

Milton Friedmen thì quan niệm rằng: “lạm phát là việc giá cả tăngnhanh và kéo dài” Theo ông: “lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiệntượng tiền tệ” Ý kiến này đã được đa số các nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ

và phái Keynes tán thành

Tổng hợp các ý kiến, có thể rút ra khái niệm lạm phát là sự gia tăng lientục trong mức giá chung Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọihàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cầnmức giá trung bình tăng lên Một nền kinh tế có thể trải qua lạm phát khi giá

Trang 3

của một số hàng hóa giảm, nếu như giá cả của các hàng hóa và dịch vụ kháctăng đủ mạnh.

Lạm phát cũng có thể định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nướccủa đồng nội tệ Trong bối cảnh lạm phát thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể muađược ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn Hay nói một cách khác, khi cólạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua mộtgiỏ hàng hóa và dịch vụ cố định

1.1.2 Đo lường lạm phát

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trịcủa chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóatrong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó thựchiện

 Đo lạm phát dựa vào chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI (Consumer PriceIndex)

Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát thường đượctính trên cơ sở CPI Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer price index): phảnánh sự biến động giá của một “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấutiêu dùng xã hội Người ta cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng kinh

tế của nó Tầm quan trọng kinh tế của mỗi mặt hàng được tính bằng phần củatổng số chi tiêu cho tiêu dùng dành cho mặt hàng đó trong kỳ tính toán:

CPIt = giá trị của CPI trong năm t

Pt gạo = giá gạo trong năm t

Pt thực phẩm = giá thực phẩm trong năm t

Trang 4

Po gạo = giá gạo trong năm gốc.

Phần của gạo = % dành cho gạo trong tổng số chi tiêu dùng của thời kỳ lạmphát

CPIt =

ogao tgao

P p

x 100 x % của gạo

Ngoài chỉ số giá trị tiêu dùng là chỉ số sử dụng phổ biến nhất, còn haichỉ số khác có thể sử dụng được, đó là chỉ số giá cả sản xuất PPI và chỉ sốgiảm phát GNP

 Đo lạm phát dựa vào chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index)

Chỉ số giá cả sản xuất (PPI – Production Price Index) là chỉ số giá bánbuôn bán PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên, chỉ số nàyrất có ích, và nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế

 Đo lạm phát dựa vào chỉ số giảm phát GNP

Chỉ số giảm lạm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP Tỉ số nàyđược áp dụng bằng tỉ lệ GNP danh nghĩa và GNP thực tế Chỉ số này cũng cóích, vì nó bao gồm giá tất cả các lọai hàng hoá và dịch vụ trong GNP, do nóđầy đủ và toàn diện hơn CPI

1.1.3 Phân loại lạm phát

1.1.3.1 Phân loại lạm phát xét về mặt định lượng

Dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ % lạm phát tính theo năm, lạm phát được

chia thành:

- Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số mỗi năm): có mức lạm phát dưới10% một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối, nền

Trang 5

kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định Sự

ổn định đó được thể hiện ở chỗ: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửikhông cao, không xảy ra hiện tượng đầu cơ tích trữ,… Lạm phát vừa phảitạo tâm lý an tâm cho những người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập.Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có thu nhập ổn định, ít rủi ro nênsẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh

- Lạm phát phi mã (lạm phát hai con số mỗi năm): lạm phát làm cho giá cảchung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồngđược chỉ số hoá Người dân lúc này có tâm lý tích trữ hàng hoá, vàng bạc,bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.Khi lạm phát phi mã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tếnghiêm trọng

- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng vọt với tốc độ cao vượt xalạm phát phi mã Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăngnhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giánhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biếndạng, hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn, nền kinh tế bị đedoạ nghiêm trọng Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra

1.1.3.2 Phân loại lạm phát xét về mặt định tính

- Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng (so sánh tỷ lệ lạm phát

tăng tương ứng với thu nhập)

+) Lạm phát cân bằng: lạm phát tăng tương ứng với thu nhập Loại lạmphát này không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động

+) Lạm phát không cân bằng: tức là tỷ lệ lạm phát tăng không tươngứng với thu nhập Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường hayxảy ra nhất

Trang 6

Ví dụ: Giả sử rằng vào tháng 2/2011, một công nhân Việt Nam với mứclương trung bình 2.000.000 VND/tháng, trường hợp xem xét giá gạo là giá cảđại diện cho các loại giá khác trên thị trường với giá gạo là 10.000 VND/kg.Như vậy, một tháng lương người đó mua được 200 kg gạo Giả định tiếp,đúng một tháng sau, giá gạo bị lạm phát 2% Như vậy, qua một tháng giá gạo

+) Nhà nước tăng lương công nhân hơi mạnh tay lên đến 107.1% so vớimức lương cũ Khi ấy:

Lương của công nhân trong tháng 3 là:

Trang 7

- Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường

+) Lạm phát dự đoán trước: tức là lạm phát xảy ra trong một thời giantương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định Do đó,người ta có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếptheo Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình hình lạm phát đó và đãchuẩn bị để thích nghi

+) Lạm phát bất thường: tức là lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước

đó chưa hề xuất hiện Do vậy, tâm lý, thói quen, cuộc sống của người dânchưa thể thích nghi được Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc chonền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền

1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.2.1 Cung ứng tiền tệ và lạm phát

Quan điểm của các nhà kinh tế phái tiền tệ: Cung tiền tệ tăng lên kéo

dài làm cho giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát

Trang 8

Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mứccung tiền Khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéodài và gây ra lạm phát Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây nên hiệntượng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới.

Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng tiền tệ một cách quá mức và kéo dài thìcũng gây nên hiện tượng lạm phát (khi Y tăng 1% thì lượng tiền cung ứng cầnthiết cho lưu thông hàng hóa chỉ cần tăng nhỏ hơn 1%, nhưng thực tế khi Ytăng 1% thi lượng cung tiền thực tế thường tăng với một mức độ lớn hơn 1%.Đây chính là tăng quá mức và quá trình này kéo dài thì sẽ gây nên lạm phát

do tăng trưởng tiền tệ)

Quan điểm của các nhà kinh tế phái Keynes

+) Tác động của tăng chi tiêu Chính phủ hoặc cắt giảm thuế làm tăng tổngcầu, do đó đẩy giá lên cao Nhưng những vấn đề của chính sách tài khoálại có giới hạn của nó, vì vậy việc tăng lên của tỷ lệ lạm phát trong trườnghợp này chỉ là tạm thời

+) Tác động của những cú sốc tiêu cực lên tổng cung (như việc tăng giádầu do hậu quả của lệnh cấm vận dầu mỏ, đấu tranh của công nhân đòităng lương) cũng sẽ làm giá cả tăng lên Nhưng, nếu cung tiền tệ khôngtiếp tục tăng lên để tác động lên tổng cầu thì đến một lúc nào đó, tổngcung quay trở lại vị trí ban đầu, do vậy sự tăng giá trong trường hợp nàycũng chỉ là một hiện tượng nhất thời

Từ những phân tích như trên, phái Keynes và phái tiền tệ tương đối thốngnhất với nhau, họ đều tin rằng: lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỷ lệtăng trưởng tiền tệ cao

1.2.2 Chỉ tiêu công ăn việc làm và lạm phát

Trang 9

1.2.2.1 Lạm phát phí – đẩy

Chi phí của sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa cho nên sựbiến động của chi phí sản xuất là nguyên nhân thứ hai có thể gây ra lạm phát.Các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất là: nguyên vậtliệu (do tính chất khan hiếm của nguyên vật liệu được khai thác trong tự nhiênnên khi trữ lượng giảm xuống sẽ làm giá cả của nó tăng lên) Thứ hai là chiphí để mua sức lao động Thứ ba là chi phí vốn (hiện nay chi phí huy độngvốn ngày một cao hơn) Ngoài ra doanh nghiệp còn bị rất nhiều áp lực từ phíanhà nước có thể làm giá sản phẩm tăng cao (như phí và thuế thu nhập…) Cácchi phí sản xuất này khi tăng trong cả nền kinh tế sẽ làm cho mặt bằng giá cảcủa hàng hóa sẽ tăng cao gây nên lạm phát

Ví dụ: Năm 1973, 1978 OPEC nâng giá dầu mỏ, năm 1990-1991 khủnghoảng vịnh Persian, cả ba lần giá cả hàng hóa bình quân ở hầu hết các nướctrên thế giới đều tăng

1.2.2.2 Lạm phát cầu – kéo

Tập hợp một số nhóm các nguyên nhân khiến cho số cầu tăng lên quámức cần thiết làm cho số cung không đáp ứng kịp Một trong những cú sốclớn đối với lạm phát là sự thay đổi trong đầu tư, chi tiêu chính phủ hay xuấtkhẩu ròng có thể làm thay đổi tổng cầu và đẩy sản lượng vượt quá mức tiềmnăng của nó Lạm phát cầu kéo xảy ra khi nền kinh tế quá nóng, mức đầu tưtăng quá nhanh hoặc chính phủ làm tăng mức cung tiền quá lớn

1.2.3 Thâm hụt Ngân sách và lạm phát

Đây là một nguyên nhân mà chúng ta thường đã thấy rất nhiều tronglịch sử của các nước mà làm cho mức lạm phát của các nước có thể lên rất

Trang 10

cao Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía Chính phủ; bằng cách chi tiêu quámức của mình, Chính phủ đôi khi đã làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạnglạm phát nghiêm trọng điển hình là cuộc lạm phát ở Đức (1921-1923)…

Nhu cầu chi tiêu của Chính phủ là rất lớn, cho rất nhiều đối tượng khácnhau trong nền kinh tế: chi tiêu để kích cầu, thực hiện các chính sách, rồi cáckhoản chi mua thường xuyên thường có quy mô rất lớn… Trong thực tế vềngân sách của các nước trên thế giới rất hiếm khi có thặng dư (nếu có thì chỉ

có trong rất ngắn hạn, tạm thời và thặng dư thường rất nhỏ), mà tình trạngchung của ngân sách các nước là luôn luôn lâm vào tình trạng thâm hụt lớn

Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách thì chính phủ có thể tăng thuế hoặcphát hành trái phiếu chính phủ, nhưng cách thứ nhất có thể làm giảm sảnlượng của nền kinh tế, hai cách này chỉ có hiệu quả trong dài hạn, độ trễ dài…

do đó cách dễ dàng nhất là phát hành thêm tiền để chi tiêu cách này vừa cóthể đáp ứng nhu cầu chi tiêu tức thời của chính phủ một cách nhanh chóng vàvới chi phí thực hiện là thấp nhất (do Chính phủ nắm đặc quyền trong tay vềtài chính) Do vậy một nguyên nhân nữa mà thường xuyên gây nên lạm phát ởcác nước đó là in tiền để chi tiêu của chính phủ… Đây cũng là một nguyênnhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới

Đối với các quốc gia đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nênviệc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bù đắp cho thiếu hụt Ngân sáchNhà Nước là rất khó thực hiện Đối với các quốc gia này, con đường duy nhất

để giải quyết vấn đề là “sử dụng máy in tiền” Vì thế, khi tỷ lệ thâm hụt Ngânsách Nhà Nước của các quốc gia đó tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh vàlạm phát tăng

Trang 11

Ở các nước có nền kinh tế phát triển (như ở Mỹ) có thị trường vốn pháttriển, một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có thể được bán ra và nhu cầutrang trải cho thâm hụt Ngân sách Nhà Nước được thực hiện từ nguồn vốnvay của Chính phủ Tuy nhiên, nếu Chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái phiếu

ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng, do đó, lãi suất sẽ tăng cao Để hạn chếviệc tăng lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung ương sẽ phải mua vào các tráiphiếu đó, điều này lại làm cho cung tiền tệ tăng

Do vậy, trong mọi trường hợp, tình trạng thâm hụt Ngân sách nhà nướccao, kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền và gây ra lạm phát

1.2.4 Lạm phát do tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăngcũng là nguyên nhân gây ra lạm phát Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá,trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước, muốnkéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái

Mặt khác, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu cũngtăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên vật liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phátphí – đẩy như đã phân tích Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng hoánhập khẩu thường gây ra phản ứng dây chuyền, làm tăng giá cả ở rất nhiềucác hàng hoá khác, đặc biệt là các hàng hoá của những ngành có sử dụngnguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau(nguyên liệu của ngành này là sản phẩm của ngành khác…)

1.3 Tác động của lạm phát

1.3.1 Lạm phát và lãi suất

Trang 12

Từ thực tế diễn biến lạm phát trên thế giới, các nhà kinh tế cho rằng:lạm phát cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh

tế, chính trị và xã hội của một quốc gia Và tác động đầu tiên đó là tác độnglên lãi suất

Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống Ngân hàng phảiluôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức

là luôn phải giữ cho lãi suất thực ổn định Ta biết rằng:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định,lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suấtdanh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu đó là suy thoáikinh tế và thất nghiệp gia tăng

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không cólãi (tiền mặt) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm

Trang 13

giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức Điều đó xảy ra là dochính sách thuế của Nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa.Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào

tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người cótiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất vẫn không tăng) Kết quảcuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thực (sau khi đã loại trừ tácđộng của lạm phát) mà người cho vay nhận được bị giảm đi

Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trởnên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ vànhững hậu quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra

1.3.3 Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng

Trong mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạmphát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ làngười được lợi Điều này đã tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳnggiữa người đi vay và người cho vay Hơn thế, nó còn thúc đẩy những ngườikinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi Do vậy, càng tăngthêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùngtiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tìnhtrạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoátrên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn Cuối cùng, nhữngngười dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn Họ thậm chíkhông mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻđầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn Tình trạng lạm

Trang 14

phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo rakhoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

1.3.4 Lạm phát và nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vàongười dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn.Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài Lý do làvì: lạm phát đã làm tỷ giá tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giánhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ

Ngoài ra, những tác động khác của lạm phát cũng ảnh hưởng rất nhiềuđến nền kinh tế, làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giátrị, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bac gây ratình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí Bên cạnh đó làsản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuậncao, đối với tiêu dung thì làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêudung và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng

1.4.Các kinh nghiệm kiềm chế lạm phát trên thế giới.

Trong khuôn khổ đề tài, xin được giới thiệu một số kinh nghiệm kiềm

chế lạm phát trên thế giới ở các nước Mỹ La tinh, là các nước có điều kiệnlịch sử, văn hóa, kinh tế gần tương đồng với Việt Nam và cũng đã trải quamột số thời kỳ như Việt Nam

*Cải cách Ngân hàng trung ương

Trước tình hình đó, Chính phủ các quốc gia này đã có nhiều cải cách sâu rộng, đặc biệt là việc cải cách Ngân hàng Trung ương (NHTW)

Trang 15

Năm 1989, Chi lê là nước đầu tiên và tiếp đến các nước Châu Mỹ La tinhkhác đã thông qua luật tăng cường quyền tự chủ cho NHTW để nâng caotrách nhiệm của tổ chức này Cuộc cải cách nhằm thực hiện 4 mục tiêu theo

mức độ ưu tiên khác nhau tuỳ từng quốc gia: (1) Sự uỷ nhiệm rõ ràng trong

việc theo đuổi ổn định giá cả hơn là tăng trưởng kinh tế (trước đó ưu tiên mục

tiêu tăng trưởng); (2) độc lập về mặt chính trị trong việc xây dựng chính sách

tiền tệ, tách rời hoạch định chính sách với quá trình bầu cử cơ quan lập pháp

hoặc hành pháp; (3) độc lập trong hoạt động quản lý và điều hành chính sách

tiền tệ từ việc thiết lập lãi suất đến việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ

khác mà không có sự can thiệp của Chính phủ; (4) tính trách nhiệm trong

việc đạt đến mức lạm phát mục tiêu

Hầu hết các quốc gia trên đều thực hiện thêm chính sách thay đổi chế độ tỷgiá Với việc neo chặt tỷ giá hối đoái trong hơn 10 năm, tình hình lạm phátcủa họ đã được cải thiện rõ rệt, tăng trưởng kinh tế được khôi phục

*Thực thi chính sách lạm phát mục tiêu

Theo các nhà kinh tế học Thomas Laubach, Rick Mickin và Adam Poxen,

chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT) được hiểu là một nền tảng cơ sở cho chính sách tiền tệ, được đặc trưng bởi việc NHTW công bố với công chúng một mục tiêu định lượng chính thức (thường là một khung phạm vi hơn

là một giá trị cụ thể) cho tỷ lệ lạm phát trong một hoặc vài thời kỳ, dựa trên quan điểm ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của chính sách tiền tệ trong dài hạn Một trong những đặc trưng về quan điểm có tác động mạnh là công khai với công chúng về những kế hoạch, mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và trong nhiều trường hợp là cả về cơ chế truyền tải trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của NHTW trong việc theo đuổi mục tiêu”.

Lạm phát mục tiêu thực chất là một kiểu chính sách tiền tệ được cụ thể vàlượng hoá; để thực thi chính sách này đòi hỏi NHTW phải được quyền địnhđoạt các công cụ chính sách tiền tệ trước các tình huống kinh tế và không bịảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị

Thực thi CSLPMT là một chiến lược quan trọng để các chính sách của

NHTW trở nên công khai, minh bạch, dễ dự đoán hơn, giúp cho lạm phát giảm xuống, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhờ tính ưu việt này nên nhiều nước đã áp dụng khá thành công

*Đối phó với tình trạng đô la hoá

Trang 16

Đô la hoá đã làm phức tạp nhiệm vụ quản lý chính sách tiền tệ của các nước

Mỹ La tinh Tình trạng này làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương,NHTW chần chừ trong việc thả nổi đồng nội tệ vì các tác động có hại củaviệc phá giá có thể gây tổn thất cho những người tham gia thị trường không

có bảo hiểm rủi ro tỷ giá Để đối phó tình trạng đô la hoá, các NHTW đã phảinâng cao hơn độ tin cậy, trách nhiệm của họ bằng cách cố gắng đạt được mụctiêu lạm phát đã đề ra, đồng thời tạo ra các công cụ để nâng cao khả năngcạnh tranh của đồng nội tệ với USD, tăng cường sự kiểm soát nghiêm ngặtcác hoạt động ngoại hối và rủi ro tỷ giá của các trung gian tài chính

*Đối phó với dòng vốn chảy vào

Ngoài cuộc chiến với lạm phát và đô la hóa, NHTW các nước Mỹ La tinhcòn phải đối mặt với những thách thức từ sự tăng lên của dòng vốn chảy vào.Đồng nội tệ có khuynh hướng lên giá làm cho NHTW bối rối trong chính sáchđáp trả Nếu tăng lãi suất thì càng hấp dẫn thêm luồng vốn nước ngoài và nếu

để đồng nội tệ lên giá lại có tác hại đến việc giảm thâm thụt cán cân mậu dịch

và càng làm cho lạm phát gia tăng

Để đối phó với tình trạng này, NHTW các nước Mỹ La tinh đã chọn mụctiêu ổn định giá cả, chỉ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi thị trường cóbiến động quá mức Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực canh tranh vềchất lượng hàng hoá và giá cả, Chính phủ đẩy mạnh cải cách cơ cấu giúp chonền kịnh tế linh hoạt hơn, có khả năng chống đỡ với cú sốc từ bên ngoài

*Ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng

Cái giá phải trả cho khủng hoảng ngân hàng là vô cùng to lớn do sự đổ vỡ

có tính hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và lòng tin của côngchúng đối với ngân hàng Do vậy, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc ngănchặn khủng hoảng ngân hàng là cực kỳ cần thiết, cần trao quyền cho các nhàquản lý ngân hàng để giải quyết những vấn đề đảm bảo tính thanh khoản vàkhả năng trả nợ từ khi mới chớm nở; thiết lập hệ thống cảnh bảo sớm cho hệthống ngân hàng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tái cấu trúc ngân hàng vàcác giải pháp cần được cải tiến để giải quyết các vấn đề khủng hoảng ngânhàng nhằm ít gây tổn thất và có hiệu quả nhất

Những năm 90 của thế kỷ trước, các nước Mỹ La tinh đã xẩy ra các cuộckhủng hoảng ngân hàng làm cho lạm phát tăng, suy giảm tăng trưởng kinh tế,

đe dọa xảy ra khủng hoảng tiền tệ Chính phủ Mỹ La tinh đã giữ được mứcthâm thụt ngân sách ở mức có thể kiểm soát được, điều này rất quan trọng bởi

Trang 17

vì tài trợ cho chi tiêu công với nguồn lực từ NHTW sẽ dẫn tới việc tăng tỷ lệnợ/GDP Từ đó có thể dẫn tới sự tăng lãi suất thực và chỉ số “ rủi ro quốcgia”; những nhân tố này làm giảm khả năng điều hành chính sách tiền tệ vàtăng tổn thất cho nền kinh tế trong khi đang theo đuổi chính sách giảm lạmphát Nếu chính sách tài khoá bất ổn có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ như ởBrazil năm 1999 hoặc khủng hoảng ngân hàng và nợ quốc gia của Argentinanăm 2002

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

2.1.Khái niệm chung về chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực

lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ pháp định và quản lí dự trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất để đápứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản

xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định

2.2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ

a.Về mục tiêu cuối cùng

Trang 18

Mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định hệ thống tiền tệ, hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững, ổn định giá cả hay là kiểm soát được lạm phát ở mức mong muốn Hiện nay hầu hết NH TW các nước đều theo đuổi mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá cả ở mức hợp lý, bởi vì suy cho cùng sự ổn định giá cả sẽ hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

b.Về mục tiêu trung gian

IMF đã chia mục tiêu trung gian thành 3 loại:

+ Mục tiêu trung gian là tổng tiền (M1 hoặc M2, hoặc D-tín dụng nền

kinh tế): Phản ứng chính sách trong mục tiêu tổng tiền là khi mức tăng tiềnvượt mức mục tiêu phải tăng lãi suất, và khi mức tăng tiền dưới mức mục tiêuphải hạ lãi suất

+ Mục tiêu trung gian là tỷ giá: Là điều hành CSTT hướng về tỷ giá

mục tiêu Mục tiêu này thường được thực hiện trong điều kiện là nền kinh tế

mở và CSTT của nước chọn mục tiêu trung gian là tỷ giá phụ thuộc vào chínhsách tiền tệ của nước neo tỷ giá Phản ứng chính sách khi theo đuổi mục tiêunày là khi tỷ giá thấp hơn so với mục tiêu thì phải tăng lãi suất, và ngược lạikhi tỷ giá cao hơn mục tiêu thì phải hạ lãi suất

+ Mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường: Lựa chọn lãi suất là mục

tiêu trung gian đồng nghĩa với sự hạn chế tác động của sự biến động mức cầu

tiền đến tổng cầu của nền kinh tế Khi NHTW lựa chọn mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường thì không thể đồng thời chọn tổng tiền là mục tiêu trung gian, do vậy khi đó NHTW phải chấp nhận sự giao động tăng hoặc giảm tổng

tiền để duy trì mức lãi suất theo mục tiêu

c.Về mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ, nghĩa là NHTW có thể tácđộng hay kiểm soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằm thay đổi

Trang 19

mục tiêu trung gian, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT Cũngnhư mục tiêu trung gian, mục tiêu hoạt động cũng được chia thành hai loạimục tiêu:

+ Mục tiêu hoạt động là giá cả tiền tệ: Nghĩa là NHTW kiểm soát lãi

suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng

+ Mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền tệ: Tức là kiểm soát tiền cơ

bản (MB), hoặc các cấu thành của nó, gồm Dự trữ quốc tế ròng, Dự trữ củacác NHTM, hoặc Net tài sản có trong nước trên bảng cân đối của NHTW

2.3.Các công cụ của chính sách tiền tệ

Gồm có 6 công cụ sau:

a Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương

đối với các Ngân hàng thương mại

Khi NHTW cần tăng thêm lượng tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ thấp lãi suất táicấp vốn xuống Điều này khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay vì giá

cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên.Ngược lại,khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất táicấp vốn lên.Lúc này, một mặt làm tăng chi phí tín dụng lên nhằm hạn chế cácNHTM có ý định vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấpxuống nếu NHTM vẫn quyết định vay Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW làngười cho vạy cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các ngân hàngthương mại, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìmchế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế

b Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện

cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năngthanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại

Trang 20

Thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động tới cả khốilượng và giá cả tín dụng của các ngân hàng thương mại từ đó tác động đếnkhả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàngthương mại.Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năngcho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền

tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tớilãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạmphát giảm) Ngược lại nếu ngân hàng trung ương hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộctức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các ngân hàng thươngmại cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướngtăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền Lý luận tương tự nhưtrên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng) Công cụDTBB mang tính hành chính áp đặt trực tiếp , đầy quyền lực và cực kỳ quantrọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợpnền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiếtkhấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nềnkinh tế Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏtrong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khókiểm soát Mặt khác khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cungứng tiền tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năngthanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thayđổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn địnhcho các ngân hàng.Chính vì vậy sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soátcung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát ít được sử dụng trên thế giới (đặc biệt

là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định)

c Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung

ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ

Trang 21

Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tíndụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát Ngược lại,khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, dẫn tới tăng khối lượng tiền

tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năngthanh khoản của các ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ thị trường mở,ngân hàng trung ương điều khiển cả khối lượng tiền tệ và lãi suất tín dụngthông qua "giá cả" mua và bán trái phiếu Tất cả những cuộc can thiệp vàokhối lượng tiền bằng công cụ thị trường mở đều được tiến hành dường như làlặng lẽ và vô hình, "không can thiệp thô bạo", điều khiển mạnh mà khôngchứa đựng "một chút mệnh lệnh" Đây là công cụ cực kỳ quan trọng củaNHTW, và được coi là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định kinh tế nóichung, ổn định lạm phát nói riêng

d Công cụ lãi suất tín dụng: là tổng thể những chủ trương chính sách và

giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thịtrường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định

Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay, cầm cốgiấy tờ có giá ) của NHTW đối với các tổ chức tín dụng, NHTW thực hiệnquản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nềnkinh tế Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng đốivới nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu, chính sách tiền tệ từng giai đoạn,NHTW sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mìnhđối với các tổ chức tín dụng Từ đó tác động đến lãi suất thị trường liên ngânhàng.Và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụngđối với các chủ thể trong nền kinh tế

Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nềnkinh tế, như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãisuất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch giữa lãi suất bình quân… Thực

Trang 22

chất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu củacác tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế Trong phạm vi lãi suất được phép,các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp Khi cócác thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạnlãi suất tối đa hợp lý

Vì vậy, lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sáchtiền tệ trong việc điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế Lãi suấtkhông trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhưng

sự tăng hay giảm lãi suất có thể kích thích sản xuất hoặc kìm hãm suản suất

Do đó nó là một công cụ rất lợi hại, có sức phản công ghê gớm

e Công cụ hạn mức tín dụng: khống chế mức tăng khối lượng tín

dụng của các tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa màNgân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khicấp tín dụng cho nền kinh tế

Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếpmang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụngcủa hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăngtrưởng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra Qua sử dụng hạnmức tín dụng, NHTW điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợpvới trình độ phát triển của nền kinh tế Tránh tình trạng tổng khối lượng tiềntăng quá mức trong lưu thông, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa chotừng NHTM NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạnmức tín dụng được quy định.Nếu NHTM cho vạy vượt quá hạn mức tín dụngquy định sẽ bị sử phạt

Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưuthông.Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát khá

Trang 23

chặt chẽ tổng lượng tiền trong cung ứng Công cụ này thực sự phát huy hiệuquả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụgián tiếp khác tỏ ra kém hiệu quả.

f Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng

nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa làbiểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩyđiều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nước

Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc ổn định thị trường tài chính và nângcao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong nước đối với hàng hoá nướcngoài, việc lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp cũng đã và đang

là vấn đề được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng cónhiều dấu hiệu chưa bền vững và tình hình lạm phát gia tăng.Về mặt lýthuyết, tỷ giá hối đoái tác động đến tăng trưởng kinh tế thực thông qua cácnhân tố của sản xuất (vốn và lao động), đầu tư và tăng năng suất lao động.Điều này được phản ánh qua mức tăng trưởng thương mại quốc tế Đồng thời,

tỷ giá hối đoái thay đổi cũng làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hoá vàdịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài Do đó, tỷ giá sẽ

có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, nhưng mức

độ ảnh hương phụ thuộc nhiều cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu và vào cơ chế tỷgiá được áp dụng tại từng thời kì

Ngày đăng: 02/03/2016, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w