1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển thị trường tiền tệ của việt nam 5 năm gần đây

22 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 165 KB

Nội dung

Các công cụ giao dịch trên thị trường:  Tín phiếu kho bạc  Giấy chứng nhận tiền gửi CD của ngân hàng  Thương phiếu  Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận 4.. Các bộ phận cấu thành thị t

Trang 1

Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất địnhtrong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sangkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh

tế quốc tế Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển thị trường tiền tệ các nước trênthế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn non trẻ và nhiều bất cập, cần đẩynhanh hoàn thiện để phát triển Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X xác định phát triển thị trường tài chính có vai trò quantrọng trong việc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường Do đó việc đánh giáđúng thực trạng các kết quả đạt được, các hạn chế của thị trường tiền tệ ViệtNam trong thời gian qua và đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển thịtrường trong những năm tới có ý nghĩa rất lớn để tiếp tục hoàn thiện thị trườngtiền tệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Định nghĩa thị trường tiền tệ:

+ Điều 9 khoản 2 Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định: “ Thịtrường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giángắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiềngửi và các giấy tờ có giá (GTCG) ngắn hạn khác

+ Từ năm 2004, NHNN cho phép sử dụng cả GTCG dài hạn trong giaodịch nghiệp vụ thị trường mở

2 Chức năng của thị trường tiền tệ:

+ Là “kênh” để ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền

tệ quốc gia

+ Chuyển vốn tạm thời nhàn rỗi đến nơi thiếu vốn, có suất sinh lợi cao…

3 Các công cụ giao dịch trên thị trường:

 Tín phiếu kho bạc

 Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) của ngân hàng

 Thương phiếu

 Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận

4 Thành viên tham gia thị trường tiền tệ Việt Nam

+ Giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Phương tiện giao dịch: điện thoại, fax, hệ thống giao dịch điện tử,

Trang 3

6 Các bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ

+ Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

+ Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc

Cho đến nay lượng thành viên tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền

tệ vẫn còn hạn hẹp Mới chỉ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước(NHTMNN), Ngân hàng chính sách xã hội, 37 Ngân hàng thương mại

cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài,Quỹ tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảohiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư… Tuy nhiên tham gia là thành viêncủa thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu tín phiếu Kho bạc Nhànước, thị trường mở,…thì không phải là các tổ chức trên, hầu như chỉ cócác NHTMNN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánhNgân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm,…

Đặc biệt, trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã hình thành nhómcác ngân hàng thường cung ứng nguồn tiền VND chủ yếu là các NHTMNhà nước và ngược lại nhóm các NHTM cổ phần và chi nhánh ngânhàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh là các ngân hàng thường có nhucầu vay tiền VND Việc điều chuyển vốn thường chỉ diễn ra một chiềugiữa các ngân hàng thường cho vay và nhóm ngân hàng thường đi vay

Trên thực tế thị trường hầu như chưa hình thành các thành viên cótính chuyên nghiệp như các nhà môi giới, các nhà tạo lập thị trường, các

Trang 4

công ty đánh giá xếp loại… Điều này làm hạn chế hạn chế sự phát triểncủa thị trường tiền tệ.

II Các bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ:

1 Thị trường liên ngân hàng

1.1 Tình hình:

Năm 2007:

Một số ngân hàng quy mô nhỏ, hoặc mới chuyển đổi mô hình, do sai lầm từđịnh hướng kinh doanh nên quá tập trung vào cho vay với mong muốn tạo ra sựđột biến trong tăng trưởng quy mô, hoặc tài trợ cho những lĩnh vực đầu tư mạohiểm

Sự việc thái quá đến mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm vọttới hàng chục phần trăm/năm Gặp lúc thanh khoản bất ổn, khá nhiều ngân hànglâm vào khó khăn và nguy cơ mất ổn định cả hệ thống trở thành hiện thực…

Năm 2010:

Có những ngân hàng thương mại do huy động vốn trên thị trường 1 bị hạnchế đã sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường 2 cho vay thị trường 1,tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống Đáng chê trách hơn, có những

“ông chủ” cùng một lúc nắm mấy ngân hàng đã tiến hành giao dịch “đanchéo” lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, gây nên tình trạng lộn xộn

Năm 2011:

- Vay mượn trên liên ngân hàng căng thẳng

Việc vay mượn trên thị trường này, từ đầu năm nay đã không dễ dàng gì, lạicàng khó khăn từ hơn một tháng trở lại đây Một số ngân hàng quốc doanh,trong đó có Vietcombank, trong thời gian qua đã đòi hỏi ngân hàng nhỏ phải cótài sản thế chấp cho các khoản vay mượn Điều này đã khiến các ngân hàng vốnđang thiếu thanh khoản, lại càng thêm khốn đốn Không muốn phải thế chấp tài

Trang 5

sản, một số ngân hàng phải chạy đi tìm vay ở ngân hàng khác Đó là lý do lãisuất liên ngân hàng đã từng tăng lên đến 40%/năm kỳ hạn một tháng trong thờiđiểm tuần cuối tháng 10 vừa qua.

Việc tăng cường đòi hỏi điều kiện đi kèm theo việc cho vay vốn không chỉ đẩylãi suất liên ngân hàng lên cao, mà còn khiến các ngân hàng co mình lại, giảmcho vay trên thị trường này, hoặc cho vay và đòi hỏi lãi suất cao ngất Theo tổnggiám đốc một ngân hàng TMCP hàng đầu, nếu đã trong hệ thống ngân hàng màkhông tin nhau, đối xử với ngân hàng đi vay như quan hệ tín dụng với mộtdoanh nghiệp, thì những ngân hàng khác càng thủ thế lo cho phận mình, chợ liênngân hàng càng vắng vẻ Không những vậy, vay mượn ngoại tệ trên thị trườngnày gần như đóng cửa từ giữa tuần trước, nhất là từ sau nghị định 95 ban hànhngày 20.10, về chỉnh sửa và bổ sung các xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Giám đốc phụ trách khối ngoại hối của mộtngân hàng lớn cho biết, hầu hết các ngân hàng rút về tự lo cho nhu cầu USD chodoanh nghiệp ở ngân hàng mình "Một ngân hàng muốn vay mượn USD, ngàytrước "la" lên giữa chợ liên ngân hàng là có đáp ứng Còn nay, họ phải đi lòngvòng từng ngân hàng để hỏi mượn Tỷ giá liên ngân hàng gần như không tồn tạinữa, vì không đúng với thực trạng toàn hệ thống", ông cho hay

- Thiếu thanh khoản kéo dài

Ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank và Agribank đã trở lại tăng cường hỗtrợ vốn trên liên ngân hàng, cởi bỏ cơ chế thế chấp, thị trường liên ngân hàngdần ổn định trở lại

Song ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn duy trì cơ chế chovay phải thế chấp Trên tờ VnEconomy ngày 3.11, đại diện Vietcombank chorằng, thông lệ thị trường đồng thời cũng như thực tế giao dịch tại Vietcombank,nghiệp vụ này được tiến hành theo hai hình thức, là cho vay theo hạn mức tínchấp và cho vay có tài sản đảm bảo Tuy nhiên, theo giới tài chính và các

Trang 6

chuyên gia, thông lệ quốc tế và lâu nay tại Việt Nam không có quy định đòi hỏi

có thế chấp trên liên ngân hàng

Lý do xuất hiện đòi hỏi này, là trước đây thị trường liên ngân hàng chỉ là nơigiải quyết những thanh khoản ngắn hạn như qua đêm, 1 tuần, nửa tháng, tối đa

là 1 - 2 tháng Nhưng một vài năm gần đây đã biến tướng, có những khoản vay

cả năm trời Điều này không những cho thấy có thiếu hụt thanh khoản kéo dàitrong hệ thống, mà còn khiến tiền nằm trong hệ thống ngân hàng mà không đi ranền kinh tế phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh

Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, từ lâu trên thị trường liên ngân hàngkhông còn quan hệ vay mượn, mà là gởi tiền qua liên ngân hàng Theo đó,những khoản tiền hàng ngàn tỉ đồng được ngân hàng lớn gởi lấy lãi suất cao ởngân hàng nhỏ

1.2 Đánh giá:

Những tháng đầu năm 2008, trên thị trường tiền tệ các ngân hàng đua nhautăng lãi suất huy động vốn, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời giannày có thời điểm lên đến 35-40%/năm, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài khảnăng đổ vỡ hệ thống ngân hàng có thể xảy ra Nhờ các biện pháp chính sách tiền

tệ, đầu năm 2009 lãi suất huy động đã bắt đầu giảm xuống ở mức khá ổn địnhđến tận quý III/2010, sau đó lãi suất huy động lại tăng cao trở lại, phần lớn cácNHTM tăng lãi suất huy động lên mức 12%/năm Tuy nhiên, một số ngân hàngkhát vốn nhiều tháng đã âm thầm tăng lãi suất huy động với khá nhiều hìnhthức Ngày 14/12/2010, Hiệp hội ngân hàng tiếp tục đưa ra một lãi suất đồngthuận, theo đó biên độ lãi suất huy động được nâng lên là 14% kể cả các hìnhthức khuyến mãi

Nguyên nhân là do (i) lạm phát gia tăng cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt vànhu cầu tăng trưởng tín dụng lớn đẩy mặt bằng lãi suất lên cao; (ii) gia tăng mực

độ giành giật thị phần của các TCTD bằng hình thức cạnh tranh lãi suất làm méo

Trang 7

mó giá cả của tiền tệ, lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn lãi suất kỳ hạn dài trong bốicảnh áp lực lạm phát cao.

Đồ thị:Diễn biến lãi suất huy động và cho vay bằng VND từ năm 2007-3/2011

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của Viện Chiến lược ngân hàng

2 Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc

Theo thông tư 19/2004/TT-BTC ngày 18/03/2004 của Bộ Tài chính, hiệnnay có hai loại trái phiếu đang được đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước là: Tínphiếu Kho bạc Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (trái phiếungoại tệ)

Thành viên thị trường: Trước đây, số đơn vị được NHNN công nhậnthành viên thị trường đấu thầu Trái phiếu kho bạc là 47 thành viên Tuy nhiêntrong quá trình tham gia, có một số thành viên đã không tham dự một phiếu thầunào Sau khi áp dụng Quy chế đấu thầu Trái phiếu chính phủ (TPCP) theo Quyếtđịnh 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/07/2004 và triển khai chưong trình đấu thầuTPCP qua mạng, NHNN xem xét và công nhận tổng số thành viên thị trườngđấu thầu TPCP đến nay là 20 thành viên

Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày,

273 ngày và 182 ngày Bên cạnh các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần,ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nướcngoài cũng đã từng bướctrở thành thành viên tham gia thị trường

Trang 8

2.1 Tình hình:

Tính chung từ năm 2000 đến nay, với vai trò là đại lý phát hành trái phiếuChính phủ (TPCP), NHNN đã huy động được 146.342 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ36%/tổng khối lượng phát hành TPCP nói chung Đây là một tỷ lệ khá cao sovới các loại TPCP có kỳ hạn khác Chẳng hạn như TPCP loại kỳ hạn 2 năm có

tỷ lệ là 15,2%, TPCP kỳ hạn 5 năm là 28% Tuy nhiên, thời gian qua, nhất làthời điểm từ năm 2010 trở lại đây, khối lượng trúng thầu tín

phiếu giảm dần, thậm chí, có phiên không có thành viên nào tham gia Mặc dù,Kho bạc Nhà nước và NHNN đã có nhiều cố gắng, lãi suất chào ở mức caonhưng dường như thị trường vẫn quá "yên ắng", lượng tiền thu về qua kênh nàyvẫn quá khiêm tốn so với lượng tiền thu được từ các kênh huy động vốnkhác

Nếu chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, Sở Giao dịch NHNN phối hợpvới Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức được 21 phiên, kỳ hạn phát hành là

364 ngày nhưng số tiền huy động chỉ là 2.150 tỷ đồng Đây là một kết quả rấtthấp với các năm trước đây Cụ thể, năm 2010 huy động được 8.350 tỷ đồng,năm 2009 là 10.714 tỷ đồng và năm 2008 là 20.730 tỷ đồng

Trong tổng số hơn hai chục phiên đấu thầu vừa qua thì có đến 16/21phiên không có khối lượng trúng thầu Điều đáng nói nữa là, ngoài việc khốilượng trúng thầu khá khiêm tốn thì số lượng thành viên tham gia cũng rất ít,trung bình chỉ có từ 1 đến 2 thành viên tham gia/phiên và thường tập trung vàomột vài thành viên Cá biệt, có những phiên không có thành viên tham gia dựthầu

Trang 9

Nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả các phiên đấu thầu giai đoạn này là do

tình hình kinh tế trong nước và kinh tế trên thế giới có chiều hướng không thuận lợicùng với cơ cấu danh mục đầu tư chưa huận lợi để nhà đầu tư tham gia đối với loạicông cụ Nợ ngắn hạn của Chính phủ Nhưng nguyên nhân chính mà nhà đầu tư chưa

"mặn mà" với tín phiếu lại nằm ở chính nội tại của cơ chế tổ chức phát hành và "sânchơi" thứ cấp của loại giấy tờ có giá này Theo đánh giá của Bộ Tài chính, công tác pháthành tín phiếu qua NHNN thời gian qua phát sinh một số bất cập, đó là:

- Thành viên đấu thầu tín phiếu chỉ bao gồm các tổ chức tín dụng(TCTD) có tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN (Sở Giao dịch) Hiện nay,rong tổng số 57 thành viên đấu thầu tín phiếu thì có tới 40 thành viên là các TCTD, có

14 thành viên là chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có 3 thành viên là các công

ty tài chính Sở dĩ thành viên của nghiệp vụ này chủ yếu là các TCTD, vì tín phiếu pháthành dưới hình thức ghi sổ, người mua phải mở tài khoản chứng khoán và tài khoảntiền gửi tại NHNN để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền và tín phiếu theo kết quảtrúng thầu Mọi khoản lãi, gốc được thanh toán trực tiếp vào tài khoản tiền chỉ địnhcủa người mua Trong khi đó, việc mở tài khoản thanh toán tại NHNN mới chỉ ápdụng cho các TCTD là thành viên của hệ thống thanh toán, chưa áp dụng cho các đốitượng là công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư Do vậy, phần nào đã hạn chế sựtham gia của các thành viên đấu thầu có nhu cầu không phải là các TCTD Đặc biệt,việc các

công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm chưa tham gia đấu thầu tín phiếu cũng tạo nên tìnhtrạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiệnnay

- Hiện nay, chưa có một danh sách thành viên thống nhất đối với thị trường TPCPnói chung (bao gồm cả TPCP, TPCP bảo lãnh, tín phiếu) nên khi muốn tham gia đấuthầu loại trái phiếu nào thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục gia nhập thành viên tại đơn

vị tổ chức đầu thầu như tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội có một danh sáchthành viên riêng, Sở Giao dịch NHNN có một danh sách thành viên riêng Do đó,nhiều khi phát sinh tình trạng một nhà đầu tư có tư cách thành viên ở hai nơi hoặc cóthể là thành viên ở danh sách này nhưng lại không là thành viên ở danh sách kia, cho

dù cung đầu tư một loại giấy tờ có giá là TPCP

- Số lượng nhà đầu tư đã được công nhận là thành viên tham gia đấu thầu tínphiếu đông nhưng trên thực tế, số thành viên tham gia mỗi phiên là rất ít, đặc biệt là

Trang 10

- Việc đầu tư vào tín phiếu của các thành viên chủ yếu nhằm mục đích dựphòng an toàn về khả năng thanh toán vào giai đoạn nhạy cảm (Tếtdương lịch và tết âm lịch) qua giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với NHNN(OMO) Việc giao dịch mua/bán các loại giấy tờ có giá giữa các TCTD trên thịtrường liên ngân hàng với nhau chưa được thực hiện; phần vì do cơ sở hạ tầng(công nghệ, pháp lý) của thị trường thứ cấp chưa phát triển, phần vì do chưa cóhướng dẫn chi tiết

- Quy trình phát hành tín phiếu thời gian qua cũng bộc lộ bất cập,chưa khoa học và thiếu lịch biểu cụ thể để nhà đầu tư biết và có kế hoạch chủđộng tham gia khi có nhu cầu Mặt khác, thời gian qua, chưa tổ chức hìnhthức đấu thầu kết hợp cả cạnh tranh và không canh tranh lãi suất trong mộtphiên đấu thầu mặc d đã có quy định về vấn đề này (Quy chế số935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 của NHNN về đấu thầu tín phiếu kho bạc,trái phiếu ngoại tệ qua NHNN)

- Công tác lưu ký và chuyển nhượng tín phiếu cũng là một vấn đề cầnphải tháo gỡ Hiện nay, tín phiếu phát hành qua NHNN chỉ thực hiện lưu ký tại

Sở Giao dịch NHNN mà chưa được lưu ký và chuyển nhượng nên trái chủ chỉ

có thể tham gia các giao dịch thị trường tiền tệ với NHNN (OMO, tái cấp vốn,thấu chi và cho vay qua đêm ) Nói cách khác, do hạn chế trong việc lưu ký nênviệc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư tín phiếu tại Việt Nam vẫn chưa thểthực hiện được như thông lệ tại các nước trên thế giới

Điều này đã dẫn tới tình trạng thị trường thứ cấp tín phiếu chưa phát triển, tínhthanh khoản bị hạn chế Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởngrất lớn tới sự phát triển của thị trường thứ cấp tín phiếu

3 Thị trường mở:

+ Về thành viên:

Từ 2007 - 2011, tổng số lượt thành viên tham gia các phiên nghiệp vụ TTMđạt 16.924 lượt và số thành viên tham gia tăng mạnh qua từng năm (năm 2008 là3.208; năm 2009 là 3.121; năm 2010 là 6.106; 9 tháng đầu năm 2011 là 3.906)

Trang 11

Trong các phiên giao dịch, bên cạnh các thành viên là NHTM Nhà nước thì sốthành viên là các NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nướcngoài tăng mạnh Từ năm 2010 đến nay còn có sự tham gia của các thành viênthuộc khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài Khối lượng GTCG củacác thành viên trong mỗi phiên giao dịch ngày càng đa dạng.

+ Về khối luợng giao dịch: Đây là thời kì nền kinh tế trong nước chịu nhiều

tác động tiêu cực bởi sự bất ổn tài chính của các nước trên thế giới và vấn đề nợcông của khu vực Châu Âu Đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm 2008đầu năm 2009, các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, khi đó, NHNN kịpthời can thiệp thông qua ngjiệp vụ TTM bằng việc tăng lượng cung tiền và ápdụng phương pháp đấu thầu khối lượng, dường như ngay lập tức thì, lãi suất liênngân hàng giảm quanh mức 20%/năm

Năm 2008, NVTTM đảo chiều so với năm 2007 với tổng số phiên giaodịch

là 402 phiên, tăng 47 phiên so với năm 2007; doanh số giao dịch đạt1.036.066 tỷđồng, tăng 148% so với năm 2007, trong đó doanh số muachiếm 91,42% và gấp

15 lần so với năm 2007, doanh số bán giảm 4,6% Đặc biệt, mức lãi suất đặtthầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý I/2008 ở mức rất cao, có lúc lêntới 40%/năm vì vậy NHNNVN đã áp dụng phươngthức đấu thầu khối lượng, lãisuất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn giao dịch(từ 9-15%/năm) để ổn định lãisuất thị trường Diễn biến này phản ánh những biến động bất thường của thịtrường tiền tệ năm 2008 và khó khăn về thanh khoản của các TCTD

Năm 2011 Ngày 4/5 ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi thị trường mở lên14%/năm, từ mức 13%/năm trước đó Đây là lần thứ 7 ngân hàng Nhà nước điềuchỉnh lãi suất trên thị trường mở (OMO) kể từ tháng 1/2010 Lần tăng lãi suất thịtrường mở gần đây nhất là vào 1/4, từ 12% lên 13%, cùng với quyết định tănglãi suất tái cấp vốn.Ngày 4/5, trong hai phiên buổi sáng và buổi chiều, NHNN đãbơm ra lần lượt 38.000 tỷ đồng và 7.077 tỷ đồng trên OMO và hút về 33.019 tỷđồng Như vậy, NHNN đã bơm ròng 12.058 tỷ đồng trên OMO trong ngày 4/5

Ngày đăng: 02/03/2016, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w