Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thương Mại
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ gianhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong tương lai là một điều tất yếu.Cũng như các nước trong khu vực nói riêng và các nước khác trên thế giới nóichung, hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội và cũng đầy thử thách cho nềnkinh tế Việt Nam Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam – những trụcột của nền kinh tế đã, đang và sẽ làm gì để đón lấy cơ hội và vượt qua nhữngthử thách đó để có thể phát triển một cách bền vững
Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đốivới các nhà quản trị doanh nghiệp Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra mặt mạnh để phát huy và mặt yếu đểkhắc phục Phải tìm hiểu, phân tích thông tin thị trường để có định hướng pháttriển trong tương lai Qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trịhiểu rõ về chính doanh nghiệp mình và có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh củamình Từ đó, nhà quản trị đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuấtcho ai? Và khi nào sản xuất? Đấy là sự lựa chọn mang tính chất quyết định sựtồn vong của doanh nghiệp
Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng như được tìm hiểu
và tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty Thương Mại Thuốc Láchi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian ba tháng thực tập đã giúp embiết được một công ty trên thực tế hoạt động là như thế nào, đặc biệt là nhữngthành quả mà Công ty đạt được nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh tại Công ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh ThànhPhố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp Do kiến thức thực tế cũng nhưkinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sótrất mong được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị và các bạn để đề tàiđược hoàn thành tốt
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng đến nghiên cứu các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty trong thờigian qua (từ năm 2003 đến năm 2005)
Trang 2- Nghiên cứu những cơ hội-đe doạ và điểm mạnh-điểm yếu của Công tytrong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận của Công ty trong banăm qua và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêunày
- Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực tập tại Công ty nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động củaCông ty, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài trong banăm 2003, 2004 và 2005 như các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Côngty
Ngoài việc thu thập số liệu trong Công ty, đề tài nghiên cứu còn thu thậpthông tin từ các báo, tạp chí và internet Các nguồn này sẽ được ghi cụ thể trongmục tài liệu tham khảo cuối luận văn
2 Phương pháp phân tích
Với số liệu đã thu thập sẽ được xử lí, phân tích dựa trên kiến thức có đượcsau bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ dưới sự hướng dẫn của thầy cô và
nỗ lực của cá nhân em
Bên cạnh những kiến thức có được còn nghiên cứu thêm các giáo trình, bàigiảng cùng với các báo, tạp chí chuyên ngành Ngoài ra còn tiếp thu những ýkiến đóng góp của các anh chị, cô chú trong Công ty, cùng với sự hướng dẫn vàchỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận
và những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công tycũng như để hoàn thành tốt luận văn
Một số phương pháp sử dụng trong phân tích gồm có:
- Phương pháp chi tiết
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp chênh lệch
Trang 3IV NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được bố cục thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kếtluận Riêng phần nội dung chính của đề tài được trình bày thành bốn chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lí luận, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giáhoạt động kinh doanh
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Thương Mại Thuốc Lá chinhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Thương MạiThuốc Lá chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh trong ba năm (từ năm 2003đến năm 2005) thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận cùngvới một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực của Công ty
Chương 4: Trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của Công ty
Công ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh là mộtCông ty kinh doanh đa ngành Ngoài kinh doanh thuốc lá bao, Công ty còn cóhoạt động vận chuyển và kinh doanh nước uống tinh khiết Vì kiến thức còn hạnchế và thời gian thực tập có hạn nên không thể tìm hiểu và phân tích hết tất cảcác lĩnh vực kinh doanh trên, đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực kinhdoanh thuốc lá bao của Công ty với sản phẩm chính là Vinataba
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
I KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học nghiên cứu quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Bằng những phương phápriêng kết hợp với những phương pháp kĩ thuật khác nhằm đến việc phân tích,đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong mộtdoanh nghiệp dựa vào các dữ liệu trong lịch sử, làm cơ sở cho các quyết địnhhiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách cho tương lai
2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinhdoanh Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đãtác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sảnxuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại vàdịch vụ
3 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng, nó có tác dụng:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêukinh tế đã xây dựng
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chếcủa doanh nghiệp
- Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện
- Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để raquyết định quản trị trong ngắn hạn và dài hạn
- Giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh
Trang 54 Mục đích và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Mục đích cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh là đúc kết quá trìnhkinh doanh và kết quả kinh doanh, tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, thành qui luật
để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của mộtdoanh nghiệp
Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh là:
- Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hìnhthực hiện kì trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêutrung bình ngành và các thông số thị trường
- Phân tích những yếu tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hìnhthực hiện kế hoạch
- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tưdài hạn
- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị.Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bằng biểu bảng và bằng các loại
đồ thị hình thuyết phục
II CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH DOANH
1 Phương pháp chi tiết
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinhdoanh Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo cáchướng khác nhau Thông thường phương pháp phân tích được thực hiện như sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu
- Chi tiết theo thời gian
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh
2 Phương pháp so sánh
Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêubằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc) Đây làphương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinhdoanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Có hai phương pháp so sánh:
Trang 6- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kì phân tích
và chỉ tiêu kì cơ sở Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và
kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì trước
- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tíchvới chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênhlệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biếnđộng của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định cácnhân tố khác trong các lần thay thế đó Có hai trường hợp thay thế, thay thế cácnhân tố quan hệ dạng tích số và các nhân tố quan hệ dạng thương số
Chú ý thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắpxếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
- Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như:
số lượng lao động, số lượng vật tư, số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất, doanhthu bán hàng
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vịsản phẩm, lãi suất, hiệu quả sử dụng vốn
Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố số lượng
và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh giá kinh doanh, chất lượng kinh doanh,vừa có tác dụng trong việc xây dựng trình tự và thay thế các nhân tố khi tính toánmức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến kết quả kinh doanh
4 Phương pháp chênh lệch
Là một phương pháp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, tuân thủđầy đủ các bước của phương pháp thay thế liên hoàn, dễ hơn phương pháp thaythế liên hoàn ở chỗ chỉ việc nhóm các số hạn và tính chênh lệch các nhân tố sẽcho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến chỉ tiêu
- Ảnh hưởng của = Chênh lệch của * Trị số của nhân tố chất nhân tố số lượng nhân tố số lượng lượng ở kì gốc
f
0 0
(
Trang 7- Ảnh hưởng của = Chênh lệch của * Trị số của nhân tố số nhân tố chất lượng nhân tố chất lượng lượng ở kì phân tích
Ta gọi: DT: tổng doanh thu bán hàng
DT: thay đổi của tổng doanh thu
DTQ: thay đổi của tổng doanh thu do ảnh hưởng của số lượng
DTP: thay đổi của tổng doanh thu do ảnh hưởng của giá bán
Q0: lượng bán ra kì gốc Q1: lượng bán ra kì thực hiện
P0: giá bán kì gốc P1: giá bán kì thực hiện
III KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1 Doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu nàykhông những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đốivới nền kinh tế quốc dân Doanh thu của Công ty gồm có:
- Doanh thu về bán hàng: Doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạtđộng sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ chokhách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ càngcao thì doanh thu bán hàng càng cao và ngược lại khối lượng sảnphẩm tiêu thụ càng thấp thì doanh thu bán hàng càng thấp Khốilượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sảnphẩm được sản xuất ra mà còn tùy thuộc vào tình hình tổ chức tiêuthụ sản phẩm như kí kết hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị
Trang 8 Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất có khi có những mặt hàng tươngđối đơn giản, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đốicao Ngược lại cũng có những mặt hàng sản xuất phức tạp, chi phísản xuất cao nhưng giá bán lại thấp Do đó việc thay đổi kết cấumặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng cao thì giá bántương đối cao Nâng cao chất lượng hàng hóa và chất lượng cungcấp dịch vụ sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm, tạo điều kiện tiêuthụ dễ dàng, nhanh chóng gia tăng doanh số bán
Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi,việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bánhàng Khi định giá sản phẩm doanh nghiệp phải cân nhắc sao chogiá bán bù đắp được chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phíquản lí và các chi phí khác và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng bán,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtkhẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán
Q P
n j
Trong đó: R: doanh thu
Q: khối lượng hàng hóaP: đơn giá hàng hóaj: mặt hàng hoặc tên công việcn: loại hàng hóa, dịch vụ
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tàichính của Công ty như góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản
- Doanh thu từ hoạt động khác: bao gồm các khoản thu nhập không thườngxuyên khác ngoài các khoản trên
Trang 92 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinhdoanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kếtquả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thươngmại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp làdoanh thu và lợi nhuận
Phân loại chi phí rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh.Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình kinh doanh nhưng phânloại chúng lại là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục vụ nhu cầu khácnhau của phân tích Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí đượcphân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau như: chi phí sản xuất, chi phí ngoàisản xuất, chi phí thời kì, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí cơ hội {trang104/pthđkd}
3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đãkhấu trừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữadoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàngbán, chi phí hoạt động, thuế
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khácnhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợinhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tínhchất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đếncùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợinhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận
Theo lí thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quátrình tái sản xuất mở rộng xã hội Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bảncho chu kì sản xuất sau, cao hơn trước.{trang 136/pthđkd}
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán
Trang 10- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạtđộng kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu nàyđược tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệpphân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tàichính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhậphoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tínhtrước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợinhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới
IV YẾU TỐ LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ TỈ SỐ TÀI CHÍNH DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Yếu tố lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh
và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp
1.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Trước hết cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh Tổng số lao động của doanh nghiệp thường được phân thành các loại sauđây:
- Công nhân sản xuất: bao gồm công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viênsản xuất gián tiếp
- Công nhân ngoài sản xuất: bao gồm nhân viên bán hàng và nhân viênquản lí
- Ngoài ra trong danh sách lao động của doanh nghiệp còn có bộ phận cán
bộ lãnh đạo bao gồm cán bộ lãnh đạo chung của doanh nghiệp và cán bộlãnh đạo của các bộ phận trong doanh nghiệp
Khi phân tích trước tiên phân tích cơ cấu lao động của doanh nghiệp quacác kì bằng cách so sánh tỷ trọng của từng loại nhân viên đối chiếu với kết quảsản xuất kinh doanh để rút ra những kết luận và tìm ra khả năng tiềm tàng trong
Trang 111.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thường được thể hiệnqua các chỉ tiêu: năng suất lao động, giá trị gia tăng bình quân đầu người, chi phílao động, mức độ sử dụng quỹ thời gian lao động, hiệu quả sử dụng công suấtmáy móc, thiết bị, tai nạn lao động, tỉ lệ nghỉ việc trong nhân viên Trong đề tàichỉ giới hạn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như sau:
1.2.1 Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng lao động tốt là điều kiện để tăng năng suất lao động Có nhiều cáchtính khác nhau về năng suất lao động Ngoài cách tính năng suất lao động bằnghiện vật, người ta còn dùng chỉ tiêu giá trị và thường xác định theo các đơn vịthời gian sau:
Giá trị sản xuất ( Doanh thu )
1.2.2 Giá trị gia tăng bình quân đầu người
Lợi nhuận ròngHiệu quả sử dụng lao động =
Số lao động
2 Các tỉ số quản trị tài sản
Trang 122.1 Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho (I/R)
Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho hay còn gọi là số vòng quay kho là chỉ tiêudiễn tả tốc độ luân chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóakinh doanh phù hợp trên thị trường
2.2 Thời gian thu tiền bán hàng trung bình (DSO)
Thời gian thu tiền bán hàng trung bình đo lường tốc độ luân chuyển nhữngkhoản nợ cần phải thu
Số nợ cần phải thu
DSO =
Doanh thu bình quân mỗi ngày
Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vàochiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từngthời điểm hay thời kì cụ thể
2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tỉ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanhnghiệp
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng =
Tài sản cố định Giá trị tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theogiá trị ghi trên sổ sách kế toán ( thư giá ), tức là nguyên giá của tài sản cố địnhkhấu trừ phần hao mòn tài sản cố định cộng dồn đến thời điểm tính
Trang 13Tỉ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mứcdoanh thu thuần cao so với tài sản cố định Mặt khác tỉ số này còn phản ánh khảnăng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.
(Cần phân loại tài sản cố định của công ty để đánh giá hiệu quả sử dụngtừng loại tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng Giải quyết sớmnhững tài sản cố định còn dôi ra, dư không sử dụng tới)
2.4 Số vòng quay của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừngthường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất -tiêu thụ ) Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giảiquyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn cho doanh nghiệp Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta sửdụng số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển)
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
3 Các tỉ số khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được mọingười quan tâm và cố gắng tìm hiểu Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất
cả các mối quan hệ có thể ( doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu), mỗi góc độ nhìnđều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết địnhquản trị
3.1 Mức lợi nhuận trên doanh thu
Mức lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là suất sinh lợi của doanh thu, thểhiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Trang 14Lợi nhuận ròng
Mức lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
3.2 Lợi nhuận trên tài sản có
Lợi nhuận trên tài sản có mang ý nghĩa : một đồng tài sản tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận ròng Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí tàisản càng hợp lí và hiệu quả
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
3.3 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỉ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỉ số này của doanh nghiệp, bởi đây là khảnăng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại
Trang 15CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh công ty
Tiền thân của chi nhánh Công ty Thương Mại Thuốc Lá là Công ty Dịch vụVật Tư Thuốc Lá thuộc Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam, được thành lập theoquyết định số 1999/QĐ/TCCB ngày 20/07/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệpnhẹ
Ngày 30/08/2000, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuốc Lá ViệtNam ra quyết định số 14/TLVN-QĐ-TC về việc giao thêm nhiệm vụ kinh doanhmua bán thuốc lá điếu các loại và chính thức đi vào hoạt động từ ngày01/09/2000
Để thuận tiện cho việc giao dịch trao đổi và kinh doanh của công ty, kể từngày 01/01/2001 Công ty Dịch vụ Vật Tư Thuốc Lá chính thức được đổi thànhCông ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, theo quyếtđịnh số 23/TLVN- QĐ-TC ngày 17/11/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trịTổng công ty Thuốc Lá Việt Nam
- Tên công ty : Công ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh Thành phố HồChí Minh
- Tên giao dịch : Tobacco Trading Company HCM city Branch
- Trụ sở giao dịch : 362-364 Nguyễn Thị Minh Khai- P5- Q3-TP HCM
Trang 16ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, để phục vụ cho yêu cầu kinh doanh củaChi nhánh.
Chi nhánh công ty đại diện cho công ty thực hiện các hợp đồng mua bánhàng hóa và hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo sự phân cấp của công ty
Chi nhánh công ty có quan hệ chặt chẽ với các đơn vị thành viên thuộcTổng công ty Thuốc Lá Việt Nam để nghiên cứu, sắp xếp xây dựng, phát triểnkho hàng bến bãi, tổ chức vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ các nhà máythuốc lá đến các kho hàng và ngược lại một cách nhanh chóng an toàn, tiết kiệm,hiệu quả đúng tiến độ và hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại
3 Hình thức hoạt động của chi nhánh công ty
Kinh doanh thuốc lá điếu: Triển khai tiêu thụ sản phẩm Vinata vào thị
trường phía Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau, tổ chức tiêu thụ sản phẩmMarlboro tại thị trường Việt Nam
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển: Tổ chức công tác vận tải các sản phẩm
thuốc lá bao, các nguyên phụ liệu, bao bì thuốc lá cho các đơn vị thuộc Tổngcông ty Thuốc Lá Việt Nam
Kinh doanh nước suối: Từ đầu năm 2005, Công ty đã đưa vào kinh doanh
thêm mặt hàng nước suối mang nhãn hiệu VINAWA Đây là hoạt động nhằmthực hiện chiến lược phát triển đa ngành của công ty
II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN
1 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh công ty có bộ máy tổ chức tương đối ổn định được quản lí theo
cơ cấu trực tuyến Với 88 cán bộ công nhân viên trong công ty, có trình độ họcvấn như sau:
- Trình độ Đại học, trên Đại học: 39 người chiếm 44,3%
Trang 17- Trình độ sơ cấp và Phổ thông: 35 người chiếm 39,8%
Với cơ cấu tổ chức như hiện tại (sơ đồ 1), thì cơ cấu này phù hợp với qui
mô hoạt động kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, còn một số ban có sự kiêmnhiệm thêm nhiệm vụ của ban khác nên hiệu quả chưa cao Trong tương lai thì
cơ cấu này nên có sự thay đổi như phân tách thêm ban mới đối với các ban cònkiêm nhiệm để phù hợp với định hướng phát triển của Công ty
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Công ty Thương Mại Thuốc Lá chi nhánh TPHCMChú thích: HỆ THỐNG CHGTSP là hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm NVBH TRỰC TIẾP là nhân viên bán hàng trực tiếp
2 Chức năng các phòng ban
Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc: là người được Nhà nước và Hội đồng quản trị bổ nhiệm; thay
mặt Nhà nước và Hội đồng quản trị tổ chức, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạtđộng kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lí về kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty
Phó giám đốc: là người được Giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao theo sự uỷ quyền củaGiám đốc
BAN GIÁM ĐỐC
ĐỘI VẬN TẢI NVBH TRỰC
TIẾP
HỆ THỐNG
CHGTSP
CÁC ĐẠI LÍ PHÂN PHỐI
BAN THỊ TRƯỜNG
BAN KINH DOANH BAN TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Trang 18Ban Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực
hiện quản lí về các lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiềnlương, thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách như chế độ hưu trí, bảohiểm xã hội, công tác hành chính, pháp chế và quản trị phục vụ cho quản lí điềuhành hoạt động kinh doanh của Công ty
Ban Kế toán - Tài chính: có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kế toán tài chính theo đúng qui định của Nhà nước
Ban Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lí
điều hành kinh doanh về các lĩnh vực kế hoạch, tiêu thụ, vận chuyển, kiểm trachất lượng sản phẩm theo qui định của Công ty, Tổng công ty và Nhà nước
Ban Thị trường: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thị
Năm 2004 tổng doanh thu tăng mạnh như vậy là do sản lượng thuốc lá đượctiêu thụ tăng, thêm vào đó giá bán/sản phẩm cũng tăng lên Nguyên nhân làmtăng tổng doanh thu còn do một số thị trường truyền thống của Công ty tăng tiêuthụ Vinataba và Marlboro như: TPHCM, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng và nhờ cóxúc tiến bán hàng như mở thêm các điểm bán mới, tham gia các hội chợ triểnlãm, trưng bày sản phẩm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Năm 2005 tổng doanhthu giảm nhẹ, chủ yếu là do số lượng tiêu thụ của sản phẩm Marboro giảm.Năm 2004 lợi nhuận gộp tăng hơn so với năm 2003 là 4,5 tỷ đồng là nhờdoanh thu năm này tăng mạnh và năm 2005 cũng tăng lên 20% so với năm 2004mặc dù số lượng tiêu thụ giảm nhẹ
Trang 19Năm 2004 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng so với năm 2003 là 1,6
tỷ đồng ( tăng tương đương 102%) do doanh thu tăng và chi phí hoạt động tăng,nhưng doanh thu tăng cao hơn chi phí Năm 2005 thì lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh giảm 30 % là do doanh thu giảm và các khoản chi phí tăng mạnh Lợinhuận sau thuế của Công ty cũng có sự biến động tương tự như lợi nhuận gộp vàlợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mặc dù có thêm khoản thu nhập từ thanh lí tàisản
Trang 21CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM
1.Tình hình tiêu thụ chung
Trong ba năm 2003, 2004 và 2005 tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
có nhiều biến động Đáng quan tâm nhất là sự gia tăng đáng kể trong tổng tiêuthụ năm 2004, so với năm trước lượng tiêu thụ ở các thị trường truyền thốngnhư:Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, đều tăngmạnh cùng với sự tăng nhẹ ở các thị trường khác như: Daklak, Lâm Đồng Tuynhiên, tổng doanh thu năm 2005 giảm là do sự cạnh tranh gay gắt với các nhãnmác thuốc lá ngoại như: 555, Craven “A”, White Horse và các loại thuốc lá nhậplậu như: JET, HERO vẫn được tiêu dùng rộng rãi với số lượng lớn nên ảnhhưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ của Vinataba
Cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong ba năm từ 2003đến 2005 được thể hiện trong bảng 2 trang 22
Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng sản phẩm bán ra và giá bán trung bình đến tổng doanh thu bán hàng
Áp dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích sự ảnh hưởng của khốilượng và giá bán đến tổng doanh thu tiêu thụ, ta tính được mức độ ảnh hưởng củahai nhân tố này đến tổng doanh thu của công ty trong ba năm qua như trong bảng
3 trang 23
Trang 24Tổng số lượng thuốc lá bán ra trong năm 2004 cao hơn so với năm 2003 là25,6 triệu bao là do lượng tiêu thụ Vinataba và Malboro ở tất cả các thị trườngđều tăng nên đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ của năm 2004 tăng hơn so vớinăm 2003 là 204,4 tỷ đồng.
Giá bán trung bình của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 một lượng là
324 đồng một bao do tác động chung của nền kinh tế như giá xăng dầu tăng, thuếthuốc lá tăng đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm 18,1 tỷ đồng
Như vậy, tổng số lượng thuốc lá bán ra tăng, đồng thời giá bán trung bìnhcũng tăng đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 222,5 tỷ đồng sovới năm 2003
Tổng số lượng thuốc lá bán ra trong năm 2005 thấp hơn năm 2004 mộtlượng là 1,58 triệu bao chủ yếu do số lượng Marboro tiêu thụ tại một số thịtrường giảm như thị trường TPHCM, Miền Trung đã làm cho tổng doanh thunăm 2005 giảm 13,1 tỷ đồng
Giá bán trung bình của năm 2005 giảm 6 đồng một bao do doanh thu tiêuthụ giảm và số lượng tiêu thụ cũng giảm so với năm 2004 đã làm cho tổng doanhthu tiêu thụ giảm 326,9 triệu đồng
Như vậy, tổng số lượng thuốc lá bán ra giảm đồng thời giá bán trung bìnhcũng giảm đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ năm 2005 giảm 13,4 tỷ đồng sovới năm 2004
Kết luận: những biến đổi lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ là do ảnh hưởngcủa khối lượng sản phẩm bán ra Giá bán có ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều so vớinhân tố khối lượng
2 Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty theo cơ cấu hàng hóa
2 1 Phân tích tỉ trọng của Vinataba và Marlboro trong tổng doanh thu
Mặt hàng thuốc lá kinh doanh tại Công ty gồm có hai loại sản phẩm đó là:Vinataba và Marlboro Vinataba là sản phẩm chính của Công ty, được sản xuấttại các nhà máy thuốc lá trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Vinatabachiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng doanh thu thuốc lá điếu của Công ty, cònMarlboro chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số
Nguyên nhân là do thuốc Vinataba là mặt hàng truyền thống của Công ty,
Trang 25này được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là người miền Bắc, MiềnTrung Mặt hàng Marlboro được đưa vào tiêu thụ từ năm 2002, đây là sản phẩmcủa tập đoàn Philip Morris.
Tỉ trọng giữa Vinataba và Marlboro trong tổng doanh thu tiêu thụ của Công
ty trong ba năm 2003, 2004 và 2005 thể hiện trên bảng 4 trang 26
Năm 2004 giá trị tiêu thụ thuốc Vinataba và Marlboro đều tăng lên đáng kể,trong đó giá trị tiêu thụ Vinataba tăng 158,7 tỷ đồng và Marlboro tăng 63,8 triệuđồng Sự gia tăng giá trị tiêu thụ của Marlboro làm cho tỉ trọng của Marlborotrong tổng doanh thu tăng 8% (từ 12% năm 2003 tăng lên 20% trong năm 2004).Thêm vào đó, sự gia tăng này làm giảm khoảng cách về tỉ trọng giữa Marlboro
và Vinataba (tỉ trọng từ 12/88 tăng lên 20/80)
Nguyên nhân do sản phẩm đã dược người tiêu dùng biết đến và ủng hộtrong thời gian qua Marlboro là nhãn hiệu thuốc lá ngoại đã được du nhập vàoViệt Nam từ lâu, nó cũng đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt nam Hơn thếnữa, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lí và xúc tiến bán hàng.Công ty cũng dành nhiều quan tâm và ưu đãi cho khách hàng để phát triển thêmnhững điểm bán hàng mới
Năm 2005 giá trị tiêu thụ Vinataba vẫn tiếp tục tăng 34,3 tỷ đồng (từ 371,5
tỷ đồng trong năm 2004 tăng lên 405,8 tỷ dồng trong năm 2005) còn Marlborolại có sự biến động về giá trị tiêu thụ rất lớn, nó giảm xuống 47,7 tỷ đồng (từ92,8 tỷ năm 2004 giảm xuống 45 tỷ năm 2005) Một lần nữa, sự biến động về tỉtrọng về giá trị tiêu thụ của Vinataba và Marlboro đã làm thay đổi tỉ trọng củachúng trong tổng doanh thu tiêu thụ, Vinataba chiếm tỉ trọng 90% và Marlborochỉ còn 10%
Qua phân tích trên, ta thấy mặc dù qua các năm giá trị tiêu thụ của hai sảnphẩm là Vinataba và Marlboro đều có sự thay đổi, nhưng nhìn chung thìVinataba vẫn là một sản phẩm chủ lực của Công ty
Trang 272.2 Phân tích sự ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ Vinataba và Marlboro đến tổng doanh thu của Công ty
Tình hình tiêu thụ hai sản phẩm Vinataba và Marlboro của công ty trong banăm từ 2003 đến 2005 được thể hiện cụ thể qua bảng 5 trang 29
Áp dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích mức độ ảnh hưởng củanhân tố khối lượng và giá bán của thuốc lá Vinataba và Marlboro đến tổng doanhthu của Công ty trong ba năm 2003-2005
Chênh lệch của tổng doanh thu Vinataba và Marlboro dưới ảnh hưởng củakhối lượng và giá bán được thể hiện cụ thể qua bảng 6 và bảng 7 trang 31 và 32Tổng số lượng thuốc lá Vinataba bán ra năm 2004 tăng kéo theo doanh thucủa Vinataba tăng thêm 149,2 tỷ đồng so với năm 2003 Giá bán năm 2004 củaVinataba cũng tăng 200 đồng một sản phẩm nguyên nhân là do chi phí vậnchuyển tăng do áp lực từ giá xăng dầu thế giới tăng, làm cho doanh thu tăng 9,5
tỷ đồng Vì vậy, tổng doanh thu Vinataba năm 2004 tăng 158,7 tỷ đồng
Song song với sự gia tăng về số lượng và giá bán của Vinataba thì số lượngMarlboro năm 2004 cũng tăng một lượng là 53,7 tỷ đồng, còn giá bán củaMarlboro tăng thêm 1.200 đồng một bao làm cho doanh thu tăng thêm 10,1 tỷđồng Tổng hợp ảnh hưởng của giá bán và sản lượng đến tổng doanh thuMarlboro năm 2004 làm tổng doanh thu tăng 63,8 tỷ đồng
Nguyên nhân làm tăng lượng tiêu thụ là do Công ty có nhiều nỗ lực trongcông tác xúc tiến bán hàng như mở thêm các điểm bán mới, tăng cường đội ngũtiếp thị và bán hàng ngoài thị trường
Như vậy, tổng doanh thu Vinataba và Marlboro của Công ty năm 2004 tăng222,6 tỷ so với năm 2003
Tổng số lượng thuốc Vinataba bán ra năm 2005 tiếp tục tăng nhưng khôngcao do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nhãn hiệu thuốc ngoại như Craven
“A”, White Horse và thuốc lậu như HERO, JET điều đó làm cho doanh thu củaVinataba năm 2005 chỉ tăng thêm 24,1 tỷ Giá bán tăng đều qua các năm dẫn đếndoanh thu tăng thêm 10,1 tỷ đồng Từ đó kéo theo tổng doanh thu Vinataba tăngthêm 34,3 tỷ đồng
Ngược lại, với sự gia tăng tổng doanh thu của Vinataba, Marlboro năm
2005 có số lượng tiêu thụ giảm đi 4,6 ngàn bao làm cho tổng doanh thu Marlboro
Trang 28giảm 51,5 tỷ đồng, còn giá bán Marlboro tiếp tục tăng 1.000 đồng một sản phẩmlàm cho tổng doanh thu Marlboro tăng thêm một lượng là 3,7 tỷ đồng Tổng hợpảnh hưởng của giá bán và sản lượng Marlboro thì tổng doanh thu tiêu thụ 2005giảm 47,7 tỷ đồng.
Như vậy, dưới tác động của doanh thu Marlboro và Vinataba, tổng doanh thucủa công ty năm 2005 giảm một lượng 13,4 tỷ đồng
Nhìn chung, qua ba năm hoạt động, doanh thu của thuốc lá Vinataba luôntăng theo chiều hướng có lợi cho tổng doanh thu của Công ty Bên cạnh đó, sựsụt giảm trong doanh thu của Marlboro năm 2005 làm ảnh hưởng không tốt đếntổng doanh thu của Công ty
Trang 30Hình 1:Số lượng tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty
trong ba năm 2003-2005
10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000
-Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Hình 2: Doanh thu tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty
trong ba năm 2003-2005
Trang 333 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường
Theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì Công ty ThươngMại Thuốc lá chi nhánh TPHCM tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi từ Quảng Bìnhđến mũi Cà Mau Trong ba năm qua lượng thuốc lá tiêu thụ tại các thị trường cónhiều biến động, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và có tăng trưởng nhưthị trường Miền Trung và Cao Nguyên, nhưng cũng có thị trường số lượng tiêuthụ giảm như thị trường Miền Đông Nam Bộ, TPHCM và Miền Tây Tình hìnhbiến động của từng thị trường sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau đây
Tổng hợp tình hình tiêu thụ Vinataba và Marlboro của Công ty theo thịtrường được thể hiện cụ thể qua bảng 8 trang 34
3 1 Tình hình tiêu thụ tại thị trường Miền Trung
Xem bảng 8 trang 34
Tại thị trường Miền Trung, năm 2004 tổng số lượng tiêu thụ tăng 2,4 triệubao so với năm 2003 làm cho doanh thu tăng 23,5 tỷ đồng (từ 37,7 tỷ năm 2003lên 61,3 tỷ năm 2004) Nguyên nhân là do cả hai mặt hàng Vinataba và Marlborođều tăng số lượng tiêu thụ Ngoài ra, Miền Trung còn có các tỉnh là thị trườngtiêu thụ truyền thống của Công ty như: Huế, Đà Nẵng, Phú Yên và các thị trườngtiềm năng như: Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận
Năm 2005, số lượng và tổng doanh thu ở thị trường này tiếp tục tăng.Nhưng tốc độ chậm hơn năm 2004, về số lượng tăng thêm 1,9 triệu bao và doanhthu tăng thêm 14,4 tỷ đồng
3.2 Tình hình tiêu thụ tại thị trường Cao Nguyên
Tình hình tiêu thụ của Công ty tại thị trường Cao Nguyên trong ba năm từ
2003 đến 2005 được thể hiện qua bảng 8 trang 34
Năm 2004 tổng sản lượng tiêu thụ tại Cao Nguyên tăng từ 1,4 triệu bao năm
2003 tăng lên 3,5 triệu bao năm 2004 (Vinataba tăng 1,9 triệu bao, Marlboro tăng
164 ngàn bao) dẫn đến tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm một lượng là 17,2 tỷđồng Nguyên nhân là do ở khu vực này các tỉnh Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng cósản lượng tiêu thụ tăng đều, đặc biệt là Lâm Đồng vì nơi đây là vùng đất du lịch.Bước sang năm 2005, tổng số lượng tiêu thụ tiếp tục tăng 546 ngàn bao, mặc dù
số lượng tiêu thụ thấp hơn năm 2004, nhưng do giá có tăng lên nên tổng doanhthu tăng thêm 4,5 tỷ đồng
Trang 35Hình 3: Tình hình tiêu thụ thuốc lá của Công ty tại các thị trường
Hình 4 : Tỉ trọng các thị trường tiêu thụ thuốc lá trong tổng doanh thu của Công
ty trong năm 2005