1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NGỮ VĂN 8 – HỌC KỲ II

23 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 166 KB

Nội dung

A. CÂU NGHI VẤN I) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)….không, (đã)…chưa,… 2) Có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn. 3) Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Chú ý : X cũng = X là từ phiếm định không phải từ nghi vấn. Ví dụ : ai cũng, sao cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng  mang ý nghĩa tuyệt đối. 4) Bên cạnh chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,.. và không yêu cầu người đối thoại trả lời. 5) Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bắng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Chú ý : Câu cầu khiến với hình thức có chủ ngữ và không có chủ ngữ thể hiện các sắc thái khác nhau. Thông thường, khi nói với người lớn tuổi ; hoặc khi mời mọc, nhờ vả, khuyên nhủ ; hoặc để tỏ thái độ lịch sự, phải dùng câu cầu khiến có chủ ngữ (bằng từ xưng hô phù hợp với quan hệ với người nghe) Các từ xưng hô (cùng với những từ ngữ khác và ngữ điệu) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau. Ví dụ : Cách nói của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng

Trang 1

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

2) Có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn.

3) Có chức năng chính là dùng để hỏi Khi viết, câu nghi kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).

*Chú ý : X cũng = X là từ phiếm định không phải từ nghi vấn.

Ví dụ : ai cũng, sao cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng  mang ý nghĩa tuyệt đối.

4) Bên cạnh chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

5) Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bắng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

*Chú ý : Câu cầu khiến với hình thức có chủ ngữ và không có chủ ngữ thể hiện các sắc thái khác nhau.

Thông thường, khi nói với người lớn tuổi ; hoặc khi mời mọc, nhờ vả, khuyên nhủ ; hoặc để tỏ thái độ lịch sự, phải dùng câu cầu khiến có chủ ngữ (bằng từ xưng hô phù hợp với quan hệ với người nghe)

Các từ xưng hô (cùng với những từ ngữ khác và ngữ điệu) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau.

Ví dụ : Cách nói của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng

b) – Không ! Cháu không muốn vào Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt :

Trang 2

- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !

(Nguyên Hồng)

c) Vua hỏi : “Còn nàng út đâu ?” Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.

(Truyền thuyết Hùng Vương)

d) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không ?

(Tạ Duy Anh)

e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?

Mực đọng trong nghiên sấu…

- Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ? 2/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau :

(Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :)

- Con có nhận ra con không ? /…/

- Con đã nhận ra con chưa ? (…Mẹ vẫn hồi hộp.)

(Tạ Duy Anh)

3/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau :

- Hôm nào lớp cậu đi píc-níc ?

- Lớp cậu đi píc-níc hôm nào ?

4/ Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu.

a) Vua hỏi :

-Còn nàng út đâu ( )

b) Vua hỏi nàng út đâu ( )

5) Cho biết sự khác nhau giữa các đại từ in đậm trong các câu sau :

a/ - Ai đấy ?

- Anh cần ai thì anh gọi người ấy.

b/ - Cái này giá bao nhiêu ?

- Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu.

c/ - Mai, anh đi đâu ?

- Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy.

d/ - Anh cần cái nào ?

Trang 3

- Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy.

6) Câu in đậm dưới đây được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả.

Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo :

-Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?

(Nguyễn Duy)

g/ - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác…

- Việc gì còn phải chờ khi khác ? Không bao giờ nên hoãn sư sung sướng lại Cụ cứ ngồi xuống đây ! Toi làm nhanh lắm…

Trang 4

k/ Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói :

-Biển này sao không có cá nhỉ ?

(Cây bút thần)

l/ Đồ ngốc ! Sao lại không bắt con cá đền cái gì ? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à ?

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

8) Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích su (mỗi mục đích một câu)

10) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu hỏi tu từ.

B./ CÂU CẦU KHIẾN I) KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Câu cầu khiến chứa các phụ từ đứng trước động từ : hãy, đừng, chớ,

2) Câu cầu khiến chứa các từ đúng sau động từ : đi, thôi, nào,…

3) Câu cầu khiến chứa các từ đứng trước và các từ đứng sau động từ

(Thôi hãy về đi.)

4) Câu cầu khiến không chứa các từ đi trước và đi sau động từ nhưng được đánh dấu bằng ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

5) Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)

Trang 5

b) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chế Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

(Thạch Sanh)

c) Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ !

(Em bé thông minh)

d) Bưởi ơi nghe ta gọi

Đừng làm cao

Đừng trốn tránh

Lên với tao

Vui tiếp nào…!

(Chuyện Lương Thế Vinh)

e) Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

a) Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói :

-Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

(Thánh Gióng)

b) Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao

để xẻ thịt chim.

(Em bé thông minh)

4) Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến sau :

a) Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Trang 6

(Ngô Tất Tố)

b) Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi Xin ông trông lại !

(Ngô Tất Tố)

5) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức câu cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa

người nói và người nghe trong các câu sau (trích từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) :

a) Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia.

b) Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

6) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay

đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh

Hoài).

(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra :

-Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

(2) Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.

(3) Lằng nhằng mãi Chia ra ! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

7) Đặt các câu cầu khiến để :

a) Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang.

b) Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách.

c) Nói với bạn để mượn quyển vở.

Chỉ ra các từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với quan hệ giữa người nói và người người nghe.

C/ CÂU CẢM THÁN I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Câu cảm thán là câu có chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói năng đích thực là bộc lộ cảm xúc của người nói trước sự việc, hiện tượng… nào đó.

2) Các đặc điểm hình thức của câu cảm thán thường được nhắc đến là:

a) Câu cảm thán chứa các từ ngữ cảm thán : ôi, ô hay, ôi chao, chao ôi,

ối giời ơi, trời đất ơi, than ôi, làng nước ơi, cha mẹ ơi, thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, lạ, thật, ghê,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm

Trang 7

xúc của người nói (người viết) ; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

b) Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bắng dấu chấm than (!)

c) Có một số cấu trúc thường gặp của câu cảm thán :

-Thật là + tính từ (Thật là dễ chịu !) -X ơi là X (Buồn ơi là buồn !)

-Sao mà + tính từ / cụm C – V + thế (Sao mà cái đời nó tù túng,

cho câu cảm thán một mặt, phải căn cứ vào từ ngữ cảm thán ; mặt khác, phải căn cứ vào các từ ngữ, câu biểu thị nội dung – nguyên nhân gây ra cảm xúc.

a) Ôi quê hương ! Mối tình tha thiết

Cả một đời gắn chặt với quê hương.

(Tế Hanh)

b) Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Trang 8

e) Chao ôi ! Cũng mang tiếng là ghế mây ! Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi.

(Nam Cao)

2) Chỉ ra cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị :

a) Khốn nạn ! Nhà cahu1 đã không có, dẫu các ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

(Ngô Tất Tố)

b) Đồ ngu ! Ngốc sao ngốc thế ! Đòi một cái nhà thôi à ? Trời ! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

c) Ha ha ! Một lưỡi gươm !

(Sự tích Hồ Gươm)

d) Cứ nghĩ thấy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên

cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

-Đẹp quá !

Tiếng anh Hoan thì thào bên tai tôi.

3) Đọc đoạn văn sau (trích từ truyện Đeo nhạc cho Mèo), chỉ ra các câu cảm

thán và cho biết thái độ, sự đánh giá của người viết đối với mỗi sự việc cắt cử của làng Chuột :

Không biết cử ai vào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải

đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.

Ấy mới khốn ! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra

bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng :

-Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được ! Trong làng ta nào có thiếu chi người ! Tôi xin củ anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc.

Trang 9

Ấy mới hay ! Nhung Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng :

-Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào Ông Cống không đi, phải ; tôi đây không đi, cũng phải Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.

Ấy mới không có gì lạ !

4) Hãy đặt các câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước các sự việc sau :

a) Được điểm 10

b) Bị điểm kém

c) Được nhìn thấy một con vật lạ

5) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán.

D) CÂU TRẦN THUẬT I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Câu trần thuật là câu không chứa các dấu hiệu của các kiểu câu cầu khiến, câu nghi vấn và câu cảm thán Cuối câu trần thuật thường đặt dấu chấm.

2) Mục đích cụ thể của câu trần thuật rất đa dạng.

a) Để kể b) Để nhận xét c) Để miêu tả d) Để thông báo e) Để giới thiệu f) Để giải thích g) Để hứa hẹn

3) Câu trần thuật còn sử dụng các động từ :yêu cầu, đề nghị, khuyên, xin lỗi, cám ơn, đảm bảo, hứa, chào, hỏi,…làm vị ngữ để thực hiện các

Trang 10

*Bài tập bổ sung

1) Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây :

a) (1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống (2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

b) (1) Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rách càng bủa giăng chi chít như mạng nhện (2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

a) Thôi, em chào cô ở lại Chào tất cả các bạn, tôi đi

b) Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài)

4) Những câu nào trong những câu dưới đây thực hiện hành động do động từ làm vị ngữ biểu thị ? Tại sao ?

a) - (1) Em chào cô.

Trang 11

- (2) Thưa cô, em đến để chào cô.

b) - (1) Mời bạn uống nước.

- (2) Kìa, anh ấy mời bạn uống nước.

c) - (1) Con hứa sẽ học giỏi.

- (2) Con vừa hứa sẽ học giỏi.

5) Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu về cơ bản vẫn giữ được.

Mẫu : Anh uống nước đi !  (Tôi) mời anh uống nước.

a) Anh nên đóng cửa sổ lại !

b) Ông giáo hút trước đi !

c) Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ?

E) CÂU PHỦ ĐỊNH I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Câu phủ định là câu trong cấu tạo hình thức của nó có chứa từ ngữ

phủ định.

2) Các từ ngữ phủ định thường gặp trong câu phủ định là : không, chưa,

chẳng, chả (không phải là, chưa phải là, chẳng phải là,…), đâu, đâu có, đâu có phải (là), làm gì có…, có…đâu, thế nào được,…

3) a) Câu phủ định có thể phủ định toàn bộ sự vật, sự việc (thông báo,

xác nhận sự vật, sự việc nào đó không có hoặc không xảy ra) Gọi là câu phủ định toàn bộ.

Ví dụ :

Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc.

b) Câu phủ định có thể phủ định một bộ phận trong sự việc Gọi là câu phủ định bộ phận.

Ví dụ :

Thường nói : *Tôi không mua bát (mà mua cốc).

mà không nói : *Tôi mua không phải bát mà cốc.

4) Câu phủ định thường dùng để :

Trang 12

a) Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan

hệ nào đó (phủ định miêu tả)

b) Phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó (phủ định bác bỏ) 5) Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định :

a) Câu có 2 từ phủ định ( không…không) b) Câu có 1 từ phủ định & là câu nghi vấn có từ sao

1) Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những câu dưới đây

a) Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.

2) Chỉ ra sự khác nhau giữa 2 câu

a) Tôi chưa ăn cơm.

b) Tôi không ăn cơm.

3) Có thể thay từ chưa cho từ không trong câu sau không ? Tại sao ?

(Trong bữa cơm, ông bảo cháu lấy cơm ăn tiếp Cháu trả lời):

Trang 13

Thưa ông, cháu ăn đủ rồi, cháu không ăn nữa ạ.

4) Diễn đạt ý nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định (ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi)

-Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ ?

-Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu ?

G/ HÀNH ĐỘNG NÓI I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1/ Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (lời nói được hiểu là cả lời nói miệng hoặc lời viết ra)

2/ Các hành động nói gọi tên theo các mục đích mà lời nói được dùng Các hành động nói trong thực tế vô cùng đa dạng và phong phú.

3/ Trong nhiều trường hợp, các hành động nói không có ranh giới rõ ràng Việc xác định hành động nói phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (phải xác định rõ ai nói, ai nghe, trong hoàn cảnh nào,…)

Các hành động nói thường được chia thành các nhóm sau :

a) Trình bày gồm các hành động : kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, xác nhận, khẳng định, dự báo, thông báo, báo cáo, giới thiệu,…

b) Hỏi

c) Điều khiển gồm các hành động : mời, yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên, thách thức,…

d) Hứa hẹn gồm các hành động : hứa, bảo đảm, đe dọa,…

e) Bộc lộ cảm xúc gồm các hành động : cám ơn, xin lỗi, than phiền,… 4) Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như : hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cám ơn, xin lỗi, báo cáo,…

5) Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo đúng mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng trực tiếp

6) Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng gián tiếp.

Trang 14

b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :

-Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?

(Nguyên Hồng)

c) Chị Dậu nghiến hai hàm răng :

-(1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem !

(Ngô Tất Tố)

d) Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng :

-Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này !

(Tô Hoài)

e) Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi :

-Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu […]

(Buổi học cuối cùng)

g) Có người khẽ nói :

-Bẩm, dễ có khi đê vỡ !

(Phạm Duy Tốn)

Trang 15

2) Trong hai vế câu sau :

(1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem !

vế (1) thực hiện hành động nói thuộc nhóm đều khiển, vế (2) thực hiện hành động nói thuộc nhóm hứa hẹn.

a) Hãy cho biết :

-Các hành động do vị ngữ trong mỗi vế câu biểu thị đã xảy ra chưa ? -Người nói hay người nghe có trách nhiệm phải thực hiện hành động do

vị ngữ của vế câu biểu thị ?

b) Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (a), hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hành động nói thuộc nhóm điều khiền và nhóm hứa hẹn.

3) Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu sau đây :

(1) Ông giáo hút trước, (rồi đưa điếu cho lão Hạc).

(2) Ông giáo hút trước đi !

mục đích nói

1 Trình bày (kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, xác

nhận, khẳng định, dự báo, thông báo, báo cáo,

5 Bộc lộ cảm xúc (cám ơn, xin lỗi, than phiền,… ?

6) Những câu sau được dùng để thực hiện hành động nói nào ? Chỉ ra cách thực hiện hành động nói của chúng.

a) Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật.

(Ngữ văn 6, tập hai)

Ngày đăng: 29/02/2016, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w