Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất và hiệu quả xã hội phả
Trang 1PHẦN NỘI DUNG
- -Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm.
Hiệu quả theo ý nghĩa chung được hiểu là lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình HĐKD Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định
Phân tích hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh doanh là Quá trình nghiên cứu,
để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả HĐKD tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ
sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.Quan điểm về hiệu quả mà chuyên đề nghiên cứu chủ yếu dựa trên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tương đối, thông qua chỉ tiêu về Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản (ROA),ROS.…Vì mặc dù là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm là kinh doanh tiền tệ, nhưng cũng như những doanh nghiệp khác, hoạt động NH vẫn hướng về mục tiêu lợi nhuận trong
sự cân bằng với rủi ro
1.1.2 Mục tiêu.
- Mục tiêu của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là: phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao và hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ
- Mục tiêu của phân tích còn giúp cho nhà lãnh đạo “nhận biết và dự đoán các loại rủi ro” để đưa ra các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa, chống đỡ các tác hại của nó Các nhà lãnh đạo không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để chủ động xử lý Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt động có độ rủi ro cao,
nó bao trùm lên tất cả hoạt động của ngân hàng Do đó việc phân tích hoạt động kinh doanh giúp nhà quản trị sáng suốt để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của mình
Trang 21.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm.
Ngân hàng thương mại là một TCKT giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá Đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên
1.2.2 Chức năng.
- NHTM là tổ chức trung gian tài chính
- NHTM là trung tâm thanh toán của nền kinh tế
1.3.2 Hoạt động tín dụng:
Khái niệm: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ
- người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người vay)
Quá trình vận động vốn tín dụng được khái quát qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: cho vay (phân phối vốn tín dụng).
Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoạc vật tư, hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay
Giai đoạn 2: Sử dụng vốn đi vay.
Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn một mục đích nhất định Tuy nhiên người đi vay đó không có quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định
Giai đoạn 3: Sự hoàn trả tín dụng + lãi suất
Sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác
Trang 31.4 Thu nhập, chi phí ,lợi nhuận của NHTM.
1.4.1 Thu nhập
- Thu nhập từ lãi là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín dụng khác mà NH nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này
- Thu nhập ngoài lãi thì gồm có nhiều khoản thu như: thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp
- Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm bốn bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp
các nhân tố theo trình tự nhất định, Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và nhân
tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:
Trang 4Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức độ ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích ∆Q
- Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung, là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí bỏ ra để phục vụ cho HĐKD trong một thời kỳ nhất định
- Sử dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) để phân tích tình hình lợi nhuận
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng:
♦ Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho KH vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi
Trang 5khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quyết định 18/2007/NHNN.
♦ Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động(%)
Dư nợ trên vốn huy động gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của NH Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH chưa được tốt
♦ Vòng quay vốn tín dụng(vòng)
Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =
Trang 6Dư nợ bình quân
1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
♦ Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA)
Chỉ tiêu này cho biết trong năm một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao thì càng tốt
1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
♦ Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài
Trang 7các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho NH mất khả năng thanh toán.
Chương 2 GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1 GIỚI THIỆU VỀ KIENLONG BANK - CẦN THƠ.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.1.1.Vài nét về KienLong Bank – Cần Thơ.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1995 tại Kiên Giang, trụ sở chính đặt tại số 44, đường Phạm Hồng Thái, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang Sau 15 năm hình thành
và phát triển KienLong Bank trở thành một Ngân hàng TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo niềm tin của KH Một Ngân hàng hoạt động cho vay tín dụng tại các vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ 1,2 tỉ đồng tại thời điểm năm 1995, đến năm 2011 KienLong Bank đã có vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng Điều này đã nói lên sự phát triển ổn định và bền vững của KienLong Bank.Hiện nay KienLong Bank đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp tại các vùng trọng điểm trong cả nước Đến cuối năm 2011 hệ thống Kienlong Bank bao gồm Hội sở, 23 Chi nhánh và 69 Phòng giao dịch
Bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế
Tài trợ thương mại
Tài trợ dự án
Đồng tài trợ
Trang 8- Ngân hàng hiện đại: KienLong Bank đang tiến hành chọn lọc, thương lượng
với các đối tác để triển khai sớm hệ thống CoreBanking tạo tiện ích cho KH
Internet Banking
Mobile Banking
Home Banking
- Công nghệ thông tin
+ Chương trình quản lý tác nghiệp ngân hàng GoldRiver được vận hành
ổn định đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng quy mô hoạt động của Kienlong Bank
+ Hệ thống mạng được thực hiện an toàn, đổi mới công nghệ
- Thành tích và giải thưởng:
KienLong Bank được thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen về thành tích trong công tác (2001 – 2005) góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện tốt ký kết trong phong trào thi đua năm 2005
Cờ thi đua của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005
Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện tốt chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y Tế năm 2005
Tháng 9 năm 2007, NH tiếp tục nhận được hai cúp vàng chất lượng hội nhập WTO hàng đầu với dịch vụ: huy động tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư (nằm trong nhóm 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam) và dịch vụ cho vay trả góp do liên hiệp các hội khoa học và kỷ thuật Việt Nam cấp
Ngày 15/12/2007 KienLong Bank nhận hai giải thưởng của Western Union khu vực Đông Dương và trung tâm dịch vụ tài chính Eden với thành tích NH có doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất năm 2007
Ngày 26/10/2007, Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN về việc tặng huân trương lao động hạng 3 cho Ngân hàng TMCP Kiên Long và cho cá nhân ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến 2006, góp phần tích cực vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc
Trang 92.1.1.2 Tình hình hoạt động của KienLong bank - Cần Thơ.
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long-Chi nhánh Cần Thơ.
Địa chỉ: 6A Đại lộ Hòa Bình, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Phòng giao dịch Cái Răng, Phòng giao dịch Bình Thuỷ, Phòng giao dịch ThốtNốt, Phòng giao dịch Ô Môn, Phoàng giao dịch Vĩnh Thạnh
Trong cùng xu thế phát triển của toàn bộ hệ thống KienLong Bank, KienLong Bank - Cần Thơ cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành NH bán lẻ đa năng trên địa bàn tỉnh, do vậy nhóm KH trọng tâm mà CN hướng đến là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằmđầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
2.1.1.3 Chức Năng, Quyền hạn và Nghĩa vụ của KLB - Cần Thơ.
- Cung cấp vốn cải thiện, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư
- Đầu tư theo chỉ định của chính phủ các ngành kinh tế cụ thể là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp dịch vụ
- KLB đảm bảo giữ bí mật các hoạt động giữa Ngân hàng và khách hàng
b Quyền Hạn:
- Yêu cầu KH cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản
Trang 10xuất kinh doanh khả thi… phù hợp với quy định của pháp luật hoặc của KienLong Bank.
- Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của KH, thực hiện giải chấp cho khách hàng nếu khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, vi phạm hợp đồng tín dụng
- Khi đến hạn trả nợ mà KH không trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác, KLB-Cần Thơ có quyền chuyển nợ quá hạn và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật
- Cơ cấu lại thời gian trả nợ bằng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thực hiện theo quy định của NHNN
c Nghĩa vụ:
- Cam kết thực hiện đúng thỏa thuận trong HĐTD với khách hàng
- Bảo mật thông tin khách hàng
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước
- Chấp hành chế độ báo cáo tài chính công khai theo chế độ của Bộ tài chính
- Luôn tuân thủ những quy định, quy chế của Chính phủ trong mọi hoạt động của Ngân hàng
2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động của KienLong Bank - Cần Thơ:
KienLong Bank - Cần Thơ với bản chất là một NHTM Cổ Phần, dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ở Hội sở tại Kiên Giang, hướng đến đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động kinh tế của Thành phố Cần Thơ
và các mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ nhằm góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, KienLong Bank - Cần Thơ đang từng bước khẳng định là một trung gian tài chính cấp cao với các hoạt động chủ yếu:
- Huy động và Cung ứng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước
2.1.1.5 Tổ chức bộ máy hoạt động tại KienLong Bank – Cần Thơ.
a Bộ máy tổ chức hoạt động:
Trang 11Căn cứ cơ cấu tổ chức hoạt động của CN, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc sở giao dịch và các CN cấp 1 gồm: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Hành chánh quản trị và Phòng Giao dịch trực thuộc CN.
Tổng số nhân viên của Kienlong Bank - Cần Thơ là 158 người, trong đó bao gồm 1 Giám đốc chi nhánh, 2 Phó Giám đốc chi nhánh, 1 Trưởng phòng nghiệp
vụ kinh doanh CN, 1 Phó phòng kế toán – ngân quỹ, Trưởng phòng và các trưởng
bộ phận ở phòng giao dịch, cùng các nhân viên ở các bộ phận
Trang 12Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA KIENLONG BANK - CẦN THƠ
( Nguồn: Phòng Hành Chánh - KienLong Bank Cần Thơ)
b Chức năng và nhiệm vụ của từng Phòng nghiệp vụ:
* Phòng kinh doanh:
Công tác quản lý tín dụng
Hỗ trợ và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất nhập khẩu; Nhờ thu xuất nhập khẩu; Nhờ thu trơn Thực hiện các báo cáo thanh toán quốc tế cho tổ Thanh Toán Quốc Tế
Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo CN những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)
Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ, tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hửu tài sản bảo đảm và các giấy tờ có liên quan
GIÁM ĐỐC
Kinh Doanh
Thẩm Định
Tài Sản
Hành Chánh
Kế ToánNgân Quỹ
Thanh Toán
Phòng Giao Dịch
Tín Dụng
Trang 13 Các bộ phận có liên quan khác.
Bộ phận trả góp ngày:
Thực hiện và chịu trách nhiệm chính trong các nghiệp vụ cho vay trả góp ngày Lập các chứng từ giải ngân, thu nợ, thu lãi tiền vay theo đúng quy định cho vay trả góp ngày
Quản lý nhập, xuất tài sản thế chấp của các nghiệp vụ cho vay trả góp ngày Theo dõi, bàn giao hồ sơ tất toán nợ đúng hạn, trước hạn Báo cáo số liệu phát sinh liên quan đến các nghiệp vụ trả góp ngày cho cấp có thẩm quyền
Bộ phận Thanh toán Quốc tế:
Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển KH, phát triển thị phần, chăm sóc
và hướng dẫn KH về tất cả các vấn đề có liên quan đến thanh toán quốc tế
Xử lý các vấn đề có liên quan đến L/C xuất nhập khẩu: Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu trơn (nếu có) Thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế
* Phòng Kế toán
Chức năng:
- Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh
- Quản lý công tác an toàn kho quỹ
+ Thu, chi và xuất
+ Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo qui định
+ Bốc xếp, vận chuyển tài sản
+ Bảo quản tài sản
Nhiệm vụ:
- Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán trong nội bộ, toàn CN
+ Tiếp nhận kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày, tháng, quí, năm của các đơn vị trực thuộc
+ Quản lý số dư tài khoản của CN, tại các Ngân hàng và tài khoản các Ngân hàng khác tại Chi nhánh phục vụ cho giao dịch liên Ngân hàng
Trang 14+ Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại CN do các đơn
vị trực thuộc CN thực hiện Đề xuất các giải pháp xử lý các trường hợp sai sót
- Quản lý công tác an toàn kho quỹ:
+ Thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, tài sản quí,…
+ Nhập, xuất các tài sản được đảm bảo theo quy dịnh
+ Bốc xếp các tài sản bằng phương tiện vận chuyển theo qui định
+ Quản lý, theo dõi, giảm sát qui trình vận chuyển tài sản
Bộ phận xử lý giao dich:
Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của KH, đề xuất cho Giám đốc CN các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần Tư vấn cho KH trong việc sử dụng các sản phẩm của NH
* Tổ Hành Chánh Quản Trị:
Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở đã được duyệt Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của NH và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố
Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc
* Thẩm định tài sản:
Chịu trách nhiệm trong việc thu thập, điều tra và quản lý những thông tin nhằm thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng, thẩm định các khoản vay theo quy định, tổ chức thẩm tra công tác thẩm định của các CN trực thuộc, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định
* Phòng Giao dịch:
Phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc gởi tiền, vay vốn, tiếp cận các sản phẩm NH và các dịch vụ tiện ích Đồng thời cũng nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hóa,
đa dạng hóa đối tượng KH, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn của NH
2.1.2 Khái quát hiệu quả HĐKD của KienLong bank - Cần Thơ
Trong các năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh thay đổi tăng, giảm khá phức tạp Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Trang 15
(Nguồn: Phòng Kế Toán,, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
Bảng 2.1.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KIENLONG BANK-CẦN THƠ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2009
2010-Chênh lệch 2010
Trang 16Biểu đồ 1: Hoạt động kinh doanh của KienLong Bank - Cần Thơ.
2.1.2.1 Nhận xét về thu nhập.
Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình Qua bảng 2.1.2 cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu của NH là từ lãi, chiếm hơn 99% trong tổng thu nhập, năm 2009 tổng thu nhập đạt 33.901,15 triệu đồng, đến năm 2010 tổng thu nhập tăng lên mức 63.620,57 triệu đồng, tăng 87,66%, tương đương 29.719,42 triệu đồng so với năm 2009 Sang năm
2011 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, dù nội lực còn chưa mạnh nhưng nền kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trưởng 5,89% Với tốc độ tăng trưởng này đã làm cho thu nhập cuối năm đạt mức cao và đây là năm hoạt động đầy hiệu quả của NH, cụ thể thu nhập của NH tăng trưởng 43,49 % so với 2010 và đạt mức 91.291,57 triệu đồng Bên cạnh đó nhờ có sư điều hành, chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo NH và sự nỗ lực tận tình trong công tác của tập thể cán bộ nhân viên NH đã góp phần làm cho thu nhập tăng cao như vậy
2.1.2.2 Nhận xét về chi phí:
Để có được thu nhập thì chúng ta phải bỏ ra một khoản chi phí, và cùng với việc thu nhập tăng lên thì chi phí cũng tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2009 chi phí ở mức 31.755,10 triệu đồng, đến năm 2010 chi phí tăng lên 58.614,40 triệu đồng, tăng 26.859,30 triệu đồng tương đương 84,58 %, tốc độ tăng thấp hơn thu nhập là 3,08% so với năm 2009 Năm 2011 mức chi phí này chỉ tăng nhẹ so với năm 2010, và ở mức 82.856,89 triệu đồng, tương ứng tăng 41,36 %, tốc độ này chậm hơn tốc độ tăng thu nhập là 2,13% Ở khoản mục chi phí ta thấy dấu hiệu
Trang 17đáng mừng cho chi nhánh là tốc độ tăng năm 2011 tăng ích hơn so với tốc độ tăng năm 2010 Điều này chứng minh cho việc quản lý chi phí có hiệu quả của chi nhánh trong thời gian qua Nguyên nhân tốc độ tăng chi phí năm 2011 giảm so với năm 2010 là do tốc độ chi từ lãi giảm, tốc độ chi ngoài lãi giảm mạnh, nguyên nhân các khoản chi này giảm sẽ được phân tích kỹ ở mục 2.2.5 Chi phí qua 3 năm
2009 - 2011 tăng là do chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới như tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm khách hàng thân thiết,…nên đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều làm cho chi phí từ lãi tăng lên, đồng thời chi ngoài lãi cũng tăng lên (rất cao vào 2009-2010) làm tổng chi phí tăng
2.1.2.3 Nhận xét về lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của một NH NHTM cũng như các loại hình doanh nghiệp khác điều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Qua bảng 2.1.2 và biểu đồ 1 ta thấy lợi nhuận NH tăng trưởng tốt qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ hoạt động của NH ngày càng đạt hiệu quả và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng
Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 2.421,79 triệu đồng, đến năm 2010, lợi nhuận của chi nhánh tăng ở mức 5.141,02 triệu đồng, tăng 2.719,23 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 112,28 % Còn trong năm
2011, thì thu nhập lại tăng rất cao nên đẩy lợi nhuận trước thuế lên mức 9.696,43 triệu đồng, tăng 4.555,41 triệu đồng, tương đương 88,61 % so với năm 2010 Nguyên nhân đánh dấu sự tăng trưởng cao của lợi nhuận trong những năm qua là
vì đây là thời gian tăng trưởng sau khủng hoảng của nền kinh tế Các lĩnh vực kinh doanh khác cũng đã nhanh chóng vượt qua khủng hoảng và phát triển nhanh NH
là nghành đi đầu có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế
Cùng với việc mở rộng mạng lưới cũng như phát triển các kênh dịch vụ khác cũng được NH tích cực triển khai Cho đến nay thì KLB-Cần Thơ đã đưa vào hoạt động thêm 4 phòng giao dịch mới tạo điều kiện cho NH tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, đồng thời do NH đẩy mạnh công tác marketing Ngoài ra hoạt động cho vay trả góp ngày đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng lợi nhuận của NH Thêm một nguyên nhân nữa trong thời kỳ này hầu hết các NH lớn (NH nước ngoài) điều đang nhắm đến nhóm KH trung lưu và cao cấp vì số người này sử dụng các dịch vụ của NH ngày càng nhiều Do đó, NH nội nói chung và Kiên Long nói riêng hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị phần KH thu nhập trung bình
và thấp nhờ mạng lưới rộng, Thu nhập của người dân tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho NH
Trang 182.1.3 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của KienLong bank chi nhánh Cần Thơ.
2.1.3.1 Thuận lợi:
Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay có rất nhiều công trình trọng điểm như các khu dân cư mới tạo điều kiên trong hoạt động cho vay của NH
Trụ sở chính được đặt tại trung tâm thành phố nên việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng
KLB – Cần Thơ đã ổn định về mặt tổ chức, đảm bảo được hoạt động thông suốt, phục vụ đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu của KH Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn, ban lãnh đạo tận tâm sâu sát, nhanh nhạy với tình hình hoạt động của NH Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng và chuẩn hóa dần
2.1.3.2 Khó khăn:
Mặc dù KLB - Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả HĐKD của Ngân hàng:
Số lượng và mạng lưới hoạt động của các TCTD ngày càng được mở rộng, việc tranh giành KH hết sức gay gắt bằng nhiều hình thức, thủ tục đơn giản, chạy đua lãi suất, Hoạt động NH phải đối mặt với việc lãi suất cho vay liên tục giảm, trong khi lãi suất huy động lại có xu hướng tăng Điều này đã gây nhiều khó khăn cho HĐKD của Ngân hàng
2.1.3.3 Định hướng phát triển:
Xác định cho vay là hoạt động kinh doanh quan trọng, tiếp tục tăng trưởng
an toàn bền vững, kiểm soát chặt chẽ với cơ cấu hợp lý Hoạt động cho vay trong lĩnh vực đầu tư phát triển tập trung vào một số ngành then chốt của đất nước như: năng lượng khai khoáng, bất động sản, hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông, dầu khí
Xây dựng và hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng bán buôn và bán lẻ, phù
hợp yêu cầu của thị trường Xác định rõ và hình thành hệ thống chi nhánh tập trung bán buôn, bán lẻ và hỗn hợp để triển khai mô hình kinh doanh mới
2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG– CHI NHÁNH CẦN THƠ.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn.
Trang 19(Nguồn: Phòng Kế Toán,, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn tại KienLong Bank - Cần Thơ
Bảng 2.2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA KIENLONG BANK-CẦN THƠ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2009
2010-Chênh lệch 2010
1 Tiền gửi tiết kiệm
Trang 20Qua bảng 2.2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng
ổn định trong 03 năm 2009-2011 Trong năm 2010, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 451.204,45 triệu đồng, với tốc độ tăng là 61,35%, tương ứng 171.565,26 triệu đồng so với năm 2009 Đến năm 2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng cao, đạt 649.800,57 triệu đồng, tăng 198.569,12 triệu đồng hay tăng 44,01%
so với năm 2009 Vốn huy động của chi nhánh tăng là do các nguyên nhân sau:
2.2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đa phần họ gởi vào vì mục đích sinh lợi Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng với chi phí thấp, thời gian gửi tương đối ổn định nên NH sẽ rất có lợi khi cho vay bằng nguồn này Do đó, chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của NH, chiếm hơn 90% Ta thấy, năm 2010 , mục tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh đạt 430.147,35 triệu đồng, tăng 169.448,16 triệu đồng, tương đương 64,99% so với năm 2009 Đến năm 2011 mức tiền gửi tăng lên đến 619.899,50 triệu đồng tăng 189.752,15 triệu đồng tương đương 44,11% Lượng tiền gửi này tăng mạnh cho ta thấy được KLB Cần Thơ đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng nên đã thu hút được lượng lớn tiền gửi trong dân cư
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong những năm gần đây, Thành phố Cần thơ có những bước phát triển vượt bậc GDP trên địa bàn liên tục tăng, năm
2011 GDP đạt 18.308,17 tỷ đồng (Theo báo Cần Thơ) Bởi thế, đời sống của người dân được cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh thu được kết quả tốt, nên NH thu hút được một khoản tiền nhàn rỗi khá lớn Bên cạnh đó, nhờ vào việc đa dạng hóa các loại hình huy động Khách hàng có thể tự do lựa chọn phương thức trả lãi phù hợp với hình thức huy động của KLB trong từng thời kỳ
2.2.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đây là lượng tiền chiếm tỷ trọng cao sau tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động Tiền gửi của tổ chức kinh tế qua 3 năm tăng lên cả về số lượng lẫn tốc độ Cụ thể năm 2010 tăng đạt 21.057,09 triệu đồng, tức tăng 11,18% so với 2009, năm
2011 tăng khá cao đạt 29.901,07 triệu đồng,tăng 42% so với cùng kỳ năm trước Đa phần các TCKT gửi tiền vào NH để được cung cấp các dịch vụ tiện cho việc thanh toán, giao dịch với các đối tác hơn là nhằm mục đích sinh lời Số tiền gửi này tăng liên tục qua các năm là do nhu cầu thanh toán của các TCKT tăng Hơn nữa, Ngân hàng nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng các dịch vụ và sản phẩm công nghệ mới như ATM, nhận thanh toán tiền điện, nước và điện thoại qua tài khoản, thanh toán lương tự động…Đồng thời Ngân hàng đã không ngừng đổi mới phong cách
Trang 21giao dịch, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet hay thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng và NH còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, nên thu hút được nhiều khách hàng mới, giữ vững được khách hàng truyền thống
2.2.2 Hoạt động tín dụng.
2.2.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng.
Ta sẽ lần lượt phân tích cụ thể từng hoạt động sau theo thời hạn để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của NH trong 3 năm qua:
a) Doanh số cho vay theo thời hạn:
Phân tích DSCV theo thời hạn tín dụng để thấy được NH đã cho vay với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất định Từ đó cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng cho từng thời hạn tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường NH có thể cho KH vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của KH hoặc cho vay với mục đích tiêu dùng Qua bảng 2.2.2.1A và biểu đồ 3 ta thấy tình hình DSCV ngắn hạn của NH tăng liên tục qua các năm, cụ thể như sau năm 2010 doanh số cho vay đạt 272.531 triệu đồng, tăng 56,63 % so với năm 2009, nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do việc hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ, nên nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng đã tạo điều kiện cho NH, từng bước mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng của mình DSCV tiếp tục tăng vào năm 2011 là do nền kinh tế đã dần phục hồi trở lại Song khó tăng đột biến, vì với mức lãi tương đối cao,KH vẫn ngại tiếp cận vốn, dù lãi suất thoả thuận đã giảm hơn trước Vì thế sang năm 2011 DSCV tiếp tục tăng đạt mức 367.000 triệu đồng, nhưng tốc độ thấp hơn so với năm 2010, chỉ tăng 34,66%.Mục đích của KH vay trung-dài hạn là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng….DSCV trung-dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn DSCV ngắn hạn, chiếm trên 90% tổng DSCV Nhìn chung, tình hình cho vay trung-dài hạn tăng lên qua các năm Năm 2010 doanh số này là 553.320 triệu đồng, tăng khoảng 56,63 %
so với năm 2009 Nguyên nhân tăng là do nền kinh tế đã dần phục hồi và phát triển
ổn định, thêm vào đó thông tư 07/2010/TT-NHNN về việc cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của TCTD có hiệu lực Theo đó, việc vay TDH nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển dịch vụ….sẽ được áp dụng cho vay thoả thuận tạo điều kiện cho NH tăng DSCV Cụ thể năm 2011 DSCV tiếp tục tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2010 tương đương tăng 71.573 triệu đồng DSCV tăng là do NH
có các phương án kinh doanh khả thi, đủ sức thuyết phục về hiệu quả kinh tế Mặt khác cũng do các cá nhân hộ gia đình không có đủ điều kiện để thu hút vốn giống như các NHTM nên hình thức vay trung-dài hạn là giải pháp tốt nhất đối với họ
Trang 22Bảng 2.2.2.1A: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA KIENLONG
BANK – CẦN THƠ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2010-2009
Chênh lệch 2011-2010
Trang 23(Nguồn: Phòng Tín Dụng, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
Trang 24
Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo thời hạn của KienLong Bank –
Cần Thơ.
b) Doanh số thu nợ theo thời hạn:
Công tác thu nợ rất được chú trọng, vì đó là nguồn vốn được tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong Ngân Hàng Tỷ trọng DSTN trung-dài hạn tương đối cao so với ngắn hạn trong cơ cấu doanh số thu
nợ Ý thức được tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của mình, NH theo dõi kỹ các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như: phát mãi tài sản, trích lập dự phòng……nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm
Đầu năm 2009 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế của người dân… Tuy nhiên với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng thì DSTN ngắn hạn năm 2010 đạt 132.020 triệu đồng tăng cao hơn năm 2009 là 123.768 triệu đồng ,tăng gần 6.67 % tương đương 8.252 triệu đồng; Sang năm 2011 tình hình kinh tế đã dần phục hồi khá tốt, các doanh nghiệp, cá nhân,…kinh doanh có hiệu quả, KH sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho KH trả nợ đúng hạn cho chi nhánh cụ thể doanh số
Trang 25này tiếp tục tăng ở mức 163.374 triệu đồng, tăng 31.354 triệu đồng tương đương 23,75% so với năm 2010.
Tình hình doanh số thu nợ trung-dài hạn diễn biến tốt có xu hướng tăng dần qua các năm Thực tế trong năm 2010 doanh số này đã tăng 30,91%, tức khoảng 46.757 triệu đồng so với năm 2009 đến năm 2011 doanh số thu nợ là 199.680 triệu đồng tăng 0.83% tương đương 1.650 triệu đồng với so với cùng kỳ năm 2010 Nhìn chung, sự gia tăng này không năm ngoài những nguyên nhân là: Ngân hàng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc lực chọn KH, công tác thẩm định, Cán bộ tín dụng luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn nên có thể thu được vốn đã phát vay Ngoài ra,
sự tăng trưởng DSTN trung-dài hạn này là do một phần KH đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi, nên khả năng hoàn trả vốn là rất cao, một phần là do Cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc KH trả nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của KH Những việc làm này đã phần nào đóng góp vào kết quả đạt được trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng
Biểu đồ 4 : Doanh số thu nợ theo thời hạn của KLB-Cần Thơ
Trang 27(Nguồn: Phòng Tín Dụng, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
Trang 28c)Dư nợ theo thời hạn
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn, trung-dài hạn tại chi nhánh liên tục tăng Tỷ trọng
dư nợ trung-dài hạn chiếm nhiều hơn trong tổng số dư nợ theo thời hạn và đó cũng là nguồn vốn quan trọng đối với người dân Như vậy khả năng về nhu cầu vốn còn rất lớn đối với người dân
Qua bảng 2.2.2.1C ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của DSCV Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ dưới 40% Điều này chứng tỏ ngân hàng thực hiện khá tốt công tác thu nợ, do khoản vay ngắn hạn tới hạn thu nợ nhanh nên đã góp phần làm cho giá trị dư nợ vào cuối năm thấp Dư nợ ngắn hạn chiếm 24,87% trong tổng dư nợ theo thời hạn của năm 2009, tương ứng dư nợ ngắn hạn đạt 50.228 triệu đồng, năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 140.802 triệu đồng, tăng 180,33 % tương đương 90.574 triệu đồng so với năm 2009 Chỉ tiêu này tiếp tục tăng trong năm 2011 đạt mức 203.626 triệu đồng tăng cao hơn
2010 là 62.824 triệu đồng, tốc độ tăng là 44,62 % Chứng tỏ quy mô tín dụng ngắn hạn ngày càng mở rộng và tăng trưởng tín dụng ngày càng cao Quan hệ tín dụng của
NH hình thành đối với tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các nghành khác nhau
Sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn là tất yếu bởi vì: DSCV ngắn hạn qua các năm điều chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số cho vay Kết quả của sự tăng trưởng này là nhờ chính sách hợp lý của ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng loại KH làm cho cả DSCV và DSTN tăng trưởng khá cao
Do đó tình hình dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo
Tuy tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn qua các năm không có biến động nhiều, nhưng
về giá trị thì dư nợ này lại tăng qua các năm Cho vay trung-dài hạn là những món cho vay mang nhiều rủi ro tín dụng, vì vậy KienLong Bank-Cần Thơ đã hạn chế tối
đa các món cho vay trung-dài hạn chỉ trừ những KH có phương án sản xuất kinh doanh tốt, là KH truyền thống và uy tính của ngân hàng Cũng chính vì vậy dư nợ trung-dài hạn không có biến động lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ trung-dài hạn của năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2010 dư nợ trung-dài hạn của ngân hàng
là 355.291 triệu đồng, tăng 75,89% tương đương 153.299 triệu đồng so với năm
2009, đến năm 2011 đạt 425.213 triệu đồng, tăng 19,68 % so với cùng kỳ năm trước Ngoài những nguyên nhân trên dư nợ tăng là do DSCV trung-dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao, phần khác là do các khoản vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi lâu, chưa đến kỳ trả nợ
Trang 29
Bảng 2.2.2.1C: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI KIENLONG
BANK – CẦN THƠ
(ĐVT: Triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Tín Dụng, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
(%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Trang 30Biểu đồ 5: Doanh số dư nợ theo thời hạn của KienLong
Bank - Cần Thơ
d) Nợ xấu theo thời hạn:
Như bao loại hình kinh doanh khác, hoạt động tín dụng ngắn hạn là một HĐKD đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì hoạt động này luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi đối tượng KH Nếu NH xem xét thận trọng trong quá trình cho vay
và KH làm ăn có hiệu quả, trả nợ tiền vay đúng hạn thì tất nhiên nợ xấu sẽ ích Ngược lại nếu trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay có nhiều sai sót, nguồn vốn vay
sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích dẫn đến gia tăng nợ xấu
Nhìn vào bảng 2.2.2.1D cho thấy nợ xấu ngắn hạn diễn biến không tốt có xu hướng tăng qua các năm Do NH mới thành lập cuối năm 2007 nên việc lựa chọn KH cho vay được NH chú trọng, thêm vào đó cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác thu
nợ cho nên cuối năm 2009 nợ xấu Ngắn hạn chỉ ở mức 567 triệu đồng Tuy nhiên nợ xấu với đối tượng này lại tăng đáng kể vào năm 2010 ở mức 877 triệu đồng, tốc độ tăng đến 56,67%, nguyên nhân là do năm này tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động không nhỏ đến nền kinh tế làm giảm hiệu quả tín dụng của CN Tiếp tục tăng 18,81% trong năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 tăng 165 triệu đồng đạt mức 1.042 triệu đồng Nợ xấu tăng nhanh một phần là do phía KH gặp rủi ro trong Sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ, một phần là do tốc độ tăng DSCV, dư nợ tăng
Trang 31quá nhanh vì thế không thể tránh khỏi việc tác động đến nợ xấu mặt khác là do một
số KH khi làm ăn thất bại đã vay đảo nợ bằng cách vay nóng bên ngoài để trả nợ cho
NH nhưng khi ký lại hợp đồng lại vay nhiều hơn, dẫn đến tiền vay vốn gốc và lãi ngày càng tăng và mất khả năng trả nợ
Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng tăng đều qua các năm Năm 2009 phát sinh nợ xấu là 2.631 triệu đồng, sở dĩ trong năm 2009
có sự xuất hiện của nợ xấu trung-dài hạn là do KH sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng nên không có nguồn thu trả nợ NH Đến năm 2010 tỷ trọng của khoản nợ xấu này tiếp tục tăng 23,46% tương đương 500 triệu đồng, tình hình nợ xấu năm 2011 tăng 7,03% so với năm 2010 Nguyên nhân là do lạm phát gia tăng, vật giá leo thang lam cho thu nhập của KH không đủ để trả nợ vì gánh nặng chi phí sinh hoạt
Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tuy có tăng nhưng ích hơn so với năm 2010 cho thấy NH đã
có những biện pháp tích cực hơn trong việc thẩm định các hồ sơ vay, hạn chế các KH vay sử dụng sai mục đích… Tuy tỷ lệ nợ xấu không cao nhưng NH cũng cần chú ý có biện pháp thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro cho NH vì thế NH đã hạn chế dư nợ của các đối tượng này đến mức tối đa
Biểu đồ 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của KienLong
Bank - Cần Thơ
Trang 32Bảng 2.2.2.1D: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI KIENLONG
Trang 33(Nguồn: Phòng Tín Dụng, Ngân Hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Cần Thơ, năm 2011)
Trang 34Bảng 2.2.2.2 :CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI KIENLONG BANK-CẦN THƠ