Phát triển giáo duc̣ đaị hoc̣ điṇ h hướng nghề nghiêp̣ là môṭ trong những điṇ h hướng đổi mớ i quan troṇ g của giáo duc̣ đaị hoc̣ Viêṭ Nam . Nghị quyết số 142005NQCP ngày 02112005 của Chính phủ về đối mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 20062020 đã đề ra chủ trương: “Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp ứng dụng; mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 450 sinh viên 1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 7080% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp ứng dụng”. Dựán Phá t triển giáo duc̣ đaị hoc̣ điṇ h hướng nghề nghiêp̣ ứng duṇ g ở Viêṭ Nam giai đoaṇ 2 (gọi tắt là POHE 2) do Bô ̣Giáo duc̣ và Đào taọ chủ trì thưc̣ hiêṇ dướ i sựtà i trợcủa chính phủ Hà Lan đư ợc triển khai trong bối cảnh các trường đaị hoc̣ Viêṭ Nam đang nỗlưc̣ đổi mới, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như cung cấp các sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Mặc dù chủ trương đã được đề ra rất rõ ràng từ năm 2005 nhưng “POHE” vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Cho đến nay, Dự án POHE là dự án duy nhất ở Việt Nam triển khai cách tiếp cận đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng nhằm hiện thực hóa mục tiêu nói trên.
Trang 1PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHI ̣ BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG
Bùi Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học
Giám đốc Dự án POHE 2
Kính thưa Quý vị đại biểu
Lời đầu tiên, thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, tôi xin nồng nhiệt chào mừng Quý vị tham dự Hội nghị “Báo cáo kết quả triển khai chương trình giáo du ̣c đa ̣i học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam” Cảm ơn Quý vị đã dành thời gian quan tâm tới Hội nghị và kính chúc Quý vị sức khỏe và thành công Kính thưa Quý vị
Phát triển giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p là mô ̣t trong những
đi ̣nh hướng đổi mới quan tro ̣ng của giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c Viê ̣t Nam Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đối mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã đề ra chủ trương: “Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp ứng dụng; mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 450 sinh viên/ 1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70-80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp ứng dụng”
Dự án Phát triển giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p ứng du ̣ng ở Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2 (gọi tắt là POHE 2) do Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o chủ trì thực hiê ̣n dưới sự tài trợ của chính phủ Hà Lan đư ợc triển khai trong bối cảnh các trường đa ̣i ho ̣c Viê ̣t Nam đang nỗ lực đổi mới, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như cung cấp các sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
Mặc dù chủ trương đã được đề ra rất rõ ràng từ năm 2005 nhưng “POHE” vẫn còn là một khái niệm mới mẻ Cho đến nay, Dự án POHE là dự án duy nhất ở Việt Nam triển khai cách tiếp cận đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng nhằm hiện thực hóa mục tiêu nói trên
Trang 2Bên cạnh đó, trong tổng số hơn 400 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước, hiện chỉ có 8 trường đại học đang triển khai 10 chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng Một số trường đại học đang có kế hoạch mở rộng chương trình đào tạo POHE sang những ngành đào tạo phù hợp Dự án POHE giai đoa ̣n 1 đã và đang chứng minh lợi ích của viê ̣c gắn kết với thế giới viê ̣c làm, qua đó ta ̣o ra những em sinh viên có kỹ năng chu yên môn và giao tiếp tốt, tự tin, sáng tạo và linh hoạt , nhờ được rèn luyê ̣n trong môi trường thực tế của nghề nghiê ̣p Những thành tựu này cần được nhân rô ̣ng trong cả hê ̣ thống thông qua khung chính sách và quy đi ̣nh phù hợp
Luâ ̣t Giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c có hiê ̣u lực từ 2013 với chủ trương phân tầng giáo dục đại học , trong đó sẽ hình thành các cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đi ̣nh hướng nghiên cứu, cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đi ̣nh hướng ứng du ̣ng, cơ sở giáo dục đại học
đi ̣nh hướng thực hành Xét về dài hạn, các cơ sở giáo dục đại học thuộc tầng thứ hai và thứ ba của hê ̣ thống sẽ thích hợp hơn với các chương trình đào ta ̣o kiểu POHE Yếu tố cốt lõi cho sự thành công của POH E ở các trường này là : Xác
đi ̣nh rõ ràng sứ ma ̣ng của nhà trường là đào ta ̣o theo đi ̣nh hướng ứng du ̣ng; Cam kết ma ̣nh mẽ dành mô ̣t nguồn lực tương xứng để bảo đảm các chương trình POHE được thực hiê ̣n theo đúng các nguyên tắ c và chuẩn mực của POHE để đảm bảo chất lượng ; Có tầm nhìn dài hạn về những lợi ích mà các chương trình đào ta ̣o POHE có thể mang la ̣i
Kính thưa Quý vị
Hội nghị “Báo cáo kết quả triển khai chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam” diễn ra từ ngày 22-23/08/2013 là
diễn đàn gặp gỡ, trao đổi giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý dự án POHE 2 với các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, đại diện giới doanh nghiệp để giới thiệu những thành tựu của Dự án POHE 2 và thảo luận việc nhân rộng, phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Trong ngày làm viê ̣c thứ nhất , Hô ̣i nghi ̣ sẽ tập trung thảo luận việc xây dựng khung chính sá ch và quy đi ̣nh đ ể phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng trong hệ thống giáo dục đại học phân tầng Qua tìm hiểu các kinh nghiệm trên thế giới và những quan điểm ở Việt Nam, hy vo ̣ng
Trang 3rằng các đa ̣i biểu sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích cho vi ệc phát triển một hệ thống giáo dục đại học đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động Tiếp đó, Hội nghị sẽ thảo luận về việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE trên cơ sở Dự thảo Khung tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE do
tư vấn của Dự án đã xây dựng
Trong ngày thứ hai, Dự án POHE 2 sẽ báo cáo những kết quả hoạt động từ tháng 10/2012 đến tháng 08/2012 và kế hoạch hoạt động trong những tháng cuối năm Chúng tôi cũng sẽ dành thời gian đề cập tới khả năng mở rộng kết quả của
Dự án tới những cơ sở giáo dục đại học quan tâm tới POHE nhằm tạo ra sự lan tỏa, mở rộng khái niệm POHE tới toàn hệ thống Tiếp đó, Hội nghi ̣ sẽ tâ ̣p trung tìm hiểu, thảo luận về những nội dung cụ thể trong quản lý chương trình POHE: phát triển và quản lý chương trình đà o ta ̣o , tăng cường mối quan hê ̣ hợp tác trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p Đây đều là những yếu tố cơ bản để duy trì những đă ̣c trưng của giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p ứng du ̣ng Tôi hy vọng rằng, qua những bài phát biểu của các chuyên gia , và các cán b ộ quản lý giáo dục sẽ giúp Quý vi ̣ có hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc điểm cơ bản, cách thức tổ chức, quản lý chương trình POHE và chính quý vị đại biểu sẽ trở thành cầu nối, đưa những tri thức và kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực hiện Dự án đến với cả hệ thống giáo dục đại học
Xin trân trọng cảm ơn./
Trang 4
QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ
VỀ GDĐH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP- ỨNG DỤNG
Người trình bày: Phạm Thị Ly
Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM
NỘI DUNG
1 Mục đích của bài trình bày
2 Hệ thống đôi trong GDĐH Hà Lan
3 Đặc điểm các trường ĐH KH Ứng dụng
4 Kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
Trang 5HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀ LAN
L = lớp
N= năm
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐH KH ỨNG DỤNG VÀ ĐH NGHIÊN CỨU
CHÚ Ý: TRƯỜNG ĐHKH ỨNG DỤNG (APPLIED SCIENCES UNIVERSITY)
KHÔNGPHẢI LÀ TRƯỜNG DẠY NGHỀ (VOCATIONAL SCHOOL)
Trang 6Vấn đề cấu trúc hệ thống
13 (ĐHNC)+ 46 (ĐH KHƯD) = 59 trường ĐHXếp hạng?
Sự hình thành?
Quan hệ giữa nhà trường và nhà nước?
Vấn đề tài chính
Học phí: 1/3 – ¼ chi phí đào tạo
Nhà nước cấp kinh phí trọn gói dựa trênthỏa thuận nhiệm vụ
Trang 7Đánh giá, kiểm định
và bảo đảm chất lượng
NVAO kiểm định ngành /trường: chu kỳ 6 nămTâm điểm là mục tiêu đào tạo/hồ sơ năng lựcQuy trình mở nhưng nghiêm ngặt
Mục tiêu là cải thiện chất lượng
Xem xét cả quá trình lẫn kết quả
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐHKH ỨNG DỤNG
1 Nhấn mạnh vào trải nghiệm của sinh viên
Trang 9 Yếu tố quan trọng nhất trong phân tầng:
sứ mạng
Tạo ra sự công nhận đối với GDĐH ĐH nghề nghiệp ứng dụng + gắn với chiến lược truyền thông
Trang 10về giảng viên, về chương trình, về quan hệvới thế giới việc làm, về chất lượng thực tập
Tạo ra sự công nhận đối với GDĐH ĐH nghề nghiệp ứng dụng + gắn với chiếnlược truyền thông
Trang 11PHÂN TẦNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
TS Nguyễn Văn Đường Vụ Giáo dục Đại học
MỞ ĐẦU
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có cấu trúc phức tạp, đa dạng về loại hình bao gồm các mô hình Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Đại học xuất sắc; trường đại học trọng điểm; trường đại học, học viện; các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và các trường cao đẳng, trong đó bao gồm trường cao đẳng ở địa phương, trường cao đẳng cộng đồng và trường cao đẳng nghề Sự phức tạp về cấu trúc, chồng chéo về quản lý dẫn đến một hệ thống giáo dục đại học thiếu thống nhất, hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học tăng nhanh về quy mô, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học hạn hẹp, dàn trải; phương thức phân bổ ngân sách còn nhiều bất cập; khung học phí cố định đang trở thành rào cản cho sự phát triển của toàn hệ thống Vì vậy, nghiên cứu phân tầng hệ thống giáo dục đại học, nhằm sắp xếp lại hệ thống một cách khoa học, xây dựng chính sách đảm bảo cho việc thực hiện phân tầng hệ thống giáo dục đại học thành công là hết sức cần thiết
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Bộ
về Phân tầng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và thiết kế chính sách phù hợp, Báo cáo này đề xuất tiêu chuẩn phân tầng với bộ tiêu chí phù hợp, các phương án phân tầng và xây dựng hệ thống chính sách phù hợp đảm bảo cho việc phân tầng có thể thành công
1 Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm các đại học, học viện, trường đại học; viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệp vụ đào tạo trình độ tiến sĩ và các trường cao đẳng
Tính đến cuối năm 2012, hệ thống giáo dục đại học có 419 trường đại học, học viện và trường cao đẳng, trong đó có 204 trường đại học, học viện; 215 trường cao đẳng (không kể các trường cao đẳng nghề); toàn hệ thống có 166 cơ
Trang 12sở đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó có 111 trường đại học và 55 viện nghiên cứu Quy mô đào tạo năm 2012 của toàn hệ thống là 2.204.313 sinh viên, trong đó có 1.448.021 sinh viên đại học và 756.292 sinh viên cao đẳng Quy mô đào tạo sau đại học là 96.370 học viên, trong đó có 6.441 nghiên cứu sinh (7%), 89.929 học viên thạc sĩ (93%) Hệ thống giáo dục đại học có đội ngũ giảng viên gồm 84.109 người, trong đó có 59.672 giảng viên đại học, 24.437 giảng viên cao đẳng Trong đó có 286 giáo sư (0,5%), 2009 phó giáo sư (3,37%), 8519 tiến sĩ (14,27%); 28.037 thạc sĩ (47,0%) làm việc trong các trường đại học; 633 tiến sĩ (2,6%); 8766 thạc sĩ (35,87%); 14.696 cử nhân (60,14%) làm việc trong các trường cao đẳng
Cấu trúc hệ thống phức tạp với nhiều mô hình:
- Đại học: có 7 đại học, trong đó có 2 Đại học Quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 3 Đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng; 2 Đại học xuất sắc là Đại học Việt – Đức và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Trường đại học trọng điểm: có 16 đại học, học viện và trường đại học bao gồm 2 Đại học Quốc gia, 3 Đại học vùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; Trường Đại học Cần Thơ; Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Vinh
- Đại học mở: có 2 trường là Viện Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
- Trường đại học: có 183 trường, trong đó có 137 trường công lập và 46 trường tư thục;
- Học viện: có 31 học viện có hoạt động đào tạo như một trường đại học, trong đó có các viện nghiên cứu
- Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ: có 55 viện, trong đó 2 Viện hàn lâm; 53 viện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực và ngành kinh tế
Trang 13- Trường cao đẳng: có 215 trường cao đẳng, bao gồm 33 trường cao đẳng
sư phạm, 16 trường cao đẳng cộng đồng (3 trường mới nâng cấp lên đại học); 20 trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật; 6 trường cao đẳng kỹ thuật; 13 trường cao đẳng nghệ thuật; 34 trường cao đẳng y, dược và 43 trường cao đẳng đa ngành
Sự phức tạp về cấu trúc, chồng chéo về quản lý dẫn đến một hệ thống giáo dục đại học thiếu thống nhất, hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Mô hình Đại học Quốc gia và Đại học vùng đã được triển khai áp dụng 20 năm, nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh Đại học xuất sắc với mục tiêu xây dựng một số trường đại học Việt Nam trở thành đại học nghiên cứu xuất sắc đã và đang được triển khai bằng hai Đề án với chương trình đầu tư đặc biệt của Chính phủ là Đại học Việt Đức và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang được triển khai xây dựng Một vài đề án khác đang được tiếp tục xây dựng, triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn như Đại học Việt – Nga và Đại học Việt – Anh Các đại học mở với mục tiêu giáo dục dục đại học cho mọi người và học tập suốt đời chưa thực hiện được sứ mạng của nó Hệ thống các trường đại học, học viện với sự tham gia quản lý của nhiều Bộ, ngành đang là trở ngại lớn trong việc quản lý và điều phối các nguồn lực trong việc phát triển
hệ thống Các trường cao đẳng, trong đó cao đẳng cộng đồng chưa có điểm khác biệt so với các trường cao đẳng khác Bên cạnh đó, hệ thống các trường cao đẳng nghề được đầu tư phát triển độc lập tương đối với hệ thống các trường cao đẳng khác tạo ra sự chồng chéo trong quản lý, hệ thống không thống nhất, đầu
tư dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo thấp
2 Bối cảnh thực hiện phân tầng giáo dục đại học Việt Nam
- Hệ thống giáo dục đại học có cấu trúc phức tạp, bao gồm: các đại học Quốc gia; đại học vùng; các đại học xuất sắc; đại học trọng điểm (bao gồm cả các đại học Quốc gia và đại học vùng), trong đó có những cơ sở đào tạo đóng vai trò như đại học nghiên cứu và các đại học nghề nghiệp ứng dụng; các trường cao đẳng (trường cao đẳng ở địa phương, trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng cộng đồng và hệ thống trường cao đẳng nghề)
- Hệ thống giáo dục đại học có sự gia tăng nhanh về số lượng tuyển sinh vào đại học nhưng vẫn đạt mức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực
Trang 14Mặc dù tỉ lệ tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước và này đang tiếp tục tăng nhưng mức độ bao phủ của lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn thấp so với các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc1
- Nhà nước đã dành một phần đáng kể các nguồn lực công cho giáo dục đại học, khoảng 20% của ngân sách nhà nước được phân bổ cho ngành giáo dục và đào (5,3% GDP), trong đó 11% được phân bổ cho giáo dục đại học (tương đương khoảng 0,7% GDP) Tuy nhiên, quy mô của hệ thống tăng nhanh dẫn đến mức chi trung bình cho mỗi sinh viên khá thấp Tính trung bình, mức chi cho mỗi sinh viên khoảng 320US$/một năm Mức chi trên hầu hết là như nhau trong các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và kinh tế và pháp luật2
- Hiện tại, Nhà nước cấp 55% tổng ngân sách cho các trường công, 45% còn lại được thu từ học phí Việc phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước còn mang tính bình quân, chưa tập trung đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng trường đại học để trở thành các đại học nghiên cứu, chưa có cơ chế tài chính thích hợp để các trường đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội được huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội
- Chất lượng giáo dục đại học không được cải thiện trên quy mô lớn, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ thấp Hiện nay, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ có xu hướng giảm do sự mở rộng nhanh chóng về số lượng giảng viên trong hệ thống
Số sinh viên trên mỗi giảng viên cao ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường học tập Chất lượng đào tạo hệ chính quy và không chính quy khác nhau rất nhiều, nhưng quy mô đào tạo không chính quy lại tăng lên đáng kể trong nhiều năm gần đây, tuy mang lại nguồn thu cho các trường, nhưng làm giảm đáng kể uy tín
và chất lượng đào tạo chung của các cơ sở giáo dục đại học3
- Tự chủ trong giáo dục đại học chỉ được thực hiện trong một số cơ sở đào tạo như Đại học Quốc gia, Đại học Vùng và một vài cơ sở đào tạo khác được trao thêm quyền tự chủ không đầy đủ về tài chính; quan hệ giữa nhà nước và cơ sở giáo dục, giữa tự trị (self-governance) và sự tham gia của các đại diện bên
1 Văn kiện Chương trình chính sách phát triển giáo dục đại học giai đoạn 3 (HEDPO3), WB, 2012
2 Văn kiện Chương trình chính sách phát triển giáo dục đại học giai đoạn 3 (HEDPO3), WB, 2012
Trang 15ngoài của hội đồng trường, giữa trường đại học và các giảng viên chưa được xác lập một cách rõ ràng
- Tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học chưa được quan tâm đúng mức, các trường cao đẳng chưa thể hiện được vị trí, vai trò quan trọng trong việc cung cấp một lực lượng lao động có khả năng ứng dụng và tay nghề kỹ thuật cao
- Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 18/6/2012 và có giá trị hiệu lực vào ngày 01/01/2013 là khung pháp lý cho sự phát triển hệ thống trong tương lai Việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm dưới luật đang được triển khai Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học,
đề xuất các phương án và hệ thống chính sách thực hiện phân tầng hệ thống giáo dục đại học một cách thành công
3 Quan điểm, mục tiêu phân tầng hệ thống giáo dục đại học
- Tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học nghiên cứu đào tạo theo hướng tinh hoa, được Nhà nước ưu tiên đầu tư, có nguồn lực dồi dào, tập trung vào nghiên cứu khoa học, đào tạo trình độ cao, chất lượng cao; mở rộng năng lực đào tạo của hệ thống, cho phép các trường cao đẳng đào tạo hai chương trình: đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng và đào tạo một phần chương trình liên thông với các trường đại học khác, giảm sức ép đối với các trường đại học có sức thu hút cao
- Tạo bước đột phá về tài chính giáo dục đại học trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư
Trang 16thục, công khai minh bạch chi phí đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng; Nhà nước chỉ tập trung đầu tư nguồn lực vào một số cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng; các cơ sở đào tạo có quyền tự quyết định chỉ tiêu đào tạo và mức học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo và phát triển nhà trường
- Chuyển nền giáo dục phát triển chủ yếu phục vụ mục tiêu tăng quy mô và
số lượng sang nền giáo dục phát triển chủ yếu phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả Từng bước xây dựng hệ thống giáo dục đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế các yếu tố của quá trình giáo dục phục vụ mục tiêu chất lượng giáo dục
- Phân tầng giáo dục đại học không áp dụng cho các viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
3.2 Mục tiêu phân tầng giáo dục đại học
3.1 Xây dựng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam thành hệ thống giáo dục mở, có chất lượng; được phân tầng, liên thông có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đa dạng phục vụ xã hội và tạo động lực cho sự sáng tạo, đổi mới, tăng cường tính cạnh tranh cũng như hợp tác trong khu vực và trên toàn cầu; xây dựng và có được đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ với cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu
hướng phát triển khoa học - công nghệ thế giới
3.2 Tạo bước chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả
trong giáo dục đại học; chuyển hướng đào tạo theo chất lượng, điều chỉnh quy
mô theo định hướng phân tầng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực đào tạo của hệ thống giáo dục đại học, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; xây dựng một số trường đại học xuất sắc, đẳng cấp quốc tế, nâng cao
sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước
3.3 Thực hiện sứ mệnh của hệ thống giáo dục đại học là đào tạo nguồn
nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình đ ộ và chất lượng cao, đa dạng cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động, nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nước; đào tạo nguồn
Trang 17nhân lực có cơ cấu trình độ, ngành nghề theo vùng miền hợp lý; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiến tiến trên thế giới; có năng lực chuyên môn và đạo đức, năng động, chủ động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc toàn cầu, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh
và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
3.4 Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tính hợp
lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Thiết lập một hệ thống giáo dục đại học ba tầng, với ba hệ thống được phân biệt chức
năng rõ ràng nhưng có nối kết với nhau thông qua liên thông trong hệ thống 3.5 Đổi mới tài chính giáo dục đại học, tạo một sự khác biệt về phương
thức tài trợ các cơ sở giáo dục đại học trong các tầng khác nhau từ nguồn ngân sách nhà nước; mở rộng tự chủ về tài chính và tổ chức đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học trong các tầng khác nhau; đảm bảo các cơ sở giáo dục đại học
thực hiện đúng chức năng, nhiệm, sứ mạng của các cơ sở giáo dục đại học
4 Tiêu chuẩn và các phương án phân tầng hệ thống giáo dục đại học
4.1 Tiêu chuẩn phân tầng
Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội Khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/01/2013 Vì vậy, những đề xuất trong báo cáo này đưa ra các phương án cho hệ thống giáo dục đại học 3 tầng như quy định của Luật bao gồm: (1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; (2)
Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và (3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành Các tầng được phân biệt bởi tiêu chuẩn phân tầng bao gồm các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
Tiêu chí 4 Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lượng
Trang 18Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
Trong 7 tiêu chí, các tiêu chí từ 1-5 được quy định trong Luật Giáo dục đại học Tiêu chí 6 và 7 được bổ sung thêm
4.2 Các phương án phân tầng
(2) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng bao gồm các trường đại học và học viện đã được giao nhiệm vụ đào tạo ít nhất 2 trình độ đại học và thạc sĩ; đảm bảo các tiêu chí theo quy định Các cơ sở giáo dục đại học trong tầng này có thể chuyển thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu nếu đảm bảo các tiêu chí của cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu theo nguyên tắc cạnh tranh
(3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành bao gồm các trường cao đẳng; các trường đại học, học viện mới thành lập, chưa được đào tạo trình độ thạc sĩ Cơ sở giáo dục đại học trong tầng này được chuyển sang tầng ứng dụng nếu đạt được các tiêu chí theo quy định
Việc thay đổi vị trí trong các tầng là động lực để các cơ sở đào tạo xây dựng và phát triển
Trang 19(1) Các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu không chế số lượng tối đa số cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu mà tính theo tỷ lệ (5-10%) và các cơ sở giáo dục đại học; có sự dịch chuyển cơ sở đào tạo giữa các tầng theo nguyên tắc cạnh tranh
(2) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng bao gồm cả các trường đại học mới được thành lập Các cơ sở giáo dục đại học trong tầng này có thể chuyển thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu nếu đảm bảo các tiêu chí của cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
(3) Các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành chỉ có các trường cao đẳng
4.2.3 Phương án 3
Phương án này phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành 3 nhóm như hai phương án trên
Điểm khác biệt của phương án này là:
(1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu bao gồm một số xác định của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm các đại học xuất sắc, đại học trọng điểm, đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính quốc gia theo định hướng phát triển (2) Các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng như Phương án 2 (3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành như Phương án 2
Phương án này có số lượng các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu là cố định, không thay đổi theo thời gian
Chi tiết các phương án phân tầng được mô tả chi tiết trong Phụ lục 1
4.3 Nhận xét, đánh giá các phương án
Phương án 1: Bộ tiêu chí có độ phân giải và tính phân biệt cao, dễ dàng
phân loại theo chất lượng và trình độ đào tạo Việc xác định trước số lượng tối
đa các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu và bộ các tiêu chí xác định
lộ trình phát triển tạo điều kiện tập trung nguồn đầu tư của Nhà nước phát triển một số ít trường có năng lực và uy tín trong đào tạo và năng lực nghiên cứu Mặt khác, việc để các trường đại học mới được thành lập nằm trong nhóm các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành giúp các trường được nâng cấp từ trình
Trang 20độ cao đẳng lên đại học có thể tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của họ với những trình độ đào tạo thấp hơn
Phương án 2: Bộ tiêu chí chỉ tập trung vào các cơ sở giáo dục đại học
định hướng nghiên cứu, còn các trường đại học còn lại là các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; các trường cao đẳng là các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành Về bản chất đây là sự phân loại thô, chỉ tập trung vào nhóm các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu Ưu điểm của Phương
án này là dễ dàng trong phân tầng Nhược điểm là độ phân giải và tính phân biệt thấp, khả năng phân loại không cao Các trường đại học vừa mới thành lập xếp cùng nhóm với các trường đại học chuyên ngành đã được đào tạo trình độ tiến sĩ nhiều năm là một điểm bất cập
Phương án 3: có các cơ sở đại học định hướng nghiên cứu được xác định
ngày từ đầu theo định hướng phát triển hệ thống, trong đó có cả các đại học xuất sắc như Đại học Việt Đức, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Phương án này có độ phân giải thấp, khả năng phân loại thấp nhất trong 3 Phương án đó là không phân biệt được trình độ đào tạo, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, uy tín và danh tiếng của các trường ở trong nước và quốc tế Việc xếp các trường đại học mới thành lập cùng nhóm với các cơ sở giáo dục có bề dày lịch
sử, có những uy tín trong tầng các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng cũng là những điểm bất cập
5 Điều kiện thực hiện phân tầng
Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học còn nhiều hạn chế, số lượng các trường đại học công lập lớn, Nhà nước không
đủ khả năng đảm bảo kinh phí hoạt động cho các trường một cách đầy đủ, phân tầng hệ thống giáo dục đại học là giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống Tuy nhiên, để phân tầng hệ thống giáo dục đại học thành công, cần phải có một hệ thống chính sách về quản trị hệ thống; tài chính, đầu tư phát triển; tuyển sinh và đào tạo và chính sách đảm bảo chất lượng
5.1 Chính sách quản trị
Phân tầng giáo dục đại học phải đi liền với tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Để các phương án phân tầng có thể thực hiện được, các trường đại học định hướng nghiên cứu được quyền tự chủ rất cao, bao gồm các quyền tự chủ về
Trang 21tổ chức nhân sự, tự chủ về học thuật và tự chủ về tài chính; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng được trao quyền tự chủ về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự chủ về tài chính; các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành được trao quyền tự chủ có điều kiện
Tự chủ về tổ chức và nhân sự cho phép các cơ sở giáo dục đại học có thể thiết kế bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả Cơ sở giáo dục đại học có cơ chế thu hút và tuyển dụng được nhân tài, kể cả người nước ngoài đến làm việc với mức lương hấp dẫn mà không vi phạm bởi các rào cản về mặt pháp lý của các quy định hiện hành Thủ trưởng cơ sở đào tạo có quyền sa thải nhân viên nếu không đáp ứng được yêu cầu của cơ sở đào tạo
Tự chủ về học thuật cho phép các cơ sở giáo dục đại học thực hiện được sứ mệnh quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và chuyển giao tri thức mới Hoạt động đào tạo trong các trường đại học phải gắn kết với hoạt động nghiên cứu khoa học để những kiến thức mới được phổ biến, chuyển giao và đi vào cuộc sống Tự chủ về học thuật được thể hiện:
Trước hết là việc quản trị nội bộ chủ yếu phải do các giáo sư Những quyết định trọng yếu liên quan đến định hướng và chính sách khoa học, ngay cả khi do các nhà quản lý đề xướng, sẽ có ý kiến của các nhà khoa học, tạo dựng cơ chế đồng quản trị Đồng quản trị là tâm điểm của các ý tưởng về trường đại học có
đi ̣nh hướng nghiên cứu Hai là, quản lý theo ch ế độ nhân tài một cách nghiêm ngặt trong mọi hoạt động - từ việc bổ nhiệm và đề bạt giảng viên, cho đến tuyển sinh và mọi vấn đề khác Ba là, mặc dù việc giảng dạy và nghiên cứu đan quyện vào nhau, hoạt động nghiên cứu vẫn chiếm ưu thế Bốn là, tự do học thuật là giá trị trọng tâm của cộng đồng khoa học Năm là, sứ mạng phục vụ của trường đại học luôn luôn có một tầm quan trọng đặc biệt Ngay từ những ngày đầu, các trường đại học đã rất gắn bó với xã hội
Tự chủ về tài chính cho phép các cơ sở đào tạo xác định mức học phí trên
cơ sở tính đúng, tính đủ công bố công khai, minh bạch chi phí đào tạo Mức học phí phải đủ bù đắp chi phí đào tạo và đầu tư phát triển nhà trường Ngoài ra, các trường vẫn cần các nguồn học bổng tài trợ dồi dào của Nhà nước cho các sinh viên tài năng là con em các gia đình có thu nhập thấp
Trang 22
5.2 Chính sách tài chính, đầu tư và phát triển
Với nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp, đầu tư dàn trải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả đầu tư trong giáo dục thấp Để cải thiện tình trạng này, đầu
tư của Nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển vào các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu Các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và định hướng thực hành được vận hành theo cơ chế quản trị doanh nghiệp, hiệu quả Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động và đầu tư phát triển Các trường được phép thu học phí trên cơ sở tính đúng tính đủ chi phí đào tạo, công khai minh bạch mức học phí và cam kết về chất lượng đào tạo Các trường có quyền xác định chỉ tiêu đào tạo ở mức hợp lý, đảm bảo đúng năng lực Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học dựa trên kết quả đầu ra,
do một Uỷ ban đánh giá một cách công khai, công bằng và trách nhiệm
5.3 Chính sách tuyển sinh, đào tạo
Về tuyển sinh, các cơ sở giáo dục học đi ̣nh hướng nghiên cứu có s ứ mạng nghiên cứu, đào tạo tinh hoa, quy mô nhỏ, chỉ tuyển sinh trong số 10% học sinh tốt nhất từ các trường trung học phổ thông; đào tạo và cấp bằng các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chỉ đào tạo hình thức chính quy, tập trung toàn thời gian Các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng được tuyển trong số 40%
số học sinh tốt nhất trong các trường trung học phổ thông; đào tạo đại trà, qui
mô lớn; được đào tạo trình độ đại học ở các hình thức khác hình thức và đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng lên đại học
Các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành được tuyển sinh tất cả học sinh các trường trung học phổ thông đảm bảo các điều kiện tuyển sinh hiện hành; được áp dụng các hình thức đào tạo và được đào tạo một phần chương trình đào tạo liên thông với một trường đại học cùng lĩnh vực đào tạo
Chính sách này giúp cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện được sứ mệnh của trường, đồng thời giải quyết những vấn đề bất hợp lý trong tuyển sinh trong những năm vừa qua
Về đào tạo, các cơ sở giáo dục đại ho ̣c đi ̣nh hướng ứng du ̣ng chiếm 45% tổng số các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng Những trường này được đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Đội ngũ giảng viên ở đây không bị đòi hỏi
Trang 2340-thực hiện nghiên cứu với cường độ cao như giảng viên các trường đại học nghiên cứu
Các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành chiếm khoảng 50% số trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng Trong tầng này, các trường cao đẳng phải là nền tảng trong hình tháp phát triển của giáo dục đại học, trong đó, cao đẳng cộng đồng là then chốt do tính gắn bó của nó với địa phương, cộng đồng Mỗi địa phương đều
có thể thành lập cao đẳng cộng đồng để tăng qui mô đào tạo thích hợp, do đầu tư các nguồn lực vừa tầm, xây dựng ngành và chương trình học phù hợp với sự phát triển tại chỗ và tạo ngay được việc làm sau khi tốt nghiệp, người học tại địa phương gần nhà nên giảm được chi phí; các chính sách hỗ trợ, kể cả cho vay, dễ quản lý, chất lượng đào tạo dễ đảm bảo, và đặc biệt nâng cao tính trách nhiệm
của địa phương
5.4 Đảm bảo chất lượng
Tất cả các trường đại học và cao đẳng cần phải báo cáo kết quả hoạt động
về các mặt chất lượng chương trình đào tạo và tính phù hợp của chương trình đào tạo đối với cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp
Các trường đại học định hướng nghiên cứu cần có báo cáo đặc biệt về thành tựu nghiên cứu khoa học và mức độ quốc tế hóa Các kết quả nghiên cứu này cần được so sánh với các viện nghiên cứu để đảm bảo rằng kết quả tương đối trong toàn hệ thống nghiên cứu là phù hợp
Một cơ quan đảm bảo chất lượng độc lập cần được thành lập nhằm tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm tra việc triển khai, thực hiện các quy định của các cơ sở giáo dục đại học Cơ quan này kiểm tra, đánh giá mức độ các cơ sở giáo dục đại học theo mô hình đảm bảo chất lượng phù hợp với mục tiêu đào tạo Theo thời gian, mô hình đảm bảo chất lượng phù hợp với mục tiêu này cần thay thế bởi mô hình đánh giá theo tiêu chuẩn trong toàn hệ thống giáo dục đại học Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng năm 2007 cần được đánh giá và xây dựng lại để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế
Trang 24KẾT LUẬN
1 Phân tầng hệ thống giáo dục đại học gắn liền với chức năng, nhiệm vụ,
sứ mệnh và tầm nhìn của các cơ sở giáo dục đại học; gắn liền với uy tín, danh tiếng của các cơ sở giáo dục đại học, trách nhiệm và sự đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học đối với cộng đồng, xã hội Phân tầng hệ thống giáo dục đại học được đảm bảo bởi chính sách đầu tư, phát triển hệ thống, trong đó các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu được nhà nước ưu tiên, tập trung đầu tư
2 Nếu phân tầng đại học được hiểu là sự phân chia hệ thống đại học thành nhiều loại trường với các nhiệm vụ khác nhau, mục tiêu đào tạo khác nhau, đầu vào khác nhau và đầu ra cũng khác nhau, có tầng kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, có tầng đào tạo hàn lâm, có tầng đào tạo nghề nghiệp với sự đa dạng các chương trình đào tạo, nội dung, thời gian học và văn bằng được cấp, đối tượng sinh viên và khoảng cách địa lý thì có thể nói giáo dục đại học Việt Nam chưa được phân tầng đúng nghĩa
3 Các phương án phân tầng được đề xuất phù hợp với khung pháp lý hiện hành, bao gồm 3 tầng: (1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu (2) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; (3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học phân thành 3 tầng có độ phân giải thấp, khả năng phân loại không cao, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng
4 Phân tầng hệ thống giáo dục đại học phải gắn liền với các chính sách phù hợp bao gồm hệ thống các chính sách về quản trị; tài chính, đầu tư và phát triển; tuyển sinh, đào tạo và chính sách đảm bảo chất lượng, trong đó chính sách quản trị; tài chính, đầu tư và chính sách tuyển sinh là nhân tố quyết định đảm bảo cho
sự thành công của phân tầng hệ thống giáo dục đại học
Trang 25PHỤ LỤC CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN TẦNG
I Phương án 1
(1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu bao gồm một số xác định,
các trường đại học, học viện đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính chất quốc gia, đào
tạo thiên về tinh hoa, có hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết các vấn đề khu vực, quốc gia và quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cả 3 trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ, tập trung đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
- Nghiên cứu xuất sắc, tiếp cận nhanh với xu hướng phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ thế giới; sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, thiết bị mới, phương thức quản lý mới;
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về khoa học và đào tạo, thu hút đầu
tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
- Số lượng tối đa là 20 cơ sở giáo dục đại học để có thể tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo: không lớn, đào tạo tinh hoa, chỉ tuyển trong số 10% học sinh xuất sắc ở bậc phổ thông trung học có đủ điều kiện theo quy định về tuyển sinh đại học hiện hành;
- Ngành nghề đào tạo: có ít nhất 15 ngành đào tạo thuộc 3 lĩnh vực khoa học khác nhau
- Trình độ đào tạo: tổ chức đào tạo và cấp bằng cả 3 trình độ cử nhân, thạc
sĩ và tiến sĩ;
- Có ít nhất 5 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, có ít nhất 10 khóa tốt nghiệp;
Trang 26- Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không ít hơn 30%
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Chi phí bình quân cho một sinh viên: không dưới 2.000 USD/năm;
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt khoảng 50%; học phí và các loại lệ phí khác khoảng 20%; Quỹ Nghiên cứu khoa học và Công nghệ khoảng 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng khoảng 12%; hiến tặng, tài trợ khoảng 3%
- Tỷ lệ kinh phí cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước khoảng 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu khoảng 30%; tài trợ quốc tế khoảng 20%
- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học/Ngân sách toàn trường: không dưới 20%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Nội dung chương trình đào tạo tiên tiến, chỉ đào tạo chính quy, không đào tạo các hình thức đào tạo khác;
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 15 SV/1GV; giảng dạy, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 40%, trong đó tỷ lệ có chức danh giáo sư không ít hơn 15%, phó giáo sư không ít hơn 30%
- Số công trình công trên các ấn phẩm quốc tế không ít hơn 1 bài
viết/1GV-CBN/ năm;
- Số lượng bằng sáng chế, GPHI, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được
cấp không ít hơn 10/năm;
- Tỷ lệ sản phẩm được thương mại hóa/ Tổng số công trình nghiên cứu các
loại không ít hơn 20%
- Số lượng sinh viên và cựu sinh viên của trường được trao giải thưởng
quốc gia và quốc tế về nghiên cứu khoa học không ít hơn 20 giải thưởng/năm
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lƣợng
- Có không ít hơn 80% số các chương trình ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm định và công nhận trong đó không ít hơn 30% các chương trình đào tạo được các tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận;
Trang 27- Tỉ lệ các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước hoặc quốc tế không ít hơn 80% tổng số phòng thí nghiệm
- Thư viện: số lượng tài liệu (bản cứng) theo đầu tên danh mục sách, giáo
trình, tạp chí, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu cấp bộ trở lên không ít hơn 500.000 bản; có thư viện điện tử có thể truy nhập qua cổng kết nối của thư viện để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu;
- Diện tích khuôn viên không dưới 50ha; diện tích xây dựng cơ bản không ít hơn 15m2/sinh viên, giảng viên;
- Có hệ thống mạng internet băng thông rộng, kết nối các phòng học và các đơn vị trong trường; có mạng không dây phục vụ sinh viên tại các khu vực tập trung
- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ, tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng
Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu có quyền tự chủ cao trong
tổ chức, nhân sự; tài chính, đào tạo và nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
- Có hội đồng trường với đại diện của các bên liên quan, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học
Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
- Có ít nhất 10% giảng viên và cán bộ nghiên cứu quốc tế làm việc ngắn
hạn hoặc dài hạn;
- Có ít nhất 5% sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo
- Hằng năm có ít nhất 10% số lượt giảng viên - CBNC của trường được cử
đi trao đổi học thuật tại nước ngoài
(2) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
Trang 28- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng là các trường đại học, học viện, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề khoa học và đời sống ở phạm vi địa phương, quốc gia, quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 2 trình độ cử nhân, thạc sĩ được phép đào tạo đến trình độ tiến sĩ;
- Có năng lực nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới; sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, thiết bị mới, phương thức quản lý mới
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về khoa học và đào tạo, thu hút đầu
tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo lớn, theo nhu cầu đào tạo và năng lực của trường, được
tuyển trong số 40% học sinh xuất sắc ở bậc phổ thông trung học, đủ điều kiện theo quy định về tuyển sinh đại học hiện hành nhưng không vượt quá năng lực
đào tạo của trường;
- Ngành nghề đào tạo: có ít nhất 10 ngành đào tạo thuộc 3 lĩnh vực khoa
học, kỹ thuật và công nghệ khác nhau;
- Trình độ đào tạo: tổ chức đào tạo và cấp bằng ít nhất 2 trình độ cử nhân,
thạc sĩ; được phép đào tạo đến trình độ tiến sĩ;
- Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ dưới 30%
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Chi phí bình quân cho một sinh viên hàng năm không dưới 1.200 USD;
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt khoảng 25%; học phí và các loại lệ phí khác khoảng 45%; Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ khoảng 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng khoảng 12%; hiến tặng, tài trợ khoảng 3%
- Tỷ lệ kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước khoảng 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu khoảng 30%; tài trợ quốc tế khoảng 20%
Trang 29- Tỷ lệ chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học dưới 15%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật, được áp dụng tất cả các
hình thức đào tạo;
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 25 SV/1GV; giảng dạy, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 20%, trong đó tỷ lệ có chức
danh giáo sư, phó giáo sư không ít hơn 20%
- Số công trình công trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế không
ít hơn 1 bài viết/1GV-CBN/năm;
- Số lượng bằng sáng chế, GPHI, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lƣợng
- Số chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận không ít hơn 50%
số các chương trình ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó không ít hơn 20% các chương trình đào tạo được các tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận;
- Tỉ lệ các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước hoặc quốc tế không ít hơn 70% tổng số phòng thí nghiệm
- Thư viện: số luợng tài liệu (bản cứng) theo đầu tên danh mục sách, giáo
trình, tạp chí, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu cấp bộ trở lên không ít hơn 300.000 bản; có thư viện điện tử có thể truy nhập qua cổng kết nối của thư viện để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu;
- Diện tích khuôn viên trường: không dưới 5 ha; diện tích xây dựng cơ bản không ít hơn 9m2/sinh viên;
Trang 30- Có hệ thống mạng Internet (có dây và không dây) băng thông rộng, kết nối toàn bộ phòng học và các đơn vị trong trường, có mạng không dây phục vụ tại các khu vực tập trung và phục vụ sinh viên
- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ và tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng
Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
- Được quyền tự chủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính;
- Có hội đồng trường với đại diện của các bên liên quan, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học
- Vận hành theo mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững
Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
- Có ít nhất 5% giảng viên và cán bộ nghiên cứu quốc tế làm việc ngắn hạn
hoặc dài hạn;
- Có ít nhất 5% sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo
- Hằng năm có ít nhất 5% số lượt giảng viên - CBNC của trường được cử
đi trao đổi học thuật tại nước ngoài
(3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành bao gồm các trường đại học, học viện chưa được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, các trường cao đẳng, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và thực hành, triển khai, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào thực tế sản xuất và đời sống; giải quyết các vấn đề khoa học và đời sống ở phạm vi địa phương, khu vực
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ở các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo một phần chương trình đào tạo liên thông với một trường đại học cùng lĩnh vực và ngành đào tạo (đối với các trường cao đẳng),
Trang 31đào tạo cử nhân (đối với trường đại học, học viện), đáp ứng nhu cầu phát triển kinh xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân;
- Có năng lực ứng dụng, triển khai, áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới; kỹ năng thực hành thành thạo trong lĩnh vực và ngành đào tạo
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực; áp dụng, triển khai, áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ thu hút đầu tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo: không vượt quá năng lực của cơ sở đào tạo, được tuyển
sinh các đối tượng trúng tuyển vào đại học, cao đẳng;
- Ngành nghề đào tạo đã được phép đào tạo trình độ cao đẳng (đối với
trường cao đẳng), trình độ đại học (đối với trường đại học);
- Trình độ đào tạo: được tổ chức đào tạo và cấp bằng từ trình độ trung cấp
chuyên nghiệp đến cao đẳng (đối với trường cao đẳng) và trình độ cao đẳng, cử nhân đối với trường đại học
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt dưới 25%; học phí và các loại lệ phí khác khoảng 45%; Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ dưới 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng khoảng 12%; hiến tặng, tài trợ khoảng 3%
- Chi phí bình quân cho một sinh viên hàng năm khoảng 1.000 USD;
- Tỷ lệ kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước dưới 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu dưới 30%; tài trợ quốc tế dưới 20%
- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học/Ngân sách toàn trường dưới 15%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật, áp dụng tất cả các hình thức
đào tạo;
Trang 32- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 30 SV/1GV; giảng
dạy, nghiên cứu viên đảm bảo các quy định hiện hành
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lượng
- Thực hiện kiểm định trường và chương trình đào tạo theo quy định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
- Có phòng thí nghiệm đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước;
- Có thư viện đáp ứng yêu cầu hoạt động phục vụ giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên;
- Diện tích khuôn viên trường: không dưới 5ha; diện tích xây dựng cơ bản không ít hơn 9m2/sinh viên;
- Có hệ thống mạng Internet (có dây và không dây) băng thông rộng, kết nối toàn bộ phòng học và các đơn vị trong trường, có mạng không dây phục vụ tại các khu vực tập trung và phục vụ sinh viên
- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ và tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng
Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
- Có hội đồng trường với đại diện của các bên liên quan, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng
- Vận hành theo mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững
Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
- Giảng viên – cán bộ nghiên cứu của trường được đào tạo, tham gia trao đổi học thuật tại nước ngoài
II Phương án thứ hai
(1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
Trang 33- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu bao gồm (5-10%) các
trường đại học, học viện đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính chất quốc gia, đào tạo
thiên về tinh hoa, hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết các vấn đề khu vực, quốc gia và quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ, tập trung đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
- Nghiên cứu xuất sắc, tiếp cận nhanh với xu hướng phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ thế giới; sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, thiết bị mới, phương thức quản lý mới;
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về khoa học và đào tạo, thu hút đầu
tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Các tiêu chí khác tương tự như phương án 1
(2) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng là các trường đại học, học viện, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề khoa học và đời sống ở phạm vi địa phương, quốc gia, quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các trình độ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ, đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân;
- Có năng lực nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới; sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, thiết bị mới, phương thức quản lý mới
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về khoa học và đào tạo, thu hút đầu
tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo lớn, theo nhu cầu đào tạo và năng lực của trường, được
tuyển trong số 40% học sinh xuất sắc ở bậc phổ thông trung học, đủ điều kiện
Trang 34theo quy định về tuyển sinh đại học hiện hành nhưng không vượt quá năng lực
đào tạo của trường;
- Ngành nghề đào tạo: đã được giao nhiệm vụ đào tạo trình ;
- Trình độ đào tạo: được tổ chức đào tạo và cấp bằng từ trình độ cử nhân
đến trình độ tiến sĩ;
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt khoảng 25%; học phí và các loại lệ phí khác khoảng 45%; Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ khoảng 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng khoảng 12%; hiến tặng, tài trợ khoảng 3%
- Chi phí bình quân cho một sinh viên hàng năm không dưới 1.200 USD;
- Tỷ lệ kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước: 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu: 30%; tài trợ quốc tế: 20%
- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học/Ngân sách toàn trường: ít hơn 15%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật, được áp dụng tất cả các
hình thức đào tạo;
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 25 sinh viên/1 giảng viên; giảng dạy, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 20%, trong đó
tỷ lệ có chức danh giáo sư, phó giáo sư không ít hơn 20%
- Số công trình công trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế không
ít hơn 1 bài viết/1 giảng viên – cán bộ nghiên cứu /năm;
- Số lượng bằng sáng chế, GPHI, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được
cấp ít hơn 10/năm;
- Tỷ lệ sản phẩm được thương mại hóa/ Tổng số công trình nghiên cứu các
loại ít hơn 20%
Trang 35- Số lượng sinh viên và cựu sinh viên của trường được trao giải thưởng quốc gia và quốc tế về nghiên cứu khoa học ít hơn 20 giải thưởng/năm
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lƣợng
- Số chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận không ít hơn 50%
số các chương trình ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó không ít hơn 20% các chương trình đào tạo được các tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận;
- Tỉ lệ các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước hoặc quốc tế ít hơn 70% tổng số phòng thí nghiệm
- Thư viện: số luợng tài liệu (bản cứng) theo đầu tên danh mục sách, giáo
trình, tạp chí, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu cấp bộ trở lên ít hơn 300.000 bản; có thư viện điện tử có thể truy nhập qua cổng kết nối của thư viện để phục
vụ giảng dạy và nghiên cứu;
- Diện tích khuôn viên trường: không dưới 5 ha; diện tích xây dựng cơ bản ít hơn 9m2/sinh viên;
- Có hệ thống mạng Internet (có dây và không dây) băng thông rộng, kết nối toàn bộ phòng học và các đơn vị trong trường, có mạng không dây phục vụ tại các khu vực tập trung và phục vụ sinh viên
- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ và tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng
Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
- Được quyền tự chủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính;
- Có hội đồng trường với đại diện của các bên liên quan, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học
- Vận hành theo mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững
Trang 36Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
- Có ít hơn 5% giảng viên và cán bộ nghiên cứu quốc tế làm việc ngắn hạn
hoặc dài hạn;
- Có ít hơn 5% sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo
- Hằng năm có ít hơn 5% số lượt giảng viên – cán bộ nghiên cứu của trường được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài
(3) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành \
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành bao gồm các các trường cao đẳng, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và thực hành, triển khai, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào thực tế sản xuất và đời sống; giải quyết các vấn đề khoa học và đời sống ở phạm vi địa phương, khu vực
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ở các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo một phần chương trình đào tạo liên thông với một trường đại học cùng lĩnh vực và ngành đào tạo (đối với các trường cao đẳng), đáp ứng nhu cầu phát triển kinh xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân;
- Có năng lực ứng dụng, triển khai, áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới; kỹ năng thực hành thành thạo trong lĩnh vực và ngành đào tạo
- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực; áp dụng, triển khai, áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ thu hút đầu tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo: không vượt quá năng lực của cơ sở đào tạo, được tuyển
sinh các đối tượng trúng tuyển vào đại học, cao đẳng;
- Ngành nghề đào tạo: đã được phép ít nhất 1 chương trình đào tạo;
- Trình độ đào tạo: được tổ chức đào tạo và cấp bằng từ trình độ trung cấp
chuyên nghiệp đến cao đẳng
Trang 37Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt khoảng 25%; học phí và các loại lệ phí khác khoảng 45%; Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ khoảng 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng khoảng 12%; hiến tặng, tài trợ khoảng 3%
- Chi phí bình quân cho một sinh viên hàng năm không dưới 1.000 USD;
- Tỷ lệ kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước: 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu: 30%; tài trợ quốc tế: 20%
- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học/Ngân sách toàn trường: không dưới 15%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật, áp dụng tất cả các hình thức
đào tạo;
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 30SV/1GV; giảng
dạy có trình độ tiến sĩ theo quy định hiện hành
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lƣợng
- Thực hiện kiểm định trường và chương trình đào tạo theo quy định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
- Có phòng thí nghiệm đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước;
- Có thư viện đáp ứng yêu cầu hoạt động phục vụ giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên;
- Diện tích khuôn viên trường: không dưới 5ha; diện tích xây dựng cơ bản không ít hơn 9m2/sinh viên;
- Có hệ thống mạng Internet (có dây và không dây) băng thông rộng, kết nối toàn bộ phòng học và các đơn vị trong trường, có mạng không dây phục vụ tại các khu vực tập trung và phục vụ sinh viên
Trang 38- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ và tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng
Tiêu chí 6 Cơ chế quản trị
- Được quyền tự chủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính;
- Có hội đồng trường với đại diện của các bên liên quan, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng
- Vận hành theo mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững
Tiêu chí 7 Hội nhập quốc tế
- Có giảng viên và cán bộ nghiên cứu quốc tế làm việc ngắn hạn hoặc dài
hạn;
- Có sinh viên quốc tế theo học các chương trình đào tạo
- Giảng viên – cán bộ nghiên cứu của trường được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài
III Phương án 3
(1) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
Tiêu chí 1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục đại học
- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu là một số xác định các cơ
sở giáo dục đại học xuất sắc, trọng điểm, đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính chất
quốc gia, đào tạo thiên về tinh hoa, hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng lớn, giải quyết các vấn đề khu vực, quốc gia và quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ, tập trung đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
- Nghiên cứu xuất sắc, tiếp cận nhanh với xu hướng phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ thế giới; sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới, thiết bị mới, phương thức quản lý mới;
Trang 39- Góp phần tạo hình ảnh vị thế quốc gia về khoa học và đào tạo, thu hút đầu
tư hợp tác nước ngoài, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia
Tiêu chí 2 Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
- Quy mô đào tạo không lớn, chỉ tuyển trong số 10% học sinh xuất sắc ở bậc phổ thông trung học có đủ điều kiện theo quy định về tuyển sinh đại học hiện hành;
- Ngành nghề đào tạo: có các ngành đào tạo thuộc 3 lĩnh vực khoa học khác nhau
- Trình độ đào tạo: được tổ chức đào tạo và cấp bằng từ trình độ cử nhân đến trình độ tiến sĩ;
- Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không ít hơn 30%
Tiêu chí 3 Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
- Tổng kinh phí hoạt động: không dưới 40 triệu USD;
- Tỷ lệ các nguồn thu: đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả các chương trình, dự án đầu tư đặc biệt: 50%; học phí và các loại lệ phí khác: 20%; Quỹ Nghiên cứu khoa học và Công nghệ: 15%; các loại dịch vụ và hợp đồng: 12%; hiến tặng, tài trợ: 3%
- Chi phí bình quân cho một sinh viên hàng năm: không dưới 2.000 USD;
- Tỷ lệ kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học: từ ngân sách nhà nước: 50%; tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các hợp đồng nghiên cứu): 30%; tài trợ quốc tế: 20%
- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học/Ngân sách toàn trường: không dưới 20%
Tiêu chí 4 Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Nội dung chương trình đào tạo tiên tiến, chỉ đào tạo chính quy, không đào tạo các hình thức đào tạo khác;
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo không vượt quá 15 SV/1GV; giảng dạy, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 40%, trong đó tỷ lệ có chức
danh giáo sư không ít hơn 15%, phó giáo sư không ít hơn 30%
Trang 40- Số công trình công trên các ấn phẩm quốc tế có chỉ số tác động không
dưới 1,5: không ít hơn 1 bài viết/1GV-CBN/ năm;
- Số lượng bằng sáng chế, GPHI, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được
cấp: không ít hơn 10/năm;
- Tỷ lệ sản phẩm được thương mại hóa/ Tổng số công trình nghiên cứu các
loại không ít hơn 20%
- Số lượng sinh viên và cựu sinh viên của trường được trao giải thưởng
quốc gia và quốc tế về nghiên cứu khoa học không ít hơn 20 giải thưởng/năm
Tiêu chí 5 Kết quả kiểm định và đảm bảo chất lƣợng
- Số chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận không ít hơn 80%
số các chương trình ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó không ít hơn 30% các chương trình đào tạo được các tổ chức quốc tế kiểm định và công nhận;
- Tỉ lệ các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu đạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của các tổ chức kiểm định trong nước hoặc quốc tế không ít hơn 80% tổng số phòng thí nghiệm
- Thư viện: số luợng tài liệu (bản cứng) theo đầu tên danh mục sách, giáo
trình, tạp chí, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu cấp bộ trở lên không ít hơn 500.000 bản; có thư viện điện tử có thể truy nhập qua cổng kết nối của thư viện để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu;
- Diện tích khuôn viên không dưới 50ha; diện tích xây dựng cơ bản không ít hơn 15m2/sinh viên, giảng viên;
- Có hệ thống mạng Internet băng thông rộng, kết nối các phòng học và các đơn vị trong trường; có mạng không dây phục vụ sinh viên tại các khu vực tập trung
- Có Website sử dụng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh cung cấp thông tin đầy
đủ, tin cậy về năng lực đào tạo, nghiên cứu, chương trình đào tạo, tài chính hàng năm và cam kết chất lượng