1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát tiền tệ ở việt nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

69 340 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 103,22 KB

Nội dung

Hiểu được ảnh hưởng của lạm phát và tầm quan trọng của các biện pháp kiềm chế lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT TIỀN TỆ 5

1.1 Khái niệm và đo lường 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại 5

1.1.2.1 Thiểu phát 6

1.1.2.2 Lạm phát vừa phải 7

1.1.2.3 Lạm phát cao 7

1.1.2.4 Siêu lạm phát 8

1.1.3 Đo lường 9

1.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 12

1.2.1 Lạm phát do cầu kéo 12

1.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy 14

1.2.3 Lạm phát ỳ 16

1.2.4 Lạm phát do cơ cấu 16

1.2.5 Lạm phát và tiền tệ 17

1.3 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 19

1.3.1 Tác động tích cực 19

1.3.2 Tác động tiêu cực 19

1.3.2.1 Đối với lạm phát được dự tính trước 19

1.3.2.2 Đối với lạm phát không được dự tính trước 22

1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 23

Trang 2

1.4.1 Đường Phillips ngắn hạn

23 1.4.2 Đường Phillips dài hạn

25 1.4.3 Quan điểm của Edmund S.Phelps-Giải Nobel Kinh tế 2006

26 1.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

27 1.6 Kiềm chế lạm phát 29

1.7 Một số cuộc lạm phát tiểu biểu trên thế giới 30

1.7.1 Siêu lạm phát ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 1 30

1.7.2 Siêu lạm phát ở Hungary sau Chiến tranh thế giới thứ 2 31

1.7.3 Siêu lạm phát ở Zimbabwe năm 2008 32

1.7.4 Nhận xét 33

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG 34

2.1 Một số đợt lạm phát đáng chú ý trong lịch sử Việt Nam 34

2.1.1 Đổi tiền và lạm phát năm 1986 34

2.1.2 Lạm phát tăng tốc năm 2004 35

2.2 Lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu 2007-2008 36

2.2.1 Bối cảnh kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng 36

2.2.1.1 Tình hình thế giới 36

2.2.1.2 Tình hình trong nước 37

2.2.2 Tình hình lạm phát 38

2.3 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam 41

2.3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát tại Việt Nam 41

2.3.2 Ảnh hưởng lạm phát đến đời sống xã hội và điều hành kinh tế 43

2.3.3 Lạm phát và Thị trường chứng khoán Việt Nam 45

2.3.4 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng 47

2.4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam thời gian qua 49

2.4.1 Nguyên nhân khách quan từ bối cảnh kinh tế toàn cầu 49

2.4.2 Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 56

3.1 Các giải pháp đã thực hiện 56

3.2 Các giải phát trong thời gian tới 57

3.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57

3.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại 60

3.2.3 Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 64

Kết luận 67

Tài liệu tham khảo 68

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

*********************************************

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế WTO Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới Trong đó, một trong những bài toán khó cần được giải đáp là vấn đề kiềm chế lạm phát

Quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa là một nhân tố bên ngoài mới lạ, có tác động hai chiều khá linh động và phức tạp đến động thái lạm phát ở nước ta Một mặt, dưới góc độ tích cực làm dịu lạm phát, nó cho phép chúng ta nhập được nguồn hàng rẻ, dồi dào từ bên ngoài, trực tiếp làm tăng tổng cung trên thị trường, điều hòa cân đối cung cầu Mặt khác, nó cũng gây ra những thách thức lớn cho nền sản xuất nội địa vốn chưa phát triển Nếu không có giải pháp thích đáng, Việt Nam không chỉ sẽ trở thành một vùng trũng nhập và tiêu xài toàn hàng rẻ của nước ngoài, mà nền sản xuất trong nước còn bị thu hẹp hơn, làm mất đi thực lực và nhân tố ổn định của nền kinh tế nói chung, của khả năng làm chủ và ổn định giá cả xã hội của chúng ta nói riêng Đồng thời việc cắt giảm thuế theo quy định của AFTA, WTO sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế quan mà hiện đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhà nước của Việt Nam Các xung lực mất ổn định tiền tệ tăng lên, chiếc bẫy lạm phát gắn với tự do hóa ngoại thương sẽ khởi động và gia tăng tác động

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng ra toàn

Trang 5

Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Tuy được coi là không nằm trong tâm bão của cơn địa chấn nhưng cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, nước ta không thể tránh khỏi có những ảnh hưởng Trong đó, cuộc khủng hoảng cũng có tác động đến tình hình lạm phát và chi phối các biện pháp kiềm chế lạm phát của Nhà nước

Hiểu được ảnh hưởng của lạm phát và tầm quan trọng của các biện pháp kiềm chế lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng

đang đối mặt với cơn bão khủng hoảng, chúng tôi chọn đề tài: “Lạm phát tiền

tệ, thực trạng và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu” làm đề tài nghiên cứu khoa học Đề án gồm: Phần mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lạm phát tiền tệ

Chương 2: Thực trạng lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ khủng

hoảng

Chương 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Hoàng Xuân Quế đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này /

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT TIỀN TỆ

1.1 Khái niệm và đo lường

1.1.1 Khái niệm

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ,

mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá cả của các hàng hóa và dịch

vụ khác tăng đủ mạnh

Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ Trong bối cảnh lạm phát, thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn Khi thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trượt giá thì thu nhập thực tế, tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm

Lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá chung mà phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi

là lạm phát

1.1.2 Phân loại

Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm phát Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế

Trang 7

thường phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát vừa phải, lạm phát cao (lạm phát phi mã) và siêu lạm phát.

1.1.2.1 Thiểu phát

Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, trong đó có Việt Nam thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát

 Sản xuất trở nên thiếu sôi động Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi Thêm vào đó giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất

Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế)

* Nguyên nhân

Trang 8

 Xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều Ví dụ như chính sách thắt chặt tiền tề, tài khóa và hạn chế cầu quá mức dẫn đến nền kinh tế trì trệ và suy giảm.

 Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm phát một cách quá cứng nhắc như trực tiếp kiểm soát giá của một số mặt hàng

 Sai lầm trong điều hành vĩ mô

- Hậu quả của thiểu phát nghiêm trọng không kém gì lạm phát.

 Ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu vì các thị trường lớn đều tiết giảm nhu cầu

 Sức tiêu thụ nội địa không tăng do luồng cung tiền tệ giảm, trong khi xuất khẩu kém Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, hàng không thể xuất trong khi cầu nội địa

giảm, hàng không tiêu thụ hết, giá cả sẽ giảm, sản xuất đình đốn

1.1.2.2 Lạm phát vừa phải

Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được.Theo

các nhà kinh tế học mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 13 phần trăm một năm Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức 1 con số

được coi là lạm phát vừa phải Đó là mức lạm phát bình thường mà nền kinh tế

trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong bối cảnh đó , mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ vì họ tin rằng giá và chi phí hàng hóa mà họ mua và bán sẽ không đi chệch quá xa

1.1.2.3 Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ

số một năm Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì

Trang 9

trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền sẽ

bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải

1.1.2.4 Siêu lạm phát

Là trường hợp lạm phát đặc biệt cao, là lạm phát "mất kiểm soát", một tình

trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi) Trong khi lạm phát 50% một tháng có thể không thực sự gây ấn tượng, nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này được duy trì liên tục suốt 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ lên tới khoảng 13000% Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát

Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát Thứ nhất, các hiện

tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ Vào những năm 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giơi thứ 3 đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cuộc siêu lạm phát ở một số nước Mỹ

Trang 10

ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng

là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 %

1.1.3 Đo lường

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:

t - P t-1

P t-1

Trong đó :

∏t : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (tháng, quý , năm)

P t : mức giá của thời kỳ t

P t-1 : mức giá của thời kỳ trước đó

Bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốCác phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

* Chỉ số giá sinh hoạt ( CLI): là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt

của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được

Trang 11

giả định một cách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung)

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng

hóa dịch vụ mà được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn CPI là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các

hộ gia đình Khi CPI tăng, nghĩa là mức giá trung bình tăng Kết quả là người tiêu dùng phải chi nhiều hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ

- Công thức tính CPI :

CPI t = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t

Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

- Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI:

t - CPI t-1

CPI t-1

* Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo lường mức độ thay đổi giá cả trung bình

trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất Những mặt hàng này bao gồm những nguyên liệu thô như than và dầu thô, những sản vật trung gian như

mì và thép, và nhiều loại máy móc do giới kinh doanh mua (máy tính tiền, máy kéo…), đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế

Trang 12

có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán

* Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn

(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này rất giống với PPI

* Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một

cách có lựa chọn Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc

* Chỉ số điều chỉnh GDP (D GDP ) : Đo lường mức giá trung bình của tất cả

mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP ,dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội DGDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ

sở Chỉ số điều chỉnh GDP ở thời kỳ sau phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế và được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế:

D t

t n

CPI t r

* Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI) ) Trong "Báo cáo chính

sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng

ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ

số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân"

1.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Trang 13

1.2.1 Lạm phát do cầu kéo

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát Điều này có thể giải thích qua sơ đồ tổng cầu – tổng cung (AD-AS) Đường tổng cầu AD dịch sang phải trong khi đường tổng cung AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng Trong khi đó chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta

có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng Do đó có lạm phát

Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và

họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến

sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường Các nhà khoa học mô

tả tình trạng lạm phát này là “quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá” hay nói cách khác là do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất

Trang 14

Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư Chẳng hạn khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong đầu tư : sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy giá cả tăng lên Trong nhiều trường hợp lạm phát bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ Khi Chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thì mức giá sẽ tăng và ngược lại.

Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu : khi nhu cầu xuất khẩu tăng lên, lượng hàng hóa còn lại để cung ứng trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu làm mức giá trong nước tăng lên Ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát , đặc biệt trong chế độ

tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu trì trệ

và luồng vốn nước ngoài đổ vào giảm do nền kinh tế suy thoái

Trong đồ thị tổng cầu – tổng cung, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu Do đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có độ tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp thấp hơn, nhưng đồng thời cũng trải qua lạm phát Lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất dốc Khi đó sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng lên trong khi sản lượng và việc làm tăng lên không đáng kể

1.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Trang 15

Lạm phát xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Trong đồ thị tổng cầu – tổng cung, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái Trong bối cảnh đó mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi : sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.Chính vì vậy loại lạm phát này gọilà lạm phát kèm suy thoái

Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát : tiền lương, thuế gián thu, giá

nguyên liệu nhập khẩu

- Khi tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá, kết quả là lạm phát xuất hiện

- Việc Chính phủ tăng thuế tác động đến tất cả các nhà sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát Thuế gián thu ( cả thuế nhập khẩu) đóng một vai trò quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa

- Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, cấu kiện cần thiết mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước Nếu giá của chúng

Trang 16

tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát bùng nổ.

1.2.3 Lạm phát ỳ

Trong nền kinh tế ngoại trừ lạm phát phi mã hay siêu lạm phát thì lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian Hàng năm mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tỷ lệ này gọi là lạm phát ỳ Đây là loại lạm phát hoàn toàn dự tính được trước Có thể coi đây là tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn

và nó sẽ duy trì cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế

Trang 17

Trong khi ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động thì ngành kinh doanh không hiệu quả không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm Lạm phát xuất hiện

từ hiện tượng này

bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là

do có quá nhiều tiền trong lưu thông Thứ hai : giả sử rằng mối quan hệ nhân quả

bắt nguồn từ tác động của cung ứng tiền đến mức giá chứ không phải ngược lại

là giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung ứng Với giả thuyết về thị truờng tìên

tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ làm mất cân bằng trên thị trường tiền tệ Để thiết lập trạng thái cân bằng, một phần của số tiền dư thừa đựơc dùng

để mua hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên vì số luợng hàng hoá và dịch vụ được quy định bởi các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị truờng hàng hoá Theo cơ chế lan truyền như vậy sẽ gây áp lực làm giá

cả hàng hoá tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị truờng hàng hoá Trong mô hình tổng cung- tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn

Trang 18

Milton Friedman, nhà kinh tế học nhận giải thưởng Nobel kinh tế 1976, cho rằng lạm phát chỉ là biểu hiện của tăng lên quá mức của cung tiền Theo thuyết số lượng tiền tệ thì giữa các tham số cung tiền và giá cả trong nền kinh tế

có mối quan hệ và được thể hiện qua công thức:

M * V = P * Y Trong đó:

M: Số lượng tiền tệ V: Tốc độ chu chuyển của tiềnP: Giá

Y: Sản lượng

Đó là phương trình số lượng ,bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (PxY) Phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng lượng tiền trong nền kinh tế phái được phản ánh ở một trong ba biến số khác : mức giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ chu chuyển tiền tệ phải giảm

Khi triển khai công thức dưới dạng phần trăm, thu được:

% M + % V = % P + % Y Hay % P = % M - % Y - % VNhìn chung, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian Khi

đó lạm phát tăng chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng tăng nhanh hơn sản lượng Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuộc rất lớn vào thay đổi cung tiền (% M) Khi tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố ngược lại thay đổi không tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao

Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền chỉ lại là hệ quả của

sự tương tác giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế Ngân hàng Trung ương bằng chính sách tiền tệ tiến hành chủ động mở

Trang 19

rộng hay thu hẹp cung tiền qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở Ngược lại, nhu cầu số lượng tiền lưu thông lại chịu tác động khách quan của nền kinh tế bao gồm chi tiêu chính phủ trong chính sách tài khóa, của doanh nghiệp với mở rộng hoạt động kinh doanh

và cuối cùng là tác động của dòng vốn nước ngoài chảy vào với sự chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ

1.3 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

1.3.1 Tác động tích cực

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải

sẽ có lợi cho nền kinh tế Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi, giá thành sản phẩm tăng vừa phải khiến mức cầu hàng hoá giảm không đáng kể mà nhà sản xuất vẫn thu được lợi nhuận Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất Việc làm được tạo thêm Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm

Lạm phát ở mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của chính phủ có thể không

có gì đáng lo lắng Theo lẽ thông thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều tốt Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng tiền mới để tiêu xài cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến đồng tiền được xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc dân GDP (Gross Domestic Product) lên thêm một mức Dĩ nhiên nếu quá đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát nặng hoặc siêu lạm phát và làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt

Trang 20

1.3.2 Tác động tiêu cực

1.3.2.1 Đối với lạm phát được dự tính trước

Loại lạm phát này xảy ra khi lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trứơc của các tác nhân kinh tế Trong trường hợp này, mọi khoản vay cũng như hợp đồng

về các biến danh nghiã đã đựơc điều chỉnh phù hợp với lạm phát Tuy nhiên nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội nhất định:

Thứ nhất : lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những

người giữ tiền và được gọi là thuế lạm phát Giống như các loại thuế khác, thuế

lạm phát gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì mọi người lãng phí nguồn lực khan hiếm khi tìm cách tránh thuế

Thứ hai : Như trên đã nói lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người

giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đã dùng thuật

ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như

thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát

Thứ ba : Lạm phát gây ra chi phí thực đơn, đó là chi phí phát sinh do các

doanh nghiệp có thể phải gửi các catalog mới cho khách hàng, phân phối bảng giá mới cho nhân viên bán hàng của mình, lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm, các hiệu ăn cũng phải thay đổi thực đơn mới khi giá cả thay đổi

Thứ tư : Lạm phát làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn

Trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn

Trang 21

phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên

rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá Kinh tế vi mô nhấn mạnh đến vai trò của giá tuơng đối trong việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả Trong chừng mực mà lạm phát gây ra sự thay đổi giá cả không đều và do đó làm méo

mó giá tương đối, thì sức mạnh của thị truờng tự do sẽ bị hạn chế Sự phân bổ sai lệch này cũng cần đựơc hiểu là nội dung truyền đạt thông tin của giá cả bị suy giảm Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô

Thứ năm : Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân

trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát Trên thực tế luật thuế thường không tính đến tác động của lạm phát, và do vậy khi thu nhập danh nghĩa tăng, mọi người sẽ phải nộp thuế cao hơn, ngay cả khi thu nhập thực tế của họ không thay đổi và do vậy làm giảm thu nhập khả dụng của họ Điều này không khuyến khích mọi người làm nhiều

và làm hiệu quả

• Lạm phát có ảnh hưởng chủ yếu đến 2 loại thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm :

- Tiền lãi vốn : là thu nhập có được từ việc bán một loại tài sản cao hơn giá

mua Lãi vốn danh nghĩa là đối tượng chịu thuế Giả sử ông A mua một cổ phiếu giá 20 đồng và bán nó với giá 50 đồng Nếu mức giá tăng gấp đôi trong thời gian

sở hữu cổ phiếu đó, thì ông A chỉ thu đựơc một khoản lãi về vốn thực tế là 10 đồng, nhưng ông A phải đóng thuế trên khoản thu nhập danh nghĩa là 30 đồng, vì luật thuế không tính đến lạm phát

- Tiền lãi danh nghĩa cũng bị đánh thuế, cho dù một phần tiền lãi danh

nghĩa đơn thuần chỉ để bù đắp lạm phát Khi chính phủ đánh thuế theo một tỷ lệ

Trang 22

phần trăm cố định của tiền lãi danh nghĩa, thì tiền lãi thực tế sau thuế vẫn giảm trong điều kiện có lạm phát ngay cả khi lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn cùng với tỷ lệ lạm phát.

• Lạm phát làm giảm lợi tức thực tế sau thuế cho các khoản tiết kiệm nên không khuyến khích tiết kiệm và không có lợi cho tăng trưởng kinh tế Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đưa lạm phát ra khỏi hệ thống thuế hoặc áp dụng chỉ số truợt giá trong hệ thống thuế sao cho thuế chỉ còn đánh vào thu nhập thực tế

Thứ sáu : Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện , đồng tiền được sử dụng

để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình Lạm phát làm cho đồng tiền có sức mua khác nhau vào các thời điểm khác nhau nên việc tính toán lợi nhuận của công ty-phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí- sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và kết quả là cản trở thị truờng tài chính trong việc phân bổ một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các dự án đầu tư

1.3.2.2 Đối với lạm phát không được dự tính trước

Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính khi lạm phát cao hơn dự kiến thì lãi suất thực tế thực hiện sẽ nhỏ hơn lãi suất thực tế dự tính Điều đó có nghĩa là nguời tiết kiệm có thu nhập thấp hơn dự tính ban đầu, trong khi người đi vay trả vốn gốc và tiền lãi bằng những đồng tiền kém giá trị hơn so

Trang 23

với dự tính ban đầu Điều đó hàm ý có sự phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay Người đi vay sẽ được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại Ngược lại khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.

Lạm phát không dự tính trứơc còn gây tổn thất cho những người nhận thu nhập danh nghĩa cố định hoặc có thu nhập danh nghĩa chậm được điều chỉnh theo lạm phát Công nhân và doanh nghiệp thường thoả thuận về mức lương danh nghĩa trong các hợp đồng lao động dài hạn dựa trên kỳ vọng về lạm phát

Do vậy, công nhân sẽ bị tổn thất khi lạm phát cao hơn dự kiến, ngựơc lại các doanh nghiệp lại bị tổn thất khi lạm phát thấp hơn mức dự kiến

Trên thực tế, lạm phát cao thường có xu hướng biến động mạnh và khó

dự đoán trước, gây ra những bất định cho các hoạt động tiết kiệm và đầu tư, và

do đó không có lợi cho tăng trưởng kinh tế dài hạn

Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định

và ở mức vừa phải Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này

1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

1.4.1 Đường Phillips ngắn hạn

Trang 24

Năm 1958, nhà kinh tế A.W Phillips chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tỉ lệ Thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát tiền lương dựa trên số liệu phân tích của nước Anh 1861-1957 Những năm nước Anh có tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tiền luơng thuờng tăng nhanh và ngựơc lại.Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu thực nghiệm của nước Anh,nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác.Hai năm sau đó, Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản bài báo “Các phân tích về chính sách chống lạm phát” trên tờ

Điểm báo kinh tế Mỹ, trong đó họ đã chỉ ra mối quan hệ tuơng tự giữa lạm phát

và thất nghiệp dựa trên số liệu của nước Mỹ Họ lập luận rằng mối tuơng quan này nảy sinh là do thất nghiệp gắn với tổng cầu cao, đồng thời tổng cầu cao lại tạo áp lực đẩy tiền luơng và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Họ gọi mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đuờng Phillips

Trang 25

điểm bất kỳ trên đường Phillips Điểm có thất nghiệp cao thì lạm phát thấp và điểm có thất nghiệp thấp thì lạm phát cao Nhưng chọn một điểm mà ở đó cả thất nghiệp và lạm phát đều thấp thì không thể Điều đó có nghĩa là phải đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.Việc điều tiết tổng cung tổng cầu thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ đơn giản chỉ làm nền kinh tế trượt dọc trên một đường Phillips xác định Các chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng

có thể cắt giảm được thất nghiệp nhưng lạm phát cao ; ngựơc lại các chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt có thể cắt giảm được lạm phát nhưng phải chấp nhận thất nghiệp cao hơn

Vị trí đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến Khi tỷ

lệ lạm phát dự kiến tăng thì đường Phillips dịch chuyển lên trên, khi này lạm phát cao hơn ở mọi mức thất nghiệp Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm thì đường Phillips dịch chuyển xuống dưới và lạm phát thấp hơn tại mọi mức thất nghiệp.Đường Phillips ngắn hạn cũng có thể dịch chuyển do các cú sốc cung Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp,

từ đó tác động đến giá cả của hàng hoá làm cho đường AS và Phillips dịch chuyển Do đương đầu với cú sốc cung bất lợi nên các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa chống lạm phát và chống thất nghiệp

1.4.2 Đường Phillips dài hạn

Mọi người có xu hướng điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát theo thời gian Do đó, trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát dự kiến và tỷ lệ lạm phát thực tế bằng nhau.Thất nghiệp trở lại mức tự nhiên và không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp Đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Trang 26

1.4.3 Quan điểm của Edmund S.Phelps-Giải Nobel Kinh tế 2006

Edmund S Phelps chỉ ra rằng biểu đồ Phillips chỉ thể hiện được mối liên hệ thuần túy giữa các thống kê mà chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nào với các thuyết kinh tế vi mô về thói quen của người sản xuất và tiêu dùng Nó cũng không đưa ra được lý thuyết về giảm thiểu tối đa số thất nghiệp Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới “zero”, nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động Khung lý thuyết mà Phelps dựng nên từ cuối những năm 60 giúp giải thích

vì sao cả lạm phát lẫn thất nghệp đều gia tăng trong những năm 70 Ông nhận ra lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương Ông đưa ra mô hình mà ban đầu được gọi là “Biểu đồ gia tố kỳ vọng Phillips” (expectations-augmented Phillips curve) Nó cho thấy, ở một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ

Trang 27

lên Khi đặt giá và thương thảo lương, ông chủ và người làm công dựa trên sự kì vọng tăng giá và tăng lương nói chung Giả thiết đó được chấp nhận rộng rãi và được củng cố bởi kết quả các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm (empirical research).Phân tích của Phelps trái ngược với quan điểm trước đó cho rằng có thể dùng chính sách tài chính và tiền tệ để khống chế tỷ lệ thất nghiệp Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng Thị trường lao động sẽ quyết định mức thất nghiệp cân bằng như thế nào Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp

Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ

lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng Các nghiên cứu của Phelps nhấn mạnh việc phân tích các chính sách kinh tế hôm nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong tương lai như thế nào: lạm phát cao ngày hôm nay có nghĩa là lạm phát kì vọng

sẽ cao hơn trong tương lai, vì thế phác thảo các chính sách cho tương lai càng khó khăn hơn Chính sách duy trì lạm phát ở mức thấp cũng có thể xem là để giảm mức lạm phát kỳ vọng - một lựa chọn có lợi cho mức lạm phát và thất nghiệp trong tương lai hơn là các phương án khác

1.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Về mặt lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế như trên đã trình bày

Theo Mundell (1965) và Tobin (1965) thì có mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi

Trang 28

ngân sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng Đó là chưa kể các yếu

tố tác động bên ngoài như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai, dịch bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách… Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước

Cả hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ điều cho rằng trong ngắn

hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát

Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính

Fischer (vào năm 1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại hoặc thậm chí mang tính đồng biến; lạm phát ở mức cao, mối quan hệ này là nghịch biến Một số các nhà nghiên cứu sau này như của Sarel (vào năm 1996), Gosh và Phillip (vào năm 1998), Shan và Senhadji (vào năm 2001) và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một

Trang 29

ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng Theo Sarel, ngưỡng lạm phát

đó là 8%; còn theo Shan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11%-12%, cho các nước công nghiệp khoảng 1%-3% Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan (vào năm 2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3,2%

Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế là vào năm 2005 - 2006, lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng Thông qua mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh

tế, một số nước đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng "bong bóng"

Xu hướng chung là các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương

án đầu tư hiệu quả Đối với người tiêu dùng thì họ ổn định chi tiêu, không phải

lo cân nhắc các mặt hàng tiêu dùng khác để thay thế do giá tăng Tất cả điều đó

đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất Hiện nay, các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn

Trang 30

điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật

1.7 Một số cuộc lạm phát tiểu biểu trên thế giới

1.7.1 Siêu lạm phát ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 1

* Ở Đức: Những năm đầu thập niên 1920, tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x 106

mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ Và năm 1923 mặt bằng giá cả tăng 1 triệu triệu, tức 1 ngàn tỷ lần so với thời điểm ngay sau Thế Chiến Đồng mark Đức trượt giá kinh hoàng, từ 4.2 đồng ăn 1 đô la Mỹ xuống còn 4.2 ngàn tỷ ăn 1 Trong đỉnh cao lạm phát, ngân hàng trung ương Đức phải huy động tất cả 30 nhà máy giấy và 132 xưởng in để phục vụ việc in thêm bạc Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau Giá cả của các thứ khác cũng

Trang 31

tăng tương tự Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng

từ 1 lên 10.000.000.000 Ngày 2 tháng 11 năm 1923, Chính phủ Đức cho ấn hành đồng bạc trị giá 100 ngàn tỷ mark Đồng này ban đầu ăn 312.5 đô Mỹ, nhưng sau 2 tuần chỉ còn ăn 23.81 đô mà thôi

Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức

nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai

* Các nước khác: Siêu lạm phát ở Áo và Hungary đẩy giá cả ở 2 nước này

lên đến đỉnh cao là gấp 14 000 và 23 000 lần so với mức trước lạm phát, còn ở

Ba Lan và Nga là 2.5 triệu và 4 tỷ lần

1.7.2 Siêu lạm phát ở Hungary sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Sau Thế chiến thứ 2, tỉ lệ lạm phát của Hungary là 4.19 x 1016 ( tức là giá

cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ) Năm 1938, 1 đô Mỹ chỉ ăn 5.4 pengos Hungary, năm 1944 đã ăn đến 44, kết thúc Thế Chiến thì ăn 1320 Cuối năm

1945, giá cả trung bình tại Hungary tăng 400 lần, trong khi tỷ giá pengos:đô la rớt xuống 290 000:1 Sang mùa hè năm 1946, giá mỗi ngày tăng lên gấp 3 và hơn thế nữa; vào cuối tháng 7 thì 1 đô Mỹ ăn 50 0000000000 0000000000

0000000000 (số 5 theo sau bởi 31 số 0) pengos Lúc bấy giờ, chỉ cần bỏ ra 1 phần ngàn của 1 cent Mỹ là đủ đổi lấy toàn bộ số lượng đồng pengos lưu hành trên lãnh thổ Hungary

1.7.3 Siêu lạm phát ở Zimbabwe năm 2008

Trang 32

Lạm phát ở Zimbabwe đã phá vỡ mọi kỷ lục lạm phát từ trước tới nay sau khi tỉ lệ lạm phát lên đến con số hơn 200 triệu % Nguồn gốc của tình trạng này bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây Đất đai chia cho nhiều người da đen nhưng

họ không biết cách canh tác Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ Trước cải cách ruộng đất, việc giá trị đồng đô la Zimbabwe với tỉ giá hối đoái ở thế khá thăng bằng 1,59 đô la

Zimbabwe (ZBD) ăn 1 USD khiến chúng ta phải choáng váng trước tốc độ mất giá của đồng tiền

Bức tranh đầu tiên về sự suy thoái kinh tế của Zimbabwe được vẽ rõ nét vào tháng 7/2002, khi hàng triệu người Zimbabwe phải đối mặt với sự hoành hành của nạn đói, nhất là đối với những người bỏ phiếu chống lại tổng thống Mugabe, thì lương thực cứu trợ không tới được tay họ Đến tháng 7/2003, Zimbabwe gặp khủng hoảng thiếu tiền mặt Mỗi ngày, ngân hàng Trung ương nước này phải in tới 700 triệu ZBD mà vẫn không đủ để chi trả cho nhu cầu của người dân Tháng 6/2007, lạm phát tăng lên một mức kỷ lục mới là 7.638% so với mức 900% một năm trước Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Zimbabwe đã khiến khoảng 3 triệu người dân phải rời bỏ quê hương để tới Nam Phi tìm kế sinh nhai Chỉ trong vòng gần 18 năm sau, khi Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe ban hành đồng tiền mệnh giá 100 tỉ đô la vào tháng 7/2008, thì số tiền này chỉ xấp xỉ bằng 1,20 USD Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp ở nước này lên tới 80%

Tỉ giá hối đoái giữa đô la Zimbabwe và đô la Mỹ là 90 tỉ ZBD ăn 1 USD, đây là con số tính ra từ thực tế giá cả hàng hóa trên thị trường chợ đen, bởi theo

tỉ giá chính thức của ngân hàng nhà nước là 20 tỉ ZBD ăn 1 USD Với tờ bạc 100

Trang 33

tỷ đôla mà chính phủ Zimbabwe phát hành hôm 21/7/2008 vừa qua, người dân địa phương chỉ mua được một ổ bánh mì Đến thời điểm này, Zimbabwe là đất nước duy nhất trên thế giới mà trong đó các giao dịch thông thường có giá trị lên đến nghìn triệu triệu (một nghìn triệu triệu tức là 1 và 15 số) theo sau: 1.000.000.000.000.000 Đến tháng 10/2008 tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe đã tăng với tốc độ của tên lửa, lên tới 231 triệu % so với 11,2 triệu % mà chính phủ nước này công bố hồi tháng 6 Chính phủ Zimbabwe đã thừa nhận con số mới nhất Nhưng theo tờ “Herald”, con số 11.200.000% hồi tháng 6 thực tế còn cao hơn 20 lần Lạm phát hàng tháng ở Zimbabwe là 2.600,2%, tờ báo khẳng định.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ lạm phát ở Zimbabwe luôn “siêu tốc” là vì chính sách của chính phủ nước này in ngày càng nhiều tiền hơn để đáp ứng nhu cầu, khiến đồng đôla Zimbabwe bị mất giá thảm hại so với đồng tiền mạnh và tất nhiên, kéo theo giá trị mọi mặt hàng nhập khẩu tăng vọt

1.7.4 Nhận xét

Nguyên nhân chính của các cuộc siêu lạm phát trong lịch sử thế giới đều do

sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn và đáp ứng nhu cầu về tiền mặt Hơn nữa, một khi lạm phát cao đã bắt đầu, tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được : lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu

từ thuế tính theo % so với GDP mà điều này đến lượt nó lại làm tăng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.Dựa trên các bằng chứng lịch sử, thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng phát hành tiền trong khoảng từ 10-12% GDP sẽ gây ra siêu lạm phát

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG

2.1 Một số đợt lạm phát đáng chú ý trong lịch sử Việt Nam

2.1.1 Đổi tiền và lạm phát năm 1986

Năm 1986 là năm có tỉ lệ tăng cao nhất, nhưng lạm phát thực sự đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% Những năm 1986-1988 lạm phát có lúc ở mức 600-700% Chủ yếu là mất cân đối lớn về quan hệ tiền - hàng (thiếu hàng) với nền kinh tế trì trệ, hạ tầng yếu, quản lý kém lại diễn ra trong điều kiện bị bao vây cấm vận và cũng là thời điểm Liên Xô (trước đây) Ðông Âu tan vỡ, lúc đó ta bắt đầu đổi mới, mở cửa Nền kinh tế chuyển từ quản lý theo kế hoạch tập trung sang quản lý theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường Trình độ và kinh nghiệm thiếu, mô hình chưa có Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do nội tại nền kinh tế Ðặc trưng chung của lạm phát lúc này là lạm phát trong suy thoái

Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến năm 1985, Chính phủ mới tiến hành nhiều chính sách cải cách Chính sách thứ nhất: Cải cách tiền tệ, đổi tiền cũ lấy tiền mới theo tỷ lệ 10:1 (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985) Chính sách thứ hai: cải cách chế độ tiền lương, nâng mức lương lên gấp 3 lần Khốn thay, 2 chính sách này lại đi kèm với chính sách thứ 3 là điều chỉnh giá cả, nâng mức giá bao cấp lên tiếp cận giá thị trường Hậu quả nhãn tiền: chính sách thứ 3 khiến giá cả tăng lên chóng mặt, vượt nhiều lần mức lương tăng, và làm giảm sức mua của đồng tiền mới

Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w