- Xác định đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xác định đặc điểm văn hóa lịch sử : Phát xuất từ nguồn cội lịch sử của văn hóa Việt Nam, các đặc trưng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
PHẠM ANH DŨNG
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ TRONG KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC
Thành phố Hồ Chí Minh –2005
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
PHẠM ANH DŨNG
ĐẶCĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ TRONG KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ
Chuyên ngành: Kiến trúc công trình
Mã số : 62.58 01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.KTS NGUYỄN KHỞI
Thành phố Hồ Chí Minh –2005
Trang 3LỜI CAM ĐOAN :
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án:
Phạm Anh Dũng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài : 1
2 Mục tiêu của luận án : 2
3 Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của luận án : 3
CHƯƠNG 1 : 5
TỔNG QUAN 5
TÀI LIỆU VÀ THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA VIỆT NAM 5
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 5
1.1.1 Khái quát phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài : 5
1.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài : 8
1.2 Kiến trúc đình, chùa truyền thống Việt Nam trong tiến trình lịch sử : 9
1.2.1 Đình, chùa Việt Nam thời dựng nước và thịnh đạt phong kiến : 9
1.2 2 Đình, chùa Việt Nam thời kỳ phong kiến suy thoái : 12
1.2 3 Đình, chùa Việt Nam dưới triều đại phong kiến cuối cùng : 14
1.3 Khái quát kiến trúc đình và chùa giữa các miền tại Việt Nam : 16
1.3.1 Kiến trúc đình, chùa Bắc Bộ : 16
1.3.2 Kiến trúc đình, chùa Trung Bộ : 17
1.3.3 Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : 18
1.4 Phân kỳ lịch sử kiến trúc đình , chùa Nam Bộ : 21
1.4.1 Giai đoạn hình thành vùng văn hóa Nam Bộ: 21
1.4.2 Giai đoạn văn hóa Đại Nam (Tây Sơn & Nguyễn) : 26
1.4.3 Giai đoạn giao lưu văn hóa phương Tây : 29
1.5 Phân loại kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : 41
1.5.1 Nhận dạng chung : 41
1.5.2 Loại hình kiến trúc đình, chùa người Việt tại Nam Bộ : 42
1.5.3 Loại hình kiến trúc đình, chùa gốc Hoa và Kh’mer tại Nam Bộ : 43
CHƯƠNG 2 47
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NAM BỘ 47
2.1 Đối tượng nghiên cứu : 48
2.1.1 Văn hóa truyền thống Việt Nam – Nguồn cội lịch sử của các vùng văn hóa Bắc, Trung, Nam Bộ 48
2.1.2 Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ : 60
Trang 52.1.3 Kiến trúc đình, chùa – bộ phận văn hóa tiêu biểu của vùng văn
hóa Nam Bộ: 71
2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án : 77
2.2.1 Phạm vi nghiên cứu : 77
2.2.2 Khu vực nghiên cứu : 78
2.2.3 Thời khoảng nghiên cứu : 78
2.3 Phương pháp nghiên cứu : 79
2.3.1 Phương pháp điều tra hiện trạng : 79
2.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: 79
2.3.3 Phương pháp lịch sử - logic: 79
CHƯƠNG 3 81
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 81
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ VÀ PHẢN ÁNH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG QUA KIẾN TRÚC ĐÌNH , CHÙA NAM BỘ 81
3.1 Đặc điểm văn hóa - lịch sử biểu hiện qua hình thức kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : 81
3.1.1 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua quy họach đình, chùa Nam Bộ : 81
3.1.2 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua hình thức kiến trúc đình, chùa Nam Bộ 90
3.1.3 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua giải pháp kết cấu đình, chùa Nam Bộ : 108
3.2 Đặc điểm nội hàm kiến trúc đình , chùa trong bối cảnh không gian văn hóa lịch sử Nam Bộ : 116
3.2.1 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính kế thừa lịch sử trong đình , chùa Nam Bộ : (Xem SĐ 3.1) 116
3.2.2 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính tích hợp văn hoá trong đình, chùa Nam Bộ : (Xem SĐ 3.2) 126
3.2.3 Đặc điểm nội hàm kiến trúc biểu hiện qua tính tiến triển thời đại trong đình, chùa Nam Bộ : 139
3.3 Đặc điểm văn hóa truyền thống Việt Nam phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ : 142
3.3.1 Văn hóa nhận thức phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ: 142
3.3.2 Văn hóa tổ chức cộng đồng phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ: 150
3.3.3 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên phản ánh qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ: 154
CHƯƠNG 4 163
Trang 6BÀN LUẬN VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA – LỊCH SỬ CỦA KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA NAM BỘ
TRONG PHÁT TRIỂN 163
4.1 Gìn giữ bản sắc văn hóa với vấn đề bảo tồn di sản kiến trúc đình, chùa Nam Bộ: 163
4.1.1 Văn hóa vật thể trong di tích kiến trúc đình , chùa Nam Bộ : 163
4.1.2 Văn hóa phi vật thể trong kiến trúc đình , chùa Nam Bộ 168
4.2 Phát huy bản sắc văn hóa kiến trúc đình, chùa Nam Bộ ngày nay qua công tác bảo tồn : 172
4.2.1 Bảo tồn văn hóa kiến trúc đình chùa Nam Bộ - góp phần phát huy bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam : 172
4.2.2 Chọn lựa phương pháp bảo tồn quyết định mức độ tồn tại các yếu tố bản sắc văn hóa Việt Nam : 173
4.3 Chính sách , biện pháp quản lý, tu bổ và hoạt động của đình chùa : 175
4.3.1 Chính sách đối với kiến trúc đình chùa : 175
4.3.2 Biện pháp quản lý, tu bổ : 175
4.3.3 Hoạt động trong di tích kiến trúc đình chùa : 176
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 180
1.Kết luận : 180
2 Kiến nghị : 182
Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
SD 2.1 : Khái niệm văn hóa 1p*
SD 2.2 : Mối quan hệ văn hóa với lịch sử 1p
SD 2.3 : Quan hệ cội nguồn giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa 2p
SD 2.4 : Quá trình hình thành và phát triển văn hóa 2p
SD 2.5 : Hệ thống cấu trúc văn hóa Việt Nam 3p
SD 2.6 : Sự hình thành các dân tộc Việt Nam 3p
SD 2.7 : Sự hình thành nhận thức Âm-Dương 4p
SD 2.8 : Hai con đường phát triển của nhận thức Âm-Dương 4p
SD 2.9 : Từ Tam Tài đến Ngũ Hành 5p
SD 2.10: Từ Âm-Dương đến Tam Tài 5p
SD 2.11: Đặc điểm đất đai, lãnh thổ, dân cư Nam Bộ 5p
SD 2.12: Đặc điểm tự nhiên khí hậu vùng văn hóa Nam Bộ 6p
SD 2.13: Đặc điẻm chính trị, kinh tế vùng văn hóa Nam Bộ 6p
SD 2.14: Đặc điẻm tập quán, phong tục vùng văn hóa Nam Bộ 6p
SD 2.15: Đặc điẻm hình thành vùng văn hóa Nam Bộ 7p
SD 2.16: Biến thể văn hóa Nam Bộ 7p
SD 2.17: Kiến trúc đình, chùa – Bộ phận tiêu biểu vùng văn hóa Nam Bộ.7p
SD 2.18: Các hình thức giao lưu văn hóa 8p
SD 3.1: Đặc điểm văn hóa biểu hiện tính kế thừa lịch sử trong đình chùa
NB.9p
SD 4.1 : Liên hệ nội dung và hình thức, giữa toàn thể và bộ phận 10p
_
Trang 81p* : Trang số 1 của phần PHỤ LỤC
DANH MỤC HỌA ĐỒ Họa đồ Tên họa đồ Trang
1 Họa đồ 1.1a : Mặt bằng ,MĐ,MC chùa Phổ Minh 11p
2 Họa đồ 1.1b : Mặt bằng điển hình chùa Nam 11p
3 Họa đồ 1.2a : Mặt bằng chùa Phổ Minh 12p
4 Họa đồ 1.2b : Mặt bằng đình Yên Sở 12p
5 Họa đồ 1.2c : Thành Qui (Bát quái) 12p
6 Họa đồ 1.3a : Chùa Diên Hựu và Liên Hoa đài 13p
7 Họa đồ 1.3b : Mặt bằng đình Chu Quyến 13p
8 Họa đồ 1.3c : Mặt bằng đình Đình Bảng 13p
9 Họa đồ 2.1a : Bản đồ hành chính Nam Kỳ Lục Tỉnh 14p
10 Họa đồ 2.1b : Đại Nam Nhất thống Toàn Đồ 14p
11 Họa đồ 2.1c : Sài Gòn – Chợ Lớn 14p
12 Họa đồ 2.2a : Trung Hoa thời Chu 15p
13 Họa đồ 2.2b : Không gian văn hóa Việt Nam 15p
14 Họa đồ 3.1a : Sơ đồ tương quan vị trí đình chùa trong khu dân cư 16p
15 Họa đồ 3.1b : Nhà ba gian (chữ Đinh) 16p
16 Họa đồ 3.2a : Mặt bằng đình Trường Thọ – Năm gian 17p
17 Họa đồ 3.2b : Mặt bằng phức hợp 17p
18 Họa đồ 3.3a : Mặt bằng hình chữ Nhất 18p
19 Họa đồ 3.3b : Mặt bằng hình chữ Nhị 18p
20 Họa đồ 3.3c : Mặt bằng hình chữ Tam 18p
21 Họa đồ 3.3d : Mặt bằng hình chữ ‘L’ 18p
22 Họa đồ 3.4a : Mặt bằng lầu chùa Vĩnh Nghiêm 19p
23 Họa đồ 3.4b : Mặt bằng trệt chùa Vĩnh Nghiêm 19p
24 Họa đồ 3.5a : Nội thất hướng nội của đình chùa Nam Bộ 20p
25 Họa đồ 3.6a : Nội thất hướng thượng thuộc VH trọng dương 21p
26 Họa đồ 3.7a : Mặt bằng tháp Chàm Mỹ Sơn 22p
27 Họa đồ 3.7b : Mặt bằng vuông dạng Ngũ Hành 22p
28 Họa đồ 3.7c : Phân bố không gian sử dụng của kiến trúc Đình và Chùa 22p
29 Họa đồ 3.8a : Mặt bằng điển hình đình Bắc 23p
30 Họa đồ 3.8b : Mặt bằng điển hình đình Nam 23p
31 Họa đồ 3.8c : Mặt bằng điển hình chùa Bắc 23p
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình Tên hình Trang
CHƯƠNG I :
Hình1.1 : Đình chùa Việt Nam thời thịnh đạt phong kiến Đinh –Lê 24p
1.1a : Chùa Dâu
1.1b : Cột khắc kinh
1.1c : Chùa Kiến Sơ
Hình1.2 : Đình chùa Việt Nam thời thịnh đạt phong kiến – Lý-Trần 25p 1.2a : Liên Hoa đài
1.2b : Chùa Láng
1.2c : Tháp Huệ Quang – Yên Tử
1.2d : Chùa Kim Liên
Hình 1.4 : Đình chùa Việt Nam thời thịnh đạt phong kiến – Hậu Lê-Mạc 26p
1.4a : Chùa Bối Khê
1.4b : Đình Lỗ Hạnh
1.4c : Đình Phù Lưu
1.4d : Đình Yên Sở
1.4e : Đình Tây Đằng
1.4f : Đình Chu Quyến
Hình 1.5 : Đình chùa Việt Nam thời phong kiến suy thoái Trịnh-Nguyễn 27p
1.5a : Chùa Bút Tháp
1.5b : Chùa Keo
1.5c : Chùa Thầy
1.5d : Chùa Thập Tháp
1.5e : Chùa Trấn Quốc
1.5f : Chùa Thiên Mụ
Hình 1.6 : Đình chùa Nam Bộ trước năm 1698 28p
1.6a : Đình Thông Tây Hội
1.6b : Chùa Long Thiền
1.6c : Chùa Bửu Phong
1.6d : Chùa Đại Giác
1.6e : Chùa Tam Bảo – Hà Tiên
Hình 1.7 : Đình Nam Bộ từ 1698 đến khởi nghĩa Tây Sơn 29p
1.7a : Đình Nguyễn Hữu Cảnh – Đồng Nai
Trang 101.7b : Đình Tân Lân – Đồng Nai
Hình 1.8 : Chùa Nam Bộ từ 1698 đến khởi nghĩa Tây Sơn 30p
1.8a : Chùa Giác Lâm
1.8b : Chùa Hội Khánh
1.8c : Chùa Huê Nghiêm – Thủ Đức
1.8d : Chùa Phước Tường – Thủ Đức
1.8e : Chùa Từ Ân
Hình 1.9 : Đình chùa Nam Bộ triều Tây Sơn 31p
1.9a : Đình Minh Hương – Gia Thạnh
1.9b : Chùa Hội Sơn
1.9c : Chùa Phụng Sơn (chùa Gò)
1.9d : Chùa Châu Thới
Hình 1.10 : Đình Nam Bộ triều Nguyễn (I) 32p
1.10a : Đình Bình Hòa
1.10b : Đình Thắng Tam
1.10c : Đình Mỹ Phước - An Giang
Hình 1.11 : Đình Nam Bộ triều Nguyễn (II) 33p
1.11a : Đình Gia Lộc - Tây Ninh
1.11b : Đình Bình Đông
1.11c : Đình Phú Nhuận
1.11d : Đình Bình Thủy - Cần Thơ
Hình 1.12 : Chùa Nam Bộ triều Nguyễn (I) 34p
1.12a : Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
1.12b : Chùa Giác Viên
1.12c : Chùa Thanh Trước – Tiền Giang
Hình 1.13 : Chùa Nam Bộ triều Nguyễn (II) 35p
1.13a : Chùa Tam Bảo – Kiên Giang
1.13b : Chùa Tây An – An Giang
1.13c : Chùa Tiên Châu – Vĩnh Long
Hình 1.14 : Đình Nam Bộ – Giao lưu văn hóa phương Tây 36p
1.14a : Đình Hiệp Ninh – Tây Ninh
1.14b : Đình Mỹ Lộc – Long An
1.14c : Đình Bình Chánh 1.14d : Đình Dương Đông – Phú Quốc
1.14e : Đình Phong Phú
1.14f : Đình Đông Phú
Hình 1.15 : Chùa Nam Bộ – Giao lưu văn hóa phương Tây(I) 37p
Trang 111.15a : Chùa Phú Thạnh – An Giang
1.15b: Chùa Viên Giác – BT
1.15c : Chùa Phi Lai-Tam Bảo – An Giang
1.15d : Chùa Hùng Long – Phú Quốc
Hình 1.16 : Đình-chùa Nam Bộ – Giao lưu văn hoá Phương Tây.(II) 38p
1.16a: Chùa Phước Hải – Ngọc Hoàng
1.16b : Chùa Hội Linh – Cần Thơ
1.16c : Chùa Phật Ân – Tiền Giang
1.16d : Chùa Giác Hải
1.16e : Đình Tân Hòa
Hình 1.17 : Chùa Nam Bộ giai đoạn Việt Nam bị chia cắt hai miền(I) 39p
1.17a : Chùa Aán Quang
1.17b : Chùa Đại Tòng Lâm- Đồng Nai
1.17c : Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
1.17d : Chùa Xá Lợi
1.17e : Chùa Phổ Minh – Kiên Giang
1.17f : Chùa Phật Tích Tòng Lâm – Đồng Nai
Hình 1.18 : Chùa Nam Bộ giai đoạn Việt Nam bị chia cắt hai miền (II) 40p
1.18a : Chùa Vĩnh Nghiêm
1.18b : Chùa Phước Viên 1.18c : Chùa Thiên Quang
1.18d : Chùa An Lạc
1.18e : Chùa Ưu Đàm
Hình 1.19 : Chùa Nam Bộ sau ngày thống nhất đất nước 41p
1.19a : Thiền Viện Thường Chiếu
1.19b : Chùa Huệ Nghiêm
1.19c : Chùa Định Lâm
1.19d : Chùa Bạch Liên
Hình 1.20 : Đình chùa Nam Bộ sau 1986 42p
1.20a : Ni viện Thiện Hòa- Đồng Nai
1.20b : Chùa Từ Hiếu
1.20c : Chùa Bửu Liên
Hình 1.21 : Mặt đứng đình chùa Việt – Hoa – K’mer 43p
1.21a : Mặt đứng đình chùa Việt
1.21b : Nội thất đình chùa Việt
1.21c : Mặt đứng chùa Hoa
1.21d : Nội thất chùa Hoa
Trang 121.21e : Mặt đứng chùa K’mer
1.21f : Nội thất chùa K’mer
CHƯƠNG II :
Hình 2.1 : Văn hóa nhận thức 44p
2.1a : Biểu tượng âm dương trên trống đồng
2.1b : Tranh ngũ hổ
2.1c : Hai biểu trưng văn hóa trọng âm và trọng dương
Hình 22 : Biểu trưng hai loại hình văn hóa 45p
2.2a : Giao hòa tín ngưỡng địa phương…
2.2b : Hoa văn trên rìu Đông Sơn
2.2c : Bảo tàng lịch sử – Hà Nội
Hình 2.3 : Văn hóa tổ chức cộng đồng (Tổ chức đời sống cá nhân) 46p
2.3a : Cột đá chùa Dạm
Hình 2.4 : Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội –(Giao lưu văn hóa) 47p
2.4a : Chùa Tây An
2.4b : Kiến trúc hiện đại
2.4c : Chùa Vĩnh Tràng
Hình 2.5 : Giá trị thời gian văn hóa trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ 48p
2.5a : Đình Thông Tây Hội
2.5b : Chùa Bửu Phong
2.5c : Đình Phú Nhuận
2.5d : Chùa Giác Lâm
Hình 2.6 : Giá trị không gian văn hóa trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ 49p
2.6a : Chùa Giác Viên
2.6b : Chùa Phú Thạnh
2.6c : Đình Đông Phú
2.6d : Chùa Phụng Sơn
Hình 2.7 : Kết cấu khung kèo gỗ Nam Bộ 50p
2.7a : Khung kèo gỗ 2.7b : Gác kèo
CHƯƠNG III :
Hình 3.1: Tương quan vị trí đình chùa trong khu dân cư 51p
Trang 133.1a : Kiến trúc đình trong lòng khu phố
3.1b : Kiến trúc chùa trong ‘rừng’ cây xanh
Hình 3.2 : Cảnh quan đình chùa 52p
3.2a : Bến đò đình Bình Đông
3.2b : Cây xanh chùa hiện đại
3.2c : Cây xanh ‘khiêm tốn’ tại mộ tháp 3.2d : Thiên tỉnh chùa Giác Lâm
Hình 3.3 : Các bộ phận kiến trúc ngoại thất chùa Nam Bộ 53p
3.3b : Cổng Tam Quan
3.3c : Ba kiểu mộ tháp Bắc-Trung-Nam
Hình 3.4 : Mặt đứng điển hình đình chùa Nam Bộ 54p
3.4a : MĐ chùa cổ – Giác Viên
3.4b : MĐ đình Chu Quyến
3.4c : MĐ chùa hiện đại – Aán Quang
Hình 3.5 : Trang trí nội thất đình chùa cổ Nam Bộ 55p
3.5a : Độc bàn – chùa Giác Lâm
3.5b : Bao lam – chùa Giác Viên
3.5c : Chi tiết chạm lộng – đình Tân Lân
3.5d : Hoành phi – đình Phú Nhuận
3.5e : Liễng đối
3.5f : Thần vị – đình Đức Thắng
Hình 3.6 : Nghệ thuật tạo hình chùa Nam Bộ 56p
3.6a : Tượng tổ Hải Tịnh – chùa Giác Viên
3.6b : Lư hương – chùa Giác Viên
3.6c : Tượng thờ theo phong cách người Nam Bộ
3.6d : Tượng thờ mang tính chất động
Hình 3.7 : Phong cách cách tân và nội thất của phong cách hiện đại 57p
3.7a : Phong cách cách tân đầu tk.XX
3.7b : Mái dốc BTCT hiện đại
3.7c : Aùnh sáng chan hòa trong nội thất hiện đại
3.7d : Chân cột đá mài chùa Ưu Đàm
3.7e : Trang trí tượng thờ trong tủ kính
Hình 3.8 : Trang trí nội thất đình chùa hiện đại 58p
3.8a : Bao lam BTCT hiện đại – chùa An Lạc
3.8b : Thư pháp hiện đại
3.8c : Hoành phi ‘cuốn thư’ BTCT hiện đại – chùa Bửu Liên
Trang 143.8d : Kiến trúc đầu tk.XX
3.8e : Chân cột ‘giả’ bằng thạch cao – chùa Bửu Liên
Hình 3.9 : Biến thể hệ kết cấu đình chùa Nam Bộ 59p
3.9a : Bộ khung sườn thuần gỗ 3.9b : Khung sườn gỗ kết hợp tường cột gạch
3.9c : Bộ khung sườn giả gỗ
3.9d : Cột gạch hành lang
Hình 3.10 : Giải pháp bao che kiến trúc đình chùa Nam Bộ 60p
3.10a : Vách ‘bổ kho’ và vách ‘lụa’
3.10b : Vách ‘chấn song’
3.10c : ‘Thảo bạt’ BTCT – đình Phong Phú
3.10d : Ngói ‘máng xối’
3.10e : Ngói ‘mũi hài’
Hình 3.11 : Giải pháp kết cấu và bao che phổ biến Nam Bộ 61p
3.11a : Bộ khung sườn ‘đâm trính- cột kê’ Nam Bộ
3.11b : Một số hình thức mái ngói đình chùa Nam Bộ
3.11c : Tán đá chân đế cao
Hình 3.12 : Tương quan kiến trúc đình chùa với bao cảnh xung quanh 62p
3.12a : Cây xanh và thiên nhiên làm tăng vẽ đẹp kiến trúc Đình
3.12b : Kiến trúc Chùa hòa hợp với thiên nhiên
3.12c : Kiến trúc Chùa tạo sinh động cho cảnh
Hình 3.13 : Tính kế thừa lịch sử trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ 63p
3.13a : Góc mái cong được thay bằng góc mái thẳng
3.13b : Nền đình chùa Nam Bộ được ‘tôn’ rất cao
3.13c : Ngói mũi hài được thay bằng ngói máng xối
Hình 3.14 : Kế thừa lịch sử trong cấu tạo và vật liệu kiến trúc 64p
3.14a : Tán đá vuông , cột tròn
3.14b : Các loại hình tán đá kê cột
3.14c : Cây Đòn Dông
3.14d : Hiên chùa (Thông hành)
Hình 3.15: Kế thừa lịch sử trong chi tiết kiến trúc 65p
3.15a : “Khu đĩ” (Đầu hồi)
3.15b : Đầu hồi
3.15c : “Lưỡng long chầu nguyệt”
3.15d : Tấn nền bằng đá Ong
3.15e : Nền lát gạch tàu
3.15f : Cửa ‘Thượng song hạ bản’
Hình 3.16 : Kế thừa lịch sử trong phương thức kết cấu 66p
Trang 153.16a : Kết cấu khung sườn gỗ đình chùa Bắc Bộ
3.16b : Kết cấu gỗ Trung Bộ
3.16c : Kết cấu gỗ Nam Bộ
3.16d : Mối liên kết mộng Nam Bộ
3.16e : Mối giao kèo tại vị trí tứ trụ
Hình 3.17 : Tích hợp văn hóa với bản địa(I) 67p
3.17a : Tượng Ngũ Hành Nương Nương
3.17b : Địa Mẫu
3.17c : Linga – Yoni
3.17d : “Trổng cối” tại “Khu đĩ”
3.17e : Miễu vuông (Miễu Bà)
Hình 3.18 : Tích hợp văn hóa với bản địa (II) 68p
3.18a : Nhà sàn ở An Giang
3.18b : Non bộ và hồ nước – chùa Giác Lâm
3.18c : Ngói và diềm ngói Óc Eo
3.18d : Hoa văn gốm Óc Eo
3.18e : Ngói máng xối
Hình 3.19 : Tích hợp văn hóa với bản địa (III) 69p
3.19a : Trang trí gốm sứ – chùa Long Thiền
3.19b : Thần Mặt trời (Gốm sứ)
3.19c : Sóng nước cách điệu
3.19d : Chạm lộng theo dạng thức hiện thực cụ thể
3.19e : Một số họa tiết cách điệu trừu tượng
Hình 3.20 : Tích hợp văn hóa với bản địa (IV) 70p
3.20a : Chi tiết Hoa trên chùa Việt
3.20b : Chi tiết Việt trên chùa Hoa
3.20c : Chi tiết K’mer trên chùa Việt
3.20d : Cột cờ
3.20e : Kiến trúc Việt-La-Hy
3.20f : Kiến trúc Việt-K’mer-Chăm
3.20g : Vòm ‘củ hành’ chùa Tây An
Hình 3.21 : Tích hợp văn hóa với phương Tây 71p
3.21a : Kiến trúc theo trường phái Art Nouveau
3.21b : Không gian nội thất theo trường phái Bauhaus
3.21c : Nét thanh thoát trong kiến trúc hiện đại
3.21d : Nối kèo kiểu trang trí hình thức
Hình 3.22 : Tiến triển thời đại – Biến thể bộ khung sườn 72p
3.22a : Bộ khung sườn thuần gỗ
Trang 163.22b : Bộ khung sườn BTCT giả gỗ
3.22c : Bộ khung sườn BTCT trong chùa lầu
Hình 3.23 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1954-1975 73p
3.23a : Đình Phong Phú
3.23b : Chùa Vĩnh Nghiêm
3.23c : Chùa Aán Quang
3.23d : Chùa Xá Lợi
Hình 3.24 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1975 đến nay(I) 74p
3.24a : Bao lam BTCT chùa Bửu Liên
3.24b : Bao lam BTCT chùa An Lạc
3.24c : Bệ thờ BTCT 3.24d : Trang trí ngoại thất giả cổ
3.24e : Phù điêu BTCT
Hình 3.25 : Tiến triển thời đại – Giai đoạn 1975 đến nay (II) 75p
3.25a : Ni viện Thiện Hòa
3.25b : Chùa Lâm Tế
3.25c : Đình Mỹ Lộc
3.25d : Thiền viện Thường Chiếu
Hình 3.26 : Phản ánh văn hóa nhận thức và ứng xử 76p
3.26a : Bày trí kiểu Đông bình,Tây quả
3.26b : Tượng thần Nhật Nguyệt
3.26c : Tán đá chân đế cao
3.26d : Hiên chùa Giác Viên
3.26e : Mộ tháp chân đế cao, 6 cạnh
Hình 3.27 : So sánh mặt bằng bố trí đình, chùa Bắc và Nam Bộ 77p
3.27a : Võ ca
3.27b : Tháp thờ cốt
3.27c : Bình Phong Thần Hổ
Trang 17DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu Tên bảng biểu Trang
1 BẢNG BIỂU SỐ 1: PHÂN LOẠI THEO THỰC TRẠNG KỸ THUẬT VÀ KHẢ
NĂNG DUY TRÌ CỦA DI TÍCH, 78p
2 BẢNG BIỂU SỐ 2: LIỆT KÊ DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
ĐÌNH THẦN TIÊU BIỂU TẠI NAM BỘ THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XUẤT HIỆN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NAM BỘ 79p
3 BẢNG BIỂU SỐ 03: LIỆT KÊ DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
CHÙA PHẬT TIÊU BIỂU TẠI NAM BỘ THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XUẤT HIỆN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NAM BỘ 81p
4 BẢNG BIỂU SỐ 04: PHƯƠNG CÁCH “QUY HOẠCH” CHÙA THEO THUẬT
PHONG THỦY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA 86p
5 BẢNG BIỂU SỐ 05: MỘT SỐ DI CHỈ KHẢO CỔ TIÊU BIỂU TẠI ĐẤT GIA
ĐỊNH CÓ SỰ KẾT HỢP GIỮA KIẾN TRÚC VÀ HỒ NƯỚC 88p
6 BẢNG BIỂU SỐ 06: CÁC KIẾN TRÚC ĐÌNH CHÙA LÀ ĐỐI TƯỢNG BẢO
TỒN TẠI TP HỒ CHÍ MINH 91p
Trang 181 Lý do chọn đề tài :
Văn hóa lịch sử là một trong những đặc điểm quan trọng nhất tạo nên nét đặc thù kiến trúc Việt Nam Trên thực tế , với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại , chúng ta đã có rất nhiều thành tựu thẩm mỹ rất đáng tự hào, nhưng trên bình diện rộng, kiến trúc Việt Nam hiện nay ngày càng xa rời nét đặc thù văn hóa Việt Một số ít nhà thiết kế kiến trúc chỉ mới dừng ở tư duy thẩm mỹ hình thức , chưa nhận chân đầy đủ nét đẹp văn hóa tinh thần cần phải có trong sáng tác kiến trúc Hoặc sâu xa hơn, chúng ta chưa hệ thống được những lý luận mang tính thực tiễn hằn sâu dấu ấn văn hóa dân tộc trong kiến trúc để từ đó làm
cơ sở nhận định , phê phán chính xác các loại hình kiến trúc hiện đang tồn tại Đó cũng là một trong các lý do trong thời gian khá dài , chúng ta chưa thể khẳng định đầy đủ được đâu là nét đẹp nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa Việt Nam thể hiện qua kiến trúc Càng khó khẳng định hơn khi vùng văn hóa ấy thuộc Nam Bộ, một vùng đất có nhiều biến động về mặt văn hóa, xã hội
Việc hệ thống lại các đặc điểm văn hóa lịch sử làm cơ sở cho việc xác định nét đặc thù văn hóa truyền thống là rất cần thiết Tuy chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa lịch sử Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá sâu sắc về các đặc điểm văn hóa lịch sử hiện hữu trong bản thân công trình kiến trúc Việt Nam
Trong mảng kiến trúc Nam Bộ , hai loại hình kiến trúc đình và chùa có thể được xem là hai đặc trưng tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa , văn minh tại đây Chúng tồn tại lâu dài nhất so với các loại hình kiến trúc khác Hơn thế nữa , đình và chùa là hai loại hình kiến trúc phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân ,
do đó nét đẹp văn hóa càng đậm đà hơn so với các loại hình kiến trúc khác
Chính vì vậy , tác giả đã chọn đề tài là : “ Đặc điểm văn hóa lịch sử trong kiến trúc đình , chùa Nam Bộ ”, nhằm tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc , từ đó
Trang 19hệ thống lại các đặc điểm văn hóa tiềm tàng trong kiến trúc thuộc vùng đất đặc thù Nam Bộ thông qua các tư liệu, hình ảnh điều tra hiện trạng và cơ cấu tổ chức đình, chùa tại đây Những nghiên cứu này sẽ là đóng góp chung cho sự phát triển kiến trúc truyền thống của cả nước Nhất là , qua đây , hệ thống lại các tiền đề cần có cho việc thiết kế , bảo tồn , xây dựng , lý luận , phê bình các loại hình kiến trúc mang tính truyền thống tại Nam Bộ
2 Mục tiêu của luận án :
Qua mỗi thời kỳ lịch sử , kiến trúc là vật thể khắc họa rõ nét nhất trình độ thẩm mỹ , kỹ thuật tạo tác cũng như nét đẹp văn hóa của người dân đương thời Phong thái nghệ thuật địa phương được diễn tả khá rõ nét qua kiến trúc , nó trở thành nét đẹp truyền thống đặc trưng từng vùng , nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa chung của dân tộc Riêng tại Nam Bộ , nét đẹp văn hóa dân tộc một lần nữa được phản ánh qua mảng kiến trúc đình, chùa khá đậm , xuyên suốt qua từng thời kỳ lịch sử Tất cả những thực tế trên đã đặt ra một số mục tiêu mà đề tài hướng đến giải quyết nhằm góp phần xác định vai trò văn hóa và văn hóa truyền thống trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
Mục tiêu của luận án là :
1 Xác định vai trò của truyền thống và bản sắc văn hóa trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
2 Xác định thực chất của truyền thống và bản sắc văn hóa tồn tại trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
3 Định hướng thiết kế công trình kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa
mang tính truyền thống văn hóa Nam Bộ
4 Định hướng bảo tồn công trình kiến trúc đình, chùa cổ tại Nam Bộ Từ các mục tiêu nêu trên, luận án sẽ được trình bày theo trình tự sau đây :
Trang 20- Tổng quan các các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài , đồng thời, sơ bộ , điểm qua quá trình hình thành và phát triển kiến trúc đình chùa Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt
- Xác định đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xác định đặc điểm văn hóa lịch sử : Phát xuất từ nguồn cội lịch sử của văn hóa Việt Nam, các đặc trưng cơ bản của vùng văn hóa Nam Bộ và giá trị văn hóa tiêu biểu của kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, tác giả sẽ nêu ra mối tương quan giữa lịch sử với kiến trúc đình, chùa trong không gian văn hóa Nam Bộ
- Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn kiến trúc đình, chùa Nam Bộ và thông qua những cơ sở khoa học, tác giả sẽ từng bước xác định các đặc điểm văn hóa lịch sử tiềm tàng từ hình thức đến nội hàm ; từ giải pháp quy hoạch đến bố cục kiến trúc Từ các đặc điểm thực tế này , tác giả sẽ hệ thống lại để nêu ra các đặc điểm mang tính qui luật tương đối ổn định qua các thời kỳ lịch sử và các đặc điểm mang tính thời đại thường xuyên thay đổi trong từng thời kỳ lịch sử Để minh chứng cho các luận cứ vừa nêu, qua thực tế khảo cứu các công trình kiến trúc đình, chùa còn tồn tại tại Nam Bộ, tác giả sẽ xác định các phản ánh văn hóa lịch sử Việt Nam qua kiến trúc đình, chùa Nam Bộ , đồng thời qua đó chứng minh dòng chảy liên tục của văn hóa truyền thống Việt Nam
- Dựa trên các luận cứ vừa đúc kết được, tác giả sẽ bàn luận về một số định hướng cụ thể cho việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, trong công tác bảo tồn
3 Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của luận án :
- Mọi người , nhất là giới nghiên cứu khoa học , đều rất quan tâm đến mảng văn hóa nghệ thuật, trong đó có hai loại hình kiến trúc đình, chùa Tuy thế , ở nhiều góc độ khác nhau , các nhà nghiên cứu , qua lăng kính chuyên môn của mình , đã lý giải nhiều vấn đề khoa học rất sâu sắc làm cho mảng kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, đã có nhiều kiến giải phong phú , giúp cho vị trí nghệ thuật
Trang 21của nó ngày một thăng hoa Tuy nhiên , đa phần các nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nội hàm (bản chất) của nghệ thuật kiến trúc , phần lớn còn đặc tả và lý giải vấn đề thông qua hình thức (biểu hiện) hiện hữu bên ngoài , đôi chỗ tuy có đề cập đến nội dung nhưng còn tản mạn , chưa đúc kết được các đặc trưng mấu
chốt của vấn đề Qua luận án này , về mặt lý thuyết, luận án đã hệ thống lại
một số nội hàm văn hóa-lịch sử mà các công trình kiến trúc đình và chùa Nam Bộ đã chuyển tải Qua đó xác lập một số tiền đề lý luận và qui tắc sáng tạo nghệ thuật kiến trúc phù hợp với vùng văn hóa Nam Bộ
- Cũng qua công trình nghiên cứu này , về mặt thực tiển , luận án đã
góp thêm một số kiến giải cho mảng kiến trúc đình chùa Nam Bộ Các kiến giải này cũng là cơ sở cho công tác thiết kế kiến trúc, bảo tồn di tích đình, chùa, phù hợp với văn hóa địa phương Nam Bộ
- Cùng với nền văn hóa chung , văn hóa địa phương như những “kỳ hoa
dị thảo” điểm tô thêm cho khu vườn văn hóa dân tộc ngày càng phong phú hơn Bởi lẽ, mỗi vùng đất , mỗi địa phương sẽ hun đúc nên những con người với tính khí khác nhau , nhưng cùng hấp thụ một nền văn hóa chung của dân tộc , họ sẽ sáng tạo ra những nét đẹp văn hóa đặc thù cho địa phương sinh ra họ Nét đẹp văn hóa này sẽ được gởi vào các tác phẩm nghệ thuật mà họ sáng tác , trong đó đặc sắc nhất vẫn là nghệ thuật kiến trúc dân gian mà đình, chùa là hai đại biểu còn tồn tại tương đối rõ nét và phong phú nhất Do vậy, kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ xác lập các tiền đề lý luận và các qui tắc sáng tạo nghệ thuật kiến trúc phù hợp với vùng Nam Bộ
- Sâu sắc hơn , việc phân tích đặc điểm văn hóa lịch sử trong kiến trúc
đình, chùa Nam Bộ sẽ là cơ sở cho việc xây dựng những lý luận chung về các đặc điểm văn hóa cho mảng nghệ thuật kiến trúc Nam Bộ Do đó , cũng có thể xem kiến trúc đình, chùa như các đại diện để nghiên cứu trong nghệ thuật kiến trúc Nam Bộ
Trang 22CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA
VIỆT NAM
1.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trước tác giả đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình khoa học có giá trị liên quan đến văn hóa đình-chùa Nhưng mỗi nhà nghiên cứu có một số kiến giải riêng căn cứ trên lĩnh vực nghiên cứu của mình Nhờ vậy , các kết quả có được từ các công trình khoa học ấy vừa làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa nước nhà vừa là tiền đề rất tốt cho đề tài nghiên cứu của luận án Số lượng các công trình khoa học rất nhiều , vì phạm vi có hạn, tác giả chỉ có thể điểm qua vài công trình tiêu biểu , xuất bản gần đây nhất :
1.1.1 Khái quát phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài :
1.1.1.1 Tác phẩm “Đình Việt Nam” của Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự ,
NXB TP.HCM , năm 1998 [52] :
Tác phẩm nầy có thể được xem là một nghiên cứu tổng kết khá đầy đủ về hệ thống đình Việt Nam , đặc biệt là các ngôi đình cổ đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng
Tác giả đã đi từ sự kiện cơ bản là nguồn gốc phát tích ngôi đình đến kiến trúc , điêu khắc , lễ hội … của một số đình tiêu biểu trong cả nước với nhiều hình ảnh minh họa rất phong phú
Đặc biệt , tác giả đã sơ bộ phân tích và đánh giá sự khác biệt cơ bản của loại hình đình ở ba miền đất nước Việt Nam dựa trên hình thức kiến trúc , phong cách sống của người dân đương thời từng vùng và không loại trừ cả các yếu tố
lịch sử hình thành nên xã hội lúc bấy giờ
Trong phần lý giải kiến trúc đình qua thời gian và không gian , đây là phần khảo cứu tỉ mỉ rất có giá trị về phương pháp luận nghiên cứu và định dạng
Trang 23các loại hình đình Việt Nam Bằng phương pháp lịch đại , tác giả đã tuần tự đưa
ra các loại hình kiến trúc cơ bản của đình trải dài theo dòng thời gian xuất hiện của chúng Mỗi thời khoản lịch sử xuất hiện ngôi đình , tác giả đã dẫn giải nguyên nhân xuất hiện loại hình kiến trúc nêu trên
Tác giả cũng đã quan tâm đến cả việc tổ chức thi công xây dựng ngôi đình từ lúc “sơ phác” đến khi hình thành Đây là cứ liệu khá tốt giúp chúng ta hiểu thêm cái được và cái hạn chế có thể có trong cấu trúc một ngôi đình truyền thống
Trong phần “điêu khắc đình làng” , một lần nữa , tác giả đã cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các miền trong phong cách trang trí nội thất đình làng
Nhìn chung , đây là một tác phẩm rất có giá trị về phương pháp luận nghiên cứu khoa học , đồng thời là bộ sưu tập các hình ảnh tư liệu khá phong phú về các vấn đề kiến-trúc , xã-hội , văn-hóa liên quan đến các ngôi đình Việt Nam từ trước đến nay Trong loại hình kiến trúc đình Nam Bộ , tác giả chỉ dừng
ở sự mô tả về hình thức cấu trúc, thần phả , hình thức trang trí nội thất , lễ lạc và vài thay đổi về cấu trúc … Tuy nhiên, tác phẩm vẫn là một tiêu biểu mẫu mực cho việc nghiên cứu các loại hình đình trong cả nước
1.1.1.2 Tác phẩm “Chùa Việt”của Trần Lâm Biền , NXB Văn Hóa - Hà
Nội , năm 1996 [ 05] :
Tác giả rất công phu khi biên soạn tác phẩm nầy Ông đã gắn kết ngôi
chùa với đời sống xã hội , tác giả đã viết : “ đã một thời rất dài , chùa gắn vào cuộc sống thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp , để trở thành những mảnh tâm hồn nhân thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề của lịch sử dân tộc”[05] Quả
thật như thế, đây là một nhận xét rất khách quan và sâu sắc Tác giả rất tinh tế khi xem xét giá trị của các ngôi cổ tự từ việc phân tích lịch sử hình thành và phát triển Phật-giáo trong lòng lịch sử xã hội Việt Nam Từ đó ông đã khắc họa được diễn biến của ngôi chùa Việt xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử , những
Trang 24bước thăng trầm , thịnh suy của nó Đây là cơ sở cho việc đánh giá một số đặc điểm văn hóa - hướng bố cục chung của ngôi chùa Rất tiếc , tác giả chỉ mới dừng lại ở nét khái quát chung nhất Tuy nhiên , kết quả nghiên cứu cũng có thể xem đó là cơ sở cho việc định vị nét đẹp văn hóa của kiến trúc chùa Việt
1.1.1.3 Tác phẩm “Đình và đền Hà-Nội” của Nguyễn Thế Long , NXB Văn
hóa , năm 1998 [36] :
Đây là công trình điền dã và biên soạn khá chi tiết về 172 công trình đình đền Hà-Nội đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Đặc biệt ở phần I , tác giả đã khái quát toàn cảnh loại hình đình đền ở Hà-Nội , có thể xem đây là những nét tinh hoa nghệ thuật kiến trúc truyền thống của ông cha ta còn lưu dấu lại cho đến ngày nay Tuy tác giả chỉ đề cập đến đình đền Hà-Nội , nhưng đã khắc họa được toàn cảnh đình đền truyền thống Việt Nam cùng với tín ngưỡng thờ Thần và Thành Hoàng người Việt
Cũng qua tác phẩm này , tác giả đã mô tả được các nét khái quát của kiến trúc đình đền truyền thống Hà-Nội , từ hướng đình , không gian bao cảnh … đến một số chi tiết kiến trúc tiêu biểu như : cửa , đao mái , bờ giải … kể cả trang trí nội thất và ngoại thất Tuy chỉ là những nét khái quát , nhưng tác giả đã đúc kết được khá rõ hình thức kiến trúc đình đền truyền thống thông qua đình đền Hà-Nội
1.1.1.4 Tác phẩm “Những ngôi chùa ở Nam Bộ” của Nguyễn Quảng
Tuân-Huỳnh Lứa-Trần Hồng Liên,NXBtp.HCM,năm 1994 [68]
Bằng văn phong cô đọng, các tác giả đã mô tả khái quát về kiến trúc chùa Nam Bộ kể cả khái quát lịch sử hình thành một số ngôi chùa tiêu biểu tại đây
Ngoài ra , qua tác phẩm nầy còn cho chúng ta thấy được một số phong cách xây dựng chùa khá đặc trưng như : Chùa kiểu Kh’mer , chùa kiểu Hoa , chùa Việt … hoặc đặc trưng “tôn giáo hòa đồng” được tìm thấy qua cách thờ tự Đây là hệ quả của việc giao lưu văn hóa mang tính lịch sử tại Nam Bộ Đặc biệt
Trang 25các truyền thuyết Phật giáo được cụ thể hóa bằng các hình tượng mang tính cách bình dân khá phổ biến trong các chùa như : Quan Aâm Thị Kính , Thánh Mẫu , Thập Điện Diêm Vương , Nhân Thần …
1.1.1.5 Tác phẩm “Đình Nam Bộ xưa và nay”, của Huỳnh Ngọc Trảng và
Trương Ngọc Tường ,NXB.Đồng Nai , năm 1997 [62] : Như lời nói đầu tác giả đã trình bày , nhờ “có được dịp đi đây đó, dự các lễ hội đình, trao đổi với các vị bô lão ở các thôn làng và tiếp xúc với các tài liệu liên quan đến nghi lễ và tín ngưỡng của đình làng : sắc phong, các bản hàm ân, văn tế, tài liệu về nghi lễ…Nói chung những gì mới thu được đã khiến chúng tôi quyết định phải viết lại cuốn sách về Đình Nam Bộ“ [62] Điều đó cho thấy dụng
công của các tác giả nhắm vào gốc tích, tổ chức, nghi lễ và tín ngưỡng của Đình , ít đề cập đến hình thức cũng như nội hàm kiến trúc đình làng Các tác giả đã viết khá kỷ về các nội dung nêu trên Đây là tư liệu rất quí, rất có giá trị ; giúp ích rất nhiều cho các nhà chuyên khảo về Đình Nam Bộ
Trên đây là một vài tác phẩm tiêu biểu, còn nhiều tác phẩm tương tự như trên, có liên quan đến đề tài, nhưng trong phạm vi giới hạn của luận án, chúng tôi không thể nêu ra hết được
1.1.2 Một số vấn đề còn tồn tại qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài :
Qua các tác phẩm tiêu biểu như phần 1.1.1 đã sơ lược phân tích, đánh giá…, đã cho thấy : Các tác giả tuy đôi chỗ , đã đi vào nội hàm của vấn đề văn hóa lịch sử trong kiến trúc , nhưng mới chỉ là những nét khái quát như những chấm phá ban đầu Đặc biệt kiến trúc đình chùa Nam Bộ, tuy có được đề cập đến trong một số tác phẩm, nhưng chỉ mới được nêu lên như một minh chứng cho dòng chảy lịch sử hình thành hệ thống kiến trúc đình chùa Việt Nam
Do phân tích rộng những mảng lớn mang tính tổng quát của đình chùa Việt Nam, vì vậy đối với kiến trúc địa phương như đình chùa Nam Bộ , các tác
Trang 26giả chỉ mới dừng lại ở nét khái quát chung nhất chưa đi sâu vào việc lý giải các nội hàm văn hóa tiềm ẩn trong kiến trúc đặc trưng tại đây
Cũng qua một số các tác phẩm nêu trên, tuy chưa phải là tất cả, nhưng qua đây đã cho thấy, các tác giả chỉ mới bắt đề cập đến khía cạnh văn hóa trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ , chưa đi vào cụ thể các đặc thù văn hóa của kiến trúc đình, chùa
Hẹp hơn, trong giới hạn nghiên cứu của mình, một số tác giả trong một vài tác phẩm, chỉ nghiên cứu một số vấn đề đặc thù như nhắm vào gốc tích, tổ chức, nghi lễ hoặc tín ngưỡng … , ít đề cập đến nội hàm kiến trúc đình, chùa, nhất là mảng đình chùa thuộc địa phương Nam Bộ
Tuy vậy, các nội dung nêu trên vẫn là tư liệu rất quí, rất có giá trị ; giúp ích rất nhiều cho các nhà chuyên khảo về đình, chùa Nam Bộ Nhìn chung, trong các tác phẩm loại này, do đi sâu vào khía cạnh chuyên khảo của mình, các tác giả gần như rất ít đề cập đến những nét đẹp văn hóa đặc thù trong kiến trúc
1.2 Kiến trúc đình, chùa truyền thống Việt Nam trong tiến trình lịch sử :
1.2.1 Đình, chùa Việt Nam thời dựng nước và thịnh đạt phong kiến :
Vào thời kỳ dựng nước của các vua Hùng và các vương triều sau đó, kiến trúc đình, chùa chưa có cứ liệu để khẳng định
Sang thời kỳ Bắc thuộc, đến “năm 289, nhà sư Aán Độ là Ma-Ha-Kỳ-Vực (Marajavaka) đến Giao Châu, và năm 295 nhà sư Aán Độ là Khâu-Đà-La (Soudra) đến Luy Lâu truyền bá Phật Giáo, Luy Lâu trở thành trung tâm Phật Giáo hình thành vào loại sớm nhất ở Giao Châu” [74] , nếu chưa có cứ liệu nào xa hơn, có
thể chắc chắn rằng những ngôi chùa thờ Phật đầu tiên đã xuất hiện trong thời gian này, mà hệ thống chùa “Tứ pháp” (Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Điện) gắn với truyền Thuyết Khâu-Đà-La là những minh chứng Trong hệ thống chùa Tứ Pháp, nổi tiếng nhất là chùa Pháp Vân (tên khác là : Diên Ứng , Dâu) nhưng kiến trúc đã không còn mang dáng vẻ nguyên thủy (Xem Hình 1.1a) Nở rộ nhất của kiến trúc chùa trong thời kỳ này vào các triều đại Lý-Trần, với các
Trang 27cổ tự nổi tiếng như : Chùa Giạm(chùa Thần Quang) với tháp Chương Sơn, chùa Diên Hựu với Liên Hoa Đài (Xem Hình 1.2a), chùa Chiêu Thiền (chùa Láng) với Nhà Bát Giác (Xem Hình 1.2b), Chùa Phật Tích với Thư viện Lan Kha, chùa Vĩnh Khánh với Tháp Bình Sơn, chùa Phổ Minh với Đỉnh Đồng trong Tứ
đại khí v.v… Kiến trúc chùa trong thời kỳ này “không phải là một ngôi nhà mà bao giờ cũng là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Trung Quốc (chữ Đinh 丁, Công 工, Tam 三, Quốc 國) có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa” [51]; một số chùa , sau điện thờ Phật có điện
thờ Thần (tiền Phật, hậu Thần) , và thường có gác chuông, vườn cảnh, ao sen, hồ nước … đi kèm
Theo dòng lịch sử, từ trung tâm Luy Lâu, nối gót các nhà sư, kiến trúc chùa đã đến Đại La (Hà Nội) và mọc lên khắp nơi trên đất nước này như chùa Khai Quốc ở Đại La, chùa Kiến Sơ ở Gia Lâm (Xem Hình 1.1c) …
Vào thế kỷ thứ X , thời nhà Đinh và Tiền Lê, bên cạnh tòa thành trong thung lũng đá vôi Ninh Bình, nhiều chùa- tháp cũng đã được xây dựng như chùa Đại Vân, chùa Vạn Tuế , chùa Nhất Trụ (ở Hoa Lư) … và hàng loạt cột đá khắc các “minh văn” và thần chú liên quan đến Phật Giáo, bên bờ sông Hoàng Long (Xem Hình 1.1b), cách đền vua Đinh khoảng 2km
Đến thời Lý, nhà vua và triều thần đa số sùng kính Phật Giáo, Quốc sư thường là nhà sư, như Vạn Hạnh thiền sư … , đó là điều kiện thuận lợi cho hàng trăm ngôi chùa đồ sộ đã được xây dựng như : chùa Hưng Phúc, chùa Thắng Nghiêm, chùa Chân Giáo, chùa Diên Hựu (Xem hình 1.3a), chùa Vĩnh Phúc, chùa Sùng Phúc, chùa Bảo Thiên, chùa Hương Hải … , phần lớn các chùa này do các hoàng thân, quốc thích huy động xây dựng Qua thời gian, phần lớn các kiến trúc nguyên thủy của những chùa tháp này không còn nữa Qua các khai quật
Trang 28khảo cổ cho thấy, chùa thời Lý thường có mặt bằng hình vuông hay gần vuông với các bậc thềm khá cao và có tháp cao nhiều tầng đi kèm, quần thể gồm các kiến trúc đăng đối, đối xứng qua một trục hay một trung tâm Đa số trang trí là các chạm khắc trên đá theo lối tượng tròn (tượng Di Đà chùa Phật Tích…) hoặc phù điêu
Sang thời Trần, “Nho giáo dần dần chiếm ưu thế, tuy nhiên Phật giáo đến giữa thế kỷ XIV vẫn giữ được sự thịnh vượng của nó “ [51], và phát triển song
song với nho giáo, đặc biệt Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam đã ra đời trong giai đoạn này Bên cạnh việc thừa hưởng các “quốc tự” to lớn mà các vua Lý đã xây dựng, kiến trúc chùa thời Trần vẫn tiếp tục phát triển với các cổ tự như : Chùa Phổ Minh (Xem HĐ 1.1a), Đức La-Vĩnh Nghiêm, Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn, Yên Tử (Xem Hình 1.2c), Thái Lạc, Thiệu Long … Đặc biệt, hệ thống “chùa làng” được hình thành và phát triển rất mạnh, ngay cả trên các vùng hải đảo, núi cao và trong hang động cũng có như chùa Lấm (đảo Thừa Cống - vịnh Bái tử Long-Quảng Ninh), chùa Hang (Yên Bái)
Qua đời hậu Lê, Nho giáo đủ mạnh và giữ vai trò độc tôn ; mặt khác, sau thời gian chiến tranh với quân Minh hàng chục năm, kinh tế đất nước bị suy kiệt; vì thế, kiến trúc chùa đã kém phát triển hơn thời gian trước Tuy vậy cũng có một số chùa nổi tiếng như Trăm Gian, Bối Khê (Xem Hình 1.4a)… với đặc trưng thờ tự “tiền Phật, hậu Thánh” hoặc “tiền Phật, hậu Thần”
Riêng mảng đình, đến nay chưa có lời giải đáp chắc chắn là đình xuất
hiện từ bao giờ, nhưng qua các di tích kiến trúc đình còn biết niên đại thì “những ngôi đình xưa nhất đều thuộc thời Mạc hay thế kỷ XVI” [52] như : Đình Lỗ Hạnh
(Xem Hình 1.4b), đình Tây Đằng (Xem Hình 1.4e), đình Phù Lưu (Xem Hình 1.4c), đình Yên Sở (Xem Hình 1.4d) … hoặc theo văn bia xác định niên đại như đình Nghênh Phúc, đình Đại Đoan, đình Trừng Hoài … Nhưng trước đó, từ năm
247, Khương Tăng Hội đã viết trong “Lục độ tập kinh” , truyện số 85, đã đề cập
Trang 29đến ngôi đình Với “chi tiết này hẳn vì đình đã là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam ít ra là trong thế kỷ III” [52] , với chức năng là ngôi nhà chung và là trạm
nghĩ chân (đình trạm 亭站 ) Đình trong thời kỳ này , ban đầu là các ngôi nhà
chung với kiến trúc đơn giản, càng về sau, kể từ thời Mạc (khoảng thế kỷ XVI)
, đình là kiến trúc đồ sộ, và uy nghiêm nhất trong làng Đình thường được xây dựng theo thuật “phong-thủy” với nhiều kiểu mặt bằng đa dạng như chùa (chữ Nhất 一, Tam 三, Đinh 丁, Công 工, Quốc 國) , nhưng từ thế kỷ XVI trở về
trước, dạng thức chữ “nhất” với một tòa “đại đình” uy nghi rộng lớn là phổ biến
hơn cả (Xem Hình 1.3b) Một số kiến trúc đình cổ còn tồn tại như đình Lỗ Hạnh, đình Thổ Hà, đình Đình Bảng, đình Chu Quyến (Xem Hình 1.4f) … đã cho thấy sự đồ sộ, “tày đình” của loại hình công ốc này ở làng xã Việt Nam
Kiến trúc đình chùa trong thời kỳ này, nhìn chung đã sử dụng kết cấu phức hợp gỗ – đá – đất nung , ba loại vật liệu xây dựng khá phong phú tại miền Bắc và Trung Việt lúc bấy giờ Thường là : Móng đá, tường gạch nung, khung sườn gỗ, mái ngói Về kết cấu, hầu hết kiến trúc đình(nếu đã xuất hiện) và chùa từ thời Lý trở về trước đã bị hư hoại nên không thể định dạng chính xác được, nhưng từ thời Trần về sau, bộ khung sườn gỗ đã nhiều lần biến thể và trở thành đặc trưng cơ bản của kiến trúc cổ Việt Nam Kết cấu tương đối giản đơn : Nhà một gian hai “chái”, với 4 cột cái khá lớn và 12 cột con, hệ thống xà, kẽ, bẩy,
chồng rường, tán đá sử dụng khá phổ biến, vì kèo kiểu “giá chiêng” đở hai mái
chính và hai mái bên với “câu đầu” mạnh mẽ, tì lực lên hai “cột cái”, bên trên
câu đầu là “trụ trốn” đội “con rường” hơi cong (con cung), tất cả thường được
chạm khắc rất tinh tế bằng những hình tượng sinh hoạt dân gian
1.2 2 Đình, chùa Việt Nam thời kỳ phong kiến suy thoái :
Từ thế kỷ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam dần dần mất ổn định và suy thoái bởi các cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến thống trị từ Trịnh-
Mạc đến Trịnh-Nguyễn “Nhân dân đau khổ tìm sự an ủi ở Phật Giáo Ngay các
Trang 30tập đoàn thống trị … cũng muốn có một chỗ dựa tinh thần, coi sự ủng hộ Phật Giáo, xây dựng chùa tháp, là tạo ra công đức để củng cố thế lực dòng họ Phật Gíao vì thế mà phát triển trở lại”[51], nhiều đại tự mới được mọc lên như chùa Cói(Thần Tiên), chùa Lạng(Viên Giác) … và qua đó, kiểu chùa “nội công ngoại quốc” bắt đầu thịnh hành (Xem HĐ 1.2a,1.2b), nhiều danh lam được trùng tu như chùa Côn Sơn, Bối Khê, Phổ Minh … Tuy có bề thế hơn trước, nhưng kiểu thức kiến trúc chùa không thay đổi mấy so thời Trần trước đó Sang thế kỷ XVII, nhiều kiến trúc chùa, tháp được xây dựng với qui mô to lớn, bề thế ở Đàng ngoài dưới sự bảo trợ của của các chúa Trịnh hoặc các vương phi, có thể thấy qua kiến trúc một số chùa như : Bút Tháp (Ninh Phúc) (Xem Hình 1.5a), Keo (Thần Quang) (Xem Hình 1.5b), Mía (Sùng Nghiêm) , … hoặc đại trùng tu như chùa Thày (Sài sơn) (Xem Hình 1.5c), Phật Tích(Vạn Phúc), Trấn Quốc (Xem Hình 1.5e), Quỳnh Lâm … Đặc biệt trong giai đoạn này, ngoài quốc tự, chùa làng còn xuất hiện chùa “tư ” thuộc sở hữu gia đình, được thừa kế Ở Đàng trong, các chúa Nguyễn đều sùng Phật, nhiều chùa Phật cũng đã được xây dựng với qui mô lớn như chùa Thiên Mụ (Huế) (Xem Hình 1.5f), Bảo Châu(Quảng Nam), Sùng Hóa(Phú Vang), Kính Thiên(Quảng Bình), Thập Tháp
Di Đà(Bình Định) (Xem Hình 1.5d), Hà Trung(Thuận Hóa), Quốc Ân, Bảo Quốc (Huế), Aán Tôn, Từ Lâm, Chúc Thánh(Hội An), Tam Thai(Ngủ Hành Sơn), Giác Lâm (Xem Hình 2.5d), Kim Chương, Tập Phước (Gia Định), Long Hưng (Thủ Dầu Một)… Kiến trúc chùa Đàng trong thường có mặt bằng theo hai kiểu chữ khẩu (口 ) vùng Thuận Hóa, hoặc chữ tam (三) vùng Gia Định Cuối thế kỷ XVIII, phong trào Tây Sơn thắng lợi, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển, miền Bắc xuất hiện thêm hai ngôi chùa nổi tiếng, có kiểu dáng gần giống nhau là chùa Tây Phương (Sùng Phúc) và chùa Kim Liên (Đại Bi) (Xem Hình 1.2d) có
mặt bằng hình chữ tam (三), kết cấu “chồng rường, bẩy hiên” Đặc sắc nhất tại
Trang 31đây là các tượng điêu khắc, trong đó đáng chú ý nhất là 18 pho tượng La Hán, là những kiệt tác trong kho tàng điêu khắc Việt Nam
Đặc biệt dưới thời nhà Mạc, kiến trúc đình làng bắt đầu hưng thịnh với các kiến trúc đình đồ sộ như đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang), Tây Đằng (Hà Tây) (Xem Hình 1.4e) … Đến thế kỷ XVII, tòa đại đình được mở rộng từ bốn hàng cột thành sáu hàng cột và cuối thế kỷ này kiến trúc đình xuất hiện thêm “chuôi vồ” làm hậu cung thờ Thần tạo thành mặt bằng chữ đinh(丁), sau đó một “hậu sở”xây dựng thêm phía sau thành chữ công(工)
Kiến trúc đình, chùa trong thời kỳ này, nhìn chung, vẫn sử dụng kết cấu phức hợp gỗ – đá – đất nung , vẫn là : Móng đá, tường gạch nung, khung sườn gỗ, mái ngói nhưng hình thức cũng như cách thức liên kết có biến đổi nhiều Về kết cấu, hầu hết kiến trúc đình, chùa; bộ khung sườn gỗ đã nhiều lần biến thể và mỗi vùng có nét đặc trưng riêng Cụ thể như : Từ kết cấu với hệ thống “xà,
kẽ bẩy, chồng rường”, vì kèo kiểu “giá chiêng”, “tán đá”ù sử dụng khá phổ biến ở vùng Bắc Bộ, biến thể thành hệ thống kèo “giã thủ” ở Trung Bộ và hệ kèo “trổng cối, kẽ chuyền, đâm trính” vùng Nam Bộ ; hoặc tán đá chân thấp Bắc biến thành chân cao ở Trung và rất cao ở Nam; hay ngói “mũi hài” Bắc biến thành ngói “vẩy rồng” ở Trung và ngói “máng xối” ở Nam … Như vậy ,
cùng với xã hội có quá nhiều biến động, kiến trúc đình, chùa Việt Nam cũng biến động và thay đổi không ngừng suốt chiều dài đất nước
1.2 3 Đình, chùa Việt Nam dưới triều đại phong kiến cuối cùng :
Sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, vương triều Tây Sơn suy yếu dần và đi đến thất bại, Nguyễn Aùnh giành lại cơ đồ, lập nên triều Nguyễn và trở thành triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam Gia Long (Nguyễn Aùnh) sau khi lên ngôi đã tỏ ý muốn hạn chế Phật Giáo, nhưng đến Minh Mạng ,Thiệu Trị lại muốn ủng hộ Phật Giáo, đến Tự Đức trở lại các lệnh cấm đối với Phật Giáo; các biến đổi liên tục này làm cho Phật Giáo Việt Nam rơi vào tình thế khá đặc
Trang 32biệt Tuy thế , nhiều ngôi đại tự cũng đã ra đời, nhất là tại kinh thành Huế và các tỉnh phía Nam : Hai nơi rất gần và rất xa triều đình nhà Nguyễn Thời Gia Long , kiến trúc chùa phát triển chủ yếu tại Nam Bộ như chùa Giác Viên, Long Nhiểu, Phụng Sơn, Linh Sơn, Tôn Thạnh, Bửu Lâm … , thời Minh Mạng và Thiệu Trị, kiến trúc chùa phát triển mạnh ở Huế như chùa Thánh Duyên, tháp Phước Duyên (Thiên Mụ), chùa Diệu Đế, Vạn Phước, Từ Hiếu …
Đối với kiến trúc đình, vào thời đại phong kiến cuối cùng, ít biến động và ổn định hơn so với kiến trúc chùa cùng thời Có lúc loại hình này đã phát triển
ồ ạt như vào đầu thế kỷ XX, khi mà đình làng là nơi thực hiện “việc làng” của ban “hội tề” thời Việt Nam bị trị, để rồi, sau đó sa sút dần và chỉ còn là các công trình lịch sử văn hóa đơn thuần Trong thời kỳ này cũng có nhiều kiến trúc đình nổi tiếng như : Đình Võ Liệt (Nghệ An), Nại Nam (Đà Nẵng), Bình Hòa (tp.HCM), Thắng Tam (Vũng Tàu), Mỹ Phước (An Giang), Bình Thủy (Cần Thơ), Phú Nhuận (tp.HCM) (Xem Hình 1.11c)
Kiến trúc đình, chùa trong thời kỳ này có những đột biến kỳ diệu làm tiền đề cho sự phát triển kiến trúc đình chùa đương đại sau này Có thể kể đến một số yếu tố đột biến như sau : - Bê-tông cốt thép được đưa vào sử dụng, - Tường vữa (hồ) xi-măng thay thế tường vữa vôi-ô dước, - Sắt và kính bắt đầu được sử dụng rộng rãi , - Gạch hoa xi-măng thay thế dần gạch đất nung, - Bộ khung sườn gỗ truyền thống đang dần được bê-tông hóa … Đặc biệt trong kiến trúc đình, chủ yếu là tại Nam Bộ , xuất hiện thêm kiến trúc “võ ca” làm nơi ca hát cúng đình, hiện tượng này đã làm thay đổi khá lớn mặt bằng kiến trúc đình
so với trước đó
Điểm qua kiến trúc đình, chùa truyền thống Việt Nam trong tiến trình lịch sử cho thấy : Giữa đình và chùa luôn có sự nhất quán về thể thức kiến trúc ; thường xuyên tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ kiến trúc thời đại của từng thời kỳ
; chúng là sản phẩm tiêu biểu của xu thế văn hóa thời đại và luôn có sự sáng
Trang 33tạo phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội từng vùng Chính các yếu tố này đã tạo cho kiến trúc đình, chùa Việt Nam vừa có cái chung của nền văn hóa Việt Nam, vừa có cái riêng mang tính đặc thù của từng địa phương mà kiến trúc đình, chùa Nam Bộ là một tiêu biểu
1.3 Khái quát kiến trúc đình và chùa giữa các miền tại Việt Nam :
1.3.1 Kiến trúc đình, chùa Bắc Bộ :
- Kiến trúc đình Bắc Bộ :
Đối với đình cổ tại Bắc Bộ có thể nhận thấy :
Đình làng Bắc Bộ “là công trình kiến trúc công cộng tập hợp được những tài năng điêu khắc và nghệ thuật tạo hình khác nhau của tập thể cộng đồng làng xã Việt Nam” [49] Chức năng đình rất đa dạng, phong phú Ngoài chức năng
chính là thờ Thần, đình còn là nơi tổ chức các lễ hội lớn nhỏ từ các lễ cúng Thành Hoàng đến lễ khao, vọng Cùng với các hoạt động cúng lễ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ như hát tuồng, hát chèo, đánh vật, đánh cờ, chọi chim họa mi, chọi gà, chạy chữ, cướp cầu, rối nước … cũng được tìm thấy trong sinh hoạt đình làng
Về tổng thể kiến trúc, thường khá giản đơn bao gồm một “tòa vũ” có 5 hay 7 gian (đình Chu Quyến) [Xem Hình 1.3b], đôi khi có thêm “chuôi vồ” làm hậu sở (đình Đình Bảng) [Xem Hình1.3c] hoặc một hậu cung ở bên trên gian giữa cao khoảng 2,7m (đình Tây Đằng) Sau này xuất hiện thêm nhà tiền tế và các nhà tảo mạc chạy dài hai bên sân phía trước … Về chi tiết kiến trúc, đình thường được chống đở bởi hệ cột mà mỗi cột có đường kính rất to, có khi đến gần 0,8m (đình Chu Quyến), hệ vì kèo được liên kết với nhau bằng “kẽ ngồi”,
“xà bẫy” và “xà tứ” tạo thành “thức” cổ điển của kiến trúc đình Bắc Bộ Các đình làng xưa thường có dạng nhà sàn với sàn gỗ thấp khoảng 0,7m đến 0,8m đặt trên các “địa thu” mộc mạc Các chi tiết kiến trúc khác như “nghé đở”, “câu đầu”… được chạm khắc rất tinh vi Ngoài ra thân đình rất thấp chỉ cao bằng 1/3
Trang 34mái Càng về sau, nhất là sau những lần đại trùng tu, xuất hiện nhiều chi tiết chạm khắc tinh vi hơn
- Kiến trúc chùa Bắc Bộ :
Với chức năng chính là nơi thờ Phật (đôi khi kết hợp thờ Thần hay Thánh) và tu học của tăng sĩ , về sau, trong chùa còn xuất hiện thêm chức năng thờ “hậu Phật” (người có công tạo dựng chùa)
Về tổng thể kiến trúc, chùa Bắc Bộ thường có khuôn viên khá rộng có khi lên đến hàng chục mẩu (Hecta) Chính vì vậy, bố cục toàn bộ ngôi chùa thường phát triển trên một trục chính trung xuyên tâm từ gác chuông đến hậu đường Các gian “tòa vũ” thường có từ 5 đến 13 gian(chùa Bút Tháp) , nối kết thành bố cục mặt bằng từ giản đơn đến phức tạp , từ dạng chữ “nhất 一” chữ
“nhị 二” … đến “nội công– ngoại quốc ( 工 )” Khối nhà chính thường là 3 tòa: tiền đường, thiêu hương, thượng điện hình chữ “công 工” Về chi tiết kiến trúc, chùa cũng thường được chống đở bởi hệ cột và hệ vì kèo liên kết với nhau bằng
“kẽ ngồi”, “xà bẩy” và “xà tứ” tạo thành “thức” cổ điển của kiến trúc chùa Bắc Bộ, giống như đình làng Đến thế kỷ XVIII, kiến trúc chùa đã có những đổi thay
: “xà thượng vươn dài ra đã thay cái bẩy với tên mới gọi ngày nay là
“consol””[49] Cũng như đình, thân chùa rất thấp so với cao mái Càng về sau,
nhất là sau những lần đại trùng tu xuất hiện nhiều chi tiết chạm khắc tinh vi, hiện đại hơn trước
1.3.2 Kiến trúc đình, chùa Trung Bộ :
- Kiến trúc đình Trung Bộ :
Với chức năng tương tự như đình Bắc Bộ, nhưng đến Trung Bộ chức năng lễ hội có phần mờ nhạt hơn, nhất là phần hội Gần như chức năng chính của đình Trung Bộ chỉ là nơi thờ cúng Thành Hoàng và anh hùng dân tộc , rất ít có kết hợp lễ hội
Về tổng thể kiến trúc, thường rất giản đơn bao gồm một đại đường có 5 hay 7 gian (đình Dương Nổ) , đôi khi có thêm nhà tiền tế hoặc nhà “trù”(bếp)
Trang 35phía sau bên cạnh tòa đại đường Về chi tiết kiến trúc, đình thường được chống đở bởi hệ cột mà mỗi cột có đường kính vừa phải thường đường kính khoảng 0,5m Hệ vì kèo được liên kết với nhau bằng hệ “chồng rường – giả thủ” tạo thành kiểu thức đặc thù của kiến trúc cổ điển Trung Bộ Toàn bộ hệ khung sườn kiến trúc đình Trung Bộ được đặt ngay trên tán đá , trên nền đất lát gạch đất nung Các chi tiết kiến trúc khác như “tay thủ”, “câu đầu”, “con rường”, “lá mái”… thường được chạm khắc rất tinh vi Thân đình có vươn cao hơn so với đình Bắc Bộ Càng về sau, nhất là sau những lần đại trùng tu xuất hiện nhiều chi tiết chạm khắc tinh vi hơn nhưng diện tích đình lại bị thu hẹp hơn
- Kiến trúc chùa Trung Bộ :
Cũng với chức năng chính là nơi thờ Phật và tu học của tăng sĩ, về sau, còn xuất hiện thêm chức năng thờ bá tánh và trường học giáo lý (chùa Báo Quốc)
Về tổng thể kiến trúc, chùa Trung Bộ thường có khuôn viên rất rộng có khi lên đến vài mẩu (Hecta) Chính vì vậy, bố cục toàn bộ ngôi chùa thường kết kợp phát triển vừa đăng đối trên một trục “chính trung” lại vừa bố cục tự do trải rộng trong khuôn viên chùa Các gian nhà thường có từ 3 đến 5 gian kết hợp thêm hai “chái” mở rộng (chùa Thập Tháp) , có tiền đường và hậu sở nối kết thành bố cục mặt bằng hình chữ “khẩu 口” Về chi tiết kiến trúc, chùa cũng được chống đở bởi hệ cột và hệ vì kèo được liên kết với nhau bằng hệ “chồng rường-giả thủ” cổ điển của “thức” kiến trúc chùa Trung Bộ Đặc biệt kiểu nhà
“trùng thiềm điệp ốc” (nhà đôi chồng mái) theo kiểu cung đình khá phổ biến, nhất là các chùa do hoàng tộc hỉ cúng như chùa Diệu Đế, chùa Từ Hiếu,… Mái chùa cũng có phần cao hơn Càng về sau, nhất là sau những lần đại trùng tu xuất hiện nhiều chi tiết bê-tông và vật liệu xây dựng hiện đại hơn (chùa Báo Quốc)
1.3.3 Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ :
- Kiến trúc đình Nam Bộ :
Trang 36Đình làng Nam Bộ có chức năng chính là thờ Thần vào thời gian đầu, sau này trong giai đoạn thuộc Pháp, đình còn có chức năng là cơ sở hành chính làng Cùng với các hoạt động cúng lễ, các hoạt động hành chính, văn hóa văn nghệ như hát cãi lương, hát bội, cúng kỳ yên … cũng được tìm thấy trong sinh hoạt đình làng Nam Bộ
Về tổng thể kiến trúc, thường chia làm ba phần theo trục “thần đạo” : Võ
ca – võ qui – Chính điện Đôi khi có thêm nhà trù (bếp), nhà Hội đồng( đình Phú Nhuận) …Về chi tiết kiến trúc, đình thường có mặt bằng hình vuông , mái
“bánh ít” được chống đở bởi hệ cột “tứ trụ” ở giữa (cột cái), các cột con bao quanh Hệ kèo được “gác” lên nhau bằng liên kết mộng, nối vào nhau bằng các thanh “trính” và các cột được kê khỏi mặt đất bằng tán đá … tất cả tạo thành hệ khung sườn “ kẽ chuyền - đâm trính - cột kê” đặc trưng của kiến trúc cổ Nam Bộ Thân cao gần 3/4 cao mái, nhưng sóng nóc rất ngắn (cấu trúc đặc thù của loại nhà “ngũ hành 五行”) Các đình làng xưa thường có nền rất cao và vườn cây ăn trái xung quanh Càng về sau, nhất là sau 1954, kiến trúc đình làng đã mất chức năng hành chính, trở về duy nhất chức năng ban đầu là nơi tín ngưỡng Thành Hoàng và người có công, do đó sinh hoạt đình làng ngày càng hạn chế, và khuôn viên cũng bị thu hẹp dần
- Kiến trúc chùa Nam Bộ :
Chức năng chính của chùa là nơi thờ Phật và tu học của tăng sĩ , về sau, trong chùa còn xuất hiện thêm chức năng thờ bá tánh, trường học giáo lý (chùa Vĩnh Tràng)
Về tổng thể kiến trúc, chùa Nam Bộ cũng thường có khuôn viên rất rộng có khi lên đến vài mẩu (Hecta) Chính vì vậy, bố cục toàn bộ ngôi chùa thường kết kợp phát triển : Vừa đăng đối trên một trục “chính trung” lại vừa bố cục tự
do trải rộng trong khuôn viên chùa tương tự Trung Bộ Trên trục chính trung thường chia làm ba phần: Chính điện–giảng đường–trai đường Thường kết hợp
Trang 37thêm nhà trù (bếp), tăng xá (chùa Giác Lâm)[ Xem HĐ 1.1b] …Về chi tiết kiến trúc, chùa thường có mặt bằng hình vuông, mái “bánh ít” v.v… tương tự như kiến trúc đình … tất cả tạo thành hệ khung sườn “kẽ chuyền - đâm trính - cột kê” đặc trưng của kiến trúc cổ Nam Bộ Chùa xưa cũng thường có nền rất cao và vườn cây ăn trái xung quanh Càng về sau, nhất là sau thời kỳ chấn hưng Phật Giáo
1929, đặc biệt là giai đoạn sau 1954, kiến trúc chùa không ngừng phát triển về số lượng lẩn chất lượng, giữa thế kỷ XX đã xuất hiện “chùa lầu” Hoạt động chùa càng về sau càng mở rộng
Như vậy , qua các khái quát trên có thể nhận ra rằng : Kiến trúc đình và chùa ba miền gần như có chức năng giống nhau cho mỗi loại hình, nhưng bố cục tổng thể có phần khác nhau Hệ khung sườn , tuy giống nhau ở kết cấu gỗ nhưng có khác nhau về cấu trúc và bố cục mặt bằng Từ cấu trúc “xà – kẽõ – bẫy
… ”, tổ chức mặt bằng đăng đối theo trục …, của Bắc Bộ ; chuyển sang cấu trúc
“chồng rường – giả thủ …” , tổ chức mặt bằng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc
…”, của Trung Bộ ; sang Nam Bộ cấu trúc chuyển thành “kẽ chuyền - đâm trính – cột kê …”, tổ chức mặt bằng nửa đăng đối nửa tự do và chuyển thành hoàn toàn tự do vào cuối thế kỷ XX với chùa lầu Tuy độ cao thân so với mái, từ Bắc Bộ sang Nam Bộ có phần tăng đôi chút, nhưng sóng nóc và “đòn dông” lại ngắn hơn Đặc biệt mặt bằng “vuông” rất phổ biến ở Nam Bộ, lại rất ít gặp ở Bắc Bộ
Nếu chỉ so sánh riêng giửa đình chùa truyền thống Việt Nam ở Bắc Bộ và đình chùa Nam Bộ có thể nhận ra các điểm giống nhau và khác nhau như sau :
- Lĩnh vực hình thức kiến trúc :
+ Giống nhau : Đình, chùa có chức năng chính là nơi thờ
Thần,Phật thường có khuôn viên rộng, tổng thể kiến trúc biến đổi linh họat theo
nhu cầu sử dụng qua các thời kỳ lịch sử ; kết cấu thường sử dụng bộ khung sườn gỗ (giữa Tk.XX trở về trước) với hệ cột tròn kê trên tán đá vuông làm móng ;
Trang 38chạm khắc gỗ với các đồ họa mang tính dân gian đời thường ; sử dụng vật liệu lợp mái và lát nền bằng đất nung ; rất ít cửa sổ Riêng chùa thường có hành lang bao quanh và có thêm mộ tháp hay tháp Phật
+ Khác nhau :
Tổng thể đình chùa Nam Bộ (ĐCNB) thường gắn liền với yếu tố “ sông
nước” rất rõ, nhưng tổng thể đình chùa Bắc Bộ (ĐCBB) đôi khi cũng kết hợp với yếu tố “nước” nhưng không nhiều
Bộ khung sườn gỗ ĐCBB thường đồ sộ, nặng nề hơn so với bộ khung
sườn gỗ ĐCNB và liên kết mộng ĐCBB cũng đa dạng và phức tạp hơn ĐCNB
Thân ĐCBB thường thấp bằng ½ mái còn thân ĐCNB cao gần bằng mái
Vật liệu lợp và lát nền ĐCBB cũng nặng nề hơn ĐCNB
Mặt bằng cơ bản của ĐCBB thường hình chữ nhật và nền cao vừa phải,
khác với mặt bằng cơ bản của ĐCNB thường hình vuông và được tôn nền rất cao
Góc mái ĐCBB thường quớt cong tạo thành “góc đao” còn góc mái
ĐCNB thường thẳng
Mộ tháp chùa Bắc bộ có chân đế thấp khác với mộ tháp chùa Nam Bộ
có chân đế rất cao
Các tháp cao, đồ sộ của chùa Bắc Bộ không thấy xuất hiện ở chùa Nam
Bộ kể từ giữa Tk.XX trở về trước, v.v…
- Lĩnh vực nội hàm kiến trúc nêu ở mục 3.3 :
Nội hàm kiến trúc ĐCNB thường không khác mấy so với ĐCBB , có nhiều điểm tương đồng nhau trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt Nam ( như : văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xữ )
1.4 Phân kỳ lịch sử kiến trúc đình , chùa Nam Bộ :
1.4.1 Giai đoạn hình thành vùng văn hóa Nam Bộ:
Trang 391.4.1.1 Giai đoạn trước năm 1698 :
- Tiến trình lịch sử :
Vào thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, chiến tranh Trịnh-Nguyễn bắt đầu Trong tình thế chiến tranh với Đàng Ngoài, nhiều dân nghèo ở bắc Thuận Hóa tìm cách chạy vào Chân Lạp khai hoang lập làng sinh sống Nhân cơ hội
đó, năm 1620 chúa Nguyễn Phúc Nguyên, “đã đặt quan hệ thân thiện với vua Chân Lạp là Prea Chey Chettha II và yêu cầu cho phép cư dân Việt được vào Thủy Chân Lạp buôn bán và khai hoang lập làng Vua Chân Lạp chấp thuận Nhiều làng Việt đã ra đời ở Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai” [46]
Năm 1623, “một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong, yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr, tức Sài Gòn ngày nay, và được đặt ở đây một sở thu thuế hàng hóa Vua Prea Chey Chettha II chấp thuận” [15]
Giữa thế kỷ XVII, nhà Minh đổ, người Minh Hương không chịu theo nhà Thanh, chạy sang đất Việt (Đàng Trong) và xin nhập cư ở Đông Phố (Gia Định) và Mỹ Tho Cùng với di dân Việt, họ mở rộng dần vùng đất khai hoang ra các nơi phụ cận Sài Gòn lập nên nhiều làng mạc, phố xá Cũng trong khoảng thời gian này(1680), Mạc Cửu, một di thần nhà Minh cùng họ hàng chạy sang Phnôm-Pênh xin cư trú tại Sài Mạt (Hà Tiên), ông mộ thêm di dân Việt đến đây khai phá đất hoang lập thành làng mạc rồi xin thần phục chúa Nguyễn
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh dâng lệnh chúa Nguyễn vào
Nam kinh lược, ông đã : “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”[15].Hai dinh Trấn Biên(Biên Hòa), Phiên
Trấn(Gia Định) Được chính thức thành lập, số hộ nông dân đã lên đến hơn bốn vạn
Giai đoạn từ 1620 đến 1698 có thể mệnh danh là giai đoạn hình thành Sài
Gòn-Nam Bộ, trong đó, Sài Gòn trở thành thị trấn đông dân nhất (Khoảng
Trang 4010.000 người), một đầu mối giao thông, một địa điểm chiến lược khá quan trọng tại Nam Bộ đã được khẳng định
- Khái quát thực trạng kiến trúc đình, chùa :
Làng mới luôn luôn đòi hỏi có những cơ sở công ích, trong đó có hệ
thống văn hóa “đình, chùa, miễu, võ”, là nhu cầu tâm linh cơ bản của một làng
truyền thống Hơn nữa, với lối sống trọng tình vốn có của cư dân nông nghiệp, các nhân vật có công khai khẩn đất hoang, mở chợ, sửa cầu, đắp lộ… làm lợi cho
cộng đồng dân cư được tôn thành “tiền hiền và hậu hiền” , được người dân
muôn đời thờ tự theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” Cái đình ra đời rất sớm ở Nam Bộ xuất phát từ nhu cầu thực tế ấy Rất nhiều ngôi đình , tuy còn thô sơ, đã được lưu dân Việt xây dựng lên tại Nam Bộ , nó trở thành cơ sở tín ngưỡng có tính chất chính thống Rất tiếc, cho đến ngày nay , sau những năm dài binh biến cùng với qui luật sinh tồn của thời gian, kiến trúc đình trong giai đoạn sơ khai
nầy hầu hết đã không còn tồn tại , chỉ còn lại Đình Thông Tây Hội (Xem Hình
1.6a) tại Tp.Hồ Chí Minh (1698-Gò Vấp) Tuy nhiên, sau nhiều lần tu sửa, dáng vẻ kiến trúc hiện nay của đình Thông Tây Hội do lần tu sửa năm 1896 và những năm gần đây tạo nên, không còn như thời mới tạo dựng
Chùa làng xuất hiện trong thời gian nầy cũng chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, cầu sự bình yên hơn là tu học giáo lý nhà Phật Tuy nhiên, cũng như đình, kiến trúc chùa giai đoạn nầy hầu hết bị tàn phá, chỉ còn lưu dấu lại đôi ba ngôi cổ tự , có thể kể đến như : Chùa Long Thiền (1664-Biên Hòa) (Xem Hình
1.6b), chùa Bửu Phong(1676- Biên Hòa) (Xem Hình 1.6c), chùa Tam Bảo(1680-HàTiên) (Xem Hình 1.6e), chùa Kim Chương (cuối thế kỷ XVII-Sài Gòn), chùa Đại Giác(cuối thế kỷ XVII-Biên Hòa),( Xem Hình 1.6d) …, nhưng
hầu hết các kiến trúc trên không còn mang dáng kiến trúc đặc trưng cho giai đoạn lịch sử khởi dựng, mà đã biến dạng qua các lần tu sửa Chùa trong lúc nầy