1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng của lớp từ vựng mới tiếng việt xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây (đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng anh

269 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Trong tiếng Việt, có rất nhiều phương thức để cấu tạo từ như: cấu tạo mới, mở rộng hay thu hẹp nghĩa của một từ đã có, ghép những từ đã có để tạo ra lớp từ vựng mới, láy, vay mượn từ nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



HUỲNH VĂN TÀI

ĐẶC TRƯNG CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG

VIỆT XUẤT HIỆN TRONG VÒNG 10 NĂM TRỞ LẠI

ĐÂY (ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đối với TS Đỗ Thị Bích Lài, PGS.TS Dư Ngọc Ngân và quý thầy, cô ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia TP.HCM) trong những năm qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ cho tôi có được những tri thức cần thiết trong quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận án này

Ngoài ra, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các bạn đồng nghiệp, các bạn Nghiên cứu sinh, các bạn học lớp Cao học đã chân tình giúp đỡ g tôi trong suốt quá trình học

Dù đã cố gắng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc, tuy nhiên, trong quá trình phân tích và khảo sát có thể trong nội dung của luận án sẽ còn nhiều vấn đề chưa được chúng tôi đưa vào và có nhiều vấn đề chúng tôi trình bày chưa rõ, hi vọng những góp ý, hướng dẫn của quý thầy, cô sẽ là cơ sở khoa học để giúp chúng tôi có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn cũng như việc phát triển đề tài về sau

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm

2010 Tác giả luận án

Huỳnh Văn Tài

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm

2010 Tác giả luận án

Huỳnh Văn Tài

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Trang 4

Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và quy ước trình bày

DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6 Bố cục của luận án

1

1513 1417

18

1.1 Vấn đề từ và cụm từ

1.2 Vấn đề cấu tạo từ

1.3 Vấn đề từ mới

1.4 Vấn đề từ loại

1.5 Vấn đề nghĩa và nghĩa của từ

1.6 Vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa

1.7 Vấn đề ngữ cảnh

20

23 35

39 475052

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)

55

Trang 5

2.1 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt

2.1.1 Đặc trưng của lớp từ vựng tiếng Việt được cấu tạo dựa trên

chất liệu và quy tắc có sẵn

2.1.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới được hình thành

bằng cách vay mượn

2.1.3 Tiểu kết

2.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Anh

2.2.1 Đặc trưng của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa trên chất

liệu và quy tắc có sẵn

2.2.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới được hình thành

bằng cách vay mượn

2.2.3 Tiểu kết

2.3 So sánh đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt

và lớp từ vựng mới tiếng Anh

2.3.1 Những điểm tương đồng

2.3.2 Những điểm khác biệt

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG TỪ LOẠI CỦA LỚP TỪ

VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI

LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)

3.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Việt

3.1.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa

trên chất liệu và quy tắc có sẵn

3.1.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ mới được hình thành bằng

cách vay mượn

3.1.3 Tiểu kết

55576671787883

88

92 9294

97

97

98 112121

3.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Anh 1253.2.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa

trên chất liệu và quy tắc có sẵn

3.2.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được hình thành

bằng cách vay mượn

3.2.3 Tiểu kết

3.3 So sánh đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Việt và

lớp từ vựng mới tiếng Anh

3.3.1 Những điểm tương đồng

3.3.2 Những điểm khác biệt

125131

135 136

136137

Trang 6

CHƯƠNG 4: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ

VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT VÀ LỚP TỪ VỰNG MỚI

TIẾNG ANH

4.1 Phân loại lớp từ vựng mới theo trường

4.1.1 Trường từ vựng - ngữ nghĩa văn hoá – xã hội

4.1.2 Trường từ vựng - ngữ nghĩa kinh tế – thương mại

4.1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa công nghệ thông tin

4.1.4 Trường từ vựng - ngữ nghĩa khoa học – kỹ thuật

4.1.5 Tiểu kết

4.2 So sánh đặc trưng ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới tiếng Việt

và lớp từ vựng mới tiếng Anh

4.2.1 Những điểm tương đồng

4.2.2 Những điểm khác biệt

139

144

144 165

171 178183

185

186186

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

189

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC TRÌNH

BÀY

1 Các chữ viết tắt được dùng trong luận án:

NXB Nhà xuất bản

Trang 7

Dt Dẫn theo

2 Các ký hiệu được dùng trong luận án:

- [23]: 23 là số thứ tự trong mục tài liệu tham khảo

- [ tr.]: giới thiệu trang mà tác giả luận án trích dẫn trong mục

Tài liệu tham khảo

3 Quy ước trình bày

Các ngữ liệu mà tác giả luận án thu thập được và cần phân tích của tác giả luận án: in nghiêng

Ví dụ:

- Hoàn tất kết luận điều tra mảng chạy án vụ PMU 18

Trang 8

DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu

Như chúng ta biết, ngôn ngữ không ngừng biến đổi và phát triển Khi nghiên cứu ngôn ngữ của con người, chúng ta đang tiếp cận điều được gọi là yếu tố đặc trưng của con người, đặc trưng của trí tuệ

mà cho tới nay, là chỉ có ở con người [79, tr 169] Và như vậy, ngôn

ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người từ xa xưa cho

đến nay Ferdinand De Saussure nhận định “ngôn ngữ là một hệ thống biểu hiện những ý niệm Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi, mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh (image acoustique) Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần vật lý, mà là dấu vết tâm lý của cái âm đó, là cái biểu tượng mà các giác quan của ta cung cấp cho ta về cái âm đó, nó thuộc cảm quan, và nếu đôi khi ta có gọi nó là “vật chất” thì chỉ với ý nghĩa đó và để đối lập với thành phần kia của sự liên hệ, tức là với khái niệm, thường trừu tượng hơn.” [58, tr 40 - 120] Còn Harvey A Daniels thì cho rằng mỗi ngôn ngữ của con người

được cấu tạo và thay đổi để đáp ứng yêu cầu của chính người sử dụng ngôn ngữ đó [86, tr 10] Quan điểm này cũng đã được Nguyễn Văn Tu nêu trong nghiên cứu của mình từ năm 1978 Theo Nguyễn Văn

Tu thì “hệ thống từ vựng ngày nay không còn giữ nguyên những đặc tính của thời đã qua mà tiến triển và phong phú thêm lên Để đáp ứng với sự xuất hiện của nhiều khái niệm, hiện tượng mới, nhiều từ mới được tạo ra Nhiều từ cũ bị mất đi vì không hợp thời nữa Nhiều từ khác biến đổi về nghĩa cũng như về cách dùng.” [69, tr 254]

Cũng cùng quan điểm với Harvey A Daniels và Nguyễn Văn Tu

nhưng cụ thể hơn, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định rằng “một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hóa của loài người

Trang 9

là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm Bằng ngôn ngữ thông báo không những chỉ cảm xúc, tri thức, mà cả một số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số lượng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên

cơ sở những từ đã có.” [28, tr 70]

Như vậy, ngôn ngữ luôn sống và luôn tồn tại trong xã hội, mọi sự xuất hiện hoặc thay đổi của ngôn ngữ chỉ với mục đích là phục vụ cho xã hội Các phương tiện khoa học phát triển để phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội phát triển, và do đó, ngôn ngữ cũng phải phát triển theo Ngược lại, xã hội trong quá trình phát triển của mình cũng có những tác động lên ngôn ngữ, cho ngôn ngữ phát triển Ngôn ngữù được hình thành và phát triển một cách liên tục Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ngôn ngữ loại bỏ những từ không còn cần thiết trong xã hội, tạo ra từ mới và cũng có thể biến đổi nghĩa Có thể coi đây là tiến trình tất yếu khách quan cho sự tồn tại của ngôn ngữ

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, các ngôn ngữ trên thế giới có sự biến đổi mạnh mẽ trong vốn từ vựng như sự xuất hiện ngày càng nhiều những đơn vị từ vựng mới để biểu đạt các sự vật, sự việc, hiện tượng mới trên nhiều lĩnh vực, việc bổ sung nghĩa mới cho các từ đã có, vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác để thực hiện chức năng giao tiếp trong giai đoạn hiện nay Việc xã hội không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu phục vụ con người trên mọi lĩnh vực của một nền khoa học tiên tiến là nguyên nhân chính tạo

ra những khái niệm, sự vật mới

Trang 10

Tiếng Việt của chúng ta trong vòng mười năm trở lại đây cũng có những biến đổi tương tự Việc tạo ra các khái niệm, sự vật, sự việc mới, từ trong nước và cả du nhập từ bên ngoài, đều cần từ vựng mới để biểu đạt Sự xuất hiện hàng loạt các từ vựng mới, sự thay đổi nghĩa của các từ ngữ đã có, có một ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng trong hoạt động hành chức, trong việc thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Việc xuất hiện các từ vựng mới, với các nghĩa mới lại càng làm giàu hơn vốn từ vựng của ngôn ngữ Và khi chúng ta nói đến từ mới thì chúng ta không thể không nói đến phương thức cấu tạo, nghĩa và từ loại của từ Trong tiếng Việt, có rất nhiều phương thức để cấu tạo từ như: cấu tạo mới, mở rộng hay thu hẹp nghĩa của một từ đã có, ghép những từ đã có để tạo ra lớp từ vựng mới, láy, vay mượn

từ nước ngoài và những phương thức này đều có những tác động

nhất định đến quá trình tạo ra lớp từ vựng mới trong thời gian qua

Việc nghiên cứu lớp từ vựng mới là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi phải có nhiều thời gian tổng hợp, nghiên cứu toàn diện Do đó, trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát các lớp từ vựng mới với các tiêu chí như sau:

1 Những đơn vị từ vựng mới có chức năng định danh những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện trong mười năm trở lại đây và chủ yếu là lớp từ vựng xuất hiện trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007

2 Những đơn vị từ vựng mới là những đơn vị chưa từng xuất hiện trong những cuốn từ điển được đem ra đối chiếu hoặc những đơn vị này nếu có xuất hiện trong các từ điển đó nhưng nay được cấu tạo mới

3 Những đơn vị từ vựng mới được nghiên cứu trong luận án này thuộc loại từ toàn dân chứ không bao gồm các từ thuộc nhóm từ địa phương, từ thông tục, tiếng lóng v.v

Trang 11

4 Ngữ liệu được tiến hành trích xuất là từ các báo xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh như: báo Người Lao Động, Người Lao Động Online, Phụ Nữ, Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online và các báo xuất bản ở Hà Nội như: báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, VietNamNet

Lớp từ vựng mới có thể là từ đơn, từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp Chúng cũng có thể được cấu tạo từ các yếu tố có sẵn của tiếng Việt hoặc vay mượn Do đó trong quá trình nghiên cứu đặc trưng của lớp từ vựng mới từ góc độ cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích về đặc trưng của từng thành tố, nếu là từ ghép hoặc từ láy, tham gia hình thành nên lớp từ ngữ này Để việc phân tích được chuẩn xác, các ngữ liệu sẽ được phân chia như sau:

- Ngữ liệu được sắp xếp theo các phương thức cấu tạo và các đơn

vị mục từ được xếp theo thứ tự chữ cái

- Phân tích ngữ liệu về lớp từ vựng mới tiếng Việt, ngữ liệu về lớp từ vựng mới tiếng Anh và sau đó tiến hành đối chiếu hai ngôn ngữ nhằm tìm ra những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt

Cũng trong luận án này, qua khảo sát lớp từ vựng mới tiếng Việt, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Anh trên cả ba bình diện: cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa Chúng tôi chọn tiếng Anh là đối tượng so sánh đối chiếu bởi vì:

- Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong mọi lĩnh vực hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa và hội nhập của đất nước

- Trong giai đoạn phát triển hiện nay trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được phát minh từ nước ngoài và sau đó, những thành tựu này được nhập vào nước ta Việc chuyển

Trang 12

đổi tên gọi những sự vật, sự việc này bằng tiếng Việt dựa trên tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều Do đó, việc so sánh, đối chiếu để đưa

ra một phương thức xử lý lớp từ này là cần thiết

- Một thực tế tồn tại trong nhiều năm qua trong xã hội chúng ta là việc tiếng nước ngoài được sử dụng cùng một lúc với tiếng Việt – đặc biệt là tiếng Anh Đây có thể được coi là một hiện tượng không lành mạnh trong việc bảo tồn tiếng Việt Việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân và có thể đưa ra hướng đề xuất cho việc xử lý hiện tượng này

- Xét về mặt thực tiễn, trong nhiều năm qua, tiếng Anh là ngôn ngữ mà chúng tôi thường xuyên tiếp xúc trong công tác giảng dạy và dịch thuật Qua đó, chúng tôi có thể rút ra kết luận về đặc trưng cấu tạo, ngữ nghĩa và từ loại của tiếng Việt và tiếng Anh nhằm củng cố việc giảng dạy và dịch thuật của chúng tôi

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việt Nam hiện đang trong quá trình mở cửa và hội nhập Trong quá trình này, việc giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá khác là điều hiển nhiên Nước ta tiếp xúc nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng từ lĩnh vực khoa học kỹ thuật cho đến lĩnh vực khoa học xã hội Ở trong nước, nhờ những thành tựu tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của xã hội Mọi ngôn ngữ tồn tại hiện nay đều có thể sẵn sàng thay đổi để thích nghi, phù hợp với những đổi thay trong xã hội của người bản ngữ Trong ba bình diện của ngôn ngữ, ngữ pháp và ngữ âm thì rất ổn định và nếu có thay đổi, thì cũng sẽ phải mất hàng thế kỷ Trong khi đó về từ vựng thì sự thay đổi hay bổ sung xảy ra liên tục Đặc biệt trong thế kỷ 20, lĩnh vực khoa học kỹ thuật có sự thay đổi nhiều nhất, do các phát minh, sáng chế mới được tạo ra nhằm đáp ứng yêu

Trang 13

cầu cấp thiết của nhân loại và như vậy, nhu cầu đặt tên cho các sự vật, sự việc, hiện tượng mới là cần thiết

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) đã nêu rõ sự phát triển về bình diện từ vựng tiếng Việt kể từ khi chữ Nôm theo nguyên tắc của chữ Hán được sáng tạo đến khi có chữ Quốc ngữ được cấu tạo theo nguyên tắc của chữ Latin

do các cố đạo phương Tây tạo ra cho mục đích truyền bá đạo ở nước ta và sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ Theo Nguyễn Thiện Giáp, có nhiều phương thức để tạo từ mới như:

- Phát triển thêm nghĩa mới: Phương thức này xoay quanh hai quá trình: Mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa vốn có và chuyển đổi tên gọi (ẩn dụ hoặc hoán dụ) Theo phương thức này, mặt ngữ âm của các đơn vị từ vựng vẫn giữ nguyên nhưng mặt ngữ nghĩa lại biến đổi, phát triển phong phú hơn Có trường hợp việc biến đổi ý nghĩa của từ chỉ tạo ra một sắc thái mới về nghĩa chứ chưa tạo ra nghĩa mới

- Biến dạng những đơn vị đã có để tạo ra những biến thể mới hoặc những đơn vị mới: Phương thức này bao gồm hiện tượng biến âm

của một từ có sẵn để tạo ra những biến đổi mới như: anh hùng -> yêng hùng, ấm ớ -> dấm dớ Các thành ngữ khi sử dụng cũng có thể tạo ra những biến thể mới khác nhau Ví dụ như thành ngữ chết nết không chừa có các biến thể sử dụng: chết nết chẳng chừa, chết mà nết không chừa, chết thì chết nết không chừa

- Ghép các yếu tố sẵn có: Đây là phương thức chủ yếu để cấu tạo các đơn vị từ vựng mới của tiếng Việt như: móc nối, bắn tỉa, khế ngọt Yếu tố sẵn có được dùng để cấu tạo các đơn vị từ vựng mới

không chỉ là những từ thuần Việt mà còn bao gồm những từ Hán –

Trang 14

Việt đã nhập vào tiếng Việt từ trước và được người Việt coi như vốn

sẵn có của mình, ví dụ như: bệnh viện, ca hát, súng lục, súng trường Những đơn vị từ vựng như ngụy biện, phiêu bạt, nội quy, y tá gồm

các từ Hán – Việt ghép với nhau, mới nhìn tưởng là du nhập từ tiếng Hán, kỳ thực những đơn vị từ vựng này mới được cấu tạo ở Việt Nam Các yếu tố sẵn có được ghép với nhau hoặc theo quan hệ đẳng lập

như: binh lính, mua bán, nhà cửa hoặc theo quan hệ chính phụ như: cỏ

tóc tiên, rau tàu bay Những đơn vị từ vựng được ghép theo quan hệ chính phụ hầu hết tuân theo quy tắc cú pháp của tiếng Việt là yếu tố

chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau như: đào lộn hột, máy phay, máy tiện Nhưng cũng có các đơn vị từ vựng được cấu tạo theo trật tự ngược cú pháp thông thường như: chỉ huy phó, nhóm trưởng, tam ca

- Phương thức phức hợp hay còn được gọi là phương thức hoà đúc: Phương thức này còn được gọi là nói gộp và trong phương thức này, những yếu tố được coi là có giá trị nhất về mặt ngữ nghĩa được giữ lại để cấu tạo thành những đơn vị hoàn chỉnh mới như:

 văn nghệ  văn học, nghệ thuật

 khiếu tố  khiếu nại, tố cáo

- Phương thức rút gọn: Đây là phương thức tạo ra đơn vị từ vựng mới bằng cách lược bớt một phần của đơn vị đã có, như:

 cử nhân  cử

 Công ty Giấy Đồng Nai  COGIDO

- Phương thức viết tắt: Trong phương thức này, chữ cái đầu của các từ trong một tên ghép được giữ lại, như:

 Đại học Quốc gia Hà Nội  ĐHQGHN

 Văn phòng Quốc hội  VPQH

Trang 15

Đối với việc vay mượn thì trong quá trình phát triển, cũng như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng vay mượn thêm từ ngữ, ý nghĩa và cách cấu tạo của ngôn ngữ khác để làm giàu cho hệ thống từ vựng của mình Lớp từ vựng vay mượn được xử lý bằng các phương thức:

- Ngoại lai: Từ ngoại lai là những từ mà tiếng Việt vay mượn của các ngôn ngữ khác cả về hình thức lẫn nội dung Tiếng Việt vay mượn

chủ yếu từ tiếng Hán như cộng hòa, đại sứ quán , các ngôn ngữ Ấn Âu như lô cốt, xô viết và cả ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều như buôn, bản, phai

Những từ vay mượn có thể tồn tại dưới các hình thức như: giữ nguyên

dạng gốc (veston, blouse ), chuyển tự (Leningrad, Moskva ) và phiên

âm là ghi lại cách phát âm các đơn vị từ vựng nước ngoài bằng hệ

thống chữ cái của tiếng Việt (béton  bê tông, bích tông, boulon  bù lon, bu long, bu loong, bù loong )

- Viết tắt ngoại lai: Ngoài các đơn vị từ vựng, tiếng Việt cũng vay mượn các đơn vị viết tắt của tiếng nước ngoài như:

 EC = European Community (Cộng đồng châu Âu)

 WB = World bank (Ngân hàng Thế giới)

- Ghép lai: Đây là phương thức ghép mà trong đó có một phần là bản ngữ và một phần là ngoại lai nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn là

ngoại lai Ví dụ: áo măng tô, áo vét, đạn gây nhiễu rađa

- Sao phỏng cấu tạo từ: Ngoài việc mượn từ, phương thức sao phỏng cấu tạo từ là dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mẫu về kết cấu của đơn vị tương ứng trong ngoại ngữ nào đó Thực chất đây là việc dịch từng hình vị hoặc từng đơn vị tương ứng Ví dụ:

 kim loại hóa  metaliser

 chắn bùn  garde boue

Trang 16

- Sao phỏng ngữ nghĩa : Đây là phương thức tạo từ mà trong đó chỉ có ý nghĩa của từ là ngoại lai, còn hình thức của từ là bản ngữ Ví

dụ như từ pedan trong tiếng Pháp vốn bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là bàn chân Căn cứ vào nghĩa của từ pedan, người Việt dịch là bàn đạp

Theo Nguyễn Văn Tu, từ mới là những từ chưa bao giờ thuộc về lớp từ vựng hoạt động Dần dần, những từ này nhập vào vốn từ và khi đã nhập vào vốn từ tích cực rồi thì những từ này không còn là từ mới nữa Lớp từ vựng mới được tạo ra đều do nhu cầu đặt tên một sự vật mới hoặc để biểu thị những sự vật, sự việc, hiện tượng mới hoặc những sự vật, sự việc, hiện tượng đã có tên gọi nhưng có thể vì đây là những từ vay mượn hay từ cổ mà nay không còn thích hợp nữa [69,

tr 240 - 243] Nguyễn Văn Tu cũng khẳng định, những từ mới được cấu

tạo khác với quy luật cấu tạo từ của tiếng Việt sẽ không được xã hội chấp nhận [69, tr 240 - 243]

Hiện nay, ngoài cuốn “Từ điển từ mới tiếng Việt” (TS Chu Bích Thu - Chủ biên), (2002) của Viện Ngôn ngữ học do Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, thì việc nghiên cứu về lớp từ mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây có thể nói là chưa nhiều

Trong công trình nghiên cứu “về cách sáng tạo và sử dụng từ

mới trên tư liệu báo Nhân Dân giai đoạn 1986 – 2000”, tác giả Bùi Thị Thanh Lương cho rằng “hiện nay các phương thức tạo từ mới chủ yếu gồm: phương thức cấu tạo từ bằng cách ghép, láy và chuyển nghĩa, phương thức vay mượn trong đó phương thức ghép được triệt để khai thác Với loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình thì ghép là phương thức có khả năng sản sinh rất lớn Mối quan hệ giữa các hình vị trong từ ghép có thể chặt hay lỏng tùy theo từng trường hợp cụ thể, với nhiều kiểu ghép khác nhau như:

Trang 17

 Ghép hai hình vị hạn chế với nhau

 Ghép hình vị hạn chế với hình vị tự do

 Ghép hai hình vị tự do với nhau ” [46]

Theo Bùi Thị Thanh Lương, trong ba cách ghép nêu trên thì cách ghép hai hình vị tự do là cách đơn giản và thuận tiện nhất Về việc vay

mượn từ ngữ, tác giả cũng cho rằng, hiện tượng vay mượn tiếng nước

ngoài, chủ yếu từ ngôn ngữ Âu – Mỹ là một hiện tượng tất yếu và bình thường của quá trình tiếp xúc và giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia thời mở cửa Mảng từ này đã dần khẳng định được vị thế của mình trong vốn từ vựng tiếng Việt Tuy nhiên, việc sử dụng nó đôi khi chưa nhất quán, gây khó khăn cho độc giả Việc vay mượn và phiên âm các đơn vị có nguồn gốc nước ngoài hiện nay tồn tại nhiều cách khác nhau Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận những

từ vựng này

Qua khảo sát một số tờ báo xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đào Mục Đích (2003) cho rằng có ba phương thức tạo từ ngữ trong tiếng Việt hiện đại xuất hiện trên báo chí trong thời gian qua là:

1 Phương thức gán thêm một hay nhiều nghĩa mới cho một hình thức âm thanh cũ hay mở rộng nghĩa Đây là một trong những phương thức làm giàu từ vựng Theo phương thức này, mặt ngữ âm vốn có vẫn giữ nguyên nhưng mặt ngữ nghĩa lại biến đổi và phát triển

2 Xu hướng cấu tạo từ dựa vào các mô hình kết hợp đã có Lớp từ vựng mới được hình thành dựa vào ba mô hình có sẵn, gồm:

- Mô hình dựa vào mối quan hệ liên tưởng Ví dụ như hoá đơn khống dựa trên dự toán khống, bán khống, ký khống.

- Mô hình dựa vào tính đối ứng như leo thang – xuống thang, điều chỉnh tăng – điều chỉnh giảm.

Trang 18

- Hiện tượng chuyển từ loại Ví dụ như trong câu “Phục trang

bằng vải thun giá tiền rất sinh viên.” Từ sinh viên trong câu

này thuộc hiện tượng chuyển từ loại

- Mô hình dựa vào quan hệ ngữ nghĩa đẳng lập Một số lượng lớn từ ghép được tạo mới bằng cách ghép những yếu tố thường là gốc Hán được coi là có giá trị nhất về mặt ngữ nghĩa của các yếu tố có sẵn và hai yếu tố này có ý nghĩa chỉ loại ngang bằng nhau để cấu tạo mang đơn vị hoàn chỉnh mới mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp Ví dụ

như thương thảo là từ ghép của thương lượng và thảo luận, phục tạo là từ ghép của khôi phục và tái tạo

3 Xu hướng vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc Trong giai đoạn đất nước ta mở cửa và hội nhập, việc vay mượn là để làm giàu kho từ vựng và lĩnh vực có nhiều từ được vay mượn là tin học – điện tử, kinh tế, y học Phương thức chủ yếu được dùng để xử lý lớp từ vựng vay mượn của tiếng Anh là phương thức sao phỏng, ví dụ như:

TỪ GỐC LỚP TỪ VỰNG MỚI ĐƯỢC CẤU TẠO

BẰNG PHƯƠNG THỨC SAO PHỎNG

online information thông tin trực tuyến

Ngoài tiếng Anh, tiếng Việt cũng vay mựơn những đơn vị tiếng Hán Những đơn vị tiếng Hán này mới được vay mượn hoặc mới được dùng lại trong những năm gần đây Ví dụ:

- Bên cạnh khẩu khiếu thiên phú (TT, 8/10/2001)

Trang 19

- Ông nói một cách hào sảng nhưng rất thật thà (TN,

18/11/2002)Dù chỉ là những sơ khảo, nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Lương và Đào Mục Đích phần nào đó cũng đã đưa ra được một số điểm căn bản về các phương thức tạo từ mới trong tiếng Việt hiện đại Dựa theo kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước, trong luận án này, chúng tôi cố gắng trình bày một cách có hệ thống đặc trưng của lớp từ vựng mới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tiếp thu và kế thừa những thành quả mà các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được, tác giả luận án đề ra mục đích và nhiệm vụ cụ thể như sau:

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án này là nhằm tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và phân tích những đặc trưng về các phương thức cấu tạo từ, từ loại và ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới được tạo ra để đặt tên cho các sự vật, sự việc, hiện tượng mới trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đưa ra những nhiệm vụ cụ thể mà tác giả luận án cần phải đạt được, như sau:

3.2.1 Miêu tả, phân tích các đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới trong tiếng Việt

3.2.2 Miêu tả, phân tích các đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới trong tiếng Việt

3.2.3 Miêu tả, phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới trong tiếng Việt

3.2.4 Tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng cũng như khác biệt của lớp từ vựng mới của tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 20

Việc tiến hành phân tích, đối chiếu những cứ liệu về phương thức cấu tạo, ngữ nghĩa và từ loại của lớp từ vựng mới bằng cách kết hợp cơ sở lý luận của các tác giả đi trước với khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách độc lập của tác giả luận án.

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là:

4.1.1 Phương pháp thống kê

Chúng tôi lập danh sách các ngữ liệu theo từng loại ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, xác định tần số, tỷ lệ xuất hiện và sau đó tiến hành so sánh - đối chiếu

4.1.2 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp

Trong giai đoạn này chúng tôi tiến hành phân tích theo ba bước: 4.1.2.1 Phân tích phương thức cấu tạo: Ở bước này chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm của từng thành tố tham gia cấu tạo nên lớp từ vựng mới để từ đó khái quát hoá mô hình cấu tạo từ ngữ

4.1.2.2 Phân tích từ loại: Qua các trích dẫn được sử dụng trong thực tế, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới trong câu để từ đó xác định từ loại của chúng

4.1.2.3 Phân tích ngữ nghĩa và phân loại theo trường từ vựng – ngữ nghĩa: Chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm của từng thành tố và mối quan hệ tác động lẫn nhau của chúng qua ngữ liệu và qua đó chúng tôi có thể tìm ra nghĩa cấu trúc của chúng

4.1.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu

Sau khi khái quát về mô hình cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu những đặc trưng này với lớp từ vựng mới trong tiếng Anh nhằm tìm ra những nét tương đồng và

dị biệt của hai ngôn ngữ

Trang 21

4.2 Nguồn ngữ liệu:

Để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của ngữ liệu, đối với tiếng Việt, trong quá trình thu thập lớp từ vựng mới, chúng tôi tiến hành so sánh các ngữ liệu được coi là từ mới với các từ trong các cuốn từ điển được coi là có giá trị như:

1 Đại Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) (1999) của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản

2 Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu - Chủ biên) (2002) của Viện Ngôn ngữ học do NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản

3 Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) (In lần thứ mười) (2005) của Viện Ngôn ngữ học do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản

Ngoài ra, để đối chiếu các thuật ngữ công nghệ thông tin, chúng tôi phân tích nghĩa dựa trên các cuốn từ điển chuyên ngành như:

1 Từ điển chữ viết tắt thông dụng Việt – Anh – Pháp của Lê Nhân Đàm (2002), do NXB Thế giới – Hà Nội xuất bản

2 Từ điển viết tắt tiếng Anh về khoa học & công nghệ thông dụng của Phùng Quang Nhượng (2002) do NXB Thống kê xuất bản

3 Từ điển Tin học & Công nghệ Thông tin Anh – Anh - Việt về khoa học & công nghệ thông dụng của Nguyễn Ngọc Tuấn – Trương Văn Thiện và nhóm Kỹ sư Tin học Ứng dụng (2002) do NXB Thông tấn xuất bản

Đối với tiếng Anh, để việcso sánh, đối chiếu được chính xác, chúng tôi dựa vào các cuốn từ điển như sau:

Trang 22

- Từ điển Anh - Việt (1995) của Viện Ngôn ngữ học do NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản

- Từ điển Oxford Advanced Learner’s (Ấn bản lần thứ 6 - 2000), Sally Wehmeier (Chủ biên) do Oxford University Press xuất bảnVề phân tích lớp từ vựng mới tiếng Anh, mặc dù không cùng thời điểm nhưng do điều kiện có giới hạn nên chúng tôi chọn cuốn từ điển Oxford Dictionary of English – NewWords.pdf (Second edition) (2003) để làm cơ sở đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Việt

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Trong khoảng mười năm qua, trong vốn từ vựng tiếng Việt, lớp từ vựng mới xuất hiện ngày càng tăng để biểu đạt các sự vật, sự việc, hiện tượng mới trên nhiều lĩnh vực cũng như việc thay thế, bổ sung nghĩa cho các từ đã có để có thể thực hiện chức năng giao tiếp, phản ánh những thay đổi trong xã hội cũng như thể hiện sự hội nhập của các quốc gia trên thế giới Việc nghiên cứu vấn đề từ mới thông qua các đặc trưng như cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận, luận án sẽ tìm hiểu và lý giải sự thay đổi trong các hình thức cấu tạo từ, hình thành một số kiểu mẫu kết hợp từ mới cũng như từ góc độ từ loại và ngữ nghĩa Từ kết quả nêu trên, về mặt thực tiễn, luận án góp phần:

1 Nghiên cứu các đặc trưng về cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới cũng như lớp từ vay mượn trong thời gian qua

2 Nghiên cứu một cách toàn diện và làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết về cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa lớp từ vựng mới

3 Qua đó, luận án sẽ nêu lên khuynh hướng, khả năng và phương thức cấu tạo từ mới của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay

Trang 23

4 Luận án cũng nghiên cứu những phương thức xử lý lớp từ ngữ vay mượn qua những phương thức phổ biến như: giữ nguyên ngôn ngữ gốc, ngoại lai, sao phỏng và ghép lai.

5 Cũng qua nghiên cứu những phương thức xử lý lớp từ ngữ vay mượn, chúng tôi tìm hiểu xem việc vay mượn có thật sự cần thiết hoặc có góp phần làm giàu vốn tiếng Việt không hay chỉ là hiện tượng nhất thời của người sử dụng

6 Kết quả so sánh trong việc cấu tạo từ mới chỉ ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt của cả hai ngôn ngữ và kết quả này có thể áp dụng để nghiên cứu và giảng dãy tiếng Anh

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết cơ sở

Chương thứ nhất có 34 trang giới thiệu một số vấn đề lý thuyết cơ sở có tính chất lý luận chung về từ, cụm từ, cấu tạo từ, từ loại, nghĩa của từ, trường từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ cảnh

Chương 2: Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt (so sánh đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Anh)

Chương này có 41 trang và chúng tôi tiến hành phân tích từ góc độ cấu tạo của lớp từ vựng mới được trích dẫn trên các báo Chúng tôi tiến hành phân tích nhằm tìm hiểu và nghiên cứu các phương thức cấu tạo từ trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Việt (so sánh đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Anh)

Chương này gồm có 43 trang, dựa trên những đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới, và qua phân tích ngữ liệu, chúng tôi

Trang 24

sẽ tìm hiểu và nghiên cứu lớp từ vựng mới tiếng Việt ở góc độ từ loại

Chương 4: Đặc trưng ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới tiếng Việt (so sánh đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Anh).

Chương này gồm có 43 trang, ở chương này chúng tôi sẽ

xem xét những đặc trưng của lớp từ vựng mới tiếng Việt xét từ

góc độ ngữ nghĩa và phân loại theo trường từ vựng - ngữ nghĩa Trong mỗi chương, dựa trên kết quả thu thập được và qua so sánh đối chiếu, chúng tôi sẽ tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong quá trình cấu tạo từ vựng mới của cả hai ngôn ngữ Anh – Việt

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ

Để định hướng đúng trong quá trình thu thập và khảo sát ngữ liệu, chúng tôi đề cập đến những lý thuyết làm cơ sở cho luận án Đó là các khái niệm về từ, cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ mới, ngữ

cảnh, từ loại, tiêu chí phân định từ loại và trường từ vựng – ngữ nghĩa 1.1 Vấn đề từ và cụm từ

Cho dù có một điểm chung là các nhà ngôn ngữ học đều thừa

nhận có sự tồn tại của từ trong ngôn ngữ nhưng trên thực tế từ là

một vấn đề vô cùng phức tạp mà cho đến nay vẫn chưa có được sự

thống nhất về định nghĩa từ Điều này là vì có nhiều cách hiểu, nhiều

Trang 25

quan điểm khác nhau về từ Theo A Meillet thì “từ là sự kết hợp giữa một ý nghĩa nhất định với một tổ hợp âm nhất định, có khả năng đảm nhận một chức năng ngữ pháp nhất định” [48, tr 40 – 42] A Sapir thì định nghĩa: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa, hoàn toàn có khả năng độc lập và bản thân có thể làm hành câu tối giản” [57,

tr 42] L Bloomfield lại cho rằng “từ là hình thức tự do nhỏ nhất” [9, tr 42] Theo Lục Chí Vỹ (1957) thì “từ là đơn vị nhỏ nhất được vận dụng tự

do trong câu” [74, tr 42] Trong khi đó, một số nhà ngôn ngữ học khác

lại cho rằng, trong từng ngôn ngữ sẽ có khái niệm riêng về từ cho

ngôn ngữ đó, như L V Sherba (1958) đã viết: “Thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau Do đó, tất nhiên sẽ không có khái niệm “từ” nói chung” [59, tr 32] Nguyễn Kim Thản (1997) thì lại cho rằng “từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”[61, tr 27 – 31] Cũng theo Nguyễn Kim Thản “vấn đề định nghĩa thế nào là “từ” là một vấn đề có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác như từ vựng học, việc dạy học, việc soạn sách giáo khoa ”

[61, tr 27 – 31], nhưng đây cũng là một vấn đề rất khó khăn Khó khăn là vì cho đến nay, khái niệm về từ vẫn chưa được thống nhất và các nhà ngôn ngữ học vẫn còn đang tiếp tục bàn luận và chưa nhất trí với nhau Vì những lý do chưa được giải quyết ổn thỏa nêu trên, chúng tôi xin lấy định nghĩa về từ của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hòang Trọng Phiến

để làm cơ sở cho nghiên cứu của chúng tôi như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây doing nên câu [17, tr 136]

Trong tiếng Việt, ngoài từ còn có các đơn vị khác được dùng

làm cơ sở để tạo ra câu, đó là ngữ và cụm từ Nguyễn Thiện Giáp

Trang 26

đã định nghĩa về ngữ định danh như sau: “ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của thực tế”

[27, tr 70 – 76] Tác giả đã chia ngữ định danh thành hai loại: ngữ định danh hợp kết và ngữ định danh hòa kết, cụ thể như sau:

1 Ngữ định danh hợp kết: Là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng cũng chính là những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo thành và nó trực tiếp phản ánh những thuộc tính của đối tượng trong cấu trúc ý nghĩa của mình Ví dụ: làm duyên, mát tay,

2 Ngữ định danh hoà kết: Là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng không thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận tạo thành Ví dụ: đầu ruồi, mắt cá, mực thước ” [27, tr 70 – 76]

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến

(2000) thì cho rằng “cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ” [17, tr 153 – 165] Nếu chúng ta so sánh từ

ghép và cụm từ cố định, chúng sẽ có những điểm giống và khác nhau như sau:

1 Điểm giống nhau: Cả từ ghép và cụm từ cố định đều có:

- Hình thức chặt chẽ, cấu trúc cố định

- Tính thành ngữ

- Những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ

2 Điểm khác nhau:

- Thành tố cấu tạo của từ ghép là hình vị và thành tố cấu tạo của cụm từ cố định là từ

- Nghĩa của cụm từ cố định được tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của cụm từ và nói chung là mang tính hình

Trang 27

tượng Do đó, nếu căn cứ vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo thì không thể hiểu được nghĩa đích thực của toàn cụm từ Đối với từ ghép thì nghĩa định danh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều theo kiểu tổ chức nghĩa của từ, là điểm cốt lõi của từ.

Nếu so sánh với cụm từ tự do, thì cụm từ cố định là một đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, ổn định và tồn tại dưới dang làm sẵn Và vì dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu tạo cụm từ cố định có số lượng ổn định Trong khi đó cụm từ tự do được tạo ra trong lời nói và thành tố cấu tạo có thể thay đổi tùy ý

1.2 Vấn đề cấu tạo từ

Đây là vấn đề mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất Mọi ngôn ngữ trên thế giới đều có những phương

thức cấu tạo từ khác nhau Theo Bloomfield (1968) thì “thành tố tạo nên từ là những đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, những đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa ấy được gọi là hình vị” [9, tr 33] Trong khi đó, theo khảo sát của

Hoàng Văn Hành (1991) thì khi phân tích cấu tạo từ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu gặp những khó khăn nhất định trong việc vận dụng khái niệm hình vị nên đã có một số nhà nghiên cứu đề nghị hiệu chỉnh khái niệm hình vị do Bloomfield đưa ra theo hướng mở rộng quan niệm về nghĩa của hình vị Ngược lại, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng

trong tiếng Việt không có khái niệm hình vị và chủ trương “cứ mỗi tiếng là một từ”ø [29, tr 30 và 35, tr 179 – 211] Đây là một vấn đề

phức tạp và còn nhiều tranh luận nên chúng tôi xin lược qua một số phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt và của tiếng Anh

Theo truyền thống, một số nhà nghiên cứu dùng tên gọi khác để gọi khái niệm hình vị do Bloomfield đưa ra Nguyễn Kim Thản gọi đó là

từ tố và định nghĩa “từ tố là yếu tố có nghĩa (từ vựng) nhỏ nhất

Trang 28

của ngôn ngữ” [61] Hồ Lê (2003) thì gọi đó là nguyên vị và chia ra

thành nguyên vị chính và nguyên vị trung gian Nguyên vị chính gồm sáu loại:

1 Nguyên vị thực: là nguyên vị có ý nghĩa thực Xét về mặt ngữ âm, nguyên vị thực trong tiếng Việt thường là một âm tiết, ví dụ như nhà, đường, đẹp nhưng cũng có khi là nhiều âm tiết như: ba ba, ô tô, măng cụt, Đây là loại nguyên vị nồng cốt trong tiếng Việt và nó có khả năng phản ánh các loại đối tượng khác nhau trong hiện thực

2 Nguyên vị ngữ pháp: Đây là loại nguyên vị có ý nghĩa ngữ pháp Nếu xét về mặt ngữ âm, loại nguyên vị này do một âm tiết tạo thành, ví dụ như: cũng, đang, sẽ, nhưng, tuy,

3 Nguyên vị hệ thống: là nguyên vị chỉ có ý nghĩa hệ thống Về ngữ âm, loại nguyên vị cũng chỉ do một âm tiết tạo thành Dựa vào khả năng kết hợp, nguyên vị này được chia ra thành hai tiểu loại là nguyên vị hệ thống tự do và nguyên vị hệ thống phụ thuộc

4 Nguyên vị tiềm tàng: là những yếu tố gốc Hán có ý nghĩa tiềm tàng

5 Nguyên vị tình cảm: Trong tiếng Việt gồm khoảng hai chục đơn

vị như: a, ái chà, vâng, ừ,

6 Nguyên vị mục đích: là nguyên vị có ý nghĩa mục đích

Nguyên vị trung gian gồm có bốn loại: nguyên vị thực – ngữ pháp, nguyên vị thực - hệ thống, nguyên vị ngữ pháp - hệ thống, và nguyên

vị hệ thực – tiềm tàng

Tác giả Hoàng Văn Hành (1991) thì đưa ra năm mô thức cấu trúc

cơ bản của từ tiếng Việt được tạo ra nhờ bốn phương thức cấu tạo từ: phương thức sao phỏng (hay còn gọi là phương thức từ hóa hình vị),

Trang 29

phương thức ghép, phương thức láy và phương thức tựa phụ gia, cụ thể như sau:

LOẠI HÌNH ĐƯỢC

SỬ DỤNG

PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO

KIỂU QUAN HỆ

hình vị gốc, tha hình

vị láy âm

phương thức láy hòa phối ngữ

âm (láy âm)

chặt chẽ, thoăn thoắt, lè tè, … hình vị gốc, tha hình

vị tựa phụ tố

phương thức tựa phụ gia

tiếp hợp, phái sinh

vôi hóa, nhà thơ, …

Đỗ Hữu Châu (1981) cũng đưa ra ba phương thức tạo từ trong tiếng Việt là từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị như sau:

TÊN CỦA LOẠI TỪ PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO

từ đơn Phương thức từ hóa hình vị

từ láy Phương thức ghéptừ phức

từ ghép Phương thức láy

1 Từ đơn là những từ một hình vị Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung

2 Từ láy – một trong hai tiểu loại của từ phức - là những từ được cấu tạo theo phương thức lập lại tòan bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa

Trang 30

3 Từ ghép – một trong hai tiểu loại của từ phức - được tạo ra do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị hay đơn vị cấu tạo tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau Từ ghép được chia thành

ba tiểu loại nhỏ:

 Từ ghép phân nghĩa: là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị hay đơn vị theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cung loại Loại từ ghép này có tính hệ thống rất cao thể hiện ở tác dụng phân chia các loại lớn thành những loại nhỏ độc lập Ví dụ như:

xe hỏa

.

vui mặt

khó nghe

 Từ ghép hợp nghĩa: là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình

vị và chúng biểu thị những loại rộng hơn, bao trùm hơn so với loại của từng hình vị tách riêng Mối quan hê giữa hai hình vị đó tương đương với quan hệ đẳng lập hay song song trong cú pháp Loại từ ghép này cũng có tính hệ thống rất cao và tác

dụng hợp nghĩa của chúng khá thuần nhất, ví dụ như: bạn hữu, đêm ngày, trên dưới Ngoài ra, loại từ ghép hợp nghĩa được

chia làm ba tiểu loại nhỏ như: từ ghép hợp nghĩa tổng loại, từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại và từ ghép hợp nghĩa bao gộp

 Từ ghép biệt lập: là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình

vị và mỗi từ là một trường hợp riêng rẽ Đặc trưng nghữ nghĩa của một từ không lặp lại ở những từ khác, chúng là

những sự kiện biệt lập Ví dụ như: (con) thiêu thân, (tính) ba phải, (cái) thắt lưng

Trang 31

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000) thì phân định từ trong tiếng Việt gồm có bốn loại: từ đơn, từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp Cụ thể là:

1 Từ đơn: Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn Nói một cách khác, từ đơn là những từ được cấu tạo

bằng một tiếng Ví dụ như: tôi, đi, nếu, buồn

2 Từ ghép: Dựa trên phương thức ghép các tiếng mà giữa các thành tố cấu tạo có quan hệ về nghĩa với nhau sẽ cho ta từ ghép Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, từ ghép tiếng Việt có thể phân loại thành:

2.1 Từ ghép đẳng lập: Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo của chúng có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa

như: chợ búa, xe cộ, đường sá

2.2 Từ ghép chính phụ: Đây là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc và thành tố cấu tạo kia

như: tàu hỏa, đường sắt, xấu bụng

3 Từ láy: Đây là phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lập lại; nhưng vừa

có lập lại, vừa có biến đổi Ví dụ như vớ vẩn, vội vàng, đành đạch

4 Từ ngẫu hợp: Đây là lớp từ mà hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa Vì vậy, từ góc độ phân loại, chúng được tách ra và gọi là từ ngẫu hợp với ngụ ý các tiếng tổ hợp với nhau một

cách ngẫu nhiên Ví dụ như: bồ câu, mâu thuẫn, mồ hôi

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cũng đưa ra hai phương thức cơ bản để cấu tạo từ Cụ thể như sau:

Trang 32

1 Dựa trên những chất liệu và quy tắc có sẵn: Việc dùng những chất liệu hoặc các quy tắc có sẵn để tạo từ mới tương đối phổ biến trong các ngôn ngữ với các phương thức cụ thể như:

1.1 Dùng một hình vị tạo thành một từ Ví dụ như các từ: bàn, người, đẹp trong tiếng Việt.

1.2 Kết hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ bằng các kiểu như:

1.2.1 Phương thức phụ gia:

- Thêm tiền tố vào gốc từ hay một từ có sẵn Ví dụ như

tiền tố anti-, im- trong tiếng Anh: impossible.

- Thêm hậu tố như hậu tố -ness, -ly, trong tiếng Anh:

player, kindness,

- Thêm trung tố như trung tố –el, -em trong tiếng Inđônêxia: gembung (căng phồng) - gelembung (mụn nước, cái bong bóng)

1.2.2 Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ: Ví dụ như trong

tiếng Việt ta có: đường sắt, cá vàng, sân bay

1.2.3 Phương thức láy: Phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào

đó theo quy tắc cho phép Ví dụ như trong tiếng Việt: co ro, lúng túng

1.3 Phương pháp loại suy: Đây là cách tạo từ bằng cách dựa theo

cấu tạo của từ có trước Ví dụ như tiếng Anh đã cấu tạo motoway (xa lộ) theo railway.

1.4 Hòa đúc hai từ có sẵn tạo thành từ mới Ví dụ như trong

tiếng Anh: motel = motor + hotel

1.5 Rút ngắn một cụm từ hoặc từ dài hơn để tạo thành một từ mới (hay còn đựơc gọi là phức hợp [27, tr 306 - 307) Ví dụ như:

Trang 33

CÁC TỪ ĐẦY ĐỦ TỪ PHỨC HỢP

giao thông - liên lạc giao liên

1.6 Tạo từ mới do cách ghép các con chữ ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau Ví dụ trong tiếng Anh: RADAR, LASER,

1.7 Chuyển đổi từ loại của từ có sẵn hay còn được gọi là chuyển di từ loại hay chuyển loại Đây là hiện tượng khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc trưng ngữ pháp của từ loại này, khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc trưng ngữ pháp của từ loại kia Ví

dụ như trong tiếng Anh: garage (gara) -> to garage (cho ô tô ra vào).

2 Tạo từ mới bằng việc vay mượn: Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn Việc vay mượn có thể là vay mượn từ hoặc yếu tố cấu tạo từ của ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo từ trong ngôn ngữ của mình

2.1 Vay mượn từ: Việc vay mượn có thể là các từ và của nhiều

ngôn ngữ khác nhau Ví dụ như trong tiếng Việt: mít tinh, ten nít (nguồn gốc Anh), sơ mi, xà phòng (nguồn gốc Pháp)

2.2 Vay mượn yếu tố cấu tạo từ hoặc lấy từ của một ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo từ trong ngôn ngữ của mình: Tiếng

Việt mượn các yếu tố -hoá, -sinh, -viên (nguồn gốc Hán) hoặc

mượn hẳn một từ trong ngôn ngữ khác đem kết hợp với một yếu tố có sẵn của mình để tạo ra từ mới

Cũng về vấn đề từ mượn, Đỗ Hữu Châu (1981) cho rằng tiếng Việt vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc thậm chí từ tiếng Nhật, tiếng Phạn, qua tiếng Trung Quốc Có ba cách thức vay mượn là:

- Giữ dạng âm thanh và chỉ âm tiết hoá hay rút gọn chúng

Trang 34

- Dịch ý: Dùng các hình vị thuần Việt hay Hán – Việt để dịch nghĩa của các hình vị trong các từ nước ngoài.

- Sao phỏng: là cách vay mượn nghĩa của hình vị và quan hệ ngữ nghĩa giữa các hình vị của từ nước ngoài nhưng hình vị không phải là hình vị nước ngoài mà là hình vị Việt hay Hán Việt.Đỗ Hữu Châu cũng đã nêu rõ các từ nước ngoài nếu được sử dụng trong văn nói và giữ nguyên cách phát âm cũng như ý nghĩa của từ nước ngoài này thì những từ này không được coi là từ vay mượn

Cũng đồng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê cho rằng “từ mượn không phải là từ nước ngoài, từ mượn là từ của một ngôn ngữ khác được nhập vào một ngôn ngữ và được bản ngữ hóa” [44] Có những người Việt Nam dùng từ “chef” xen trong câu chuyện nói bằng

tiếng Việt nhưng thực chất nó vẫn là từ nước ngoài Trong khi đó

“xếp” là từ vay mượn [44, tr 185 – 186] Hoàng Tuệ khi nói về việc

đồng hoá từ mượn thì cho rằng “một từ mượn, nếu không bị thay thế thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng Quá trình này được gọi là sự đồng hóa từ mượn Sự đồng hóa từ mượn thể hiện tính tích cực, sáng tạo của người bản ngữ để tạo nên tính chất thuần nhất trong hệ thống ngôn ngữ của người bản ngữ” [70] Chi tiết hơn, Nguyễn Thiện Giáp (2003) phân

loại từ mượn thành năm loại, cụ thể là:

- Từ ngoại lai: là những từ mà tiếng Việt mượn cả hình thức

và nội dung, Ví dụ như: mì chính, sá xíu, bônsêvích, may ô, mít tinh Ngôn ngữ được vay mượn nhiều nhất là tiếng Hán sau

đó là một số ngôn ngữ Ấn – Âu Dù không nhiều nhưng tiếng Việt cũng có vay mượn từ ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam Lớp từ ngoại lai không phải trực tiếp mượn

Trang 35

từ tiếng Hán có thể tồn tại dưới các hình thức như: giữ nguyên dạng gốc, chuyển tự, phiên âm

- Từ viết tắt ngoại lai: Không chỉ vay mượn từ mà tiếng Việt còn mượn cả những đơn vị viết tắt, như:

TỪ VIẾT TẮT NGOẠI

LAI

TỪ ĐẦY ĐỦ

ASEAN Association of South – East Asian Nations

(Hiệp hội các nước Đông nam Á

Âu)

- Từ ghép lai: là những từ có một phần là từ bản ngữ và

một phần là từ ngoại lai nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn ngoại lai,

ví dụ như: đài rađa, áo măng tô, sóng rađiô

- Từ sao phỏng: Đây là phương thức dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một từ dựa theo mẫu về kết cấu của đơn vị tương ứng trong ngoại ngữ nào đó Thực chất, đây là hiện tượng dịch từng hình vị hoặc từng đơn vị tương ứng, ví dụ như:TỪ SAO PHỎNG TỪ NƯỚC NGOÀI

- Từ sao phỏng ngữ nghĩa: Đây là lớp từ mà trong đó chỉ có

ý nghĩa của từ là ngoại lai, còn hình thức của từ là bản ngữ

Ví dụ như từ ngân phiếu không phải là từ vay mượn từ tiếng Hán mà do người Việt tạo ra để dịch từ mandat của tiếng

Pháp

Ngoài những phương thức tạo từ thông thường của tiếng Việt như ghép những từ đơn âm tiết với nhau hoặc theo quan hệ ngang

Trang 36

nhau hoặc theo quan hệ chính phụ để chỉ những hiện tượng, sự vật, khái niệm mới, một số cách cấu tạo từ mới được Nguyễn Văn Tu (1978) đề cập như:

- Cấu tạo bằng những yếu tố thuần Việt như: cái đẹp, tắc xát, mối quan hệ qua lại

- Mô phỏng một cách cấu tạo từ riêng của tiếng Hán để chỉ một số cơ quan như: vụ trưởng, viện trưởng

- Dùng từ tố tính như: tính đa cảm, tính trong sáng, tính trung thực

- Danh từ hóa một số động từ hay tính từ bằng cách thêm những yếu tố sự, cuộc, phép vào động từ hay tính từ Ví dụ như: cuộc chiến đấu, cuộc hành quân, phép đảo ngược, phép phân hóa

- Động từ hóa các danh từ và tính từ bằng cách thêm vào sau chúng yếu tố hóa, ví dụ: quân sự hóa, vô sản hóa

- Biến đổi nghĩa và mở rộng nghĩa Ví dụ như từ lao động trước

đây chỉ về lao động chân tay và nay bao gồm luôn cả lao động chân tay và lao động trí óc

Về phương thức cấu tạo từ, K Maxwell (2005) cho rằng “khi có nhu cầu định danh một sự vật hoặc một hiện tượng mới thì phương thức ghép các từ hiện hữu lại với nhau là một trong những phương thức đơn giản nhất” [49] Tuy nhiên, theo R Moon (2003), thì nhiều từ ghép theo

phương thức này có nghĩa rõ ràng nhưng cũng có một số từ ghép thì

phức tạp hơn như big ticket item = món đồ đắt tiền hoặc heavy rock = loại nhạc rock rất ồn ào, biểu diễn với guitar điện Theo Anna Vander Broek

và David M Ewalt (2009), thì các phương thức cấu tạo từ phổ biến nhất hiện nay là:

Trang 37

1 Tạo mới (invention / coinage): Đây là phương thức tạo từ mới bằng các hình vị chưa từng có Đây là phương thức rất ít được sử dụng, nếu có cũng chỉ chưa đến khoảng 1%

2 Chuyển di từ loại (conversion / functional shift): Đây là phương thức mà một từ sẽ mở rộng nhiệm vụ ngữ pháp của nó, ví dụ như

từ động từ run chuyển sang danh từ go for a run Một số nhà

nghiên cứu lại cho rằng đây không phải là một phương thức tạo

ra từ mới mà chỉ là sự khai triển ngữ nghĩa của một từ trong không gian tri nhận

3 Tặng danh (eponym): Đây là phương thức tạo từ mới mà nguồn gốc của từ này là một danh từ riêng Tức là dùng một tên riêng để đặt tên cho một sự vật, sự việc mới nào đó

4 Phái sinh (derivation): Đây là phương thức tạo từ mới qua việc dùng những từ hoặc hình vị hiện có kết hợp với tiền tố hay hậu tố

Ví dụ như:

TỪ HIỆN CÓ TỪ PHÁI SINH

possible impossible (phái sinh tiền tố)

5 Phái sinh ngược (back – formation): Đây là phương thức mà một từ mới được thành lập bằng cách rút ngắn hay loại bỏ phần được xem là phụ tố của một từ hiện có Ví dụ:

TỪ PHÁI SINH NGƯỢC TỪ HIỆN CÓ

edit = biên tập editor = biên tập viên

intuit = biết qua trực giác intuition = khả năng trực giác

6 Ghép (compound): trong phương thức này, từ mới được tạo ra bằng cách ghép những từ hiện có lại với nhau, ví dụ:

Trang 38

night và flight night flight = chuyến bay đêm petrol và engine petrol engine = động cơ xăng tin và kettle tin kettle = ấm thiếc

7 Loại suy (analogy): Đây là phương thức noi theo cấu tạo của từ có trước để tạo ra từ mới Ví dụ như motoway (xa lộ) được cấu tạo theo railway (đường xe lửa)

8 Mở rông nghĩa (meaning extension): Phương thức này là sử dụng lại võ ngữ âm cũ và tạo thêm nghĩa mới

9 Vị từ có phó từ bổ nghĩa (phrasal verb): Đây là phương thức mà một động từ được dùng kết hợp với một trạng ngữ (adverbial) hay ngữ giới từ (prepositional particle), ví dụ:

VỊ TỪ VỊ TỪCÓ PHÓ TỪ BỔ

NGHĨA

put = đặt, để put up = sắp đặt, cung cấp

put up with = tha thứ, chịu đựng

10 Trộn hay còn gọi là hòa đúc [17, tr 139] (blend / portmanteau word): Đây là phương thức trộn hai từ lại với nhau mà hai từ này bị cắt bớt âm tiết, ví dụ:

HAI TỪ RIÊNG BIỆT TỪ TRỘN

breakfast và lunch brunch

electro- và execute electrocute

11 Tỉnh lược hay còn được gọi là viết tắt (abbreviation): Đây là phương thức rút gọn các từ hoặc các cụm từ Maxwell (2005) cho rằng dạng tỉnh lược này được thừa nhận như là một từ Người bản ngữ hiểu nghĩa của từ đó và liên hệ với cái được biểu đạt mà không nhất thiết phải biết các chữ cái được thay thế cho những từ nào Phương thức này gồm có ba tiểu loại:

Trang 39

- Viết tắt giữ chữ đầu (initialism): Phương thức này lấy chữ cái đầu của cụm từ và từ này được phát âm đúng theo

hình thức đã được rút gọn, ví dụ như BBC (British Broadcasting Corporation) được phát âm là ‘bee-bee-cee’.

- Tên gọi tắt (acronym): Tương tự như phương thức trên nhưng các từ này được phát âm như một từ, ví dụ như NATO (North Atlantic Treaty Organization)ø được phát âm là ‘nay-toe’.

- Cắt từ (clipping): Phương thức này là cắt bỏ bớt một hay

hai âm tiết, ví dụ như: pro là từ rút gọn của professional, phone là từ rút gọn của telephone, và flu là từ rút gọn của influenza

1.3 Vấn đề từ mới

Những biến đổi về chính trị, xã hội đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngôn ngữ Từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến ngày thống nhất đất nước, tiếng Việt đã không ngừng phát triển Việc tiếng Việt được sử dụng trong các hội nghị quốc tế hoặc trong các hiệp định ký kết quốc tế đã chứng tỏ chức năng xã hội của tiếng Việt ngày được nâng lên Trong giai đoạn xã hội phát triển liên tục như hiện nay, nhằm phục vụ cho đời sống xã hội với nền khoa học – kỹ thuật tiên tiến, luôn có sự vật đuợc tạo ra và những sự việc, hiện tượng mới xảy

ra Do đó, bắt nguồn từ nhu cầu đặt tên cho các sự vật, sự việc và hiện tượng mới xuất hiện, việc tạo thêm từ mới là một hiện tượng

tương đối phổ biến và tự nhiên Theo Nguyễn Văn Tu, “từ mới là những từ chưa bao giờ thuộc về lớp từ vựng hoạt động nhưng khi đã nhập vào vốn từ thì lớp từ này không còn là từ mới nữa Lớp từ mới có thể được chia thành hai loại chính: Thứ nhất là những từ chỉ những sự vật, sự việc mới Thứ nhì là lớp từ mới được dùng để chỉ những sự vật, sự việc mà đã có tên rồi nhưng những tên này có thể

Trang 40

là từ mượn hay từ cổ nên nay không thích hợp nữa” [69, tr 240 - 247] Tác giả Nguyễn Thị Kiều Vi cho rằng “khái niệm lớp từ vựng mới biến thiên theo thời gian và nó chỉ mang tính tương đối Lớp từ vựng mới là những từ cũ nhưng có nét nghĩa mới hoặc gồm những từ vựng mới liên kết nhau gọi là sự kết hợp của lớp từ vựng mới” [73] Các

tác giả của cuốn Từ điển từ mới (2002) do Chu Bích Thu chủ biên thì phân định cụ thể hơn Các tác giả cho rằng khái niệm từ vựng mới, nghĩa mới có những cách hiểu và những phạm vi khác nhau, bởi vì cảm quan có tính chất xã hội về các từ mới của mỗi người không giống nhau Các tác giả coi những từ, những nghĩa mới có hoặc những từ, những nghĩa cũ được dùng lại đều được coi là những từ vựng mới, nghĩa mới, bao gồm:

- Các từ biểu thị những khái niệm, sự vật mới xuất hiện, mới được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam

- Các từ diễn đạt những hành động, tư tưởng, tình cảm của con người chính xác, tinh tế hơn

- Các từ đồng nghĩa với từ đã có nhưng khác về sắc thái, phong cách, bao gồm: từ địa phương được dùng phổ biến trong ngôn ngữ toàn dân, các từ cổ, từ cũ sau một thời gian dài ít được dùng nay được dùng phổ biến trở lại, các từ vựng mới được dùng để chỉ các khái niệm cũ nhưng có sắc thái nghĩa khác

Cũng là khái niệm về từ mới, theo Từ điển Bách khoa Toàn thư

Mở Wikipedia, “từ mới là một từ, một thuật ngữ hay một ngữ mới được tạo ra và thông thường là để đặt tên cho những khái niệm mới hoặc là để thay đổi nghĩa của những thuật ngữ cũ trong hình thái ngôn ngữ chưa có trước đây Đặc biệt, lớp từ vựng mới rất là hữu ích cho việc xác định những sáng tạo, khái niệm hoặc hiện tượng mới

Ngày đăng: 26/02/2016, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w