BO GIAO DUC VA DAO TAO
DO HONG TUAN
ANH HUONG CUA BIEN PHAP
QUAN LY VUON DE GIAM KHA NANG
NHIEM BENH VANG LA GREENING TRONG VUON TRONG CAM SANH BANG
CAY GIONG SACH BENH
LUẬN VAN THAC Si KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC CAN THO
y
pO HONG TUAN
ANH HUONG CUA BIEN PHAP
QUAN LY VUON DE GIAM KHA NANG
NHIEM BENH VANG LA GREENING TRONG
VUON TRONG CAM SANH BANG
CAY GIONG SACH BENH
Chuyén nganh: BAO VE THUC VAT Ma sé: 60 62 10
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYÊN VĂN HUỲNH
Cần Thơ — 2011
Trang 3Lời bản quyền
Đề tài luận án tốt nghiệp là “Ảnh hưởng của các biện pháp quản lý vườn để giảm khả năng nhiễm bệnh vàng lá Greening trong vườn trồng cam sành bằng cây giống
sạch bệnh” được thực hiện bởi học viên Đỗ Hồng Tuấn, mã số học viên là 100934,
lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật khóa 16, niên khóa năm 2009 đến năm 2011 Đề tài
được PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật thuộc Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ là người hướng dẫn
khoa học Trong để tài luận án tốt nghiệp thực hiện ba thí nghiệm với các nghiệm thức khác nhau Thời gian thực hiện các thí nghiệm từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 08 năm 2011, tất cả các số liệu, hình ảnh, quá trình thực hiện cũng như kết quả nghiên cứu và báo cáo do chính tác giả thực hiện Tôi xin cam đoan không sao chép
của bất kỳ tác giả khác
Tác giả luận án
Trang 4Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn, thay hướng dẫn khoa học luận án tốt nghiệp, PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ Đã tận tình hướng dẫn luận án, truyền đạt những kinh nghiệm quí báo trong suốt thời gian thực hiện các thí nghiệm, để hoàn thành luận án tốt nghiệp từ tháng 01 năm 2010 đến năm 2011 và hoản chỉnh
luận án Chân thành cám ơn PGS.TS Trần Thị Thu Thủy, Trưởng bộ môn Bảo Vệ Thực Vật thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ, chủ nhiệm lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật khóa 16, đã nhiệt tình hướng dẫn lớp,
sắp xếp chương trình học cho lớp một cách rất thuận lợi cũng như trong quá trình
làm luận án tốt nghiệp Th§ Lăng Cảnh Phú, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật thuộc Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng ~ Trường Đại Học Cần Thơ, cô vấn học tập
của lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật khóa 1ó, đã nhiệt tình giúp đỡ lớp trong thời gian
học tập và làm luận án tốt nghiệp Cùng quí thầy, q cơ quản lý sau đại học, q
thầy, q cơ của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật giảng dạy trên lớp, trong phịng thí nghiệm và trong quá trình đi tham quan học tập ngoài thực tế, đã nhiệt tình hướng dẫn trong thời gian thực hành tại phịng thí nghiệm cũng như trong thời gian đi tham
quan học tập thực tế tại địa điểm khác nhau nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn
Chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Viện Trưởng, Viện Cây Ăn Quả
Miền Nam, đã chấp nhận và tạo điều kiện thuận cho quá trình học tập nâng cao
trình độ lên cao học cũng như trong quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp TS Katsuya Ichinose, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Nông Nghiệp Quốc Tế
Nhật Bản (IIRCAS), đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp Chân
thành cám ơn các bạn lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật khóa 16 đã nhiệt tình giúp đỡ
trong suôt thời gian học tập
Trang 5MUC LUC
Danh sách các chữ viết tắt c2 22t 2 2122111211211 re v
Danh mục Đảng cà Tnhh HH Hà HH HH rà vi
Danh mục Hình cá St nàn HH HH HH TH HH Hot vii
"000 x
ABSTRACD wsssscssanasssussavsvatarcanatsarcransaesssisisemsieniincianeenecisanountanenitomcnsissascesd xi
CHUONG I MỞ ĐẢU CHUONG II LUOC KHAO TAI LIEU
1 Tác nhân, điều kiện phát sinh, chuan doan va kiém tra bénh Vang La Greening
1.1 Vòng đời va cách gây hại của Rầy Chỗng Cánh
|2 ates ha BA) BE nN cescnascseconenonwncennsorcemenors cesnenateannsannanite cnceaneenmnanemneneavesinee 3
1.3 Triewichting bénhy Vang: La Greening cviccuarisrnenosensnicseninaaseeracessarnanscenaneenne 4 1.4 Diéu kién phát sinh bệnh Vàng La Greening cccccecseceseeeeneseeneeteneeene 5
1.5 Chẵn đoán và kiỂm tra ¿2222221 222122111211122 221111 .rrre 6
2 Diễn biến mật số của RẦy Chỗng Cánh S22 22t re 7
3: Hiện trang bệnh: Vãng Lá GIGGTTTE sa sua ttptoEliiikgSSgi843136521140v01001010.00630064 7 4 Một số biện pháp quản lý bệnh Vàng Lá Greening dang được khuyến cáo áp
dụng ở một 1" 10
4.1 Biện pháp quản lý bệnh Vàng Lá Greening ở Đồng bằng sông Cửu Long 10
4.2 Biện pháp quản lý bénh Vang La Greening ở một số nơi trên thể giới 12
CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN và PHƯƠNG PHÁP ccc -: 22
ID si0/9)1508917/7207777 7.7 6 ốẽ ẽ 22
2 PHUONG PHAD tong tho g2 H 1g ụ GỊG GÌ HD 2HE HặNGBHt3i811gtHHn ga gg110088164020 23
Trang 62.3 So sánh kỹ thuật trồng cây giống cam sành lên khả năng nhiễm bệnh Vàng
Lod Gre ORIN opie cccsssusnsccivinnrsvsannersanconecenconencrenstenercenennmnoninnonyrnennenanaoneaneenenstess 27 2.4 Phương pháp phân tích PCR giám định mẫu lá cam sành để kiểm tra tỷ lệ
số mẫu mang mầm bệnh Vàng Lá Greening, .-. cccccccccrcrrreerree 31 CHƯƠNGIV KÉTQUẢÁ tà THẢO RLUẬN:¿öeyaaaneeenasandauoaysssuse 36
1 Ảnh hưởng của bốn thời điểm trồng cây giống cam sành sạch bệnh trong năm
lên khả năng nhiễm bệnh Vàng Lá Greening .cccccsrrirrrrrererree 36 1.1 Mật số Rầy Chồng Cánh trung bình trên cây cam sảnh và vào bay vang 36 1.2 Mat s6 Ray Chéng Canh va sé luong dot non trên cdy cam sanh 41
1.3 Tỷ lệ phần trăm số lượng cây cam sành bị nhiém bénh Vang La Greening
2 So sánh cách sử dụng thuốc trừ Rầy Chồng Cánh lên khả năng nhiễm bệnh
Vàng Lá reening -scsnt nnHnnH HH nHTH HH H HH HH HH tưy 49 2.1 Mat sé Ray Chéng Canh trên cây và vào bẫy vàng cùng với số lượng dot
2.2 Tỷ lệ phần trăm số cây bị nhiễm bệnh Vàng Lá Greening
3 So sánh kỹ thuật trồng cây giống cam sành theo kiểu truyền thống của nông,
dân và phương pháp mớii 5< cành nén 241111 12111111111111211111 1x11 ty 60
3.1 Mật số Rầy Chồng Cánh vào bẫy vàng và trên cây cùng với số lượng đọt TIO hang g8 bồ S0 li CGanEGiDRSGIBBENBE SA ha kưasghrhtngnhAgiivroYeAttNe.pSiGSNRGHATS-D1.93105001053/000080I20 60 3.2 Ty lệ phần trăm số cây bị nhiễm bệnh Vàng Lá Greening 67
CHUGNG V KẾT LUẬN và ĐÊ NGHỊ .- 222xc 2222111122122 5EEEExe 7]
D0957 =a ai 71
2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7
Danh sách các chữ viết tắt
AND: Deoxyribose Nucleic Acid
BV: Bay vang
BVTV: Bảo vệ thực vật CCM: Cây có múi
CTAB: Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DN: Dot non
EDTA: Ethylene Diamine Tetraacetatic Acid HCI: Acid Clohydric
JIRCAS: Japan International Research Center for Agricultural Sciences (Trung Tam
Nghiên Cứu Khoa Học Nông Nghiệp Quốc Tế Nhật Bản)
LAMP: Loop-mediated Isothermal Amplification NaCl: Natri Clorua
NARO: Vién Khoa Hoc Cay An Qua Quốc Gia NT: Nghiệm thức
PCR: Polymerase Chain Reaction
PSO: Petroleum Sprayoil RCC: Ray Chéng Canh
SOFRI: Southern Horticultural Institute - Vien Cay An Qua Mién Nam SSR: Single sequence repeat
ŠSTG: Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng TAE: Tris Acetate EDTA
UV: Ultra Violet
Trang 8Danh muc Bang
Bang 1 Tổng số RCC trên 20 cây sảnh trong từng lơ thí nghiệm được trồng ở
các thời gian khác nhau
Bảng 2 Tỷ lệ (%) cây cam sành bị nhiễm bệnh qua các thời điểm trồng khác
Bảng 3 Tỷ lệ phần trăm (%) số lượng cây cam sành bị nhiễm bệnh VLG 6 thời
điềm 12 THANG SAU TONE CY cssvcccvceinsovecevers nacencescsesnnseneeenrennsantsnabneatonensstaeinesseasennen® 48
Bảng 4 Tỷ lệ phần tram (%) số lượng cây cam sành bị nhiễm bệnh VLG
Bảng 5 Tỷ lệ phần trăm (%) số lượng cây cam sành bị nhiễm bệnh VLG trong,
từng nghiệm thức ở thời điểm 12 tháng sau khi trồng cay
Bảng 6 Tỷ lệ phần trăm (%) số lượng cây cam sành bị nhiễm bệnh VLG 67 Bang 7 Ty lé phan trăm (%) số lượng cây cam sành bị nhiễm bệnh VLG trong
từng nghiệm thức sau 18 THáNE .cot66261040101661110 616 20006 61108138014 06 18819014182406 68
Trang 9Danh mục Hình
Hình 1 Kỹ thuật xử lý Confidor 100SL xung quanh gốc cây
Hình 2 Kỹ thuật trồng cam sảnh cho thí nghiệm: cách trồng (A), uốn cong cây
giống ngay khi trồng (B), tạo chảng ba (C), tạo tán lúc cây được 12 tháng (D),
và 18 tháng (E)
Hình 3 Q trình ly trích DNA từ gân lá: nghiên gân lá/5ml CTAB (A), hút
1,5ml dd nghiền vào tube (B), ủ ở 65°C trong 15 phút (C), ly tâm trong 5 phút
(D), dé dung dich sau khi ly tâm vào tube chứa sin 600p1 chloroform (E), ly
tâm trong 10 phút (F), thu được dung dịch chứa DNA ở bên trên (G), hút 750p1
dung dịch DNA vào tube chứa sẵn 60041 isopropanol (H), ly tâm trong 10 phút
(0 hút 750,11 cồn 70% vào tube (J), Ly tâm trong 5 phút (K), và để khô trong,
P0000 34
Hình 4 Quá trình chạy PCR sau khi ly trich DNA: cho 11 DNA vao tube (A),
pha dung dich buffer (B), cho 10,1 buffer vao tube (C), PCR mau bang may
thermo cycle (D), nhuém mau dung dịch đã chạy PCR (E), tao giéng agarose
(F), hút Syl dung dich sau khi nhuộm màu vào giếng (G), chạy điện di trong 20
phút (H), nhuộm gel trong dung dich edithium bromide (1), xem két qua trén
may UV (J), va doc két qua va ghi nhan lai vao số (K)
Hình 5 Diễn biến mật số RCC đếm được trên cây (hình cột) và vào bẫy vàng
(hình đường gấp khúc) qua các tháng trong năm sc cv ectiieeierrrerrrrrriee 36
Hình 6 Diễn biến mật số RCC đếm được trên cây (hình cột) và vào bẫy vàng
(hình đường gấp khúc) qua các tháng trong năm - cv 38
Hình 7 Diễn biến mật số RCC đếm được trên cây (hình cột) và vào bẫy vàng
(hình đường gấp khúc) qua các tháng trong năm
Hình 8 Diễn biến mật số RCC đếm được trên cây (hình cột) và vào bẫy vàng (hình đường gấp khúc) qua các tháng trong năm
Hình 9 Diễn biến mật số RCC vào bẫy vàng qua các tháng trong năm
Hình 10 Biểu diễn mật số RCC và số lượng đọt non trên 20 cây cam sành ở lơ
thí nghiệm được trồng vào giai đoạn tháng một qua các tháng trong năm 42
Hình 11 Biểu diễn mật số RCC và số lượng đọt non trên 20 cây cam sảnh ở lơ
thí nghiệm được trồng, vào giai đoạn tháng tư qua các tháng trong năm 43 Hình 12 Biểu diễn mật số RCC và số lượng đọt non trên 20 cây cam sành ở lơ
thí nghiệm được trồng vào giai đoạn tháng bảy qua các tháng trong năm 44
Trang 10Hình 13 Biéu dién mat sé RCC va sé long dot non trên 20 cây cam sành ở lơ
thí nghiệm được trồng vào giai đoạn tháng mười qua các tháng trong năm
Hình 14 Biểu diễn mật số RCC trên 20 cây cam sảnh qua các tháng ghi nhận
số liệu ở lơ thí nghiệm được trồng vào bồn thời điểm khác nhau
Hình 15 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sảnh ở nghiệm thức l qua các tháng trong năm thực hiện thí nghiệm
Hình 16 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 2 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 17 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 3 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 18 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 4 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 19 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 5 qua các tháng trong năm thực hiện thí nghiệm
Hình 20 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây cam sành ở từng nghiệm thức qua các tháng trong năm thực hiện thí nghiệm
Hình 21 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 1 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 22 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sảnh ở nghiệm thức 2 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 23 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 3 qua các tháng trong năm thực hiện thí nghiệm
Hình 24 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 4 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm . c++crrrrritrrierrrttrrrrrrrdrrrrtrrrrrrrrrrrdrrtrrdrrrtere 64
Trang 11Hình 25 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 5 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Hình 26 Biểu diễn mật số RCC trên 12 cây và trên 04 bẫy vàng cùng với số
lượng đọt non của 12 cây cam sành ở nghiệm thức 6 qua các tháng trong năm
thực hiện thí nghiệm
Trang 12
Đỗ Hồng Tuấn 2011 Ảnh hưởng của các biện pháp quản lý vườn để giảm khả
năng nhiễm bệnh vàng lá Greening trong vườn trồng cam sành bằng cây giống sạch
bệnh Luận án Thạc sĩ chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS
Nguyễn Văn Huỳnh 81 trang
TÓM LƯỢC
Đề tài này được thực hiện từ tháng 01 2010 đến 8 2011, tại xã Hòa Hiệp thuộc
huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long và xã Mỹ Lương thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nhằm mục đích ngăm ngừa sự nhiễm bệnh Greening cho vườn cam sành mới trồng bằng cách: (1) chọn thời điểm trồng cây trong năm, (2) áp dụng kỹ thuật phòng trừ Rầy Chỗng Cánh Diapharina eizi (RCC) và (3) xén cành tạo tán thích
hợp
Kết quả cho thấy rằng trên lô cam sành trồng vào tháng 10 có số lượng RCC thấp
nhất trong các lơ thí nghiệm, vì mật số RCC thấp thường diễn ra từ tháng, 9 cho đến tháng 1 của năm sau Về cách sử dụng, thuốc, khi trồng cam sành giống sạch bệnh
nên áp dụng biện pháp tưới Confidor 100L xung quanh cách gốc cam sành 10cm và thực hiện 2 tháng/lần là có hiệu quả cao trong ngăn ngừa cây giống nhiễm bệnh VLG sau khi trồng ra vườn Ở cây mới trồng đến giai đoạn 2 năm tuổi, tiến hành
loại bỏ đọt non nhằm làm thấp chiều cao cây và hạn chế RCC gây hại trong việc truyền bệnh VLG thì khi cây ra đọt non loại bỏ đọt non nếu số lượng ít hơn 10 chỗi non/đọt Tuy nhiên, khoảng 70% số đọt trên cây có từ 10 chổi non trở lên thì giữ đợt (cơi) chồi non này lại vì sau 18 tháng trồng cây chỉ nhiễm 16,67%
Từ khóa: bệnh Greening, cam sảnh sạch bệnh, Diaphorina citri, ky thuat trong, str
Trang 13Do Hong Tuan 2011 Effects of the orchard management to reduce the infection of
Greening disease in King mandarin orchard planted with free-disease seedlings
Thesis of Master of Science in Plant Protection, Can Tho University Advisor:
Assoc Professor Nguyen Van Huynh 81 pages
ABSTRACT
The research was conducted during the time of January 2010 to August 2011, at
Hoa Hiép of Tam Binh district (Vinh Long) and MY Luong of Cai Be district (Tién Giang) in order to reduce the reinfection of Greening disease in King mandarin orchards by (1) selecting the planting date of the free-disease seedlings, (2) applying
insecticides to reduce the infestation and disease transmission of Diapharina citri
(RCC) and (3) thinning for management of uniform flushes
Results showed that the orchards planted in October of the year sustained the lowest RCC infestation because its density fluctuation was usually at low levels from September to January of the following year For application of insecticides, watering Confidor 100 SL solution in the area of 10 cm around the tree base by turns of two months For new planting trees of two year-old, thinning flushes is recorded as necessary to reduce the tree height and minimize the reinfestation and disease transmission of D citri if the numbers of flushes is less than 10/shoot or
bud However, 70% of flushes having more than 10/shoot, this turn of flushes
should be retained because experimental results recorded that after 18 months the reinfection was only 16.6%
Keywords: disease-free seedlings, disease reinfection, Diaphorina citri, Greening
disease insecticide application, planting date, planting techniques,
Trang 14CHUONG I MO DAU
Bệnh vàng lá gân xanh hay còn gọi là bệnh vàng lá Greening (VLG) là một trong
các loại bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây có múi (CCM) ở miền Nam Việt
Nam Bệnh lây lan rất nhanh qua con đường nhân giống; bên cạnh đó, Ray Chong Canh, Diaphorina citri Kuwayama (RCC) là tác nhân trung gian truyền bệnh
(Aubert, 1984: Aubert, 1987 va Capoor e/ al., 1967) Kết quả điều tra thành phần
côn trùng và bệnh hại ở miền Nam Việt Nam cho thấy mật số RCC rất cao và hiện
diện hầu như khắp nơi (Nguyén Van Huynh ef a/., 1995) Do d6, để cải thiện CCM
tốt và kéo đài tuổi thọ của cây hơn, một trong các yếu tố quan trọng là phải quản lý
RCC một cách thật hiệu quả
Theo Gottwald ø/ a/ (1989) và Bové (2006), bệnh VLG là một bệnh gây hủy diệt ngành trồng CCM Vĩ khuẩn gây bệnh phân bố ở các nước từ Đông tới Đông Nam A, do vi khudn Candidatus Liberibacter asiaticus được truyền bởi RCC (Hung,
2004) Do khơng có biện pháp nào để kiểm soát trực tiếp được bệnh này, nên các
biện pháp quản lý bệnh này hiện nay là nghiêng, vé viée trir RCC (Yang ef al., 2006) Biện pháp quản lý RCC phổ biến nhất là dùng thuốc hóa học và có thể sử
dụng biện pháp phòng trừ sinh học trong việc kết hợp các biện pháp để quản lý
(Halbert và Manjunath, 2004) Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
các biện pháp quản lý riêng lẻ về bệnh VLG trong từng điều kiện môi trường khác
nhau
RCC tấn công trên rất nhiều loài CCM và được ghi nhận từ năm 1987-1989 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bệnh VLG phổ biến và phân bố rộng Quýt
tiều và quýt Đường là hai loại cây nhiễm bệnh nặng nhất Bệnh làm giảm sản lượng và làm cây suy yêu và chết Nhiều vườn đã tiêu hủy CCM và trồng cây khác nhằm
tránh bệnh VLG bởi vì đến thời điểm đó nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ do đó yếu tố thiểu kẽm được xác định là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
trong thời gian này (Lê Thị Thu Héng ef al., 2002)
Trong chương trình hợp tác với tỉnh Cần Thơ, dự án nghiên cứu bệnh VLG do trường Đại học Cần Thơ thực hiện nghiên cứu xác định nguyên nhân và khả năng gây bệnh từ năm 1994-1997 (Kim e/ ai 1997) Sau đó, qui trình quản ly dich hại tổng hợp phòng trừ dịch hại được khuyến cáo cho nông dân trong vùng nhiễm bệnh
để hạn chế mức độ gây hại của bệnh bang việc quản lý vectơ truyền bệnh và virus
gây bệnh Viện Cây Ăn Quả Miền Nam-SOFRI đã xác định được nguyên nhân
Trang 15Do đó dé tai này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra giải pháp hữu hiệu có thể hạn chế khả năng nhiễm bệnh VLG trên vườn cam sành trồng bằng cây giống sạch
bệnh VLG Để thực hiện mục tiêu của đề tài đã được đặt ra, một số nội dung sau
cần được triển khai thực hiện:
- Ảnh hưởng của bốn thời điểm trồng cây giống Cam Sành sạch bệnh trong năm
(thang 1, 4, 7, 10) lén kha nang nhiém bénh VLG
- So sánh cách sử dụng thuốc là phương pháp phun theo kiểu truyền thống của nông dân, phun thuốc lưu dẫn và phương pháp tưới/rưới thuốc lưu dẫn xung quanh
cách gốc cây cam sành 10cm lên kha ning nhiễm bệnh VLG
- So sánh hai kỹ thuật trồng cây giống cam sành theo kiểu truyền thống của nông
Trang 16CHUONG II LUQC KHAO TAI LIEU
1 Tác nhân, điều kiện phát sinh, chuẩn đoán và kiểm tra bệnh Vàng Lá
Greening
1.1 Vòng đời và cách gây hại của Rầy Chống Cánh
Theo Huynh œ ai (1994) vòng đời của RCC trên đọt non của quýt đường (C/ws reticulata) trong diéu kién phịng thí nghiém (T=26-30°C, H=68-85%) tir giai doan trứng đến trứng giao động trung bình từ 18 -26 ngày Sau khi phát hiện RCC tấn
cơng các vườn qt đường tại tỉnh Cần Thơ và khả năng gây truyền bệnh của RCC
đã có một vải nghiên cứu về vòng đời, đặc điểm sinh học, sinh thái (cây ký chủ, mật
số và khả năng phát tán) của RCC trong điều kiện phịng thí nghiệm được thực hiện
RCC thuộc họ Psyllidae, trứng được đẻ thành nhóm nhỏ trong chổi non, ấu trùng,
tròn, nhăn, đi chuyển chậm sống trên đọt non cho đến ấu trùng tuổi 5 Thành trùng
rất linh động, chồng cánh lên khi đậu, rất khó quan sát và nhận diện trong vườn RCC là vectơ truyền bệnh VLG và gây hại trên nhiều giống CCM
Từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huỳnh e/ z! (2003), RCC hiện diện rất phỏ
biến trên Quít Đường, Chanh và Hạnh và hiện diện rất ít trên cây bưởi Tại Đồng
Tháp, trong những vườn Quít Đường nhiễm bệnh, RCC hiện diện phổ biến với mật
số cao Qua quan sát các vườn bưởi ở ĐBSCL nhận thấy mật số RCC hiện diện trên
ất thấp, nguyên nhân do dot non và chồi bưởi có nhiều lông RCC hiện diện
mật số cao trong mùa mưa khi cây ký chủ có nhiều chồi va dot non
bưởi
Theo Kim ev a/ (1997), việc theo đối vòng đời của RCC trên nhiều cây ký chủ khác
nhau đã ghi nhận RCC tập trung trên cây Cam Mật, Nguyệt Quới Và Kim Quít Kết
quả cho thấy vòng đời của RCC trên cây Cam Mật tương tự trên Quít Đường, trung
bình it hon | tháng (28,7 ngày), dài nhất trên Kim Quit (58,2 ngày) và ngắn nhất
trên Nguyệt Quới (Ä#zraya paniculata) (22,0 ngày) - đây là loài ký chủ RCC ưu thích nhật
1.2 Tác nhân gây bệnh
Vi khuan Candidatus Liberibacter asiaticus 1a nguyên nhân gây bénh VLG, được
Likubin phân lập thông qua màng lọc ống nghiệm Kính hiển vi điện tử được sử
dụng nhằm đánh giá kích thước, xác định những hình thái bệnh khác nhau Khi tế
bào vi khuẩn phát triển một cách đầy đủ thì chúng có hình que với nhiều tế bào
chất, kích thước 350-500 x 660-1500 nm, tế bào chất được bao xung quanh bởi 2
lớp màng, bao gồm màng tế bào dày khoảng 20-25 nm và lớp màng trong của tế bào
chất dày 7,5 nm Thân chính của vi khuẩn có đạng tỉnh thé, roi mềm dẻo (100-550 x
Trang 17nguyên sinh chất day đặc Vi khuẩn cũng có dạng cầu với đường kính khoảng 600- 800 nm, mang té bao chất mỏng Vi khuẩn đi chuyển trong ống lưới lọc bằng lớp sắp và xuyên qua lỗ nhỏ hoặc lỗ bên hông của màng lọc bởi áp lực thẩm thấu, thơng qua kính hiển vi điện tử có thể thấy được màng nguyên sinh chất đày hay ít
Theo Tsai er al (2008), đặc điểm của dòng vỉ khuẩn gây bệnh VLG ở Đài Loan
được định danh dựa trên cơ sở kiểm tra tính độc trên các giống CCM khác nhau:
quýt Ponkan, cam mật Liucheng, bưởi Wentan và chanh Eureka Bốn dòng vi khuẩn
gây bệnh VLG được xác định gồm: Dòng I gây bệnh (biểu hiện triệu chứng) trên
quýt và cam mật, dòng II gây bệnh trên tất cả các giống kiểm tra, dong III có triệu
chứng hại mức độ nhẹ trên quýt và cam mật, mức độ trung bình trên bưởi và không
nhiễm đối với chanh Eureka và dòng IV gây bệnh trên quýt và cam mật cho kết quả kiểm tra bằng phản ứng PCR thấp và không lộ triệu chứng Trong số các dòng vi khuẩn trên thì địng II được phát hiện trên tất cả giống CCM và chủ yếu là tác nhân gây bệnh VLG cho CCM ngoài đồng ở Đài Loan Trong khi đó dịng vi khuẩn VLG
II và I ít phổ biến hơn
Tominura ¿/ al (2009) báo cáo rằng có sự đa dạng di truyền và quan hệ phát sinh loài của các dòng vi khuẩn gây bệnh VLG phân lập từ Okinawa, Đài Loan và Đông, Nam Á Sự đa dạng di truyền trong tất cả các dòng vi khuẩn trong các dòng phân
lập được xác định trên đoạn DNA mã hóa enzyme sinh tổng hợp DNA dạng thực
khuẩn và trong số các dòng vi khuẩn gây bệnh VLG phân lập có 3 nhóm đa dạng
được xác định Dòng I phân lập từ Đài Loan thuộc nhóm A và địng II thuộc nhóm B Doan DNA (Deoxyribose Nucleic Acid) này có thể hữu dụng cho việc xác định sự đa dạng sinh học phân tử của dòng phân lap tir chau A (Candidatus Liberibacter
asiaticus) Ngoài ra, 2 kiểu di truyền khác biệt nhau (I và II) được phát hiện trong số
các dòng phân lập từ Okinawa, thiểu đoạn DNA này và một vài dòng phân lập từ
Đài Loan thuộc kiểu di truyền I
1.3 Triệu chứng bệnh Vàng Lá Greening
Triệu chứng bệnh VLG biểu hiện thay đổi tuỳ thuộc vào từng giống CCM, dòng vi
khuẩn gây bệnh và điều kiện môi trường, triệu chứng phổ biến thường thấy là gân
chính của lá bị vàng và những phần tế bào liền kề gân cũng bị vàng, sau đó tồn bộ lá bị lốm đồm vàng xanh nhạt Tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của lá, lá nhiễm bệnh trở nên thô cứng, quan queo và gân lá phát triển một cách bất thường Các triệu chứng tiếp theo có thể thấy là lá bị rụng, cành bị chết, bên trong rễ khơng có sự
hiện diện của thớ rễ, các cành nhỏ bị chết, xuất hiện các triệu chứng tương tự như
Trang 18trong mua nghich, tuy nhién hầu hết tất cả hoa này đều bị rụng, trái nhỏ và có kích
thước bắt định, vỏ trái dày có màu sắc kém (Tsai ef al., 2008)
1.4 Điều kiện phát sinh bệnh Vàng Lá Greening
Theo báo cáo của Su (2010), thuộc Trường đại học quốc gia Đài Loan thì điều kiện
phát sinh bệnh VLG nhu sau:
1.4.1 Sự lây nhiễm
Bệnh VLG lây lan chủ yếu thông qua nhân giống vơ tính và lan truyền thông qua
RCC dong Chau A (Diaphorina citri), loai RCC 6 Dai Loan cé it kha nang truyén
bệnh VLG Với tỷ lệ thấp hơn 5% RCC trưởng thành thu được mang mầm bệnh
VLG sau khi chúng được thả trong, điều kiện cây mang mâm bệnh trong 1 ngày, trong khi đó thì ấu trang RCC mang mắm bệnh thu được cao hơn Cách truyền mầm bệnh khác nhau bằng con đường RCC chưa được chứng minh trong thực tế Tỷ lệ phần trăm lây nhiễm bởi RCC trưởng thành sau khi cho chích hút cây bệnh là
12,9% Ngoài ra, sự lây nhiễm bệnh VLG thông qua nhân giống vơ tính bằng bo
ghép chiết cành từ cây hạt lấy từ cây nhiễm bệnh cũng là một trong những con
đường làm lây lan bệnh VLG (Su, 2010)
1.4.2 Ký chú
Có khoảng 4 ký chủ của RCC được kiểm tra bằng ghép vật liệu mang mầm bệnh VLG và cho RCC truyền bệnh Những cây được truyền bệnh sẽ được kiểm tra thông qua giảm định PCR Kết quả cho thấy rằng bệnh VLG có thể truyền bệnh trên giống, cam Chinese (Severinia buxifolia), Tao (Limonia acidissima) nhung hau nhu khong truyén bénh trén cay Nguyét Quéi (Murraya paniculata) va cay Ca Ri (Murraya
koenigii) Kết quả giám định PCR cho kết quả âm tính đối với bệnh VLG trên
Nguyệt Quới và cây Cà Ri Trong khi đó đối với cây Táo thì cho kết quá dương tính sau 6-10 tháng phép chủng bệnh Ở giai đoạn 6 tháng sau khi chủng bệnh, cây táo biểu hiện triệu chứng VLG nhưng khoảng một năm sau thì cây có khả năng, hồi
phục Như vậy Táo có thể xem là cây ký chủ tạm thời của bệnh VLG Trong khi đó, giếng cam Trung Quốc là cây ký chủ tốt nhất bệnh VLG như các giống CCM
khác Triệu chứng lá bị lốm đốm vàng trên cam Trung Quốc được truyền bénh VLG thông qua RCC cũng tương tự như trén cam Valencia Tuy nhiên, bệnh VLG cũng
được phát hiện trên các mẫu bệnh của cam Jasmine ở Brazil Từ năm 1951, bệnh
VLG trên CCM trở nên nghiêm trọng ở Đài Loan (Su, 2010)
Trang 19
Sự truyền nhiễm bệnh VLG bởi RCC tương quan với sự lan rộng bệnh Dịch bệnh VLG xảy ra khi mật số của vectơ truyền bệnh cao và nguồn ủ bệnh hiện diện Sự lây lan tự nhiên của bệnh VLG lớn nhất diễn ra trong suốt thời ẻm đang mọc chi của cây cũng là thời gian mà rầy RCC tấn công mạnh nhất, sinh sản và truyền bệnh Sự truyền mầm bệnh VLG bởi RCC có quan hệ với mật số của tác nhân trung gian
truyền bệnh, cây bị nhiễm bệnh VLG và sự lan truyền của RCC Dịch bệnh tắn công
trên vườn cây khoẻ nằm gần vườn nhiễm bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất được
ước tính khoảng vào cuối tháng hai ở giai đoạn tiềm tàng, khi mà tỷ lệ bệnh VLG và
sự lan truyền của RCC trên đồng ruộng đạt đỉnh cao nhất Thời gian này được xem
là tới hạn trong việc kiểm soát RCC bằng phun xịt thuốc trừ sâu Tỷ lệ cây bị bệnh
gia tăng khoảng 70% trong vịng 2 năm nếu khơng được phun xịt thuốc và chăm sóc
cây bệnh Tỷ lệ bệnh VLG gia tăng được điều tra liên tục trong khoảng thời gian hơn 5 năm từ năm 1999-2004 ở miền nam Đài Loan Tỷ lệ cây bệnh VLG cộng dồn
khoảng 17% đối với lô có kiểm sốt RCC và 57% đối với lô không có phun xịt trên
vườn cây 5 năm tuổi sau khi trồng (Su, 2010)
1.5 Chẵn đoán và kiểm tra
Chẩn đoán bệnh VLG trên đồng ruộng chủ yếu dựa trên các triệu chứng, biểu hiện
trên hoa và trái như đã mô tả ở trên Để chẩn đốn chính xác hơn đòi hỏi phải kiểm
tra trên giống quýt dễ nhiễm bệnh, thí dụ giống Ponkan và Tankan được ghép
truyền bệnh để kiểm tra Bởi vì mật số vi khuẩn gây bệnh VLG thấp hoặc thay đổi
trong cây, do đó thí nghiệm với cây chỉ thị đòi hỏi nhiều cây kiểm tra và chỗi được
chủng bệnh, ít nhất 2 chỗi, 2 chồi/cây chỉ thị và tốn nhiều thời gian Phương pháp
kiểm tra bệnh VỊ,G bằng iodine cũng được thực hiện nhằm chuẩn đoán nhanh bệnh
VLG Kết quả kiểm tra mẫu bệnh VLG bằng phương pháp giám định PCR cho kết
quả 95% mẫu bệnh dương tính với VLG Các bước trình tự để thực hiện chuẩn đoán
bằng iodine như sau: 1) Chọn những lá già có triệu chứng nhiễm bệnh rõ ràng và
được đựng trong túi nhựa 2) Chà giấy nhám ở mặt dưới mẫu lá khoảng 40 lần (120
hạt carborandum; | x 2 cm) 3) Dat miếng giấy nhám sau khi chà có dính tế bào lá
vào trong túi nhựa (5x 8,5 cm) và nhỏ vào Ì ml nước sạch 4) Dùng tay trộn đều giấy nhám để các tế bào lá được hoà tan vào dung dịch Nhỏ 1 giọt dung dịch lodine
vào dung dich va lắc nhẹ cho dung dịch được trộn đều Quan sát sự thay đổi màu
của dung dịch: nếu dung dịch có màu đen hay nâu đen là dương tính với VLG, ngược lại nếu dung dịch không chuyển màu (màu vàng) có nghĩa là âm tính (Su, 2010)
Một mẫu dò DNA chuyên biệt và nhạy được phát triển thành phương pháp tạo dòng
Trang 20màng với đoạn nhỏ DNA sinh học, đánh đấu được sử dụng thành cơng trong chan
đốn VLG trên nhiều giống CCM khác nhau bao gồm cả quýt, tangor, cam và bưởi Mẫu dò này có thể phản ứng với các chủng VLG từ nhiều nước châu Á bao gồm
Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Okinawa, Nhật Bản nhưng ngoại trừ dòng Nam Phi Tính nhạy trong chân đốn vi khuẩn VLG được nâng cao bằng sự phát triển của kỹ thuật nhân dòng PCR kết hợp với các cặp mỗi thích hợp và theo
sau kỹ thuật điện đi Ngày nay, kỹ thuật này được áp dụng định kỷ trong việc kiểm
tra cây giống gốc và cây giống sạch bệnh Các bước thực hiện của kỹ thuật này để chuẩn đốn VLG được mơ tả chỉ tiết trong ấn phẩm gần đây của cùng tác giả Cặp môi cho kỹ thuật chẩn đoán VLG bằng PCR; DNA primer forward: CAC CGA
AGA GGA CAA TAT CA; DNA primer reverse: GAG GTT CTT GTG GTT TTT
CTG (Su, 2010)
2 Diễn biến mật số của Rầy Chống Cánh
Theo Kim er al (1997), mật số RCC tăng trong mùa mưa từ tháng 6-9 và giảm từ
tháng 10-12 hằng năm Trong các tháng mùa nắng từ tháng 1-5 mật số RCC thấp do trong vườn có ít đọt non Tuy nhiên, tại một số vườn nông dân phun nước vào tháng,
2 để xử lý ra hoa trong tháng 3 thì mật số RCC vẫn cao trong tháng mùa nắng
Diễn biến mật số RCC trong năm 2009 tại điểm thí nghiệm ở xã Hịa Hiệp huyện
Tam Bình tỉnh Vĩnh Long cho thấy mật số RCC tại điểm thí nghiệm tăng cao vào
các tháng 2, 6, 7, 9 và mật số RCC xuống thấp vào các tháng 1, 4, 8, 10, 11, 12
Phần lớn các đỉnh điểm mật số RCC tăng cao cùng lúc với số lượng đọt non trong, vườn tăng lên, chỉ có thời điểm thang 2, 12 số lượng đọt non tăng lên cao nhưng
mật số RCC giảm thấp Điều này cho thấy diễn biến mật số RCC trong năm tại địa
điểm thí nghiệm sẽ giảm thấp tại hai khoảng thời gian này (Đỗ Hồng Tuấn và
Ichinose, 2009 b)
“Từ kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Tuần và Ichinose (2009 a), số lượng RCC biến động theo mùa ở tất cả nghiệm thức của thí nghiệm Số lượng RCC trên nghiệm ói chứng gia tăng từ tháng 4 đến tháng 8, trong năm thứ nhất Trong năm thứ 2, mật số RCC gia tăng trên bất kỳ nghiệm thức nào từ tháng 4 đến tháng 8 Đến khi thí nghiệm kết thúc, những cây bị nhiễm bệnh hiện diện hầu hết ở nghiệm thức đối chứng, kế đến là nghiệm thức chỉ phun thuốc sau khi trồng và cuối cùng là nghiệm
thức xử lý thuốc trước khi trồng Mặt khác, có sự khác biệt giữa các loại thuốc trừ
sâu với nhau trong mỗi thời vụ trồng cây giống
thức
Trang 21Từ báo cáo tham luận của tỉnh Vĩnh Long (2010), tại hội nghị bệnh VLG trong hội
thảo quốc tế về quản lý tổng hợp bệnh VLG trên CCM trong vùng nhiễm nặng, cho
thay tinh Vinh Long hiện có hơn 7.200 ha cây Cam Sanh, duge trồng tập trung ở 2 huyện Tam Bình và Trà ôn, một số Ít cịn lại được trồng rãi rác ở các huyện, thành
phố trong tỉnh Huyện Trà Ơn và Tam Bình thì nhiều vườn Cam Sành hiện đang bị nhiễm bệnh vàng lá và do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là đo tình trạng đất,
do kỹ thuật canh tác, do nắm bệnh và do thiếu dinh dưỡng Cụ thể của từng huyện như sau (Nguyễn Văn Liêm, 2010):
Huyện Trà Ôn có hơn 4.100 ha vườn CCM (diện tích trồng cây Cam Sành khoảng
gân 3.000 ha) thì có đến 1.826 ha bị nhiễm bệnh vàng lá (chiếm tỉ lệ 60%) Trong
đó, bénh vang 14 théi ré do nam Fusarium 1a 830 ha, số còn lại là do thối gốc chảy mủ, thiếu đình đưỡng và các tác nhân khác
Huyện Tam Bình có 3.970 ha vườn CCM (diện tích trồng cây Cam Sành khoảng
2.340 ha) thì có 811 ha bị nhiễm bệnh vàng lá (chiếm trên 34,7%) Trong đó, bệnh
vàng la théi ré do ndm Fusarium 1a 108 ha, s6 con lai 1a do thiéu đỉnh dưỡng và các tác nhân khác Số diện tích còn lại được trồng rãi rác ở các huyện còn lại và cũng,
bat đầu có xuất hiện bệnh
Tý lệ bệnh VLG rat cao, do có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân chính: VLG (tác nhân truyền bệnh là RCC), vàng lá thối rễ (do nấm Fusarium va Phytopthora) va vang lá do suy dinh dưỡng (do pH đất thấp <4.5, do nim đã ảnh hưởng đến bộ rễ, khả năng, hấp thu dinh dưỡng rất kém, ngộ độc AI,
Mn) Các biện pháp can thiệp gần như hiệu quả thấp (Nguyễn Văn Liêm, 2010)
Từ báo cáo tham luận của tỉnh Tiền Giang (2010), trong những năm gần đây dù
địch bệnh xảy ra liên tục nhưng diện tích CCM vẫn tăng như năm 2004 là 12.000ha
và đến nay năm 2010 là 15.514.83 ha CCM được trồng nhiều nhất và chuyên canh
là ở huyện: Cái Bè Cai Lậy và Châu Thành Vùng trồng chủ yêu là các xã ven sông Tiền những nơi chủ động nguồn nước tưới như (Phạm Văn Chiến, 2010):
Các xã thuộc huyện Cái Bè: Mỹ Lương, Mỹ Đức Tây, Mỹ Lợi A và B, An Thái Đông, An Thái Trung và Mỹ Đức Đông
Các xã thuộc huyện Cai Lậy: Tân Phong, Long Tiên, Hiệp Đức, Hội Xuân, Nhị
Quý, Long Trung, Phú Quý, Mỹ Long, Thanh Hoà, Cẩm Sơn và Long Khánh
Các xã thuộc huyện Châu Thành: Thới Sơn, Thạnh Phú, Long Hưng, Kim Sơn,
Song Thuận, Bàn Long, Phú Phong, Vĩnh Kim, Đơng Hồ, Phước Thạnh và Long
Trang 22Qua điều tra của cán bộ kỹ thuật Chỉ Cục Bảo Vệ Thực Vật hiện nay có khoảng 50- 60% diện tích bị nhiễm bệnh VLG với nhiễu mức độ khác nhau, tỉ lệ bệnh VLG phổ biến từ 10- 30% Trong đó có khoảng 500- 600 ha tỉ lệ nhiễm bệnh VLG lên đến 50- 60% cần phải đốn bỏ Tập trung nhiều các vùng thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành (như xã An Hữu, Mỹ Lương, Hòa Hưng, Mỹ Đức Tây, Tân Phong, Phú Phong Long Tiên ) có vườn lên đến 50% Tuổi cây bị bệnh VLG phổ biến 3 - 4
năm Qua kiểm tra xác định có nhiều nguyên nhân như sau (Phạm Văn Chiến, 2010):
Đa số các diện tích bị nhiễm nặng khu vực đã trồng cam nhiều năm qua nhiều thé
hệ có nhiều vườn đã trồng cam hơn 20 năm, do vậy nguồn bệnh tích luỷ lâu đời
Khơng chú trọng cải tạo đất trước khi trồng, dẫn đến đất bị dẻ chặc
Nguồn gốc giống nhiều nơi không rõ ràng
Nông dân cho trái sớm cây suy kiệt sau khi thu hoạch
Ảnh hưởng sau mùa mưa đất bị oi nhất là trên nhiều vườn không sử dụng phân hữu cơ hoặc sử dụng hữu cơ ít (các vườn bị nặng ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ)
Mật độ trồng quá dầy nên bệnh dễ lây lan đồng thời mật số rễ quá dày đất khơng
thơng thống
Tập trung phân hoá học cao vào giai đoạn kích thích ra hoa Chủ yếu sử dụng phân đạm cao ít chú trọng các thành phần khác như: Kali, Ca và Mg và phân hữu cơ
Hiện nay qua các chương trình khuyến nơng nơng dân mới bắt đầu bón thêm
Nông dân chủ yêu cho trái nghịch vụ, để trái sai, cây mang trái trong mùa nắng sau
khi ăn trái xong cây suy kiệt không phục hồi được
Do gia ca bấp bênh nông dân chăm sóc khơng thường xuyên, nhất là thiếu vốn đầu
tư Mặt khác do cây cam quýt nhanh cho thu hoạch, nông dân trồng tự phát, thiếu đầu tư về vật tư và kỹ thuật
Nông dân sử dụng nhiều thuốc hố học, nhiều chất kích thích sinh trưởng
Theo kết quả báo cáo từ Ohto (2010) tham khảo từ Lopes ¿/ al (2010), Liu và Tsai
(2000), Nakata (2006), Cuc Thong ké Cần Thơ (2004) thì các yếu tô ảnh hưởng đến
mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh VLG ở ĐBSCL như sau:
Cay nguyét quéi (Murraya paniculata hoac Murraya exotica), la cây ký chủ được yêu thích nhất của RCC, chúng thường được trồng làm hàng rào tại nhiều nước trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Gần đây, cây nguyệt quới đã được chứng
minh là một nơi lưu giữ nguồn bệnh VLG (Lopes ¿/ ai., 2010) Điều này có thể là
Trang 23với điều này, chúng tôi cũng thảo luận lý do tại sao ĐBSCL đã trở thành một trong
những vùng bị nhiễm nghiêm trong nhất về bệnh VLG trên thế giới ở các khía cạnh
về khí hậu, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ (Ohto, 2010)
Trong vùng ĐBSCL, nhiệt độ khơng khí trung bình quanh năm khoảng 27 + 3 ~
4°C (Cục Thống kê Cần Thơ, 2004) Cây Cam Sành phát triển mạnh mẽ và chỗi non của chúng cũng là nơi RCC đẻ trứng nhiều trong suốt cả năm theo điều kiện
nhiệt độ này Đây là điều kiện tối ưu cho sự tăng trưởng quần thể RCC vì tốc độ tăng trưởng quần thể RCC tối đa trong khoảng 27°C kết hợp với nguồn chỗi non đồi đào cho sự đẻ trứng của ray (Liu va Tsai, 2000; Nakata, 2006) M6t thi nghiém khác
đã cho thay trong môi trường được kiểm soát, vi khuẩn VLG thu được trong cơ thể
RCC tương đối cao ở nhiệt độ 24°C so với nhiệt độ 30°C (Ohto va Kobori., 2009)
Sự khác biệt về nhiệt độ của khơng khí trong một ngày giao động khoảng 7°C va nhiệt độ khơng khí vào ban đêm là khoảng 24°C đây có thể là nhiệt độ là tối ưu cho
RCC để vi khuẩn VLG phát triển trong cơ thể của chúng (Ohto, 2010)
Như một kết luận, các điều kiện nhiệt độ ở ĐBSCL thì thuận lợi cả về mặt sản xuất
CCM và cũng như đối với dịch bệnh VLG Điều kiện khí hậu này có thể gây cho
khó khăn trong việc loại trừ bệnh VLG ở ĐBSCL Trong điều kiện đó, một biện pháp đối phó khác thực tế hơn để loại trừ bệnh được đòi hỏi cho việc sản xuất CCM
bên vững dựa trên tính hợp lý kinh tế (Ohto, 2010)
Cũng theo tác giả Ohto (2010), thiệt hại về kinh tế do VLG là việc giảm năng suất
€CM liên tục từ khi biểu hiện bệnh đến khi cây chết và được coi như sự mất mát tài
sản Thông thường ở ĐBSCL, khơng có bất kỳ biện pháp đối phó nao, bénh VLG xâm nhập vào một vườn cây ăn quả ngay sau khi trồng và vườn CCM sẽ chỉ được tiếp tục duy trì từ 3 đến 4 năm cùng với việc thu hoạch năng suất thấp và không thu
hôi lại được các khoản đầu tư ban đầu Sau đó, sự kéo đài thời hạn thu hoạch bởi sự suy piảm của sự phát triển bệnh có thể là một lựa chọn thiết thực như là một biện
pháp đồi phó
4 Một số biện pháp quần lý bệnh Vàng Lá Greening đang được khuyến cáo áp dụng ở một số nước
4.1, Biện pháp quản lý bệnh Vàng Lá Greening ớ Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện tại chưa có giải pháp hữu hiệu cho điều trị trực tiếp bệnh VLG, các biện pháp
quản lý bệnh VLG hầu hết dựa vào quản lý tác nhân côn trùng truyền bệnh trung, gian la RCC (Yang ev al., 2006)
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2010), tại ĐBSCL, biện pháp quản RCC theo biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp như sau: 1) Sử dụng giống sạch bệnh, giống chống chịu
Trang 24voi RCC và bệnh VLG; 2) Nông dân thường xuyên theo dõi vườn cây của mình,
tham gia các lớp tập huấn về quản lý bệnh; 3) Bảo vệ, tạo điều kiện cho thiên địch
phat trién; 4) Str dung thuốc bảo vệ thực vật: đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng, chọn những loại thuốc ít độc như thuốc sinh học và dầu khoáng PSO (Petroleum
Sprayoil)
Qua kết quả của Kim er al (1997), trong điều kiện nhiệt độ 25-32°C, Am độ 65-83%
cho thấy Admire, Baythroid và Trebon cho hiệu quả cao nhất trong quản lý RCC sau 9 ngày phun thuốc Ngoài ra, Applaud-Mip quản lý RCC tương đương với nam tring Beauveria Theo Hai ef al (1999) báo cáo dầu khống PSO phịng trừ RCC tương đương Trebon, Bassan, Hopcin ở thời điểm 4 ngày sau khi phun Một kết quả khác là nhận thấy việc phun thuốc có ảnh hưởng đến khả năng sống sót của thiên
địch do đó cần cần thận trong việc sử dụng thuốc hóa học
Theo một số kết quả nghiên cứu từ Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, kết quả nghiên
cứu nay kết hợp với những nghiên cứu khác trước đây, chiến lược quản lý dịch hại
tổng hợp trong quản lý bệnh VLG cũng như quản lý tác nhân truyền bệnh trung gian là RCC được đề xuất như sau: 1) Loại bỏ cây nhiễm bệnh trên vườn và những vườn xung quanh, vệ sinh vùng đất và vườn cây; 2) Chuẩn bị đất tốt hơn: làm mô cao hơn và rộng hơn, cung cấp nhiều phân hữu cơ và vô cơ trước khi trồng, vơi để trung hịa
độ pH đất, để phơi đất như vậy ít nhất là 1 tháng; 3) Khoảng cách trồng cây tăng lên
từ 4 đến 5 m, kết hợp với việc tỉa cành và tạo tán sớm để giúp cây phân tán tốt hơn; 4) Sử dụng cây sạch bệnh, kết hợp với xử lý thuốc trừ sâu lưu dẫn 10 ngày trước khi trồng thời gian trồng thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 12, vì giai đoạn này mật số RCC thấp; 5) Trồng xen cây ỗi vào vườn CCM nên được thực hiện trước khi
trồng CCM ít nhất là 6 tháng: 6) Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn thuộc nhóm Neonieotinoids: một trong những loại thuốc sau Imidacloprid, Thiamethoxam hay
Clothienidin có thể được sử dụng mỗi 2 tháng 1 lần bằng cách tưới dung dịch thuốc vào xung quanh gốc cây sau khi trồng; 7) Tăng cường phân bón hữu cơ và vô cơ một cách kịp thời và thích hợp
Hiệu quả của việc xử lý thuốc trước và sau khi trồng dễ dàng được nhận thấy đối
với thời vụ trồng khi mật độ rầy rất cao Mặc dù trong thí nghiệm, việc sử dụng
neonicotinoid cho thấy hiệu quả làm giảm lây nhiễm bởi rầy nhưng một trong số thuốc trừ sâu sử dụng có thể kiểm sốt ray ít hơn trong năm thứ hai Theo báo cáo
của Ichinose ¿/ al (2010), ảnh hưởng dư lượng của neonicotinoid vẫn tồn tại trên cây kéo dài đến 2 năm Điều này có thể giải thích cho sự hiện điện của rầy trên cây được phun thuốc trong năm thứ 2 Do đó, điều này có thể được chỉ ra rằng sự lưu
tồn lâu dai của neonicotinoids có thể dự kiến trong một năm sau khi trồng và hiệu
Trang 25quả sẽ giảm đi hoặc biến mất sau đó Điều này lại cho thấy rằng việc áp dụng neonicotinoid nên được thay đổi sau một năm
Một vấn để quan trọng cần quan tâm theo Ichinose e ai (2010), đó là cây giống trồng trong thời điểm có mật số RCC thấp làm giảm nhiều nguy cơ nhiễm bệnh
VLG Đối với nghiệm thức xử lý thuốc trước và sau khi trồng, tỷ lệ nhiễm bệnh
VLG của cây đối chứng gần như tương đương với tỷ lệ bệnh VLG của cây được
ém co mat s6 RCC h
quả thí nghiệm của tác giả này cho thấy hiệu quả quan lý bệnh VLG các các nghiệm
thức có thể được sắp xếp theo thứ tự sau: 1) Trồng cây vào thời điểm có mật số
trồng trong thời điện cao ở nghiệm thức cao nhất Từ kết
RCC thấp kết hợp với việc xử lý thuốc trừ RCC trước và sau khi trồng; 2) Trồng
cây vào thời điểm có mật số RCC thấp kết hợp phun thuốc trừ RCC sau khi trồng; 3) Trồng cây vào thời điểm mật số RCC cao kết hợp phun thuốc trừ RCC trước và sau khi trồng bằng với trồng cây vào thời điểm mật số RCC thấp nhưng không phun
thuốc trừ rẫy:
RCC sau khi trồng; 5) Trồng cây vào thời điểm mật số RCC cao nhưng không phun thuốc trừ RCC
4) Trồng cây vào thời điểm mật số RCC cao nhưng chỉ phun thuốc trừ
Biện pháp quản lý bệnh VLG hiệu quả nhất được để nghị như sau: Trồng cây vào
thời điểm có mật số RCC thấp, thời điểm trồng cây thích hợp từ khoảng tháng 9 đến
tháng I1 và kết hợp xử lý thuốc neonicotinoid ở thời điểm 10 ngảy trước khi trồng và xử lý định kỳ 2 tháng/ lần sau khi trồng (Ichinose ¿/ z1, 2010)
4.2 Biện pháp quần lý bệnh Vàng Lá Greening ở một số nơi trên thế giới
4.2.1 Ở Nhật Bản
Tác nhân trung gian truyền bệnh có nguồn gốc từ Châu Á (Diaphorina eiri), hiện nay tác nhân này có mặt pho biến tại quan dao ban nhiệt đới ở Nhật Bản làm cho
các vùng này để bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh Năm 1998, bệnh này lần
đầu tiên được tìm thấy ở quần đảo phía nam của Nhật Bản Kẻ từ đó, dịch bệnh
VLG đã lan rộng về phía bắc tới các vùng sản xuất CCM chính, đặt ra một mối đe
đọa lớn để trồng CCM trong nước Hiện nay căn bệnh này đã lan rộng về phía bắc
gan hịn đảo Amami Sự phát triển của bệnh này đang là mối lo ngại về những thiệt hại mà nó gây ra cho các vùng chuyên canh CCM Có thể do khí hậu 4m dần lên đã làm cho RCC lan tỏa khấp đảo Kyushu trong thời gian gần đây Mối lo ngại lớn nhất của người trồng CCM ở đảo Kyushu la su bing phat bénh VLG (Miyaji, 2010)
Để giải quyết vấn để nghiêm trọng này, Viện Khoa Học Cây Ăn Quả Quốc Gia- NARO và các Viện Nghiên Cứu của chính quyền địa phương đã bắt đầu nễ lực phối
Trang 26hop dé phat triển biện pháp kiểm soát cụ thể (Miyaji, 2010) Các chủ đề nghiên cứu
hiện nay bao gồm: chẩn đoán các mầm bệnh bằng kỹ thuật Khuếch Đại Đẳng Nhiệt (Loop-mediated Isothermal Amplification LAMP), phân biệt ở mức phân tử dòng
phân lập từ ngoài đồng bằng kỹ thuật SSR (single sequence repeat) trong bộ gene
của vi khuẩn và phân tích cách truyền bệnh của RCC Các phương pháp vừa mới được phát triển này hỗ trợ cho việc loại bỏ triệt để và chương trình phục hồi CCM, hiện đang Bộ Nông Nghiệp, Ngư Nghiệp và Lâm Nghiệp và các chính quyền địa
phương trong quần đảo bán nhiệt đới này tiến hành Mục tiêu là thiết lập các biện
pháp kiểm soát bền vững như giới thiệu các giống CCM chống chịu tốt, giảm mật
độ RCC cùng với việc giảm thiểu sử dụng các loại thuốc trừ sâu và phát triển CCM biến đổi gen có khả nang chống chịu cao với bệnh VLG
4.2.1.1 Biện pháp quản lý bệnh Vàng Lá Greening ở đảo Amami Nhật Bản
Theo Miyaji (2010) tham khảo từ Hayashikawa e/ a/ (2007), RCC được tìm thấy
quanh năm ở cả CCM và cây Nguyệt Quới ở quần đảo Amami, nơi mà mật số RCC tăng cao gấp hai lần trong năm, từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 9
Hang nam, mat s6 RCC thay đổi giữa hai ký chủ của chúng và tùy thuộc vào việc sử
dụng thuốc trừ rầy có đúng thời gian vào thời điểm có mật số RCC cao Những gốc thuốc trừ rầy hiệu quả cao như neonicotinoid mà đại diện 1a thiamethoxam hay elothianidin và gốc lân hữu cơ như là methidathion hay fenitrothion (Hayashikawa et al 2007) Điều này rất cần thiết để đánh giá hiệu quả áp dụng của từng loại thuốc trừ rây khác nhau Đây là vấn dé cần nghiên cứu trong thời gian tới
Từ năm 2007, chương trình diệt RCC bằng 3 phương pháp kể trên được thực hiện ở
Kikai với sự tài trợ về mặt tài chính của chính phủ Nhật Bản Bệnh VLG xuất hiện
đầu tiên ơ L1 cây trong khu vực 785.000 mỸ (ước khoảng 2.700 CCM) nơi mà thuốc trừ rẫy được phun trên khắp các cây ký chủ Những vùng khác được xem như là vùng không xử lý Tuy nhiên, khơng có cây nào bị nhiễm bệnh VLG từ sau năm
2007 khi VLG được phát hiện ở bốn cây 7hiamethoxam (50ppm, phun đều lên cây)
được áp dụng ba lần trong năm trên toàn bộ CCM và cây nguyệt quới trong chương,
trình điệt RCC ở Kikai Mật số RCC được đánh giá ở vùng có xử lý thuốc và không
xử lý thuốc hoàn toàn khác nhau Mật số RCC giảm một cách có ý nghĩa ở giai đoạn trước và sau xử lý Việc phun thuốc trừ rầy đã làm giảm mật số RCC rõ rệt trong suốt chương trình này, chỉ có từ ] đến 3 con rầy trưởng thành được tim thay
trên cây trong một năm Những con RCC này được thu thập và mang, về phịng thí
nghiệm để kiểm tra bằng PCR nhằm xác định xem chúng có mang mầm bệnh
không Những, kết quả thu được cho thay ring việc tiêu diệt bệnh VLG đã đạt được
Trang 27hoặc sẽ tiếp tục đạt được ở Kikai trong thời gian tới Để khẳng định việc tiêu diệt hoàn toàn bệnh VLG, 3 biện pháp quản lý trên đang được tiếp tục thực hiện
Theo Kobori (2010), cách lây lan bệnh VLG trong vườn CCM từ một vài cây giống,
bị nhiễm bệnh như sau: nguy cơ lây lan bệnh VLG từ một vài cây giống bị nhiễm
bệnh trong một vườn cây mới được trồng Một vườn CCM có 357 cây mới trồng bao gdm một hoặc ba cây có mang mầm bệnh và tiến hành phân bố ngẫu nhiên 4.000 con RCC trưởng thành không không mang mầm bệnh vào vườn Sau đó, xây dựng mơ hình tính tốn cho 84 tháng tiếp theo Việc theo dõi mơ hình cho thấy số cây mới bị nhiễm bệnh trong vườn cây CCM tăng lên theo thời gian trong cả hai thí nghiệm Những kết quả này cho thấy việc sử dụng cây giống sạch bệnh là một kỹ thuật cơ bản để ngăn ngừa lây lan bệnh VLG trong vườn CCM
Thí nghiệm xem ảnh hưởng của việc xử lý thuốc trừ côn trùng, trồng cây vào mùa có rui ro thấp và việc sử dụng cả hai kỹ thuật để ngăn chặn sự lây lan ca bénh VLG trong vườn CCM: mục đích thí nghiệm này là đánh giá ảnh hưởng tỷ lệ lây lan bệnh VLG bởi những kỹ thuật hợp phần của hệ thống IPM, trong đó xử lý bằng thuốc trừ côn trùng và trồng cây trong mùa có nguy cơ nhiễm bệnh thấp được thực hiện Một vườn cây bị nhiễm bệnh (trồng 105 cây có mang mầm bệnh) và một vườn cây mới trồng cách xa 10 mét so với vườn cây bị nhiễm bệnh (trồng 252 cây khỏe) Phân phối ngẫu nhiên 4.000 con RCC không mang mầm bệnh trong các vườn cây CCM
bị nhiễm bệnh và theo dõi mơ hình trong 84 thang tiép theo sau khi được triển khai
Kết qua cho thấy rằng trồng cây trog mùa có mật số RCC thấp kết hợp với xử lý thuốc sẽ quản lý được mật số RCC rất hiệu quả (Kobori, 2010)
Thuộc trừ côn trùng áp dụng trong các vườn CCM mới trồng sẽ có hiệu lực trong vịng 2 năm Trong 24 tháng sau khi trồng vườn CCM mới, RCC di chuyển từ các
vườn CCM đã bị nhiễm bệnh vào các vườn CCM mới trồng, sẽ chết sau khi ăn
(RCC có thể truyền bệnh VI.G nếu con có chứa mầm bệnh và có thể không sinh sản trên cây) Sau giai đoạn này, các con RCC di cư từ các vườn cây CCM bị nhiễm sẽ đến trong vườn mới trồng Kết quả là số cây mới bị nhiễm bệnh thấp hơn trong, vườn so với vườn CCM khơng có sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn Do đó, việc xử lý thuốc trừ sâu lưu dẫn cỏ hiệu quả trong, việc ngăn chặn tỷ lệ lây lan của bệnh VLG trong vườn CCM mới trồng (Kobori, 2010)
4.2.1.2 Biện pháp quản lý bệnh Vàng Lá Greening ở vùng Okinawa Nhật Bán Từ kết quả nghiên cứu của Kawano và Yasuda (2010) ở Trung Tâm Bảo Vệ Thực
Vật vùng Okinawa Nhật Bản và tác giả này tham khảo từ Takushi e/ ai (2007),
Trang 28Urasaki er a/ (2006), Okuda ef al (2009 va 2011) thì việc kiểm soát bệnh VLG được
thực hiện như sau:
Kiểm soát bằng luật pháp
Một điều hiển nhiên rằng bệnh VLG phân bố rộng rãi ở tỉnh từ năm 1994, mặc dù với mật số thấp Do đó tỉnh Okinawa cơng bố bản tin đặc biệt về thơng tin dự báo
tình hình cơn trùng vào tháng 3 năm 1997 Từ tháng 8 năm 1997, biện pháp kiểm soát bằng pháp luật đã được đưa ra để ngăn ngừa sự mở rộng nguồn bệnh ra bên ngoài tỉnh Okinawa Khi vận chuyển cây trồng ra khỏi tỉnh Okinawa, quy định về
cây trồng được yêu cầu để kiểm tra bởi chuyên gia bảo vệ thực vật Cây Nguyệt
Qué (Murraya exotica L.), là cây ký chủ chính của tác nhân côn trùng truyền bệnh VLG, cũng phải được kiểm tra Điều cần thiết là không có bất kỳ tác nhân truyền
bệnh nảo được phát hiện trên cây trồng dang được vận chuyển Biện pháp kiếm sốt
Hiện nay chưa có biện pháp kiểm soát như điều trị hóa học trực tiếp chống lại bệnh
VLG, các biện pháp đang áp dụng là đốn hạ cây bị nhiễm, kiểm soát tác nhân truyền bệnh và tròng cây giống khỏe mạnh và sạch bệnh là vấn đề quan trọng chủ yếu
Cây bị nhiễm bệnh
Do các triệu chứng của bệnh VLG là tương tự nhau từ lá xanh chuyển sang ta vàng gây ra bởi thiếu đinh dưỡng hoặc bệnh hay côn trùng, bằng mắt thường thì việc
chân đốn chính xác là rất khó khăn Do đó, chúng tôi đã đưa ra 3 bước chan đốn
theo hệ thơng như sau:
Bước 1: Mẫu được thu thông qua đánh giá bằng cách quan sát
Bước 2: Mẫu thủ được kiểm tra bằng phương pháp thử nhanh qua đó phát hiện sự tích lũy bất bình thường của tỉnh bột trong lá bị nhiễm bệnh VLG bởi phản ứng giữa
i-ét và tỉnh bét (Takushi er al., 2007)
Bước 3: Phản ứng dương tính hay kết quả không rõ ràng qua phương pháp thử nhanh thì mẫu sẽ được phân tích bang PCR (Urasaki ev al., 2006)
Nếu cần thiết phải tiến hành biện pháp chan dodn chính xác thì thực hiện các biện
pháp chân đoán phân tt, LAMP (Okuda ef al., 2001), Cycleave-ICAN (Urasaki e¢
al., 2007) hoặc real-time PCR (Okuda ¿/ a/., 2009) Những biện pháp chẩn đoán
phân tử nảy cũng có thể áp dụng để phát hiện RCC trên CCM mang mam bénh hay không
Để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh, các cuộc điều tra về bệnh VLG đã được tiến
Trang 29hành đồng thời trên các thành phố của tỉnh Okinawa diễn ra hàng năm Kết quả, số
lượng cây bị nhiễm không tăng lên Một điều khó khăn đối với tác giả trong việc
phát hiện những cây bị bệnh ở một số thành phố hay ở một số nhiều khu dân cư Rõ ràng rằng việc đốn bỏ những cây bị nhiễm bệnh là một trong những biện pháp kiểm
soát dé ngăn ngừa bệnh VLG
Tác nhân truyền bệnh
Biên pháp kiểm sốt bằng hóa học hay 2 loại neonicotinoide (/midacloprid, Clothianidin) hoac dầu khoáng được đăng ký như là một chế pham dùng trong nông nghiệp đành cho quản lý RCC trên CCM Để kiểm soát RCC trên CCM, phun
neonicotinoide vào thời điểm sự xuất hiện của tác nhân truyền bệnh đạt cao nhất
trên cây ký chủ thì hiệu quả hơn các loại thuốc trừ sâu khác Sản xuất cây giống khóe mạnh
Thành lập và thực hiện hệ thong vườn ươm sạch bệnh là bước quan trọng đầu tiên
để ngăn ngừa sự phô biến bệnh do virus VLG Cây giống Shiikuwasya chỉ được sản
xuất ở Okinawa, và có sự lo sợ bị nhiễm bệnh VLG Do đó, cần thiết lập hệ thống
vườn ươm sạch bệnh Sau đó, làng Oogimi-son đang trồng cây giống Shiikuwasha khỏe mạnh trong nhà lưới biệt lập để ngăn ngừa nhiễm bệnh VLG Cây giống ở đây được phun thuốc trừ sâu lần/tháng Khi cây giống phát triển, được bán với giá rẻ
cho người nông dân sau khi đã kiểm tra sạch bệnh VLG
Ngăn ngừa bệnh Vàng Lá Greening xâm nhiễm vùng sạch bệnh
Kết quả điều tra trong khoảng 20 năm, khơng có hay rất ít bệnh VLG và tác nhân RCC xuất hiện ở khu vực sản xuất giống Shiikuwasha trong làng Oogimi-son (khu vực không bị nhiễm bệnh VLG) Do đó, với mục tiêu nhằm ngăn ngừa bệnh VLUG xâm nhiễm vào khu vực chưa bị nhiễm, tiến hành thiết lập khu vực cảnh báo bao g6m cả vùng đệm vào năm 2009 Hơn thế nữa, việc di chuyển các CCM đến ving cảnh báo mà không được kiểm tra bệnh VLG là nghiêm cấm Công việc kiểm tra và phân tích bệnh VLG va RCC trén CCM đang được tiễn hành trong khu vực cảnh
báo Dự án mới này được tỉnh Okinawa giao cho làng Oogimi-son thực hiện Các
chuyên gia về bệnh VLG tuần hành trong khu vực cảnh báo và thu các mẫu nghỉ ngờ bị bệnh VLG và tiền hành phân tích nhanh Nếu cây bị bệnh VLG hoặc phát hiện có RCC hiện điện trên CCM, cây bị nhiễm bệnh sẽ được loại bỏ hoặc kiểm
soát RCC trên CCM càng sớm càng tốt
Kiểm soát bệnh Vàng Lá Greening dựa trên nguy cơ lây nhiễm
Trang 30Theo Kawano va Yasuda (2010), bénh VLG xảy ra vào mùa xuân và thu với tỉ lệ truyền bệnh cao hơn vào mùa thu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới RCC mang mầm bệnh VLG cũng xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu cao Kết quả cho thấy những thời kỳ mà nguy cơ lây nhiễm cao là mùa xuân và mùa thu Do đó, một kế
hoạch kiểm sốt bệnh VLG trên tồn vùng Okinawa đã được đề xuất dựa trên nguy cơ lây nhiễm Kế hoạch này đang được thực hiện ở làng Oogimi-son thuộc
Okinawa
4.2.2.0 Malaysia
Theo Lily (2010), việc quản lý bệnh VLG ở Malaysia dang áp dụng các biện pháp
quản lý tổng hợp Ở Malaysia, sự tàn phá vườn CCM bởi bệnh VLG, đặc biệt là ở
khu Samarahan và vùng phụ cận xung quanh vào năm 1991, năm 2005 và năm 2008, bệnh VLG gây tàn phá khốc liệt ở thung lũng CCM thuộc bang Terengganu Điều này cho thấy rằng bệnh VLG khơng có ranh giới, tác nhân trung gian truyền
bệnh đi chuyển tự do qua lại giữa các vườn Nghiên cứu, kinh nghiệm, quan sát sự
phát triển của bệnh và điều kiện phát sinh phát triển bệnh đóng những vai trị quan trọng trong việc thiết lập chương trình tồn diện quản lý tống hợp bệnh VLG Theo
sau đó các hoạt động thực hiện bởi chính quyền ở các bang thuộc Malaysia nhằm
chống chọi lại bệnh VLG
Sản xuất vật liệu trồng sạch bệnh Vàng Lá Greening
Sở Nông Nghiệp ở Peninsular Malaysia, Sarawak va Sabah đã sử dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng đã học được từ 8u của Đài Loan để nhân giống từ vật liệu sạch bệnh Có ứng dụng sản xuất bo ghép (mắt ghép) sạch bệnh VLG được ghép lên gốc ghép khang bénh Phytophthora (vi dụ như gốc ghép từ cây Carizzo), sau đó được trồng ra đồng, Hiện tại, Sở Nông Nghiệp khuyến cáo trồng cây ghép sạch bệnh, ngược lại nhân giống bằng phương pháp chiết cành thì khơng khuyến cáo sử dụng Ở Peninsular Malaysia, 3 trung tâm sản xuất cây giống giống sach bénh VLG đã được thành lập bởi Sở Nông Nghiệp tại Trung tâm sản xuất hàng hoá ở 3 nơi khác nhau Hulu Paka - Terengganu, Batu Seketul - Kedah và Sendayan - Negri
Sembilan Ở Sarawak, một vườn ươm tư nhân (nơi Sở Nông Nghiệp theo dõi tình
trạng cây giống sạch bệnh VLG) đang cung, cấp cây giống sạch bệnh VLG Sở Nơng Nghiệp có hai trạm giữ cây giống gốc sạch bệnh VLG Tất cả nguồn cây giống sạch bệnh VLG được giữ trong nhà lưới có máy che chống cơn trùng xâm
nhập vào (Lily, 2010)
Giám sát và giám định bệnh
Trang 31Những phòng thi nghiệm có khả năng chân đốn bệnh VLG thơng qua kỹ thuật PCR đã được thiết lập bởi các Sở Nông Nghiệp, Cơ quan và Trường Đại học Nông nghiệp cùng hoạt động trên lĩnh vực bệnh VLG Ở Sarawak, Sở nông nghiệp đã phát hành bộ kít chân đốn nhanh bằng iodine trên đồng cho nhà vườn và cán bộ
khuyến nông sau khi những thử nghiệm so sánh đã được thực hiện để đánh giá độ chính xác của kiểm tra này dựa vào kỹ thuật PCR Những thử nghiệm được thực
hiện bởi Lily cho thấy kết quả tương đồng có sự chính xác từ 74,5% đến 89,5% khi giám định trên mẫu lá cam quýt Hiện nay, chan đoán nhanh này được sử dụng ở
Sarawak nhằm để tăng tốc độ giám định trên đồng Khi có kết quả đương tính từ chuẩn đốn nhanh trên đồng, các mẫu này sẽ được thu thập cho chẩn đốn chính xác hơn bằng kỹ thuật PCR Điều này giúp nhà vườn giám sát bệnh được chặt chẽ hơn, và giảm chỉ phí giám định của phịng thí nghiệm thuộc chính quyền Thơng
qua việc phát hiện sớm bệnh thì hiệu quả phịng trị sẽ cao và nhanh hơn (Lily, 2010)
Tiêu húy cây bị nhiễm bệnh Vàng Lá Greening,
Mặc dù khơng mang tính chất bắt buộc đối với nhà vườn phải đốn và dọn những
cây bị nhiễm bệnh VLG hiện diện, tuy nhiên vẫn có một số nhà vườn ở Sarawak đã
thực hiện việc này Những nhà vườn này đã tiếp thu những kiến thức về sự nghiêm trọng của bệnh VLG do những cố gắng của Sở nông nghiệp Tuy nhiên, một số nhà vườn nghĩ rằng bệnh VLG là do thiếu dinh dưỡng nên đã từ chối việc đốn bỏ cây này Bởi vi sau khi bón phân bón chứa nguyên tố vi lượng, cây ra đọt non nhìn xanh
và khoẻ trong một thời gian và sau đó triệu chứng bệnh bắt đầu biểu hiện lại lần nữa
6 ving CCM thude bang Terengganu, nhà vườn không chấp nhận đốn những cây nhiềm bệnh dẫn đến sự tàn phá của toàn bộ khu vực bao gồm 400ha Một số nhà
vườn thực hiện cắt tỉa nhánh bệnh, họ hy vọng, rằng việc làm đó bệnh sẽ ngưng phát
tán Sự thiểu nhận thức nảy cũng góp phần vào sự sụp đỗ của các vườn cây CCM
(Lily 2010)
Kiểm soát tác nhân trung gian truyền bệnh
Việc kiểm soát tác nhân trung gian được thực hiện ở vùng mà bệnh phổ biến Việc kiểm soát này trở nên không hiệu quả khi các vườn nhiễm bệnh xung quanh khơng có biện pháp kiểm soát tác nhân trung gian Ở Sarawak, phun imidacloprid và dầu khoáng petroleum (dầu khống dùng cho nơng nghiệp) được sử dụng để kiểm soát tác nhân truyền bệnh trung gian là RCC Ở Sarawak, việc giám định vi khuẩn gây
bénh VLG do “Candidatus Liberibacter asiaticus”, hién dign trong RCC được thực
hiện bởi Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp trên một vải vườn để kiểm tra bệnh
(Lily 2010)
Trang 32Nghiên cứu điều trị bệnh bằng chất kháng sinh
Tiêm kháng sinh là một phương tiện của sự phục hồi những cây bị bệnh VLG là một trong những sự lựa chọn để thử nghiệm Một thử nghiệm ở Sibu đang được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp ở Sarawak cùng với Đại học Putra Malaysia va Bộ mơn hố chat 6 Petaling Jaya, để nghiên cứu dư lượng
tetracycline trong cay được tiêm và hiệu quả điều trị của chất kháng sinh trong cây
Chín cây khoẻ và chín cây nhiễm bệnh VLG (được xác định bởi PCR) đã được chọn
cho thử nghiệm Ba cây từ cả hai nhóm khỏe và bệnh VLG được tiêm với nước, hay 2g kháng sinh trên 3 lít nước hoặc 4 g/3lít nước cho mỗi cây Kết quả phân tích PCR từ những mẫu lá cho thấy rằng tất cả những cây nhiễm ngoại trừ nghiệm thức 2g/3lít khơng có DNA của vi khuẩn ở 11 tuần sau lần tiêm kháng sinh thứ hai Một kiểm tra PCR lần thứ hai được thực hiện 6 21 tuần sau lần tiêm kháng sinh thứ hai cho thấy tất cả những cây nhiễm bệnh đều âm tính đối với DNA của vi khuẩn Theo
đõi những kết quả thí nghiệm tiêm tetracycline trước đó ở Sarawak cho thấy sự nhiềmtrên cây tiêm kháng sinh chưa đầy một năm sau khi tiêm Những cây được tiêm đã thuyên giảm hơn và đã có trái, nhưng, số trái ít (Lily, 2010)
Tˆ Á A ^ :A À > ^
Tập huấn cho khuyến nông viên và nhà vườn
Ở Sarawak, Sở nông nghiệp đã tổ chức nhiều hội thảo và tham quan vườn nhiễm bệnh để tạo thêm sự hiểu biết và để tập huấn cho khuyến nông viên và nhà vườn
trong việc nhận diện và quản lý bệnh VLG Tập huấn vẻ cách sử dụng bộ kít chuẩn đốn nhanh băng iodine trén đồng đã được áp dụng (Lily, 2010)
Ngăn căn việc trồng những cây ký chủ phụ của Rầy Chống Cánh
Ở Malaysia cây Ca Ri (Bergera koenigii) va cay Nguyét Quoi (Murraya paniculata) la nhimg cay rất phỏ biến phục vụ cho ẩm thực và cây trang trí Do đó, việc trồng những cây ký chủ phụ của tác nhân trung gian RCC gần vườn CCM là
không được khuyến cáo (Lily, 2010)
Những quy định về kiểm dịch thực vật và sự bắt buộc tuân thủ
Ở Malaysia, luật kiểm dịch thực vật năm 1974 có những điều khoản để hạn chế sự di chuyển và buộc phải tiêu huỷ những cây nhiễm với những bệnh hại quan trọng Tuy nhiên, do yêu cầu của nhà vườn đối với chính quyền vé van dé đền bù tài chính
của chính quyền, khoảng tiền này rất lớn do đó sẽ khó khăn cho chính quyền để có thể thi hành diều khoản này (Lily, 2010)
4.2.3 Ở Đài Loan
Trang 33Theo giáo báo cáo của Su (2010), thuộc Trường đại học Quốc gia Đài Loan việc quản lý bệnh VLG phải thực hiện như sau:
Quản lý hệ thống vườn ươm cây sạch bệnh
Biện pháp quản lý tổng hợp bệnh được áp dụng rộng rãi kể từ khi bệnh VLG và
bệnh virus truyền nhiễm thông qua nhân giống vơ tính, cũng như côn trùng là tác
nhân trung gian truyền bệnh trên đồng Biện pháp quản lý tổng hợp bệnh bao gồm:
nhân giống CCM sạch bệnh, loại bỏ nguồn cây bị nhiễm bệnh và ngăn chặn tác nhân trung gian (côn trùng) truyền bệnh Việc thiết lập hệ thống quản lý vườn cây
giống sạch bệnh là nguyên tắc cơ bản ngăn ngừa dịch bệnh VLG Việc thiết lập hệ
thông quản lý vườn cây giống sạch bệnh ở Đài Loan được tiến hành theo 4 bude: 1)
Kỹ thuật vi shép đỉnh sinh trưởng, 2) Thiết lập khu vực vườn ươm CCM sạch bệnh, 4) Cấp giấy chứng nhận đối với vườn ươm giống CCM sạch bệnh (Su, 2010)
Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng cho vườn sản xuất giống cây có múi đầu đồng sạch bệnh
Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng (STG) là phương pháp chắc chắn nhất nhằm hồi phục nguồn vật liệu sử dụng nhân giống bị nhiễm bệnh được thu thập từ nguồn cây
bố mẹ bị nhiễm bệnh Đỉnh sinh trưởng hoặc mô phân sinh của những chỗồi phụ
thường không bị nhiễm bệnh virus bệnh VLG và như thế những cây được tái sinh từ
những chồi này thường không bị nhiễm bởi những bệnh lây lan trong mạch dẫn (Su, 2010)
Khu sản xuất
có múi sạch bệnh
CCM sach bệnh được sản xuất bang STG sau khi được kiểm tra sạch đối với các
bệnh do virus và bénh VLG cé thể đáp ứng tiêu chí chứng nhận vườn giống CCM sạch bệnh Cây giống dau dong được giữ trong khu vực nhà lưới được thiết kế để bảo vệ không cho côn trùng xâm nhập được, nhà lưới phải có 2 lớp cửa ra vào, xung,
quanh nhà lưới được thiết kế rãnh nước nhằm ngăn chặn kiến và nhện xâm nhập (Su 2010)
Sản xuất cây giống có múi sạch bệnh
Việc trồng CCM sạch bệnh có thể giúp nông dân kéo dài tuổi thọ của vườn cây
Qua nhiều thập kỷ, trồng CCM sạch bệnh là yếu tố góp phần giữ vững năng suất
cao cho nganh sản xuất CCM, đồng thời áp dụng đúng kỹ thuật làm vườn và các biện pháp quản lý bệnh Do đó, việc sản xuất cây giống CCM sạch bệnh và chất
lượng cao là yêu 16 hang dau trong quan ly bénh VLG (Su, 2010)
Trang 34Quản lý bệnh Vàng La Greening ngoài đồng cho vườn trồng bằng cây giống
sạch bệnh
Đề quản lý tốt vườn CCM sạch bệnh cần phải thực hiện đúng các yêu cầu sau: 1)
Loại bỏ cây bị nhiễm bệnh và cây ký chủ chính là nguồn bệnh làm lây nhiễm sang
những cây khoẻ 2) Bảo vệ cây an toàn trước tác nhân côn trùng truyền bệnh trung gian bằng cách phun thuốc trừ sâu tại thời điểm cây đâm chổi và kể cả áp dụng biện pháp sinh học như sử dụng thiên dich Tamarixia radiate đối với RCC, biện pháp
này dược Aubert áp dụng ở Reunion 3) Áp dụng các biện pháp cơ học trong bảo vệ
vườn CCM như thiết lập hàng rào chắn gió hoặc thiết lập vườn với khoảng cách an
toàn, 4) Áp dụng biện pháp hoá học trị liệu cho cây nhiễm bệnh VLG: tiêm kháng
sinh Tetracycline (Achromycin) (Su, 2010)
Biện pháp quản lý bệnh VLG dựa trên 2 yếu tố sau: 1) Nguôn bệnh giảm khi
thường xuyên loại bỏ cây bị nhiễm bệnh VLG và 2) Quản lý được tác nhân cồn
trùng truyền bệnh trung gian bằng thuốc trừ sâu thì sẽ kiểm sốt được bệnh VUG
(Su 2010)
4.2.4 Ở Campuchia
Theo báo cáo của Setha (2010) cho thấy hiện trạng bệnh VLG đã trở nên phổ biến xuất hiện ở nhiều vùng trồng CCM tại Campuchia trong một khoảng thời gian dài
trước đó và được đặt tên theo ngôn ngữ Khmer là "Slek Prak" Ở một vài địa
phương nhiều vườn CCM đã bị bỏ hoang hoặc chặt hạ chỉ vài năm sau khi trồng do
Việc sử dụng các cảnh chiết hay các mắt ghép đã bị nhiễm bệnh VLG và các bệnh khie do virus kun vật liệu trồng, Ngay cả việc sử dụng cây giống sạch bệnh được sử
đụng những do Kiến thức của người trồng CCM vẫn còn han ché, họ cho rằng trồng, cây
lò
ạch bệnh là đủ để kiểm soát dịch bệnh và khơng quan tâm thích đáng
ác phương pháp thâm canh và kiểm soát bệnh tái lây nhiễm Do đó, ty lệ nhiềm bơi các bệnh này liên tục tăng dần
trong vice ap dun
Cam ngọt dược trồng chủ yếu ở các vùng sản xuất CCM của Campuchia, người trồng CCM chưa nhiệt tình áp dụng các phương pháp kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất CCAI một cách bền vững dẫn đến việc có nhiều vườn CCM da phải chuyên đổi
sang rồng các loại cây ăn trái khác Việc kiểm soát bệnh VLG và phục hồi ngành
sản xuất CCM ở Campuchia đã được bắt đầu cách đây vài năm thông qua các chuyên dễ hoạt dộng và nghiên cứu như thiết lập phịng thí giám định bệnh VLG,
nghiên cứu xúc định đồng gây bệnh VLG, sản xuất cây giống CCM sạch bệnh,
thành lập vườn trình diễn và biện pháp quản lý nhằm kiểm soát sự nhiễm đối với
Các Vườn tràng mới,
Trang 35
CHUONG Ill PHƯƠNG TIỆN và PHƯƠNG PHÁP
1 PHƯƠNG TIỆN
Thời gian thực hiện thí nghiệm: tháng | nam 2009 đến tháng § năm 2011
Địa điểm thực hiện thí nghiệm: tại xã Mỹ Lương thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang và xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
Mẫu phiếu điều tra soạn sẵn sử dụng trong các lần ghỉ nhận chỉ tiêu theo định kỳ về số lượng RCC trên bẫy vàng, số lượng RCC trên đọt non của cây cam sành, số
lượng đọt non của cây cam sành trong các thí nghiệm được thực hiện
Bẫy vàng dùng dé đặt trên từng lần lặp lại của các nghiệm thức trong các thí nghiệm khác nhau có kích thước 30cm x 10cm Bẫy vàng này được nhập từ công ty Arysta
LifeScience ở Nhật Bản
Cây giống cam sành sạch bệnh được ghép trên gốc chanh Volka do Công Ty Tư
Vấn và Đầu Tư Phát Triển Nghề Vườn thuộc Viện Cây Ăn Quả Miền Nam sản
xuất
Dây nilon màu đen dùng trong tạo tán cây cam sành ở các giai đoạn khác nhau
Một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm:
Confidor 100 SL, 100g /midacloprid/1000ml, do Céng ty Bayer Viét Nam san
xuat
Dantotsu 16WSG, 16g Clothianidin/100g, do Céng ty Sumitomo Chemical sản
xuất
Bassa SOEC, 50g Fenobucarb/100ml, do Céng ty TNHH Viét Thang sản xuất, Mẫu lá cam sành được thu thập trên từng lơ cam sảnh thí nghiệm theo định kỳ 06 tháng/lần, thu 3 lá thành thục/cây cho mỗi đợt
Hóa chất và dụng cụ dùng trong thí nghiệm phân tích mẫu lá cam sành thu từ các
vườn thí nghiệm theo định kỳ, để xác định tỷ lệ phần trăm số mẫu mang mam bénh
VLG tại phịng thí nghiệm của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Hóa chất cần thiết trong quá trình ly trích DNA (Deoxyribose Nucleic Acid):
Dung dich CTAB (Cety! Trimethyl Ammonium Bromide) 2%: Tris — HC! 100 mM (Acid Clohydric)
EDTA 40 mM (Ethylene Diamine Tetraacetatic Acid)
NaCl 1.4 M (Natri Clorua)
Trang 36CHUONG II] PHUONG TIEN va PHUONG PHAP
1 PHƯƠNG TIỆN
Thời gian thực hiện thí nghiệm: tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 201 1
Địa điểm thực hiện thí nghiệm: tại xã Mỹ Lương thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang và xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
Mau phiếu điều tra soạn sẵn sử dụng trong các lần ghỉ nhận chỉ tiêu theo định kỳ về số lượng RCC trên bẫy vàng, số lượng RCC trên đọt non của cây cam sành, số
lượng đọt non của cây cam sành trong các thí nghiệm được thực hiện
Bay vàng dùng đề đặt trên từng lần lặp lại của các nghiệm thức trong các thí nghiệm
khác nhau có kích thước 30em x 10cm Bẫy vàng này được nhập từ công ty Arysta
LifeScience 6 Nhat Ban
Cây giống cam sành sạch bệnh được ghép trên gốc chanh Volka do Công Ty Tư
Vấn và Đầu Tư Phát Triển Nghề Vườn thuộc Viện Cây Ăn Quả Miền Nam sản
xuất
Dây nilon màu đen dùng trong tạo tán cây cam sành ở các giai đoạn khác nhau Một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm:
Confidor 100 SL, 100g Jmidacloprid/1000ml, do Céng ty Bayer Viét Nam san
xuất
Dantotsu 16WSG, 16g Clothianidin/100g, do Công ty Sumitomo Chemical sản
xuất
Bassa 50EC, 50g #enobuearb/100ml, do Công ty TNHH Việt Thắng sản xuất,
Mẫu lá cam sành được thu thập trên từng lơ cam sảnh thí nghiệm theo định kỳ 06 tháng/lần, thu 3 lá thành thục/cây cho mỗi đợt
Hóa chất và dụng cụ dùng trong thí nghiệm phân tích mẫu lá cam sành thu từ các vườn thí nghiệm theo định kỳ, để xác định tỷ lệ phần trăm số mẫu mang mầm bệnh VLG tại phòng thí nghiệm của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Hóa chất cần thiết trong quá trình ly trích DNA (Deoxyribose Nueleic Acid):
Dung dịch CTAB (Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide) 2%: Tris - HCI 100 mM (Acid Clohydric)
EDTA 40 mM (Ethylene Diamine Tetraacetatic Acid)
NaCl 1.4 M (Natri Clorua)
Trang 37CTAB 2% (Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide)
Chloroform: iso — amyl alcohol (24 : 1), Iso — propanol, ethanol 70%, nudc cất 2 lần
Hia chat cần thiết cho quá trình chạy PCR: kit Pure Taq Ready To Go cia hang GE
(s6 higu 27-9559-01), Primer
Primer str dung cho 14: OC1/GOrev
OCI: GCG CGT ATG CAA TAC GAG CGG CA
GOrev: GCCTCG CGA CTT CGC AAC CCA T
Hoa chất cần thiết cho quá trình chạy điện di: Agarose, marker 1kbp (kilobasepair),
dung dich TAE (Tris Acetate EDTA)1X, thuốc nhuộm, edithium bromide Dung cu ding trong thí nghiệm, ly trích DNA và chạy PCR:
Máy nghiền dùng trong nghiền mẫu lá trước khi tiến hành ly trích DNA từ mẫu lá
Máy ảnh kỹ thuật số dùng để chụp các cây cam sành, mẫu lá cam sành, RCC và các hình ảnh trong khi thực hiện thí nghiệm
Sổ ghi chép các bước thực hiện phân tích PCR trong phịng thí nghiệm, ghi chép các kết quả phân tích PCR
Cân điện tử được sử dụng trong cân các hóa chất để pha thành các môi trường,
khác nhau dé thực hiện các bước ly trích DNA từ mẫu lá hay trong các bước trong
chạy PCR
Hộp nhựa dùng để các tip hay các ống hút hóa chất trong khi thực hiện quá trình ly trich DNA tir mau 1a
Khay nhựa được dùng khi làm khô mẫu DNA
Máy ủ sử dụng sau khi ly trích DNA xong
Máy ly tâm sử dụng trong ly trích DNA và phân tích PCR Máy điện di dùng trong phân tích PCR
Máy UV (Ultra - Violet) dùng để đọc kết quả sau khi chạy PCR và chụp hình mẫu
đã được chạy PCR để lưu kết quả lại
2 PHƯƠNG PHÁP
2.1 Ảnh hưởng của bốn (4) thời điểm trồng cây giống cam sành sạch bệnh trong năm lên khả năng nhiễm bệnh Vàng Lá Greening
Trang 38Thí nghiệm được thực hiện trên đất vườn hộ ông Lê Tấn Hải, ấp 9 xã Hòa Hiệp
thuộc huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, diện tích triển khai thí nghiệm là 4.000 m” Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm
thức nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được thực hiện với lặp lại năm lần, mỗi lần lặp
lại được bố trí trên năm cây cam sành Bốn nghiệm thức trong thí nghiệm này được
thực hiện như sau:
Nghiệm thức 1 Các cây cam sành được trồng vào thang 1 nam 2009 Nghiệm thức 2 Các cây cam sành được trồng vào tháng 4 năm 2009 Nghiệm thức 3 Các cây cam sành được trồng vào tháng 7 năm 2009 Nghiệm thức 4 Các cây cam sành được trồng vào tháng 10 năm 2009
Cây giống cam sành sử dụng trong thí nghiệm, trồng bằng cây giống cam sành sạch bệnh VLG và được ghép trên gốc chanh Volka Mỗi thời điểm trồng cây giống cam
sành sạch bệnh được thực hiện trên diện tích 1.000 mỶ Khoảng cách trồng cam sảnh
là 3 m x 3 m, số lượng cây trên từng thời điểm trồng là 100 cây Tắt cả các cây
giống cam sành là 400 cây và được trồng vào các thời điểm trong năm 2009
Mô trồng cây được chuẩn bị trước một tháng, mô có đường kính là 60 em và chiều
cao mô là 30 em Các loại phân hữu cơ được bón lót giai đoạn đào hồ chuẩn bị trồng Vườn thí nghiệm được dọn sạch/đốn bỏ tất cả các cây có trên vườn trước khi
tiến hành triển khai thí nghiệm
Trong thí nghiệm này, loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và cách xử lý thuốc
BVTV được thực hiện theo kiểu của nông dân Khi quan sát thấy có khoảng 30% số cây trên vườn ra dot non dai khoảng 3 cm — 5 cm, thì tiến hành xử lý luân phiên hai
loại thuốc Bassa 50 EC và Dantotsu l6 WSG, liều lượng phun/xịt được áp dụng
theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên nhãn thuốc Chỉ tiêu theo đối trong thí nghiệm:
a Mật số Rầy Chỗng Cánh trên bẫy vàng
Mật số RCC trên bẫy vàng trên từng thời điểm trồng cây giống cam sành trong năm,
được ghi nhận 2 tuần/lần bằng cách treo/đặt bẫy vàng trong từng lô thí nghiệm, thiết
lập năm bẫy vàng cho từng thời điểm trồng cây, bẫy có kích thước là 30 em x 10
em Bẫy được bố trí trên từng lơ (thời điểm trồng cây) với bốn bẫy được đặt ở bốn
gốc của từng lơ thí nghiệm và một bẫy được đặt ở chính giữa lơ thí nghiệm Sau khi
đặt bẫy vàng thì sau hai tuần kiểm tra số lượng RCC vào bẫy và dùng viết khoanh
tròn lượng RCC đã vào bẫy để làm dấu, tránh nhằm lẫn với đợt quan sát trong hai
tuần kế tiếp, Bẫy vàng được thay bẫy mới định kỳ hàng tháng/lần
Trang 39b Mật số RẦy Chỗng Cánh và số lượng đọt non trên cây cam sành
Giai đoạn cây giống cam sành trồng được một năm tuổi (từ lúc cây giống mới trồng, đến giai đoạn cây được 12 tháng tuổi), ghỉ nhận số dot non (< 15 cm) trên cây trong
6 thi nghiém, RCC va mat số RCC trên mỗi đọt được ghi nhận hai tuân/lần trên 20
cây trong 100 cây của từng lơ thí nghiệm Hai mươi cây trong từng lô thí nghiệm
được chia làm năm điểm/ô, mỗi điểm chọn bốn cây: bốn điểm bốn gốc và một điểm
ở chính giữa lơ thí nghiệm Hai mươi cây này được đánh dấu lại (cố định các cây cho mỗi lần lấy chỉ tiêu) cho các lần theo dõi lấy chỉ tiêu/ghi nhận số liệu tiếp theo Đến giai đoạn cây cam sành thí nghiệm lớn hơn 12 tháng tuổi thì vẫn quan sát trên 20 cây ở năm điểm đã cố định trong lơ thí nghiệm, nhưng giai đoạn này mỗi cây trong từng điểm thí nghiệm chỉ quan sát ở bốn hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc)/cây, mỗi hướng chọn một cành và ghi nhận chỉ tiêu lại giống như giai đoạn cây một năm tuôi
e Tỷ lệ phần trăm số cây cam sành nhiễm bệnh Vàng Lá Greening
Tỷ lệ phần trăm số lượng cây cam sành sạch bệnh VLG trong thí nghiệm, bị nhiễm bệnh VLG được kiểm tra sáu tháng/lần bằng phương pháp kiểm tra PCR dương
tính, 20 cây được cố định ở năm điểm trong từng lần lặp lại trên nghiệm thức của
các lơ thí nghiệm, mỗi điểm cố định bốn cây cam sành Các cây cam sành này sẽ
được thu ba lá thành thục/cây đem về phịng thí nghiệm, phân tích để kiểm tra tỷ lệ
phần trăm số mẫu lá cam sành mang mầm bệnh VLG, bằng phương pháp giám định PCR dương tính và ghi nhan lai kết quả vào sé ghi chép
2.2 So sánh cách sử dụng thuốc trù Rầy Chỗng Cánh lên khả năng nhiễm
bệnh Vàng Lá Greening
Thí nghiệm được thực hiện trên đất vườn hộ ông Nguyễn Mười Anh, ấp 9 xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, với diện tích triển khai thực hiện thí
nghiệm 1a 2.000 m’
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được thực hiện với bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại được bố trí trên sáu cây cam sành giống sạch bệnh VUG Năm nghiệm thức được thực hiện
trong thí nghiệm này như sau:
Nghiệm thức 1 Loại thuốc và cách xử lý thuốc (phun/xit) được sử dụng theo kiểu của nông đân/địa phương, (đối chứng)
Nghiệm thức 2 Xử lý thuốc (phun/xit) theo kiểu của nông dân, liều lượng sử dụng
theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 07 ml Confidor 100SL (imidacloprid) pha cho
Trang 40một bình 08 lít nước, khi thấy khoảng 2% số cây trên vườn ra dot non đài khoảng 3 cem-5 cm thì tiến hành xử lý thuốc
Nghiệm thức 3 Thuốc Confidor 100SL được phun luân phiên với Bassa 50EC Xử
lý thuốc (phun) theo kiểu của nông dân, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 07 ml Confidor 100SL (imidacloprid) pha cho mét binh 08 lít nước,
thuốc Bassa pha 30-40 ml cho mét binh 08 lit, khi thấy khoảng 2% số cây trên vườn
ra dot non dai khoảng 3 em-5 em thì tiến hành
xử lý thuốc
Nghiệm thức 4 Sử dụng 02ml Confidor 100SL
(imidacloprid) pha với 50ml nước, tướirưới
cho một cây cam sảnh xung quanh, cách gốc cây cam sành 10cm và thực hiện 2tháng/lần
vào các tháng 2, 4, 6, 8 (4 lần/năm)
Nghiệm thức 5 Sử dụng 02 ml Confñidor 100 SL (imidacloprid) pha với 50 mÌ nước,
tưới/rưới cho một cây cam sành, xung quanh Hình 1 Kỹ thuật xử lý Confidor 100SL
cách gốc cây cam sành 10 em và thực hiện hai xung quanh gốc cây
tháng/lần (06 lần/năm) (hình 1)
Số cây được trồng trong mỗi nghiệm thức là 42 cây, khoảng cách trồng cây cam sành là 3 m x 3 m Mô trồng cây được chuẩn bị trước 1 tháng, mơ có đường kính là
60cm va chiéu cao mô là 30 em Các loại phân hữu cơ được bón lót vào hồ chuẩn bị trước khi trồng cam sành Vườn thí nghiệm được dọn sạch/đốn bỏ tất cả các cây có
trên vườn trước khi tiến hành triển khai thí nghiệm TẤt cả các cây giống cam sành
là 228 cây và được trồng vào tháng 12 năm 2009
Chỉ tiêu theo dõi ở thí nghiệm:
a Mật số Rầy Chéng Cánh trên bẫy vàng
Mật số RCC trên bẫy vàng ở từng lần lặp lại trên các nghiệm thức trong thí nghiệm
được ghi nhận hai tuần/lần, bằng cách treo/đặt bẫy vàng, bẫy vàng có kích thước là
30 cm x 10 cm, (bẫy vàng được mua từ công ty Arysta LifeScience tại Nhật Bản) Mỗi lần lặp lại trong thí nghiệm được bố trí một bẫy vàng, bẫy vàng được đặt ở
chính giữa của sáu cây cam sành của mỗi lần lặp lại trong từng nghiệm thức, sáu
cây cam sành giống sạch bệnh VLG được bố trí cho mỗi lần lặp Sau khi đặt bẫy
vàng thì sau hai tuần kiểm tra số lượng RCC vào bẫy và dùng viết khoanh tròn RCC
đã vào bay vàng đề làm dấu, nhằm tránh nhằm lẫn với đợt quan sát hai tuần kế tiếp
Bay vang duoc thay bẫy mới định kỳ hàng tháng/lần