Tổng quát lý thuyết về Thông tin bất cân xứng, qua đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến thị trường tài chính qua cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng
Trang 1MỤC LỤC
1.2 CÁC DẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG THỊ
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐỐI
1.3.3 Đối với thị trường trong và ngoài nước
10
PHẦN 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG GIẢI THÍCHCUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008 122.1 DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN
CẦU NĂM 2008 12
2.2 BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN - NGUYÊN NHÂN CỐT
LÕI CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2008
19
PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNHTOÀN CẦU ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 233.1 Thị trường tài chính tiền tệ 23
3.3 Những tác động đến thị trường chứng khoán 27
Trang 215/09/2008 là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới Ngày hôm sau vụ giải cứu lớn
nhất một công ty tư nhân được thông qua, khi chính phủ Mỹ nắm đến 80% cổ phần trongcông ty bảo hiểm khổng lồ toàn cầu AIG Hình ảnh phố WALL – trượng đài cho sự phồnvinh, nơi hàng loạt các ngân hàng lớn, các nhà đầu tư, bảo hiểm bị thua lỗ nặng nề và phảituyên bố phá sản trong thời gian ngắn Và hiệu ứng domino này đã đánh một đòn tâm lýnặng nề vào thị trường tài chính của các quốc gia, trong đó Việt Nam cũng chịu ảnh hưởngkhông nhỏ từ dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chỉnh toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nêu lên một số vấn đề cơ bản trong kinh tế
vĩ mô bao gồm vai trò của tình trạng bất cân đối kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân cơ bảnnhất chính là vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra
Tóm lại vấn đề khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang là đề tài thu hút được rấtnhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ của các chuyên gia kinh tế mà của mỗi cá thể trongnền kinh tế toàn cầu bởi những hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
gây ra Năm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng để giải thích cuộc khủng hoảng tài chính toàn
Trang 3cầu năm 2008 Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng này đến Thị trường tài chính Việt Nam”.
Trang 4PHẦN 1 LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN BẤT CÂN
XỨNG
1.1 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG LÀ GÌ?
Trong mọi nền kinh tế, các giao dịch về tài chính đều hướng đến mục tiêu cuốicùng là chuyển nguồn vốn nhàn rỗi đến những dự án đầu tư hiệu quả nhất với chi phíthấp nhất có thể Khi sản xuất hàng hóa và dịch vụ của xã hội liên tục phát triển sẽ làmgia tăng không ngừng giá trị thặng dư Những chủ nhân của phần giá trị thặng dư đó luôntìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt nhất nhằm giảm thiểu chi phí cơ hội của việc giữ tiền.Những người muốn thành lập hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, luôn tìm kiếm cácnguồn vốn đầu tư có chi phí thấp nhất Sự gặp nhau của hai luồng nhu cầu trên tạo nên
các giao dịch về tài chính và tổng hợp tất cả các giao dịch tài chính đó hình thành thị trường tài chính.Tuy nhiên sẽ không đơn giản để các giao dịch về tài chính đạt đến mục
tiêu cuối cùng trên Nguyên nhân là do sự tương hợp về yêu cầu giữa người cho vay vàngười đi vay không phải bao giờ cũng đạt được Các giao dịch tài chính luôn xuất hiệnmột mâu thuẫn cơ bản và cố hữu, một mâu thuẫn tạo nên cơ sở tồn tại của các điều kiện
cho vay, đó là sự không cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay Tóm lại, trong các giao dịch tài chính thường có sự chênh lệch về thông tin giữa các bên tham gia, đó chính là hiện tượng thông tin không cân xứng.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiệnvào những năm 1970 và đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đạibằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof,Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế Như vậy, bấtcân xứng về thông tin có ba đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch
Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các
bên
Thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.
Trang 51.2 CÁC DẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRONG THỊ
1.2.1.2 Tác động của bất cân xứng thông tin và lựa chọn đối nghịch
Trên thị trường các hàng hóa hữu hình, đặc biệt các thị trường của loại sản phẩm
có mức chất lượng biến thiên rộng, sự xuất hiện của bất cân xứng thông tin là yếu tố quantrọng kìm hãm giao dịch Người bán luôn có thông tin tốt hơn người mua nên sự nghi ngờ
về chất lượng sản phẩm của người mua là không thể tránh khỏi Điều đó đẩy người muađến hai con đường: hoặc là chọn mặt hàng thay thế, hoặc là tìm cách có thêm thông tin vềhàng hóa đó ( mua thông tin, thuê chuyên gia thẩm định…) Tuy nhiên, việc làm này tăngchi phí giao dịch mà người mua phải trả thêm Những yếu tố này làm giảm nhu cầu củangười mua và kết quả là trên những thị trường như thế, doanh số giao dịch sẽ không cao
Chẳng hạn như, trên thị trường tín dụng, người cho vay thường không thể nắm bắt
đầy đủ thông tin về người vay tiền nên sẽ tính một mức lãi suất cho vay có phần bù rủi ro.Những dự án kinh doanh có rủi ro thấp, lợi nhuận sẽ không đủ trả lãi, chỉ còn lại những
dự án rủi ro cao mới có thể chấp nhận vay mức lãi suất cao Chính vì tình trạng thông tinkhông cân xứng về dự án kinh doanh giữa người cho vay và người đi vay, nên cuối cùngngười cho vay chỉ toàn cho vay những dự án có rủi ro cao hoặc sẽ không chấp nhận chovay Điều này đương nhiên sẽ thu hẹp thị trường tín dụng Khi đó, người cho vay đã thựchiện một lựa chọn đối nghịch thay vì cho vay những khách hàng có mức tín nhiệm cao thì
họ lại chọn những khách hàng có mức tín nhiệm thấp vay
Trên thị trường chứng khoán, lựa chọn đối nghịch xảy ra khi những nhà đầu tư
không biết thông tin về cổ phiếu của các công ty khác nhau do đó có thể định giá cổ
Trang 6phiếu không chính xác hoặc mua phải cổ phiếu của công ty hoạt động kém, rủi ro cao.TTCK không minh bạch thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư thường cókhuynh hướng trả mức giá trung bình cho các loại chứng khoán khác nhau để phòng ngừarủi ro, vì thế những công ty hoạt động kém nhưng biết cách “tiếp thị” sẽ sẵn sàng pháthành chứng khoán với mức giá trung bình mà nhà đầu tư muốn mua, trong khi nhữngcông ty hoạt động tốt đòi hỏi một mức giá cao thì có thể phát hành sẽ không thành công.Giao dịch chứng khoán trong điều kiện thị trường bất cân xứng thông tin, những ngườitham gia có thể đẩy thị trường đến một trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là việc muachứng khoán của những công ty hoạt động kém và đẩy khỏi thị trường những chứngkhoán chất lượng cao Trong thực tế, những nhà đầu tư sẽ dần ý thức được khả năng lựachọn đối nghịch bất lợi của mình nên sẽ không tiếp tục mua bất kỳ một loại chứng khoánnào nữa, trong khi đó những cổ phiếu tốt do bị trả giá thấp ngang bằng với giá của cổphiếu trung bình nên cũng không bán ra nữa,… nếu những diễn biến trên xảy ra thì nhàđầu tư sẽ quay lưng với thị trường, TTCK sẽ mất tính thanh khoản và ngày càng bị thuhẹp, hàng hóa chỉ còn những loại chứng khoán chất lượng kém,và như vậy thị trườngchứng khoán đã không làm tốt vai trò chu chuyển vốn cho nền kinh tế.
Những phân tích trên đây, giải thích một thực tế đang diễn ra tại hầu hết các thịtrường chứng khoán trên thế giới rằng, chứng khoán trao đổi được không phải là công cụhuy động vốn hàng đầu của các công ty Trên thực tế, chỉ những thị trường chứng khoánrất mạnh, có hệ thống thông tin và gíam sát thông tin tốt mới có khả năng là kênh dẫn vốnquan trọng cho nền kinh tế
1.2.2 Rủi ro đạo đức
1.2.2.1 Khái niệm
Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin không cân xứng Khác với lựa chọn đốinghịch, rủi ro đạo đức xuất hiện sau các cuộc giao dịch khi một bên thực hiện nhữnghành động ẩn giấu và có ảnh hưởng đến lợi ích của phía đối tác
Rủi ro đạo đức có những đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, có sự xuất hiện của hành động ẩn giấu Một bên tham gia giao dịch
Trang 7không thể giám sát hành động của phía bên kia.
Thứ hai, bên có hành động ẩn giấu dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng xác suất xảy
ra hậu quả xấu
1.2.2.2 Tác động của bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức
Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường, chẳnghạn: Có một số thị trường mà tình trạng bất cân xứng thông tin dễ được nhận thấy như thịtrường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay tín dụng, thị trường chứngkhoán
Trong thị trường cho vay tín dụng, người vay tiền biết nhiều thông tin hơn ngườicho vay về hiệu quả của phương án kinh doanh, khả năng quản lý vốn và mức độ rủi của
dự án hơn người cho vay tiền, thậm chí anh ta còn hiểu rõ về uy tín của bản thân và biếtchắc rằng mình có sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích cam kết hay không Nói tómlại, trong thị trường cho vay tín dụng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến cả lựa chọn bấtlợi và rủi ro đạo đức
Trên thị trường chứng khoán, Công ty phát hành chứng khoán biết nhiều thông tinhơn người mua chứng khoán về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, khả năngsinh lợi của tài sản, mức độ rủi ro của dự án,… Công ty phát hành có thể che dấu nhữngthông tin bất lợi của công ty, thay vào đó là việc trưng ra những kế hoạch kinh doanh và
sổ sách kế toán đã được làm đẹp Sau khi huy động được vốn thì công ty có thể dùng vốnvào những mục đích khác với cam kết ban đầu để thu lợi và chuyển dịch rủi ro cho nhàđầu tư, nhà đầu tư dù muốn cũng không thể kiểm soát được rủi ro này vì biết ít thông tinhơn công ty hoặc năng lực can thiệp hạn chế Một trường hợp dễ nhận thấy của rủi ro đạođức trên TTCK là tình trạng thao túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổphiếu Các cổ đông lớn hoặc những người nằm trong ban điều hành công ty do có đượcthông tin về công ty hoặc tạo ra những sự kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ phiếutăng cao, kéo những nhà đầu tư nhỏ ít kinh nghiệm vào cuộc, khi những cổ đông lớn đãrút ra khỏi thị trường thì những cổ đông nhỏ nắm giữ những cổ phiếu giá cao (chọn lựabất lợi) Trên một TTCK có thông tin không cân xứng thì những người mua bán trung
Trang 8thực thường chịu nhiều thiệt hại hơn những người đầu tư mua bán với thông tin nội bộ,nhà đầu tư cá nhân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất Khi những người mua bántrung thực bị thua lỗ kéo dài thì chắc chắn họ sẽ rút lui khỏi thị trường vì không ai muốnchơi trong cuộc chơi mà mình luôn ở thế bất lợi, hậu quả là thị trường bị thu hẹp.
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.3.1 Đối với nhà đầu tư
Việc thiếu thông tin, các nhà đầu tư không hiểu biết đầy đủ tình hình sản xuấtkinh doanh, tình hình tài chính, thành phần ban lãnh đạo và cũng như cơ cấu sởhữu trong công ty Điều này dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà đầu tư,quyền lợi nhà đầu tư bị thiệt hại
Các nhà đầu tư không có đầy đủ thông tin về tình hình chung của doanh nghiệp,thông tin toàn ngành, thông tin của các ngành khác, điều này làm cho các nhàđầu tư không có cơ sở để so sánh, dự báo cũng như định giá doanh nghiệp muốnđầu tư Dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác
Việc thiếu minh bạch thông tin của các tổ chức niêm yết và các tổ chức khôngniêm yết làm mất niềm tin trong nhà đầu tư, dẫn đến việc rời bỏ thị trường
1.3.2 Đối với các doanh nghiệp
Bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện
Chi phí đại diện là những khoản chi phí phát sinh do nhà quản lý không thực hiệnmục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông, nguyên nhân phát sinh chi phí này chủ yếu là
do sự mâu thuẫn trong mục tiêu của chủ sở hữu và nhà quản lý Chi phí này gia tăng cùngvới mức độ bất cân xứng thông tin trong doanh nghiệp
Các thay đổi trong chi trả cổ tức tiêu biểu cho đánh gía của ban điều hành về lợinhuận và dòng tiền tương lai của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp phát hành chứngkhoán mới, sự kiện này có thể được coi là đang cung cấp một tín hiện cho thị trường tàichính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tương lai do các giám
Trang 9đốc của doanh nghiệp hoạch định Các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằngcác cung ứng chứng khoán mới đưa tới các đáp ứng chứng khoán giảm Việc mua lại cổphần thường sẽ đưa tới các lợi nhuận được công bố lớn hơn từ cổ phần thường của doanhnghiệp Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng thu nhập cuả mỗi
cổ đông ( EPS) Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức, doanh nghiệpphải đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính và chính khoản chi phí này mà các chủ nợthường đòi hỏi một lãi suất hứa hẹn cao hơn Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiệnquyết định thay đổi cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về viễncảnh thu nhập tương lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giámđốc mà giao dịch đề xuất chuyển dịch đến thị trường
Mặc dù ý thức được vấn đề này nhưng không dễ dàng để nhà đầu tư có thể kiểmsoát được, bởi trên thực tế còn tồn tại tình trạng thông tin không cân xứng giữa nhà đầu tư
và nhà quản lý Nhà quản lý có những thông tin mà nhà đầu tư không thể có hoặc do chiphí để thu nhập các thông tin đó là quá cao Nhà quản lý có thể biết được mức độ nỗ lựccủa mình trong khi nhà đầu tư không biết được; Nhà quản lý nhờ trực tiếp điều hành công
ty nên có những thông tin nội bộ mà nhà đầu tư không biết được hoặc biết nhưng khônghiểu được đầy đủ
Trong mối quan hệ người chủ và người đại diện, thường thì người chủ phải trả thùlao cho người điều hành thay mình để làm công việc đó và đưa ra những quyết định theohợp đồng Một hợp đồng hoàn chỉnh có thể loại bỏ khả năng xảy ra mâu thuẫn giữa ngườichủ và người thừa hành, hay xung đột giữa những người có liên quan trong cùng một tổchức Tuy nhiên, thực tế khó có thể thiết kế một hợp đồng và người thừa hành không phảilúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người chủ Do đó, người chủ phải theo dõingười thừa hành và phải tốn chi phí giám sát ( monitoring cost - bao gồm cả chi phí kiểmtoán, chi phí của hợp đồng thù lao cho nhà quản lý và chi phí khuyến khích nhà quản lý),khoản chi phí này sẽ được chủ trừ vào khoản tiền công trả cho người thừa hành Cònngười thừa hành thấy khả năng tiền lương của mình bị giảm đi, họ sẽ chấp nhận gánhchịu chi phí ràng buộc ( bonding cost – chi phí để thiết lập và duy trì những cơ chế để chothấy là họ đang hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông.) nhằm đảm bảo với phía chủ
Trang 10rằng anh ta sẽ cố gắng hạn chế những hành động có thể gây thiệt hại cho người chủ Mâuthuẫn về lợi ích cũng tạo ra những thiệt hại phụ trội ( residual loss - các thiệt hại xuấtphát từ mâu thuẫn lợi ích) do phúc lợi không tối đa hóa được.
Tổng chi phí theo dõi, ràng buộc và thiệt hại phụ trội được gọi là chi phí đại diện
vì chúng xuất phát từ các mối liên hệ giữa người chủ và người đại diện và xuất phát từ
thông tin bất cân xứng trong các mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý Tóm lại, chi phí đại diện cho dù hình thức này hay hình thức khác cuối cùng cũng sẽ làm thiệt hại trong giá trị tài sản cổ đông.
Bất cân xứng thông tin và chính sách cổ tức
Một công trình lý thuyết rất nổi tiếng nghiên cứu về chính sách cổ tức của M.HMiler và Mocligliani (được gọi là thuyết MM) Theo MM trong một thị trường vốn hoànhảo, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp
Thực tế, việc tăng cổ tức hoặc mua lại cổ phần thường được coi là một thông tintốt dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu, và ngược lại khi các công ty giảm hoặc không trả cổtức nữa thì giá cổ phiếu sẽ sụt gỉam Nếu quả thực chính sách cổ tức không quan trọng thìtại sao lại có những phản ứng như vậy trên thị trường? Theo nghiên cứu của Bhattachar(1979), Miler và Rock (1985) thì các nhà đầu tư không phản ứng với chính sách cổ tức
mà phản ứng với các thông tin chứa đựng bên trong chính sách cổ tức Việc tăng cổ tức
có thể là một tín hiệu cho rằng các nhà quản trị công ty rất lạc quan về dòng thu nhậptương lai của công ty Như vậy, theo các nhà nghiên cứu này thì chính sách cổ tức cóchứa đựng thông tin và có thể coi là một tín hiệu về khả năng phát triển trong tương laicủa công ty Vì thế, thay đổi trong chính sách cổ tức là một tín hiệu có độ tin cậy cao vàràng buộc trách nhiệm của nhà quản lý công ty nhiều hơn các tín hiệu khác Từ đó làmthay đổi giá trị thị trường của doanh nghiệp
Bất cân xứng thông tin và cấu trúc vốn
Chúng ta trở lại mô hình cổ điển của MM dựa vào những giả thuyết thị trườnghoàn hảo, MM kết luận rằng cấu trúc vốn – tỷ lệ nợ và vốn chủ sỡ hữu độc lập với giá trịdoanh nghiệp
Trang 11Liên quan đến tỷ lệ nợ trên tổng vốn, S Ros (1977) còn tìm ra một nghịch lý, giá trịcông ty thông qua giá trị thị trường sẽ tăng lên cùng với mức vay nợ tăng Ông lập luậnrằng:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ cao là dấu hiệu chứng tỏ điểm tín dụng
công ty được cải thiện, vì chỉ có như thế thì các tổ chức tín
dụng mới cho vay thêm
Thứ hai: Tỷ số nợ cũng như cho thấy các nhà quản lý ước đoán rằng thu nhập
tương lai của doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán những chi phí tài chínhđáng kể phát sinh từ những khoản nợ này Tỷ số nợ càng cao thì ban lãnh đạocàng đáng tin cậy
Bất cân xứng thông tin ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị doanh nghiệp.Chính sự tách biệt trong quyền sở hữu và quyền quản lý làm cho bất kỳ thayđổi nào trong cấu trúc vốn có thể tác động tốt hoặc xấu đến nhà đầu tư về kỳvọng về dòng tiền, thu nhập trong tương lai Vì vậy, minh bạch thông tin là yếu
tố chủ chốt trong việc định giá tài sản hiệu quả và phân bổ nguồn vốn Giúpdoanh nghiệp giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận cácnguồn vốn khác nhau, làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh nghiệp
và tạ đươc lòng tin cho các nhà đầu tư
1.3.3 Đối với thị trường trong và ngoài nước
Bất cân xứng thông tin làm hạn chế tính hiệu quả của thị trường, nó làm cho môitrường đầu tư cũng như kinh doanh trở nên khó dự đoán được những rủi ro và cơ hội đầu
tư Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh không đúng giá trị thực của nó
Việc định giá không hiệu quả cản trở sự phân bổ các nguồn lực quốc gia và nguồnlực toàn cầu bằng cách bóp méo tín hiệu giá cả mà nhà đầu tư dựa vào và vì thế làm ảnhhưởng không chỉ nền kinh tế đó mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu Như chúng
ta đã biết, nền kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên giá chứng khoán để phản ánh một cáchchính xác giá trị cơ sở cũng như đảm bảo sự phân bổ hợp lý của những dòng vốn mới đếnnhững khu vực hiệu quả nhất của nền kinh tế Như là một kết quả của việc định giá
Trang 12không hiệu quả, những nguồn vốn đó có thể được phân bổ một cách tiết kiệm nhưngkhông hiệu quả.
Ngoài ra, bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán dẫn đến việc đầu tưchứng khoán theo kiểu “ hiệu ứng domino”, “ hiệu ứng đàn cừu”, kinh doanh bầy đàn, họ
dễ bị lung lay trước những thông tin bên lề, tin đồn, tin mật được cung cấp bởi nhữngngười viết bản tin, hoặc những người thân trong nội bộ công ty, mà không quan tâmnhiều đến tính xác thực hay độ tin cậy thông tin
Rõ ràng để thị trường phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, thu hút sự quan tâmcủa nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng ta cần loại bỏ những tác động của tình trạngbất cân xứng thông tin gây nên
Trang 13PHẦN 2 VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG GIẢI THÍCH CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008
2.1 DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ôngAlan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm
2006 Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sứcthuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đềphòng Nguyên nhân trực tiếp của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tíndụng và nhà đất tại Mỹ Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thịtrường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thếnguy hiểm Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thịtrường nhà đất Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khảnăng chi trả của khách hàng Dư nợ trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 160 tỷ USD năm
2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ USD vào năm 2007.Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ làtiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi Trước đó, để đối phó với lạmphát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm
2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà Họ không thểtrả được nợ vay và nhà thì bị tịch biên Thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng vàgiá nhà đất sụt giảm mạnh Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sangthị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sangnhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản
Nạn nhân đầu tiên của cơn bão tài chính là Countrywide Financial, tậpđoàn tài chính từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản Mỹ, chỉtrong vài tháng, đã bị đẩy đến sát bờ vực phá sản do nợ khó đòi vào tháng8/2007 Đến tháng 1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa vàtiền gửi, Bank of America, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ USD
Trang 14Sau đó một tháng, đến lượt Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh,sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất độngsản, đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh Nhà đầu tư ùn ùn kéo đếnrút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này; và đếnngày 17/2/2008, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa Sự kiện CountryFinancial và Nothern Rock là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thịtrường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị Chínhphủ tiếp quản của các định chế tài chính.
Đến ngày 28/2/2008, Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách cácnạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là1,36 tỷ Euro Chưa đầy một tháng sau, chính xác là ngày 17/3/2008, sự sụt giá khôngkiểm soát nổi của các khoản đầu tư tài chính- bất động sản đã buộc Tập đoàn môi giớichứng khoán Bear Stearns của Mỹ tê liệt và chấm dứt hoạt động sau 85 năm tồn tại.Bear Stearns phải chấp nhận bán lại cho đối thủ JP Morgan Chase với giá 240 triệuUSD, bao gồm cả trụ sở của hãng này Tại thời điểm đó, giá mỗi cổ phiếu của BearStearns là 2 USD, trong khi giá trước đó một năm là 170 USD
Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 29/4/2008, Deutsche Bank lần đầu tiên trong 5năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷUSD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấpbất động sản Đến ngày 31/7/2008, ngân hàng này công bố khoản trích lập dự phòngtiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD, vàDeutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tíndụng toàn cầu Trước đó, ngày 11/7/2008, Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểmsoát Ngân hàng IndyMac Bancorp Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớnnhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng
11 ngày
Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9/2008 khi hai Tập đoàn chuyêncho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chínhphủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ
Trang 15vỡ với những tên tuổi lớn khác Ngày 15/9/2008, Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước MỹLehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản Đúng 10 ngày sau,Washington Mutual Inc., một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ, đã tạo nên vụ phásản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng giá trị tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ USD.Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, Ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch
bị thâu tóm bởi Bank of America Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ USD vào AIG,Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kếtcục tồi tệ hơn
Tháng 9 và 10/2008 trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ sốDow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9/2008 Biếnđộng tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồntại trong hàng chục năm đã bị phá Không chỉ ở phố Wall, tuần lễ từ 15 đến21/9/2008 thị trường chứng khoán của cả thế giới chao đảo, từ Tôkyô đếnThượng Hải, Seoul và Hồng Kông, các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc mạnh.Tại châu Âu, các thị trường chứng khoán Paris, Luân Đôn, Franfurt,Amsterdam cùng chung số phận Thị trường chứng khoán Matxcơva cũng lâmvào tình trạng hoảng loạn đến nỗi phải tạm đóng cửa để chờ cho cơn bão điqua
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 chứng kiến các cơnsốt giá dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu Đặcbiệt là giá dầu, từ mức 90 USD một thùng vào đầu năm 2008 đã leo lên trên
100 USD vào 20/2/2008 và lập kỷ lục trên 147 USD một thùng vào 11/7/2008.Giá dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo Trong đó,vàng lập kỷ lục trên 1.000 USD một ounce vào ngày 17/3/2008 Còn giá lươngthực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả ở các quốcgia xuất khẩu lương thực Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiềuquốc gia Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008, giá dầu bất ngờ laodốc không phanh Nguyên nhân của hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu
Trang 16tại nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn
về kinh tế Hiện giá loại nhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 USD một thùng,mất hơn 100 USD, tương ứng gần 70%, so với mức giá kỷ lục trước đó vàitháng, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC
Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thịtrường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương
Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt đểkhơi thông dòng vốn Mỹ kể từ đầu năm 2008 đến nay đã 8 lần cắt giảm lãisuất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25% Không dừng lại ởcác điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợthanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêudùng và cho vay Trong đó, FED quyết định dùng 700 tỷ USD để mua lại nợxấu của các ngân hàng Trước khi được thông qua vào ngày 1/10/2008, kếhoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phải không ít phản đối tạiQuốc hội Mỹ Đặc biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9/2008, Hạ viện bất ngờkhông thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc thực sự với phố Wall, khiếnchỉ số Dow Jones trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử Không lâusau khi kế hoạch trên được thông qua, vào các ngày 13-14/10/2008, các quốcgia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới2.300 tỷ USD
Bước vào quý IV/2008, suy thoái kinh tế toàn cầu biểu hiện rõ sau khi các trungtâm kinh tế lớn nhất như Mỹ, Nhật Bản và EU cùng lần lượt rơi vào suy thoái Kinh tế
Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh, khoảng âm 0,3% trong quý III/2008 Mức chitiêu của người tiêu dùng, vốn đóng góp tới hai phần ba vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ,suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1980 Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khóa
2008 tăng mạnh tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷUSD trong tài khóa năm 2007, chủ yếu do chi phí quốc phòng tăng mạnh, nhất là phục
vụ cho hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan Dự báo thâm hụt ngân sách liênbang trong tài khóa năm 2009 có thể lên tới 1.000 tỷ USD Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ
Trang 17thất nghiệp hiện nay của nước này lên đến 6,5% cao nhất trong 14 năm qua Theo dựbáo, kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên 8%, trongkhi các khoản tiền dự trữ và giá trị bất động sản giảm mạnh, chỉ số lòng tin của ngườidân Mỹ giảm xuống tới mức kỷ lục Ðiều này càng làm cho nền kinh tế số một thế giớilâm vào suy thoái trầm trọng hơn.
Tiếp theo Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Nhật Bản đã chính thứccông bố lâm vào suy thoái kinh tế ngày 18/11/2008 sau khi tăng trưởng âmliên tiếp trong hai quý II và III/2008 Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ năm
2001, kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái Trước đó, khu vực đồng tiền chungEuro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ khi hình thành năm 1999 Sốliệu thống kê cho thấy GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung Euro đãtăng trưởng âm liên tiếp trong quý II và quý III/2008 Đức là nền kinh tế lớnnhất châu Âu và đứng thứ ba thế giới chính thức rơi vào cuộc suy thoái lớnnhất trong vòng 12 năm qua, kinh tế Anh cũng lâm vào suy thoái, theo dự báonăm 2009 sẽ chịu mức sút giảm mạnh nhất kể từ gần hai thập niên qua, sốngười thất nghiệp có thể lên tới 3 triệu người vào năm 2010 Số liệu thống kêcủa Italia cho biết nền kinh tế nước này đang rơi vào cuộc suy thoái nặng nềnhất kể từ năm 1992
Khủng hoảng tài chính cũng tràn qua Trung Quốc, Nga, Ấn Ðộ,Braxin là những nơi được dự đoán là ít chịu tác động nhất Kinh tế TrungQuốc vốn được coi là một động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sau nhiềunăm tăng trưởng ở mức hai con số, đã giảm chỉ còn 9% trong quý III/2008.Ngân hàng Thế giới cho biết tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 7,5%trong năm 2008, mức thấp nhất trong vòng 19 năm qua Tốc độ tăng trưởngcông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng từ 16% trong tháng 6 xuống còn 8,2%trong tháng 10/2008, thấp nhất trong 7 năm qua Xuất khẩu suy giảm do khủnghoảng tài chính, theo dự báo sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, kéo theo sựsụt giảm nhiều ngành sản xuất khác và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp