1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hướng dẫn về Hợp đồng tương lai

15 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tuy nhiên, thị trường Hợp đồng tương lai chỉ thực sự đi vào lịch sử từ năm 1848 với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago Chicago Board of Trade - CBOT, thị trường giao dịch Hợp

Trang 1

Hướng dẫn về Hợp đồng tương lai

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Trang 2

Hướn

Mục Lục

I Tổng quan về Hợp đồng tương lai 1

1 Lịch sử ra đời của Chứng khoán phái sinh và Hợp đồng tương lai 1

2 Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là sản phẩm đầu tiên 2

II Đặc thù của Hợp đồng tương lai 3

1 Định nghĩa Hợp đồng tương lai 3

2 Đặc điểm của Hợp đồng tương lai 3

III Các chủ thể tham gia thị trường 4

1 Cơ quan quản lý 5

2 Sở giao dịch 5

3 Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh 5

4 Thành viên giao dịch phái sinh 6

5 Thành viên bù trừ 6

6 Nhà tạo lập thị trường 6

7 Ngân hàng thanh toán 7

8 Nhà đầu tư 7

IV Giao dịch Hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào? 7

V Ký quỹ trong giao dịch Hợp đồng tương lai 8

1 Các loại ký quỹ 8

2 Ví dụ về ký quỹ 9

VI Sản phẩm Hợp đồng tương lai tại Việt Nam 10

1 Mẫu hợp đồng dự kiến 10

2 Niêm yết và hủy niêm yết 11

3 Lịch giao dịch 11

4 Phương thức giao dịch và lệnh giao dịch 11

Trang 3

I Tổng quan về Hợp đồng tương lai

1 Lịch sử ra đời của Chứng khoán phái sinh và Hợp đồng tương lai

Thị trường chứng khoán phái sinh có lịch sử phát triển lâu đời và rất phong phú qua nhiều thế kỷ Hàng trăm năm trước đã có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của những thỏa thuận liên quan đến giao dịch thương mại cũng như những thỏa thuận về quyền tham gia giao dịch thương mại Ngày 24/9/1730, Sàn giao dịch Hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên Sàn giao dịch Gạo Dojima Dojima là tên một quận ở Osaka Khi đó chính quyền Edo trả lương cho các samurai bằng gạo Năm 1730 giá gạo xuống thấp, nên số tiền quy đổi được từ gạo cũng giảm đi

Để giải quyết tình trạng này, người ta nghĩ ra cách mua bán gạo không thanh toán ngay

mà thanh toán vào một thời điểm sau này với mức giá chốt ở thời điểm hiện tại, đề phòng tình trạng giá gạo còn tiếp tục giảm

Tuy nhiên, thị trường Hợp đồng tương lai chỉ thực sự đi vào lịch sử từ năm 1848 với sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago (Chicago Board of Trade - CBOT), thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai tập trung đầu tiên trên thế giới Ban đầu, người

ta chỉ ký kết các hợp đồng kỳ hạn Đến năm 1864, các Hợp đồng tương lai mới hình thành

Các sản phẩm chứng khoán phái sinh hầu hết đều khởi nguồn từ những sàn giao dịch tại Mỹ Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu đầu tiên ra đời vào ngày 24/02/1982, khi Sở giao dịch Kansas (Kansas City Board of Trade) tại Mỹ đưa ra Hợp đồng tương lai trên chỉ số Value Line Ngày 21/4/1982 Sở giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange) đưa ra Hợp đồng tương lai trên chỉ số S&P 500, đến năm 1986 sản phẩm phái sinh này đã trở thành HĐTL có khối lượng và giá trị giao dịch lớn nhất thế giới, lên tới 19,5 triệu hợp đồng trong năm 1986 Vào tháng 5/1982, Sở giao dịch phái sinh New York (New York Futures Exchange - NYFE) đã tiến hành tổ chức hoạt động giao dịch Hợp đồng tương lai trên chỉ số tổng hợp NYSE (NYSE composite)

Tháng 7/1984, Sở giao dịch Chứng khoán Chicago bắt đầu cho giao dịch các Hợp đồng tương lai khác nhau trên các chỉ số thị trường chính (Major Market Index - MMI)

Trong những năm sau đó, sản phẩm phái sinh lần lượt xuất hiện ở các thị trường lớn khác trên thế giới như Úc, Canada, Nhật, Singapore, Anh, và Hồng Kông

Về khái niệm sản phẩm chứng khoán phái sinh, John C Hull trong cuốn sách giáo khoa “Options, Futures, and other Derivatives” cho rằng đó là một công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị biến động của tài sản cơ sở

Tại châu Á, Luật giao dịch phái sinh Hàn Quốc, Luật giao dịch phái sinh Thái Lan hay Luật các công cụ tài chính và Sở giao dịch Nhật Bản đều định nghĩa giao dịch phái sinh là giao dịch mà các bên đồng ý giao nhận các loại sản phẩm hàng hóa hoặc tài chính nhất định, với giá cả cụ thể, tại thời điểm xác định trong tương lai, trong đó các bên sẽ thanh toán cho nhau khoản chênh lệch giữa giá đã thỏa thuận trước và giá tại thời điểm mua hoặc bán loại sản phẩm cam kết chuyển giao theo hợp đồng

Trang 4

Các hợp đồng phái sinh trên chỉ số cổ phiếu thanh khoản nhất năm 2013

(đơn vị: hợp đồng)

Hợp đồng Hệ số nhân T1-T12/2012 T1-12/2013 % thay

đổi CNX Nifty Options, NSE India 50 Indian

rupees

803,086,926 874,835,809 8.93%

SPDR S&P 500 ETF Options * N/A 585,945,819 596,304,426 1.77%

Kospi 200 Options, Korea Exchange

**

500,000 Korean won

1,575,394,249 580,460,364 -63.15%

E-mini S&P 500 Futures, CME 50 U.S

dollars

474,278,939 452,291,450 -4.64%

Euro Stoxx 50 Futures, Eurex 10 euros 315,179,597 268,495,189 -14.81%

RTS Futures, Moscow Exchange 2 U.S dollars 321,031,540 266,131,127 -17.10%

Nikkei 225 Mini Futures, OSE 100 yen 130,443,680 233,860,478 79.28%

Euro Stoxx 50 Options, Eurex 10 euros 280,610,954 225,105,846 -19.78%

S&P 500 Options, CBOE 100 U.S

dollars

174,457,138 207,488,939 18.93%

CSI 300 Futures, CFFEX 300 Chinese

RMB

105,061,825 193,220,516 83.91%

* Được giao dịch trênnhiều Sở phái sinh tại Mỹ

** Hệ số nhân thay đổi đối với các hợp đồng niêm yêt từ tháng 3/2012 trở đi (hệ số cũ là

100,000 won)

2 Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là sản phẩm đầu tiên

Đối với thị trường CKPS dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, sản phẩm CKPS được lựa chọn để triển khai đầu tiên là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu vì những lý do sau:

(i) HĐTL chỉ số cổ phiếu dễ thực hiện và có độ rủi ro thấp hơn HĐTL trên cổ phiếu

đơn lẻ

Chỉ số cổ phiếu đại diện cho một rổ cổ phiếu trên thị trường, do đó có thể coi đây

là một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cá biệt (Unsystematic Risk) của từng cổ phiếu Như vậy, xây dựng sản phẩm phái sinh trên chỉ

số cổ phiếu sẽ đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa và hạn chế rủi ro của nhà đầu tư

Với chỉ số cổ phiếu, thị trường sẽ tập trung vào một sản phẩm chuyên biệt Chỉ số cũng phổ biến rộng và có tính đại diện cao hơn so với một cổ phiếu Một số nghiên cứu thực tiễn cho thấy sự xuất hiện của HĐTL trên chỉ số không ảnh hưởng hoặc có những ảnh hưởng tích cực đến thị trường cơ sở Theo nghiên cứu của A Antoniou, G Koutmos,

và A Pericli1 đối với 06 thị trường Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ và Anh, kết quả cho thấy HĐTL trên chỉ số cổ phiếu có tác động tích cực làm giảm độ biến động của thị trường cơ sở, điều đó giúp thị trường cổ phiếu hoạt động hiệu quả hơn

1 A Antoniou, G Koutmos, và A Pericli , “Index future and positive feedback trading: evidence from major stock exchanges” , Journal of Empirical Finance, vol 12 (2005) pg 219 – 238

Trang 5

(ii) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên thường

được đưa vào giao dịch là HĐTL trên chỉ số

Thống kê từ các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy HĐTL trên chỉ số cổ phiếu luôn là sản phẩm đặt nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh

Thống kê lựa chọn sản phẩm của một số quốc gia

Quốc gia Tên chỉ số HĐTL chỉ số HĐQC chỉ số

II Đặc thù của Hợp đồng tương lai

1 Định nghĩa Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch

2 Đặc điểm của Hợp đồng tương lai

Trang 6

(i) Chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch

trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,v.v Các tài sản cơ sở cho hợp đồng này chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu,

chỉ số, ngoại tệ, lãi suất, và hàng hóa

(ii) Được niêm yết: HĐTL được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung (iii) Bù trừ và ký quỹ: ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán HĐTL được tính toán ký quỹ và bù trừ thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ và được hạch toán theo giá thực tế hàng ngày (daily mark to market) Trung tâm thanh toán bù trừ đứng giữa người mua

và người bán HĐTL, đóng vai trò bên mua đối với người bán và bên bán với người mua Việc hạch toán theo giá thực tế được Trung tâm thanh toán

bù trừ thực hiện ít nhất một lần trong ngày bằng cách hạch toán lãi (lỗ) vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần Nhờ đó rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia hợp đồng

được giảm thiểu tối đa

(iv) Dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào trong

giao dịch HĐTL Nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua (bán) HĐTL có thể đóng

vị thế của mình bằng cách tham gia vị thế bán (mua) trong giao dịch một HĐTL tương tự Đặc điểm này giúp người mua và bán HĐTL có khả năng

sử dụng vốn linh hoạt hơn mà không chịu những ràng buộc pháp lý chặt

chẽ như trong hợp đồng kỳ hạn

(v) Đòn bẩy tài chính: Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch HĐTL phải thực hiện

ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi hợp đồng đáo hạn Ký quỹ thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong giá trị của toàn bộ HĐTL mà họ tham gia giao dịch Chính vì lẽ đó, HĐTL trở thành một công cụ có mức độ đòn bẩy rất cao khi mà một lượng ký quỹ nhỏ có thể giúp nhà đầu tư tham gia vào các vị thế của Hợp đồng tương lai với giá trị lớn hơn rất nhiều lần Khi

dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận rất lớn do hiệu ứng đòn bẩy từ vị

thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ

III Các chủ thể tham gia thị trường

Trang 7

*: Thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ

1 Cơ quan quản lý

- Ban hành các văn bản pháp quy

- Giám sát và thanh tra các hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh

2 Sở giao dịch

- Tổ chức niêm yết và giao dịch sản phẩm chứng khoán phái sinh

- Giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh

- Tính toán các loại giá cần thiết như giá lý thuyết, giá thanh toán cuối ngày,v.v

- Cung cấp thông tin giao dịch và các thông tin khác về sản phẩm

3 Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh

Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh hoạt động theo mô hình bù trừ đối tác trung tâm (CCP) được tổ chức dưới một trong hai hình thức: là một đơn vị trực thuộc SGDCKPS hoặc là một tổ chức độc lập với SGDCK phái sinh Trung tâm thanh toán bù trừ có những chức năng như sau:

(i) Tính toán ký quỹ ban đầu cho từng hợp đồng

(ii) Tính ký quỹ và yêu cầu bổ sung ký quỹ của từng thành viên bù trừ

(iii) Tính giới hạn vị thế cho từng nhà đầu tư đối với từng loại hợp đồng

*

Trang 8

(iv) Giám sát khối lượng giới hạn vị thế cho phép của từng thành viên/nhà đầu

tư;

(v) Thực hiện hạch toán hàng ngày (mark-to-market);

(vi) Quản lý và giám sát các thành viên bù trừ;

(vii) Quản lý tài khoản ký quỹ của khách hàng và thành viên;

(viii) Quản lý tài sản thế chấp;

(ix) Quản lý các quỹ dự phòng được thành lập để sử dụng trong trường hợp

thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;

(x) Đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro cho thị trường, các văn bản pháp quy

liên quan đến sản phẩm, quản lý, giám sát thị trường

4 Thành viên giao dịch phái sinh

Là các tổ chức tài chính (như công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại, Quỹ đầu tư…) đáp ứng được các quy định thực hiện nghiệp vụ môi giới, và tự doanh, tư vấn đối với giao dịch sản phẩm phái sinh (vd HĐTL), là thành viên với SGDCK, đã đăng ký

tư cách là thành viên giao dịch cho sản phẩm phái sinh, phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch của SGDCK/SGDCK phái sinh

5 Thành viên bù trừ

Các tổ chức tài chính đáp ứng được các quy định để thực hiện nghiệp vụ bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh, đã đăng ký tư cách thành viên với Trung tâm thanh toán bù trừ/Bộ phận bù trừ nằm trong Sở Thành viên bù trừ thực hiện việc bù trừ chứng khoán phái sinh cho khách hàng và cho các giao dịch tự doanh của chính mình

Trung tâm thanh toán bù trừ cũng quy định rõ mức ký quỹ duy trì và mức ký quỹ bắt buộc cho thành viên bù trừ Tại một số thị trường, khi ký quỹ được chấp nhận là các tài sản khác ngoài tiền mặt, Trung tâm thanh toán bù trừ cũng quy định rõ giá trị của các tài sản thế chấp ký quỹ Theo đó, thành viên bù trừ sẽ thực hiện kiểm định giá trị của các tài sản ký quỹ và báo cáo với Trung tâm thanh toán bù trừ

6 Nhà tạo lập thị trường

Mục đích có nhà tạo lập thị trường là để tạo tính thanh khoản và đảm bảo cân bằng cho giao dịch của các sản phẩm chứng khoán phái sinh

SGDCK thường áp dụng các chính sách khuyến khích cho nhà tạo lập thị trường như giảm phí giao dịch và phí thanh toán Nhà tạo lập thị trường phải tuân thủ theo các quy định của Sở đặt ra, ví dụ: (i) chào giá hai chiều và chào giá liên tục; (ii) khi nhận được yêu cầu chào giá, nhà tạo lập thị trường bắt buộc phải thực hiện chào giá hai chiều

Trang 9

với thời gian chào giá và thời gian tồn tại của lệnh theo quy định do Sở đặt ra; (iii) Khối

lượng và mức chênh lệch giữa giá chào mua/bán phải thực hiện theo quy định của Sở

7 Ngân hàng thanh toán

Thực hiện hạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái

sinh, dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày (daily mark-to-market) của

Trung tâm thanh toán bù trừ Ngoài ra, Ngân hàng thanh toán kết nối với Trung tâm

thanh toán bù trừ để thực hiện việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng tại

ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán thực hiện thu phí đối với các giao dịch này

8 Nhà đầu tư

Thành phần tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh có thể là các

nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư có tổ chức Những tổ chức và cá nhân này không

thể trực tiếp tham gia mà phải thông qua các tổ chức trung gian đóng vai trò người môi

giới để thực hiện hoạt động giao dịch trên thị trường

Nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh với một trong các mục đích:

- Đầu cơ về giá

- Phòng ngừa rủi ro

- Giao dịch hạn chế chênh lệch giá

IV Giao dịch Hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?

*: Trong quy trình này, thành viên giao dịch cũng đồng thời là thành viên bù trừ

Trang 10

(1) Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và tài khoản bù trừ tại thành viên giao dịch (2) Trước khi giao dịch, nhà đầu tư nộp ký quỹ ban đầu cho thành viên giao dịch (3) Nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh giao dịch Số lượng ký quỹ ban đầu phải tương ứng với lệnh đặt, đồng thời phải đảm bảo nếu lệnh được khớp thì tổng số vị thế nắm giữ của nhà đầu tư sẽ không vượt quá giới hạn vị thế Lệnh bao gồm thông tin:

- Mua hay bán loại hợp đồng nào?

- Tháng đáo hạn mà nhà đầu tư mong muốn

- Giá tương lai của hợp đồng

- Số lượng hợp đồng muốn giao dịch

(4) Hệ thống giao dịch xác nhận lệnh được khớp, gửi kết quả giao dịch lại cho thành viên giao dịch và cho trung tâm bù trừ Thành viên giao dịch thông báo kết quả khớp lệnh cho nhà đầu tư

(5) Dựa vào kết quả giao dịch, Sở tính toán ra giá trị thanh toán hàng ngày Trung tâm bù trừ dựa vào đó tính toán được lãi lỗ của từng vị thế trong ngày giao dịch đó

(6) Trung tâm bù trừ tiến hành gọi ký quỹ đối với những tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định

(7) Nếu bị gọi ký quỹ, nhà đầu tư thực hiện nộp đầy đủ số ký quỹ bị thiếu hụt Nếu tài khoản ký quỹ có số dư, nhà đầu tư có thể rút phần dư này

V Ký quỹ trong giao dịch Hợp đồng tương lai

1 Các loại ký quỹ

(i) Ký quỹ ban đầu: là số tiền mà nhà đầu tư phải đặt cọc đối với mỗi một hợp

đồng chứng khoán phái sinh được giao dịch

(ii) Ký quỹ duy trì: là số tiền tối thiểu phải có trên tài khoản của nhà đầu tư

trong suốt quá trình duy trì vị thế Khi tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư không đạt được số dư quy định (tối thiểu bằng mức ký quỹ duy trì), nhà đầu

tư sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty chứng khoán, yêu cầu bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ để tài khoản quay trở về tối thiểu bằng với mức

ký quỹ ban đầu

Ngày đăng: 17/02/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w