Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
49,57 KB
Nội dung
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh CƠ SỞLÝLUẬNVỀ HỢP ĐỒNGTƯƠNGLAITRONGKINHDOANHCÀPHÊROBUSTA I- CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH (DERIVATIVES) 1. Khái niệm: Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơsở những công cụ tài chính đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận của các giao dịch được chia sẻ cho các bên. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều giá trị các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hoặc để đảm bảo rằng nếu giá cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợpđồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng nhưng có bốn công cụ chính là Hợpđồng kỳ hạn (Forwards Contract), Hợpđồngtươnglai (Futures Contract), Hợpđồng quyền chọn (Options Contract) và Hợpđồng hóan đổi (Swaps Contract). 2. Các sản phẩm hàng hóa phái sinh 2.1 Hợpđồng kỳ hạn (Forwards Contract) Hợpđồng kỳ hạn là hợpđồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơsở ở một thời điểm xác định trongtươnglai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trongtươnglai gọi là ngày thanh toán hợpđồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợpđồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợpđồng gọi là giá kỳ hạn. SVTH: Trần Thị Thiết Trang 1 Lớp 05DQN 1 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh (theo www.wikipedia.org) Ví dụ: Tình hình giá càphê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá càphê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá càphê thị trường thế giới giảm thì giá càphêtrong nước giảm theo khiến nông dân trồngcàphê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá càphê thị trường thế giới tăng thì giá càphêtrong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu càphê khó khăn khi thu mua càphê của nông dân. Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu càphêcó thể thương lượng và ký hợpđồng mua càphê kỳ hạn với nông dân. Ví dụ, vào đầu vụ, công ty A ký hợpđồng kỳ hạn 6 tháng mua của ông X 20 tấn càphê với giá thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/ tấn. Ông X được gọi là người bán, công ty A là người mua tronghợpđồng kỳ hạn. Sau 6 tháng ông X phải bán cho công ty A 20 tấn càphê với giá thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/tấn và công ty A phải mua 20 tấn càphê của ông X với giá đó, cho dù giá càphê trên thị trường sau 6 tháng là bao nhiêu đi chăng nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả ông X và công ty A đều có được sự an tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá càphê trên thị trường. 2.2 Hợpđồngtươnglai ( Futures Contract) Hợpđồng Futures là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm xác định chắc chắn trongtươnglai với một mức giá xác định. (theo www.wikipedia.org) Ví dụ: Công ty A ký hợpđồng xuất khẩu càphê cho công ty B giao tháng 11/2009 là 100 tấn giá 1,350 USD/ tấn. Như vậy, đến thời điểm giao hàng, công ty A phải bán cho công ty B 100 tấn càphê đó với giá 1,350 USD/tấn và công ty B phải mua 100 tấn càphê với giá đó cho dù giá càphê vào thời điểm đó là bao nhiêu đi chăng nữa. SVTH: Trần Thị Thiết Trang 2 Lớp 05DQN 2 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh 2.3 Hợpđồng quyền chọn (Options Contract) Options là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể nào đó như: cổ phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc, các hợpđồng mua bán tươnglai và hàng hóa theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó. (theo www.wikipedia.org) Có hai loại hợpđồng quyền chọn: Hợpđồng quyền chọn mua (Call Option) và hợpđồng quyền chọn bán (Put Option). Quyền chọn mua Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trongtương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trongtươnglai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua. Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng 200.000 đồng. Hiện tại, nếu muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện theo dự báo, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, cụ thể: mua 1000 cổ phiếu của AB với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ phiếu AB tăng như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000 cổ phiếu x 200.000 đồng = 200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng – 20.000.000 đồng phí mua quyền chọn = 80.000.000 đồng. Trong trường hợp SVTH: Trần Thị Thiết Trang 3 Lớp 05DQN 3 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh giá cổ phiếu của AB không tăng mà liên tục giảm cho đến hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất 20.000.000 đồng tiền phí quyền chọn mua. Quyền chọn bán Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trongtương lai. Ví dụ: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường vào thời điểm đó. Ví dụ khác: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ sốcổ phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua lại 1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000 đồng/cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu). Đặc điểm của hợpđồng lựa chọn: Khác với hợpđồng mua kỳ hạn và hợpđồng mua bán tương lai, hợpđồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợpđồng chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền SVTH: Trần Thị Thiết Trang 4 Lớp 05DQN 4 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền . Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợpđồng phải trả quyền phí ; giá tronghợpđồng được gọi là giá thực hiện hay là giá nổ (Strike price); ngày định tronghợpđồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện (Expiration date, The exercise date hay Maturity ). Người nắm giữ hợpđồng futures dài hạn được quyền mua tài sản với giá nhất định vào thời điểm xác định trongtương lai. Người ta không phải tốn chi phí (ngoại trừ tiền ký quỹ theo yêu cầu) khi tham gia thị trường futures. Người mua hợpđồng option có quyền lựa chọn mua (hay không mua) tài sản với giá xác định vào thời điểm xác định trongtương lai. Trên thị trường option, nhà đầu tư phải trả trước tiền lệ phí hoặc giá của hợpđồng option. SVTH: Trần Thị Thiết Trang 5 Lớp 05DQN 5 Có hai kiểu thực hiện hợpđồng quyền chọn, đó là thực hiện hợpđồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ. Thị trường giao dịch option chứng khoán lớn nhất là Chicago Board Option Exchange (CBOE). Có 4 loại người tham gia trên thị trường option: Người mua quyền chọn mua ( Long Call ) Người bán quyền chọn mua ( Short Call ) Người mua quyền chọn bán ( Long Put ) Người bán quyền chọn bán ( Short Put ) 2.4 Hợpđồng hoán đổi (Swaps Contract) Hợpđồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.(theo www.wikipedia.org) Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường Mỹ, Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một Hợpđồng hoán đổi với Công ty B của Mỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công ty A sẽ cung cấp đồng Việt Nam cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam. Hợpđồng hoán đổi được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất hay đầu cơ vào sự thay đổi của giá cả hàng hóa cơ sở. Các loại hợpđồng Swaps thông dụng: Hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps) Hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps) Hoán đổi tín dụng (Credit Swaps) Hoán đổi hàng hóa (Commodity Swaps) Hoán đối chứng khoán vốn (Equity Swaps) 3. Vai trò của công cụ tài chính phái sinh Quản trị rủi ro Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lạicó thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn và tươnglai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tươnglai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tươnglai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tươnglai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trongtươnglai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lạitrong giới hạn chấp nhận của mình. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả. Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ 3, các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. 4. Mức độ áp dụng các công cụ tài chính ở Việt Nam hiện nay: Tại Việt Nam hiện nay thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê, cao su, đậu nành của Techcombank, càphê của BIDV, ATB), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợpđồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợpđồng giao sau và hợpđồng hoán đổi chưa được thực hiện. Đối với thị trường ngoại hối, hợpđồng hoán đổi và hợpđồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998. Với quyết định này, cho phép các Ngân hàng Thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (Options). Mặc dù mới đưa vào giao dịch trên thị trường, cơ chế còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia. Sang năm 2004, trước tình hình biến động giá càphê trên thị trường gây rủi ro cho nông dân và các công ty xuất khẩu cà phê, Ngân Hàng Kỹ Thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở Việt Nam thời gian qua có thể tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau: ° Những thành quả bước đầu: + Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt độngkinhdoanh ngày càng phổ biến và hiệu quả. Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi (Swaps), kỳ hạn (Forwards) và quyền lựa chọn (Options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu Ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt độngkinhdoanh hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá. Trên cơsở những thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm càphê trên thị trường London được Ngân Hàng Kỹ Thương Techcombank áp dụng, Ngân hàng Á Châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán vàng. + Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Một số Ngân hàng năng động giờ đây không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinhdoanh ngân hàng truyền thống mà còn hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại. ° Những hạn chế: + Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với như cầu thực tế: các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng các giao dịch này ở các Ngân hàng Thương Mại vẫn còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tỷ giá giữa USD/VND được Ngân hàng Nhà Nước can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu + Nhận thức về các công cụ phái sinh chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc về các công cụ từ các doanh nghiệp. + Tính hiệu quả kém của thị trường làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận + Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ. + Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên thị trường chứng khoán trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi. + Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện. Các giao dịch phái sinh mà các Ngân hàng Thương Mại kinh [...]... chiến lược kinhdoanh rõ ràng và phải tuân thủ theo chiến lược đó một cách chặt chẽ cũng như sử dụng lệnh dừng lỗ (Stop Loss) trong khi giao dịch 2.4 Phân biệt Hợpđồngtươnglai (Futures Contract) & Hợpđồng kỳ hạn (Forwards Contract): Hợpđồngtươnglai cũng như Hợpđồng kỳ hạn khác với Hợpđồng quyền chọn (có quyền không cần thực hiện hợp đồng) ở chỗ là có sự bắt buộc phải thực hiện hợpđồng vào ngày... 2.1 Khái niệm: Hợpđồngtươnglai là một hợpđồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợpđồngtươnglai để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trongtươnglai Ngày trongtươnglai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợpđồng được gọi là giá tươnglai (Futures Price),... giao dịch trong một hợpđồng Độ lớn mỗi HĐTL về mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất trên toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTTL trên thế giới dễ dàng hơn Chẳng hạn như một hợpđồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợpđồng dầu thô là 1000 barrels, hợpđồng Yen Nhật là 12.500.000 ¥, hợpđồngcàphê Arabica là 37.500 pounds (tại NYMEX), hợpđồngcàphêRobusta là... của hợpđồng được gọi là bên giữ thế trường vị (Long Position) của hợp đồng, bên bán của hợpđồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (Short Position) của hợpđồngCả hai loại hợpđồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng Tuy vậy, giữa chúng có những điểm khác biệt: Hợpđồngtươnglai Giao dịch tập trung tại các sàn giao dịch Hợp đồng. .. doanh sản xuất − Gắn hoạt độngkinhdoanh sát hơn với thị trường quốc tế 6 Các rủi ro khi tham gia giao dịch hợpđồngtươnglai Bên cạnh những lợi ích mà hợpđồngtươnglai mang lại thì bên trong nó cũng tiềm ẩn mức độ rủi ro khá cao vì giao dịch hợpđồngtươnglai không thích hợp với rất nhiều đối tượngcá nhân và thể nhân Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc và sự phù hợp của loại giao dịch này đối... ra hợpđồng mua lạihợpđồng vàng tháng 5 là một hợpđồng chuyển nghĩa vụ cho một người thứ ba Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng ở đây không có một hợpđồng chuyển nghĩa vụ cụ thể nào giữa hai bên Cụ thể là các bên khi lập HĐTL thì chỉ quan tâm đến việc đối tượngtronghợpđồng là (hàng hóa) vàng, không phải đối tượng là nghĩa vụ giao hàng 2.3 Mục đích của việc sử dụng hợpđồngtươnglaiHợp đồng. .. khác không có được, đó là thanh lýhợpđồng trước ngày đáo hạn Trong các hợpđồng thông thường, khi các bên muốn thanh lýhợpđồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợpđồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau Nhưng trong HĐTL thì các bên có thể thanh lýhợpđồng trước ngày đáo hạn một cách... trạng thái hợpđồngtươnglaiCó lẽ chưa đầy 2% các hợpđồngtươnglai (futures) thực sự sinh ra quá trình trao đổi hàng hoá Những hợpđồng còn lại thường được tiến hành theo phương pháp bù trừ, thông qua một hay nhiều các hợpđồng khác có tính chất ngược lại Ví dụ: nếu mua một hợpđồng lúa mì tháng 9 với giá 3,5$ một giạ lúa và mức cược tối thiểu là 1.750$, dự tính là giá sẽ lên Nếu giá của hợpđồng tăng... nữa thì giá bán theo hợpđồngtươnglai vẫn không thay đổi Do vậy, hợpđồngtươnglai được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu (Nguồn:http://vietbao.vn /Kinh- te/Mua-ban-nong-san-bang-hop-dong-tuonglai/40081838/87/) 2.2 Đặc điểm: Hợpđồngtươnglai (HĐTL) có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợpđồng khác Dựa vào định... năng phá vỡ hợpđồng cao, đối mặt với rủi ro khi phía đối tác khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợpđồng Chỉ có thể nhận biết lời lỗ vào ngày giao hàng trongtươnglai Vì vậy xuất hiện một khoản lỗ vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách phá vỡ hợpđồng cũng rất cao, điều này giải thích vì sao khả năng phá vỡ hợpđồng kỳ hạn cao hơn rất nhiều so với hợpđồngtươnglai 3 Các . Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRONG KINH DOANH CÀ PHÊ ROBUSTA I- CÔNG CỤ TÀI. tài chính. II- HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ( FUTURES CONTRACT) 1. Quá trình hình thành và phát triển của hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau