1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích bài chiếu cầu hiền của vua quang trung ngữ văn 11

7 832 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 71,7 KB

Nội dung

Trong những thể loại ấy phải kể đến tác phẩm chiếu cầu hiền của vua Quang Trung.. Biết tình hình đất nước nhà như vậy Quang Trung đã liền phái Ngô Thì Nhậm thay mình viết chiếu cầu hiền

Trang 1

Phân tích bài Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung ngữ văn 11

Tháng Hai 11, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Phan tich bai Chieu cau hien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài chiếu cầu hiền của vua Quang Trung Bài làm của Ngọ Thị Quỳnh trường THPT Tuyên Quang.

Kho tàng văn học Việt Nam không chỉ hay bởi những bài thơ hay những bài văn có nghĩa mà còn có những thể loại khác cũng góp phần làm đa dạng và phong phú nền văn học nước mình Trong những thể loại ấy phải kể đến tác phẩm chiếu cầu hiền của vua Quang Trung Tác phẩm không chỉ đơn giản là một tác phẩm văn học mà còn là một bản chiếu vua ban có tác dụng đến vận mệnh của quốc gai và sự phát triển của đất nước Có thể nói chiếu cầu hiền là một văn bản giàu ý nghĩa và thiết thực cho lịch sử nước ta lúc bấy giờ

Chiếu cầu hiền được viết khi vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc để quét sạch 20 vạn quân Thanh cùng bọn tay sai bán nước Thua trận Lê Chiêu Thống cùng bọn quân Thanh đi theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ, triều Nguyễn được vua Quang Trung lập lên Trước sự kiện trên một quan thần trong triều Lê có thể là do theo trung quân ái quốc lỗi thời với thời Lê, hai là có thể do sợ hãi triều đại mới nên tất cả đều trốn tránh ẩn nấp không ra phò tá giúp đỡ vua Quang Trung phát triển đất nước Biết tình hình đất nước nhà như vậy Quang Trung đã liền phái Ngô Thì Nhậm thay mình viết chiếu cầu hiền để kêu gọi những người tài giỏi ra giúp nước

Có thể nói vua Quang Trung rất đỗi khôn ngoan khi nghĩ ra kế sách này Qua đó thể hiện niềm khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức Mặt khác thấy được sự uyên bác của Ngô Thì Nhậm khi viết

Trang 2

ra một bức chiếu có sức thuyết phục như vậy.

Về phần Ngô Thì Nhậm, khi triều Trịnh – Lê sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo phong trào Tây Sơn

và được cử làm Lại Bộ Tả Thị lang Ông trở thành một quan thần tín nhiệm của vua Quang Trung

Trước hết ta đi tìm hiểu về thể loại chiếu, chiếu được hiểu là một thể loại văn thư do nhà vua để ban bố mệnh lệnh đến dân chúng Công văn hành chính ngày xưa gồm hai loại đó là do cấp dưới

đệ trình lên nhà vua, hai là do nhà vua ban bố xuống dưới chúng ta có thể thấy được nhiều bài chiếu trong kho tàng văn học Việt Nam Đó là bài chiếu dời đô, hoàng lê nhất thống chí, hiền tài là nguyên khí của quốc gia Và chính những bài chiếu tiêu biểu đó đã khẳng định sức thuyết phục của thể loại chiếu Chiếu nói chung và chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại văn nghị luận chính trị xã hội Mặc dù chiếu thuộc công văn nhà nước nhưng lại viết cho những bậc hiền tài, hơn nữa đây là cầu

là vua Quang Trung cầu hiền tài chứ không phải mệnh lệnh

Đi vào bài chiếu điều đầu tiên mà tác giả nói đến chính là vai trò và sức mạnh của hiền tài cho quốc gia Chẳng thế mà ngay tên bài chiếu nọ đã nói lên tất cả những vai trò to lớn của hiền tài, đó là nhan đề hiền tài là nguyên khí của quốc gia Và chính vì thế tác giả nêu cao vai trò của hiền tài trong

sự nghiệp phát triển đất nước Tác giả so sánh hiền tài như một “ sao sáng trên trời cao” So sánh như vậy để thấy được tầm vóc của những hiền tài giống như những gì vĩnh hằng của thiên nhiên

Đó là một sự tôn vinh khen ngợi đối với những bậc hiền tài Mà những bậc hiền tài ấy sẽ phải theo Bắc thần đó là một quy luật hiển nhiên Người tài so trời sinh ra và người tài ấy phải có phận sự sử dụng tài năng của mình cống hiến cho đất nước phải chăng đó cũng là cách mà tác giả muốn cho

sĩ phu hiền tài thấy được vua Quang Trung biết trọng người tài và rất mực cầu hiền để cùng vua giúp nước Từ đó góp phần xóa đi những nghi ngờ sợ hãi của những bậc hiền tài Nó rất hợp lý khi

đã tạo ra chính tính chính danh cho chiếu cầu hiền Hơn nữa qua những lời khen ngợi hay cũng chính là lời mời gọi của tác gải đã góp phần làm cho bài chiếu thêm phần thuyết phục người nghe

Tiếp đến là đoạn văn tiếp theo nói về nguyện vọng của nhà vua khi muốn những hiền tài của quốc gia ra mặt góp sức góp tài cho công cuộc xây dựng đất nước Tác giả đi sâu vào phân tích tình hình khó khăn của đất nước và chính tình hình ấy phải cần đên sự giúp đỡ của hiền tài quốc gia Cách trình bày thẳng thắn cho thấy được sự trung thực thật thà cũng như quang minh chính địa của vua Quang Trung Chính qua đó ta thấy được sự chân thành và tình cảm của nhà vua dành cho những hiền tài Đồng thời đó còn là tâm trạng lo lắng của Quang Trung “ trời còn tăm tối”, “ đương ở buổi đầu của nền đại định”, “ công việc vừa mới mở ra” đó là những khó khăn bức thiết của triều địa nhà Nguyễn cũng như đất nước đang rơi vào tình thế khó khăn Hình ảnh đất nước qua những câu văn của Ngô Thì Nhậm hiện lên thật rõ nét Đó la f một đất nước đời đầu mới ở buổi đại định, tương lai

Trang 3

còn chưa sáng rõ, thiếu nhân tài thì làm sao có thể sáng được vì thế mà vua khẩn thiết cầu hay mời hiền tài về phụng sự giúp đỡ vua Thế rồi “ kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết, việc biên ải chưa chưa yên, dân còn nhọc mệt, đức hóa của chúng chưa nhuần thấm” cùng với “một cái cột không thể

đỡ nỗi một căn nhà lớn” và thực tế thì “mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình” Như vậy có thể thấy vua quang trung vô cùng minh bạch, biết trọng người tài, biết xem thời thế không cậy thắng mà ngông cuồng Đó là điều dĩ nhiên và hiển nhiên về đức và tài của ông Điều đó cho thấy nhà vua thiết tha đầy nhiệt huyết kêu gọi hiền tài vì nước vì dân mà cùng vua xây dựng một đất nước với triều đại mới Cuối cùng tác giả để một cau hỏi: “ Huống nay trên mảnh đất văn hiến rộng lớn như thế này…buổi ban đầu của trẫm hay sao?” Như vậy nhà vua không chỉ kiên quyết, thẳng thắn mà cũng rất tha thiết để thuyết phục những hiền tài những vị tinh tú, sáng soi lấy bầu trời tăm tối của đất nước thời bấy giờ

Cuối cùng là chính sách cầu tài của vua Quang Trung, ở phần này tác giả chỉ ra những điểm nổi bật trong đường lối chính sách của vua Đó là một chính sách công bằng cho tất cả mọi người từ quan viên cho đến dân chúng Từ đó cho thấy Nguyễn Huệ hẳn là một người con rất đỗi yêu thương dân chúng, chăm lo cho cuộc sống của tất cả mọi người

Đường lối chính sách thứ nhất của vua Quang Trung là các bậc quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ tất thảy đều có thể dâng sớ tâu bày sự việc, không sợ lời nói sơ suất mà bắt tội qua chính sách ấy

ta nhận thấy được vua Quang Trung có điểm khác so với những vị vua thời trước Ông luôn yêu thương dân chúng, phải chăng chính xuất thân là một anh hùng áo vải cho nên vua thấu hiếu được nỗi khốn khổ và thấp cổ bé họng của nhân dân Qua chính sách ấy thì mọi người có thể thấy sự công bằng cho tất cả những bậc dưới vua Nếu như ngày xưa dân chúng sống trong cảnh thấp cổ

bé họng, thường xuyên bị bắt nạt áp bức bóc lột của tham quan một cách thậm tệ thì đến thời vua Quang Trung những thứ dân ai ai cũng được tâu trình những bất bình mà mình muốn giải quyết

Thêm nữa là cách tiến cử hết sức rộng mở: tự mình dâng sớ tâu bày sự việc, do các quan văn quan

võ tiến cử, cho phép đang sớ tự tiến cử Qua đây ta thấy đây là một đường lối mở rộng và đúng đắn Nó có thể coi là một tính dân chủ của thời phong kiến Vì không chỉ có các quan mà chính những người nhân dân cũng có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân cũng như mọi điều ngang tai trái mắt mình nhìn thấy dẫu có lỡ lời thì cũng không bị bắt tội Đó chẳng phải là một chính sách đường lối công bằng và dan chủ hay sao, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ góp sức và tài năng của mình để xây dựng đất nước Một chính sách thấu tình đạt lý như thế thì làm sao không khiến mọi người nghe theo

Trang 4

Như vậy có thể thấy dường lối của vua Quang Trung rất rộng mở, dễ hiểu, đúng đắn, cụ thể và dễ thực hiện đồng thời qua chính sách ấy ta thấy được vua Quan Trung đúng là một đấng minh quân đầy bản lĩnh, tư tưởng tiến bộ, giàu lòng thương người và có khả năng thu phục lòng người Cuối cùng tác giả cỗ vũ những người có đức có tài hãy cùng chung tay xây dựng đất nước cùng nhà vua Lời khích lệ khép lại bài chiếu như một lời kêu gọi vui vẻ, lời mời mọc đầy hấp dẫn và giàu sức thuyết phục trong thời đại mới của tác giả: “ Nay trơi trong sáng đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây…”

Như vậy với kết cấu ba phần rõ ràng cùng với những nghệ thuật so sánh cùng những hình ảnh mang đầy tính chất tượng trưng cùng với những đức tài của nhà vua đã giúp cho bài chiếu giàu sức thuyết phục và đậm chất tư tưởng tiến bộ dân chủ Có thể nói với chính sách và đường lối của mình vua Quang Trung xứng đáng là một bậc minh quân đời đời nhớ đến chính lòng thiết tha, thẳng thắn, kiên quyết cầu người tài đã làm nên sức thuyết phục cho bài viết Và tác phẩm chiếu cầu hiền cho đến ngày nay vẫn sáng mãi với thời gian, nó không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn mang giá tri văn học

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cảnh tay đưa

Để nói lên ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của việc trở về với nhân dân, tác giả đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh để khơi sâu, mở rộng thêm ý nghĩa của sự việc, sự vật Nhà thơ nhận thức được rằng văn nghệ sĩ về với nhân dân là điều hết sức tự nhiên, phù hợp với quy luật như nai

về suối cũ là nơi quen thuộc, như cỏ đón giêng hai Chim én gặp mùa để tiếp nhận sức sống và phô bày vẻ đẹp Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sự sống, của hạnh phúc; là về nơi đã nuôi dưỡng, chở che, cưu mang mình Đây là hành động cần thiết và kịp thời đối với tầng lớp văn nghệ

sĩ để được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh trên con đường sáng tạo nghệ thuật : Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,

Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa

Khát vọng lên Tây Bắc gợi nhớ cả một trời kỉ niệm về những năm tháng kháng chiến gian nan, nguy hiểm mà ấm áp tình người:

Con nhớ anh con người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Trang 5

Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

Khát vọng trở về với nhân dân được nhà thơ thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những

kỉ niệm sâu sắc gắn liền với từng con người tiêu biểu cho sự hi sinh, đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, mà là những con người cụ thể, gần gũi Đó là người anh du kích với Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con, là thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ ; là bà mế lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài,… Với những điệp ngữ và cách xưng hô thân tình : Con nhớ anh con, Con nhớ em con, Con nhớ mế,… nhà thơ đã thể hiện tình cảm đằm thắm với những con người đã từng gắn bó máu thịt với mình, chia sẻ từng vắt cơm, manh áo trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến Đó là những con người hi sinh thầm lặng cho cách mạng, cho kháng chiến Những câu thơ nói về nhân dân Tây Bắc biểu lộ lòng biết ơn, sự gắn bó chân thành và niềm xúc động thấm thía của nhà thơ Mỗi con đường, mỗi bản làng, mỗi ngọn núi, dòng sông đều gắn với những kỉ niệm vui buồn không thể nào quên

Đang từ dòng hồi tưởng về những kỉ niệm khó quên, nhà thơ đã nâng cao và khái quát cảm xúc lên thành một triết lí nhân sinh sâu sắc Khổ thơ dưới đây như một phát hiện về quy luật của tình cảm đời sống tâm hồn con người:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Tình thương yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước Nhà thơ đã nói tới phép màu của tình yêu Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành thân thiết như chính quê hương của mình, hóa thành máu thịt tâm hồn mình : Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hỏa tâm hồn / Triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên không khô khan mà vẫn tự nhiên, dung dị

Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác về: tình yêu

và đất lạ:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Trang 6

Nói đến tình yêu, nỗi nhớ, Chế Lan Viên có cách so sánh thật độc đáo và thú vị Nỗi nhớ trong tình yêu, giữa anh với em là tất yếu, giống như quy luật của đất trời: đông về nhớ rét Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp như sắc biếc lông chim lúc xuân sang Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm trừu tượng là tình yêu thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với con người, nhất là người miền núi

Đoạn thơ thứ ba mang âm hưởng của khúc hát lên đường háo hức, dồn dập và lôi cuốn Chất trữ tình bay bổng, lãng mạn kết hợp với giọng điệu sôi nổi, thôi thúc Đây là lời tự cổ vũ, động viên và khẳng định một lần nữa quyết tâm lên Tây Bắc, mở mang những nông trường, những vùng kinh tế mới cho đất nước:

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi

Tình em đang mong tình mẹ đang chờ

Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng

Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào

Rẽ người mà đi vịn tay mà đến

Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Khao khát ấy thôi thúc tâm hồn nhà thơ vì lên Tây Bắc cũng là về với ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Những năm tháng gian khổ những hi sinh lớn lao, những đau thương của chiến tranh nay đã kết thành : Mùa nhân dân giảng lúa chỉn rì rào, trên Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Thôi thúc lên Tây Bắc đến đây đã nhập chung làm một với nhu cầu hòa hợp với nhân dân, đất nước Nhà thơ đã tìm thấy ở đó sức mạnh vươn lên:

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa,

Nay trở về, ta lấy lại vàng ta

Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh tượng trưng thường thấy trong ca dao xưa để biểu đạt vẻ đẹp cao quý của tâm hồn Giống như vàng không sợ lửa, nhà thơ được rèn luyện, thử thách trong hiện thực gian khó, đau thương và oanh liệt của cuộc kháng chiến trường kì để giờ đây đã thực sự

có được chất vàng mười tinh túy của tâm hồn gắn bó máu thịt với nhân dân, đất nước

Kết thúc bài thơ là những ẩn dụ nghệ thuật tượng trưng có giá trị tư tưởng và thẩm mĩ rất cao, hội tụ tinh thần của toàn bài:

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Trang 7

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng.

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Bằng các thủ pháp nghệ thuật tả thực, ẩn dụ, so sánh, tượng trưng phong phú…, trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên đã sáng tạo thành công nhiều hình ảnh đặc sắc gợi sự liên tưởng phong phú cho người đọc

Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là lòng biết ơn và hiềm hạnh phúc trong sự gắn bó với cuộc sống, với nhân dân và đất nước của một tâm hồn đã từ thung lũng đau thương ra cảnh đồng vui Con tàu tâm tưởng chở đầy ước mơ, khát vọng đang băng băng tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đồng thời cũng là mảnh đất mỡ màu nuôi dưỡng hồn thơ, hứa hẹn những mùa vàng bội thu trong một tương lai không xa

 Người ta nhận xét thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ Rất đúng, bởi nhà thơ chịu khó trăn trở, tìm tòi

để sáng tạo ra cái mới lạ, độc đáo mà vẫn nồng nàn chất trữ tình Có thể coi bài thơ Tiếng hát con tàu tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên – một nhà thơ lãng mạn cách mạng nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại

Ngày đăng: 17/02/2016, 03:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w