1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở vƣờn quốc gia tràm chim tỉnh đồng tháp

123 585 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 7,9 MB

Nội dung

Trong số đó có VQG Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, là nơi còn lưu giữ được hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa, nên VQG Tràm Chim có độ đa

Trang 1

Năm 2015

Trang 2

CẢM TẠ

Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :

- ThS Đặng Minh Quân đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ hoàn thành luận văn này

- Khoa sư phạm, Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ

- Vườn Quốc Gia Tràm Chim đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn này

- Và đặc biệt gởi lời cảm ơn đến ba nhân viên thuộc phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và Hạt kiểm lâm của Vườn Quốc Gia Tràm Chim đã nhiệt tình chỉ dẫn, vất

vả hướng dẫn, cùng đi điều tra khảo sát thực địa trong vườn Các anh đó là:

1 Lê Văn Bản

2 Trần Văn Quí

3 Võ Chí Nguyện

Một lần nữa xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến quý thầy

cô, cơ quan đã tận tình quan tâm giúp đỡ để đề tài được hoàn thành tốt nhất có thể

Sinh viên thực hiện

Trương Ngọc Phượng

Trang 3

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 126 loài thuộc 112 chi của 55 họ trong 2 ngành thực vật, có công dụng làm thuốc Trong đó, ngành Hột kín (Angiospermae)

đa dạng nhất với 120 loài chiếm 95,24% tổng số loài Dạng sống chủ yếu của các loài cây làm thuốc thu được là cây thân Cỏ với 62 loài chiếm 49,21%, các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn Có 01 loài có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Các cây làm thuốc thu được phân bố trong 3 sinh cảnh đặc trưng của vùng nghiên cứu, trong đó sinh cảnh bao đê có số lượng loài nhiều nhất với 102 loài chiếm 81,60% Các cây thuốc thu được có thể phòng và chữa trị được 23 nhóm bệnh Kết quả cũng đã sưu tầm được 141 bài thuốc trị các bệnh thông dụng từ các cây thuốc có mặt trong VQG Tràm Chim Kết quả nghiên cứu đã bổ sung vào danh lục thực vật của VQG Tràm chim 63 loài, chủ yếu là các loài thuộc ngành Hột kín (Angiospermae) và ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)

Trang 4

MỤC LỤC

CẢM TẠ i

TÓM LƯỢC ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 3

2.1.1 Lịch sử hình thành VQG Tràm Chim 3

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 4

2.1.2.1 Vị trí địa lí 4

2.1.2.2 Đặc điểm địa hình, diện tích 4

2.1.2.3 Khí hậu, thủy văn 6

a Nhiệt độ 6

b Độ ẩm 6

c Chế độ gió 7

d Lượng mưa 7

e Chế độ thủy văn 7

2.1.2.4 Đất đai, thổ nhưỡng 8

2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 9

Trang 5

2.1.3.1 Dân số 9

2.1.3.2 Lao động 9

2.1.3.3 Hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn xung quanh VQG Tràm Chim 10

2.1.4 Hiện trạng VQG Tràm Chim 11

2.1.4.1.Đa dạng sinh học 11

a Khu hệ động vật 11

b Khu hệ thực vật 12

2.1.4.2 Những nghiên cứu về đa dạng cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim 12

2.1.4.3 Các vần đề về bảo tồn 12

2.2 Tổng quan về nghiên cứu cây thuốc 13

2.2.1 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 13

2.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới 13

2.2.1.2 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam 17

2.2.1.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở một số vườn quốc gia trong nước 19

2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn dược liệu trên thế giới và ở Việt Nam 20

2.2.2.1 Thực trạng phát triển nguồn dược liệu trên thế giới 20

2.2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn dược liệu tại Việt Nam 21

2.2.3 Vấn đề sử dụng cây cỏ để làm thuốc trị bệnh 24

2.2.3.1 Cơ sở lí luận về việc phát hiện cây thuốc 24

2.2.3.2 Các nhóm hóa chất thường có trong cây làm thuốc 25

2.2.3.3 Các bộ phận của cây làm thuốc 28

2.2.3.4 Các tính chất trị bệnh của cây 29

2.2.3.5 Các dạng thuốc thường dùng 34

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Phương tiện nghiên cứu 37

Trang 6

3.1.1 Phương tiện nghiên cứu ngoài thực địa 37

3.1.2 Phương tiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

3.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 37

3.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (thông tin thực tế) 38

a Xác định tuyến thu mẫu và lập ô tiêu chuẩn 38

b Phương pháp thu mẫu, xử lí và bảo quản mẫu 41

c Phương pháp phân tích mẫu và xác định tên khoa học 43

d Phương pháp đánh giá đa dạng về phân loại 44

e Phương pháp đánh giá mức nguy cấp đối với các loài cây làm thuốc tại vùng nghiên cứu 45

f Phương pháp đánh giá tính đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc thu được 45

g Phương pháp đánh giá tính đa dạng về sự phân bố của các cây làm thuốc theo các sinh cảnh 45

h Phương pháp đánh giá các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây 45

i Phương pháp sưu tầm các bài thuốc chữa bệnh từ những loài cây thu được ở VQG Tràm Chim 45

j Phương pháp phỏng vấn cộng đồng 46

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47

4.1 Đa dạng về nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim 47

4.1.1 Đa dạng về thành phần loài cây thuốc 47

4.1.1.1 Đánh giá đa dạng về phân loại 55

a Đa dạng các taxon ở bậc ngành 55

b Đa dạng các taxon ở bậc họ 56

c Đa dạng loài ở bậc chi 57

4.1.1.2 Đa dạng về dạng sống của các cây làm thuốc 58

Trang 7

4.1.1.3 Đa dạng về sự phân bố cây làm thuốc theo các sinh cảnh 60

4.1.1.4 Những cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần được bảo vệ 61

4.2 Công dụng làm thuốc từ những loài cây thu được ở VQG Tràm Chim 62

4.2.1 Các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây 62

4.2.2 Đa dạng các loài cây dùng làm thuốc theo các nhóm bệnh 63

4.3 Kết quả sưu tầm các bài thuốc từ những cây thu được ở VQG Tràm Chim 65 4.3.1 Kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng cây làm thuốc của người dân ở xung quanh VQG Tràm Chim 65

4.3.2 Một số bài thuốc chữa trị các bệnh thông dụng từ những loài cây thu được ở VQG Tràm Chim 69

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

5.1 Kết luận 72

5.2 Kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 1 I PHỤ LỤC 2 XV PHỤ LỤC 3 XXX

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích của các phân khu 6

Bảng 2.2: Hiện trạng dân số sống xung quanh VQG 9

Bảng 2.3: Thống kê tình trạng mức sống của các hộ dân 11

Bảng 2.4: Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển 23

Bảng 3.1: Tọa độ các điểm thu mẫu và sinh cảnh tương ứng tại khu vực khảo sát 40 Bảng 4.1: Danh lục thực vật làm thuốc ở VQG Tràm Chim 47

Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon trong từng ngành 55

Bảng 4.3: Sự phân bố của các taxon ở 2 lớp trong ngành Hột kín 56

Bảng 4.4: Thống kê 10 họ giàu loài nhất trong vùng nghiên cứu 57

Bảng 4.5: Thống kê 10 chi đa dạng nhất trong vùng nghiên cứu 58

Bảng 4.6: Số lượng và tỷ lệ các nhóm dạng sống của thực vật làm thuốc ở VQG Tràm Chim 59

Bảng 4.7: Sự phân bố của các loài cây thuốc theo các dạng sinh cảnh 60

Bảng 4.8: Các bộ phận sử dụng làm thuốc của các cây thu được tại VQG Tràm Chim 62

Bảng 4.9: Số lượng các loài cây làm thuốc theo mỗi nhóm bệnh 64

Bảng 4.10: Những loài thực vật làm thuốc được ngưởi dân sử dụng phổ biến 66

Bảng 4.11: Thống kê các bài thuốc chữa trị thông dụng từ những loài cây thu được tại VQG Tràm Chim 70

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ thảm thực vật VQG Tràm Chim (VQG Tràm Chim, 2013) 4 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí các tuyến và ô tiêu chuẩn nghiên cứu khảo sát vùng nghiên cứu 39

Hình 4.1: Cây Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.) ở VQG Tràm Chim 61

Trang 10

TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 10% số loài đặc hữu và được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới Trong số 12.000 loài thực vật bậc cao được ghi nhận, ước tính có khoảng 3.948 loài được dùng làm thuốc, chiếm khoảng 37% số loài đã biết Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới thì số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm trên 19% (Trần Công Khánh, 2008) Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị suy thoái nghiêm trọng Những cây thuốc có giá trị được thương mại hoá, cung cấp cho những công ty dược phẩm với giá thành ngày càng cao Do vậy chúng đang bị khai thác cạn kiệt Những cây ít giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây trồng cây thuốc còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cây thuốc tự nhiên

Các Vườn quốc gia (VQG) và khu Bảo tồn thiên nhiên gần như là những thành luỹ cuối cùng bảo vệ cho các loài sinh vật nói chung, đặc biệt các cây thuốc quý đang bị xâm hại Trong số đó có VQG Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, là nơi còn lưu giữ được hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa, nên VQG Tràm Chim có độ đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao với khoảng 130 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài có thể làm thuốc chữa bệnh (VQG Tràm Chim, 2013) Thế nhưng, du lịch sinh thái ở đây phát triển rất mạnh đã tác động đến đa dạng sinh học cũng như là nguồn tài nguyên cây làm thuốc Do đó một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn

và phát triển được nguồn tài nguyên cây thuốc vốn đang bị suy thoái của VQG Tràm Chim

Trang 12

Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật làm thuốc, cũng như kinh nghiệm

sử dụng cây thuốc của người dân xung quanh VQG Tràm Chim, giúp việc quản lí

và bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc ở VQG Tràm Chim hiệu quả hơn, đề tài

“Nghiên cứu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Phân tích và đánh giá được sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp

- Sưu tầm công dụng làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh từ những loài cây thu được ở VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp

1.3 Nội dung nghiên cứu

(1) Khảo sát và đánh giá sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, bao gồm:

- Khảo sát và lập danh lục các loài cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp

- Đánh giá tính đa dạng về phân loại (đa dạng về các bậc phân loại)

- Đánh giá tính đa dạng về dạng sống của các loài cây làm thuốc thu được

- Đánh giá tính đa dạng về sự phân bố của các cây làm thuốc theo các môi trường sống tại vùng nghiên cứu

(2) Sưu tầm công dụng làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh từ những loài cây thu được ở Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, bao gồm:

- Sưu tầm công dụng làm thuốc của các cây thu được

- Phân nhóm các loài cây làm thuốc theo bộ phận sử dụng và theo loại bệnh

- Sưu tầm một số bài thuốc chữa trị các bệnh thông dụng từ những loài cây thu được trong vùng nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Các loài cây làm thuốc mọc tự nhiên hay được trồng ở VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.1.1 Lịch sử hình thành VQG Tràm Chim

Từ sau năm 1975, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp đã quyết định chọn Tràm Chim làm nơi tái lập cảnh quan xưa của Đồng Tháp Mười (Safford và ctv, 1996)

Năm 1985, UBND huyện Tam Nông đã thực hiện khoanh vòng 5.000 ha ở Tràm Chim, tiến hành đắp đê bao, trồng lại rừng Tràm, phục hồi cảnh quan sinh động của Đồng Tháp Mười cổ xưa (Safford và ctv, 1996)

Năm 1986, UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định thành lập “Khu bảo tồn

Sếu” tại Tràm Chim (Buckton et al, 1999)

Từ 5/1991 đến 12/1992, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, Thành phố

Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim (VQG Tràm Chim, 2013)

Ngày 18/05/1992, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 47/TTg xác lập khu đất ngập nước Tràm Chim thành “Khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia” (Safford

và ctv, 1996)

Năm 1998, Tràm Chim chính thức trở thành VQG theo quyết định số 253/199/QĐ - TTg ngày 24 tháng 12 năm 1948 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích là 7,588 ha (Quyết Định 253/1998/QĐ - TTg)

Năm 2006, diện tích VQG Tràm Chim được điều chỉnh thành 7.313 ha, giảm

275 ha theo quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006

Ngày 02/02/2012.VQG Tràm Chim được công nhận là Khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là Khu Ramsar thứ 2000 của Thế giới (VQG Tràm Chim, 2013)

Trang 14

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Vị trí địa lí

VQG Tràm Chim có tọa độ địa lí từ 10o37’ đến 10o46’ độ Vĩ Bắc, từ 105o28’ đến 105o36’ độ Kinh Đông VQG Tràm Chim, thuộc địa phận hành chính 5 xã (xã Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp) và thị trấn Tràm Chim của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25 km về phía Tây, và cách đường biên giới Campuchia 40 km về phía Bắc (Phạm Quang Khánh, 1996)

Hình 2.1: Bản đồ thảm thực vật VQG Tràm Chim (VQG Tràm Chim, 2013)

2.1.2.2 Đặc điểm địa hình, diện tích

Đồng Tháp Mười vốn là một vùng đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lòng máng, là một vùng sinh thái hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao quanh VQG Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nên các đặc điểm về địa hình, thủy văn và thổ nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này Theo “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc

Trang 15

gia Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020”, đặc điểm địa hình và diện tích của VQG Tràm Chim như sau:

* Về địa hình: VQG Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng

bồi trẻ, từ xa xưa tồn tại một lòng sông cổ mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch

và các lung trũng tự nhiên Lòng sông cổ dần dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và hướng chảy không theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía Tây và Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ Hiện nay, VQG Tràm Chim gồm có 3 dạng địa hình chính:

+ Những vùng trũng chiếm 152 ha + Những vùng gò cao chiếm 194 ha + Những vùng phẳng chiếm 5858 ha

Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển

Tỷ lệ diện tích các cao trình trong tổng diện tích của VQG như sau:

* Về diện tích: VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên là 7.313 ha chiếm

23,80% diện tích của 5 xã và thị trấn Tràm Chim (30.730 ha), chiếm 15,42% diện tích của huyện Tam Nông (47.432 ha), chiếm 2,23% diện tích của tỉnh Đồng Tháp (328.300 ha)

VQG Tràm Chim được chia làm 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (khu A1), phân khu phục hồi sinh thái (các khu A2, A3, A4 và A5) và phân khu hành chính - dịch vụ (khu C)

Trang 16

Bảng 2.1: Diện tích của các phân khu

về các sinh cảnh và các tài nguyên động vật, thực vật Hiện nay, các công trình thủy lợi ở ĐBSCL nói chung và ở vùng Đồng Tháp Mười nói riêng đã phát triển rất mạnh, làm thay đổi các đặc điểm địa hình và biến Đồng Tháp Mười không còn là một vùng đồng lụt kín nữa Tuy nhiên, ở VQG Tràm Chim vẫn còn bảo tồn được nhiều sinh cảnh tự nhiên đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười

2.1.2.3 Khí hậu, thủy văn

Theo “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020 (2013)” thì khí hậu, chế độ thủy văn VQG Tràm Chim được khái quát như sau:

a Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 - 2o

C vào đầu mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1 - 2o

C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6)

b Độ ẩm

Độ ẩm trung bình hằng năm duy trì trong khoảng 82 - 83% Độ ẩm cao nhất

có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%

Trang 17

c Chế độ gió

Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây - Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông - Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim, vì thế gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra

d Lượng mưa

Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này Trong khi đó tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110 - 160 ngày/năm

e Chế độ thủy văn

VQG Tràm Chim nằm cách sông Mê Kông (sông Tiền) 25 km về phía Tây và cách đường biên giới với Campuchia 40 km về phía Bắc Do đó, chế độ thủy văn của VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kông

và nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) Ngoài ra, chế độ thủy văn của VQG Tràm Chim còn bị chi phối bởi chế độ thủy triều biển Đông, chế độ mưa và điều kiện địa hình (Nguyễn Văn Mạnh, 2010)

Chế độ thủy văn nổi bật của vùng Đồng Tháp Mười là có 2 mùa trái ngược nhau, mùa lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) và mùa cạn, dẫn đến đặc điểm hoặc quá thừa nước hoặc thiếu nước Mùa lũ thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 Tràm Chim nằm trong vùng lũ đến sớm, rút muộn và ngập lũ sâu Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4 - 5 tháng Độ sâu ngập lũ khoảng 2 - 3 m

Để quản lí chế độ nước, mỗi khu vực của VQG Tràm Chim đều được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km Lượng nước

ở mỗi khu được điều tiết thông qua hệ thống cống và đập tràn, cụ thể: khu A1 có 6 cống, khu A2 có 2 cống, khu A3 có 3 cống, khu A4 có 1 đập tràn và 1 cống, khu

Trang 18

A5 có 1 đập tràn Vào mùa khô, độ sâu bên trong VQG luôn được giữ ở mức cao

để đề phòng rủi ro do lửa Điều đó cũng ảnh hưởng đến sự phân bố, tốc độ tăng trưởng, phát triển của hệ động, thực vật, vi sinh vật,…

2.1.2.4 Đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai trong khu vực được hình thành trên các trầm tích cửa sông, vào giai đoạn biển lùi thời kỳ Holocene muộn khoảng 6.000 năm trước đây (Safford và ctv, 1996) với sản phẩm trầm tích đầm lầy nước lợ, giàu hữu cơ và có chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn là nguồn gốc của đất phèn (Phạm Quang Khánh, 1996)

Theo khảo sát của “Dự án đầu tư phát triển VQG Tràm Chim (2009)”, các loại đất chính ở đây gồm có:

- Nhóm đất xám trên phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở phía Bắc của vùng và các

khu vực địa hình gò hơi cao như giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm, Là loại đất nghèo dinh dưỡng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long,

có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, ở những nơi địa hình thấp thường bị nhiễm phèn Đất xám ở đây ít chua, pH 4,5 – 5 Hàm lượng hữu cơ thấp từ 0,8% - 2%, trung bình từ 1 – 1,5% ở tầng mặt và 0,5% ở tầng sâu Loại đất này được chia làm 3 tầng

để phân tích như sau:

+ Tầng mặt (0 – 20 cm): màu xám, hơi ẩm hoặc khô ít, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đất rời rạc, không cấu trúc

+ Tầng giữa (20 – 40 cm): màu xám đến xám trắng, hơi ẩm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, bời rời, hơi dính, có vài điểm rỉ màu vàng rải rác + Tầng sâu (> 40 cm): đất thường có màu xám đến xám trắng, ẩm, hơi dính khi ướt, không có cấu trúc rõ ràng

Trang 19

+ Đất phèn hoạt động: Phân bố ở địa hình trung bình hay nơi có khả năng thoát nước nhanh hơn, đất phèn tiềm tàng khi bị thoát thủy, tầng sinh phèn Pyritic

dễ dàng bị oxy hóa tạo thành tầng sinh phèn (Sulfuric horizon) có khoáng Jarosite màu vàng rơm, giải phóng một lượng acid sulfuric (H2SO4) làm độ chua của đất tăng lên, gây độc hại cho cây

2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020” (2013); dân số, lao động, hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn bao quanh Tràm Chim như sau:

2.1.3.1 Dân số

Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính này như sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng dân số sống xung quanh VQG

2.1.3.2 Lao động

VQG Tràm Chim nằm trong địa giới hành chính của 5 xã và 1 thị trấn trong

đó có 15 ấp nằm ngay ranh giới của VQG Tràm Chim

Trang 20

Vào tháng 8 và tháng 9 năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước đã phối hợp với VQG Tràm Chim tiến hành điều tra thu thập số liệu tại 150

hộ dân thuộc 15 ấp Kết quả điều tra cho thấy như sau:

- Tổng dân số của 15 ấp tại thời điểm điều tra là 22.517 người Tổng số hộ dân của 15 ấp là 6.126 hộ Bình quân 3,6 nhân khẩu/hộ Hầu hết các hộ khẩu đều là

+ Nghề nghiệp: Số hộ làm thuê, công nhân, cán bộ công nhân viên nhà nước chiếm 52% Số hộ mua bán và dịch vụ chiếm 12,7% Số hộ chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản chiếm 2,6% Nhiều hộ khác không có nghề nghiệp ổn định và sinh sống bằng cách bẫy thú hoặc khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên trong VQG Tràm Chim, phổ biến nhất là xuyệt cá

2.1.3.3 Hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn xung quanh VQG Tràm Chim

Theo số liệu cập nhật của Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Tam Nông năm 2011, tổng số hộ dân sinh sống ở 5 xã và 1 thị trấn xung quanh VQG Tràm Chim là 12.271 hộ Trong đó, số hộ nghèo là 1.993 hộ, chiếm 15,75%;

số hộ cận nghèo 1.452 hộ, chiếm 11,83%; còn lại là hộ trung bình, khá và giàu, chiếm 72,41%

Các nghề nghiệp chính của các hộ dân là làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt thủy sản,

Trang 21

Số hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, khá và giàu của từng xã và thị trấn được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 2.3: Thống kê tình trạng mức sống của các hộ dân

kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính là: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ)

Trang 22

Giang sen (Mycteria leucocephala)… đặc biệt là Sếu đầu đỏ (Grus antigone)

(VQG Tràm Chim, 2013)

b Khu hệ thực vật

Với các yếu tố tự nhiên: Trầm tích, địa hình, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocene, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocene đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên Kết quả khảo sát từ 2005–2006, ở Vườn quốc gia Tràm Chim có khoảng 174 loài thực vật nổi và 130 loài thực vật bậc cao, trong đó có 14 loài thực vật thân gỗ, 2 loài thân bụi, 5 loài dây leo, 109 loài thực vật thân thảo và

12 loài thực vật ngoại lai (Uyên và Nghiệp, 2013)

Vườn có 6 kiểu quần xã đặc trưng như: Quần xã Tràm (3.018,9 ha), quần xã

Cỏ Ống (1.965,9 ha), quần xã Năng (898,8 ha), quần xã Lúa ma (678,4 ha), quần

xã Mồm mốc (305,1 ha) và quần xã Sen (63,8 ha), các quần xã này phân bố xen kẽ với nhau tạo thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười (Bá và Nguyên, 2006)

2.1.4.2 Những nghiên cứu về đa dạng cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim

Chưa có một công bố nào về việc nghiên cứu đa dạng cây làm thuốc ở VQG Tràm Chim

2.1.4.3 Các vần đề về bảo tồn

Tràm Chim hiện tại là VQG, vì vậy yêu cầu về bảo vệ rất cao trước nhiều mối

đe dọa mà vườn đang phải đối mặt Ở đây thường xuyên có sự xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào trong rừng để săn bắt và lấy củi, đây là vấn đề chính

mà công tác bảo vệ cần quan tâm Đồng thời, xung quanh vườn là khu vực trồng lúa nước, các hoạt động sử dụng đất không bền vững bề ngoài vườn cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái đất ngập nước của vườn như gây ô nhiễm

và làm thay đổi các mực nước tự nhiên (Buckton et al, 1999)

Trong năm 2000, Ban Quản lí VQG đã có kế hoạch xây dựng 6 kênh bên trong vườn với mục đích phòng chống cháy Các kênh này sẽ chia VQG thành 8 khu vực nhỏ và làm thay đổi chế độ thuỷ văn, dẫn đến sự thay đổi các sinh cảnh tự nhiên Thêm vào đó, việc xây dựng thêm hệ thống kênh sẽ làm tăng mức độ nhiễu

Trang 23

loạn và tạo thêm điều kiện cho người dân xâm nhập vào vườn dễ dàng Đến nay ngoại trừ 2 kênh đào được hoàn thành, việc đào các kênh khác đã bị ngừng lại sau khi có phản ứng của các cơ quan bảo tồn (VQG Tràm chim, 2013)

Việc xây dựng các con kênh có lẽ là mối đe doạ lớn nhất đối với quần thể Sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim Nhân tố quan trọng nhất để duy trì các sinh cảnh phù hợp cho loài này là việc điều chỉnh mức nước cho thích hợp Năm 2000, kế hoạch rút một phần nước đã được thực hiện và trong năm 2001, Vườn đã triển khai rút toàn bộ nước ra khỏi khu vực, kết quả đã cho thấy hàng loạt các thảm thực vật tự nhiên đã phục hồi trở lại Hy vọng rằng, với việc điều chỉnh lượng nước thích hợp, quần thể Sếu đầu đỏ tại Tràm Chim sẽ tăng trong thời gian tới (VQG Tràm chim, 2013)

Tràm Chim đáp ứng được các tiêu chí để được lựa chọn đề cử là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo công ước Ramsar Năm 2000, Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, Tp Hồ Chí Minh đã hoàn tất phiếu thông tin Ramsar

(Pham Trong Thinh et al, 2000)

Ngày 02/02/2012 – ngày đất ngập nước Thế giới, VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của Thế giới, VQG Tràm Chim đã đáp ứng được 5/9 tiêu chí Ramsar (tiêu chí 1, 2, 5, 6 và 8) (Tran Ngoc Cuong, 2011)

2.2 Tổng quan về nghiên cứu cây thuốc

2.2.1 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới

Theo Ngô Văn Thu, Trần Hùng (2011), lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới trải qua các thời kì như sau:

* Thời cổ đại

Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, con người đã có những hiểu biết về cây cỏ xung quanh và dần tích lũy kinh nghiệm về việc sử dụng cây cỏ, biết sử dụng những chất độc có trong cây để săn thú và sử dụng những cây cỏ làm thuốc cầm máu, trị bỏng, Những kinh nghiệm ấy được tích lũy và truyền lại cho đời sau trong quá trình tiến hóa loài người Những loài thuốc cổ nhất còn đến ngày nay là của những dân cư vùng hồ ở Thụy Sĩ có niên đại khoảng 5000 – 6000 năm trước

Trang 24

Công nguyên Trong số đó có khoảng 200 loài đã được định danh và đang được

sử dụng

Khi chữ viết xuất hiện, việc sử dụng cây thuốc được lưu giữ lại trên các bản đất nung của người Assyri (2700 trước Công nguyên), các cuộn giấy Papyrus của người Ai Cập (1700 trước Công nguyên)

Một số nền y dược học thời cổ đại:

+ Y học Ấn Độ: Các kiến thức y học và sử dụng cây thuốc của người Ấn Độ

được đề cập trong kinh Vệ đà (Ayurveda – Khoa học của đời sống) xuất hiện khoảng 4000 – 1000 năm TCN Những dược liệu hay dùng là: Ba gạc, Tỏi, Tiêu, Gừng, Thầu dầu, Me, Đậu khấu, Phụ tử, Hai thầy thuốc nổi tiếng của Ấn độ là Charaka (thế kỷ II) đã liệt kê 500 phương thuốc và Susruta (thế kỷ IV) mô tả 760 loại dược liệu trong đó có Gai dầu (Cannabis), Phụ tử, Ba đậu, Quýt, Rau muối,

Ông sử dụng Gai dầu và Hyoscyamus làm thuốc gây tê

+ Y học Assyri và Babilon: Tại thư viện của Assur – banipal, có khoảng 800

bản tư liệu y học của người Sumer, Akkadia và Babilon bằng đất sét ghi nhận khoàng 250 loài thực vật, 120 loài khoáng vật, trong đó có những loài hiện nay vẫn

đang sử dụng như: A ngùy, Ký nham (Hyoscyamus niger), Mandagora, Chamomile, Thìa là, dầu Hạnh nhân, Cam thảo, Nghệ, Thế kỷ XVIII trước Công

nguyên, vua Hammurabi của

+ Y học Trung Hoa: Người Trung Hoa xưa cho rằng, vua Thần Nông (2637

trước Công nguyên) là người Babylon đã khuyến khích dân chúng trồng cây thuốc

và đặt ra luật lệ hành nghề y dược.đầu tiên sáng lập ra nền y học phương Đông

Ông đã biên soạn quyển sách về cây thuốc đầu tiên là “Thần Nông bản thảo” trong

đó ghi chép 365 vị thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003) Còn có “Bản thảo cương mục” của

Lý Thời Trân (1518 – 1593) đã đề cập tới 12.000 bài thuốc và phương thuốc, trong

đó có 1892 vị thuốc với 1094 vị dược liệu, 444 vị thuốc động vật và 354 vị thuốc khoáng vật

+ Y học Ai Cập: Nền y học Ai Cập phát triển mạnh vào 1600 trước Công

nguyên, đến ngày nay vẫn còn những bản Papyrus liệt kê 700 phương thuốc từ thực vật được sử dụng vào thời đó do Ebers tìm thấy

Trang 25

+ Y học Hy Lạp: Thế kỷ thứ VI – V trước Công nguyên, y học Hy Lạp bước

vào thời kỳ vàng son với những tên tuổi lớn như: Asclepius – vua xứ Thessaly, Asclepius rất giỏi về thuật chữa bệnh từ cây cỏ; Hippocrate (460 – 377 trước Công nguyên) được xem là tổ sư của ngành y mà kế thừa ngày nay là y học phương Tây,

còn được gọi là Y học hiện đại (Tây y) Ông cũng là người đã soạn thảo “Lời thề Đạo đức Y khoa” (còn gọi là “Lời thề Hippocrates” thường được các sinh viên

ngành y đọc trong lễ tốt nghiệp như một lời tuyên thệ) Ngoài những công trình giải phẫu, sinh lí, ông còn đưa vào sử dụng hơn 200 cây thuốc

+ Y học La Mã: Nhà bác học La Mã Plinut (79 – 24 trước Công nguyên) đã

viết bộ “Lịch sử tự nhiên” mô tả gần 1000 loài cây và phân chia dựa trên nguyên

tắc sinh thái và công dụng, trong đó đề cập rất nhiều đến cây làm thuốc và cây ăn được quả (Đặng Minh Quân, 2011) Dioscorides (40 – 90) đã mô tả trên 600 loài

cây có tác dụng chữa bệnh trong tập sách “De Materia medica – Dược liệu học”

vào năm 78 Galen (129 – 199) một thầy thuốc Hy Lạp sống ở La Mã, ông nghiên cứu cả y lẫn dược và viết nhiều sách có nguồn gốc động vật và thực vật

Ngoài ra còn có người Aztec ở Mexico đã biết phân biệt và sử dụng 1200 cây

thuốc

* Thời trung cổ

Trong thời Trung cổ (575 – 1300), với sự ảnh hưởng rất lớn của Thiên chúa giáo, dược liệu học cũng như các môn khoa học khác không thể phát triển Các tài liệu của Hippocrates, Celsus, Dioscorides, Galen trở thành kinh thánh trong y học Điểm đáng ghi nhận trong thời kì này là sự xâm nhập của y học Ả Rập vào Châu

Âu Người Saracen (một tộc người ở bắc Ả Rập) đã đưa các hiệu thuốc vào Châu

Âu (thế kỷ VII – VIII)

* Thời Phục Hưng

Đến thời Phục Hưng (1300 – 1650), Paracelsus (1490? – 1541) – một y sĩ người Thủy Sĩ đã đưa ra khái niệm về hoạt chất của dược liệu, ông là người đẩy mạnh việc sử dụng các khoáng vật làm thuốc tại Châu Âu và khuyến khích sử dụng các đơn thuốc độc vị cho các bài thuốc nhiều vị Ông cũng cho rằng các hoạt

Trang 26

chất phải được chế tạo từ đá, các chất tinh túy của cây cần được chiết xuất Những

ý tưởng đó sau này được áp dụng rộng rãi trong y dược học hiện đại phương Tây

* Thời Cận đại

Lý thuyết của Paracelsus được công nhận, cùng những thành tựu như: Cuốn

“Pharmacologia” (1700) nhấn mạnh mục tiêu của y học là phải dựa trên nền tảng

trị liệu đã góp phần vào việc tách dược ra khỏi y trong y học phương Tây

Cùng với sự phát triển của Sinh vật học, Hóa học, Dược liệu học đã chuyển

từ môn khoa học mô tả sang thực nghiệm Khi Hóa học ra đời thì các khái niệm về hợp chất trong cây cỏ và động vật xuất hiện Những cột mốc đáng chú ý là:

C Linnaeus (1707 – 1778) đặt ra hệ thống danh pháp cho động vật và thực vật

K.W Scheele đã chiết được các acid và những chất khác trong thực vật vào cuối thế kỷ XVIII, khởi đầu cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc

F Sertuner chiết được morphin từ thuốc phiện Sự kiện này chứng minh được chất “tinh túy” của Paracelsus

Chất gây mê đầu tiên được tổng hợp (1842), khởi đầu sự hình thành của hóa dược học, tách dần ra khỏi dược liệu

Schleiden năm 1857 khám pha ra rằng có thể phân biệt được các dược liệu bằng cách quan sát chúng dưới kính hiển vi và tầm quan trọng của khảo sát mô học trong việc chống nhầm lẫn hay giả mạo các vị thuốc

Eijkman đưa ra khái niệm vitamin (1896)

J Abel đã chiết được epinephrin từ động vật (1897), chứng minh rằng điều

đó có thể sản xuất các chất có tác dụng sinh lý đặc hiệu từ các tuyến nội tiết của

động vật

* Thời hiện đại

Từ thế kỷ thứ 19 đến nay, vấn đề nghiên cứu về tài nguyên thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng rất được quan tâm, nhiều bộ Thực vật chí ra đời trong

đó không chỉ mô tả các đặc điểm hình thái, giải phẩu mà còn có cả công dụng của

Trang 27

rất nhiều loài cây làm thuốc Ở châu Á có nhiều bộ Thực vật chí tiêu biểu như:

“Thực vật chí Hồng Kông” (1861), “Thực vật chí Australia” (1866), “Thực vật chí

Ấn Độ” (1872 – 1897) gồm 7 tập, “Thực vật chí Miến Điện” (1877), “Thực vật chí Malaysia” (1892 – 1925), “Thực vật chí Hải Nam” (1972 – 1977), “Thực vật chí Vân Nam” (1977),… (Đặng Minh Quân, 2004)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1985, trong số 250.000 loài thực vật đã biết, có gần 20.000 loài được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc trên 5.000 loài, vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài cây làm thuốc (Đặng Minh Quân, 2004)

Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai – Thái Lan, một số Tổ chức quốc tế (WHO, IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức một Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc Trong hội thảo

đã đưa ra một tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” (Giudeline on Conservation

of Medicinal Plants), một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan

trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị ĐDSH, trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia (WHO, IUCN và WWF, 1993)

2.2.1.2 Lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam

Vào thời Hồng – Bàng (2879 trước Công nguyên) tổ tiên ta đã biết kết hợp một số dược liệu (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh kiến) để nhuộm răng, đã có tục nhai Trầu để bảo vệ bộ răng và da dẻ hồng hào, biết uống Chè vối cho dễ tiêu; dùng Gừng, Hành, Tỏi để làm gia vị và để phòng bệnh Từ thời Thục An Dương Vương (257 – 179 trước Công nguyên) đã biết sử dụng tên độc để bắn địch (Lê Trần Đức, 1990)

Về sau có hai tác phẩm nổi tiếng của Tuệ Tĩnh là “Hồng Nghĩa giác tự y thư”

gồm 2 quyển được viết bằng chữ nôm để truyền bá rộng rãi y dược học dân tộc và

y lý biện chứng trị liệu, tác phẩm thứ hai là bộ sách “Nam dược thần hiệu” gồm 11

Trang 28

quyển, quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc nam, 10 quyển sau, mỗi quyển

nói về một khoa trị bệnh Còn có “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI)

đã phân chia thực vật thành nhiều loại công dụng khác nhau, trong đó có rất nhiều

loài làm thuốc Hoàng Đôn Hòa để lại tác phẩm “Hoạt nhân toát yếu – Phép cốt yếu cứu người” gồm nhiều phương thuốc chữa bệnh Hải Thượng Lãn Ông (1720 –

1791) tên thật là Lê Hữu Trác, ông đã viết bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển, ông đã sưu tầm hơn 300 vị thuốc, phát hiện và nghiên cứu trên lâm sàng, tổng hợp nhiều phương thuốc gia truyền (Đỗ Tất Lợi, 2003)

Đến thời kỳ Pháp thuộc, nguồn tài nguyên thực vật phong phú của nước ta đã hấp dẫn nhiều nhà khoa học phương Tây, đặc biệt là các nhà khoa học Pháp, họ đã

để lại một số công trình lớn tiêu biểu như: “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam” (Thực vật chí của Lào, Campuchia và Việt Nam) (1960) của A Aubreville, J F Leroy, đặc biệt nhất là công trình “Flore générale de l’Indochine”

(Thực vật chí tổng quát Đông Dương) do Lecomte và một số nhà thực vật học người Pháp biên soạn (từ 1905 đến 1952) trong đó đã mô tả, phân loại và thống kê các loài cây từ Dương xỉ tới thực vật Hột kín của toàn Đông Dương Đây được xem

là công trình lớn nhất về thực vật ở Đông Dương Trong các công trình này, những cây làm thuốc cũng đã được một số tác giả đề cập đến trong phần công dụng (Đặng Minh Quân, 2011) Bên cạnh đó vẫn có một số tác phẩm tiêu biểu của người Việt

như: Đinh Nho Chấn và Phạm Văn Thái biên soạn “Trung Việt Dược tính hợp biên” gồm 16 cuốn viết về công dụng, cách chế biến 1655 vị thuốc bắc và nam Nguyễn An Nhân với tập “Y học Tùng thư” gồm 16 cuốn Phó Đức Thành với tập

“Việt Nam Dược học” gồm 5 cuốn (Thu và Hùng, 2011)

Các công trình, chuyên khảo của các tác giả người Việt chủ yếu là từ sau năm

1954 với việc kết hợp công tác điều tra tài nguyên thực vật của đất nước Một số

công trình nghiên cứu về thực vật nổi tiếng như “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi đã được tái bản nhiều lần (Đỗ Tất Lợi, 2003); “1900 loài cây

có ích ở Việt Nam” do Trần Đình Lý chủ biên (1993),…

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường kết hợp vớiViện

Sinh thái Tài nguyên Sinh vật đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”gồm 3 tập do Phan Kế Lộc chủ biên quyển I (2001), Nguyễn Tiến Bân chủ

Trang 29

biên quyển II, III (2003, 2005), trong đó đã đề cập đến công dụng làm thuốc của nhiều loài cây ở Việt Nam

Trong năm 2012, Võ Văn Chi đã cho xuất bản bộ sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” gồm 2 tập, trong đó mô tả chi tiết hơn 4000 loài cây làm thuốc ở Việt

Nam Đây là bộ sách về thành phần loài cây thuốc đầy đủ nhất từ trước tới nay ở Việt Nam

2.2.1.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở một số vườn quốc gia trong nước

Ở VQG Phú Quốc, kết quả điều tra thành phần loài thực vật trong từng hệ sinh thái rừng cho thấy có sự đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc, cụ thể là: Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn có 59 loài cây làm thuốc, chiếm 57,28% số loài của hệ; trong hệ sinh thái rừng úng phèn có 139 loài cây làm thuốc, chiếm 54,72%

số loài của hệ; còn trong các rừng nguyên sinh thì số loài cây làm thuốc cũng rất đa dạng với 167 loài, chiếm 50,45% số loài của hệ (Đặng Minh Quân, 2011, 2014)

Ở VQG Bạch Mã có 332 loài nấm thuộc 132 chi và 1648 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành thực vật, trong đó có khoảng 585 loài cây thuốc thuộc

135 họ, 378 chi (Huỳnh Văn Khéo và Trần Thiện Ân, 2006)

Ở VQG Lò Gò – Xa Mát Tây Ninh có 179 loài thực vật làm thuốc thuộc 67

họ gồm những họ nhiều loài nhất như: Rubicaeae (18 loài), Fabaceae (12 loài), Euphorbiaceae (11 loài), Scrophulariaceae (9 loài), Apocynaceae (8 loài), Moraceae (5 loài) và Poaceae (5 loài), chiếm khoảng 50% tổng số loài của hệ thực vật ở VQG (Vũ Ngọc Long, Lý Văn Trợ, 2004 – 2006)

Ở VQG Tam Đảo, Kết quả điều tra bước đầu (2000) đã thống kê được 1282 loài thuộc 660 chi, 179 họ Trong đó, nhóm cây thuốc (dược liệu) có 361 loài chiếm 28,19% tổng số loài của hệ thực vật ở trong vườn (Nguyễn Xuân Đặng và ctv, 2009)

Ở VQG Ba Vì , theo Trần Minh Tuấn (2014) đã có một số công trình nghiên cứu tài nguyên cây làm thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì như sau:

+ Năm 1981 – 1987 Viện Điều tra Qui hoạch rừng đã thống kê được Vườn

có 812 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 427 chi và 99 họ

Trang 30

+ Năm 1971 Vũ Văn Chuyên đã lập danh mục ở khu vực VQG Ba Vì có 150 loài cây thuốc

+ Năm 1990 Học viện Quân y đã thống kê cây thuốc từ độ cao 400 m trở lên

+ Năm 1998, 1999 Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã xác định cây thuốc ở

Ba Vì có 274 loài, thuộc 214 chi, 83 họ

+ 2003 Trần Văn Ơn đã điều tra cây dược liệu Ba Vì có 503 loài thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật và 8 dạng sống khác nhau

+ Năm 2006 Vũ Văn Sơn đã điều tra cây thuốc Ba Vì có 668 loài thực vật thuộc 441 chi, 158 họcủa 5 ngành thực vật bậc cao có mạch

2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn dƣợc liệu trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng phát triển nguồn dược liệu trên thế giới

Hiện nay nhu cầu về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược trên thế giới càng tăng cao Chính vì thảo dược ít độc hại, ít gây tác dụng phụ và phù hợp hơn với qui luật sinh lý của cơ thể Hơn nữa hiện còn nhiều bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị và hi vọng rằng từ nguồn dược liệu tự nhiên qua nghiên cứu có thể cung cấp những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới

có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), Tính trên toàn thế giới, hằng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước tính đạt khoảng 80 tỷ USD

Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,

Trang 31

hương liệu,…nhằm tránh sự quản lí chặt chẽ của các quy chế quản lí thuốc và làm tăng đáng kể doanh số của thị trường dược liệu thế giới Nếu thuốc chỉ dùng cho người bệnh thì các thực phẩm chức năng lại dùng cho tất cả mọi người, giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tăng tính thích nghi, chống stress và phòng bệnh Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc

(http://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=132&newsid=8-0-9186 Truy cập ngày 12/4/2015)

2.2.2.2 Thực trạng phát triển nguồn dược liệu tại Việt Nam

Mặc dù nước Việt Nam có gần 4000 loài thực vật, trong đó có hơn 200 loài

đã được giới thiệu và cho khai thác (Viện dược liệu, 2006) và có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, nhưng với nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn một năm thì nước Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn một năm, phần còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… (Bộ Y tế, 2015)

Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc… Còn nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và

Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như Atisô, Đinh lăng, Cam thảo, Cao ích mẫu, Diệp hạ châu

viet-nam.html Truy cập ngày 28/2/2015)

(http://www.cesti.gov.vn/the-gioi-du-lieu/cong-nghiep-duoc-dang-phat-trien-o-Theo Nguyễn Bá Hoạt, phó viện trưởng Viện Dược Liệu - Bộ Y Tế cho rằng

có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng thiếu hụt nguồn dược liệu cung cấp trong nước Một là, Vùng phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc bị thu hẹp Cụ thể là trong quá trình điều tra dược liệu của Viện Dược liệu từ năm 1970 - 1990 đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ Như vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa - Lào Cai) vào những năm 1972 – 1973 là một

khu rừng rậm rạp, nhiều loài cây thuốc quí như Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên gai (Berberis

Trang 32

julinae),… Nhưng đến năm 1985, rừng ở đây đã bị phá hủy để trồng Ngô và các

loại cây trồng khác Tình trạng này cũng có thể thấy ở vùng rừng với hàng ngàn hecta ở tiểu cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình Định), trước kia vốn

là trung tâm phân bố lớn nhất Việt Nam của cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum) – là nguyên liệu chiết berberin, hiện đã nằm dưới lòng hồ chứa nước

của thủy điện Vĩnh Sơn Bên cạnh đó, còn rất nhiều vùng phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc quí như Sâm ngọc linh, Thiên niên kiện, Cốt khí củ, Ba kích, Đảng sâm, Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim, cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng và mất rừng Từ sự xói mòn về nguồn gen và nhiều nguyên nhân khác cũng đã kéo theo sự mất mát và lãng quên dần vốn tri thức bản địa của cộng đồng trong việc sử dụng các loại dược liệu truyền thống

Nguyên nhân thứ hai là: Sự giảm sút nhanh chóng khả năng khai thác những loài cây thuốc và động vật làm thuốc có nhu cầu sử dụng cao Hiện nay, nguồn tài nguyên cây thuốc không còn nguyên vẹn nữa Đó là do việc khai thác ồ ạt và nạn phá rừng làm nương rẫy đã dẫn đến tình trạng nguồn cây thuốc ở Việt Nam ngày

càng cạn kiệt Ví dụ cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum), từ năm 1980 - 1990

tính trung bình khai thác từ 1.000 đến 2.500 tấn/năm Đến năm 1991 - 1995 chỉ còn

200 tấn/năm Và từ 1995 đến nay, về cơ bản ở Việt Nam không còn Vàng đắng để khai thác nữa Hay một số cây có nhu cầu sử dụng và kinh tế cao như Ba kích

(Morinda officinalis), Đảng sâm (Codonopsis javanica), các loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum, Bình vôi (Stephania spp.),… vốn phân bố khá

phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc, nhưng đã bị suy giảm nghiêm trọng, nên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam

Hiện nay, theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu (2007), có 144 loài cây thuốc thuộc diện quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo tồn Trong số

đó có rất nhiều loài cây thuốc quí như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sâm

vũ diệp (P bipinnatifidus), Tam thất hoang (P stipuleanatus), các loài Hoàng liên (Berberis spp.), Bách hợp (Lilium brownii), Biến hóa núi cao (Asarum balansae), Thanh mộc hương (Aristolochia tuberosa), Ba kích (Morinda officinalis), Đảng sâm (Codonopsis javanica)…

Trang 33

Nhận thức được vấn đề bảo tồn và phát triển những loài cây thuốc quí có tiềm năng, nhiều năm nay nhiều Bộ, ngành và các cơ quan đã đầu tư nghiên cứu phát triển một số cây dược liệu: Sâm ngọc linh, Bình vôi, Ba kích, Thông đỏ…Và kết quả bước đầu thu được cũng rất khả quan

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30% (Quyết định số 68/QĐ-TTg)

Gần đây Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 40/2013/TT-BYT ngày 18 tháng

11 năm 2013 về việc ban Danh mục thuốc thiết yếu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần thứ VI

Bảng 2.4: Danh mục 70 cây thuốc phân theo nhóm bệnh

Trang 34

25 7 Mỏ quạ 35 7 Mạch môn

2.2.3.1 Cơ sở lí luận về việc phát hiện cây thuốc

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003), thì

việc sử dụng cây làm thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn đã sử dụng các loại quả, hột, hoa,

Trang 35

lá, rễ, thân, vỏ,… của nhiều loài cây cỏ Có những loài có ích, giúp bồi dưỡng cơ thể của con người, đem lại sự thăng bằng cho cơ thể Tuy nhiên, có những loài có chất độc phát sinh gây ra ngứa cổ, hắt hơi, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc làm xây xẩm, hôn mê,… có khi làm chết người Cũng từ đó mà con người nhận thức được loại nào ăn được, loại nào ăn nhiều có hại và loại nào ăn vào sẽ làm chết người Các kinh nghiệm đó dần dần tích lũy từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nước này qua nước khác Do đó, con người hiện nay không chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn, mà còn biết dùng loại thức ăn nào, thức uống nào đem lại sự cân bằng cho cơ thể, làm thuốc chữa bệnh, hay làm thuốc độc

Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012), thì khái niệm về

sự khác nhau đối với cây ăn được và cây thuốc thường chưa được phân định rõ, vì thức ăn đáp ứng nhu cầu của cơ thể, cây thuốc và vị thuốc đem lại sự cân bằng cho

cơ thể Dần dần, người ta mới tổng kết và đặt ra lí luận Có những cái chỉ mới dùng trong kinh nghiệm dân gian, lưu truyền trong từng gia đình, trong từng dòng họ Có những cái được phổ biến rộng rãi hơn, đúc kết qua nhiều thế hệ mà tạo ra các cơ sở

về khí vị, quy kinh, thăng giáng phù trầm, về tính năng tương ố, tương phân, tương

úy, tương kỵ Hiện nay, đi sâu vào tìm hiểu những kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân Việt Nam, có thể dễ dàng phân biệt hai loại người dùng cây cỏ làm thuốc Một loại chỉ có kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hay ít biết lí luận, kinh nghiệm

cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy, loại người này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người Loại người thứ hai biết dùng thuốc nhưng thêm phần lí luận, loại này chiếm chủ yếu ở thành thị

Cùng với sự phát triển của khoa học, người ta đã sử dụng những thành tựu về khoa học, về sinh học,… để nghiên cứu cây thuốc Những công trình hiện đại cho chúng ta biết tác dụng của các cây thuốc do một số thành phần không nhiều được tạo nên ở trong cây, ta gọi chúng là những hoạt chất Trong nhiều trường hợp khác, người ta đều nhận thấy cây thuốc có thể có một vai trò nhất định Qua thực tiễn, chúng ta thấy không thể có một người nào đúc kết được tất cả những kinh nghiệm dùng thuốc mà chỉ sưu tầm, ghi chép lại cho có hệ thống mà thôi

2.2.3.2 Các nhóm hóa chất thường có trong cây làm thuốc

Trang 36

Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012), thì trong cây có thể có một số hợp chất quan trọng cùng với các tác dụng của chúng như sau:

Trong các thành phần vô cơ, các muối Kalium (K) và Calcium (Ca) đặc biệt quan trọng như là thành phần của cơ thể Các muối K có tính chất lợi tiểu, trong khi các muối Ca tham gia vào sự xây dựng hệ xương, sự điều hòa của hệ thần kinh

và vào sự đề kháng của người bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm Các muối K có nhiều trong hầu hết các loại cây và thường tồn tại ở dạng hòa tan

Acid silic cũng tồn tại ở hầu hết các loài cây cỏ với số lượng khác nhau Acid này tác dụng chủ yếu là làm tăng cường mô liên kết và mô phổi nói riêng, do đó nó làm tăng cường sự đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao phổi

Các acid hữu cơ (acid malic, citric, tartric, oxalic) cũng là thành phần gần như

cố định trong cây cỏ, tập trung nhiều trong quả, có tác dụng nhuận tràng nhẹ trong một số trường hợp, đặc biệt là acid tartric và các muối của nó

Chất nhầy của cây cỏ có tính chất là phồng lên trong nước với sự tạo thành những khối đàn hồi hoặc các dung dịch nhớt; chính bởi tính chất này mà chúng có tác dụng nhuận tràng, nếu được giữ lại ở trong ruột, nó ngăn không cho các chất bên trong ruột rắn lại và tạo cho chúng có tính chất trơn, đồng thời chất chứa tăng thêm thể tích và tạo nên một áp lực trên thành cơ quan, do đó mà tạo ra các vận động nhu động Hơn nữa chất nhầy tạo nên một lớp bảo vệ trên niêm mạc, do đó

mà các chất kích thích như là các acid, các muối và những chất khác không dẫn đến các chỗ viêm hay đau Vì vậy mà người ta dùng các vị thuốc có chất nhầy như là nhuận tràng và như là bảo vệ niêm mạc của ống tiêu hóa trong trường hợp khi có các chất kích thích hay các chất làm viêm; đôi khi người ta sử dụng các chất làm dịu để kìm tiêu chảy, nhất là tiêu chảy do tác động của một số vi khuẩn hoặc các chất kích thích mạnh Cũng cần nêu lên là việc sử dụng dưới hình thức thuốc đắp nóng, chất nhầy giữ lại một lớp nước và do đó giữ lại một nhiệt độ cao, xâm nhập dần dần trong các mô Nếu sắc nấu kéo dài, các chất nhầy sẽ chuyển thành đường

và mất hoạt tính của chúng

Các glucosid là những hợp chất hóa học phức tạp, mà dưới tác dụng của men hoặc các dung dịch acid hoặc kiềm pha loãng và đun sôi, sẽ phân ly thành hai phần:

Trang 37

phần không có đường và phần có một hoặc nhiều đường Hoạt tính dược liệu của chúng là do phần không có đường trong phân tử của chúng, phần này có thể thuộc

về các nhóm hóa học rất khác nhau Phần đường của phân tử thường làm tăng sự hòa tan trong nước, do vậy mà trong cơ thể người bệnh, nhiều glucosid không có lợi ích gì về điều trị, trong khi những chất khác lại có tác dụng rõ rệt trên tim đồng thời với sự bài niệu; chúng được xếp vào loại các chất bổ dưỡng có hiệu lực Các glucosid đắng làm kích thích sự ăn ngon miệng, làm tăng tiết dịch vị và dễ tiêu hóa Người ta còn biết một nhóm glucosid dẫn xuất của acid salicylic có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, sát trùng và làm dịu, được sử dụng để chữa bệnh thấp khớp Các saponin là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật, cũng

là những glucosid Tính chất vật lí đáng chú ý của chúng là tạo thành trong nước những dung dịch sủi bọt nhiều giống như xà phòng Vì vậy mà người ta dùng chúng như những chất làm sạch Trong ruột, nó làm tăng sự tiêu tan một số chất thuốc và thức ăn Chúng là thuốc nhuận tràng nhẹ, lợi tiểu và long đờm Nói chung, chúng là những loại thuốc bồi bổ vì các saponin nhân sterolic có tác dụng kích thích sự tổng hợp acid nucleic, còn có tác dụng chống viêm tương tự corticoid Cũng như các glucosid khác, các saponin bị phá hủy sẽ mất hết hoạt tính nếu ta đun sôi dung dịch nước Khi ta chuẩn bị nước sắc của các vị thuốc có glucosid hoặc saponin cần tránh không đun sôi quá lâu, vì như thế sẽ làm giảm hiệu lực của chúng

Các tanin (chất chát) có tính chất là kết tủa các albumin Đó là lí do mà chúng biến đổi được da động vật thành da thuộc Chúng rất phổ biến trong giới thực vật

Ở trạng thái tự do và với liều cao chúng kích thích niêm mạc, nhưng với liều thấp chúng kết tủa những lượng nhỏ albumin trong các tế bào của niêm mạc làm cho chúng trở nên không thẩm thấu, các chất kích thích bị ngăn cản trước khi có thể xâm nhập trong lớp dưới của niêm mạc người bệnh, giúp cho việc chữa bệnh được nhanh chóng Sự không thẩm thấu cũng giải thích tác dụng gây bón của tanin, cũng như việc sử dụng chúng để chữa bỏng

Các tinh dầu là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học Chúng rất dễ bay hơi, đặc biệt là khi có hơi nước Nhờ có tinh dầu mà cây cỏ có mùi thơm Tinh dầu thường phân bố không đồng đều trong giới thực vật: một số họ hầu như không

Trang 38

có tinh dầu, nhưng một số họ khác như Hồ tiêu, Hoa tán, Hoa môi, Cúc lại chứa một lượng tinh dầu nhiều hay ít trong phần lớn các loài thuộc các họ đó Tinh dầu thường được tạo thành trong những tuyến riêng biệt nằm sâu trong mô hoặc trên bề mặt của biểu bì Hoạt tính của tinh dầu cũng rất thay đổi Có loài tác động trên hệ thần kinh trung ương như tính đàn hồi (làm dịu) Có loại lại kích thích sự tiết dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch dạ dày, ruột, mật) và rõ ràng là kích thích sự ăn ngon Chúng có thể giúp tiêu hóa tốt và điều hòa các chức phận của ruột

Nhựa cũng như các tinh dầu được tiết ra từ những tuyến đặc biệt của cây, chúng không bay hơi và người ta thường dùng chúng như là những chất kích thích

da

Các chất kháng sinh bao gồm các chất trị vi khuẩn và các chất có tác dụng trị các nấm bậc thấp gây bệnh, siêu vi khuẩn và nguyên sinh động vật Ở một số cây bậc cao, các tính chất kháng tính của vài thành phần khác nhau đã được chứng minh Tỏi có tác dụng trị vi khuẩn do có chất alixin; ở vài cây họ Cải lại do các dẫn chất có lưu huỳnh Các thuốc kháng sinh gần đây mới đưa vào điều trị đã chiếm một vị trí cao

2.2.3.3 Các bộ phận của cây làm thuốc

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003), thì các

bộ phận khác nhau của một loài cây chứa các thành phần hóa học thường không hoàn toàn giống nhau, có khi rất khác nhau Các hoạt chất, nếu có ở trong các bộ phận của cây cũng rất khác nhau Người ta có thể sử dụng toàn cây, thường là những cây thảo dùng tươi hoặc khô, hoặc có thể dùng từng bộ phận khác nhau của cây, mà ta thường gọi là vị thuốc thực vật

Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012), thì những bộ

phận của cây thường được sử dụng là:

Lá cây: thường chứa các glucosid và phần lớn các alkaloid, vì lá là trung tâm của tất cả các tổng hợp hữu cơ Có khi người ta chỉ dùng cuốn lá

Thân cây: cũng chứa một số các hoạt chất, đặc biệt trong vỏ cây và lõi cây

Gỗ của một số loài cây như Vang, Trầm hương, Đàn hương cũng là các vị thuốc thường dùng Phần dưới đất của cây cũng có những dạng thân cây thu nhỏ chuyên

Trang 39

hóa, như các thân rễ, củ, giò hay hành Chúng dự trữ các chất tạo điều kiện cho sự xuất hiện các chồi sau khi cây rụng lá Củ Khoai tây chứa đường, tinh bột, hay là nhiều tinh dầu có sulfur tích tụ trong các giò của Tỏi và Hành

Rễ cây: hút nước và các muối khoáng từ đất để dẫn tới lá cây Rễ cây thường tích lũy các đường và có khi cả các vitamin, một số rễ chứa các alkaloid

Hoa: trong hoa cũng có những hoạt chất được ưa chuộng trong phép điều trị bằng cây cỏ Tràng hoa của nhiều loài hoa chứa flavonoid, tanin, tinh dầu Có khi người ta thu hái cả cụm hoa ở đầu các thân cây, như cụm hoa của cây Hạ khô thảo Hạt phấn của hoa cũng giàu về vitamin và các nguyên tố vi lượng Còn các bộ phận khác của hoa, như đế hoa của hoa Sen cũng được sử dụng

Quả: nhiều loại quả, như ở họ Hoa tán có chứa tinh dầu Các quả nạc chứa nhiều vitamin, acid hữu cơ và đường Ta thường dùng quả tươi như quả của Chanh, Cam, hoặc quả phơi khô như quả Phật thủ, quả Trấp,…Rất nhiều những loại quả khác nhau như quả của cây Ké đầu ngựa, Kim anh, Sơn tra cũng được dùng Có khi người ta dùng vỏ ngoài hoặc vỏ quả như vỏ Quít khô (Trần bì), vỏ Quít tươi (Thanh bì), vỏ quả Cau (Đại phúc bì), vỏ quả Lựu (Thạch lựu bì),…

Hột: dự trữ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây tương lai, trong đó có nhiều glucid, lipid và các protid thường phân bố hài hòa Hột cung cấp cho con người tinh bột và phần lớn dầu thực vật Người ta còn dùng áo hột là phần phát triển của cuốn noãn sau khi thụ tinh tạo thành một lớp áo bao quanh hột, mà ta thường gọi là tử y (hoặc cùi) như Vải, Chôm chôm, Nhãn

Ở thực vật chưa có hoa, sự sinh sản thực hiện bằng bào tử Chúng là những hạt nhỏ màu vàng tương tự như hạt phấn Một số bào tử, như bào tử của cây Bòng bong, Thạch tùng cũng được sử dụng trong điều trị

Các vị thuốc thực vật có khi không phải là toàn cây hay các bộ phận của cây,

mà là những sản phẩm tiết của cây Các chất nhựa dầu, gôm,… là những sản phẩm tiết Ta thường dùng nhựa Thông để làm cao dán hút mủ, mụn nhọt, dùng nhựa Sung làm cao dán nhức đầu,…

2.2.3.4 Các tính chất trị bệnh của cây

Trang 40

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003) và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” Võ Văn Chi (2012) thì ngày nay, người ta thường xếp

các cây thuốc vào các nhóm theo tính chất điều trị, phân biệt ra các tính chất như sau:

An thần: Nhóm cây có tác dụng trấn tĩnh, an thần, có tính làm giảm đau và làm dịu thần kinh trong chứng tâm thần không yên, lo âu phiền muộn dẫn đến hậu quả là mất ngủ, suy nhược thần kinh và tăng huyết áp

Bổ: Nhóm cây này tác dụng bởi sự hồi phục chức năng của cơ thể Chúng làm tăng sự tuần hoàn của máu và kích thích các chức phận tiêu hóa, làm tăng hoạt động của tim và dạ dày Thường dùng các cây có chất kích thích, các chất làm dễ tiêu Dùng cho người thiếu máu, sụt cân và suy dinh dưỡng

Cầm máu: Nhóm cây này có tác dụng làm ngưng sự xuất huyết bởi tác dụng

co mạch hoặc bởi những yếu tố đông máu (như vitamin K và P)

Chống bệnh sỏi: Nhóm cây có tác dụng đối nghịch lại với sự tạo thành sỏi trong các đường dẫn mật hay nước tiểu (niệu đạo) hoặc góp phần làm cho sỏi tan

có độc arsenic, đồng và chì; dùng dịch chanh chống độc Xương rồng, Cỏ sữa; dùng tinh bột chống độc iod,…

Chống hen: Nhóm cây có tác dụng ngăn chặn hoặc hạ được cơn hen suyễn Chống ho: Nhóm cây có tác dụng ngăn chặn cơn ho, chữa ho và thở khò khè,

ho gà, khí thũng

Chống loét: Nhóm cây có tác dụng cải thiện tình trạng của các vết loét đường tiêu hóa, hoặc là hạ tỷ suất độ chua, hoặc bằng cách bảo vệ màng nhầy

Ngày đăng: 16/02/2016, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w