Về vấn đề này, chủ nghĩa duy tâm cho rằng…CNDV khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, chủ nghĩa duy vật trước Mác đãgóp phần không nhỏ vào việc chống lại chủ nghĩa
Trang 1TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (HUS2014) Câu 1: KN và các hình thức cơ bản của TGQ Khái quát lịch sử phát triển của TGQ duy vật.
I/KN
Thế giới quan Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới về bản thân con người, về cuộc sống và
vị trí của con người trong thế giới ấy
Nguồn gốc của thế giới quan: TGQ ra đời từ cuộc sống; nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức; song, suy cho đến
cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Nội dung của TGQ : Phản ánh TG ở 3 góc độ
- Các đối tượng bên ngoài chủ thể : TGQ là TGQ của con người, là kết quả nhận thức của con người, khi con người nhậnthức những cái bên ngoài bản thân mình sẽ hình thành những nội dung riêng
- Bản thân chủ thể : con người hiểu về mình, nhận thức về mình, có những qđiểm , quan niệm của riêng mình
- Mqh giữa chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể : con người có sự hiểu biết những cái bên ngoài mình, những cáibên trong mình và hiểu mqhgiữa cái bên trong con người về thế giới bên ngoài con người
Cấu trúc của TGQ hết sức phức tạp nhưng hai yếu tố cơ bản là Tri thức và Niềm tin Một TGQ coi là nhất quán, hoàn
chỉnh khi tri thức và niềm tin thống nhất với nhau và con người hành động theo niềm tin đó
1 Con người có Tri thức thiếu niềm tin dẫn đến hành động dao động ví dụ: nhiều người nói nhiều về CNXH,CNCS rất hay vì người này có tri thức về CNXH, CNCS Nhưng những người này chưa chắc gì có niềm tin về CNXH,CNCS nên dẫn tới hành động ngược lại với CNXH, CNCS
2 Con người có niềm tin thiếu tri thức dẫn đến hành động dao động ví dụ: tất cả giáo dân của tôn giáo rất tin vàotôn giáo của họ nhưng họ thiếu tri thức về tôn giáo của mình nên dẫn tới hành động dao động lúc thế này lúc thế khác
3 Con người có tri thức có niềm tin thì dẫn đến TGQ nhất quán, hoàn chỉnh Nhưng để có tri thức và niềm tin thìtrải qua một quá trình học tập, tìm hiểu, nguyên cứu sau đó con người kiểm nghiệm tri thức đó, trải nghiệm tri thức đóthì con người mới có niềm tin về tri thức đó
Hình thức của TGQ: Có thể biểu hiện dưới dạng các qđiểm, quan niệm rời rạc, hoặc dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ Chức năng của TGQ: TGQ có rất nhiều chức năng như nhận xét, đánh giá, nhận thức, nhận định… nhưng chức năng
quan trọng nhất là chức năng định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người
II/Các hình thức cơ bản
Những hình thức cơ bản của TGQ: 3 hình thức cơ bản: TGQ huyền thoại, TGQ tôn giáo, TGQ triết học.
1 TGQ Huyền thoại là TGQ đặc trưng cho tư duy nguyên thuỷ có nội dung pha trộn một cách không tự
giác giữa thực và ảo Hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của XH loài người
Đặc trưng cơ bản về TGQ huyền thoại:
- Về hình thức thể hiện: TGQ huyền thoại thể hiện chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại.
- Về tính chất: Nội dung của truyền thần thoại có sự pha trộn giữa thần và người, giữa thật và ảo, trật tự
không gian và thời gian bị đảo lộn không tự giác Bời vì Công Xã Nguyên Thủy chưa có chữ viết, câu chuyện thông quatruyền miệng nên khi truyền miệng thì không chính xác, bản thân người dẫn chuyện đưa tình cảm của mình vào đó vàcàng ngày độ chính xác càng ít Nội dung câu chuyện càng ngày càng nhiều hơn Trong tất cả những câu chuyện thần
Trang 2thoại thì thần thoại Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất đặc điểm của TGQ Yếu tố thần và người có sự hòa trộn, đan xen.Thầnnhưng lại rất người, người nhưng lại rất thần.
- Về trình độ nhận thức: TGQ huyền thoại thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận
thức cảm tính nên những gì trừu trượng thường được con người hình dung dưới những sự vật hữu hình, cụ thể
2 TGQ tôn giáo: là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy
Yếu tố niềm tin là yếu tố giữ vai trò tuyệt đối sức mạnh của thế lực siêu nhiên Niềm tin cao hơn lý trí Niềm tin vàomột thế giới khác hoàn thiện, tốt đẹp hơn sau khi con người sẽ đến đó khi chết đi là tư tưởng chủ đạo
- Về hình thức thể hiện: TGQ tôn giáo thể hiện qua giáo lý của các tôn giáo.
- Về tính chất: Niềm tin cao hơn lý trí, nặng tính hư ảo, tuyệt đối hóa ytố thần thánh, vtrò con người bị
hạ thấp
- Về trình độ nhận thức: TGQ tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn
của con người còn rất thấp nên con người bất lực, sợ hãi trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xãhội dẫn đến việc họ thần thánh hoá chúng, quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ chúng Trong tất cả các tôngiáo chỉ có tôn giáo phật giáo là nói đến sức mạnh của con người Con người có thể giải thoát cho mình bằng cách tíchnghiệp thiện, tạo nghiệp thiện Do vậy nó không thể tồn tại với tư cách là một TGQ KH
3 TGQ triết học là TGQ được thể thiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về TG và về bản thân con người mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận
TGQ triết học là TGQ có hạt nhân lý luận là các học thuyết triết học TGQ triết học, các học thuyết triết học là bộ phậnquan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm khác của TGQ con người
- Về hình thức thể hiện: TGQ triết học thể hiện chủ yếu qua các học thuyết triết học TGQ triết học
không chỉ thể hiện quan điểm, quan niệm của con người về thế giới mà nó còn chứng minh các quan điểm, quan niệm
ấy bằng lý luận
- Về tính chất: đề cao vai trò trí tuệ Cụ thể hơn tính chất của TGQ triết học bị tính chất của các học
thuyết triết học qui định và tất cả các học thuyết triết học điều thể hiện cấp độ nhận thức cao
- Về trình độ nhận thức: TGQ triết học ra đời khi nhận thức của con người đã đạt đến trình độ cao của
sự khái quát hoá, trừu tượng hoá và khi các l ực lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tưtưởng để chỉ đạo cuộc sống
III/Khái quát lịch sử phát triển của TGQ DV
2.1 TGQDV chất phác làTGQ thể hiện trình độ nhận thức ngây thơ, chất phác của những nhà DV Thể hiện rõ nét ở thời
cổ đại (thời kỳ con người đã thoát khỏi trạng thái mông muội nhưng mọi mặt của đời sống XH còn ở trinh độ rất thấp
- Quan niệm về thế giới: Đã thừa nhận vật chất là bản chất của TG Tuy nhiên các nhà DV lại quan niệm vật chất là một
hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vũ trụ Tức là đã đồng nhất VC với vật thể-một số dạng cụ thể của VC
Trang 3VD: Ở Phương Đông phái ngũ hành cho rằng những chất đầu tiên ấy là: K, M, T, H, T Phái Nyaya-Vaisesika: lại chorằng những chất đầu tiên là Anu là những hạt không đồng nhất, bất biến, khác nhau về hình dáng, khối lượng PháiLokayata: đất, nước, lửa, KK…
Ở Phương Tây phái Milê cho rằng chất đầu tiên ấy là nước (Talet), hay không khí (Anaximan); Lửa (Heraclit); nguyên
tử (Lơxip, Democrit)…
- Quan niệm về con người: Coi con người là hiện thân của những chất mà được coi là vật chất như: con người là hiện thân
của ngũ hành, là SP của khí, là sự tương tác âm-dương, là sự kết hợp của các nguyên tử…
-Tiến bộ:
+ Có những bước tiến đáng kể so với các TGQ khác cùng tồn tại ở XH đương thời
+ Đã có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển nhận thức Đánh dấu bước chuyển hoá từ giải thích TG dựa trênthần linh sang dựa vào tự nhiên, định hướng cho con người nhận thức TGphải xuất phát từ chính bản thân TG
+ Đã đặt ra nhiều vấn đề để TGQDV ở các giai đoạn sau tiếp tục phát triển, hoàn thiện
- Hạn chế:
+ Nhận thức của các nhà DV nặng tính trực quant, phỏng đoán chưa có những căn cứ KH vững chắc
+ Đồng nhất VC với vật thể- một số dạng cụ thể của VC do quan niệm VC là một/một số chất đầu tiên sản sinh ra vạn vật.+ Do đồng nhất VC với vật thể nên: k hiểu được bản chất của các hiện tượng tinh thần cũng như mqh giứa tinh thần-vc; Kcó cơ sở XĐ những biểu hiện của VC trong đời sống XH, từ đó k có cơ sở đứng trên quan điểm DV khi giải quyếtnhững vđề XH Dẫn đến qđiểm DV k triệt để thể hiện ở chỗ khi gquyết các vđề tnhiên họ đứng trên qđiểm DV, cònnhững vđề về XH họ đã trượt sang qđiểm DT
+ Chỉ dừng lại ở việc giải thích TG, chưa có vtrò cải tạo TG
2.2 TGQDV siêu hình là TGQDV được hình thành và phát triển bằng pp tư duy siêu hình.
Biểu hiện rõ nét vào Tk XVII-XVIII ở các nước Tây Âu Là thời kỳ phương thức SXTBCN đã được xác lập ở nhiềunước nó đòi hỏi KHTN phải có những bước phát triển mới Tuy nhiên ngoài cơ học về cơ bản đã đạt đến mức độ hoàn
bị nhưng chưa phản ành được trạng thái tự vận động của các svht còn lại các KH như HH, SH, … đều vẫn đang ở giaiđoạn nghiên cứu thuần tuý, sơ khai hoặc chưa biết đến(LS phát triển TĐ)
- Quan niệm về TG: Phủ nhận vai trò của Đấng Sáng tạo Thừa nhận bản chất của TG là vc, coi TG là vô số những sv
cụ thể tồn tại cạnh nhau trong một KG trống rỗng, vĩ đại Đề cao phương pháp phân tích-phương pháp tách cái toàn thểthành những bộ phận để nhận thức Qua đó tìm hiểu những lĩnh vực cụ thể của hiện thực, của TG
- Quan niệm về con người: Đề cao con người và giá trị con người (VD: Becon coi ý thức của con người là “linh hồn
biết cảm giác”)
+ Mang nặng tư duy máy móc, không hiểu TG là một quá trình với tính cách là LS phát triển của vc trong các mối liên
hệ đa dạng, phức tạp trong trạng thái vận động không ngừng
2.3 TGQDV biện chứng là TGQDV được hình thành và phát triển bằng phương pháp tư duy biện chứng
Được C.Mac và Ph.Angghen XD vào giữa TK XIX Được phát triển bởi Lenin và những người kế tục
- Quan niệm về TG: Cho rằng vc là cái có trước yt vc qđ yt Mọi vc là tồn tại độc lập, khách quan đối với con người.
k phụ thuộc vào ý chí, suy nghĩ của con người Đặt các svht trong mqhphổ biến tác động qua lại lẫn nhau, k có cái nàođứng im hay tồn tại riêng lẻ Tất cả đều ở trạng thái vận động, phát triển và có quan hệ biện chứng với nhau Thể hiện
rõ ở 2 nguyên lý về mqh phổ biến và nglý về sự vận động phát triển không ngừng Do được kế thừa tinh hoa các qđiểm
DV về TG trước đó, các kết quả tổng kết các sự kiện LS diễn ra ở các nước Tây Âu nơi PTSXTBCN đã hình thành và
đã bộc lộ những mặt mạnh và mặt yếu của nó Đặc biệt là kế thừa và vận dụng các thành tựu KH mà TGQDV biệnchứng đều giải thích các svht, các mối liên hệ giữa các svht đó trên cơ sở lý luận tư duy logic Từ đó hình thành nên hệthống nhận thức duy vật về TG trong sự vđộng biến đổi k ngừng của nó
Trang 4- Quan niệm về con người: Có nghiên cứu cụ thể về con người về vị trí của con người trong TG và cho rằng con
người có khả năng nhận thức, cải tạo được TG Đặt con người trong mối liên hệ phổ biến với các svht
- Tiến bộ:
+ Đem lại cho con người sự nhận thức trung thực mang tính tổng thể toàn diện về TG
+ Mang lại cho con người một định hướng, một phương pháp tư duy KH để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo TG
Câu 2: NDCB và bản chất của CNDVBC Tại sao nói CNDVBC là hạt nhân lý luận của TGQKH?
1 Nội dung cơ bản của CNDVBC.
Nội dung của CNDVBC thể hiện qua tất cả các quan điểm, quan niệm của nó song có thể khái quát thành hai quan điểmlớn: quan điểm duy vật về thế giới và quan điểm duy vật về XH
a) Quan điểm duy vật về thế giới
Các nhà duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất nhưng vật chất không phải là một hay một số chất
cụ thể mà vật chất là thực tại khách quan, tức là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức, không phụ thụoc vào ý thức, quyếtđịnh sinh ra ý thức và được ý thức phản ánh Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới được thể hiện:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vôtận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi
- Tất cả các bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ với nhau, chúng hoặc là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất,hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chấtđang biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau, là nguyên nhân, kết quả của nhau
- Mọi sự tồn tại, biến đổi, chuyển hoá của các dạng vật chất đều bị chi phối bởi các quy luật khách quan, phổ biến của thếgiới vật chất
- Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vc có tổ chức cao; thế giới thống nhất và duy nhất
Những nội dung trên là sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên (VD…)
b) Quan điểm về XH
XH là tổng hợp những con người hiện thực cùng tất cả các hoạt động, các quan hệ của họ
Nội dung cơ bản quan điểm duy vật về XH thể hiện ở chỗ:
- XH là một bộ phận đặc thù của tự nhiên
Sự phát triển lâu dài của tự nhiên đã dẫn đến ra đời con người và XH loài người XH là sản phẩm phát triển cao nhất và làmột bộ phận đặc thù của giới tự nhiên XH có những quy luật vận động, phát triển riêng và sự vận động, phát triển của XHphải thông qua hoạt động có ý thức của con người với những mục đích nhất định
- Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống XH, PTSX quyết định quá trình sinh hoạt chính trị, tinh thần nói chung; tồn tại XH quyết định ý thức XH.
Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống XH, là điểm khác nhau căn bản giữa con người với động vật Lịch sử phát triển của
XH gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất vật chất Sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử lại được tiến hànhtheo những PTSX nhất định PTSX quyết định tất cả các mặt của đời sống XH, quyết định quá trình sinh hoạt chính trị vàtinh thần nói chung; “không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lạ tồn tại XH của họ quyết định ýthức của họ”
- Sự phát triển của XH là một quá trình lịch sử – tự nhiên
Một XH trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là một HTKTXH; mỗi HTKTXHgồm những mặt cơ bản là LLSX,QHSX (mà những QHSX này tạo nên kết cấu kinh tế hay CSHT của XH) và KTTT
Trong quá trình sản xuất, LLSX thường xuyên phát triển Khi LLSX phát triển đến một mức độ nhất định thì QHSX phảithay đổi cho phù hợp với trình độ mới của LLSX Lúc này, kết cấu kinh tế – tức CSHT của XH thay đổi Sự thay đổi củaCSHT sẽ dẫn đến sự thay đổi của KTTT Đến đây, tất cả các mặt cơ bản cấu thành một HTKTXH đã thay đổi.HTKTXHnày đã chuyển sang một HTKTXH khác cao hơn
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử.
Sự vận động, phát triển của XH diễn ra theo các quy luật khách quan, nhưng phải thông qua hoạt động có ý thức của conngười Trong hoạt động của con người không thể tách rời mqhgiữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ, trong đó quần chúngnhân dân đóng vai trò quyết định, là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử Vì: quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếpsản xuất ra của cải vật chất; là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng XH trong lịch sử; là người sáng tạo ra các giá trịvăn hoá tinh thần Như vậy, quan điểm duy vật về XH là một hệ thống quan điểm thống nhất chặt chẽ với nhau, về sự rađời, tồn tại, vận động phát triển của XH và các lực lượng thực hiện những nhiệm vụ lịch sử đặt ra
2 Bản chất của CNDVBC
Trang 5Bản chất của CNDVBC được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sựthống nhất hữu cơ giữa TGQDV với PBC, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn – cách mạng của nó
a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn
Vấn đề cơ bản của triết học là mqhgiữa tư duy và tồn tại Ở đây, mqhnày được hiểu là mqhgiữa ý thức và vật chất Về vấn
đề này, chủ nghĩa duy tâm cho rằng…CNDV khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, chủ nghĩa duy vật trước Mác đãgóp phần không nhỏ vào việc chống lại chủ nghĩa duy tâm, đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật sau này.Song, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để (duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm vềXH) và không thấy được sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên songnguyên nhân chủ yếu và cũng là “khiếm khuyết chủ yếu” là các nhà duy vật trước Mác thiếu quan điểm thực tiễn
- Thực tiễn, với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - XH của con người nhằm cải tạo hiệnthực mà những dạng cơ bản của nó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - XH và hoạt động thực nghiệm khoahọc, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người Hoạtđộng này là mắt khâu trung gian trong mqhgiữa ý thức của con người với thế giới vật chất
- Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hoá, tư tưởng trở thành hiện thực Thông qua thực tiễn, ý thức conngười đã không chỉ phản ánh thế giới mà còn “sáng tạo ra thế giới” C.Mác cho rằng thực tiễn là nơi con người chứng minhsức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư duy
- Vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của XH, khẳng định vai trò quyết địnhcủa các yếu tố vật chất, các nhà duy vật biện chứng đã “không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng, lại có thểtác động ngược trở lại, nhưng là tác động cấp hai lên những điều kiện vật chất ”; không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng
“ cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
b) Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV với PBC.
Việc tách rời giữa TGQDV với PBC đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu
về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của XHđương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thoát TGQDV khỏi hạn chế siêu hình và cứu PBC khỏi tính chất duy tâm thần bí
để hình thành nên con người duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV với PBC Sự thống nhất này đãđem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vậtchất không ngừng vận động, chuyển hoá và phát triển
c) Quan niệm duy vật triệt để
Bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng phải thể hiện quan niệm của mình về tự nhiên và XH
- Khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứng trên quan điểm duy vật vì các nhà duy vật đềukhẳng định sự tự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tính thứ nhất của vật chất Song, vì không hiểu đúng về vật chất,không hiểu đúng nguồn gốc, bản chất của ý thức, thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng và mộtsố hạn chế khác về nhận thức, về lịch sử nên khi giải quyết những vấn đề về XH, các nhà duy vật trước Mác đã lấy các yếutố tinh thần như tình cảm, ý chí, nguyện vọng, v.v làm nền tảng Vì vậy, chủ nghĩa duy vật trước mác là chủ nghĩa duy vậtkhông triệt để
- Khẳng định nguồn gốc vật chất của XH; khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống XH, PTSX quyết định quátrình sinh hoạt XH, chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại XH quyết định ý thức XH và coi sự phát triển của XH loàingười là một quá trình lịch sử – tự nhiên, CNDVBC đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ
- Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc cách mạng đối với quan niệm về XH, nó đem lại cho con người một công
cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới
d) Tính thực tiễn – cách mạng
- CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản
Giải cấp vô sản được coi là LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại; nó có lợi ích, có mục đích phù hợp với lợi ích cơ bản,mục đích cơ bản của nhân dân lao động và sự phát triển của XH CNDVBC ra đời đã được giai cấp vô sản tiếp nhận nhưtiếp nhận một công cụ định hướng cho hành động, như vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giảiphóng toàn thể nhân loại Công cụ định hướng này, vũ khí lý luận này đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong tràocông nhân từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác
- CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới.
Bất kỳ học thuyết triết học nào cũng phải giải thích thế giới song để thực hiện được vai trò cải tạo thế giới học thuyết phảiphản ánh đúng thế giới, phải định hướng hoạt động cho con người phù hợp với quy luật, phải được quần chúng nhân dântin và hành động theo Nội dung và bản chất của CNDVBC đáp ứng được những yêu cầu này Sức mạnh cải tạo thế giới
Trang 6của CNDVBC thể hiện ở mqhmật thiết với hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, với cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản trên mọi lĩnh vực
- CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới.
Theo CNDVBC, trong quan niệm về tính hợp lý của cái hiện tồn đã bao hàm cả quan niệm về sự phủ định, về sự diệt vongtất yếu của cái hiện tồn đó
Tính cách mạng sâu sắc của CNDVBC thể hiện qua việc nó phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận động và pháttriển; qua đó, quá trình xoá bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ hơn là tất yếu
Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất; trong thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
KL:
- Nội dung, bản chất của CNDVBC là thành tựu hoạt động thực tiễn, thành tựu tư duy khoa học của nhân loại trong quátrình phản ánh thế giới
- CNDVBC là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học
- CNDVBC là hệ thống mở nên chúng ta không coi nó như một cái gì đó đã xong xuôi hẳn, bất khả xâm phạm mà coi nóluôn cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng phát triển của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức
- CNDVBC không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó đặt ra những yêu cầu có tính nguyên tắc phươngpháp luận mà từ những nguyên tắc ấy con người phải vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Câu 3: Nguyên tắc PPL của CNDVBC đối với sự nghiệp cách mạng VN hiện nay.
Nếu chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất; trong thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức,quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người thì trong cs, conngười phải tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của mình
1- Tôn trọng nguyên tắc khách quan
Tôn trọng nguyên tắc khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức vàhành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động củamình Một số biểu hiện của việc tôn trọng nguyên tắc khách quan là:
- Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể
Chỉ có những mục đích, đường lối, chủ trương xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu và tính tất yếu của hiện thực mớiđúng và mới có khả năng trở thành hiện thực Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quantrọng nhất là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, nên đã phạm những sai lầm trong việcxác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế Tổng kết quátrình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phảixuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
Hiện nay, thực trạng trình độ LLSX ở nước ta còn thấp; cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa XH chưa đầy đủ, chưavững chắc; đời sống của nhân dân chưa cao trong khi chúng ta có nhiều tiềm năng cả về tài nguyên thiên nhiên, con ngườicũng như các quan hệ trong và ngoài nước mà chúng ta chưa khai thác được một cách tốt nhất thì việc Đảng và Nhà nướcchủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinhtế thị trường định hướng XH chủ nghĩa là nhằm phát huy tối ưu tài lực, trí lực, nhân lực còn tiềm tàng ấy, nhằm tạo ra sựchuyển hoá về chất trong toàn bộ đời sống XH để đáp ứng nhu cầu mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đang đặt ra
- Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng rồi phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó
Mục đích, đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực tư tưởng Tự bản thân tư tưởng không thể trở thành hiện thực mà phảithông qua hoạt động của con người Mặt khác, khi lịch sử đặt ra cho con người những nhiệm vụ phải giải quyết thì nó cũng
đã sản sinh ra những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó nên vấn đề trọng yếu trước tiên, quyết định con ngườithành công hay thất bại là con người có tìm ra, có huy động được, có tổ chức được những yếu tố vật chất thành lực lượngvật chất để thực hiện mục đích, đường lối, chủ trương của mình hay không Thời kỳ chiến tranh, chúng ta rất thành côngtrong việc huy động, tổ chức sức mạnh của mỗi người, mỗi vùng và sức mạnh của cả nước; sức mạnh trong và ngoài nước;sức mạnh của quá khứ, hiện tại, tương lai tạo
nên một lực lượng vật chất khổng lồ của chiến tranh nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về tiềm lựckinh tế và tiềm lực quân sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Trang 7Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đấtnước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hàihoà các lợi ích cá nhân, tập thể và XH phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toànXH” cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới
2- Phát huy tính năng động chủ quan
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố conngười trong việc vật chất hoá những tính chất ấy Phát huy tính năng động chủ quan thể hiện rất phong phú, đa dạng, trongđó một số biểu hiện cơ bản của nó là:
- Phải tôn trọng tri thức khoa học
Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới, được khái quá từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm Tri thức khoahọc giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó là một trong những động lực phát triển của XH Mọibước tiến trong lịch sử nhân loại đều gắn liền với những thành tựu mới của tri thức khoa học
Tri thức khoa học thể hiện trong các khoa học khác nhau phản ánh những lĩnh vực khác nhau của thế giới song bản thâncác lĩnh vực khác nhau này không tồn tại cô lập, tách rời nhau nên tri thức khoa học phản ánh chúng cũng không cô lập,tách rời nhau Việc phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học XH, khoa học nhân văn hay khoahọc cơ bản, khoa học ứng dụng, v.v chỉ có tính tương đối Vì vậy, tôn trọng tri thức khoa học không chỉ là chống sự tuyệtđối hoá vai trò của kinh nghiệm, xem thường khoa học mà còn là không tuyệt đối hoá một loại khoa học nào trong hệ thốngcác khoa học Đây là tiền đề giúp con người không chỉ hoạt động có hiệu quả trong ngành nghề của mình mà còn giúp conngười thực hiện hoạt động ấy theo những giá trị nhân văn của XH
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng ViệtNam, Đảng và Nhà nước ta khẳng định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”; trongđó, “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XH chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” nhằm “đào tạo những con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đối với khoa học, Đảng và Nhànước chủ trương “Thực hiện cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa khoa học XH và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học cônngnghệ, Phát huy tính sáng tạo, tinh thần làm chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ Đổi mới chính sách đào tạo, sửdụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở ngoài nước Khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới đónggóp vào sự phát triển đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp”
- Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động
Từ tôn trọng tri thức khoa học đến làm chủ được tri thức khoa học là một quá trình Việc vươn lên làm chủ tri thức khoahọc không chỉ liên quan dến quan niệm của con người về khoa học mà còn liên quan đến năng lực, nghị lực, quyết tâm củacon người và những điều kiện vật chất để thực hiện nó Mặt khác, sức mạnh và hiệu quả của tri thức khoa học phụ thuộcvào mức độ thâm nhập của nó vào quần chúng nên sự thâm nhập này trở thành một trong những điều kiện trực tiếp để pháthuy vai trò nhân tố con người trong hoạt động vật chất hoá tri thức
Vươn lên làm chủ tri thức khoa học, truyền bá tri thức khoa học là hoạt động vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính XH vàliên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống
Ở nước ta hiện nay, việc “khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưanước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu”; việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học; việcchủ trương XH hoá giáo dục để “cả nước trở thành một XH học tập”, chủ trương sử dụng tối ưu những phương tiện thôngtin đại chúng cũng như đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; việc động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất,hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học và công nghệ, v.v mà Đảng, Nhà nước và toàndân đang tiến hành là những hoạt động sống động về việc phát huy tính năng động chủ quan phù hợp với yêu cầu và điềukiện của XH hiện tại
KL:
Tôn trọng nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa lànhững yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn Những yêu cầu này khác nhau nhưng thống nhất và quan hệhữu cơ với nhau nên hoạt động của con người chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quanđiểm, những biểu hiện đối lập với chúng
Trang 8Câu 4: Nội dung cơ bản của PBCDV
1 KN
Phép BCDV là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phảnánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới vàcải tạo thế giới
Phép BCDV bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và các quy luật, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lýluận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác
- Hai nguyên lý cơ bản của phép BCDV :
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ,ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của mộthiện tượng trong thế giới Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản Cái chung và cái riêng; Bản chất vàhiện tượng; Nội dung và hình thức; Nguyên nhân và kết quả; Khả năng và hiện thực; Tất nhiên và ngẫu nhiên
Ý nghĩa:
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luônđặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).Nguồn gốc của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sựvật, hiện tượng Muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát triển của chúng thìphải có quan điểm phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ Khi phân tích sự vật, hiện tượng phải đặt chúng trong sựvận động, phải phát hiện được các xu hướng biến đổi, phát triển của chúng.Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật
cơ bản:
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Ý nghĩa:
1.1 Quy luật mâu thuẫn (sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập).
a) Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất - hạt nhâncủa phép BCDV Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển
b) Nội dung của quy luật:
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó Cácmặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát riển củasự vật
c) Khái niệm mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập:
-Mặt đối lập là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm hoặc có khuynh hướng biến đổi trái ngượcnhau trong một chỉnh thể
-Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau mặt này lấy mặt kia làm tiền chosự tồn tại của nhau
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại teo khuynh hướng phủ định lẫn nhau, bài trừ lẫn nhau
Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
+ Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấu tranh của chúng, bất cứ một sự thống nhất nàocủa các mặt đối lập mang tính chất tạm thời tương đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối Đấu tranh giữa các mặt đối lậplà nguồn gốc của sự phát triển
+ Mqhgiữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật - tạo thành nguồn gốc, động lực của sựvận động và phát triển của sự vật
- Các tính chất của mâu thuẫn
+ Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất Vật chất tồn tại khách quan nên mâu thuẫncung tồn tại khách quan
+ Tính phổ biến biểu hiện: Trong bất kể sự vật hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm nào, ở bất cứ thời gian cũng tồn tại cácmặt đối lập
Trang 9+ Tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhau chúng có một không gian khác nhau, thời giankhác nhau, mối liên hệ khác nhau cho nên chúng có những mâu thuẫn khác nhau, không có một dạng mâu thuãn nào chùngkhít lên dạng mâu thuẫn nào Có mâu thuẫn trong tự nhiên, có mâu thuẫn trong XH, có mâu thuẫn trong tư duy
+ Các hình thức của mâu thuẫn
Căn cư vào quan hệ đối với các sự vật được xem xét người ta phân loại mâu thuẫn như sau: Có mâu thuẫn bên trong, mâuthuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối khángmâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuân do sự tác đông giữa các mặt, các khuynh hướng trong cùng một sự vật
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mqhgiữa sự vật đó với sự vật khác
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chát của sự vật quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phưng diện nào đó của sự vật
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật
Mâu thuẫn thư yếu là mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một gia đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng không phải đóng vaitrò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối
- Quá trình vận động của mâu thuẫn
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâuthuẫn Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt
đối lập Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đốicủa sự vận động và phát triển
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn Trong sự tácđộng qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làmcho mâu thuẫn phát triển Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫnđược giải quyết Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đờithay thế
*)Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vậtnên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng tráingược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâuthuẫn
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn - phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâuthuẫn Không được điều hòa mâu thuẫn Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khiđiều kiện đã chín muồi
*)Vận dụng vào Việt Nam
Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường Ổn định và đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập thống nhất biệnchứng Có ổn định thì mới đổi mới được.Muốn ổn định được thì cần phải giải quyết những mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa LLSX và qua hẹ sản xuất
- Mâu thuẫn giữa hình thái trước đây và nền kinh tế thị trường
- Mâu thuẫn giữa nền kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XH chủ nghĩa
1.2 Quy luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của PBC duy vật,nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạtđộng thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tảkhuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh làkhi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất Nước ta đang quá độlên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớntrong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
1- Các khái niệm
1.1- Khái niệm về chất
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sựvật Tính quy định là cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác Tính quy định này được thể
Trang 10hiện thông qua các thuộc tính Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật Nếuthuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, cónhững thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thayđổi Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác.Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
1.2-Lượng của sự vật
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng Nóiđến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp v v đo bằng các đạilượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác
Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân v v
1.3- Khái niệm về Độ
Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản về chất Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiệntượng đều tồn tại trong một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động Mọi sự thay đổi
về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đếnthay đổi về chất Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi,sự vật chuyển thành sự vật khác
1.4-Điểm nút
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm nút gọi là đường nút
1-5-Bước nhảy
Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy
+ Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất SV này sang chất của sự vật khác.+ Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất của sự vật Bước nhảy này diễn rabằng một sự bùng nổ mãnh liệt VD cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ratrong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới
2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượtquá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật Kết quả là sự vật cũ, chất cũmất đi và sự vật mới, chất mới ra đời Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúcnào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác độngqua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng
Điều cần chú ý là:
-Quy luật này chỉ được thể hiện trong mqhgiữa chất và lượng hoàn toàn xác định, mqhnày hình thành một cách khách quanchứ không thể gán ghép một cách tuỳ tiện đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điềukiện nhất định
-Quy luật lượng-chất được vận dụng trong XH thể hiện ở mqhgiữa tiến hoá và cách mạng Trong sự phát triển của XH, sựthay đổi dần về lượng gọi là tiến hoá, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến hoá chuẩn bịcho cách mạng Trong giai đoạn tiến hoá, chế độ XH chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn cách mạng là kết quả củaquá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ XH cũ bị xoá bỏ, chế độ
XH mới ra đời thay thế Cách mạng XH là phương thức thay thế XH này bằng XH khác, bạo lực là hình thức cơ bản củacách mạng
1.3 Quy luật phủ định của phủ định
- Vị trí của quy luật (0,5đ) Đây là 1 trong 3 qui luật cơ bản của PBC duy vật,nó p/ánh về khuynh hướng chung của sựvận động phát triển và tiến lên thông qua 1 chu kì phủ định biện chứng thì sự vật hiện tượng mới sẽ ra đời thay thế cho sựvật hiện tượng cũ nhưng ở trình độ cao hơn cái cũ
- Khái niệm phủ đinh, phủ định biện chứng (1đ)
Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vậtmới, tiến bộ hơn sự vật cũ Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, XH hay tư duy diễn ra thông quanhững sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề
Trang 11cho quá trình phát triẻn của sự vật Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọilà phủ định biện chứng.
- Tính chất của phủ định (2đ)
+ Tính khách quan
Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếubên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển củachính bản thân sự vật
+ Tính kế thừa
Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc,loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực
*) Nội dung quy luật Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định Mỗilần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủđịnh Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình (cái phủ định, phủ định cái bị phủđịnh, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ định.Cái phủ định sau khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu kỳ phủ định lần thứhai) Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủđịnh thứ nhất Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn
VD Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2)
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)
Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặcđiểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triểntrong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủđịnh của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sự phủ định lần thứnhất Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳphát triển tiếp theo Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mớihơn Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng phát triển Song phát triểnđó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc" Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặctrưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên Mỗi vòng của đường xoáy ốcdường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển Tính vô tận của sự phát triển từthấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc"
*)Ý nghĩa của phương pháp luận (1,5đ)
- Qúa trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có liềm tin vào xu hướng của sự pháttriển.Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.trong sự thay thế đó có sự tác động của các nhân tố chủ quan củacon người, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy tính năng động sáng tạo, phát hiện những cái mới thay thếnhững cái cũ lỗi thời
- Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu tố tích cực Kế thừaphát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Loại bỏ những hủ tục lạc hậu,những tư tưởng lỗi thời mang tính bảo thủ.Trong quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó Nềnkinh tế nhiều thành phần theo định hướng XH chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ địnhnền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho XH phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là XH XH chủ nghĩa.Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có cách thức tác độngphù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đóinghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kếthừa và sử dụng đặc trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảođịnh hướng XH chủ nghĩa.chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới Tuy nhiên để có thành công nhưhôn nay, trong hoạt động của chúng ta, cả hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiến chúng ta phải vận dụngtổng hợp tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể Chỉ có nhưvậy hoạt động của chúng ta, kể cả hoạt động học tập, mới có chất lượng và hiệu quả cao
Trang 12Câu 5: KN phương pháp và phương pháp luận Trình bày nội dung những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBCDV đối với quá trình nhận thức KH?
1 Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định
2 Phương pháp luận biện chứng duy vật là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc, các phương pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng chính là học thuyết về hệ thống đó
3 Một số nguyên tắc ppl cơ bản của pbcdv
a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
1 Vị trí: Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắcphương pháp luận cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật
2 Cơ sở lý luận: Nguyên lý về mlh phổ biến
3 Nội dung và những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc
- Muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, cácbộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối liên hệ của chúng trong chính sự vật, hiện tượng ấy và mối liên hệ giữasự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trunggian, gián tiếp
- Phải xem xét đánh giá từng mặt, từng mlh, phải nắm được đâu là mlh chủ yếu
- Cần xem xét svht trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các ytố, các thuộc tính cùng các mlh của chúng
- Tránh tuyệt đối hoá những tri thức đã có về svht, tránh coi những tri thức đã có là những chân lý bất biến, tuyệt đối, cuốicùng về svht mà k bổ sung phát triển
- Phải đặt sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu vào trong không gian và thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quátrình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó
- Để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người
- Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện
- Muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tácđộng làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng Song trong từng bước, từng giai đoạnphải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực lượng giải quyết
b) Nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
1 Vị trí: Nguyên tắc lịch sử - cụ thể cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quantrọng nhất trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
2 Cơ sở lý luận: là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
3 Nội dung và những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc
- Phải xem xét các svht trong các mlh cụ thể của chúng
- Sự tồn tại vận động, phát triển của các svht diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể
- Phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vận động làm cho sự vật,hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó
- Muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng, phải xem xét nó trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hoá lẫn nhau trongcác hình thức biểu hiện, với những bước quanh co, với những ngẫu nhiên gây tác động lên quá trình tồn tại của sự vật, hiệntượng trong không gian và thời gian cụ thể; gắn với hoàn cảnh cụ thể, mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn tại;
- Phải xem xét svht trong sự vận động, trong sự hình thành và phát triển, phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà nó đãtrải qua trong quá trình phát triển của mình biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn, thì mới có thể hiểu, giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu đặc trưng, những đặc trưng chất vàlượng vốn có của sự vật, hiện tượng
- Không chỉ yêu cầu nhận thấy những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng; không chỉ yêu cầu nhận thấy nhữngtrạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được mối liên hệ khách quan quy định sự thay đổi diễn ra trongsự vật, hiện tượng;
- Chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiệnthời và khả năng chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của