1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồ Án Tốt Nghiệp Máy Và Hệ Thống Điều Khiển Số Theo Chương Trình 150 tc (CDIO) CHƯƠNG 7 ( Sách Giáo Trình)

20 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,74 MB

Nội dung

Đồ Án Tốt Nghiệp Máy Và Hệ Thống Điều Khiển Số Theo Chương Trình 150 tc (CDIO)GỒM CÓ TỔNG CỘNG 12 CHƯƠNG:Chương 1: Đại cương về máy cắt kim loại.Chương 2: Máy tiệnChương 3: Máy khoan doaChương 4: Máy PhayChương 5: Máy gia công bánh răngChương 6: Máy màiChương 7: Máy chuyển động thẳngChương 8: Thiết kế máy cắt kim loạiChương 9: Máy điều khiển theo chương trình sốChương 10: Hệ thống tín hiệu mã hiệuChương 11: Hệ thống điều khiển máy NC và CNCChương 12: Nội suy trong hệ thống máy điều khiển số. Sau đây là chương :Chương 7:Máy chuyển động thẳngCuối chương còn có phần câu hỏi ôn tập. Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức của chương, giúp nhớ lâu hơn, kỹ hơn và vận dụng vào thực tiễn..Cuối chương còn có phần câu hỏi ôn tập. Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức của chương, giúp nhớ lâu hơn, kỹ hơn và vận dụng vào thực tiễn.

Trang 1

CHƯƠNG 7: MÁY CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Mục tiêu chương 7: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

1 Nhận biết được các loại máy bào, máy xọc, máy chuốt;

2 Viết được các phương trình xích tốc độ, xích chạy dao của máy bào ngang

7A35 và máy xọc 743

3 Trình bày được các cơ cấu truyền động động trong máy bào ngang 7A35 và

máy xọc 743: cơ cấu culit lắc, cơ cấu culit quay, cơ cấu vitme-êcu, cơ cấu dầu

ép, cơ cấu chạy dao ngang tự động;

4 Trình bày được công dụng và phân loại của máy chuốt.

Trang 2

7.1 CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI

7.1.1 Công dụng

Máy bào dùng để gia công chi tiết có dạng mặt phẳng, có đường chuẩn là đường thẳng, đường sinh là đường thẳng, cong, gãy khúc Từ đó, hình thành các bề mặt gia công

có hình dạng mặt phẳng ngang, đứng và nghiêng, các rãnh chữ T, rãnh đuôi én, rãnh vuông…Ngoài ra đôi khi người ta còn dùng máy bào để gia công những bề mặt định hình

Hình 7 1 – Các bề mặt gia công trên máy bào

7.1.2 Phân loại

Máy bào dùng trong sản xuất có hai loại chủ yếu là:

- Máy bào ngang: dùng để gia công chi tiết nhỏ, có độ dài trong phạm vi từ 200

đến 800 mm

- Máy bào giường: dùng để gia công những chi tiết lớn hay chi tiết dài, chi tiết có

dạng hộp hoặc thân máy

Trang 3

Hình 7 2 – Hình dáng chung máy bào ngang

1 – Ê-tô; 2 – Đầu bào; 3 – Tay quay đứng; 4 – Bàn trượt;

5 – Thân máy; 6 – Tay quay ngang; 7 – Bàn gá chi tiết

Hình 7 3 – Hình dáng chung của máy bào giường

1 – Bàn máy; 2 – Thân máy; 3 – Cữ hành trình; 4 – Động cơ chính; 5 – Bàn gá dao;

Trang 4

7.2 CÁC CƠ CẤU THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

7.2.1 Cơ cấu culit lắc

Cơ cấu culit lắc dùng để biến chuyển động quay một chiều thành chuyển động tịnh tiến đi về hai chiều với tốc độ khác nhau

Hình 7 4 – Cơ cấu culít lắc

Khi đĩa biên quay, cần lắc O 2 B sẽ lắc lư quanh tâm O 2 Cần lắc nối với bàn trượt bằng khớp động Do đó khi cần lắc lắc lư sẽ làm bàn trượt tịnh tiến khứ hồi

Chốt A lắp trên đĩa biên chuyển động với vận tốc đều, tạo nên góc α tương ứng với hành trình công tác và góc β tương ứng với hành trình chạy không, thường tỉ số α/β nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 Từ đây, ta có giản đồ vận tốc của cơ cấu culit lắc như Hình 7.5a Từ giản đồ vận tốc, ta thấy cơ cấu culit lắc có nhược điểm là tốc độ không ổn định.

7.2.2 Cơ cấu culit quay

Hình 7.16 thể hiện sơ đồ cơ cấu culi quay, gồm đĩa biên (1) nhận truyền động từ hộp tốc độ, trên đĩa biên có lắp con trượt (2) Khi đĩa biên quay quanh tâm O 1 , con trượt (2) kéo

Trang 5

tay dòn (3) quay quanh tâm O 2 với vận tốc góc không đều Đầu kia của tay đòn (3) lắp khớp động với thanh kéo (4) để di động bàn trượt của dao xọc.

Muốn thay đổi hành trình của bàn trượt dao xọc, ta dùng vít-me (5) để di động đai ốc (6) trong rãnh của tay đòn (3).

Hình 7 5 – Sơ đồ chuyển động cơ cấu culit quay

7.2.3 Cơ cấu bánh răng - thanh răng hoặc vitme –êcu:

Hình 7 6 – Cơ cấu thanh răng – bánh răng

Chỉ dùng cho hành trình lớn từ 1000- 1200 mm Ưu điểm là tốc độ ổn định, nhưng

phải dùng thêm cơ cấu đảo chiều chuyển động thẳng bằng cơ khí hoặc bằng điện, nên hiện nay ít dùng

Trang 6

7.2.4 Cơ cấu dầu ép

Dầu từ bơm dầu theo đường ống truyền vào cơ cấu công tác Vị trí (1) - đầu bào lùi

về, vị trí (2) - đầu bào tiến công tác Hình 7.10

Hình 7 7 – Sơ đồ máy bào thủy lực

Trên bàn trượt đầu bào có gắn vấu khống chế chiều dài hành trình Vấu này gạt tay

gạt tự động ở vị trí (1) và (2) dùng đảo chiều nhanh, vị trí số V CT và V CK

V CT=Q

S

( 7 4 )

V CK= Q

S−s

( 7 5 ) Trong đó: Q – Lưu lượng dầu bơn vào trong cơ cấu công tác;

S – Diện tích piston;

s – Diện tích thanh truyền chiếm chỗ.

Cơ cấu dầu ép cho tốc độ ổn định nhưng khó chế tạo và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định của máy

Trang 7

7.3 MÁY BÀO NGANG 7A35

7.3.1 Tính năng kỹ thuật

- Hành trình lớn nhất của đầu trượt: 500 mm

- Hành trình lớn nhất bàn máy

- Phạm vi điều chỉnh số hành trình kép: 12,5÷138 htk/ph

- Phạm vi điều chỉnh lượng chạy dao ngang: 0,3÷4,8 mm/htk

Trang 8

7.3.2 Sơ đồ động máy bào ngang 7A35

Hình 7 8 – Sơ đồ động máy bào ngang 7A35

Trang 9

7.3.3 Phương trình xích tốc độ

Xích tốc độ bắt đầu từ động cơ N = 5,8 kW lần lượt qua các trục I, II, III đến trục chính IV Phương trình xích tốc độ:

n đ c ∅ 148

∅ 336 ( I )[3328

28 33 23 38 18

43]( II )15

48( III )[10716

48

80 ](IV )=n htk(htk/ ph)

( 7 1 )

7.3.4 Phương trình xích chạy dao:

7.3.4.1 Phương trình xích chạy dao ngang

Xích chạy dao ngang xuất phát từ 1 vòng cam (1htk), đến cơ cấu bánh cóc-con cóc,

đóng ly hợp L 1 đến trục VII, qua ly hợp L 2 và đến trục vitme t x = 6×2 mm

1htk 60

30.

x

64 L1(VII).30

27(VIII ).

36

7 2 )

7.3.4.2 Phương trình xích chạy dao nhanh

Xích chạy dao nhanh xuất phát từ động cơ N = 5,8 kW đến trục I, qua cặp bánh răng 46/46, qua các bộ truyền xích đến trục VI để đến ly hợp L 1 thực hiện chuyển động chạy dao

n đ c ∅ 148

∅ 336 ( I )

46

46( III )

15

32(V )

15

15(VI )

16

40L1.30

27(VIII )

36 25

.6 ×2=s nh(mm/ ph)

( 7 3 )

Trang 10

7.3.5 Các cơ cấu đặc biệt trong máy bào 7A35

7.3.5.1 Cơ cấu chạy dao ngang tự động

Hình 7 9 – Cơ cấu chạy dao tự động máy bào ngang

Hình 7.11, bánh răng Z = 21 lắp then với trục đĩa biên (của cơ cấu culít), bánh răng Z

= 22 lồng không trên trục thanh (6) Quá trình làm việc như sau:

Yêu cầu sau mỗi hành trình kép của đầu bào, bàn máy chạy ngang một lượng S (mm/ htk) Chuyển truyền qua bánh răng Z = 21 đến bánh răng Z = 22 làm quay đĩa biên, chốt lệch tâm (7) quay xung quanh bánh răng Z = 22 kéo đòn (5) làm cho thanh (4) quay lắc.

- Khi đòn (5) kéo sang phải, con cóc (4) vào khớp bánh cóc, truyền chuyển động

quay tới trục vítme ngang di động nhờ bàn máy

- Khi đòn (5) bị đẩy sang trái, mặt vát nghiêng của con cóc trượt trên răng bánh cóc và nắp chắn (1), bàn máy đứng yên Khi bàn máy (9) lên xuống kéo đòn (8)

và thanh lắc (6) giữ cho cả hệ thống làm việc như cũ.

Để điều chỉnh lượng chạy dao, ta điều chỉnh độ lệch tâm của chốt (7) bằng vít điều

chỉnh, hình 7.12a

Để đảo chiều chạy dao, ta xoay chốt 180° Khi đó, bánh cóc sẽ quay ngược chiều với

chiều đã điều chỉnh ban đầu, Hình 7.12b

Hình 7 10 – Sơ đồ điều chỉnh hành trình và đảo chiều bàn máy

Trang 11

7.3.5.2 Cơ cấu chạy dao thẳng đứng

Hình 7 11 – Cơ cấu chạy dao đứng

Cơ cấu chạy dao đứng hoạt động như sau: Khi bàn trượt tịnh tiến khứ hồi, vấu di động tới chạm vào vấu cố định lắp trên thân máy, làm quay bánh cóc truyền tới qua bộ bánh răng côn làm quay trụ vitme đứng làm đầu bào mang dao tịnh tiến đứng

7.3.5.3 Cơ cấu đầu dao bào

Hình 7 12 – Cơ cấu đầu dao bào

Trang 12

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày công dụng của máy bào.

2 Cho sơ đồ động máy bào ngang 7A35 (Hình 7.4), thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết phương trình xích tốc độ và tính số cấp tốc độ của máy Xác định số hành trình kép lớn nhất và số hành trình kép nhỏ nhất của máy;

- Viết các phương trình xích chạy dao ngang, xích chạy dao nhanh của máy.

3 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu culit lắc của máy bào ngang

7A35.

4 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu bánh răng-thanh răng hoặc

vitme-ecu của máy bào ngang 7A35.

5 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu dầu ép của máy bào ngang 7A35.

6 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu chạy dao ngang tự đông của máy

bào ngang 7A35.

7 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu chạy dao thẳng đứng của máy

bào ngang 7A35.

8 Trình bày công dụng của máy xọc.

9 Cho sơ đồ động máy xọc 743 (Hình 7.15), thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết phương trình xích tốc độ và tính số cấp tốc độ của máy Xác định số hành trình kép lớn nhất và số hành trình kép nhỏ nhất của máy;

- Viết phương trình xích chạy dao dọc, xích chạy dao ngang, xích chạy dao vòng Để thay đổi lượng chạy dao, cần phải điều chỉnh máy như thế nào?

10 Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc cơ cấu culit quay của máy xọc 743.

11 Trình bày công dụng của máy chuốt.

Trang 13

BÀI ĐỌC THÊM: MÁY XỌC – MÁY CHUỐT

A Máy xọc

Máy xọc là máy có chuyển động chính là chuyển động thẳng đứng do dao thực hiện

theo phương thẳng đứng (T).

Hình 7 13 – Chuyển động tạo hình của máy xọc

a Công dụng

Máy xọc dùng để gia công các rãnh bên trong lỗ, bánh răng trong, then hoa,

Hình 7 14 – Các dạng chi tiết gia công trên máy xọc

a – Rãnh then trong; b – Then hoa

b Máy xọc 743

Tính năng kỹ thuật

- Hành trình lớn nhất của bàn trượt: L = 300 mm

- Phạm vi điều chỉnh số hành trình kép: 20 ÷ 80 htk/ph

- Phạm vi điều chỉnh lượng chạy dao: 0,05 ÷ 2 mm/hkt

Trang 14

Hình 7 15 – Máy xọc 743

1 – Đầu trượt; 2 – Dao; 3 – Chi tiết; 4 – Đồ gá; 5 – Tay quay ngang;

6 – Tay quay dọc; 7 – Sống trượt; 8 – Đế máy; 9 – Hộp chạy dao

Trang 15

Sơ đồ động máy xọc 743

Hình 7 16 – Sơ đồ động máy xọc 743

Trang 16

Phương trình xích tốc độ

Xích tốc độ bắt đầu từ động cơ N = 5,2 kW qua buli-đai đến hộp tốc độ 4 cấp, sau đó đến đĩa biên (6) Z = 60 có gắn chốt (2) làm quay tay đòn (3) đến thanh kéo (4) làm bàn dao tịnh tiến lên xuống, Hình 7.15 Phương trình xích tốc độ:

n đ c ∅ 100

∅ 320 ( I )[1641

22 35 19 28 35

22]( II )14

60=n htk(htk/ ph)

( 7 6 )

Phương trình xích chạy dao

Xích chạy dao dọc xuất phát từ một hành trình kép, từ bánh cóc Z = 20 truyền qua cơ cấu đảo chiều, qua các tỉ số truyền cố định, đến trục V sau đó chia ra các đường truyền khác

nhau để thực hiện chạy dao dọc, chạy dao ngang và chạy dao vòng

Phương trình xích chạy dao dọc

Từ cặp bánh răng 19/19 qua cặp bánh răng nón 12/24 để đến trục vitme dọc để thực hiện chạy dao dọc

1htk x

20(III ).

20

20(IV ).

60

50.

50

30(V ).

19

19.

12

7 7 )

Phương trình xích chạy dao ngang

Từ cặp bánh răng 19/19 đến cặp bánh răng 15/20, 24/24, 16/24 đến cơ cấu vitme-đai

ốc để thực hiện chạy dao ngang

1htk x

20(III ).

20

20(IV ).

60

50.

50

30(V ).

19

19.

15

20.

24

24.

16

24.t x=S n/htk¿ (

7 8 )

Phương trình xích chạy dao vòng

Từ cặp bánh răng 19/19, truyền qua cặp bánh răng côn 20/30, đến trục vít-bánh vít 1/120 làm bàn máy quay tròn

1htk x

20(III ).

20

20(IV ).

60

50.

50

30(V ).

19

19.

20

30.

1

120.360=S v(°/htk) (

7

Trang 17

6 )

Trang 18

B MÁY CHUỐT

Máy chuốt là máy có chuyển động chính là chuyển động thẳng do dao thực hiện Dao chuốt có dạng như một thanh kim loại có các lưỡi cắt phân bố đều trên một mặt hoặc trên toàn bộ chu vi của thanh

Hình 7 17 – Nguyên lý và chuyển động của dao chuốt

a Công dụng và phân loại

Công dụng

Máy chuốt được sử dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối Máy dùng để gia công chính xác lỗ có dạng profin bất kỳ, chuốt rãnh trong, bánh răng trong, lỗ then hoa,… Ngoài ra đang phát triển chuốt mặt phẳng, mặt định hình và rãnh bên ngoài Chuốt có năng

suất và độ chính xác cao

Hình 7 18 – Các dạng chi tiết chuốt

Phân loại:

Máy chuốt được phân loại theo công dụng, theo vị trí dao chuốt và theo mức độ tự động hóa:

- Về công dụng: máy chuốt trong, máy chuốt ngoài;

Trang 19

- Về vị trí gá đặt dao chuốt: máy chuốt nằm ngang, máy chuốt thẳng đứng;

- Về mức độ tự động hóa: máy chuốt liên tục, máy chuốt gián đoạn

b Tính năng kỹ thuật

- Lực chuốt lớn nhất: 300  400 kN (cỡ trung bình), 1200 kN (cỡ nặng)

- Chiều dài lớn nhất của hành trình dao chuốt: 350  2000 mm

Ở máy chuốt không có cơ cấu chạy dao Các lưỡi dao kế tiếp nhau có kích thước lớn dần đã thực hiện lượng chạy dao

c Máy chuốt đứng

Hình 7 19 – Máy chuốt đứng

1 – Thân máy; 2 – Động cơ; 3 – Ống dẫn nước; 4 – Chân máy ; 5 – Bệ máy;

6 – Bàn trượt; 7 – Bàn máy lắp phôi; 8 – Bộ phận làm mát; 9 – Trục chính;

Trang 20

d Máy chuốt đứng gia công mặt ngoài

Chuyển động của dao được xác định nhờ các vấu điều chỉnh lắp trên thân máy

Chi tiết gia công cùng bàn máy tiến đến gần dao, và trong chu kỳ làm việc dao chuốt

di động từ trên xuống Khi kết thúc quá trình gia công phôi cùng bàn máy rời khỏi dao và dao di động lên phía trên

e Máy chuốt gia công mặt trong

Bàn máy có lỗ để dao chuốt đi qua, đầu kẹp dao ở dưới bàn máy

Khi bắt đầu gia công, dao chuốt ở vị trí trên cùng Sau khi lắp phôi vào đồ gá trên bàn máy, cán dao được đưa qua lỗ của chi tiết gia công và được tự động kẹp chặt Dao chuốt

sẽ di động xuống phía dưới thực hiện quá trình cắt gọt

f Máy chuốt nằm ngang

Hình 7 20 – Hình dáng chung của máy chuốt ngang

1 – Trục chính; 2 – Bộ phận làm mát dao chuốt; 3 – Bệ đỡ dao; 4 – Vỏ máy;

5 – Má kẹp phụ; 6 – Thân máy

Máy chuốt ngang làm việc với dao chuốt dài hoặc ngắn với phương pháp nén hoặc kéo

Chủ yếu gia công mặt trong, vì vậy chi tiết gia công phải có lỗ xuyên suốt để dao chuốt đi qua

Nguyên lý làm việc của máy chuốt ngang tương tự như máy chuốt đứng gia công mặt trong

Ngày đăng: 12/02/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w