Bảo vệ môi trường chi tiết nhà máy chế biến tinh bột khoai mì
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của Nhà máy 1
2 Căn cứ lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết 1
3 Tổ chức thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết 4
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ 5
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ 5
1.1 Tên cơ sở 5
1.2 Chủ nhà máy 5
1.3 Vị trí địa lý của nhà máy 5
1.4 Các hạng mục xây dựng của nhà máy 5
1.4.1 Tổng thể các hạng mục công trình 6
1.4.2 Kiến trúc xây dựng 7
1.5 Quy mô/công suất, thời gian hoạt động 8
1.6 Công nghệ sản xuất/vận hành của nhà máy 9
1.7 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy 12
1.7.1 Máy móc, thiết bị 12
1.7.2 Nguyên liệu, nhiên liệu 13
1.8 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho việc xử lý môi trường của nhà máy 15
1.8.1 Máy móc thiết bị sử dụng cho việc xử lý môi trường 15
1.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho việc xử lý môi trường 17
1.9 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của nhà máy trong thời gian đã qua 17
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA 20
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA 20
CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 20
CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 20
2.1 Nguồn chất thải rắn thông thường 20
2.1.1 Nguồn phát sinh, chủng loại và khối lượng 20
2.1.2 Công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý 20
2.2 Nguồn chất thải lỏng 21
2.2.1 Nguồn phát sinh 21
2.2.2 Lưu lượng và nồng độ nước thải 21
Lưu lượng 23
2.2.3 Nguồn tiếp nhận nước thải 26
Trang 22.2.4 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 26
2.3 Nguồn phát sinh chất thải khí 33
2.3.1 Nguồn phát sinh 33
2.3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm không khí 33
2.3.3 Các biện pháp giảm thiểu 37
2.4 Nguồn chất thải nguy hại 40
2.4.1 Nguồn phát sinh 40
Nguồn phát sinh: Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành, sửa chữa thiết bị phục vụ sản xuất 40
2.4.2 Khối lượng 40
2.4.3 Công tác phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý 41
Doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kho lưu trữ CTNH theo đúng quy định; 41
Doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH với đơn vị có chức năng để xử lý toàn bộ CTNH phát sinh từ nhà máy 41
Chủ đầu tư bố trí công nhân vệ sinh thường xuyên theo dõi, giám sát và phân loại CTNH vận chuyển vào đúng nơi quy định 41
2.5 Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu 41
2.5.1 Nguồn phát sinh 41
2.5.2 Các biện pháp giảm thiểu 41
2.6 Nhiệt thừa 41
2.6.1 Nguồn phát sinh 41
2.6.2 Các biện pháp giảm thiểu 42
2.7 Các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội do nhà máy tạo ra không liên quan đến chất thải 42
2.7.1 Các rủi ro, sự cố môi trường 42
2.7.2 Vấn đề kinh tế - xã hội do nhà máy tạo ra 44
A Tác động kinh tế - xã hội do nhà máy tạo ra 44
B Biện pháp giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội do nhà máy tạo ra 44
Trật tự an ninh xã hội 44
An toàn giao thông 45
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 46
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 46
3.1 Kế hoạch xây dựng 46
3.2 Tiến độ thực hiện 47
3.2 Kế hoạch vận hành và thử nghiệm 48
CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 49
CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 49
4.1 Kế hoạch quản lý chất thải 49
4.2 Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải 52
4.3 Kế hoạch ứng phó sự cố 54
4.4 Kế hoạch quan trắc môi trường 56
CHƯƠNG 5 THAM VẤN Ý KIẾN 57
Trang 3CHƯƠNG 5 THAM VẤN Ý KIẾN 57
5.1 Văn bản của chủ doanh nghiệp gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã 57
5.2 Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã 57
5.3 Ý kiến phản hồi của chủ Doanh nghiệp 57
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 58
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 58
1 Kết luận 58
2 Kiến nghị 59
3 Cam kết 59
PHẦN PHỤ LỤC 60
PHẦN PHỤ LỤC 60
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1 Danh sách những người tham gia thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường 4
Bảng 1.1 Diện tích các hạng mục công trình của nhà máy 7
Bảng 1.2 Tình trạng các thiết bị phục vụ sản xuất 13
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất 14
Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Nhà máy .16
Bảng 1.5 Danh mục các biện pháp và các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện .17
Bảng 2.1: Hệ số chảy tràn 22
Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 22
Bảng 2.3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa 23
Bảng 2.5 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 24
Bảng 2.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau Biogas 25
Bảng 2.7 Kích thước hồ biogas và hồ sinh học hiện hữu 30
Bảng 2.8 Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô 33
Bảng 2.9 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực cổng nhà máy .34
Bảng 2.10 Tính chất và thành phần của biogas sau hệ thống khử lưu huỳnh và nước 35 Bảng 2.11 Thành phần khói thải lò sấy đốt củi 35
Bảng 2.12 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực xưởng sản xuất 36
Bảng 2.13 Khối lượng chất thải nguy hại của Nhà máy 40
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện công trình xử lý môi trường 47
Bảng 4.1 Kế hoạch quản lý chất thải 49
Bảng 4.2 Kế hoạch quản lý các vấn đề không liên quan đến chất thải 52
Bảng 4.3 Kế hoạch ứng phó sự cố 54
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mặt cắt ngang bể tự hoại 3 ngăn 27
Hình 2.2 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 27
Hình 2.3 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Nhà máy 28
Hình 2.4 Quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ 29
Trang 5Hình 2.5 Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất sau Biogas 31
Hình 2.6 Quy trình xử lý khí thải lò sấy bột mì 38
39
Hình 2.7: Tháp hấp thụ 39
Hình 2.8 Sơ đồ xử lý bụi khâu đóng bao 39
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của Nhà máy
Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương hoạt động tại địa chỉ: Ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Doanh nghiệp thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4501000087, đăng ký thay đổi, bổ sung ngày 17 tháng 07 năm 2002 do
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tây Ninh cấp Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương hoạt động với loại hình sản xuất kinh doanh: chế biến tinh bột khoai mì, đây là loại hình sản xuất hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì tại tổ 10, ấp Tân Thạnh, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh của DNTN Tiến Dương đã được Sở Khoa học công nghệ và Môi trường cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 20/ KCM ngày 223/01/1999, với công suất đăng ký là 10 tấn khoai mì/ngày (phiếu xác nhận có hiệu lục đến tháng 12 năm 2001) Đến năm 2003, Doanh nghiệp tăng công suất chế biến lên 40 tấn khoai mì/ngày và đã được Sở Khoa học công nghệ và Môi trường cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 341/PXN-KCM ngày 21/05/2003 Đến năm 2009, Doanh nghiệp đã nâng công suất hoạt động của nhà máy lên 100 tấn tinh bột khô/ngày
Tình trạng hiện tại của Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương thuộc vào mục d, Khoản 1, điều 3 của Thông tư số 01/2012/TT-BNTMT ngày 16/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Cơ sở đã có một trong các văn bản: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường khi cải tạo,
mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất)
Chính vì thế, để tuân thủ theo pháp luật, Doanh nghiệp đã hợp đồng với Công ty TNHH
Môi trường Đất Việt lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì”, địa chỉ: Ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
2 Căn cứ lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
2.1 Văn bản pháp lý
a Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 về việc “quản lý đầu tư xây dựng”
Trang 8- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 về việc “quản lý sử dụng đất đai”.
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/08/2006 về việc “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường”
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về việc “quản lý chất thải rắn”
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/02/2008 về việc “sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 về việc “quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường”
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 08/05/2012 về việc “Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 16/03/2012 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại
b Các văn bản pháp lý của Cơ sở
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4501000087, đăng ký thay đổi, bổ sung ngày 17 tháng 07 năm 2002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tây Ninh cấp
- Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 341/PXN-KCM ngày
21 tháng 5 năm 2003 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất số 404-719-566-403-296-310-369, thuộc tờ bản đồ số 18 tại ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp
725–407-717-554-782-368 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, mã số QLCTNH: 72000225.T do
Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh - Sở Tài nguyên và Môi Trường cấp ngày 21 tháng 12 năm 2011
- Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2177/GP-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp ngày 22 tháng 11 năm 2010
c Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT: Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Trang 9- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
2.2 Căn cứ về thông tin
a Các tài liệu tham khảo
- Các tài liệu thống kê về tình hình thủy văn, khí tượng trong khu vực nhà máy,
2011, Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2011
- Các Đề án tương tự để có cơ sở so sánh và xác định các tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động của nhà máy gây ra
- Các tài liệu, báo cáo khoa học về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong và ngoài nước
- Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực nhà máy
- Thành phần chất thải rắn sinh hoạt, Centema, 2004
- Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000
- Hóa học môi trường, Đặng Kim Chi, 1998
- Pollution – World Health Organization, Geneva, 1993
- Xử lý nước thải, Hoàng Huệ, Nhà xuất bản Xây dựng, 1996
- Giáo trình cấp thoát nước, Hoàng Huệ, 1997
- Môi trường và ô nhiễm, Lê Văn Khoa, Nhà xuất bản giáo dục, 1995
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1999
- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1997
Các tài liệu trên có tính chính xác và độ tin cậy cao Thông tin tương đối mới - là cơ sở khoa học tin cậy trong đánh giá
b Phương pháp sử dụng thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:
- Phương pháp khảo sát hiện trường, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: khảo sát vị trí, hiện trạng và điều kiện cụ thể của Nhà máy cũng như tiến hành công tác đo đạc và lấy mẫu cần thiết để phân tích hiện trạng môi trường khu vực nhà máy
- Phương pháp nhận dạng, liệt kê: xác định các thành phần mà nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường, nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết
Trang 10- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của WHO để tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm.
- Phương pháp so sánh: sử dụng để đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền tảng
là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan và các tiêu chuẩn của
Bộ Y tế
3 Tổ chức thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Chủ đầu tư đã kết hợp với đơn vị tư vấn thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho Nhà máy
- Chủ đầu tư : Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương
- Địa chỉ : ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
- Người đứng đầu doanh nghiệp: Ông Nguyễn Mạnh Dũng
Địa chỉ : Khu phố 2, phường 3, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại : 0913.132.148
- Đơn vị tư vấn:
+ Đơn vị tư vấn : Công ty TNHH Môi trường Đất Việt
+ Người đại diện: Nguyễn Văn Ngọc Sơn Chức vụ: Giám đốc
+ Địa chỉ : 204 Lê Văn Lương - P.Tân Hưng - Q.7 - Tp.HCM
+ Điện thoại : 08 35471713 Fax: 08 35471713
Danh sách người tham gia thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho Nhà máy:Bảng 0.1 Danh sách những người tham gia thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường
Chủ đầu tư
01 Nguyễn Mạnh Dũng Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương
Đơn vị tư vấn
01 Dương Thị Bích Ngân Kỹ sư Công ty TNHH Môi trường Đất Việt
02 Trần Thị Duy Trinh Kỹ sư Công ty TNHH Môi trường Đất Việt
06 Ngô Thị Thúy Ngọc Kỹ sư Công ty TNHH Môi trường Đất Việt
Trang 11CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ1.1 Tên cơ sở
“Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì”
1.2 Chủ nhà máy
- Tên chủ nhà máy: Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương
- Địa chỉ : ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
- Người đại diện : Ông Nguyễn Mạnh Dũng Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại : 0913.132.148
1.3 Vị trí địa lý của nhà máy
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương hoạt động tại địa chỉ ấp Bàu Lùn, xã Bình Minh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Các mặt tiếp giáp của Nhà máy như sau:
- Phía Đông : giáp đất ở của ông Nguyễn Tiến Dân;
- Phía Tây : giáp đường liên xã Bình Minh – Tân Bình (đường Trần Văn Trà);
- Phía Nam : giáp suối nhỏ và đất ở của ông Nguyễn Văn Dường;
- Phía Bắc : giáp suối nhỏ và đất ở của bà Nguyễn Thị Lụa
Tọa độ vị trí trung tâm của nhà máy: X: 0619622; Y: 1255810
Nhà máy nằm trên đường Trần Văn Trà, thuận lợi cho việc lưu thông đường bộ xung quanh khu vực nhà máy
Xung quanh khu vực nhà máy khoảng 2 km có những đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội như sau:
- Nhà máy cách Quốc lộ 22B khoảng 2 km về phía Tây; cách đường Trần Phú khoáng 2 km về phía Đông
- Vị trí khu đất nhà máy cách xa các công trình công cộng
Nguồn tiếp nhận nước thải: Nhà máy có phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất Hiện tại, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại và nước thải sản xuất sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng Biogas (01 hồ) được chứa trong các hồ sinh học của nhà máy (7 hồ chứa) Trong tương lai, nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A một phần được tuần hoàn, phần còn lại được xả ra suối chảy về rạch Tây Ninh
1.4 Các hạng mục xây dựng của nhà máy
Hiện tại, tổng diện tích khu đất là: 102.469m2, bao gồm:
Trang 121.4.1 Tổng thể các hạng mục công trình
Diện tích các hạng mục công trình của Nhà máy được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Quyền sử dụng đất Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương Stt thửa Số tích (m Diện 2 )
chuyển đổi (m 2 )
Mục đích chuyển đổi
Trang 13Bảng 1.1 Diện tích các hạng mục công trình của nhà máy
- Khu vực sản xuất, kho chứa được xây cao
- Nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân được tách riêng biệt để đảm bảo giảm tiếng
ồn và độ bụi
- Bố trí đường giao thông nội bộ thuận tiện cho vận tải
B Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình
Trang 14- Khu vực sản xuất, kho chứa bột được xây dựng với kết cấu khung vì kèo thép mái lợp tôn.
- Nền nhà được đổ bêtông, láng phẳng thuận tiện cho việc phục vụ công nghệ sản xuất
- Nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép, khung chịu lực, nền lát gạch men, mái tôn
- Xung quanh nhà máy, nền đất được tạo độ dốc đảm bảo thoát nước tốt
C Các giải pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
- Các thiết bị máy móc đều trang bị nội quy, quy trình vận hành, nội quy an toàn người và thiết bị
- Các khu vực nóng, bụi bố trí các quạt thông gió, quạt làm mát và thường xuyên
vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, tạo môi trường làm việc tốt lành và an toàn cho cán
bộ công nhân viên
D Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước: Nước của toàn bộ nhà máy dùng từ nguồn nước giếng khoan nội bộ, cung cấp cho toàn bộ nhà máy sinh hoạt và sản xuất
- Hệ thống thoát nước:
+ Nước mưa đuợc thu gom về mương hở thoát ra ngoài môi trường
+ Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sau
+ Nước thải sản xuất: hiện tại nước thải sản xuất được xử lý 01 biogas, nước thải sau khi qua bể phân hủy kỵ khí (biogas) được thải ra ngoài 07 hồ chứa (01 hồ đã chống thấm và 06 hồ không chống thấm) trong khu vực nhà máy Nhà máy đang tiến hành đầu tư cải tạo hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải đầu ra đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, một phần nước được tái sử dụng, phần còn lại thải ra suối nhỏ chảy về rạch Tây Ninh
1.5 Quy mô/công suất, thời gian hoạt động
Công suất:
- Sản phẩm: Tinh bột thành phẩm
- Phụ phẩm: bã mì (phơi khô)
- Công suất sản xuất: 100 tấn tinh bột thành phẩm/ngày
Thời gian hoạt động:
Thời gian hoạt động của Nhà máy tùy thuộc vào từng giai đoạn sản xuất do nhu cầu của thị trường rất biến động
- Trong năm: 10 tháng (Từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau)
- Trong tháng: 26 ngày
- Trong ngày: 8 – 24 giờ
Trang 151.6 Công nghệ sản xuất/vận hành của nhà máy
Nhà máy sản xuất tinh bột mì từ nguồn nguyên liệu củ khoai mì tươi Doanh nghiệp đang hoạt động với công nghệ như sau:
Tuần hoàn nước
Tuần hoàn nước
Phơi khôĐơn vị có nhu cầu
Trang 16Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột mì kèm theo dòng thải.
Quá trình sản xuất tinh bột khoai mì gồm 8 công đoạn chính Mỗi công đoạn đó lại gồm một số công đoạn nhỏ hơn Chi tiết của các công đoạn sản xuất được mô tả cụ thể dưới đây:
• Công đoạn 1: Tiếp nhận củ khoai mì tươi.
Khoai mì tươi vận chuyển về nhà máy được cân để xác định khối lượng và chất lượng khoai mì Từ bãi tập kết nguyên liệu, khoai mì sẽ được xe xúc đưa vào phễu nạp nguyên liệu bằng băng tải nâng, băng tải nâng có nhiệm vụ chuyển khoai mì lên trống quay hình trụ, dọc băng tải có bố trí các công nhân theo dõi và loại bỏ những củ bị thối, rễ cây, đầu củ cùng các vật lạ có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của máy băm, nghiền Bên dưới phễu được đặt một sàng rung, sàng này hoạt động tạo rung từ trục cam, quay bằng mô tơ điện Sàng rung có nhiệm vụ tiếp tục tách phần tạp chất đất đá còn bám vào
củ khoai mì
Thời gian xử lý khoai mì củ tươi từ khi thu hoạch đến khi đưa vào chế biến càng nhanh càng tốt để tránh tổn thất tinh bột Thực tế tại các nhà máy sản xuất tinh bột mì trên địa bàn tỉnh là không quá 48 giờ
• Công đoạn 2: Tách tạp chất, vỏ gỗ và tách vỏ lụa
Khoai mì từ phiểu tiếp nhận sẽ được chuyển qua bộ phận sàn khô nhằm làm sạch sơ bộ
củ mì tươi, loại bỏ đất cát dính trên thân củ mì
Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ các tạp chất có trên vỏ củ khoai mì, bao gồm các bước: rửa sơ bộ, tách đất đá, tách vỏ cứng
Máy bóc vỏ được dùng để tách vỏ cứng ra khỏi củ Củ khoai mì được đưa từ bồn chứa đến máy bóc vỏ bằng một băng tải Tại đây, cát, đất đá và chất thải khác tiếp tục được loại bỏ trong điều kiện ẩm
Máy bóc vỏ được thiết kế theo hình ống có gắn thanh thép trên thành ống như một lồng xoáy có khe hở rộng khoảng 1cm, mặt trong của máy có gờ xoáy giúp cho việc đưa củ đến một cách tự động Để tăng hiệu quả loại bỏ đất cát có thể dùng gờ xoáy dạng bàn chải Thông thường khoai mì phải được loại cả vỏ cứng và vỏ lụa (dày khoảng 2 - 3 mm), vỏ lụa cũng là nơi có chứa đến 50% tinh bột và hầu hết lượng axit xyanua hydric (HCN)
Trang 17Nước dùng để bóc vỏ có thể là nước tái sử dụng, được lấy từ các máy phân ly dịch sữa Nước tái sử dụng được chứa trong bể chứa trước khi dùng
Sau công đoạn này, 1.000kg củ khoai mì tươi cho khoảng 980 kg khoai mì củ sạch Củ khoai mì tươi sau khi rửa được băng tải chuyển đến công đoạn làm sạch
• Công đoạn 3: Rửa làm sạch
Củ khoai mì sau khi bóc vỏ được chuyển đến máy rửa Quá trình rửa được tiến hành bằng cách phun nước lên nguyên liệu củ khoai mì đặt trong một máng nước Máng nước trong máy rửa được thiết kế hình chữ U, cho phép củ khoai mì di chuyển với khoảng cách dài hơn, trong thời gian lâu hơn để rửa củ khoai mì sạch hơn Tại đây diễn
ra quá trình rửa để làm sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài cũng như mọi tạp chất khác Công đoạn rửa sử dụng vòi phun áp lực cao để tăng hiệu quả rửa Nếu rửa không hiệu quả, các hạt bùn dính trên củ khoai mì sẽ là nguyên nhân làm giảm độ trắng của dịch sữa và sản phẩm
• Công đoạn 4: Băm và nghiền nhỏ khoai mì.
Máy băm có tác dụng băm nhỏ củ mì thành những lát nhỏ, dưới tác dụng của dao làm nguyên liệu đầu vào cho máy nghiền trục Máy nghiền trục quay với tốc độ cao nghiền nát những lát mì nhỏ, làm tế bào bột mì vỡ ra, giải phóng bột, cho sản phẩm đầu ra là hỗn hợp bột – bã lỏng có kích thước hạt rất nhỏ Kế tiếp hỗn hợp này được bơm lên công đoạn trích ly 2 cấp
Mục đích của quá trình này nhằm làm vỡ khoai mì ra nhỏ hơn, sau đó nghiền khoai trở nên mịn hơn, nhằm làm tăng khả năng tinh bột hoà tan trong nước và chuyển sang giai đoạn tách bã
• Công đoạn 5: Ly tâm tách bã.
Công đoạn ly tâm được thực hiện nhằm tách tinh bột ra khỏi nước và bã Trong quá trình này, tinh bột được tách khỏi sợi xenluloza, làm sạch sợi mịn trong bột sữa và tẩy trắng tinh bột để tránh lên men và làm biến màu
Việc tách bã được tiến hành 3 lần bằng công nghệ và thiết bị ly tâm liên tục Dịch sữa được đưa vào bộ phận rổ hình nón và có những vòi phun nước vào bã trong suốt quá trình rửa bã và hoà tan tinh bột Phần xơ thu hồi, sau khi đã qua giai đoạn lọc cuối cùng,
có chứa 90 - 95% hàm lượng nước và một ít tinh bột sót với tỷ lệ thấp Đây là điều kiện thuận lợi để tách bã và tinh bột Do vậy, tinh bột sữa sau khi đi qua bộ phận ly tâm đầu tiên với kích thước khe hở hợp lý sẽ được tiếp tục bơm qua các bộ phận ly tâm tiếp theo Bộ phận ly tâm gồm có 2 công đoạn và được thiết kế với sàng rây mịn Trong các
bộ phận ly tâm này thường có bộ phận lọc mịn và bộ phận lọc cuối để thu hồi triệt để tinh bột Phần xơ mịn được loại bỏ được phơi khô và bán cho đơn vị có nhu cầu
• Công đoạn 6: Thu hồi tinh bột thô từ công đoạn tách dịch
Trong dịch sữa tinh bột, hàm lượng các chất dinh dưỡng và đường khá cao nên các vi sinh vật dễ phát triển dẫn đến hiện tượng lên men gây mùi Sự thay đổi tính chất sinh hóa này làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm Tinh bột sữa được đưa vào máy
ly tâm siêu tốc bằng vòi phun thiết kế theo 2 nhánh chính và phụ đặt trong thành bồn Nước rửa được bơm vào máy đồng thời Việc phân ly tách tinh bột sữa có tỷ trọng cao hơn và tinh bột sữa có tỷ trọng thấp hơn nhờ những đĩa hình chóp nón trong bồn máy phân ly Các thành phần nhẹ là tinh bột dạng sữa có nồng độ thấp được đưa qua các đĩa phân ly đặt ở bên trong bồn phân ly Bồn phân ly được lắp các ống dẫn nước rửa để hoà
Trang 18tan tinh bột Nhiều máy phân ly được lắp đặt theo một dãy liên tục Tinh bột sau công đoạn này đạt nồng độ 20oBx.
• Công đoạn 7: Thu hồi tinh bột tinh.
Dịch sữa được tiếp tục tách nước Bột mịn được tách ra từ sữa tinh bột bằng phương pháp ly tâm
Phương pháp ly tâm khử nước này được thiết kế theo kiểu rổ, lắp bộ phận chậu có đục
lỗ, một tấm vải lọc và một tấm lưới có lỗ rất nhỏ đặt ở bên trong Tinh bột được chuyển vào ở dạng lỏng Trong suốt quá trình phân ly, nước được loại bỏ bởi màng lọc và tinh bột được giữ lại ở thành chậu tạo thành bánh hình trụ Chu kỳ hoạt động của máy bắt đầu diễn ra từ lúc nạp tinh bột sữa ở nồng độ 18 - 20oBx vào bộ phận hình rổ cho đến khi đạt mức cho phép thì ngừng nạp Sau khi hoàn tất chu kỳ nạo bột thì quá trình nạp dịch tinh bột mới bắt đầu hoạt động trở lại
Sau ly tâm tách nước, tinh bột tinh thu được đạt độ ẩm 38%, được chuyển sang công đoạn sau dưới dạng bánh tinh bột
• Công đoạn 8: Hoàn thiện sản phẩm.
Bánh tinh bột sau khi được tách ra từ công đoạn trên được làm tơi và sấy khô để tiếp tục tách nước nhằm mục đích bảo quản lâu dài
Việc làm tơi tinh bột ướt là rất cần thiết, nhằm tăng bề mặt tiếp xúc của hạt tinh bột với không khí nóng trong quá trình sấy Để làm tơi, tinh bột ướt được dẫn đến bộ phận vít tải làm tơi và bộ phận rây bột tự động Nhiệt độ ở bộ phận này được giữ ổn định là
55oC Nếu nhiệt độ trong ống dẫn nhiệt giảm, thấp hơn 55oC, có nghĩa là hàm ẩm của tinh bột cao, tín hiệu được truyền đến bộ phận điều khiển nhiệt và bộ phận biến tần sẽ làm giảm vận tốc mô tơ và tốc độ trục vít, khối lượng tinh bột ướt đưa vào lò sấy giảm theo, cho đến khi nhiệt độ trong ống dẫn đạt đến trị số ổn định
Tinh bột ướt được nạp vào lò sấy để đạt hàm ẩm 10- 13% Lượng không khí được sấy nóng đi qua bộ phận lọc để làm sạch, khử bụi, tạp chất bẩn trong không khí Không khí cấp vào lò sấy ở nhiệt độ 180 – 200oC Trong quá trình sấy, tinh bột được chuyển đi bằng khí từ đáy lên đỉnh tháp sấy bằng hơi nóng khoảng 150oC và sau đó rơi xuống Quá trình sấy được hoàn tất trong thời gian rất ngắn (chỉ vài giây) bảo đảm cho tinh bột không bị vón và không bị cháy
• Công đoạn đóng bao sản phẩm.
Tinh bột sau khi sấy khô được tách ra khỏi dòng khí nóng, được làm nguội ngay bởi dòng lốc khí nóng và hoạt động đồng thời của van quay Sau đó tinh bột này được đưa qua rây hạt để bảo đảm tạo thành hạt tinh bột đồng nhất, không kết dính vón cục, đạt tiêu chuẩn đồng đều về độ mịn Tinh bột sau khi qua rây được bao gói thành phẩm.Trung bình từ 1.000 kg khoai mì củ tươi thu được 250 kg tinh bột, 20 kg tinh bột khoai
Trang 19Bảng 1.2 Tình trạng các thiết bị phục vụ sản xuất
vị
Số lượng Xuất xứ
Giá trị còn lại
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương, 2013)
1.7.2 Nguyên liệu, nhiên liệu
• Nhu cầu nguyên liệu
Quá trình chế biến tinh bột khoai mì sử dụng nguyên liệu chính là củ khoai mì tươi, nước, năng lượng điện, nhiệt nóng để sấy Nguồn nguyên liệu khoai mì có khối lượng
400 tấn/ngày, chủ yếu được thu mua từ các hộ trồng trọt tại địa phương và các vùng lân cận Nhà máy sử dụng vôi để xử lý nước cấp
• Nhu cầu nhiên liệu
- Nhiên liệu sử dụng sấy tinh bột mì: Khí biogas từ hệ thống xử lý nước thải tập trung (khối lượng sử dụng khoảng 14.500 tấn/ngày) Khi hệ thống cấp khí biogas bị sự cố, nhà máy sử dụng củi khô để sấy bột mì, khối lượng sử dụng khoảng 20 tấn/ngày
- Nhà máy sử dụng dầu DO dùng cho phương tiện vận tải và máy phát điện dự phòng (chỉ sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và thắp sáng trong trường hợp cúp điện)
Trang 20Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất
Trang 211.7.3 Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
Nhu cầu nước:
Nguồn cung cấp nước: Nguồn nuớc sử dụng cho toàn nhà máy chủ yếu là từ nguồn nước ngầm, thông qua 5 giếng khoan có độ sâu từ 39 – 49m Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất theo số: số 2177/GP-UBND ngày 22 tháng 11 năm
2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp với tổng lượng nước cho phép là 700
m3/ngày.đêm Khi đi vào hoạt động sản xuất nếu lượng nước cho phép khai thác không
đủ sử dụng, chủ đầu tư sẽ xin phép UBND tỉnh Tây Ninh khoan thêm giếng để đảm bảo lượng nước cho sản xuất
Tổng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy là 1.003 m3/ngày.đêm, tương đương 26.078
m3/tháng Trong đó:
- Lượng nước phục vụ sản xuất: trung bình 1.000 m3/ngày.đêm chủ yếu dùng sản
suất tinh bột mì (Nguồn: Căn cứ trên số liệu sử dụng nước thực tế tại nhà máy)
tương đương 26.000 m3/tháng
- Lượng nước sinh hoạt trung bình của 30 người là 3 m3/ngày (nhu cầu sử dụng nước là 100 lít/người/ngày), tương đương 78 m3/tháng
Nhu cầu điện:
Nguồn cung cấp điện: Công ty điện lực Tây Ninh
Điện vận hành các mô-tơ để nghiền và rửa nguyên liệu, sấy, lượng điện tiêu thụ trung bình 453.800 kW/tháng (tính theo hóa đơn tiền điện tháng 3 năm 2013)
Ngoài ra, khi cúp điện nhà máy sử dụng máy phá điện dự phòng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thắp sáng (không sử dụng cho sản xuất)
1.8 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho việc xử lý môi trường của nhà máy
1.8.1 Máy móc thiết bị sử dụng cho việc xử lý môi trường
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của Nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhân viên được xử
lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, được xây chìm dưới đất
Nước thải sản xuất:
Hầu hết các Nhà máy chế biến tinh bột mì rất quan tâm về vấn đề nước thải Nước thải
mì rất khó xử lý, lượng nước thải ra kèm theo mũ và bã mì Vì vậy, Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải bao gồm 01 biogas (kích thước 110m*90m*8m) và 07 hồ chứa (01 hồ đã chống thấm và 06 hồ chưa chống thấm)
Các loại máy móc thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được thể hiện chi tiết bảng sau:
Trang 22Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Nhà máy
(Nguồn: Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương, 2013)
Stt Tên thiết bị SL Đvị Đặc tính kỹ thuật
- Xuất xứ: Việt Nam
02 Thiết bị đốt khí thừa 1 Cái
- Vật liệu: Inox SUS 304 d2mm
- Tự chế tạo
- Tình trạng: Mới 90%
- Vật liệu: Inox SUS 304 d2mm
01 Hệ thống van, đường ống công nghệ Hệ 1 - HDPE
02 Hệ thống điện điều khiển Hệ 1 - Tủ điện Việt Nam
Trang 231.8.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho việc xử lý môi trường
Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải là vôi khối lượng khoảng 50kg/ngày để cân bằng độ pH vì đặc trưng của nước thải nhà máy có độ pH thấp
1.9 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của nhà máy trong thời gian
đã qua
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc Doanh nghiệp tư nhân Tiến Dương hoạt
động từ năm 1999 Trong thời gian hoạt động, Doanh nghiệp cũng đã xây dựng các phương án khả thi nhằm kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động của Nhà máy, cụ thể như sau:
- Trước khi đi vào hoạt động, Doanh nghiệp đã được Sở Khoa học công nghệ và Môi trường cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 20/ KCM ngày 223/01/1999, với công suất đăng ký là 10 tấn khoai mì/ngày (phiếu xác nhận
có hiệu lục đến tháng 12 năm 2001) Đến năm 2003, Doanh nghiệp tăng công suất chế biến lên 40 tấn khoai mì/ngày và đã được Sở Khoa học công nghệ và Môi trường cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số 341/PXN-KCM ngày 21/05/2003
- Doanh nghiệp cũng tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH 72000225.T ngày 21 tháng 12 năm 2011 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp
- Tiến hành đăng ký giấy phép khai thác nước dưới đất và được cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2177/GP-UBND do Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp ngày 22 tháng 11 năm 2010
- Doanh nghiệp cũng thường xuyên lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định
- Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã có các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, cụ thể như sau:
Bảng 1.5 Danh mục các biện pháp và các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện
2 Nước thải
Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn Nước thải sản xuất: đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bao gồm 1 bể biogas với (kích thước 110m x 90m x 8m) và 7 hồ chứa chưa chống thấm
3 Bụi, khí thải Vệ sinh, thu dọn đất cát, rác trong khuôn viên
Khu vực tập kết nguyên liệu khoai mì tươi được bố trí khu vực riêng biệt, có đồ dùng che đậy và thường xuyên được vệ sinh
Trang 24t
Các biện pháp và các
công trình bảo vệ môi
Lò sấy sử dụng nhiên liệu là khí Biogas phát sinh từ
hệ thống xử lý nước thải nên khí thải ra không gây ô nhiễm
Trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân trực tiếp làm việc tại nhà máy
Sử dụng xăng và dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%) đối với các phương tiện vận chuyển, nhằm giảm phát sinh chất khí gây ô nhiễm
Các phương tiện lưu thông trong khuôn viên Nhà máy phải giảm tốc độ và các phương tiện thường xuyên được bảo trì bảo dưỡng
4 Tiếng ồn
Hiện đại hóa máy móc, thiết bị
Thường xuyên bảo quản, sửa chữa kịp thời các máy móc, thiết bị theo định kỳ
Kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng
Các phương tiện vận tải ra vào giảm tốc độ
5 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại riêng với các loại chất thải rắn khác, được thu gom vào thùng chứa Bao bì, nylon, giấy… được bán phế liệu, phần hữu cơ được thu gom tập trung giao cho đơn vị thu gom rác thải tại địa phương
6 Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ hoạt động của nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì: Vỏ củ mì, bã mì (các loại chất thải rắn này đều là phụ phẩm, được thu gom
và bán lại cho các đơn vị có nhu cầu)
Vỏ củ mì kèm theo đất được bán cho đơn vị làm phân bón cho cây trồng
Đối với bã mì: Doanh nghiệp bán cho các đơn vị kinh doanh phơi bã mì (bã mì sau khi phơi khô bán cho các đơn vị chế biến thức ăn gia súc)
7 Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy
bao gồm: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau nhiễm dầu nhớt, cặn dầu nhớt,…
Doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với mã số 72000225.T, ngày 21/12/2011.Doanh nghiệp đã thực hiện việc ký hợp đồng thu gom,
Trang 25t
Các biện pháp và các
công trình bảo vệ môi
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ môi trường Huỳnh Kim Nhật tại hợp đồng số 0174/HĐ-TGXL-CTNH ngày 15/06/2012
Doanh nghiệp chưa xây dựng kho lưu giữ chất thải nguy hại và chưa thực hiện việc báo cáo tình hình lưu giữ chất thải nguy hại
Xây dựng nội quy sản xuất, an toàn lao động
Kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển và các quy định an toàn trong vận chuyển
Bố trí thiết bị PCCC
9 Phòng chống sự cố môi
trường
Chất thải rắn được lưu trữ đúng nơi quy định
Thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống xử lý nước thải để có biện pháp khắc phục kịp thời
Trong trường hợp xảy ra các sự cố thường gặp: phải lập tức báo cáo cấp trên khi có các sự cố và tiến hành giải quyết các sự cố Nếu sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cáo cho cấp trên để nhận
sự chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan có chức năng
Trang 26CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA
CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ2.1 Nguồn chất thải rắn thông thường
2.1.1 Nguồn phát sinh, chủng loại và khối lượng
A Chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát sinh: trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên cụ thể từ: nhà ăn tập
thể, khu nghỉ dưỡng của công nhân viên, văn phòng,
Chủng loại: chất thải rắn sinh hoạt bao gồm vỏ trái cây, giấy, thức ăn thừa, vỏ đồ hộp,
vật dụng, bao bì nhựa, rau củ quả thừa, bao ni lông,…
Khối lượng: Với số công nhân viên làm việc trong nhà máy là 30 người thì lượng rác
thải sinh hoạt thải ra: 30 người x 0,3 kg/ngày = 9 kg/ngày.
B Chất thải rắn sản xuất
Nguồn phát sinh: công đoạn bóc vỏ, ly tâm.
Chủng loại: bao gồm vỏ gỗ và vỏ củ, xơ và bã khoai,
Khối lượng:
- Vỏ gỗ và vỏ củ, phát sinh trong công đoạn bóc vỏ chiếm khoảng 5 - 10% lượng khoai mì củ tươi Khối lượng vỏ gỗ và vỏ củ ước tính khoảng 60 tấn/ngày tương đương với 1.800 tấn/tháng
- Xơ và bã khoai mì: phát sinh trong công đoạn ly tâm tách bã Loại chất thải rắn này thường chiếm 15 - 20 % lượng khoai mì tươi, khối lượng bã mì khoảng 120 tấn/ngày, tương đương với 3.600 tấn/ tháng
2.1.2 Công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý
A Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phân thành 2 loại:
+ Chất thải hữu cơ (rác thực phẩm, chất thải dễ phân hủy, );
+ Các thành phần còn lại (bao bì, hộp nhựa, vỏ lon kim loại, giấy, )
- Hình thức lưu trữ: thùng chứa rác có nắp đậy (bố trí tại các khu vực trong xưởng).
- Tần suất thu gom: 2 lần/tuần
- Biện pháp xử lý:
+ Giai đoạn hiện tại: Khu vực Nhà máy chưa có đơn vị thu gom rác thải sinh
hoạt Vì vậy, chất thải rắn sinh hoạt được Nhà máy tự xử lý như sau: Chất thải rắn từ sinh hoạt như các loại bao bì, giấy, thùng carton,… sẽ thu gom vào chỗ chứa bán cho các đơn vị thu mua phế liệu để tái chế Chất thải có nguồn gốc hữu
cơ thu gom, đốt trong khu vực đất Nhà máy
+ Giai đoạn tương lai: Khi khu vực có đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý rác
thải sinh hoạt Doanh nghiệp sẽ thu gom rác thải sinh hoạt vào thùng chứa và ký hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo đúng quy định
Trang 27B Chất thải rắn sản xuất
Chất thải công nghiệp không nguy hại bao gồm: Vỏ gỗ và vỏ củ, phế phẩm, xơ và bã khoai mì, mủ mì
- Hình thức lưu trữ: lưu trữ tại bãi chứa chất thải rắn của nhà máy.
- Tần suất thu gom: 1 lần/ngày.
- Biện pháp xử lý:
+ Giai đoạn hiện tại:
Bã mì: Bán cho các đơn vị kinh doanh sấy bã mì (bã mì sau khi sấy khô được bán cho các đơn vị làm thức ăn gia súc);
Vỏ sắn (vỏ lụa) Vỏ lụa được bán để làm phân bón và bán cho một số cơ sở sản xuất để sử dụng phần vỏ lụa để thu hồi tinh bột khi băm, nghiền, mài cùng với phần lõi của củ mì
Bao PP bị hỏng là phế liệu được thu gom và bán phế liệu
+ Giai đoạn tương lai: Doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư hệ thống sấy bã mì: bã mì
được đưa qua máy vắt nước và đến hệ thống sấy khô trước khi bán cho các đơn vị
có nhu cầu làm thức ăn gia súc Đồng thời nhà máy sẽ tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp xử lý chất thải rắn sản xuất hiện hữu và bố trí công nhân vệ sinh thường xuyên thu dọn chất thải rắn sản xuất rơi vãi trong khuôn viên nhà máy
2.2 Nguồn chất thải lỏng
2.2.1 Nguồn phát sinh
- Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt bao gồm: nước thải phát sinh từ khu nhà vệ sinh của cán bộ, công nhân viên
- Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ công đoạn sau:
+ Bóc vỏ, mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid, antoxian, protein, xenluloza, pectin, đường và tinh bột Đây là nguồn chính gây ô nhiễm nước thải có chứa SS, BOD, COD rất cao
+ Lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và cyanua, do đó
có SS, BOD, COD rất cao, pH thấp
2.2.2 Lưu lượng và nồng độ nước thải
A Nước mưa
Nước mưa chảy tràn được xem là nước thải quy ước sạch và không gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên nước mưa khi chảy qua khuôn viên nhà máy có thể lôi cuốn theo lá cây, cát, đất, nguyên liệu và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước
Trang 28• Lưu lượng
Lưu lượng nước mưa phát sinh tại khu vực Nhà máy được tính toán như sau:
- Tổng diện tích khu vực Nhà máy là 102.469 m2
- Cường độ mưa cao nhất = 2200 mm/năm = 183 mm/tháng = 0,18 m/tháng
- Công thức tính toán lưu lượng cực đại nước mưa chảy tràn:
Q = 0,278 * K * I * A
Trong đó:
- Q: lưu lượng nước mưa cực đại (m3/s)
- K: hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất
- I: cường độ mưa (mm/ngày)
(Nguồn: Trịnh Xuân Lai, Thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000)
Hệ số chảy tràn được xác định dựa trên số liệu vùng thị tứ như sau:
K = 0,70 – 0,95; lấy K = 0,7 đối với khu vực Nhà máy
Tính lượng mưa lớn nhất tại khu vực Nhà máy như sau:
Qmax tháng = 0.278 x 0.7 x 0.18 x 102.469 = 3.589,3 m3/ tháng
Trang 29• Tải lượng
Từ bảng 2.2, tính tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Tải lượng (kg/s) = nồng độ x lưu lượng x 10 -3 (kg/ngày)
Bảng 2.3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa
(Nguồn: Công ty TNHH Môi trường Đất Việt, 2013)
Từ bảng kết quả tính toán, thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn là không đáng kể, do đó nước mưa được quy đổi là nước sạch
B Nước thải sinh hoạt
Trang 30(Nguồn: Công ty cổ phần Sắc ký và Môi trường Nhiệt Đới, 01/2013)
Ghi chú
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Hệ số K = 1,2: trường hợp cơ sở sản xuất có số lượng nhân viên nhỏ hơn 500 người.
Nhận xét
- Kết quả cho thấy tất cả các chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại đều đạt
QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B (K = 1,2) Nhưng so với quy chuẩn quy định hiện hành của tỉnh Tây Ninh Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại, vẫn còn một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A Cụ thể: BOD5
vượt 1,52 lần; TSS vượt 1,86 lần; Sunfua vượt 3,5 lần; Amoni vượt 1,43 lần
• Tải lượng
Dựa trên nồng độ và lưu lượng, tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 2.5 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại
Trang 31Stt Thông số Đơn vị Kết quả
Lượng nước thải ra môi trường có lưu lượng khoảng 800 m3/ngày.đêm
Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bao gồm 1 bể biogas với (kích thước 110m x 90m x 8m), và 7 hồ chứa chưa chống thấm (01 hồ đã chống thấm và 06
hồ chưa chống thấm)
Để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống Biogas, tiến hành lấy mẫu và phân tích Kết quả đo được như sau:
Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu sau hồ Biogas (NT01)
Bảng 2.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau Biogas
Trang 32Nước thải sản xuất từ nhà máy sau khi xử lý bằng bể phân hủy kị khí biogas đạt hiệu suất xử lý khoảng 70% - 90% Nước thải sau khi ra khỏi bể phân huỷ kị khí biogas, tiếp tục chảy sang dãy hồ chứa (01 hồ đã chống thấm và 06 hồ chưa chống thấm).
Theo quy định hiện hành của tỉnh Tây Ninh, nước thải đầu ra phải đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT Do đó, Doanh nghiệp đã đề xuất phương hướng và có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau Biogas nhằm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường như quy định
2.2.3 Nguồn tiếp nhận nước thải
Nước mưa: Nước mưa được quy ước là nước sạch, nên nước mưa sau khi qua hệ thống
thu gom, sau đó chảy qua mương dẫn thoát ra ngoài môi trường
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt sau khi qua xử lý bằng hầm tự hoại, trong tương lai nước thải sau
bể tự hoại được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, không thải
ra ngoài môi trường
Nước thải sản xuất:
Hiện tại, nước thải sản xuất sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng Biogas được chứa trong các hồ sinh học nằm trong khu vực của nhà máy Trong tương lai, nước thải sản xuất sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A Một phần nước thải được tuần hoàn tái sử dụng lại, phần còn lại được thải ra suối chảy về rạch Tây Ninh
2.2.4 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
A Quy trình công nghệ
• Nước mưa
So với nước thải sinh hoạt, nước mưa khá sạch Mái nhà được bố trí nghiêng, nước mưa phát sinh từ mái nhà tự chảy xuống đất sau đó qua mương dẫn thoát ra ngoài môi trường Hơn nữa, rác thải của Nhà máy được thu gom, không để vương vãi vì thế không làm ô nhiễm môi trường do nước mưa chảy tràn
• Nước thải sinh hoạt
Giai đoạn hiện tại
Tổng lượng nước thải từ sinh hoạt gồm nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý bằng 2 bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại có 3 ngăn có hình khối chữ nhật là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng Bể còn có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy Sau khi qua bể tự hoại nồng độ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải khoảng 20 - 30% riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn
Nhà máy có 2 bể tự hoại đặt ngầm dưới nhà vệ sinh( tại xưởng sản xuất và văn phòng) Thể tích 1 bể tự hoại đã xây dựng là 32m3, tổng thể tích bể tự hoại là 64m3 (có 2 bể tự hoại) đảm bảo xử lý hiệu quả nước thải sinh hoạt Toàn bộ hệ thống được xây dựng chìm dưới đất Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được Đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định
nước thải vào
ống thoát hơi
Trang 33Hình 2.1 Mặt cắt ngang bể tự hoại 3 ngăn
Giai đoạn tương lai
Theo kết quả nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại trong bảng 2.3, nước thải có nồng độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép Vì vậy, đề xuất
xử lý nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại bằng hệ thống xử lý nước thải như sau:
Hình 2.2 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạtNước thải sinh hoạt được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn Bể có chức năng lắng và phân hủy cặn với hiệu suất xử lý 80 – 85%
Sau khi qua bể tự hoại 03 ngăn, nước thải tiếp tục được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để tiếp tục xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường
• Nước thải sản xuất
Giai đoạn hiện tại
Nước thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bao gồm 1 bể biogas (kích thước 110m x 90m x 8m) và 7 hồ chứa
Sơ đồ công nghệ:
Nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại
Hệ thống xử lý nước thải tập trungThải ra ngoài môi trường
Trang 34Hình 2.3 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Nhà máy
Thuyết minh quy trình:
Bể trung gian: có nhiệm vụ ổn định lưu lượng và tải lượng của nước thải Ngoài ra, tại
đây nước thải được trộn với bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể phân hủy kị khí biogas để ổn định tải lượng và nồng độ các chất trong nước thải Khi cần thiết, nước vôi điều chỉnh
pH được bổ sung vào bể để tạo pH trong khoảng 6,5 – 7,5 tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy và sản sinh biogas Sau đó, nước thải được bơm phân phối vào bể Biogas
Bể trung gian chưa được chống thấm
Bể phân hủy kị khí BIOGAS :
Quá trình phân hủy sinh học yếm khí nước thải là quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy
Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ:
Quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ được minh họa như sau:
Nước thải vào
Bể trung gian (chưa chống thấm)
Bể phân hủy kị khí
Biogas (01 hồ)
Bể phân hủy kị khí
Biogas (01 hồ)
Nước vôi, bùn
Bơm nước vôi, bùn
Bơm nước thải
Trang 35Hình 2.4 Quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ
Hồ sinh học: (7 hồ chứa) có nhiệm vụ phân huỷ các chất hữu cơ, vi sinh gây bệnh còn
lại trong nước thải Các hồ tuỳ nghi này có chiều sâu mực nước khoảng 2m Quá trình
xử lý loại bỏ các chất hữu cơ tại hồ này gồm 2 vùng: vùng hiếu khí ở phía trên và vùng
kị khí ở đáy hồ Quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra đồng thời ở cả trên mặt và cả ở đáy hồ
Ở phần trên, gần sát mặt nước tồn tại nhiều vi sinh vật hiếu khí Tại đây, oxy được cung cấp từ quá trình hoà tan từ không khí do quá trình chuyển động của gió và quá trình quang hợp của các vi sinh vật Nhờ có oxy, quá trình chuyển hoá hiếu khí do các vi sinh vật xảy ra rất mạnh Nhờ đó, các chất hữu cơ nhanh chóng bị phân huỷ thành CO2, nitrit, nitrat, muối photpho
Ở đáy hồ, dưới tác dụng của các vi sinh vật yếm khí như chất hữu cơ bị phân hủy kị khí sinh ra các khí CH4, H2S, H2, N2, CO2,…
Hệ thống xử lý và phân phối biogas:
Khí sinh học (BIOGAS): sinh ra trong bể phân huỷ kị khí được thu gom bằng hệ thống
các ống nhựa đục lổ bố trí dọc theo chu vi của bể và dẫn về đường ống thu khí chính Sau đó, biogas được dẫn qua hệ thống tách ẩm (hơi nước) rồi tiếp tục qua hệ thống kiểm tra áp suất, các van an toàn trước khi qua hệ thống xử lý hydro sunfua (H2S) Hỗn hợp khí được dẫn qua tháp hấp thụ, tại đây H2S được hấp thụ bằng dung dịch NaOH 5% Từ đây, biogas được máy thổi khí cấp đến hệ thống lò sấy trong nhà máy
Khi lượng biogas sinh ra quá nhiều, nhà máy không sử dụng hết, hệ thống đo áp suất và các van điều chỉnh áp suất sẽ tự động chuyển dòng biogas đến hệ thống đốt khí thừa hay hệ thống van xả để xả ra ngoài, nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống bể phân huỷ biogas Trên hệ thống đường ống thu khí sinh học có bố trí các van an toàn, bẫy hơi từ
bể phân huỷ đến nguồn sử dụng Đối với hệ thống đốt khí thừa, để bảo đảm an toàn cho hoạt động của bể phân huỷ và tránh dòng lửa cháy ngược về đường ống dẫn biogas, nhà máy sẽ lắp đặt thêm các Flame artester (thiết bị chống cháy ngược) trên đường ống dẫn đến hệ thống đốt khí
Tính toán năng lượng
Căn cứ vào lưu lượng nước thải, thành phần nguyên liệu đầu vào từ nhà máy, chúng tôi tính toán được năng lượng sinh ra từ việc thu hồi Biogas như sau:
Thông số đầu vào:
Axít Axêtic CO2 + H2
Thủy phân sinh axit
Sinh axít hữu cơ đơn
giản Sinh Mê-tan
Vi khuẩn lên men
Vi khuẩn sinh axít
Vi khuẩn sinh mê-tan
Biogas: CH4 + CO2Axít béo bay hơiChất hữu cơ