1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

18 632 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 33,44 KB

Nội dung

Các quy định về những biện pháp là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền có thế tác động một cách hợp pháp đến một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp

Trang 1

A – LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan THTT (tiến hành tố tụng) được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế trong đó có biện pháp ngăn chặn Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Chương VI Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Nhằm tránh việc lợi dụng của các cơ quan THTT và người THTT khi áp dụng áp dụng những biện pháp này xâm hại đến quyền con người Luật TTHS quy định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng Những biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự Các quy định về những biện pháp là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền có thế tác động một cách hợp pháp đến một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp

và pháp luật quy định và bảo hộ nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây khó khăn trong tố tụng hình sự cũng còn là một phương tiện góp phần đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân, hạn chế và ngăn ngừa sự xâm phạm một cách tùy tiện trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ Trong số những biện pháp ngăn chặn mà BLTTHS quy định thì

“bắt người” có một vị trí rất quan trọng, bởi lẽ đây là một biện pháp ngăn chặn có tính chất cưỡng chế rất nghiêm khắc, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định

Trang 2

B – NỘI DUNG

I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ

1.Bắt người trong tố tụng hình sự

1.1 Định nghĩa:

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với

bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

1.2 Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam

Bắt người là biện pháp thường được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm Mục đích là để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo Bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự Như vậy, đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo Người chưa bị khởi tố với

tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử không thể bị bắt để tạm giam Nếu người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can, hoặc người không bị Toà án đưa ra xét xử mà vẫn bị bắt để tạm giam thì có nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng

đã thực hiện không đúng quy định pháp luật, quyền con người, quyền công dân của người bị bắt không được đảm bảo Bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn, vì vậy không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội Chỉ được bắt người để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần phải bắt để tạo điều kiện

Trang 3

thuận lợi cho việc điều tra, xử lý tội phạm Khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy người phạm tội không có ý trốn tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không được bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác Chẳng hạn, người phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam

1.3 Bắt người trong mối quan hệ với các biện pháp ngăn chặn khác trong tố tụng hình sự.

Bắt người và những biện pháp ngăn chặn khác luôn tồn tại mối quan hệ tác động lẫn nhau, chúng cùng có chung một bản chất – đều là những biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự được thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước, đều luôn gắn liền với sự tác động và hạn chế các quyền tự do cá nhân của đối tượng áp dụng Sở dĩ biện pháp bắt người và một số biện pháp ngăn chặn là vì các biện pháp này khi áp dụng đều có chung mục đích ngăn chặn, phòng ngừa

2 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự.

2.1 Mục đích:

- Nhằm kịp thời ngăn chặn tội pham

- Ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra

- Ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội

- Ngăn chặn hành vi gây khó khăn, cản trở việc thi hành án

2.2 Ý nghĩa:

- Thể hiện đường lối, chính sách của Nhà nước ta trong việc xử lý những hành

vi phạm tội

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật

Trang 4

- Là cơ sở pháp lý để co quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tác động đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong những trường hợp cần thiết, nhằm đạt được mục đích của tố tụng hình sự

- Thể hiện thái độ kiên quyết, triệt để của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tiến tới hạn chế và loại trừ tình trạng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội

3 Yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự.

Yêu cầu về chính trị: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bắt người chính

là sự cụ thể hóa đường lối, chính sách của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Yêu cầu về pháp luật:

+ Việc bắt người phải đúng đối tượng, có căn cứ

+Việc bắt người phải đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục do BLTTHS quy định

+ Triệt để tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục áp dụng các trường hợp bắt

cụ thể

Yêu cầu về nghiệp vụ: Kịp thời, nhanh chóng, chính xác, có sự chuẩn bị chu

đáo và áp dụng đúng chiến thuật trong từng trường hợp cụ thể, tránh tư tưởng vội vàng, nôn nóng dễ dẫn đến chủ quan, sơ hở khi bắt người, dẫn tới gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người áp dụng

II –QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẮT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

1.Quy định của pháp luật hiện hành về bắt người trong tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định 3 trường hợp bắt người sau:

– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

– Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;

Trang 5

– Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

1.1.Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (điều 80 BLTTHS năm 2003)

Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng đối tượng áp dụng để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa

bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam Mục đích của bắt người trong trường hợp này là để tạm giam, cho nên trước khi quyết định bắt, cơ quan có thẩm quyền cần xác định có cần thiết bắt bị can, bị cáo đó để tạm giam hay không Thông thường, các cơ quan tiến hành tố tụng thường căn cứ vào tính chất của tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các đặc điểm về nhân thân cũng như thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án

– Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam (k1 điều 80 BLTTHS năm 2003)

Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can, do thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quyết định Trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Những lệnh bắt người không có sự phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp sẽ không có giá trị thi hành Thời hạn xem xét để ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là ba ngày kể từ khi viện kiểm sát nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt

Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định

Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp, thẩm phán giữ chức vụ chánh tòa, phó chánh tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định – Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam (k2 và k3 điều 80 BLTTHS năm 2003)

Trang 6

Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền, lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe Khi bắt phải lập biên bản bắt người khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc của họ phải có mặt đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc chứng kiến không bắt người vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang Việc quy định nêu trên vừa thể hiện sự nghiêm khắc của nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm vừa là sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, tránh mọi tác động trái pháp luật tới các quyền nay

1.2.Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (điều 81 BLTTHS năm 2003)

– Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang

chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đây là trường hợp cơ quan thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh nguồn tin Việc bắt người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:

Có căn cứ khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm

Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

– Trường hợp khẩn cấp thứ hai: Khi bắt người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm

chính mắt trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra,

nhưng người thực hiện tội phạm không bị bắt ngay Sau một thời gian, người bị hại

có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy đã xác nhận đúng là người thực hiện tội phạm Trong trường hợp này tính chất của tội phạm mà người phạm tội đã

Trang 7

thực hiện không đóng vai trò quyết định trong việc xác định lý do bắt khẩn cấp Lý

do phải bắt đối với người phạm tội ở đây chính là việc có đủ cơ sở để khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm và nếu không bắt ngay họ sẽ trốn Việc bắt người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:

+Phải có người có mặt nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm

Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc người khác đã chính mắt trông thấy người phạm tội và hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với cơ quan có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm

+Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn

Những căn cứ cho rằng người phạm tội bỏ trốn thường là:

Đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn;

Không có nơi cư trú rõ ràng;

Có nơi cư trú nhưng ở quá xa;

Là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn

Chưa xác định được nhân thân của người đó (căn cước lý lịch không rõ ràng) Đối với trường hợp khác thì vẫn tiến hành việc giải quyết vụ án mà không cần bắt khẩn cấp

– Trường hợp khẩn cấp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc

tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người đó thực hiện tội phạm, nhưng qua việc phát hiện thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người mà người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người này bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ thì bắt khẩn cấp

Việc bắt người trong trường hợp này cần bảo đảm hai điều kiện sau:

Trang 8

+ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi

thực hiện tội phạm

+ Cần ngăn chặn ngay việc người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu huỷ

chứng cứ

*Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

Theo Khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp:

+Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

+ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng

*Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Về cơ bản cũng được BLTTHS quy định và áp dụng tương tự như thủ tục bắt

bị can, bị cáo để tạm giam nhưng có một số điểm khác

Thứ nhất: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê chuẩn

của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành

Thứ hai: Sau khi bắt người, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện

kiểm sát cùng cấp bằng văn bản cùng các tài liệu liên quan để xét và phê chuẩn Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã

ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt

Trang 9

Thứ ba: Trong trường hợp khẩn cấp được bắt người vào bất kỳ lúc nào, không

kể ban ngày hay ban đêm

1.3.Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 BLTTHS năm 2003)

– Bắt người phạm tội quả tang

Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Những trường hợp phạm tội quả tang bao gồm:

+ Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

+ Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện

+ Đang bị đuổi bắt

– Việc bắt người đang bị truy nã

+ Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:

Để huy động và phát huy tính tích cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội và trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân, BLTTHS năm 2003 quy định bất kỳ người nào có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc người bị truy nã

+ Thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã không cần lệnh của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người bắt phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân gần nhất

Trang 10

1.4.Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt (Điều 83, 85 BLTTHS năm 2003).

Cần tiến hành giao nhận người bị bắt để cơ quan có thẩm quyền sớm có biện pháp điều tra, khám phá tội phạm Khi giao nhận hai bên giao và nhận phải lập biên bản

Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt

Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người

bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người

bị bắt

2.Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự.

2.1.Những điểm đã đạt được.

Như chúng ta đã biết việc bắt người là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm Khác với Điều luật trước kia, việc bắt người chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Quy định này nhằm góp phần hạn chế tối đa việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm ảnh hưởng đến quyền tự do của người dân và thể hiện tư tưởng tiến bộ của các Nhà làm Luật…

2.2.Những điểm chưa đạt được: Thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật

về bắt người còn có những hạn chế nhất định

Tình trạng bắt người khẩn cấp vẫn còn cao, bắt hình sự rồi xử lý hành chính vẫn còn nhiều, cá biệt còn có nơi có lúc bắt người không đúng người đúng tội Bên cạnh những vi phạm trong bắt người ở một số địa phương cũng còn có những trường hợp rụt rè, hữu khuynh, thiếu kiên quyết trong việc bắt những phần tử tội

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w