1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

19 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Có thể nhận thấy việc đặt ra các quy định cơ bản nhất về mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa tại chương II về mua bán hàng hóa của Luật thương mại 2005 đã thừa nhận đây là m

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại, một loại mua bán hàng hóa trong nên kinh tế thị trường Bởi vậy các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch là một bộ phận của pháp luật thương mại Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ta được pháp luật thương mại điều chỉnh tại Mục 3 Chương II của luật Thương mại 2005 mà chưa có luật riêng như các nước khác trên thế giới Có thể nhận thấy việc đặt

ra các quy định cơ bản nhất về mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa tại chương II về mua bán hàng hóa của Luật thương mại 2005 đã thừa nhận đây là một hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa , tạo sư hoàn chỉnh, thống nhất của hoạt động mua bán hàng hóa trong thực tiễn thương mại Bên cạnh những quy định trên của Luật thương mại 2005, Chính phủ còn ban hành nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Sau đây

em xin được tìm hiểu đề tài: “ Tìm hiểu pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa” để làm rõ những quy định trên của pháp luật về hoạt động

thương mại này

B NỘI DUNG

I Nội dung cơ bản của mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật VIệt Nam

1 Khái nệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chúng ta phải tìm hiểu về mua bán hàng hóa giao sau, một hoạt động thương mại xuất hiện

từ lâu và được xem là nguồn gốc của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Khái niệm mua bán hàng hóa giao sau được hình thành và phát triển từ hoạt động mua bán hàng hóa nông sản của các nước có nền nông nghiệp phát triển Mua bán hàng hóa giao sau bao gồm các hình thức giao dịch khác nhau như giao dịch triển hạn, giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn tự chọn Mỗi loại giao dịch có những ưu thế riêng và toàn bộ các giao dịch này kết hợp với nhau tạo thành một công cụ thúc đẩy có hiệu quả quá trình sản xuất, lưu thông của nền kinh tế Có thể hiểu mua bán hàng hóa giao sau là việc giao dịch, ký kết

Trang 2

các hợp đồng về hàng hóa mà việc giao hàng và nhận tiền được diễn ra vào thời gian ấn định trong tương lai Thị trường hàng hóa giao sau bao gồm các hình thức giao dịch khác nhau như thị trường triển hạn, thị trường kỳ hạn và thị trường tự chọn Thị trường kỳ hạn hàng hóa là sự phát triển ở trình độ cao của thị trường triển hạn Sự phát triển đó thể hiện

ở chỗ thị trường kỳ hạn là một thị trường có tổ chức chặt chẽ Các giao dịch hợp đồng trong thị trường kỳ hạn chỉ được thực hiện tại một địa điểm giao dịch duy nhất là thị trường hàng hóa kỳ hạn Hình thức giao dịch trong thị trường kỳ hạn thông qua sở giao dịch này được gọi là hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hành hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểmtrong tương lai”.

Theo định nghĩa trên của Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có những đặc điểm sau:

- Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa gồm các thương nhân là nhà giao dịch, nhà môi giới và khách hàng Nhà giao dịch là những thành viên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa

- Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh lợi khác Như vậy mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại này

- Thỏa thuận mua bán một lượng hàng hóa nhất định của các bên phải được thực hiện thông qua một chủ thể thứ ba là sở giao dịch hàng hóa và phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do sở giao dịch đặt ra Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường và hoạt động mua bán hàng hóa giao sau trên thị trường ngoài cơ sở Thỏa thuận mua bán hàng hóa của các bên nhất thiết phải thực hiện thông qua sở giao dịch mua bán hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên

Trang 3

mua bán hàng hóa Để tham gia vào những quan hệ mua bán này người mua và người bán phải đáp ứng những yêu cầu nhất định do sở giao dịch hàng hóa đặt ra Việc mua bán hàng hóa được diễn ra theo một trình tự thủ tục chặt chẽ, thống nhất theo quy định của sở giao dịch hàng hóa

- Chỉ một số hàng hóa nhất định đáp ứng các tiêu chuẩn do sở giao dịch hàng hóa quy định mới được mua bán thông qua sở giao dịch hàng hóa Những hàng hóa này có thể là những hàng hóa không phải đã có tại thời điểm thỏa thuận mua bán của hai bên, mà nó sẽ hình thành trong tương lai, tại thời điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận Việc giới hạn loại hàng hóa được phép giao dịch thông qua sở giao dịch là phù hợp với quy định của các nước trên thế giới

- Giá cả của hàng hóa do các bên mua bán thỏa thuận là giá của hàng hóa đó tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai Đây cũng là một điểm đặc trưng của mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa,

là điểm khác biệt cơ bản đối với các hoạt động mua bán hàng hóa thông thường Trong quan hệ mua bán thông qua sở giao dịch hàng hóa, tại thời điểm thỏa thuận các bên đồng

ý mua bán một lượng hàng hóa với giá của hàng hóa đó tại tời điểm giao kết nhưng việc giao hàng của bên bán cho bên mua lại diễn ra tại một thời điểm trong tương lai Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng và chấm dứt khi các bên hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai do hai bên ấn định

- Hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng Thông thương mua bán qua sở giao dịch hàng hóa được thực hiện bằng hai hợp đồng cơ bản đó là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn

Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa tại Luật thương mại đã thể hiện đầy đủ bản chất của giao dịch hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau tập trung và cơ bản phù hợp với quy định của các nước trên thế giới Quy đinh này của luật cũng đã khẳng định nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý đối với hoạt động này trong giao lưu thương mại

ở Việt Nam và bước đầu tạo cơ cở pháp lý để nó diễn ra trên thực tế

2 Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Tại khái niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã xác định hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hành hóa là hợp đồng Điều 64 Luật Thương mại đã quy

Trang 4

định chi tiết về vấn đề này:“ Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn”.Khoản 2 điều 64 Luật Thương mại quy định: “Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm tương lai trong hợp đồng” Như vậy theo tinh thần của

luật này, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai, theo đó các bên hướng tới việc giao và nhận hàng thực trong tương lai nhằm bảo hiểm rủi ro mà chưa thực

sự hướng tới việc đầu cơ về giá hàng hóa nhằm mục đích lợi nhuận

Theo Khoản 3 điều 64 Luật Thương mại 2005, “ Hợp đồng về quyền chọn mua và quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền) Bên mua có quyền chọn thực hiện hoặc là không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó” Như vậy, hợp đồng quyền chọn cho

phép người nắm giữ có quyền nhưng không có nghĩa vụ giao và nhận hàng hóa vào một thời điểm ấn định trong tương lai khi giao dịch mang lại lợi ích cho mình

Như vậy có hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đó là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn Việc định nghĩa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn của luật thương mại là tương đối cụ thể, rõ ràng, đầy đủ các yếu tố của từng loại hợp đồng trong thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật các nước Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 về hình thức hợp đồng, theo đó hợp đồng kỳ hạn

và hợp đồng quyền chọn có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên và quy định của sở giao dịch hàng hóa

3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Việc thỏa thuận mua bán hàng hóa bằng hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng quyền chọn qua

sở giao dịch hàng hóa sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên Vì vậy Luật Thương mại 2005 đã quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

a Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn

Điều 65 Luật Thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn bao gồm nghĩa vụ giao hàng và thanh toán, nghĩa vụ thanh toán của các bên khi có thỏa

Trang 5

thuận khác Khoản 1 Điều 65 quy định: “ Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán” Theo đó bên bán giao

hàng theo đúng thỏa thuận ghi nhận tại hợp đồng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng do bên bán giao tại thời điểm nhận hàng và thanh toán tiền hàng Quy định này nhằm ràng buộc các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ về giao hàng và thanh toán cho nhau tại hợp đồng Trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng, nhận hàng và thanh toán sẽ được coi là một trong những căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng của các bên

Khoản 2 Điều 65 Luật Thương mại quy định: “ Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giá giữa thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện”.

Nghĩa vụ này bên mua chỉ phải thực hiện khi các bên có thỏa thuận về việc thanh toán được tiến hành bằng tiền và việc không nhận hàng theo hợp đồng Còn trường hợp các bên không có thỏa thuận mà vi phạm về giao hàng và thanh toán theo hợp đồng thì coi như là một trong các trường hợp vi phạm hợp đồng và được giải quyết theo quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng

Khoản 3 Điều 65 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận

về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giá giữa giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng” Tương tự như khoản 2 Điều 65 Luật Thương mại, khoản này cũng xác định

nghĩa vụ của bên bán phải thanh toán một khoản tiền bằng khoản chênh lệch giá giữa giá thị trường do sở giao dịch công bố tại thời điểm thực hiện hợp đồng với giá thỏa thuận trong hợp đồng khi không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận về thanh toán bằng tiền và không giao hàng

b Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn

Khoản 1 Điều 66 Luật Thương mại quy định: “ Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền cho quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán Số tiền phải trả do các bên thỏa thuận” Theo quy định này nghĩa vụ của

bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là phải thanh toán khoản tiền mua quyên chọn cho bên kia theo đúng số tiền mà các bên đã thỏa thuận

Trang 6

Khoản 2 Điều 66 Luật thương mại quy định : “ Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng” Theo đó, bên

giữ quyền mua có quyền mua hàng hóa nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng, do đó, ngay cả khi bên giữ quyền chọn mua không mua hàng hóa đúng như giao kết trong hợp đồng thì đó không phải là vi phạm hơp đồng Trong trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua Trường hợp bên bán không có hàng hóa để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng thực hiện Quy định này nhằm bảo vệ quyền lọi cho bên giữ quyền chọn mua khi mua hay không mua hàng và ngay cả khi bên bán không có hàng để giao cho bên giữ quyền chọn mua

Khoản 3 Điều 66 cũng đặt ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên giữ quyền chọn bán và bên mua tương tự như quyền và nghĩa vụ của bên giữ quyền chọn mua và bên bán theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Ngoài ra khoản 4 Điều 66 còn bảo vệ quyền của bên giữ quyền chọn mua hoặc bên giữ quyền chọn bán khi không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực bằng việc quy định hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực:

“Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực”

4 Sở giao dịch hàng hóa

Điều 6 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “ Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”.

Quy định này đã xác định tư cách pháp lý và hình thức tồn tại của sở giao dịch hàng hóa ở nước ta

a Nguyên tắc tổ chức hoạt động

Theo tinh thần Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các nguyên tắc

tổ chức hoạt động của sở giao dịch hàng hóa gồm:

- Nguyên tắc trung gian: khách hàng muốn mua, bán hàng hóa qua sở giao dịch không được trực tiếp giao dịch với nhau mà phải ủy thác cho thành viên kinh doanh của sở giao dịch.Thành viên kinh doanh nhận lệnh ủy thác của khách hàng chuyển lên sở giao dịch hàng hóa để khớp với lệnh Nếu khớp lệnh thành công, hợp đồng mua bán qua sở giao

Trang 7

dịch hàng hóa được hình thành nhưng không phải trực tiếp giữa người bán và người mua

mà giữa chủ thể được ủy thác thông qua sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa là chủ thể trung gian cuối cùng hoặc duy nhất, có vai trò kết nối lệnh mua, lệnh bán tương thích giữa những người có nhu cầu

-Nguyên tắc công khai: Mọi thông tin liên quan đến chỉ số giá giao dịch, các mức giá được khớp, biến động giá hàng hóa đều phải được công bố trong các phiên giao dịch ở sở giao dịch (Điều 38 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Điều này cho phép các nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch đều nắm bắt được mọi thông tin về hàng hóa để có thể có các quyết định của riêng mình Điều này tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu

tư, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, tránh tình trạng thua lỗ vì không đủ thông tin hoặc thông tin sai lệch, không rõ ràng

- Nguyên tắc đấu giá: giá cả hàng hóa được hình thành trên cơ sở giao dịch thông qua việc

so khớp các lệnh mua và lệnh bán trong phiên giao dịch theo nguyên tắc ưu tiên về giá, về thời gian đặt lệnh (Điều 37 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Vì vậy giá hàng hóa được hình thành hoàn toàn khách quan, hay thị trường sở giao dịch hàng hóa là nơi phản ánh chính xác giá hàng hóa trên thị trường

b Cơ cấu tổ chức sở giao dịch hàng hóa:

Theo hướng dẫn của nghị định 158/2006/NĐ-CP thì ngoài các bộ phận quản lý như các công ty thường, cơ cấu tổ chức của sở giao dịch hàng hóa còn bao gồm hai trung tâm là trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa – những bộ phận cung cấp dịch vụ thanh toán và giao nhận hàng do sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc ủy thác cho tổ chứ khác thành lập nhưng vẫn đại diện cho cơ sở Theo điều 26 Nghị định số 158/2006

/NĐ-CP thì trung tâm thanh toán là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Trung tâm thanh toán phải hoạt động độc lập với các thành viên của sở giao dịch hàng hóa Trung tâm giao nhận hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng lưu trữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Trung tâm giao nhận hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ như quy định tại các Điều 30, 31 của nghị định 158/2006/NĐ-CP Theo quy định của nghị định 158/2006/NĐ-CP, chủ thể có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa; phê chuẩn điều lệ hoạt động của

sở giao dịch hàng hóa là bộ trưởng bộ công thương Các điều kiện về thành lập sở giao

Trang 8

dịch hàng hóa bao gồm điều kiện về vốn pháp định, về điều lệ hoạt động, về trình độ chuyên môn của giám đốc hoặc của tổng giám đốc và các điều kiện khác được quy định

cụ thể tại Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan Trong những điều kiện này, điều kiện về vốn pháp định (150 tỷ đồng) là điều kiện quan trọng nhất bởi sở giao dịch hàng hóa là nơi tổ chức, vận hành các giao dịch hàng hóa tương lai

Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức được thành lập để cung cấp các tiện ích cho việc tiến hành các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và một số giao dịch giao sau khác Điều 67 Luật thương mại quy định sở giao dịch hàng hóa có các chức năng: cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa; điều hành các hoạt động giao dịch mua và bán qua sở giao dịch; niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm

5 Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

a Cơ quan quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là Bộ thương mại, nay là Bộ công thương Bộ Công thương là cơ quan thay mặt Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý hoạt động này, đồng thời phối hợp với ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, các Bộ ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch mua bán hàng hóa Quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ công thương được quy định tại Điều 72 Luật Thương mại 2005 và Điều 4 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Cụ thể, theo các điều luật này, Bộ công thương có thẩm quyền quản lý trên ba lĩnh vực: quản lý chung các mặt của hoạt đông mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; quản lý trong việc cấp phép hoạt động, xử lý vi phạm đối với giao dịch hàng hóa; quản lý trong việc thương nhân Việt Nam tham gia mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nước ngoài

b Quy định về xử lý vi phạm đối với sở giao dịch hàng hóa và thành viên sở giao dịch hàng hóa

Trong quá trình hoạt động, vận hành, sở giao dịch hàng hóa có thể có các hành vi vi phạm trong các công đoạn, thủ tục như khâu nhận lệnh, khớp lệnh; khâu nhận tiền ký quỹ, thanh toán theo ngày, tất toán hợp đồng hay thanh toán theo giá trị lô hàng; khâu nhận hàng…

Trang 9

Tất cả những vi phạm trên cần bị xử lý nghiêm khắc để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu

tư và bảo vệ nền kinh tế Khi vi phạm ở các khâu trên, sở giao dịch hàng hóa sẽ bị áp dụng

chế tài Cụ thể, Điều 52, 53 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định : “Nếu vi phạm các quy định pháp luật, xở giao dịch hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Dân sự” Cụ thể theo khoản 2, 7, 9 Điều 55

Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sở giao dịch hàng hóa sẽ bị phạt tiền với các mức tương ứng khi có những hành vi vi phạm được liệt kê cụ thể Trường hợp hành vi vi phạm của sở giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho chủ thể có liên quan, sở giao dịch hàng hóa sẽ phải bồi thường theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự

Các thành viên kinh doanh có thể vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, thành viên kinh doanh có thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng như không đặt lệnh mua, bán hàng hóa cho khách hàng theo đúng hợp đồng ủy thác và lệnh ủy thác giao dịch; không giao hàng, nhận hàng, thanh toán nếu giao nhận hàng thực qua sở hay thanh toán bù trừ theo hợp đồng mua bán hàng hóa… Những vi phạm này được xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng

6 Hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Điều 68 Luật Thương mại 2005 quy định: “Danh mục hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởng bộ thương mại quy định” (nay là Bộ công thương) Theo đó hàng

hóa được phép giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là các mặt hàng được sở giao dịch cho phép thực hiện mua bán qua sàn giao dịch của sở với những tiêu chuẩn và điều kiện nhất định Ngày 18/8/2010, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký Quyết định số 4361/QĐ-BCT ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa Theo Quyết định này, có 8 loại hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa, bao gồm: cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in; mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa [chỉ áp dụng đối với các mã HS 40011011 và 40011021; cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói (chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1), 40012120 (RSS2), 40012130 (RSS3), 40012140 (RSS4) và 40012150 (RSS5)]; cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật (các loại TSNR gồm SVR 10, SVR 20, SVR L, SVR CV, SVR

GP, SVR 3L, SVR 5; các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm thép không hợp

Trang 10

kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ,

mạ hoặc tráng; các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán (loại trừ các thép cơ khí chế tạo, chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng)

7 Các biện pháp bảo đảm cho hoạt đông mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Để đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa phù hợp với các nguyên tắc của giao dịch thương mại, tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, công bằng, bảo đảm sự vận hành ổn định của sở giao dịch hàng hóa, chống lại các hoạt động có tính chất lũng đoạn thị trường, Điều 71 Luật Thương mại 2005 đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa gồm:

- Nhân viên của sở không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

- Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi: lừa dối, gian lận về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng

kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đống quyền chọn; đưa tin sai về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua sở giao dịch hàng hóa; dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa…

Để đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được ổn định và hạn chế các sự cố bất khả kháng trong các trường họp khẩn cấp, Điều 72 Luật thương mại

2005 quy định việc thực hiện các biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp Điều luật định nghĩa các trường hợp khẩn cấp là trường hợp xảy ra rối loạn thị trường hàng hóa làm cho giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu Trong trường hợp khẩn cấp, pháp luật cho phép Bộ trưởng Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) có quyền thực hiện các biện pháp sau:

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w