1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

20 628 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Khi bị truất quyền thừa kế thì họ không có quyền hưởng di sản theo cả pháp luật và di chúc, nghĩa là họ không được hưởng di sản của người để lại thừa kế.. Người không đựợc hưởng di sản t

Trang 1

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN.

1 Người thừa kế

BLDS 2005 chưa đưa ra khái niệm cụ thể về người thừa kế chỉ quy định:

“cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (điều 631 BLDS) Theo đó có thể hiểu người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa được hưởng di sản theo di chúc vừa được hưởng di sản theo pháp luật Những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ

về tài sản do người chết để lại

Người thừa kế theo di chúc là người được chỉ định trong di chúc nên có thể là bất kì cá nhân hoặc pháp nhân tổ chức nào và trong trường hợp đặc biệt nhà nước có thể là người thừa kế

Người thừa kế theo pháp luật phải là những người có một trong 3 mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản Những người thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật được xác định theo 3 hàng thừa

kế quy định tại điều 676 BLDS 2005

2 Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di sản

2.1 Quy định của BLDS về người không được quyền hưởng di sản

Hiến pháp 1992 và BLDS 2005 đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân Tuy nhiên trong đười sống xã hội có 1 số trường hợp cá biệt người thừa

kế vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc đạo đức xã hội bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản thừa kế cả theo di chúc và theo pháp luật Như vậy đối với những người không xứng đáng hưởng di sản thừa kế pháp luật nước ta luôn thể hiện sự nghiêm khắc và đúng đắn bằng việc tước đi quyền thừa kế của họ Vì vậy BLDS 2005 đã quy định những trường hợp người không được quyền hưởng

di sản

Trang 2

Người bị truất quyền hưởng thừa kế: đó là trường hợp người để lại thừa

kế trừng phạt đối với người thừa kế, không cho họ hưởng di sản của mình Khi

bị truất quyền thừa kế thì họ không có quyền hưởng di sản theo cả pháp luật và

di chúc, nghĩa là họ không được hưởng di sản của người để lại thừa kế

Người không đựợc hưởng di sản theo BLDS 2005 là những người bị tước quyền thừa kế do có các hành vi phạm tội, hành vi trái đạo đức xã hội đối với người để lại di sản, người thừa kế khác hoặc trong việc thừa kế (quy định cụ thể tại khoản 1 điều 643 BLDS 2005) Theo quy định của pháp luật thì những người này sẽ không được hưởng di sản, tuy nhiên nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản thì những người theo quy định tại khoản 1 điểu 643 BLDS vẫn được

hưởng di sản; “Những người quy định tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di

sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho

họ hưởng di sản theo di chúc”

Như vậy những người không được quyền hưởng di sản theo nghĩa rộng bao gồm cả người bị truất quyền hưởng di sản và người bị tước quyền hưởng thừa kế (ngoại trừ những người được hưởng thừa kế theo điều 669 BLDS 2005)

2.2 Lịch sử về điều khoản quy định người không được quyền hưởng di sản

Pháp luật của thực dân phong kiến, trước năm 1945, đã dự liệu được vấn

đề này và đã có những quy định cụ thể về người không được quyền hưởng di sản (trong những văn bản này gọi là người thừa kế bất xứng) Vấn đề này được quy định tại điều 313 Dân luật Bắc Kỳ và điều 306 Dân luật Trung Kỳ, theo đó thì những người sau đây sẽ không có quyền được hưởng di sản:

- Người bị người để lại di sản tuyên bố không xứng đáng được hưởng di sản

- Người có hành vi xâm phạm tính mạng người để lại di sản (dù là chính phạm hay đồng phạm)

- Người đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết người mà không tố giác với tòa án (nhưng nếu trong trường hợp kẻ giết người là cha, mẹ, anh, em

Trang 3

vợ, chồng,người thân thuộc với người thừa kế thì người đó sẽ không bị coi là có lỗi vì đã không tố giác tội phạm)

- Người có hành vi vu khống người để lại di sản hay vu khống ông, bà, cha, mẹ của người đó, và người bị vu khống đã bị phạt về trọng tội hoặc thường tội

Cũng trong thời kỳ này, án lệ ở Miền Nam cũng có quy định về những trường hợp người vợ góa không được hưởng di sản của chồng:

- Vợ góa không để tang chồng

- Vợ góa sống thiếu đạo đức, công khai gây tai tiếng cho gia đình nhà chồng

- Vợ góa đã có tình nhân hoặc đã lạm dụng quyền hưởng di sản mà không có biên bản kê khai

Trong những trường hợp nêu trên thì người vợ góa đó được xem là bất xứng, vì vậy họ không có quyền được hưởng di sản của chồng Phần di sản này

sẽ được thừa kế cho con hoặc cho cháu của người để lại di sản hưởng

Sau năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch chính phủ lâm thời đã ban hành sắc lệnh ngày 10/10/1945, theo chương II – Luật hộ của sắc lệnh này thì ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 vẫn áp dụng những quy định của pháp luật phong kiến về thừa kế, trừ những quy định trái với nguyên tắc cơ bản của hiến pháp 1946

Trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 1959 đến năm 1981, đã có một số thông

tư của ngành tòa án hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, tuy nhiên không có bất cứ quy định nào về người thừa kế không có quyền hưởng di sản Chính điều này đã tạo “lỗ hổng” lớn, làm cho pháp luật không giải quyết được thỏa đáng tranh chấp về thừa kế liên quan tới người thừa kế có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm đến người để lại di chúc,… Có thể nói, trong giai đoạn này, pháp luật đã không dự liệu được hết những tình huống về thừa kế có thể xảy ra trên thực tế dẫn tới việc chưa có quy định điều chỉnh cũng như chưa có chế tài hợp lý cho những trường hợp này

Trang 4

Cơ sở pháp lý cho vấn đề này (người không được quyền hưởng di sản) bắt đầu từ Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế do tòa án nhân dân tối cao ban hành, thông tư 81 quy định, người bị tước quyền thừa kế do đã bị kết án về một trong những hành vi:

- Giết hoặc đối xử quá tàn tệ với người để lại thừa kế

- Giết người thừa kế cùng hàng hòng chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc để tăng kỷ phần thì sẽ không được hưởng thừa kế của hai người đó

Tuy nhiên, có thể thấy, tại thông tư này chưa dự liệu được hết các trường hợp không xứng đáng được hưởng di sản như người bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc,…

Đến pháp lệnh thừa kế năm 1990 và sau đó là bộ luật dân sự năm 1995, và

bộ luật dân sự năm 2005 đã khắc phục những hạn chế này được quy định cụ thể tai điều 643 BLDS 2005

“Điều 643: Người không được quyền hưởng di sản

1 Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”

Trang 5

II NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THEO ĐIỀU 643 BLDS 2005

1.Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a khoản 1 điều 643)

1.1 Hành vi cố tình xâm phạm tính mạng tính mạng, sức khỏe người để lại di sản.

Hành vi cố tình xâm phạm tính mạng người để lại di sản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người để lị di sản một cách trái pháp luật bằng mọi hình thức dù với bất kì động cơ hay mục đích nào kể cả khi được sự đồng ý của nạn nhân

Về mặt chủ quan thì hành vi tước đoạt tính mạng người để lại di sản phải được thực hiện với lỗi cố ý, nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ được hành vi

vi phạm của mình là nguy hiểm và gây ra hậu quả chết người nhưng vẫn mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc có ý thức biết trước hậu quả nhưng vẫn để mặc cho hành vi đó xảy ra (cố ý gián tiếp) Như vậy nếu hành vi chỉ là vô ý làm chết người để lại di sản thì người phạm tội cũng không bị tước quyền thừa kế di sản thừa kế Như vậy việc xem xét lỗi cố ý hay vô ý trong trường hợp này có ý nghĩa quyết định đến việc người đó có được hưởng di sản hay không, động cơ mục đích của việc phạm tội sẽ không phải là căn cứ xem xét việc có bị tước quyền hưởng di sản hay không mặc dù đó là tình tiết để định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự

Điều 71 hiến pháp 1992 quy định về việc cá nhân có quyền được bảo hộ

về sức khỏe Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người khác là hành vi tác động khiến cho tìn trạng sức lực của người đó yếu đi, gây nên các tổn thương ở các

bộ phận cơ thể, phá vỡ sự hoạt động bình thường trong cơ thể người khác là hành vi cấu thành các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động (điều 104, 105,106 BLHS 1999) Cũng giống như hành vi xâm phạm tính mạng, hành vi

Trang 6

xâm phạm sức khỏe người khác được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp Chỉ có thể tước quyền thừa kế của người có hành vi cố xâm phạm sức khỏe người để lại di sản nếu hành vi đó đã bị kết án bằng 1 bản án có hiệu lực pháp luật

Cơ sở để tước quyền hưởng di sản của người thừa kế là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng 1 bản án hình sự trong đó kết án họ về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe người khác theo BLHS 1999 Và bản án đó được coi

là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của 1 người khi đã có hiệu lực pháp luật Theo điểm a khoản 2 nghị quyết 02/HĐTP thì những người đã bị kết án dù sau này có được xóa án tích thì người bị kết án cũng không có quyền hưởng di sản

“người thừa kế đã bị kết án bằng 1 bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi cố ya xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa

kế khác có quyền được hưởng thì dù đã được xóa án tích cũng không có quyền hưởng di sản của người chết.” hiện tại BLDS 2005 còn chưa quy định cụ thẻ về điều này

Như vậy nếu một người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe sức khỏe người khác và đã bị kết án về hành vi này bằng 1 bản án có hiệu lực pháp luật đều bị tước quyền hưởng di sản Nếu hành vi trên không bị kết án hay bản án chưa có hiệu lực thì pháp luật hoặc chỉ là vô ý làm thiệt hại đến tính mạng người khác, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì người đó vẫn được quyền hưởng di sản của người để lại di sản

1.2 Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản.

Hành vi ngược đãi là hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ với người thân người

lệ thuộc mình thông qua việc đánh đập, chửi mắng, không cho họ những quyền tối thiểu như học hành, nghỉ ngơi….trong khi bản thân người ngược đãi có đủ điều kiện để có thể đối xử tốt hơn Đây là hành vi trái pháp luật và trái cả đạo đức xã hội

Trang 7

Hành vi hành hạ là hành vi đối xử tàn ác gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người khác khiên họ không chỉ bị đau đớn về thể xác mà còn bị giày

vò đau khổ về tinh thần Những hành vi trên chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc

cố ý gián tiếp chứ không thể là do vô ý gây ra và giữa người phạm tội và tội phạm phải có quan hệ lệ thuộc về hôn nhân, gia đình dòng tộc Tuy nhiên BLDS

2005 chỉ quy định đó là hành vi ngược đãi hành hạ có tính chất nghiêm trọng nhưng tính nghiêm trọng là như thế nào lại chưa quy định cụ thể

Cơ sở để không cho người có hành vi ngược đãi hành hạ người để lai di sản thừa kế là việc quy định hành vi ngược đãi phải có tính nghiêm trọng tuy rằng tính nghiêm trọng đó lại chưa được quy định cụ thể, nhưng cơ sở để tước quyền thừa kế chính là bản án có hiệu lực, nên bản thân bản án đã xác định tính nghiêm trọng của hành vi này Theo BLHS thì những hành vi ngược đãi nghiêm trọng xâm phạm đến sức khỏe danh dự nhân phẩm người bị hại là cấu thành các tội được quy định tại các điều 110, điều 151, điều 100

1.3 Hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người để lại di sản.

Danh dự nhân phẩm là những giá trị tinh thần gắn liền với một cá nhân nhất định, luôn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, khi các yếu tố này bị xâm phạm sẽ dẫn đến tổn thất về cả vật chất và tinh thần cho người bị hại Hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau, công khai hoặc không công khai Về trách nhiệm hình sự các hành vi trên có thể cấu thành tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống

Cơ sở để tước quyền thừa kế của người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người để lại di sản là 1 bản án có hiệu lực pháp luật kết án về các hành vi trên Và người bị kết án đương nhiên không có quyền hưởng di sản thừa kế Đây là 1 quy định phù hợp với truyền thông đạo đức và phong tục coi trọng chữ hiếu của nhân dân ta từ ngàn xưa

Trang 8

2 Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Quan hệ nuôi dưỡng trong điều khoản này đề cập tới đó là quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế theo pháp luật và người để lại di sản khi người để lại

di sản còn sống Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây phải được pháp luật quy định một cách chính thức (nghĩa vụ pháp lý) chứ không phải là nghĩa vụ đạo đức thuần túy Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây có thể được hiểu rộng ra là: nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người để lại di sản khi còn sống và nghĩa vụ cấp dưỡng người

để lại di sản khi còn sống Nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh trong các quan hệ sau: cha mẹ - con, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội, ngoại – cháu, vợ - chồng,… trong trường hợp một bên cần nuôi dưỡng

Người bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng được luật HN&GĐ xác định có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng họ lại không thực hiện nghĩa

vụ dù bản thân có đầy đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng Theo luật HN&GD người thừa kế phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với người để lại di sản trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, Người để lại di sản là cha mẹ hoặc con của người đó.

Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con là một trong những đạo đức của người Việt Nam, không chỉ vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con còn được pháp luật quy định và cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình) (điều 36) và có chế tài nghiêm khắc nếu vi phạm được quy định tại điều 151 BLHS 1999

Phạm vi cha, mẹ theo pháp luật thừa kế bao gồm cha mẹ đẻ, con đẻ, cha

mẹ nuôi, con nuôi Con có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ trong mọi trường hợp hoản cảnh, đặc biệt là khi cha mẹ bị ốm đau, già yếu, bệnh tật Nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nhưng đã vi phạm nghĩa vụ đó thì không những bị coi là bất hiếu mà còn bị pháp luật tước quyền hưởng di sản thừa kế của cha me Nhưng theo quy định tại luật HN&GD thì cha mẹ có nghĩa

vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con trong hai trường hợp:

+ Con chưa thành niên

Trang 9

+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Con có quyền lập di chúc để lại thừa kế trong ba trường hợp:

+ Con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

+ Con chưa thành niên trên mười lăm tuổi, có tài sản riêng

+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, tuy nhiên không mất năng lực hành

vi dân sự

Có thể thấy, trong ba trường hợp này, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp sau Mặt khác, cha mẹ là người đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của con bất kể có được con để lại di sản theo di chúc hay không (người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung của di chúc – điều 669) nhưng nếu cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong khi con thuộc trường hợp thứ hai và thứ ba thì cha mẹ cũng sẽ không được hưởng bất kỳ tài sản nào từ di sản thừa kế của con

Trong khi chỉ có một số trường hợp cha mẹ mới buộc phải nuôi dưỡng con, thì nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con là trong mọi trường hợp, bất luận tình trạng sức khỏe của cha mẹ ra sao, tình hình kinh tế của cha mẹ như thế nào

Thông thường nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc lẫn nhau là đạo đức đối xử giữa những người có 1 trong các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Tuy nhiên giữa con riêng và cha mẹ kế không có mối quan hệ huyết thống nuôi dưỡng theo quy định họ lại có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau (điều 38 luật HN&GD) Theo điều 679 BLDS 2005: “Con riêng và bố dượng

mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha mẹ con thì được thừa

kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại điều 676 và điều 677 của bộ luật này.” Như vậy thì theo quy định của BLDS thì chỉ khi con riêng và cha dượng, mẹ kế cùng chung sống với nhau và phát sinh mối quan hệ nuôi dưỡng giữa họ thì họ được quyền hưởng thừa kế của nhau Và các trường hợp phát sinh quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng mẹ kế với con riêng cũng

Trang 10

như các trường hợp với con đẻ và ngược lại Nếu một trong 2 bên vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì bên kia chết trước, quyền thừa kế của bên vi phạm sẽ bị tước theo BLDS

Thứ 2, Người để lại di sản là ông bà của người đó hoặc là cháu của người đó.

Theo điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình: Ông, bà nội, ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình, đồng thời cũng không có cha, mẹ, anh, chị, em có thể nuôi dưỡng được Và cũng đã xác định rằng cháu có nghĩa vụ phải phụng dưỡng ông bà Tuy nhiên pháp luật nước ta không thừa nhận quan

hệ thừa kế giữa ông bà và cháu trong trường hợp người cháu là con nuôi của con đẻ mình bởi lẽ quan hệ thừa kế này chỉ phát sinh trên mối quan hệ huyết thống Do đó con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha mẹ

và con đẻ người nuôi Theo đó khi ông bà chết thì chỉ có cháu ruột mới được hưởng thừa kế ở hàng thứ 2

Thứ 3, Người để lại di sản là anh chị em của người đó

Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các anh chị em cũng được quy định trong điều

48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, theo đó thì anh, chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con Tuy nhiên phạm vi anh, chị, em bao gồm anh, chị, em

Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo di chúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên, đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm nhưng chưa đủ mười tám tuổi) hoặc là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi

Bởi vậy nếu người thừa kế và người để lại di chúc thuộc một trong hai trường hợp này mà người thừa kế lại không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôi

Ngày đăng: 30/01/2016, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w