Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Quận ủy, HĐND & UBND Quận Đống Đa và các Ban, ngành có liên quan đã có những động thái tích cự
Trang 1LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y DƢỢC TƢ NHÂN
THUỘC QUẬN ĐỐNG ĐA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên học viên: Lê Thị Lành
Chức vụ : Chuyên viên
Đơn vị công tác : Phòng Y tế Quận Dống Đa
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 3
PHẦN II: 5
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 7
PHẦN III: 7
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 7
1 Nguyên nhân: 7
2 Hậu quả: 8
PHẦN IV: 10
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 10
1 Một số phương án giải quyết: 10
2 Lựa chọn phương án tối ưu: 12
PHẦN V: 13
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
1 Kết luận: 16
2 Kiến nghị 19
Trang 31
LỜI MỞ ĐẦU
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội Phía bắc giáp quận Ba
Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía
đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng),
phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường
Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch) Quận Đống Đa
rộng 9.96 km², có dân số thường trú là 440 nghìn người (năm 2015) nhiều nhất
trong các quận, huyện của Hà Nội.Toàn quận có 21 phường, với mật độ dân cư
đông đúc Số lượng bệnh viện trung ương tại Quận khá lớn và có nhiều trường
đại học, cao đẳng, trung cấp đóng tại địa bàn Chính vì đặc điểm dân cư, địa lý,
kinh tế, văn hóa, chính trị như vậy nên Quận Đống Đa có tới 330 Nhà Thuốc tư
nhân và 310 phòng khám tư nhân để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của
người dân tại Quận cũng như những khu vực lân cận và cả nước
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của lãnh đạo Quận ủy, HĐND & UBND Quận Đống Đa và các Ban,
ngành có liên quan đã có những động thái tích cực để kiểm soát tình hình hoạt
động của các nhà thuốc và phòng khám trên địa bàn Quận Là 1 quận trọng điểm
và được sự quan tâm sâu sát của thành phố và sở y tế Hà Nội nên công tác quản
lý hành nghề y, dược do Phòng y tế Đống Đa đảm nhận luôn sát sao Những
năm qua, Phòng Y tế đã thanh tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân thường
xuyên Tuy nhiên do số lượng cơ sở quá đông với số biên chế của Phòng còn
hạn hẹp nên còn chưa bao quát hết được tất cả các cơ sở y dược tư nhân Vì vậy
vẫn còn tình trạng hoạt động không đúng phạm vi chuyên môn, phụ trách phòng
khám và nhà thuốc vắng mặt không có giấy ủy quyền, và một số hoạt động,
trang thiết bị không đúng quy định…
Trang 42
Theo phát biểu của Bô ̣ trưởng Nguyễn Thi ̣ Kim Tiến tại Hội nghị trực tuyến
toàn quốc về Tăng cường quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lâ ̣p
diễn ra ngày 4/11/2013 với 63 điểm cầu trong cả nước
“Những sai pha ̣m trên của nhiều cơ sở khám, chữa bê ̣nh tư nhân đang gây ra sự
bức xúc, phẫn nô ̣ của người bê ̣nh và cô ̣ng đồng Chúng ta phải kịch liệt lên án
những hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng người khác”
Hội nghị ấy cũng chỉ ra thực trạng "có không ít y bác sỹ trong bệnh viện cô ng
lâ ̣p tham gia khám chữa bê ̣nh ngoài giờ ta ̣i cơ sở y tế tư nhân nhưng la ̣i không
chấp hành các quy đi ̣nh về hành nghề y tế tư nhân " và "vai trò của các chính
quyền địa phương trong quản lý các cơ sở y tế tư nhân trên đi ̣a bàn cũng chưa
tròn trách nhiệm , thâ ̣m chí nhiều nơi còn buông lỏng dẫn tới những hâ ̣u quả
nghiêm tro ̣ng" hay "nhiều chủ đầu tư các cơ sở khám bệnh , chữa bệnh tư nhân
quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi du ̣ng lòng tin của người dân đã
quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn hoặc vượt quá phạm vi chuyên
môn cho phép, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá
niêm yết"
Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng có liên
quan phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hành nghề y dược
tư nhân, tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả góp
phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tốt hơn
Là một công chức của phòng y tế Quận Đống Đa, với nhiệm vụ được giao
là chuyên viên phụ trách quản lý hành nghề y dược ngoài công lập, tôi quan tâm
và chọn đề tài: “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hành nghề y dược tư nhân tại Quận Đống Đa” làm đề tài tiểu luận tình huống
cuối khóa lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên Nhằm
phân tích tình huống để tìm ra và lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết
Trang 53
công việc một cách kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân
Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu tình huống kiểm tra và giải quyết xử
phạt vi phạm hành chính trong hành nghề tư nhân của Phòng Khám Nhi A của
Bác Sỹ B thuộc Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Nội dung
của đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến
nghị
Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cộng với những kinh
nghiệm thực tế trong công tác, tôi nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết
cho tình huống trên Tuy nhiên do điều kiện thời gian ngắn và bị ảnh hưởng của
công tác chuyên môn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh
khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô
Xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 12 tháng 6 năm 2015,tôi đang làm báo cáo về tình hình giá thuốc
khảo sát trong năm 2015 thì có 1 cuộc điện thoại tới số điện thoại của phòng
0435.526 512 Người gọi điện tự xưng là 1 người dân của Phường Hàng Bột
( Anh X), và xin giấu tên muốn phản ánh về hoạt động của Phòng khám Nhi A
của Bác Sỹ B phụ trách có hoạt động bán thuốc cho người bệnh mà không có
giấy phép hoạt động kinh doanh thuốc
Trang 64
Theo lời tố giác thì phòng khám Nhi A có số lượng bệnh nhân khá lớn,
thường khám vào cuối tuần và buổi tối Người bệnh khi ra khỏi phòng khám có
khá nhiều người có mang thuốc điều trị về Theo Anh X thì anh nghi ngờ có
hoạt động bán thuốc trái quy định của pháp luật nên gọi điện để báo cáo Phòng y
tế kiểm tra về hoạt động bán thuốc của phòng khám A Đảm bảo người dân được
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế
Nhận được phản ánh của Anh X, Tôi ghi nhận những phản ánh này:
“Thưa anh ! Phòng Y tế xin ghi nhận phản ánh của anh và cảm ơn anh đã
góp phần phối hợp với Phòng Y tế trong công tác quản lý hoạt động Y tế trên
địa bàn Quận Đống Đa Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin về phòng khám và
kiểm chứng những phản ánh của anh kịp thời.Xin cảm ơn anh! ”
Ngay sau đó, tôi đã báo cáo với đồng chí Trưởng phòng y tế Quận Đống
Đa để giải quyết sự việc trên Đồng chí trưởng phòng y tế xác định đây là một
vụ việc liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong địa bàn
và nó ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành y tế và sự công bằng trong hoạt
động giữa phòng khám và nhà thuốc đồng thời việc phản ánh tố giác từ trước tới
nay ở Quận không nhiều Đồng chí Trưởng phòng y tế cho rằng đây là vấn đề
cần quan tâm kịp thời để đảm bảo lòng tin của người dân vào cơ quan quản lý
nhà nước
Đồng chí Trưởng Phòng y tế đã giao cho tôi – chuyên viên phụ trách quản
lý hành nghề y dược tư nhân kiểm tra danh sách quản lý.Kết quả cho thấy tại địa
chỉ Phòng Khám A hoạt động không có nhà thuốc hoạt động Phòng khám A
được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn Quận được gần 1 năm và
được Phòng y tế kiểm tra vào ngày 12/12/2014 nhưng không phát hiện sai phạm
gì Nhận thấy hoạt động vi phạm của Phòng Khám có thể là mới phát sinh cần
chấn chỉnh kịp thời Đồng chí trưởng phòng Y tế đã đề nghị lập tức lên kế hoạch
để xử lý vụ việc
Trang 75
PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Cùng với xu thế xã hội hoá các nghành nghề một cách mạnh mẽ, với mục
tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các tầng lớp
trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế
thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng
và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú Trong thời gian qua, cùng
với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực
thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật., khống
chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện
công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân Tuy nhiên, để y tế tư nhân
thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, không bị chi phối
của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần
được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho
y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ nhân dân Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai
phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi
phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ
thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong
lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương Ở trung ương là Bộ Y tế,
một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế
của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm
y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên
uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó là trách
nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm
Trang 86
của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế và cũng
là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này
Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại
Khoản 5 Điều 6 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động Khám, chữa
bệnh: Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác
sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền
Tại điểm a khoản 4 điều 28 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013, quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành
vi bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức trừ người hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Qua kiểm tra danh sách quản lý, Phòng khám A hoạt động danh nghĩa cá
nhân nên theo khoản 5 và 6 điều 4 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 14/11/2013, Quy định áp dụng vi phạm hành chính đối với cá nhân
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, kịp thời, nhanh gọn vừa
đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà
nước với nhân dân Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý tình huống được xác định
như sau :
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý đúng
người, đúng tội
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế
XHCN Muốn tăng cường pháp chế XHCN, một trong những biện pháp hàng
đầu là phải xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi
phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau, có thể dùng các biện pháp sau :
1 - Tịch thu tang vật, xử phạt hành chính, phạt tiền Nếu ở mức độ nặng
thì đề nghị các cơ quan pháp luật giải quyết
Trang 97
2 – Phòng quản lý thị trường cùng phối hợp tiến hành xác minh nguồn
gốc các loại thuốc có bán tại phòng khám
3 - Phối hợp với cơ quan chức năng thông báo cho chính quyền địa
phương nơi phòng khám A cư trú và nhân dân về việc bán thuốc trái phép của
Bác sỹ B để người dân hiểu được việc bán thuốc cuả Bác sỹ là trái pháp luật
4 - Bảo vệ uy tín của ngành tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín, đảm
bảo sự cạnh tranh công bằng giữa phòng khám và các nhà thuốc tư nhân được
cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc., đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực
hành tốt nhà thuốc
5 Đảm bảo thuốc được phân phối đúng theo nguyên tắc thực hành nhà
thuốc tốt Có như vậy thuốc mới đảm bảo được chất lượng
6- Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về
ngành y tế và quyền được sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả, kinh tế
PHẦN III:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1 Nguyên nhân:
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là :
a Nguyên nhân từ phía phòng khám A:
- Bác sỹ A đã vi phạm Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23
tháng 11 năm 2009, tại Khoản 5 Điều 6 quy định về các hành vi bị cấm trong
hoạt động Khám, chữa bệnh: Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới
mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia
truyền
Trang 108
- Bác Sỹ A vì mục tiêu thu lợi bất chính, lợi dụng uy tín để bán thuốc để
điều trị bệnh; trong khi đó không được phép bán thuốc do chỉ cơ sở được cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc mới được bán thuốc.Muốn được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc các cơ sở phải đảm bảo các
Quy định: về điều kiện chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo điều 11 và
điều 25 của Luật dược số 34/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 và điều 23
Nghị định 79/2006/NĐ – CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
dược ban hành ngày 09/8/2006 về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc của cơ sở bán lẻ thuốc và Thông tư 46/2011/TT –BYT ban
hành ngày 21/12/2011 về nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc
b.Nguyên nhân từ phía người bệnh
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế; do niềm tin của bệnh nhân vào Bác sỹ và
không hiểu được quy định Bác sỹ bán thuốc là vi phạm pháp luật nên không
phản ánh tới cơ quan chức năng
b Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng:
Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn của đơn
vị mình đó là chức năng quản lý Nhà nước và chức năng giám sát việc quản lý
Nhà nước về hoạt động hành nghề y tế tư nhân Nếu các cơ quan này thường
xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, tập huấn, tuyên truyền và xử phạt kịp thời
thì không xảy ra sự việc trên
Trình độ quản lý của cán bộ công chức thuộc các ngành chức năng còn hạn
chế, chưa làm hết chức năng tuyên truyền quy định pháp luật và tập huấn kiến thức
cho Các cơ sở y tế trên địa bàn và người dân hiểu biết và chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật về quản lý hành nghề y dược tư nhân
Trang 119
Phòng Y tế là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân huyện quản lý Nhà
nước về Y tế trên địa bàn Quận đã chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền của mình, việc tuyên truyền phổ biến chưa sâu rộng, chưa kỹ…và
chưa có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời với Tổ Y tế Xã hội phường
- Do Tổ y tế xã hội phường Hàng Bột không sát sao quản lý hoạt động của
phòng khám tư nhân nên phòng khám hoạt động bán thuốc được một thời gian
nhưng không phát hiện ra
- Ngành y tế chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân các
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khám chữa bệnh và
kinh doanh thuốc
2 Hậu quả:
- Một phần là nguyên nhân gây ra thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho các
gia đình người bệnh do thuốc được bán ở cơ sở không được cấp giấy phép kinh
doanh thuốc nên chất lượng sẽ không được đảm bảo.g cần thiết với giá cao
- Làm giảm lòng tin của nhân dân, của các cơ sở hành nghề y dược trên
địa bàn đối với ngành y tế nói chung và hoạt động quản lý của phòng y tế Quận
Đống Đa nói riêng
- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc,
ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để
giải quyết vụ việc