1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường chứng khoán phái sinh vốn chủ sở hữu ấn độ - sàn giao dịch chứng khoán quốc gia NSE

44 794 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 297,79 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán phái sinh vốn chủ sở hữu ấn độ - sàn giao dịch chứng khoán quốc gia NSE

Trang 1

Mục lục

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường tài chính do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đã khiến cho các tổ chức tài chính cùng các ngân hàng ngày càng trở nên nhạy cảm với các rủi ro thị trường Với sự dịch chuyển các dòng vốn đang trở nên phức tạp, vấn đề này cũng ngày một đáng quan tâm Thị trường phái sinh Ấn Độ đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt thập kỷ qua và cũng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc

về khối lượng giao dịch, tính chất của đối tượng tham gia cũng như các cơ sở hạ tầng của thị trường trên nhiều mảng khác nhau - thị trường vốn chủ sở hữu, thị trường nợ và thị trường ngoại hối Hiện nay, thị trường Ấn Độ đã có rất nhiều công cụ phái sinh như kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn Mục đích chính của các công cụ này là phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư khỏi những biến động của thị trường (hedging) đồng thời cung cấp cho nhà đầu tư một cơ hội để tiến hành đầu cơ (speculative) hay mua bán ăn chênh lệch (arbitrage) Bài viết của nhóm nghiên cứu sẽ chủ yếu tập trung vào thị trường chứng khoán phái sinh vốn chủ sở hữu Ấn Độ mà cụ thể là sàn giao dịch chứng khoán quốc gia NSE Qua việc xem xét lịch sử phát triển, cách thức giao dịch, quy mô thị trường cũng như các xu hướng hiện tại trên thị tường chứng khoán phái sinh Ấn Độ, nhóm nghiên cứu muốn có những hiểu biết mang tính chất tổng hợp nhất về đề tài này, từ đó có những ứng dụng phù hợp trong tương lai

2

Trang 3

I. Cơ bản về phái sinh và thị trường phái sinh

1. Định nghĩa về công cụ phái sinh

Công cụ phái sinh hay còn gọi là chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa cơ sở Chứng khoán phái sinh sẽ không tồn tại nếu không có sự tồn tại của tài sản cơ sở

2. Mục đích sử dụng công cụ phái sinh

Cung cấp đòn bẩy

Phương pháp đòn bẩy (leverage), theo thuật ngữ tài chính, có nghĩa là việc sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều Bạn có thể mua một hợp đồng tương lai (futurescontract) trị giá hàng nghìn đô la với khoản đầu

tư ban đầu chỉ bằng 10% tổng trị giá hợp đồng Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 35.000$ (khi 1 ounce vàng bằng 350$) bạn có thể bỏ ra chỉ 3.500$

Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy hơn 100 ounce (oz.) vàng Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao động giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra Vì vậy, nếu giá tăng 100$, tức là lên đến 450$ một ounce, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 10.000$ - gần như đạt mức lãi 300% so với đầu tư gốc 3.500$ của bạn Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 10 cent thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 10$

Tuy vậy, đương nhiên là điều ngược lại cũng có thể xảy ra Nếu giá giảm và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 300%, việc này có thể lấy mất hơn 10.000$ của bạn, đôi khi còn nhiều hơn để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ Vì vậy, mặc dù đòn bẩy khiến cho việc cam kết lúc ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình đầu tư phái sinh này có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn

Trang 4

Phòng ngừa rủi ro

Đối với một số người, các chứng khoán phái sinh futures và options có thể là công

cụ phân tán bớt (giảm) rủi ro Những người nông dân cam kết bán lúa ở một mức giá tốt

sẽ được bảo vệ nếu giá giảm Nhà đầu tư sở hữu options quyền bán (put option) trên những cổ phiếu họ sở hữu thì có thể bù đắp một phần thua lỗ của mình nếu thị trường bị suy giảm

Phần lớn các nhà đầu tư đều giao dịch futures và options để giảm bớt rủi ro vì khả năng bị lỗ nhiều có thể sẽ được bù đắp bằng cơ hội đạt được khoản lợi lớn Nhưng các nhà đầu tư đơn lẻ thường là những người chơi nhỏ trong thị trường futures và options do rủi ro cao và lợi nhuận lại không đoán trước được

Đầu cơ

3. Các chủ thể tham gia

Gồm 2 nhóm: Nhóm chủ thể phòng ngừa rủi ro và nhóm chủ thể đầu cơ

- Nhóm chủ thể phòng ngừa rủi ro: Mục đích chính là giảm thiêu rủi ro do

biến động giá trong tương lai

- Nhóm chủ thể đầu cơ: Mục đích chính là kiểm lợi nhuận và chấp nhận rủi

ro Cụ thể là họ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, các nhà đầu cơ thực hiện phân tích thị trường nhằm cố gắng dự báo xu hướng biến động giá chứng khoán để tham gia vào thị trường

4. Các loại công cụ phái sinh chủ yếu

Công cụ phái sinh gồm nhiều loại nhưng có thể liệt kê 5 loại công cụ phái sinh chủ yếu sau: quyền mua cổ phần; chứng quyền; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; và hợp đồng quyền chọn

4

Trang 5

Quyền mua cổ phần (Rights)

Là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành CP phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại mức giá xác định,thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định

Chứng quyền (Warrants)

Là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu thường, với một mức giá xác địnhvà trong một thời hạn nhất định Quyền này được phát hành khi tổ chức lại các công ty hoặc khicông ty nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếuưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có đượcmột lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của

cổ phiếu thường

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

Là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương laivới một mức giá ấn định vào ngày hôm nay

Hợp đồng tương lai (Futures)

Là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá đã định trước Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi

Trang 6

Hợp đồng quyền chọn (Options)

Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoátại một mức giá xác định và rong một thời hạn nhất định Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổphiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm

5. Thị trường phái sinh

A. Định nghĩa

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn…

B. Phân loại thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh bao gồm: Sàn giao dịch tập trung và Thị trường phi tập trung OTC

6

Trang 7

Sàn giao dịch tập trung Thị trường phi tập trung

(OTC)

Đặc điểm

- Các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch-Thường giao dịch trực tiếp trên sàn nhưng đang dần chuyển sang giao dịch điện tử

- Gần như không có rủi ro

do hợp đồng đã được chuẩn hóa

- Các giao dịch được tiến hành qua mạng máy tính, điện thoại giữa các nhà kinh doanh của các định chế tại chính, công ty và quản lý quỹ

- Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận

- Chứa đựng nhiều rủi ro do hợp đồng không được chuẩn hóa

Trang 8

II. Tổng quan về thị trường chứng khoán vốn chủ sở hữu tập trung ở Ấn Độ

1) Quá trình hình thành và phát triển thị trường phái sinh vốn Ấn Độ

Sản phẩm phái sinh đầu tiên được giới thiệu là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán vào 6/2000, được giao dịch trên 2 thị trường lớn là NSE và BSE với S&P Nifty and BSE -30 Sensex Đến năm 2002 thì thị trường phái sinh của Ấn Độ mới thực sự bắt đầu đi vào hoạt động hiệu quả

Quyền chọn chỉ số và quyền chọn chứng khoán được SEBI thông qua vào tháng 6 năm 2001

Tháng 11/2001 SEBI tiếp tục thông qua hợp đồng tương lai chứng khoán

Ta có bảng tổng kết như sau

8

Trang 9

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động thì thị trường vốn phái sinh phát triển nhanh chóng ở Ấn Độ, và có những thay đổi đáng kể như sau:

+ Năm đầu tiên tham gia vào thị trường phái sinh giai đoạn 2000- 2001:

Tổng lượng giao dịch hợp đồng phái sinh vốn từ tháng 6 năm 2000 đến tháng 3 năm 2002:

Sau tháng 6/2001 khối lượng giao dịch tăng mạnh do xuất hiện thêm hợp đồng tương lai và quyền chọn chứng khoán

Trang 10

Tổng lượng phát triển theo sản phẩm giao dịch:

Từ tháng 11/2001, hợp đồng tương lai chứng khoán tăng mạnh chiếm tỷ trọng tới 70% tổng lượng giao dịch toàn thị trường hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng quyền chọn tăng nhưng biến động cũng khá lớn, nhưng hợp đồng quyền chọn chỉ số dường như không tăng đáng kể, và giữ ở mức ổn định thấp

Sectoral index được thông qua trong giao dịch phái sinh vào 12/2002 Trong tháng 9/2007 SEBI thông qua hợp đồng phái sinh chỉ số hạng nhỏ dành cho các nhà đầu tư nhỏ (mini derivative contract)

2) Khung pháp lý điều chỉnh thị trường

18/11/1996 SEBI đã thành lập uỷ ban LC GUPTA nhằn xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoat động cho giao dịch phái sinh, và giới thiệu bộ luật điều chỉnh đầu tiên Bye-Law, cùng với các quy chế Kiểm soát thương mại và giải quyết các hoạt động của thị trường này

Hội đồng quản trị của SEBI trong cuộc họp tổ chức ngày 11/5/1998 đã chấp nhận kiến nghị và thông qua sự giới thiệu giao dịch phái sinh bắt đầu với chỉ số chứng khoán

10

Trang 11

tương lai Theo đó báo cáo của LC GUPTA được chính thức đề xuất lên SEBI vào tháng 3/1998.

Ngoài ra còn có thêm một số thông tư sửa đổi hướng dẫn như:

- Thông tư 31/12/2010 thông tư hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh

- Thông tư 2/1/2012 thông tư sửa đổi và bổ sung thêm của thông tư 12/2010

3) Quy mô thị trường và sự phát triển của thị trường.

Quy mô thị trường từ năm 2001 đến năm 2011 tăng lên đáng kể và đánh dấu bước tăng trưởng lớn của thị trường phái sinh ấn độ Tuy xuất hiện sau các thị trường phái sinh lớn trên thế giới nhưng tốc độ phát triển của thị trường phái sinh Ấn Độ rất đáng được học hỏi, đặc biệt với thị trường chứng khoán của Việt Nam Ta có thể quan sát thêm về tốc độ tăng trưởng theo bảng số liệu tổng hợp sau về thu nhập từ thị trường phái sinh Ấn

Độ từ năm 2003 đến 2011: (Rs.corer)

Trang 12

Equity Derivatives Index

Futures Options Index Futures Stock Options Stock 2003-04 561.018 52.816 1.311.110 217.539

Thu nhập từ thị trường phái sinh của Ấn Độ từ năm 2003-2011

Tuy thị trường biến động bất ổn nhưng như biểu đồ ta thấy rằng, giao dịch phái sinh ngày càng phát triển tích cực và mang lại nguồn thu khá tích cực cho chính phủ Ấn Độ

So sánh với các quốc gia khác trên thị trường phái sinh châu á, tổng kết của WB như sau:

12

Trang 13

Nguồn: WB.

Theo đó thì giao dịch phái sinh ở Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh giai đoạn 2002-04 với tốc độ tăng trưởng đạt 465%, cao nhất trong khu vưc Tuy nhiên về mặt tuyệt đối thì giao dịch phái sinh vẫn còn khá mới và chưa thực sự đi vào thông dụng

4) Các sản phẩm trên thị trường vốn phái sinh

Có 2 sản phẩm phái sinh vốn trên thị trường Ấn Độ là future và option contract

4.1 Hợp đồng tương lai (future contract)

Trong hợp đồng tương lai có 2 dạng chính được giao dịch tại thị trường này là hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai chưng khoán

Hợp đồng tương lai chỉ số

Là hợp đồng tương lai giao dịch dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán

Trang 14

Được giao dịch đầu tiên ở ấn độ vào năm 6/2000, trong đó 2 thị trường lớn là thị trường BSE và NSE lần lượt đưa ra 2 loại hợp đồng phái sinh chỉ số tương lai của 2 chính

là : BSE Sensitive Index và S&P CNX NIFTY Ngoài ra còn có một số sàn giao dịch nữa như : Ahmedabad, Calcutta, Npse

Bảng tổng hợp so sánh số lượng hợp đồng và doanh số (Rs.crore) của 2 thị trường lớn :

Trang 15

Hợp đồng tương lai chứng khoán

Tương lai chứng khoán là hợp đồng tài chính, tài sản cơ bản là một cổ phiếu cá nhân Hợp đồng chứng khoán trong tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một số lượng quy định phần vốn chủ sở hữu cơ bản cho một ngày trong tương lai ở một mức giá thoả thuận giữa người mua và người bán Các hợp đồng có thông số kỹ thuật tiêu chuẩn như rất nhiều thị trường, ngày hết hạn, và đơn vị yết giá, đánh dấu vào kích thước và phương pháp giải quyết

Được giao dịch tại Ấn Độ vào tháng 11 năm 2001

Sau đây là bảng tổng kết khối lượng giao dịch và thu nhập từ hợp đồng tương lai chứng khoán của 2 thị trường lớn giai đoạn 2003 -2004:

năm no.contract turnover NSE no. BSE turnover 2003-04 32368842 1305949 128193 5171 2004-05 47043066 1484067 6725 213 2005-06 80905493 2791721 12 0,48 2006-07 104955401 3830792 142433 3516 2007-08 203587952 7548563 95117 7609 2008-09 221577980 3479642 299 9

Trang 16

Hợp đồng quyền chọn chỉ số

Tương tự như hợp đồng tương lai chỉ số, hợp đồng quyền chọn chỉ số cũng được giao dịch dựa trên chỉ số chứng khoán dược công bố chính thức tại sàn NSE và BSE, tuy nhiên khác với future index thì với option index người mua có quyền nhưng không bắt buộc phải mua hoặc bán tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn người mua nếu không thực hiện hợp đồng thì sẽ bị mất một khoản phí , hay giá của hợp đồng

16

Trang 17

Bảng tổng kết giao dịch quyền chọn chỉ số từ năm 2003 đến 2011

no.contract turnover no turnover

Nguồn: www.sebi.gov.in/

Phần lớn các giao dịch được thực hiện tại sàn NSE với khối lượng ngày càng lớn

và đem lại thu nhập khá lớn ở mức 18,365,366 Bs.crore

Trang 18

năm no.contract NSE turnover no. BSE turnover 2003-04 5583071 217212 7621 332

2007-08 55366038 136211 1161 39 2008-09 212088444 3731502 373 9 2009-10 341379523 8027964 5276 138 2010-11 650638557 18365366 0 0

Ta mô hình hoá thành mô hình như sau:

5) Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường tập trung chứng khoán phái sinh vốn Ấn Độ

5.1 Mở rộng cơ sở hạ tầng tài chính

Mặc dù khung luật pháp điều chỉnh thị trường phái sinh Ấn Độ có rất nhiều điểm tương đồng với khung luật pháp quốc tế, một số nhân tố quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính vẫn rất cần được củng cố Luật phá sản hay vỡ nợ cần được quy định rõ ràng hơn nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của nhà đầu tư

5.2 Đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch phái sinh cũng như tính

ổn định của thị trường tài chính

Hội đồng Basel về kiểm soát hoạt động ngân hàng cũng như Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) đã đưa ra những đề xuất về công bố thông tin giao dịch cũng như các hoạt động liên quan tới phái sinh của các ngân hàng và các công ty chứng khoán Những

đề xuất này cũng có thể được cân nhắc bởi các công ty phi tài chính có sử dụng các công

cụ tài chính phức tạp Các đề xuất này đều tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của tính

18

Trang 19

minh bạch trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính Các nghiên cứu đều cho thấy tính minh bạch thể hiện qua việc công bố thông tin hợp lý đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các tập quán quản trị rủi ro lành mạnh Tính minh bạch cũng sẽ đồng thời giúp ích cho ngân hàng cũng như công ty chứng khoán bằng việc tăng khả năng đánh giá và quản trị rủi ro Sự công bố thông tin phải có liên quan tới các rủi ro quan trọng liên quan tới hoạt động phái sinh bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động cũng như rủi ro pháp lý Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cũng cần công bố thông tin về hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Trang 20

III. Thị trường tập trung NSE

Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia NSE là một sàn giao dịch chứng khoán đặt tại thành phố Mumbai, thủ phủ của bang Maharashtra, Ấn Độ NSE là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 16 trên thế giới về quy mô vốn hóa thị trường và là sàn lớn nhất ở Ấn Độ xét về tổng số giao dịch và tổng doanh thu trong ngày, đối với cả giao dịch chứng khoán vốn chủ sở hữu và phái sinh NSE có giá trị vốn hóa thị trường vào khoảng 985 tỷ USD

và trên 1640 mã niêm yết, theo thống kê tháng 12 năm 2011 Cùng với BSE (sàn giao dịch chứng khoán Bombay), NSE là một trong hai sàn giao dịch chứng khoán quan trọng nhất của Ấn Độ, là nơi diễn ra phần lớn các giao dịch cổ phiếu của Ấn Độ Chỉ số quan trọng nhất của NSE là S&P CNX Nifty, được biết đến là NSE NIFTY (National Stock Exchange Nifty) – chỉ số của 50 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị vốn hóa thị trường

Ngày nay, doanh thu của NSE chiếm 69% tổng doanh thu thị trường vốn của Ấn

Độ, trong đó ở thị trường Tương lai và Quyền chọn chiếm đến 98% Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ có khoảng 1075 thành viên tham gia giao dịch được kết nối với sàn thông qua công nghệ viễn thông tiên tiến VSATs và các kênh thuê riêng (leased lines)

Thị trường Tương lai và Quyền chọn F&O của NSE cung cấp các sản phẩm phái sinh như Index Futures, Index Options, Stock Options, Stock Futures Doanh thu trung bình mỗi ngày của thị trường F&O NSE đạt khoảng 52,153 Rupee (tương đương với 13,048 triệu USD), đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng giao dịch được thực hiện trên sàn sau NASDAQ, NYSE và Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải; đứng thứ 2 trên thế giới về số lượng hợp đồng tương lai cổ phiếu đơn ( single stock futures ); đứng thứ 3 về

số lượng hợp đồng được giao dịch đối với stock index futures và đứng thứ 2 ở Châu Á về

số lượng hợp đồng phái sinh vốn chủ sở hữu được giao dịch NSE cũng là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới khi xét về số lượng giao dịch cổ phiếu vốn chủ sở hữu và là sàn có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai trên thế giới trung bình đạt 16,6%/ năm

20

Trang 21

Sở hữu NSE là một loạt các định chế tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm hàng đầu và các trung gian tài chính khác ở Ấn Độ Tuy nhiên, việc sở hữu và quản lý được tiến hành độc lập với nhau Luôn có ít nhất 2 nhà đầu tư nước ngoài là NYSE Euronext

và Goldman Sachs có được quyền lợi ở NSE Vào năm 2006, NSE VSAT (Very Small Aperture Terminal) – trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ – đã được đưa vào sử dụng tại hơn 1500 thành phố trên toàn Ấn Độ

1) Lịch sử hình thành và phát triển

Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ được thành lập theo sự chỉ thị của Chính phủ Ấn Độ, bởi các định chế tài chính lớn nhất của Ấn Độ, và được đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 1992 như một công ty có chịu thuế Vào tháng 4 năm 1993, NSE chính thức được công nhận là sàn giao dịch chứng khoán theo Đạo luật Chứng khoán

1956 NSE bắt đầu các hoạt động trên thị trường nợ bán buôn ( wholesale debt market – WDM ) vào tháng 6 năm 1994 Thị trường vốn của NSE bắt đầu các hoạt động giao dịch vào tháng 11 năm 1994 và thị trường chứng khoán phái sinh (cụ thể là thị trường tương lai và quyền chọn F&O) bắt đầu giao dịch từ tháng 6 năm 2000

Vào năm 1996, Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ đã công bố chỉ số S&P CNX Nifty và CNX Junior bao gồm 100 mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất ở Ấn

Độ CNX Nifty là chỉ số của 50 cổ phiếu từ 25 khu vực khác nhau trong nền kinh tế Ấn

Độ Các chỉ số này thuộc sở hữu và nằm trong sự quản lý của India Index Services and Products Ltd (IISL) – một quỹ liên doanh đầu tư mạo hiểm được cấp phép tư vấn bởi Standard & Poor's

Năm 1998, NSE khai trương website của mình và trở thành sàn giao dịch đầu tiên

ở Ấn Độ tiến hành giao dịch cổ phiếu qua Internet vào năm 2000 NSE cũng đã và đang chứng tỏ được vị trí tiên phong của mình trên thị trường tài chính Ấn Độ bằng việc đạt được nhiều thành tích và chứng nhận ví dụ như “'Best IT Usage Award' của Computer Society Ấn Độ (in 1996 and 1997) and CHIP Web Award của tạp chí CHIP (1999)

NSE được thành lập trước hết là để thiết lập một mạng lưới cơ sở vật chất phục

vụ cho việc giao dịch tất cả các loại chứng khoán trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia

Trang 22

Đồng thời sàn cũng có nhiệm vụ đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội giữa các nhà đầu tư trên

cả nước thông qua mạng lưới viễn thông thích hợp Cùng với hệ thống giao dịch điện tử, NSE là sàn giao dịch đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế, đem lại một thị trường chứng khoán hiệu quả, minh bạch và công bằng cho các nhà đầu tư, giúp cho vòng quay quyết toán hợp đồng trở nên ngắn hơn

Cho tới nay, NSE vẫn đang nắm giữ vai trò của mình như là xúc tác cho việc cải cách thị trường chứng khoán Ấn Độ về cả phương diện cấu trúc vi mô thị trường cũng như phát triển các phương thức giao dịch tốt nhất trên thị trường

2) Hệ thống giao dịch của thị trường

NSE hoạt động dựa trên hệ thống NEAT (National Exchange for Automated Trading), một hệ thống giao dịch dựa trên màn hình hoàn toàn tự động theo nguyên tắc của thị trường đấu giá theo giá thay vì hệ thống theo cơ chế đấu giá theo lệnh Điều này

có thể giúp giảm giới hạn biến động giá tối thiểu, từ đó làm giảm chi phí giao dịch không chỉ cho NSE mà còn cho nhiều sàn giao dịch khác

Ngoài ra, hệ thống giao dịch F&O còn cung cấp một cơ chế giám sát, theo dõi trực tuyến, hỗ trợ cho thị trường đặt lệnh theo giá và cung cấp các giao dịch một cách hoàn toàn minh bạch Các lênh ngay khi được nhận sẽ được dán (stamped) và ngay lập tức được xử lý để tìm các khớp lệnh tiềm năng Nếu không có lệnh khớp nào thì lệnh đặt ra

sẽ được bảo lưu trong các books khác nhau Các lệnh được lưu trữ theo thứ tự ưu tiên trước hết về giá và sau đó là thời gian trong các danh sách khác nhau

Quy tắc khớp lệnh

Lệnh đặt mua tốt nhất sẽ được khớp với lệnh đặt bán tốt nhất Một lệnh có thể khớp một phần với một lệnh khác, do đó có thể sẽ có nhiều giao dịch Để khớp lệnh, lệnh đặt mua tốt nhất là lệnh đặt giá cao nhất và lệnh đặt bán tốt nhất là lệnh đặt giá thấp nhất

Sở dĩ điều này xảy ra là do máy tính sẽ xem xét tất cả các lệnh mua có sẵn từ góc độ của một người bán và ngược lại, mọi lệnh đặt bán được xem xét từ góc độ của người mua trên thị trường Bởi vậy, trong số tất cả các lệnh đặt mua có sẵn trên thị trường ở một thời

22

Ngày đăng: 30/01/2016, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w