1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận của việc xây dựng mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông việt nam

121 430 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 4,77 MB

Nội dung

⁄Wục tiêu giáo dục trong xã hội phong kiến Việt Nam cài ý kiến về mục tiêu đào tạo trong lịch sử giáo dục thế giới Ghuật ngữ: Mục đích giáo dục Dạy học ⁄/ấy ý kiến về cách tiếp cận

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA Việc XÂY DỰNG

MỤC TIỂU GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

PHO THONG VIET NAM

MA SO B94-37-38

CHU NHIEM ĐỀ TÀI : PGS.TS Thái Duy Tuyên

‘THU Ki BE TAI : CU NHAN Bil Héng Yén

Rut phe Prag prs % TIYTx#?

Trang 2

TẬP THỂ TÁC GIẢ: ¬

Chủ BIER: PGS TS Thdi Duy Tuyén

CAC TAC GIA: GS Phan Trọng Luận, Nguyễn Đăng Tiến,

Hoang Manh Kha, PTS Trần Đức X ước

PTS Nguyễn Như An, PTS Trân Kiểm, PTS Dé Huan

i ot.

Trang 3

⁄Wục tiêu giáo dục trong xã hội phong kiến Việt Nam

cài ý kiến về mục tiêu đào tạo trong lịch sử giáo dục thế

giới

Ghuật ngữ: Mục đích giáo dục ( Dạy học )

⁄/ấy ý kiến về cách tiếp cận mục tiêu giáo dục

Øìm hiểu về mô hình đạo đức mới

Ban vé muc tiêu giáo dục theo định hướng hoàn thiện và

đổi mới cách tiếp cận mục tiêu

2chững định hưỡng cơ bản cho mục tiêu giáo dục - đào tạo

của nhà trường phổ thông Việt Nam

Phuong dién van hod trong mục tiêu giáo dục

đuy nghĩ về một vài quan điểm "Mục đích giáo dục của Makiguchi"

Øìm kiếm những bài học kinh nghiệm trong việc giải

quyết mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá - đạo đức

Trang 4

MUC TILU DAY HOC - GIAO DUC

(THUC TRANG, PHUGNG HUGNG HOAN THIEN)

-1 MỊ trí mực tiêu giáo dục

1 Khải niềm: Trong đời sông hàng ngày, người ta thường dùng hai từ mục

đích, mục tiêu với ý nghĩa có thể piông nhau, có thể thay thê cho nhau - đó là “cái

mà mình nhằm đạt tới" Song trong thuật ngữ giáo dục học (GDH), có sự phân

hiệt tương đối giữa mục đích giáo dục (MĐGD) với mục tiêu giáo dục (đào tạo)

thị những yêu câu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với giáo dục con

người Nó có tính chất đu hướng cho việc hình thành nhân cách một lớp người

trong một giai đoạn lịc sử nhất định (công tác giáo dục phải phát triển theo quy

mô lớn nhằm bồi dưỡng thê hệ trẻ thành những người lạo động làm chủ nước nhà,

có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và lứ thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao văn hóa của nhân dân lao động - đó

là MĐGD được ghl trong Nghị quyết Đại hội Đảng fan thes Ili)

Mục tiêu giáo dục (MTGD) (đào tạo) bao gồm một hệ thông các phẩm chat cần thiệt của nhân cách được trình bây dưới hình thức những yêu câu giáo dục mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho thể hệ trẻ trong - một (thời hạn nhất định NTGD là sự cụ thể hóa MIĐGD, Để đạt được MĐGD, phải thực hiện một hệ thông mục tiêu xếp thành nhiều tang bac, trọng đó có mục tiêu

dạy học-giáo đục, mục tiêu giáo dục từng cấp học, từng lớp học, từng môn học /Mục tiêu dạy học-giáo dục

Do tính chỉnh thể của nhân cách quy định, nên những mục tiêu giáo dục bộ

phận không thể là những thành tô đơn lẻ, riêng biệt mà vệ cơ bản, những mục tiêu ˆ

đó phải phản ánh những yêu câu của MTGD tổng quát, đông thời có chú ý tới đặc

thù của mỗi hoạt động mỗi đôi tượng giáo dục và đặc điểm của địa phương mà

có sự nhắn mạnh hơn đối với một sô yêu cầu giáo đục nào đó

Là mục tiêu bộ phận, mục tiêu dạy hoc-gtdo duc phải chú 9 nhiều hơn tới

yêu câu phát triển năng lực như vũ trang hệ thông trị thức, lử năng, kĩ xảo, phầt

triển trí tuệ người học, qua đó mà hình thành thải độ và giáo dục nhân cách học

sinh Lau nay, phần lớn người dạy thường dững nhiều công sức vào việc chuyển

tải kiên thức mà chưa chú trọng đúng mức vào việc phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo Kết quả là người học chỉ quen với kiểu học bị động, thiêu suy nghĩ độc lập, phát triển tư duy sáng tạo Với tình trạng này, hoạt động dạy học-giáo dục của

Trang 5

sang tao, ft có khả năng tự học Trước mắt, tuy có đáp ứng được những nhu cau nhất định của xã hội, song về lâu dài, họ khó có thể đáp ứng được yêu cầu của sự | nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 MTGD là phạm trò cơ bản cla GDH

Vì sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh là kết quả tổng hợp của

toàn bộ các quá trình xã hội như: quá trình kinh tê-sản xuất, quá trình chính trị-xã hội, quá trình văn hóa-giáo dục, Quá trình giáo dục thế, hệ trẻ được tiên hành

một cách có ý thức, có mục đích, có tổ chức, có vai trò to lớn, có tác dụng rắt

quan trọng trong sự hình thành nhân cách Quá trình giáo dục là một quá trình

tổng thể và toàn vẹn, có chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách

Việc tổ chức và chỉ đạo quá trình giáo dục đòi hỏi phải nắm vững tính quy luật

đang chỉ phối quá trình đó ĐÓ là sự thông nhất các quá trình nắm vững tr thức,

rén luyện kĩ năng và quá trình giáo dực (theo nghĩa hẹp) Các loại quá trình này

đều bao gôm các thành tÔ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả Giữa các thành tô trong quá trình giáo dục có môi

liên hệ khách quan bên vững Những ý định thay đổi hợc cải tiên một thành tô của quá trình mà không chú ý bảo đảm những môi liên hệ có tính quy luật, tức là không chú ý sửa đổi hoặc hoàn thiện các thành tô khác tương ng sẽ dẫn tới làm

rồi loạn sự vận hành của quá trình giáo dục

Trong hệ thông những mới liên hệ đa dạng các thành tô nổi bật lên mới liên

hệ mực tiêu- nội dung- phương phán- phương tiên, đó là môi liên hệ có tác dụng

trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đòi hỏi thường xuyên phải giải quyết tốt MTGD

quy định và dược thể hiện trong nội dung giáo duc; noi dung giáo dục quy định

- và được thể hiện trong phương pháp giáo dục, Không bảo đảm những môi liên

hệ đó thì trong quá trình giáo dục không có sự tôn tại thực sịr của mục tiêu, nội dùng, phương pháp giáo dục mà ta mong muốn Chính vì thê mà mục tiêu giáo

duc lâ phạm tnà cơ bản của GDH Nó quy định, điều khiến quá trình giáo dục

nhằm đáp ứng những yêu câu của xã hội, đáp ứng nhu cau và nguyện vọng học tập của thanh niên, kích thích ở họ những động lực học tập lành mạnh Cho nên, việc hoàn thiện MTGD, từ đồ sử dụng nó như một đòn bẩy làm rung động và thay

đổi toàn bộ hệ thông giáo dục cũng như mọi tê bào của nó là điêu hết sức quan

Việc hoàn thiện mục tiêu dạy học-giáo dục, xây dựng chương trình, kế hoạch học tập, biên soạn sách giáo khoa và các loại sách tham khảo đều "ải căn

cứ vào MTGD đã được quy định NÊu điêu đó bị vi phạm chắc chắn dẫn đến tình

trang chap vá, mâu thuẫn trong quá trình giáo dục và khó đạt được chất lượng,

giáo dục mong muốn Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ IV cũng đã ghỉ rõ:

xác định lại mục tiêu, thiết ké lại chương trình, ké hoạch, nội dưng, phương pháp

giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, cấp học, ngành học

HH Sự phát triển lí luận về MTGD

Trang 6

1 Trước năm 19SỐ: Trước Cách mạng Tháng Tám, giáo dục thực cân có mục dích là đào tạo ra một sô viên chức phục vụ trong bộ máy cai trị hồng duy trì

lâu dài chê độ thực đân phong kiến ở nước ta Từ khi nước nhà được độc lập,

MGD (tuy chưa xuất hiện như một thuật ngữ khoa học) đã được các nhà lãnh

đạo, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nêu ra một cách rõ ràng

Trong 7?nr gửi học sinh nhân ngày khai trường đâu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch việt: “Ngày nay các cháu được cái may man hon cha anh tà được hưởng một nên giáo dục của một nước độc lập, nên giáo dục sẽ đào tạo các cháu nên người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nên giáo

dục làm phát triển hoàn toàn nhĩng năng lực sẵn có của các chầu”

Ngày 6/11/1950, báo Su Thật đã giới thiệu Dự án cải cách giáo dục lần thứ ] và cụ thể hóa tính chất “đân tộc, khoa học, đại chúng” trong công tác giáo dục:

- 1) Phải giáo cục lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu tập thể

2) Chương trình học và cách tổ chức lớp học phải hợp If và linh động, phải

kết hợp học với hành làm một, phải sát với điêu kiện thực tÊ của từng vùng

3) Phải làm cho người bắt cứ Tầm nghệ gì và ở trình độ nào cũng có thể học

tận và luôn luôn được tiếp tục học tập

Đó chính ià MTGD mã nhà trường và ngành giáo dục phần đầu trong cuộc

Đại hội Đẳng toàn quốc lẩn thứ 1í, năm 1960, Đại hội xây dựng CNXH ở

miền Bắc và đâu tranh thông nhất nước nhà, đè ra MĐGD như sau: Công tác giáo dục phải phát triển theo quy mô lớn nhằm bồi dưỡng thê hệ trẻ thành những

người lao động làm chủ nước nhà có giÁc ngộ XHCN có văn hóa, có lĩ thuật, có

sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động Công tác giáo dục phải phục vụ đường lôi và nhiệm

vụ cách mạng của Đảng, phải kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, kết hợp If

luận với thực tê, giáo dục nhà trường với giáo dục xã hội”

Trong “Thi gửi thiêu niên nhỉ đồng nhân dịp kỉ niệm Jan thứ 2O ngày thành

lập Đội thiểu niên tiên phong, tháng 5/1961, Hồ Chủ tịch việt: ” Các cháu tham gia đầu tranh bằng cách thực hiện mây điều sau đây:

- Yêu Tổ quốc, yêu đông bào

~ Học tập tột, lao động tốt

~ Đoàn kết tột, kỉ luật tốt

- Giữ øïn vệ sinh

- Thật thà, đũng cảm”

Trang 7

Trong bài nói nhân Ngày nhà giáo (1984), Thủ tướng Phạm Văn Đông có nói

về MTGD: Mục tiêu của giáo dục phổ thông cũng như của cả hệ thông giáo dục là dao tạo con người có lòng yêu nước và /f tưởng xã hội chủ nghĩa, có phẩm chát,

kiên thức và kĩ năng đề làm tôt một nghề, hợp với sự phân công lao động trong địa phương và trong cả nước, thích ứng với trình độ và phát triển kinh tê xã hội - trong một thời gian nhất định ở nước ta Nền giáo dục quốc dân phải đào tạo cho

xã hội những người chiên sĩ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người sáng tạo ra

những giá trị vật chất và giá trị văn hóa, mở mang các ngành, nghề, sử dụng hệt lao động, đắt đai, rừng biển và mọi năng lực sản xuất trong từng địa phương lớn

nhỏ và trong cả nước, góp phân vào sự nghiệp cách mạng XEICN của dân tộc”

Trong những năm qua, những người làm công tác giáo dục coi MTGD đã

nêu ở trên là định hướng để xây dựng chương trình, biên soạn, chỉnh !í sách giáo khoa, chỉ đạo quá trình giáo dục ở trường học và toàn ngành Thành tựu đạt được

là rẬt to lớn, đã đáp ứng được những yêu câu cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ,

ngudn nhan lực và nâng cao cân trí nước ta trong một giai đoạn lịch sử vô cùng

khó khăn, gian khổ nhưng rất vĩnh quang

"Tuy vậy, do chưa cụ thể hóa MTGD, chưa xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với

từng mặt giáo dục cho sát hợp với từng vùng nên không tránh khỏi có sự khác

nhau trong nhận thức về vị trí, mức độ yêu cầu về từng mặt giáo dục, từng môn học, nên đã dẫn đến những lệch lạc trong việc chỉ đạo quá trình giáo cục Chỗ thiêu sót lớn nhất là trong từng lúc, khi thấy cân coi trọng mặt này hay mặt kia trong công tác giáo dục thi lại bỏ rơi hoặc xem nhẹ mặt khác Vĩ dụ khi thầy kiến thức văn hóa học sinh còn thấp thĩ lại lao vào việc dạy thật nhiều kiên thức khoa

học, xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, rèn luyện thể lực học sinh; hoặc khi đề cao

giáo dục lao động thì coi lao động sản xuất là công tác trưng tâm,v.v Kết quả là

nhiêu học sinh được nhà trường đào tạo ra không chỉ bỡ ngỡ đôi với sản xuất mà

2 Từ năm 1986 Năm 1986 Bộ giáo dục ban hành “Mục tiêu giáo dực phổ thông cơ sở" và 1987 ban hành mục tiêu PTTH (dự thảo), đề ra yêu cầu cụ thể từng mặt giáo dục cho từng cấp học Các văn bản đé đã căn cứ vào định hướng

do Đại hội Đảng lân thứ VỊ đề ra, căn cứ vào thực trạng nhà trường phổ thông và

dựa tiên tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiên trong mắy chục năm phát triển giáo dục Đó la một tiên bộ to lớn về mạt lí luận và thực tiễn chỉ đạo giáo

dục Dựa vào các văn bản đó, những người làm công tác giáo dục đã có căn cứ cụ thể hơn để xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và chỉ đạo các hoạt

động giáo dục theo tỉnh thần của Nghị quyết cửa Bộ chính tiị về CCGD trong điều

kiện tình hình kinh tê-xã hội đất nước trên con đường đổi mới

Tuy nhiên các văn bản nói tiên cởi Hững mặt hạn Chế: _

- Chưa quần triệt đầy đủ sự dự báo xu hướng phát triển về chính trị, kinh tế,

xã hội trên thế giới và trong lu vực cing như dự báo vê: sự phát triển kinh tê-xã

Trang 8

hội của đất nước Thời điểm đó, cục diện thê giới biên động mạnh, các nước

XHCN Đông Âu và Liên Xô cũ đang, trên đà tan rã, chủ nghĩa Mác-Lê Nin bị tần

công dữ dội Tình hình kinh tê-xã hội nước ta chưa thoát khỏi cuộc khủng hoán, đời sông còn nhiều khó khăn VI thê, những người hoạch định kê hoạch chưa có

“tiên đê thực tê để định ra những mục tiêu cụ thể trong thời hạn tương đối dài,

nhất là trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, một lĩnh vực chịu nhiều phụ thuộc vào kết

quả của phát triển kinh tê Chỉ từ những năm 1990 trở đi, khi nên kinh tê nước ta bắt đâu khởi sắc và có đà đi lên một cách vững chắc, đời sông được cải thiện một bước, thì những dự báo về phát triển kinh tê-xã hội trung hạn và dài hạn mới có cơ

sở thực tê và mang tính chất khả thì, giúp cho những người làm công tác giáo dục

có cơ sở đề ra MTGD ngày càng cụ thể và sát thực tiễn hơn (xem phụ lực Í)

3 Ti 1990 dén nay: Việc nghiên cứu MTGD được tập trưng hơn thông qua việc nghiên cứu các ciề tài như: đổi mới lí luận GDH, chương trình giáo dục PTTH thê kÌ XXI.v.v Có nhiều bài viết đề cập tới tính chất lí luận và thực tiến về MTGD, gồp phần bổ khuyêt cho những mặt còn thiêu sót

Đăng chú ý là những van dé sau:

3.7 Dự báo xu thê lớn ở phạm vỉ toàn câu trong những năm đầu thê kỉ XXI

Sự bùng nổ vệ lánh tê toàn cầu

Sự phục hưng tủa nghệ thuật

Sự xuất hiện thị trường tự đo ở các nước XHCN

Lôi sông toàn câu và chủ nghĩa đân tộc về văn hóa

Tư nhân hóa nhà nước phúc lợi

Sự trỗi cậy của vòng cung Thái Bình Dương

Phụ nữ lên nắm quyên lãnh đạo

Ki nguyên sinh học

Sự phục hưng của tôn giáo

Chiên thắng của sự phát tiiển cá nhân

+ Dân số vẫn có khuynh hướng bùng nổ, chưa có biện pháp hữu hiệu hạn

chế sự phát tiển, nhất là ở các nước kinh tê kém phát triển:

+ Môi trường sinh thái ngày càng xâu đi, đồi hỏi sự hợp tác giải quyêt về nhiều mặt và trên phạm vi rộng

+ Tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, nay đã dên lúc phải lo bảo vệ, điêu chỉnh môi quan hệ giữa con người và thiên nhiên

+ Bảo vệ hòa bình thế giới nhằm mục tiêu hòa bình và tiên bộ xã hội Đặc

điểm thời đại ngày nay là hai hệ thông TBCN và XHCN mang ý thức hệ khác nhau

cũng tôn tại, hợp tác với nhau, phụ thuộc vào nhau để phát triển linh tê và giải

quyết những vấn đề toàn câu, mà giá trị cao nhất cân bảo vệ là sự tôn tại của toàn

Trang 9

3.3 Dy bdo vé phat triển kink t& - x8 hdl, gián dục của Việt Nam đầu thé ki

- Việt Nam tắt yêu phảt hội nhập vào nên kinh tê thê giới và khu vực: phần

đâu đưới lắp các nước phát triển trong khu vực ở một số ngành mũi nhọn có chọn

lọc Con đường phát triển là phải phát huy tự lập, tự cường, du nhập các thành tựu khoa học lĩ thuật, công nghệ cao và tăng cường sự đầu tư của nước ngoài

- Về khoa học kĩ thuật, vừa đi theo trình tự phát tiển, đông thời vữa đi thẳng vào những van đê hiện đại nhất để tạo nên một thê đứng mạnh và vững chắc; tổ chức sản xuất những sẵn phẩm chứa đựng chắt xám cao,

- Sự hội nhập vê kinh tê sẽ kéo theo sự hội nhập với thê giới vẻ văn hóa,

làm thay đổi những định hướng giá tị trong các tầng lớp trong xã hội, nhất là

thanh thiêu niên Vì thê cần phải giáo đục dịnh hướng giá trị đúng d&n cho thanh

thiêu niên vữa phát huy những giá trị truyền thông và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa

thế giới, tạo cho con người Việt Nam có một sức mạnh tỉnh thân và có đủ năng lực

đề dưa đẤt nước tiên lên một nước công nghiệp phát triển

- Giáo dục phải đáp ứng về số lượng và chất lượng nhân,lực kĩ thuật, quản lí

kinh tê với yêu cầu cao về tin học và ngoại ngữ Giáo dục phổ thông phải bảo đảm cho học sinh phát triển thành công đân có trách nhiệm cao và hành động có hiệu quả- đó là những người lao động năng động, sáng tạo, được phát triển toàn diện

nhân cách và chuẩn bị kiên thức, kĩ năng cân thiệt chuẩn bị một nghệ trước khi

bước vào lao động và cuộc sông

- Mục tiêu dạy học-gláo dục phải quần triệt những yêu cầu mới của xã hội

nói trên Phải vữa tăng cường dạy kĩ năng học tập, kĩ năng thực nghiệm loa học,

kT năng lao động chung và lao động lđ thuật, vừa tăng cường học vấn kinh tế, sinh thấi và môi trường, học văn về nhà nước và pháp luật, vê văn hóa nhân văn về kinh tê, chính trị quốc tế

3.4 Tham khảo kính nghiệm nước ngoài

Nam Triêu Tiên:

Do kiên trì đường tôi coi giáo dục là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, gan chặt và phục vụ kịp thời đường lôi chiến lược kinh tế, nên NTT đã nhanh chóng trở

thành một nước công nghiệp mới Thực hiện chiên lược phát triển trí tuệ, col trọng

nhân tài, xây dựng đội ngũ nhân lực kĩ thuật có năng lực thực hiện việc nhập kĩ

thuật tiên tiên, giáo dục đã tạo nên sự bùng nổ sản xuất chưa từng có Kêt quả

nghiên cứu được đưa vào sản xuất cũng với nhập nội kĩ thưật tiên tiên đã tác động ngay tới nội dung đào tạo công nhân kĩ thuật cũng như nội dung đão tạo cần bộ kĩ thuật các cấp

Trang 10

Đề tiên hành một cuộc CCGD mới, nha nước đã tiên hành phân tích những vấn đê gay cắn trong giáo dục đề từ đó đề ra phương hướng cho giai đoạn tới, đó

+ Một nên giáo dục thí cử định hướng;

+ Sự đơn điệu của các chương trình giáo dực; :

+ Sự quá tải về giảng dạy và đạo đức thập của người giáo viên;

+ Phương tiện giáo dục và môi trường giáo đực còn nghèo nàn;

+ Sự quan liêu và mệnh lệnh trong quản lí hành chính giáo đục;

+ Cách nhìn sai sót về giáo dục của xã hội

Mục đích giÁo dục trong thời gian tới:

“4 Lam cho mọi công dân hoàn thiện và phát triển các tiêm năng của mình, nuôi dưỡng tỉnh thân độc lập, phát triển ý thức công dân và từ đó hiên dâng cho

sự phát triển nên dân chủ Phát triển con người Triều Tiên mạnh mẽ cả về trí tuệ và

thể chất, yêu đắt nước, yêu nên văn hóa của mình, biết suy nghĩ một cách khoa học, sáng tạo, với một niềm say mê tìm hiểu chân Hí, có óc thẩm mứ, tink than trách: nhiệm, hợp tác và lao động cân cũ

- C6 tinh than vượt khé khan tién lén phia trude

- C6¥ thdc manh mé vé dac trung dan toc

c) Con người sáng fao `

- Có kĩ năng học tập, nắm bắt những văn đê cơ sở

- C6 năng lực tim tòi nghiên cứu khoa học

- C6 năng lực giải quyết vân dé hợp lí

- Có khả năng tư duy độc đáo, sáng tạo

d) Con người đạo đức

- Có ý thức về phẩm cách con người

- ¥ thức công dân tốt

- Quan tâm tới cuộc sông của người khác.

Trang 11

Nhật Ban:

Tháng 9/1984, Thủ tướng Nhật Bản cho thành lập Hiội đông dự thảo đề án

cải cách giáo dục (RKS) Bản đề án đó để ra:

Yêu cầu:

~ Giáo dục phải làm gì để Nhật-Bản đứng đâu thê giới vê kinh tê, kĩ thuật;

- Hiện đại hóa kĩ thuật làm sao vẫn giữ được truyền thống Nhật Bản Muôn vậy phải có những con người không chỉ là người giỏi tuân thủ như trước đây mà phải là con người sáng tạo

_ 8 nguyên tấc cơ bản:

- Tôn trọng hơn nữa nhân cách hạc sinh

- Tăng cường kiên thức cơ bản

~ Phát triển óc sáng tạo, tăng cường ki nang, ki x40

- Mở rộng các cơ hội để chọn lọc nhân tài

~ Nhân văn hóa môi trường giáo dục

- Sớm chuyển tiếp qua hệ thông giáo dục liên tục

- Theo llp quốc tê hóa

- Theo kịp các tiên bộ kĩ thuật

Mục tiêu giáo dục, có 3 mục tiêu cơ bản:

1) Trãi tm rộng lớn, cơ thể khỏe mạnh, sức sâng tạo phong phú Đó là sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa tỉnh thân và vật chất, tuân theo quy luật giáo dục

cơ bản là: hoàn thiện nhân cách (tất nhiên không có ý nói hoàn thiện tuyệt đôi vì

không thể đo được chính xác, mà chỉ có thể đạt tới những cái cơ bản, tiên gân đến

sự hoàn thiện); Coi trọng nuôi dưỡng trẻ em sao cho chứng có cơ thể khỏe mạnh,

có tral tim rộng lớn, tìm kiêm suốt đời cái chân, thiện, mĩ bằng sự hòa hợp giữa duc, tr và thể dục Thê kì 21 rất cần đến sự sáng tạo khoa học, nghệ thuật, mà sức sáng tạo chỉ có thể dựa trên cơ sở một trái tim rộng lớn và cơ thể khỏe mạnh

2) Tự do, tự lập và thái độ đôi với cộng đồng Đ6 là sự col trọng cá nhân, cá

tính Tự do không có nghĩa là mắt trật tự, vô chính phủ, vô trách nhiệm Tự do được duy trĩ trên cơ sở ý thức trách nhiệm cao, năng lực tự kiềm chế lớn, dựa trên

tính phán đoán độc lập Tính tự do và tính độc lập còn bao hàm năng lực, thái dé, |

ý muôn tự chủ trong tư duy phần đoán, quyết đoán, trách nhiệm

Tỉnh thần cộng đông là tính tự giác hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng xã hội

và quốc gia hòa bình, là tỉnh thân phục vụ hết lòng vì cộng đông, biết quan tâm

dén người lhác, yêu quê hương dat nước và tính tôn trọng mọi quy tắc, trật tự công cộng

Trang 12

3) Con người Nhật Bản trong thé giới Nước Nhật hiện có môi quan hệ

tương hỗ với xã hội quốc tê sâu sắc chưa 'từng có trong lịch sử Con người Nhật ở

thê li 21 phải là con người có khả năng phục vụ xã lội quốc tế trên mọi lĩnh vực

nghệ thuật, học vẫn, văn hóa, thé thao, khoa học kĩ thuật, kinh tẻ, với tâm mắt

nhân loại, toàn câu Con người Ấy phải giữ được cá tính của nên văn hóa xã hội Nhật Bản trong thê giới quốc tê rộng lớn; đồng thời phải có khả năng hiểu sâu tính

ưu việt của các nên văn hóa đa dạng khác Phải có lòng yêu nước của người Nhật,

đông thời lại phải có một nhân cách có tính quốc tê toàn câu

111 Sự tiển khai thực hiện mục tiêu (Ở trường PT cắp HH)

ở trường PTCS, hệ thông hoạt động giáo dục bao gôm các loại hình: nhận

- thức khoa học, lao động sản xuất, chính trị-xã hội, văn hóa thẩm mĩ, thể dục thể

thao> Những loại hình hoạt động này vữa được tổ chức dưới dạng nhdn thic-hoc

tập giúp trẻ thao tác với những mô hình lí thuyết của các loại hoạt động, nhờ đó nắm được tri thức, kinh nghiệm đã được đúc kết, vữa được tổ chức dưới dạng đực hành-học tập đề tạo điều kiện cho trẻ tập dượt theo các mô hình thực tiễn của các

hoạt động đó, nhờ đồ nắm được kĩ năng, kĩ xảo và lúnh nghiệm Các loại hình hoạt động trên còn được tổ chức dưới dạng hoạt động xã hội thực sự, hoạt động giao

lưu như tham gia lao động sản xuất của cải vẬt chất cho xã hội, xây dựng phong

trào văn nghệ trong và ngoài trường, phong trào thể cục thể thao quân chúng, sinh hoạt tập thể trong tổ, nhóm, Đội, Đoàn, Như vậy qué tinh gido dục bao gdm day di cdc lĩnh vực Chủ yêu của hoạt động sóng của con người trong xã hội,

Nó vữa bảo đảm thỏa mãn như câu cơ bản của mỗi lửa tuổi vữa phát huy mạnh mẽ năng lực của học sinh trong từng giai đoạn phát triển để tiên tới những mục tiêu

được dự kiên trước Theo tỉnh thần: đó có thể nhận xét việc thực hiện MTGD ở

trường phổ thông cấp II đã ban hãnh như sau:

1) Vê mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo trong nhà trường (PTTI† cơ sở) hiện naV:

~- Hỏi 82 người (bao gôm cần bộ quản lí, nghiên cứu giáo dục, giáo viên), ý

kiên đánh giá như sau:

Về giáo dục thê giới quan chữnh trị tư tưởng, đạo đức

+ 60% cho rằng nhà trường đã tiên hành giáo dục, kiến thúc về thê giới

quan, tư tưởng chính trị đạt mức khá (tức đạt 50-BO% yêu cầu), chỉ có 4O% đánh

giá giáo dục kiên thức về đạo đức, cách cư xử ở mức khá;

+ C6 tél 25% cho rằng giáo dục chính trị tư tưởng ở mức kém; 35% cho m2 2D!

rằng giáo dục đạo đức ở mức kém (tức đạt dưới 50% yêu câu);

+ Vẻ giáo dục thê giới quan và chính trị, tư tưởng thì giáo dục kiên thức kết

quả tốt hơn giáo dục kĩ năng thái đệ (62% so với 47% và 57% so với 51%)

Trang 13

Vẻ giáo dục văn hóa, khoa học:

+ 68% đánh giá giáo dục kiên thức ở mức khá và 7 [,9% đánh giá giáo dục

kĩ năng ở mức khá; 26,8% đánh giá giáo dục kiến thức Ở mức s# trên BO% yeu

+ Có 68% đánh giá giáo dục //ến thức ð mức khã;

+ Chỉ có 52% đánh giá giáo dục kĩ năng, thái độ ở mức khá;

:+ Có tới 30% đánh giá giáo dục kĩ năng, thái độ lao động ò mức kém

Vẻ giáo dục thể chất:

+ Chỉ có 52% đánh: giá giáo dục kiên thức, l năng ở mức khá; |

+ Có tới 36% đánh già giáo dục kĩ năng ở mức kém

+ Chỉ có 41% đánh giá giáo dục kiên thức, kĩ năng ở mức khá:

+ Có tới 30% đánh giá giáo dục liên thức ở mức kém và 43% đánh giá giáo dục lĩ năng ở mức kém

Như vậy, có thể rút ra nhận định rằng:

- Ở trường PTTH cơ sở, phân lớn các trường mới chỉ thực hiện tương đối tốt

yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hóa khoa học; còn các mặt khác tuy có thực hiện song do điều kiện vật chất nghèo nàn, do trình độ giáo viên hạn

chê, môi trường giáo dục không thuận lợi mà đạt kết quả còn thấp

Giáo dục lao động, hướng nghiệp, chuẩn bj nghề cho học sirih còn bề tắc vì yêu cầu xã hội thì cao, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh thì đa dạng; trong khi

đó khả năng giáo dục, phương tiện để thực hiện rất hạn chê Đôi với giáo dục thể- chất, thẩm mĩ các trường cũng chưa nhích lên được bao nhiêu vì thiêu các điêu

kiện để thực hiện,

Ngay cả đối với giáo dục chính trị ,tư tưởng, giáo dục văn hóa khoa học,

các trường cũng mới chỉ thực hiện tương đôi tốt yêu cầu truyền thụ kiên thức, còn

-.Sự chênh lệch về mức độ dạt được trên các mặt giáo đục còn khá rõ giữa

các trường ở thành phổ và các trường ở nông thôn và miên nói, Học sinh ở nông thôn, miễn nói thay rõ sự thiệt thôi so với học sinh ở thành phố vê nhiều mặt trong học vẫn phổ thông Các em déu có nguyện vọng được học tập đây đủ nội dung trong chương trình chụng; song điều đó thực ra là xa vời vì điều kiện vật chất chưa

Trang 14

trường ở thành phố trong thời gian tương đôi ngắn, nhưng học sinh cẤp IÏ ở nông

thôn đến bao giờ mới được học những môn đó? :

~ Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì cho dén nay mél chi c6 10%

số trường cẬp Iva [3% số trường cấp II! được trang bị ở mức tôi thiểu về phương

tiện dạy học, tức là bảo đảm 40-60% yêu cau day hoc; ma phân lớn các trường nông thôn chưa được trang bị hoặc trang bị sơ sài Trong việc sử dụng các phương

tiện dạy học hiện nay, chủ yêu vẫn là để chuyển tải thông tin dưới dạng có sẵn, chưa chú ý giúp học sinh tích cực, độc lập chiêm lĩnh trí thức, chủ yêu mới hướng vào việc hình thành tri thức linh nghiệm, ít nhằm khám phá bản chắt các vẫn dé lí

thuyết Trong điêu kiện trang thiệt bị còn thắp kém, trình độ đội ngũ giáo viên còn hạn chê như vậy thì những yêu câu vê rèn luyện kĩ năng giáo dục thái độ đạt được

IV Những vấn đê đặt ra cần giải quyết

Qua sự phân tích tình hình thực tê và qua những ý kiến lớn trong các báo

cáo khoa học trong mây năm qua, có thể rút ra mây ván đề cần giải quyệt tiếp

trong việc hoàn thiện NỨGD, mục tiêu clay học - giáo dục:

1 Những căn cứ XâVv dựng mục tiêu

- Cân nghiên cứu và quần triệt những dự báo về sự phát tiiển kinh tê, xã

hội, khoa học kĩ thuật trên thê giới và trong nước ta trong 1O-15 năm tới đề xác

định những yêu câu giáo dục đối với học sinh sao cho phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển của đắt nước và hòa nhập được với trào lưu thê giới, khắc phục nguy cơ tụt hậu về văn hóa giáo dục so với các nước trong khu vuc

Trong quá trình mở cửa, hòa nhập nên linh (Ê- văn hóa nước ta với thê giới,

tắt yêu sẽ nảy sinh những mâu thuẫn mới, những tác động nhiều mặt đôi với ý thức tư tưởng và lôi sống của tầng lớp thanh thiếu niên Tắt cả những diễn biên đó cân được dự kiên trong đê án chiên lược và và giáo dục định hướng cho thê hệ trẻ

nhằm phát huy những tác động tích cực và khắc phục những tác động tiêu cực đôi

2 Cân phân hóa, cụ thể hóa MTGI

a) Do c6 su phát triển không đêu giữa các tầng lớp thê hệ trẻ và giữa các

vùng dân cư, nên trong việc xây dựng mục tiêu phải có sự phản hóa Trên cƠ sở

hoàn thiện MTGD chưng mang tính phổ biên, cân nghiên cứu xây dựng MTGD

cho mệt số loại hình trường lớp (trường chuyên, lớp chọn, trường nội trí, trường học sinh khuyết tậU ở các vùng khác nhau (thành phố, nông thôn, miền núi) Dựa trên những MTGD đó, các cắp quan If giáo dục nhà trường mới đánh giá được

đúng kết quả giáo dục cũng như hoạch định được kê hoạch nâng cao chất lượng

giáo dục Tắt nhiên, đó chỉ là biện pháp trong thời k† quá độ; về tương lai, cÂn có chính sách, hiện pháp để các mục tiêu đó tiên tới đồng, nhất

Trang 15

b) Viéc xAy dihg muc déu day hec-gifo dục là việc cần làm trước tiên sau khi đã có MTGD chung: bởi lẽ nó tác động trực tiếp tới việc xây dựng nội dùng,

chương trình, biên soạn sách giáo khoa, chỉ đạo hoạt động dạy - học (hoạt động

chủ yêu trong nhà trường) Không cụ thể hóa những yêu câu về mặt dạy học, tát

yêu sẽ đẫn tới chế xác định mức độ kiến thức, trình độ chất hương học sinh rất khác nhau giữa các trường trong cùng một địa phương thậm chí giữa các giáo

viên trong cùng một trường ,

Lây một môn toán lâm ví dự: Trong mục tiêu trường PTCS (cắp II) ghi: " Về kiên thức, học sinh có hiểu biệt tương cối hoàn chỉnh về toán gần với thực tiễn

Việt Nam, theo nguyên tắc k[ thuật tổng hợp Vé Ar năng, bit tính toán, giải các

loại toán, lập biểu đồ, sơ đô và thông kê 1⁄4 “hái độ: tìn ở sức mạnh của khoa học,

chăm chỉ, tích cực chủ động, trung thực, tự lực trong học tập” Như vậy nếu

người làm chương trình, việt sách giáo khoa người giáo viên dạy toán chỉ căn cứ vào chỉ dẫn nói trên của MTGD thì chưa thể xác định đúng yêu cầu của môn học, sao cho đáp ứng được yêu cầu của xã hội, sát với năng lực học sinh

Cho nên, cân xây dựng mục tiêu dạy học-giáo dục với những chỉ tiêu cụ thể

hơn (tất nhiên phải chỉ tiết tới ưng bộ nôn) để giúp những người làm chương

trình, viết sách và người giáo viên có căn cứ xác định Vĩ dụ, cần xác định rõ biết

tính toán đên mức nào, giải các loại toán đến mức nào,v.v TÁt cẢ đều được thể

hiện bằng một bảng chuẩn kiên thức hoặc một bộ chuẩn kiềm tra

3 Có kê hoạch chỉ đạo việc vận dụng MTGD

MTGD được xây dựng phải được chỉ đạo để vận dụng đúng trong việc xây dựng kế hoạch clạy học, chương trình, biên soạn sách , tổ chức quá trình dạy-học ở nhà trường Có làm được đúng quy trình đó thì mới biên MTGD thành hiện thực, thể hiện ở chát lượng giáo dục ở cơ sở Muôn vậy đôi hỏi phải có sự chỉ đạo sát Sao của các cắp quản lí giáo dục trong từng công đoạn và suốt cả quy trình vận

Hà Nội, tháng 10/1905

Trang 16

PHU LUC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

1 Đề nghị ông (bÀ) đánh dầu + vào ý phủ hợp với suy nghĩ của mình vê mức độ phản

ánh các yêu cầu kinh tê-xã hội hiện naVÔ ` -

1.Gíiao dục thê Kiên thức ` |50(60,98%) |29(35,37) | 2 (244) 1 (1,22)

giới quan Kĩ năng 29 (35,37) 4i G0) 2 (2.44) 6(7,32)

4, Giáo dục văn | Kiên thức 48 (58.54) 19 (23,17) {

hóa khoa học Kĩ năng 38 (46,34) 38 (46,34) 12

Trang 17

PHU LUC 2

1 Đê nghị ông (bÀ) đánh dẫu + vào nhận định nào phù hợp với ý kiên của mình về văn bản

- “Mục tiêu cẤp II phố thông cơ sở”

- Ý kiên của ông (bà)

Đông ý : Đông ý Không

{ Câu chữ, cách viết của bản quy dinh myc - -

| tiêu là chuẩn xác rõ ràng - 38 (46,349) 34 (41,46) 2 (2,44)

2 Myc tleu c6 tinh mém déo, da dang héa

theo đặc điểm kinh tế xã hội từng vùng 34 (41,46) 28 (34.15) 15 (18.29) ˆ

3 Mục tiêu quá cao so với điều kiện kinh tê

xã hội của nhà trường VN hiện nay _| 23 (28,05) 33 (10.2) 16(19,51)

4 Mục tiêu quá thẤp so với điêu kiện KT-XH

của nhà trường VN hiện nay “ 23 (28.05) 45 (54,880

5 Mục tiêu có phan quá cao, cô phần lại

quá thấp so với diều kiện KT-XH của nhà

trường Việt Nam hiện nay ; 35 (42.68) 32 (39,02) 6 (7,32)

6 Mục tiêu đào tạo quá cao so với khả năng

của học sinh Việt Nam hiện nay 16 (19,5) 30 (36,59) 28 (34, 15}

7 Mục tiêu quá thấp so với khả năng học

sinh Việt Nam hiện nay 1(1.22 14(17.07) 56 (68.29)

8 Mục tiêu được da dạng hóa theo nhủ cầu,

khả năng và điều kiện của người học 32 (39.02) | 23 (28,05) 17 (20,73)

9, Myc tléu duge trinh bay mét c4ch 16 gich | 40 (48.78) 27 (32.93) 6 (7.32)

10 Muc tiéu trinh bay qué chung chung.kho ,

hiểu, thiêu cụ thể : 10 (12.2) 36 (43,9) 28 (34.15)

11 Mục tiêu thể hiện được một cách cơ bản

những quan điểm hiện đại về thê giới xã hội

con người 39 (47,56) 28 (34.15) 6 (7,32)

12 Mục tiêu thực sự tạo điều kiện thuận lợi

cho việc biên soạn kế hoạch chương, trình,

sách giáo khoa 22 (26.83) 36 (43.9) 11 (13.41)

13 Mục tiêu tuân thủ những quy luật khách

| quan của quá trình giáo dục đào tạo | 30 (36.59) 39 (47,56) 4

15'

Trang 18

3c That độ it 13,41 | 41 50 26 _ 31,71

4a Kiên thac |22 26,83 |56 68,29 |3 3,66 4b | GD văn hóa, khoa học | Kĩ năng 6 7,32 |59 71,95 | 13 15,85

Ac Thal do 7 - 8,54 | 51 622 |17 20,73

5a Kiên thức {fi 13,41 |56 68,29 | 13 15,85 5b | Giao dục lao động Kĩ năng 4 4,88 | 43 52,44 | 25 30,49 5c Thái độ 13 {5,85 | 44 53,66 {19 23,17 6a Kiên thúc | 20 24,39 143 52,44 115 18,29

Trang 19

PHY LUC 4

mục tiêu được liệt kê dưới đây:

1) Nội dung sách giáo khoa không thể hiện được tỉnh thân của mục tiêu

3) Fiệ thông đánh: giá chất lượng đào tạo thiêu hiệu quả

4) Học sinh cô hiểu hiện không tần thành nội dung cơ bản của mục tiêu đào tạo 5) Phụ huynh học sinh có biểu hiện không tần thành nội dụng cơ bản của muc tiêu

đào tạo *

6) Trình độ giảng dạy (phương pháp, kĩ năng) của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng

được yêu cầu của mục tiêu

7) Trình độ của đội ngũ quản lí chua dap mg được yêu câu của mục tiêu

8) Chưa đủ thiết bị và phương tiện kĩ thuật dạy học phù hợp

9) Điều kiện trường sở thắp kềm

10) Tinh than lam việc của giáo viên yêu

11) Thiệu sự đánh giá kiểm tra thường xuyên của giáo viên

12) Trình độ giao tiệp sư phạm, tổ chức quan hệ giáo dục của giáo viên chưa đáp

ứng được yêu cầu đào tạo

17

Trang 20

PHY LUC 5 - SƠ BO Y| TRI MUC TIEU GIAO DUC, MUC TIEU DẠY HỌC-GIÁO DỤC

Mục tiêu đạy học

giáo dục

Trang 21

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC

TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY

1 Cơ sở lí luân của việc xác định mục địch-mục tiêu day học

Để xác định mục tiêu dạy bọc (hay muc dich giáo dục nói chung) ta cần phải căn cứ vào:

- Các quy luật ' về xã hội - giáo dục, bao gồm cả xã hội học, kinh tế, chính trị -

- Các quy luật thuộc về tâm lí xã hội, thể hiện rõ nhất trong các nhu cầu,

nguyện vợng người dân và con em họ, mong muốn được trở thành cơn người

có văn hoá, có đạo đức, có hạnh phúc, có lương tâm, biết hài hoà giữa nghĩa

vụ và quyền lợi, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, cho gia đình và cho bản

thân rnình

- Các quy luật về sinh lí, tâm lí, giáo dục học

- Các quy luật có tính chất tổng hợp như sự thống nhất giữa đức dục và

trí dục, giữa học và hành, dạy học và lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học,

giữa học vấn phổ thông v và hướng nghiệp

Tr trên cơ sở các quy luật trên mà rút ra những kết luận và hệ quả nhằm

xác định đúng hướng mục đích đạy học chung trong nhà trường, mục tiêu cấp học, môn học, mục đích từng mặt giáo dục - dạy học, mục tiêu, yêu cầu từng bài học

1 Về các quy luật xã hôi - giáo dục

_ Mỗi một nền giáo dục đều phản ánh (hoặc bi chỉ phối) và cá tác dụng trở lại đối với những yêu cầu và khả năng của một chế độ xã hội nhất định Sự

Trang 22

phan ánh đó có thể có ý thức hay không có ý thức, phản ánh trực tiếp hay gián tiếp

Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật tiến nhanh như vũ bão,

trong điều kiện đổi mới đất nước ta, việc đạy học trong nhà trường cần trang

bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng, phương pháp tư đuy và rèn luyện

những phẩm chất đạo đức cần thiết để phục vụ sản xuất, xây dựng, bảo vệ đất

nước, đưa lại ấm no cho nhân dân Mặt khác nền văn hoá truyền thống của

dân tộc phải phát triển như thế nào để không bị lai căng mất gốc trước sự giao

- lưu văn hoá với thế giới Điều đó đời hỏi ta phải đào tạo con người biết kết

hợp cái hiện đại với cái truyền thống, giữ được tính tự chủ, tính độc lập trước

sự hoà nhập văn hoá, khoa học, nghệ thuật của cộng đồng thế giới, trước ảnh hưởng lối sống du nhập của nước ngoài

2 Các quy luật về tâm lí xã hôi, xã hôi học

Trong sự đổi mới đất nước, các nhóm xã hội, các bậc cha mẹ, anh em

trong gia đình, các nhớm xã hội trong cộng đồng đều có nhu cầu nguyện vợng rằng bản thân và con em mình phai được đào tạo thành con người có đạo đức,

có năng lực để sống hạnh phúc, làm việc có năng suất cao, thu nhập cao để

cải thiện cuộc sống vật chất và đặc biệt là cuộc sống tinh thần của mình

- Trong cơ chế thị trường, tâm lí người công dân là muốn làm sao giáo

dục, bồi dưỡng cho cơn em có trình độ văn hoá, khoa học, có hiểu biết và kĩ

năng lao động tốt, tham gia có hiệu quả vào một ngành, nghề nào đó, mau

chóng làm giàu cho gia đình, cho bản thân và cho xã hội

- Nếu trước kia, cha mẹ mong cho con học được năm ba chữ để làm người thì nay người dân mơng muốn con cái mình được học có hệ thống trong nhà trường phổ thông các cấp, học trong trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học Nếu không có điều kiện cho con học cao thì mong muốn

con vừa học vừa làm, học tập suốt đời, dù không có bằng cấp vẫn trở thành

người lao động tài trí

- Người đân mong muốn con em học tập trở thành người lao động có văn hoá cao, có kĩ năng lao động tốt, có ý thức tự chủ, độc lập, sáng tạo, có ý

thức tự học và học suốt đời để bổ sung kiến thức kịp thời Con em họ cần phải

Trang 23

biết sản xuất, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đồng thời cũng phải biết đấu tranh cho quyền lợi của bản thân, gia đình, cộng đồng, biết mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cho người khác trong cộng đồng `

3 Các quy luật về sinh lí-tâm lí, giáo dục học

Các quy luật này chỉ rõ: người học phải biết tiếp thu, chiếm lĩnh trị thức,

kĩ năng, biến trị thức loài người thành của mình và phát triển tri thức, vận _ dụng trỉ thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường mình đang sống

Việc học tập để trở thành cón người phục vụ xã hội đó phụ thuộc vào các đặc

điểm, trạng thái và thuộc tính tâm sinh lí của người học, đặc điểm lứa tuổi

Đồng thời kết quả việc chiếm lĩnh, đồng hoá nội dung giáo dục - dạy học có

tác dụng làm thay đổi thuộc tính, đặc điểm cá nhân người học

Từ quy luật này ta xét việc hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, năng khiếu, phát triển tư đuy của học sinh Ta xét các nguyên tac day học phát huy tính tự giác tích cực, độc lâp của học sinh, nguyên tác tính vừa sức, chú ý đặc điểm cá nhận học sinh

4 Những quy luật về mối liên hê nhân thức luân - giáo đục học

Những quy luật liên quan giữa nhận thức luận - giáo dục học chỉ rõ quá

trình dạy học - giáo dục là một hệ thống gôm nhiều nhân tố tác động tương hỗ theo quy luật của nhận thức, của lí thuyết hệ thống, lí thuyết điều khiển học,

thông tin học

Từ đó ta xét các nguyên tắc dạy học: lí luận gắn với thực tiễn, nguyên

tắc trực quan và phái huy tính tích cực độc l#b tư duy, nguyên tấc kiệm tra tắc kiểm tra

đánh giá, nấm tín hiệu ngược, mối liên hệ ngược bên trong và bên ngoài của

quá trình dạy học - giáo dục để điều chỉnh các quá tình đó cũng như điều

khiển và điều chỉnh kết quả đạy học

5 Các quy luật có tính chất tổng hợp nêu lên mối quan hệ giữa đức dục

và trí dục, sư thống nhất giữa đức dục trí đục trong việc hình thành nhân cách Lấy đức là gốc trong quan hê giữa đức và tài của mục tiêu đào tạo mục tiêu dạy học ,

Trang 24

- Mối quan hệ giữa dạy và học với lao đông sản xuất, phuc vụ đời sống

- Sự đồng nhất thể giữa đạy hoc ở đại học với nghiên cứu khoa học và

phục vụ lao động sản xuất, phục vụ đời sống

Những quy luật này đời hỏi mục tiêu đạy học phải xác định:

- Mặt đạo đức, mặt năng lực, nắm trí thức với vận dụng vào thực hành

phục vụ đời sống lao động sản xuất, nâng cao sản phẩm xã hội

Tóm lại

+

Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật lién quan con người với xã hội, với yêu cầu xây dựng đất nước, quan hệ giữa các mặt tâm lí, sinh lí - giữa nhận

thứ luận với giáo đục con người, quan hệ giữa những phạm trù tâm lí cá nhân, `

tâm lí xã hội như hạnh phúc, nghĩa vụ, quyền lợi, lương tâm trong cơ chế

thị trường ta có thể xác định: Mục tiêu dạy học phải có tính toàn điện: đức

và tài, lí luận và thực tiễn, trí óc và chân tay, học tập và nghiên cứu khoa học,

chợn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội và sở thích năng lực của cá nhân, thể chất và tâm hồn, trị thức kĩ năng và thái độ ứng xử

Đặc biệt khi nghiên cứu thiết kế mục tiêu giáo dục - dạy học bao giờ ta

cũng phải xét mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển của xã hội Ở nước

ta, trong tình hình tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá diễn ra trong cơ chế thị trường, đo đó sự xung đột giữa cái cũ và cái mới vẫn còn gay gắt Sự

xung đột giữa thiện và ác, giữa trí tuệ hiểu biết và sự đốt nát , giữa cái tiến bộ,

hiện đại, truyền thống với cái lạc hậu, lai căng, mất gốc và bảo thủ

Không phải ở đâu lúc nào sự tăng trưởng về kinh tế, về giao lưu văn hóa

quốc tế cũng kếo theo sự tiến bộ về văn hoá, giáo dục về đạo đức Không phải

su sung túc nào về của cải vật chất cũng nhất thiết mang lại sự giầu có phong

phú về các giá trị tỉnh thần

Trang 25

Nhiéu van dé, nhiéu câu hỏi đặt ra cho ta khi thiết kế mục tiêu đào tạo,

mnục tiêu đạy học như: ,

= Con người mà ta đào tạo sẽ sống và làm việc như thế nào trước sự tiến

bộ vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công nghệ Họ đáp ứng yêu cầu của xã hội _

ra sao?

- Kết cấu kinh tế thay đổi liệu có thay đổi các bậc thang giá trị, các

chuẩn mực đạo đức của chung ta không? Cái gì cần phát triển, cái gì phải xem xét lại và cái gì phải huỷ bố? ˆ

- Các truyền thống dân tộc ta sẽ ra sao trong bối cảnh mở cửa nhìn ra thế giới, và xu thế quốc tế hoá trong giao lưu và sinh hoạt, hoạt động

Ta phải giữ cái gì là truyền thống tốt đẹp, ta phải học cái gì hiện đại của thế giới, đề phòng sự tiếp thu không chọn lọc những quan điểm, phong cách nước ngoài, gây nên sự lai căng, mất gốc, giáo điều

- Quá trình xã hội hoá cao trong công nghiệp liệu có làm rạn nứt những hình thức tổ chức gia đình, làng xóm, cộng đồng, các nhóm xã hội?

- Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường

có kích thích tính ích kỉ, đầu óc vụ lợi và khoét sâu hố ngăn cách giữa người

giàu và người nghèo, làm mất tự do, bình đẳng của một số người trong tầng lớp này với một số người trong tầng lớp khác?

- Những mặt tiêu cực của thị trường có xam nhập vào nhà trường, vào

lĩnh vức giáo dục đào tạo và dẫn đến nhiều vấn để giáo dục cũng trở nên hàng

hoá không? Nhiều phương tiện thông tin, truyền sóng tạo điều kiện tốt cho việc phổ biến kiến thức khoa học - nghệ thuật nhưng nó cũng làm cho học sinh đễ tiếp thu những văn hoá phẩm đổi truy, lai căng, gây diễn biến hoà bình trong tầng lớp thanh thiếu nhi, gây khó khăn cho công tác đào tạo, thực hiện mục tiêu dạy học - giáo đục

Nhiều vấn đề đặt ra chưa có những giải pháp thật minh triết rõ rằng

Trang 26

Từ xét co sé lí luận về các quy luật trên, muốn thiết kế một mục tiêu đạy

học ở cấp vĩ mô hay vi mô ta phải nấm được phương pháp luận giáo đục và quy trình công nghệ giáo dục

II Mục tiêu giáo duc: day hoc ở nhà trường để làm gì?

_ 1, Mục tiệu (mục đích day học) trong nhà trường nhằm giúp cho học

sinh học tập, nắm vững những hiểu biết (savoir) những kĩ năng (savoir-faire)

_ và biết xử lí, biết sống (savoir-etre), hình thành các phẩm chất, năng lực để

sống và hoạt đông trong gia đình, trong công đồng xã hôi theo vị tri, cong việc và nghề nghiệp mà ho đảm nhân

Trong tình hình giáo dục hiện nay ta có thể phân thành các dạng mục

tiêu sau đây (theo chiều dọc { chiều cao ] và theo chiêu ngang)

- Mục tiêu giáo đục tổng quát của giáo dục phổ thông

- Mục tiêu giáo dục tổng quát của giáo đục đại học, trung học chuyên

Tất cả mục tiêu tổng quát hay mục tiêu bộ phận, ngắn hạn đều giải đáp

câu hồi: dạy học nhằm mục đích gì? đạy học để 1am gi?

2 Mục tiêu tổng quát của nhà trường phổ thông

Mục tiêu tổng quát về giáo dục, dạy học của nền giáo dục nước ta là đào tạo con người hiện thực: người lao động tốt , người công dân tốt, người chủ gia đình tốt

Trang 27

Kế thừa và phát triển nội dung con người :phát triển toàn điện của các nhà nhân văn chủ nghĩa Âu châu thời Phục Hưng : con người đức, trí, thể,

mĩ ; một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể lành mạnh ( une âme saine

daus cops sain) ; con ngudi có "chân - thiện , my" ; ; nền giáo đục của nước ta

đã phân tích "cơn người phát triển toàn điện" : "con người phát triển nhiều mặt" sát với thực tế chính trị, kinh tế, xã hội , sát với truyền thống văn hoá của dân tộc , Phát triển theo tỉnh thần của đại hội Đảng lần thứ HI của đảng lao

động Việt Nam , Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ (1991) của Dang

_ Cộng sản Việt Nam, mục tiêu giáo đục - đào tạo được xác định là:

"Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi đưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có

_ năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,

tỉnh thần yêu nước, yêu CNXH Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn

điện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm

trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần" (trích văn kiện Đại hội đại biểu Dang toan quốc lần thứ VH-1991)

Về mục tiêu giáo duc tổng quát, chúng tôi xin lưu ý một vài ý kiến sau: -

Ở một số nước phương Tây khi bàn về mục đích giáo duc đã xác định:

"Nhà trường rèn luyện học sinh về các phương điện: thể dục, trí dục, đức dục

va xã hội."

Khi giải thích về mặt xã hội, người ta nêu rõ:

- đào tạo trẻ em thành người lao động

- đào tạo trẻ em thành chủ gia đình

- đào tạo trẻ em thành công dân

Trong tình hình thế giới và nước ta hiện nay, chính phủ và nhân đân

nhiều nước dang coi trọng việc giáo dục gia đình, chấn hưng gia đình truyền thống, phát triển gia đình hiện đại, gia đình hạt nhân, vậy mục tiêu giáo dục,

nên chăng nêu vấn đề: đào tạo học sinh thành người chủ gia đình

- Nên lưu ý phát triển lời: đạy của Bác Hồ: "đào tạo học sinh thành người

lao động tốt, người công dân tốt, người chủ tương lai của nước nhà”

Trang 28

Ngay trong 5 điều Bác đạy thiếu nhi, Bác cũng nêu rõ những phẩm chất

toàn điện mà các cháu cần rèn luyện (5 điều Bác dạy năm 1961) Trong bức thư của Bác gửi các cháu thiếu nhi ngày 20-10-1946, Bác khuyên các cháu:

1 Phải siêng học

2 Phải giữ sạch sẽ

2 Phải giữ kỉ luật

4 Phải làm theo đời sống mới

5 Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em

Trong thư này Bác nêu lên Š điều thật cụ thể, đễ hiểu, cháu nào chịu khó

là thực hiện được 5 điều này vừa sức các cháu và Bác nhấn mạnh vấn dé giáo

dục tình vêu thương cha mẹ anh em trong gia đình

Nên chàng mục tiêu giáo dục của nhà trường cần chú ý: đào tạo con em thành người chủ gia đình để rồi biết "chính tâm, tu thân t tề gia trị quốc, bình thiên hạ” như quan niệm giáo dục phương Đông?

- Trong các mục tiêu đề ra trên đáy, phần lớn mới nói đào tạo con người

để trở thành động lực xây đựng xã hội thực hiện nghĩa vụ người công dân,

người lao động Ta chưa chú ý đào tạo cơn người để họ có thể hiểu biết, có nang lực, có phẩm chất để thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của ban thân con

người, để con người phát triển tự do những tài năng sản có cúa rnình, xây

đựng cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc góp phần xây dựng đất nước giàu

mạnh mưu cầu độc lập, tự đo, hạnh phúc cho nhân dan

3 Muc tiêu đào tạo phổ thông trung học hiên nay

Về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường PTTH, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã nêu:

"Phát huy thành quả giáo dục phố thông cơ sở, bậc THPT tiếp tục đào tạo để phát triển nhân cách XHCN hài hoà ở học sinh: có thế giới quan khoa

hoc, lí tưởng và đạo đức XHCN, có lòng yêu nước và tỉnh thần quốc tế chân chính, có lòng nhân ái, có ý thức và trách nhiệm với gia đình, sống, làm việc

Trang 29

theo pháp luật, có học vấn phổ thông kĩ thuật tổng hợp, có Kĩ năng lao động và tam thế sẵn sàng lao động, có sức khoẻ, có thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, ham

học hỏi, biết cách tự học và tự rèn luyện nhằm phát triển năng lực và sở

trường cá nhân để bước vào cuộc sống tự lập của người lao động năng động,

sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu đào tạo, nhu cầu cuộc sống ban thân và gia

đình, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước, góp phần

xây dựng và bảo vệ tổ quốc" (tích tài liệu Bộ Giáo dục - Dao tạo Hà Nội

Trong sự đổi mới của đất nước trong nền kinh tế thị tường ta cần nhấn mnạnh các phâm chất và nàng lực sau day:

- Lí tưởng, đạo đức XHCN _

- Ÿ thức trách nhiệm với gia đình

- Sống, làm việc theo pháp luật

- Có học vân phổ thông kĩ thuật tổng hợp

- Có tính cách người lao động tự lập, năng động, sáng tạo biết tự học, tự rèn luyện, tự kiếm việc làm

- Đáp ứng yêu cầu đào tạo, nhu cầu cuộc sống của bản thân và của gia đình

- Có sức khoẻ và thị hiếu thẩm rmrĩ lành mạnh

Mục tiêu đào tạo PTTH này rất toàn diện, rất cụ thể yêu cầu rất cao so

với thực tế tình hình chất lượng đào tạo của nhà trường ta lâu nay Mục tiêu

đó lí trỡng quá, khó quá, cao quá so với tình hình thực tiễn của nhà trường, của học sinh PTTH Đó là chưa kể nhà trường ta lâu nay.có nhiều biểu hiện xuống cấp Như lời cố vấn Phạm Văn Đồng viết : "Phải chăng những mặt tiêu cực của thị trường đang xâm nhập vào nhà trường và dần dan hau như mọi thứ đều trở nên hàng hoá! Một điều làm mọi người chúng ta đau lòng là trẻ em nhà nghèo không dé gi hoc hết cấp H, cấp HI, chưa nói thi vào đại học” Một

Trang 30

vài suy nghĩ về "một sự ham muốn tột bậc của Bác Hồ"-Tin tức buổi chiều số

1221 ngày 13-5-1995) Về mục tiêu giáo đục, cố vấn Phạm Văn Đồng cũng

nêu: "Sứ mạng của giáo dục là đào tạo con người bất đầu từ tuổi thơ ấu cho đến trợn đời Đào tạo con người trước hết là đào tạo con người có lí tưởng và hoài bão, có bản lĩnh và ý thức một lòng cống hiến cuộc đời mình cho sư

nghiệp lớn của đất nước và dân tộc trước mất và tượng lai Irong việc dạy

học phải thấy cả 2 mặt: diện rộng cho moi người đồng thời phải tập trung chú trọng những học sinh có năng khiếu nhằm đào tạo nhân tài, những người có kiến thức, có trí tuệ và tài năng ngày càng cao ngang với trình độ các nước”

-_ (tài liệu đã dân)

Mục tiêu giáo dục cũng cần nhấn mạnh việc rèn luyện cho học sinh

- "ham học hỏi và biết tìm tòi những cái mình chưa biết, tiếp tục học thêm

thường xuyên, học tập suốt.đời" Yêu cầu này rất quan trọng vì nếu có khả nang ty hoc va lòng ham học thì đù học ở trình độ cao hay thấp, những nhà trí

thức, những nhà khoa học cũng như đại đa số học sinh không có bằng cấp vân

phát huy được tài trí để phục vụ cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình, gia đình hạnh phúc

Có thể khái quát muc tiêu đạy hoc - giáo dục PTTH theo sơ đồ đào tạo

bao gồm các vếu tố cơ bản sau đây:

Con người cần có 3 mặt: sinh lí tâm lí, xã hôi Vậy nên phải dạy: dưỡng

sinh - nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất

đạy: tu thân - phát triển tâm lí, đạo lí, nhân cách thế giới quan nhân

sinh quan

đạy: xử thế - để giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, để phục vụ nhân dân, đất nước trong quá trình giao lưu và hoạt động, sự hoà hợp giữa con người và trời, đất (thiên nhiên), môi

trường sinh thái

Mục tiêu đạy học phải lưu ý

Trang 31

- Phát triển thể chất và tâm hồn, mà tâm hôn phải chú ý cả ý thức và vô

Hướng dẫn cho mọi người biết học tập, để chính tâm, tu thân, té gia, tri

quốc, phục vụ nhân đân, giữ gìn hoà bình thế giới

- Đào tạo cho cơn người biết bọc tập suốt đời, học tập thường xuyên học

tập có phê phán, biết vận dung tri thức vào cuộc sống, có động cơ học tập

dung dan

4.Mục tiêu đào tao được thể hiện trong các mặt giáo dục như thế nào ? Từng mặt giáo dục được hoạch định thành những mục tiêu bộ phân như : mục tiêu giáo đục đạo đức , mục tiêu phát triển trí tuệ , mục tiêu giáo dục lao động , mục tiêu về thể chất , mục tiều về thẩm mỹ

Các mục tiêu này được phân tích theo 3 mặt cụ thể là:

Trình độ kiến thức - kĩ năng - và thái độ

a- Mục tiêu đào tạo về mặt tư tưởng đạo đức, cư xử có văn hoá

a.1 Kiến thức :

- Hiểu bức tranh khoa học của thế giới , quy luật phát triển tự nhiên và

xã hội , con người

- Hiểu các vấn đề cấp thiết có tính quốc tế như: hoà bình , môi trường , đân số , lương thực , bệnh SIDA , loai ngudi can hop tac để giải quyết

- Hiểu đúng đắn lý tưởng và giá trị cơ bản của chế độ XHCN mục tiêu :

đân giàu, nước mạnh xã hội công bằng và văn minh xoá bỏ áp bức, giải

phống cơn người , phát huy khả năng của từng cá nhân, phát triển toàn điện

Trang 32

nàng lực của con người để phục vụ cho công cuộc lao động xã hội , thực

hiện độc lập , tự do hạnh phúc , phát triển hài hoà các thuộc tính của nhân

cách

- Hiểu rõ nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ,

hiểu được các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới

đất nước , phát triển kinh tế , xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , văn hoá khoa học Kĩ thuật biện đại , nền quốc phòng toàn đân , con người mới và lối

sống mới ở nước ta

- Hiểu bản chất nhà nước dân chủ và pháp chế XHƠN , hiến pháp va

các đạo luật hình sự dân sự làm nền tảng cho chế độ và lối sống XHCN ở nước ta , quyền lợi và nghĩa vụ công dân , quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc

cho công dân

- Hiểu lịch sử dựng nước ; giữ nước , bản sắc văn hoá dân tộc , truyền

thống tốt đẹp của dân tộc của cách mạng , của công cuộc kháng chiến trường

kỳ chống ngoại xâm

- Hiểu lý tưởng đạo đức, các nguyên tắc đạo đức , phạm trù đạo đức (hạnh phúc , quyền lợi , nghĩa vụ : lương tâm ) các phẩm chất đạo đức của

nhân loại tiến bộ , của dân tộc , của Bác Hồ : hiểu các chuẩn 1nực trong các

quan hệ hôn nhân và gia đình , phong tục tập quan , cách cư xử văn minh, lịch sử , hiện thực đời sống mới theo tiêu chuẩn của cái đẹp, xây dựng gia

đình văn hoá , hạnh phúc , thuận hoà

a.2 Kỹ năng

- Biết phán đoán một số hiện tượng xã hội , biết kết hợp lí luận và thực

tiễn trong học tập, trong nhận thức

- Biết phân biệt các giá trị chân chính của cơn người, gia đình, xã hội và thiên nhiên

- Biết phân tích một cách khoa học một số sự kiện thời sự trong nước và trên thế giới biết góp ý xây dựng chủ trương , đường lối , chính sách

Trang 33

- Biết và thực hiện tốt những điều cờ bản của luật hình sự , dân sự Biết

đánh giá việc chấp hành pháp luật của tổ chức và cá nhân, biết thực hiên tốt

nghĩa vu đối với xã hội

-Biết vận dụng các nguyên tấc và phạm trù cơ bản của đạo đức học trong việc phân tích và xử lý tinhf huống đạo đức , đánh giá các hành vi đạo đức

của bản thân và cử người xung quanh, biết tự phê bình và rèn luyện để hoàn

thiện nhân cách đạo đức bản thân

-Biết sống và làm việc trong quan hệ đoàn kết , hợp tác, tôn trọng lẫn nhau , biết ứng xử có văn hoá

a3 Thái đô ˆ

- Ủng hộ cái mới , cái tiến bộ, thẳng thấn , trung thực , tôn trong sy that , ghét đối trá

- Bảo vệ và khẳng định lý tưởng , các giá trị của nhân dân , biến các giá

trị cao đẹp đó thành mục đích và hoài bão của cá nhân

- Quan tâm đến thời cuộc , tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thể hiện lòng yêu tố quốc, yêu chủ nghĩa xã hội,đoàn kết quốc tế, lòng vị tha,

khắc phục thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đối với con người , đối với đân tộc

và loài người

-Tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước , kỉ luật tập thể trật

tự xã hội , qui định của nhà trường, đấu tranh bảo vệ , thực hiện quyền công dan , đấu tranh chống mọi hiện tượng phạm pháp , vô kỉ luật tiêu cực, tham những , buôn lậu , mất dân chủ trong xã hội

- Rèn luyện tinh thần yêu nước , lòng tự hào dân tộc , bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng , tôn trọng bản sắc văn

hoá của các dân tộc

Trang 34

- Thường xuyên tự phê bình , chăm lo rèn luyện đạo đức ( nhân ấi, trung thực , cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, tỉnh thần trách nhiệm , đũng

- Sống hạnh phúc chân trọng bảo vệ cuộc sống cá nhân hạnh phúc gia -_ đình hoà thuận đầm ấm để góp phần mưu cầu hạnh phúc cho cả cộng đồng Chống mọi biểu hiện xúc pham , gây tác hại đến hạnh phúc cuộc sống của người khác

b) Mục tiêu đào tạo PITH_ được cu thể hoá về mặt giáo duc trí tuê_ về

chiếm lĩnh van hoá - khoa học

và của địa phương

- Hình thành được các yếu tố cơ bản về phương pháp nhận thức khoa học , về phương pháp khoa học của từng môn học , về kinh nghiệm hoạt động, tìm tồi sáng tạo

b2 Kĩ năng

- Nấm được các thao tác cơ bản của tư duy khoa học : có Kĩ nàng tư duy

lôgic và diễn đạt logic , c6 ki nang ghi nhớ , tái hiện , phân tích, so sánh , tổng

Trang 35

hợp, khái quát và vận dụng tổng hợp kiến thức và phương pháp để giải quyết vấn đề

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hoạt động có hiệu quả

- Có nhu cầu làm giàu vốn hiểu biết, kiên trì tự học vươn lên không ngừng Có hoài bão sẵn sàng đem hiểu biết phục vụ xã hội

Đối với lớp phân ban thì yêu cầu cao hơn về kiến thức và kĩ năng

Cũng theo cách phân tích và thiết kế các mục tiêu bộ phận như trên ta giải quyết các mặt khác trơng giáo dục toàn điện của trường phổ thông

c) Mục tiêu đào tạo PTTH được cụ thể hoá về mát giáo duc lao động

KT tổng hợp hướng nghiệp., chuẩn bị dạy nghề

c1 Kiến thức

- Hiểu vai trò của nền sản xuất trong quá trình phát triễn xã hội, giá trị

của lao động nghề nghiệp trong sinh hoạt xã hội và đời sống cá nhân

- Hiểu sơ bộ về cấu trúc của nền kinh tế quốc dân , cơ cấu ngành nghề ,

nhiệm vụ , phương hướng , mục tiêu , kế hoạch sản xuất và hệ thống ngành

nghề , sự phân công lao động theo các ngành chủ yếu : công nghiệp, nông

nghiệp, giao thông xây đựng, y tế, giáo dục trong cả nước và đặc biệt là ở

địa phương

Trang 36

- Biết các quy trình công nghệ chủ yếu của một số nghề phổ biến, nhất

là các nghề truyền thống ở địa phương

- Hiểu tính chất cơ bản của các loại vậi liệu phổ biến , các loại công cụ

- cơ bản và một số máy móc chủ yếu trong sản xuất và đời sống

- Có hiểu biết sơ bộ về quán lí kinh tế , hạch toán kinh tế , tư duy kinh tế

- Hiểu biết vệ sinh lao é động nghề nghiệp , về các quy tắc bảo vệ an toàn lao động

c2 Về kĩ năng

- Có thói quen sử dụng đúng , bảo dưỡng và bảo quản dụng cụ thường

dùng trong gia đình và địa phương

- Biết sử dụng hợp lý vật liệu thóng thường

- Biết cách thực hiện quy trình công nghệ của một nghề phổ thông để sản xuất ra sản phám có giá trị hàng hoá

- Biết sửa chữa công cụ lao động đơn giản thường dùng trong gia đình

- Biết làm các việc có Kĩ thuật gián đơn phục vụ đời sống gia đình

- Có thới quen thực hiện vệ sinh và các quy tắc an toàn lao động

- Biết áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật đơn giản vào lao động

c3 Thái đô

- Yêu lao động , quý trọng người lao động và sản phẩm lao động

Trang 37

.- Sấn sàng lao động, lao động trung thực, cần cù, tích cực, tự giác, sáng

tạo, tương trợ hợp tác trong lao động theo phong cách lao động công nghiệp

Ghét thói đại khái, tuỳ tiện, chây lười, ý lại, lãng phí, tham ô

- Khác phục khó khăn trong lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến Kĩ thuật và hợp lí hoá lao động để đạt và vượt đình mức, nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả lao động

- Có ý thức tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, thì giờ, sức người, tiền của

- Có ý thức tổ chức, kỉ luật trong lao động, có trách nhiệm với hiệu quả

lao động và chất lượng sản phẩm lao động của mình, không làm đối, làm ẩu

(Nếu có đạy nghề thì có yêu cầu riêng theo các kế hoạch đào tạo của nghề)

đ) Mục tiêu đào tạo PTTH được cu thể hoá về mặt giáo dục thể chất, vê

sinh quốc phòng

đ1 Kiến thức

- Hiểu các phương pháp tập luyện nhằm hình thành các kĩ năng vận

_ động, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực (như: nhanh, mạnh,

- Có hiểu biết về vệ sinh than thể, giới tính, kế hoạch hoá gia đình, bảo _

vệ môi trường, phòng bệnh và biết sử đụng một số loại thuốc để chữa bệnh thông thường

- Hiểu một số kiến thức quân sự phổ thông, thể thao quốc phòng, tác hại

của vũ khí hạt nhân, hoá học, vi trùng trong chiến tranh hiện đại

Trang 38

d2 Ki nang

- Biết rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn quy định

- Biết tự theo rõi kiểm tra sức khoẻ trong tập luyện, thi đấu

- Biết phòng chữa một số bệnh thông thường, sơ cứu các chấn thương

trong học tập, sinh hoạt, lao động và chiến đấu

- Có khả năng tự điều chỉnh phù hợp với sức khoẻ, hoạt động sinh hoạt,

học tập, lao động, vui chơi

ˆ

- Có kĩ nàng kĩ sảo vận động của thể đục và một số môn thể thao

- Biết tổ chức tập luyện và thi đấu thể dục thể thao (ở lớp, ở trường ở địa

, trung thực , linh hoạt , nhanh nhẹn, mạnh dạn , đũng cảm

- Có ý thức bảo vệ môi trường, công trình vệ sinh công cộng

- Có ý thức bảo vệ vũ khí, sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Trang 39

e) Mục tiêu đào tạo PITH được cu thể hoá về giáo duc thẩm mĩ kiến

e1 Kiến thức

- Hiểu được cái đẹp trong lao động và đời sống, trong thiên nhiên và

con người, trong văn học nghệ thuật

- Hiểu biết sơ đẳng về cái đẹp thể hiện trơng các tác phẩm văn học nghệ

thuật của dân tộc và thế giới thường tiếp xúc ở nhà, ở trường hoăc ngoài xã

hội ,

- Hiểu những nét khái quát vê giá trị tư tưởng , ý nghĩa nhân văn và yếu

tố đân tộc của các tác phẩm văn học , nghệ thuật tốt Hiểu biết phân tích

những muặt hạn chế , không lành mạnh hoặc tiêu cực , phản động của các tác

phẩm văn học nghệ thuật xấu

e2 Ki nang

- C6 kha năng cảm thụ , rung động trước những biểu hiện của cái đẹp

trong lao động và đời sống, trong thiên nhiên và cơn người , trong văn học và nghệ thuật

- Có khả năng ứng xử , hành động , tổ chức cuộc sống lao động và học

tập theo quy luật của cái đẹp , thể hiện được chuẩn mực của lối sống văn minh ,

xã hội chủ nghĩa

- Có năng lực tích luỹ vốn ấn tượng và kiến thức đa đạng, phong phú về cái đẹp trong thiên nhiên , trong đời sống, trong văn học nghệ thuật

- Biết đánh giá thưởng thức sự vật, hiện tượng có ý nghĩa thẩm mĩ

~- C6 nang lực tham gia một vài loại hình hoạt động văn học nghệ thuật nghiệp dư ( viết văn, làm thơ , vẽ , đóng kịch, hát , múa )

Trang 40

Qua đó chau rồi các năng lực tưởng tượng, quản sát, tư đuy , không theo

khuôn sáo , làm việc tốt , nới lời hay, cử chỉ đẹp

- Có ý thức trau đồi xúc cảm và thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, rèn luyện

kĩ nang hiểu, đánh giá, thưởng thức các giá trị nghệ thuật (biểu diễn, sáng

tác)

- Có thái độ không khoan nhượng trước mọi biểu hiện thiếu văn hoá và phản thẩm mĩ, ở mọi nơi, mọi lúc, trước mọi hành động tiêu cực trong cuộc sống của con người và xã hội

- Không chấp nhận và không sử dụng những sản phẩm văn hoá nghệ thuật tiêu cực, đồi truy, phản động

5 Muc tiêu dạy học từng môn cũng nêu cu thể 3 mại: vêu cầu về kiến

thức về Kĩ nàng về thái đô

6 Mục tiêu day học từng bài day lí thuyết hay bài tập hướng dẫn thực

hành cũng phân tích trên 3 mát: kiến thức, kĩ năng, thái độ

Bài viết của chúng tôi nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận của mục tiêu đạy học trong nhà trường phổ thông Mục tiêu giáo đục, mục tiêu đào tao trong nhà trường thể hiện nổi bật trong hoạt động đạy học Vì dạy học là hoạt động

Ngày đăng: 30/01/2016, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w