1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phong thủy huyền không học

31 2,1K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 872,88 KB

Nội dung

Vũ trụ vận hành tạo ra sự biến đổi khôn lường, Huyền Không Phi Tinh căn cứ vào các chu kỳ chuyển dịch của những tinh tú trong Thái Dương hệ mà tính toán được sự tác động của các tinh tú

Trang 1

LỜI NGỎ

Tôi có cơ duyên được học Thuật Phong Thủy với Tiềm Long Cư sĩ Lê

Bá Xinh Được Thầy thương mến, dốc lòng truyền thụ nên chỉ trong một thời gian ngắn tôi đã hấp thụ được tinh hoa về Thuật Phong Thủy của Thầy Đầu năm 2009, tôi được Thầy cho phép giảng dạy Thuật Phong Thủy Dựa trên bộ sách Thẩm Thị Huyền Không Học của tác giả Thẩm Trúc Nhưng tôi

đã biên soạn tập tài liệu giảng dạy Thuật Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh và được Thầy chỉnh lý cho Từ đó đến nay được Thầy thường xuyên chỉ điểm thêm cho nhiều vấn đề nữa và tôi cũng đã cập nhật vào tài liệu này

Qua các kết quả thực nghiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình tư vấn thiết kế phong thủy gia cư, tôi nhận thấy cần thiết phải chỉnh lý lại một

số vấn đề Đó là lý do tôi biên soạn tập tài liệu này, về cơ bản nội dung vẫn giữ nguyên như ban đầu duy chỉ có thêm phần nhận định của riêng tôi

Mong rằng sự chỉnh lý lần này sẽ hữu ích cho các bạn học viên trong khi nghiên cứu Thuật Phong Thủy, cũng như mang lại hiệu quả cao hơn khi

áp dụng vào thực tiễn tư vấn thiết kế phong thủy gia cư

Sài gòn, ngày 30 tháng 7 năm 2014

Giờ Cách - Hàm Minh Long

THUẬT PHONG THỦY

Buổi đầu sơ khai, con người phải căn cứ vào các đặc điểm hình thái

về thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng … để chọn địa điểm cư trú và nơi canh tác Từ đó con người đã khám phá, đúc kết và truyền thừa lại cho hậu thế những kiến thức về các hiện tượng tự nhiên trên Địa cầu như: núi, sông, nắng, mưa, gió, bão, sấm, chớp, lũ lụt, nóng, lạnh, sáng, tối … cũng như những kiến thức về các chu kỳ biến đổi của Vũ trụ Cứ như thế trải qua nhiều thế hệ nền tảng kiến thức đó được vun bồi, lâu dần hình thành nên

thuật Phong thủy Thuật Phong thủy là môn khoa học thực nghiệm được

đúc kết từ quy luật tự nhiên

Đương đại, có rất nhiều trường phái Phong thủy ví dụ như: Huyền Không Phi tinh, Tam Hợp, Bát Trạch, Loan Đầu, Dương cơ,… và rất nhiều trường phái khác mới được sáng lập Tuy nhiên không phải tất cả phương pháp của các trường phái Phong thủy khi áp dụng vào thực tế đều mang lại hiệu quả như mong muốn Có những trường phái đưa ra hệ luận rất vững chắc tưởng chừng như thông suốt, mạch lạc nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lại không có hiệu quả như mong muốn

Thuật Phong thủy nghiên cứu các tác động của môi trường sống, cụ thể là khí lên bản thân con người Tiền nhân đã sớm nhận thức được sự

Trang 2

tương tác của gió và nước đối với khí: “Khí thừa phong tán, mạch ngộ thủy

chỉ”, thông qua việc quan sát nước và gió thuật Phong thủy đề ra các

phương pháp điều chỉnh, cải thiện môi trường sống theo chiều hướng tốt cho con người Thuật Phong thủy còn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức

về sự chuyển dịch của các thiên thể trong Thái dương hệ (Lạc Thư) - là

nguồn phát sinh những sự tương tác đáng kể đối với Địa cầu Về bản chất,

thuật Phong Thủy là khoa học về nghệ thuật bố trí, sắp xếp sơn thủy, hóa giải sát khí, cải tạo môi trường sống

Mỗi con người được sinh ra trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, có cấu trúc cơ thể và có khả năng tư duy, trí tuệ khác nhau Tất cả đều bị chi phối bởi những chu kỳ sinh học như chu kỳ trí tuệ, sức khoẻ, tâm sinh - lý khác

nhau Có thể gọi đó là Thiên mệnh của mỗi người (là yếu tố Tiên Thiên mà

bản thân con người không thể tác động đến được) Nhưng đó vẫn chưa phải

là tất cả, vì con người còn bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường xã hội, môi trường sống, miền khí hậu, phong thổ,… và còn có sự tham gia của ý chí phấn đấu, học tập, sự nỗ lực của bản thân con người nữa Tạm gọi

đó là Địa mệnh và Nhân mệnh (là các yếu tố Hậu Thiên mà con người có

thể can thiệp vào) Số mệnh của con người là một tổ hợp gồm nhiều mối quan hệ tương tác đan xen chồng chéo lẫn nhau chứ không đơn giản chỉ là các mối quan hệ Ngũ hành sinh khắc như người đời thường lý luận Có thể tích hợp Số mệnh của con người như sau:

Số mệnh = Thiên mệnh + Địa mệnh + Nhân mệnh

Qua đó có thể thấy rằng con người có thể cải tạo vận mệnh bằng cách

tác động trực tiếp vào các yếu tố Hậu Thiên Phong Thuỷ không thể thay

đổi hoàn toàn số mệnh của con người nhưng Phong Thủy đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người

Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi chỉ trình bày những kiến thức

của trường phái Huyền Không Phi Tinh mà chúng tôi đã, đang áp dụng và

gặt hái được nhiều thành quả nhanh chóng trong công tác thiết kế, bố trí phong thủy Dương trạch và Âm phần

HUYỀN KHÔNG PHI TINH

Cổ dịch Huyền Không hay còn gọi là Huyền Không Phi Tinh là môn học kết hợp giữa sự phân bố Cửu tinh (Lạc thư) với hình thái địa lý tự nhiên

để chọn lọc ôi trường sống tốt nhất Cơ sở lý luận của môn học là Dịch học Hậu thiên kết hợp với sự phân bố của khí trường, còn căn cứ khách quan là địa lý tự nhiên của môi trường Mục đích nghiên cứu của môn học là nhằm giúp được mọi người chọn được môi trường sống tốt nhất, từ đó làm cho thân thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào, gặp được điều tốt tránh được điều xấu, đem lại lợi ích cho xã hội

Trang 3

Cổ dịch Huyền Không Học là môn Địa lý học bí truyền từ rất lâu đời, người được truyền thụ rất ít, vì vậy môn này ra đời rất muộn Môn học này

có ba đặc điểm:

Thứ nhất, lấy lý luận Dịch học Hậu thiên Bát quái làm cơ sở

Thứ hai, lấy phương pháp sắp xếp sao làm phương pháp chủ yếu

Thứ ba, kết hợp sự phân bố khí trường (Lý khí tinh bàn) với môi

trường tự nhiên làm căn cứ

Trong đó phép sắp xếp sao (Phi tinh) là đặc trưng lớn nhất của trường phái Phong Thủy này và cũng là đặc điểm khác biệt căn bản với các trường phái Phong Thủy khác

Vũ trụ vận hành tạo ra sự biến đổi khôn lường, Huyền Không Phi Tinh căn cứ vào các chu kỳ chuyển dịch của những tinh tú trong Thái Dương hệ mà tính toán được sự tác động của các tinh tú lên Địa cầu từ đó

đề ra phương pháp bố trí Phong Thủy sao cho quy tụ được nguồn sinh khí dồi dào, cải tạo môi trường sống đạt đến mức hòa hợp với thiên nhiên, giúp ích cho sức khoẻ và trí tuệ của con người

Ngoài phương pháp tính toán để xác định lý khí tinh bàn, Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh còn kết hợp với loan đầu của từng địa cuộc để chiêu nạp, phát huy tối đa cát khí cho ngôi nhà Đó là yếu tố ngẫu nhiên, khách quan, cơ động, phù hợp với lý lẽ của tự nhiên, cũng chính là yếu tố làm cho Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh đạt được hiệu quả cao trong công tác thiết kế bố trí phong thủy Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh còn được gọi là Cổ dịch Huyền Không cũng bởi vì lý do đó

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG

THUẬT PHONG THUỶ

1 La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản

nhất của thuật Phong thủy La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy

2 Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh

3 Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù

hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu)

Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn - Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí;

5 Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn

Trang 4

6 Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý

7 Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,

Tuất, Hợi

* Lưu ý: Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn”

(tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà

8 Hướng: phía trước của căn nhà Hướng còn dùng để chỉ một cung

bằng 450

trên La kinh La kinh được chia làm 8 hướng

9 Sơn: phía sau căn nhà (tọa) Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi,

núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điện…

10 Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi,

- Thanh Long (phía bên trái căn nhà)

- Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà)

- Chu Tước (phía trước căn nhà)

- Huyền Vũ (phía sau căn nhà)

* Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ

trong nhà ra phía trước

14 Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà

15 Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn trong nhà

16 Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ

17 Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch

- Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà

- Mạch dương: nhà sáng

- Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá

dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái

- Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết

mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động

- Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết

- Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu

18 Táo: bếp

- Táo tọa: vị trí đặt bếp

Trang 5

- Táo khẩu (hướng): hướng lưng người đứng nấu bếp

19 Trạch: nhà

20 Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh

đến vận mệnh của con người Nói cách khác khí là vật chất ở dạng hạt

cơ bản có mang năng lượng

21 Xí: nhà vệ sinh

22 Tài: tiền tài, tài lộc

23 Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe

24 Sinh: tăng thêm sức Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt

25 Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng

26 Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau

27 Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà

28 Bình phong (huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… có tác

dụng giảm tốc độ, cường độ luồng gió, biến sát khí thành sinh khí

29 Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi

hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí

30 Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ,

cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuôc phù hợp với Lý khí Tinh bàn

TAM NGUYÊN CỬU VẬN

Từ xa xưa, tiền nhân đã biết dùng Can Chi để ghi thời gian (Can Chi

phản ánh chu kỳ sinh trưởng của vạn vật)

Thời gian được chia ra thành Đại nguyên, Chính nguyên, Đơn Nguyên, Vận

Mỗi Đại nguyên là giai đoạn dài 540 năm Mỗi Đại Nguyên lại chia ra làm 03 Chính nguyên (dài 180 năm)

Mỗi Chính nguyên lại chia làm 03 Đơn nguyên và được gọi là

Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên

Mỗi Đơn Nguyên dài 60 năm bắt đầu là năm Giáp Tý, còn gọi là Lục

Thập Hoa Giáp Về sau cứ mỗi 60 năm lại bắt đầu một chu kỳ Giáp Tý mới Mỗi Đơn Nguyên lại được chia làm 03 Vận, mỗi Vận là 20 năm

Mỗi Vận lại có một tinh tú nhập giữa làm chúa tể của tiểu vận 20 năm

đó

Ví dụ:

Từ năm 1984 – 2003 Hạ nguyên, Thất Xích Kim nhập trung cung làm chúa

tể vận 7

Trang 6

Từ năm 2004 – 2023 Hạ nguyên, Bát Bạch Thổ nhập trung cung làm chúa

tể vận 8

Từ năm 2024 – 2043 Hạ nguyên, Cửu Tử Hỏa nhập trung cung làm chúa tể vận 9

Bảng liệt kê Tam Nguyên Cửu Vận gần đây

Thượng nguyên Vận 1 (Nhất Bạch nhập trung cung) Vận 2 (Nhị Hắc nhập trung cung)

Vận 3 (Tam Bích nhập trung cung)

1864 – 1883

1884 – 1903

1904 – 1923 Trung nguyên

Vận 4 (Tứ Lục nhập trung cung) Vận 5 (Ngũ Hoàng nhập trung cung) Vận 6 (Lục Bạch nhập trung cung)

LƯỢNG THIÊN XÍCH (AI TINH BÀN)

Lập tinh bàn theo thứ tự các tinh tú (xem hình bên dưới)

Bước 1 Lập Vận bàn (Thiên bàn) Dùng phi tinh cửu cung phối quẻ theo

vận, cho chủ long tinh (Vận tinh) nhập trung cung, phi tinh để biết phương

vị các tinh tú còn lại Khởi tại trung cung tuần tự phi tinh theo các phương

vị như sau:

9 5 7

8 1 3

4 6 2

Trang 7

Bước 2 Lập Sơn – Hướng bàn Nhập Sơn tinh, Hướng tinh (vận tinh đáo

sơn và vận tinh đáo hướng) vào trung cung, phi tinh để biết tinh tú nào đáo sơn, đáo hướng Nguyên tắc bố trí tinh tú trên tinh bàn: tả sơn hữu hướng

Bước 3 Phi Tinh Căn cứ theo tính chất chẵn - lẻ của tinh tú để xác định

phi tinh theo chiều thuận số hay nghịch số Nguyên tắc chung:

- Thiên Nguyên Long: nếu gặp tinh tú nhập cung là số chẵn thì phi thuận

(đếm tăng dần), số lẽ thì phi nghịch (đếm lùi dần)

- Gặp 5 nhập cung thì căn cứ vào tính chất chẵn lẻ của vận tinh để xác định phi thuận hay nghịch Ví dụ: 5 nhập cung ở vận 8 là vận chẵn, nếu hướng nhà thuộc Thiên và Nhân nguyên long thì phi thuận, thuộc Địa nguyên long thì phi nghịch

- Địa Nguyên Long: ngược lại với Thiên Nguyên Long

- Nhân Nguyên Long: giống như Thiên Nguyên Long

Bước 4 Nhận thức Trạch Mệnh bàn Đây là phần cơ bản của kỹ thuật bố

trí các tinh tú theo nguyên vận khác nhau gọi là Thiên bàn hay còn gọi là Vận bàn Thêm Sơn bàn và Hướng bàn vào nữa gọi là Phi Tinh bàn hay Trạch Mệnh bàn Căn cứ vào Trạch Mệnh bàn để bố trí sơn thủy (nội – ngoại loan đầu) cho phù hợp với lý khí tinh bàn Nguyên tắc chung: tại cung có Vượng tinh của Sơn thì bố trí Sơn, tại cung có vượng tinh Hướng thì bố trí Thủy

Mục đích của việc bố trí sơn thủy là làm sao cho môi trường sống được tàng phong tụ thủy Tiền nhân đã đề ra nguyên tắc điều chỉnh phong

thủy cho môi trường sống như sau: “Phong thủy chi pháp đắc thủy vi

thượng, tàng phong thứ chi”, thuật Phong Thủy Huyền Không Phi tinh

cũng sử dụng nguyên tắc này bố trí thủy để vượng tài lộc, bố trí sơn để vượng về nhân đinh

Chú ý: Sách Thẩm Thị Huyền Không Học đề ra nguyên tắc là khi lập

trạch bàn để bố trí phong thủy gia cư phải xem xét thời điểm xây nhà hoặc thời điểm dọn vào ở để xác định xem thuộc tiểu vận nào rồi căn cứ vào đó lập trạch mệnh bàn và bố trí sơn thủy cho phù hợp với trạch mệnh bàn đó Khi muốn chuyển đổi trạch mệnh bàn của căn nhà đó sang vận kế tiếp thì phải làm các thủ tục như: dọn đồ ra khỏi căn nhà đó một khoảng thời gian dài rồi mới dọn trở về hoặc là phải trổ nóc nhà, đại tu căn nhà đó… sau đó

sẽ lập tinh bàn của đương vận và tái bố trí phong thủy lại

Minh Long luận bàn: Thời nào thế đó Tự nhiên vốn biến đổi không

ngưng nghỉ, muốn giải quyết vấn đề ở thời điểm nào thì phải căn cứ vào các tác nhân, là các tình lý cơ động xảy ra vào thời điểm đó Bản

Trang 8

thân chúng tôi nhận thấy sự bất hợp lý nên đã không áp dụng nguyên tắc xác định thời điểm lập trạch hay nhập trạch để lập tinh bàn như sách Thẩm Thị Huyền Không Học Nhưng đề ra trong quá trình hành nghề, và nhận thấy việc bố trí phong thủy cải tạo vận mệnh vẫn đạt hiệu quả như mong muốn Xét thấy không cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này một cách máy móc trong công tác tư vấn thiết kế phong thủy

NHỊ THẬP TỨ SƠN VỊ

NHẬN THỨC TINH BÀN

1 VƯỢNG SƠN VƯỢNG HƯỚNG

Vượng tinh của hướng đến hướng nhà, vượng tinh của Sơn đến tọa nhà Cách cuộc này còn được gọi là đáo sơn đáo hướng, đây là một trong những cách cục đẹp ở vận 8 phát phúc được 20 năm, sau 20 năm thì phải điều chỉnh lại Trong vận 8 có cả thảy 6 cách cuộc như vậy: tọa Càn hướng

Trang 9

Tốn, tọa Tốn hướng Càn, tọa Tị hướng Hợi, tọa Hợi hướng Tị, tọa Sửu hướng Mùi, tọa Mùi hướng Sửu Tuy nhiên các cách cuộc này vẫn không phát phúc nếu Loan đầu không ứng hợp với phi tinh

Ví dụ: Tọa Càn hướng Tốn, vận 8 (từ năm 2004-2023)

2 THƯỢNG SƠN HẠ THỦY

Vượng tinh của Hướng đến Sơn (thượng Sơn) và vượng tinh của Sơn bay đến Hướng (hạ Thủy) Trong vận 8 có cả thảy 6 cách cục như vậy: tọa Thìn hướng Tuất, tọa Tuất hướng Thìn, tọa Dần hướng Thân, tọa Thân hướng Dần, tọa Cấn hướng Khôn, tọa Khôn hướng Cấn Tuy nhiên các cách cuộc này nếu có Loan đầu ứng hợp phi tinh vẫn phát phúc được

Minh Long luận bàn: Riêng cách cục tọa Thìn hướng Tuất có Tiến

khí là Nhất Bạch thủy (1) đáo hướng nên có thể xem đây là cách cục Song Tinh Đáo Hướng

Ví dụ: Tọa Cấn hướng Khôn, vận 8

3 THƯỢNG SƠN (song tinh đáo sơn)

Vượng tinh của Sơn và Hướng đều đến tọa Trong vận 8 có cả thảy 6 cách cuộc: tọa Ngọ hướng Tý, tọa Đinh hướng Quý, tọa Nhâm hướng Bính, tọa Giáp hướng Canh, tọa Dậu hướng Mão, tọa Tân hướng Ất Đây là cách

Trang 10

cuộc vượng đinh nhưng thoái tài Đối với cách cuộc này phải mở Thành môn ở đầu hướng hấp thu vượng khí mới mong có thể phát tài lộc Cách cuộc này rất nguy hiểm cho nhân đinh khi Sát, Tử tinh đáo hướng

Minh Long luận bàn: Riêng 2 cách cục tọa Đinh hướng Quý và tọa

Ngọ hướng Tý có Sinh tinh Hướng là Cửu tử hỏa (9) đáo hướng, nên vẫn có thể xem đây là các cách cục Vượng Sơn Vượng Hướng

Ví dụ: Tọa Ngọ hướng Tý, vận 8

4 HẠ THỦY (song tinh đáo hướng)

Vượng tinh của Sơn và Hướng đều đến hướng Trong vận 8 có cả thảy

6 cách cục: tọa Tý hướng Ngọ, tọa Quý hướng Đinh, tọa Mão hướng Dậu, tọa Ất hướng Tân, tọa Canh hướng Giáp, tọa Bính hướng Nhâm Đây là cách cuộc vượng tài nhưng tổn đinh

Minh Long luận bàn: Riêng 2 cách cục tọa Quý hướng Đinh và tọa

Tý hướng Ngọ có Sinh tinh Sơn là Cửu tử hỏa (9) đáo tọa, nên vẫn có thể xem đây là các cách cục Vượng Sơn Vượng Hướng

Trang 11

5 PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM

Trường hợp Sơn tinh, Hướng tinh, Vận tinh, Địa bàn tinh trong mỗi cung trùng nhau gọi là Phục ngâm Còn các đơn vị trên thuộc một trong các tổ hợp sau đây gọi là Phản Ngâm: 1 - 9, 2 - 8, 3 - 7, 4 -6 (xung khắc)

Các trường hợp Phản ngâm - Phục ngâm:

a/ Sơn Hướng tinh so với Vận bàn

Phục ngâm trong vận 8: Dậu –Mão (Sơn tinh: 9 tại Tây Bắc), Ất –

Tân (Hướng tinh: 9 tại Tây Bắc), Giáp - Canh (Sơn tinh: 7 tại Đông Nam), Canh – Giáp (Hướng tinh: 7 tại Đông Nam)

Phản ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Sơn tinh: 8 tại Đông Bắc), Mùi –

Sửu (Hướng tinh: 8 tại Tây Nam)

b/ Sơn Hướng Tinh so với Địa bàn

Phục ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Sơn tinh: 8 tại Đông Bắc), Mùi –

Sửu (Hướng tinh: 8 tại Đông Bắc)

Phản ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Hướng tinh: 8 tại Đông Bắc),

Mùi – Sửu (Sơn tinh: 2 Đông Bắc)

c/ Sơn tinh hoặc Hướng tinh toàn bàn Phản - Phục ngâm so Địa Bàn

Phục ngâm vận 8: Dần –Thân (Hướng tinh), Khôn – Cấn (Sơn tinh)

Phản ngâm vận 8: Sửu – Mùi (Hướng tinh), Mùi – Sửu (Sơn tinh)

Cuộc nhà phạm phải Phản ngâm thì khí bị xung khắc, phạm Phục ngâm thì ví như có một cỗ máy khuếch đại khí Vượng (Suy) của căn nhà

đó, kết quả là cách cục nhà nào vượng lại càng vượng hơn, còn cuộc nhà nào suy lại suy hơn Trong trường hợp có loan đầu ứng hợp với phi tinh thì vẫn có thể hóa giải được Tuy nhiên vào những thời điểm gặp khi Tứ lưu khách tinh Phản - Phục ngâm đáo cung thì đại họa khó đương

Trang 12

- Phải hợp thập toàn bàn (ngoại trừ trung cung không cần phải hợp thập)

- Nhà phải vuông vức, cân đối, đầy đặn

- Nhà phải thuộc chính sơn chính hướng kiêm không quá 30

Loan đầu xung quanh nhà phải cân xứng Nếu là mồ mả thì sơn thủy ở các bên mộ phải cách xa đều nhau so với mộ, mộ phải nằm ở trung tâm địa

cuộc Trường hợp lai long ở phía sau và khứ thủy ở phía trước hợp với tọa

hướng nhà thành một đường thẳng mà nhà lại nằm tại thiên tâm của thế đất thì cũng được xem như là nhà hợp thập theo địa hình Cuộc Hợp Thập

vượng được 180 năm

Minh Long luận bàn: Đạo tự nhiên luôn vận hành, hết Vượng rồi

Suy, hết Suy rồi đến Vượng; yếu quyết của Huyền không cũng vậy: tuyển chọn các hướng có Vượng, Sinh, Tiến khí, loại bỏ Suy, Tử, Sát, Thoái khí (khí Vượng - Suy chỉ kéo dài tối đa là 1 tiểu vận 20 năm); trong thực tế điều kiện để phát huy cuộc Hợp Thập lại càng khó có thể thỏa mãn được Xem ra lý luận cho rằng cách cục nhà Hợp Thập vượng xuyên suốt 180 năm là không phù hợp với yếu quyết của Huyền Không, càng trái với lẽ tự nhiên Lý luận này chỉ tồn tại trên lý thuyết chứ không thể xảy ra trong thực tế

7 TAM BAN QUÁI

Vận tinh, Sơn tinh, Hướng tinh tại mỗi cung hợp lại thành một trong các bộ tam tinh như sau:

Tam ban liền số:

1 - 2 - 3 2 - 3 - 4 3 - 4 - 5

4 - 5 - 6 5 - 6 - 7 6 - 7 - 8

7 - 8 - 9 8 - 9 - 1 9 - 1 - 2

Tam ban phụ mẫu:

1 Thất tinh đả kiếp (còn gọi là Bắc đẩu đả kiếp):

a/ Khảm cung đả kiếp: 1 - 4 - 7 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Khảm

Tốn Đoài, cách cuộc này có tổng cộng 24 cuộc, trong đó có 3 cuộc không

sử dụng được vì phạm phải phản phục ngâm)

b/ Ly cung đả kiếp: 3 - 6 - 9 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Ly Chấn

Càn, cách cuộc này cũng có tổng cộng 24 cuộc, trong đó có 3 cuộc không

sử dụng được vì phạm phải phản phục ngâm)

2 Tam ban xảo quái: 2 - 5 - 8 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Cấn Trung Khôn có 16 cách cuộc)

Trang 13

Như vậy trong 1944 cách cuộc phi tinh thì có tổng cộng 64 cách cuộc tam ban nhưng vì đã bỏ ra 6 cách cuộc tam ban phạm phản ngâm phục ngâm nên chỉ còn sử dụng được 54 cách cục tam ban Đắc tam ban mà lại thỏa các điều kiện về Loan đầu nữa thì phát phúc được 180 năm, do đó đây

là những cách cục quý hiếm vô cùng

Ví dụ: Cấn - Khôn, Cấn – Khôn, Dần – Thân, Thân – Dần ở vận 8

Điều kiện để phát huy cuộc Tam ban:

- Phải đắc Tam ban toàn bàn

- Loan đầu phải ứng hợp phi tinh

- Nhà phải có cửa hậu

- Nhà phải vuông vức, đầy đặn, không bị khuyết hãm

Minh Long luận bàn: Để nhà có thể vượng được nhiều vận ắt phải

điều chỉnh, bố trí phong thủy đầu mỗi tiểu vận 20 năm để cho Loan đầu ứng hợp phi tinh Hơn nữa nhà ở lâu quá thì nguồn sinh khí cũng phải cạn kiệt, dù cho có đại long mạch kết huyệt cũng chỉ có thể phát phúc trong một thời gian nhất định nào đó mà thôi, làm gì có chuyện phát phúc trường cửu Lập luận cho rằng cách cục Tam Ban Xảo Quái vượng xuyên suốt 180 năm mà không cần điều chỉnh lại là không phù hợp với yếu quyết của Huyền Không Phi Tinh, càng trái với lẽ tự nhiên Xem ra đây chỉ là mơ ước của con người mà thôi chứ trong thực tế không thể xảy được

NHẬN THỨC VẬN KHÍ CỦA CĂN NHÀ

ĐƯƠNG LỆNH VÀ THẤT LỆNH CỦA CỬU TINH

Tinh tú nào nhập vào Thiên tâm (trung cung) gọi là Vượng khí (tinh)

Hai tinh tú kế tiếp sau Vượng khí gọi là Sinh khí và Tiến khí

Hai tinh tú kế tiếp sau Sinh, Tiến khí gọi là Tử khí

Ba tinh tú tiếp theo sau Tử khí gọi là Sát khí

Tinh tú còn lại gọi là Thoái khí

Xem đồ hình sau đây:

(2)

Tử

(4) Sát

(1) Tiến

(3)

Tử

(5) Sát

(6) Sát

(8) Vượng

(7) Thoái

(9) Sinh

Trang 14

LOAN ĐẦU ỨNG HỢP VỚI LÝ KHÍ TINH BÀN

- Chỗ có vượng tinh sơn loan đầu lại hữu sơn vô thủy

- Chỗ vượng tinh thủy loan đầu lại hữu thủy vô sơn

- Độ rộng cửa, vị trí mở cửa phù hợp với kích thước căn nhà, với địa hình xung quanh

- Sơn hướng tinh của động khẩu, thủy khẩu hợp với sơn hướng tinh đáo môn thành các tổ hợp tốt

CỬU TINH THUỘC TÍNH

1 Nhất Bạch Thuỷ: THAM LANG TINH là Cát tinh

Đương vận hoặc đi cùng với 4, 6: đỗ đạt khoa bảng, trung nam phát huy tốt Suy thoái: đam mê tửu sắc, các bệnh về thận, khí huyết và tai, công danh

trắc trở, bị trộm cướp hoặc trở thành trộm cướp

2 Nhị Hắc Thổ: CỰ MÔN TINH là Hung tinh, Bệnh phù

Đương vận: phát về điền sản, phát nghiệp võ, vợ phát huy tốt vai trò

Suy thoái: thất thoát về điền sản, vợ lấn quyền chồng, nhà có quả phụ Bệnh

về ruột, dạ dày Nếu trước đại môn có nhà cao, cây to che bóng, ngủ bị ác mộng thấy nữ quỷ

3 Tam Bích Mộc: LỘC TỒN TINH là Hung tinh, sivu thổ phỉ

Đương vận: phát về lâm sản, trưởng nam đỗ đạt thành tài

Suy thoái: trưởng nam bị khắc, các bệnh về mật, vai và hai tay, tật ở chân,

bị đau gan, mắt, bị kiện tụng

4 Tứ Lục Mộc: VĂN KHÚC TINH là Cát tinh

Đương vận hoặc đi cùng với 1: phát về lâm sản, văn chương, trưởng nữ

phát huy tốt lấy chồng giàu sang

Suy thoái: trưởng nữ bị khắc, đau thần kinh tọa, các bệnh về gan, đùi … nữ

nhân thất tiết

5 Ngũ Hoàng Thổ: LIÊM TRINH TINH là Sát tinh

Đương vận: phú quý song toàn, phát về điền sản, võ quan

Suy thoái: chết chóc, mất của, đáo tụng đình, tai nạn

6 Lục Bạch Kim: VŨ KHÚC TINH là Cát tinh

Trang 15

Đương vận hoặc đi với 1: gia chủ phát huy danh tiếng, nhất hô bá ứng, lợi

về nghề kim khí, vàng bạc

Suy thoái: tôn trưởng bị nhức đầu, gãy xương, viêm khớp, não, khắc vợ mất

con, hay bị kiện tụng

7 Thất Xích Kim: PHÁ QUÂN TINH là Hung tinh

Đương vận: phát huy về võ nghiệp, thiếu nữ phát huy tốt, lợi về nghề kim

khí, vàng bạc

Suy thoái: bị bệnh về phổi, khẩu thiệt, thị phi, hỏa hoạn

8 Bát Bạch Thổ: TẢ PHỤ (BỒ TINH) là Cát tinh

Đương vận: đỗ đạt khoa bảng, điền sản, tài lộc đều phát

Suy thoái: lưng ngực, nách hay đau, thất thoát đất đai điền sản, công danh

trắc trở, con trai út lêu lỏng

9 Cửu Tử Hoả: HỮU BẬC là Hung tinh

Đương vận: phát văn chương, quý hiển

Suy thoái: bệnh tim, mắt Trung nữ là phá gia chi tử, tai ương chốn quan

2 Kiêm hướng: từ giới hạn cuối cùng của Chính hướng lấy thêm ra mỗi

bên 30 Khi hướng nhà không có vượng tinh đáo hướng phải dùng Kiêm hướng để thâu nạp khí của vượng tinh Kiêm hướng: Sơn âm thì độ kiêm là

âm Sơn dương thì độ kiêm là dương.

3 Tiểu không vong: từ giới hạn cuối cùng của Kiêm hướng lấy thêm ra

mỗi bên 1,50 lúc đó hướng nhà sẽ trùng với đường phân giới của 2 sơn Nhà phạm cuộc này rất khó đắc tài lộc, sức khỏe kém, gia đạo lủng củng Nhà

phạm Tiểu không vong thì phải chọn sơn nào có vượng tinh làm hướng

nhà sao cho thuần khí thì được

4 Đại không vong: cũng giống như Tiểu không vong nhưng hướng nhà

lại trùng với đường phân giới của 2 quẻ (2 hướng) Nhà phạm cuộc này thậm chí còn bị ảnh hưởng xấu hơn so với cuộc Tiểu không vong ví dụ như

cô quả, tuyệt tự, lao tù, phá sản, người trong nhà biến đổi bản chất, ngủ hay gặp ác mộng …

Ngày đăng: 30/01/2016, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w