1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác lập hợp đồng nhằm tẩu tán tài sản

15 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,06 KB

Nội dung

Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng mua bán nhà của ông Sang, bà Huệ với ông Tuấn, bà Hồng được xác lập sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Sang, bà Huệ thực hiện nghĩa v

Trang 1

Vấn đề 1: Xác lập hợp đồng nhằm tẩu tán tài sản Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

“Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch.”

(Viện nghiên cứu khoa học pháp lí – Bộ Tư pháp: Bình luận khoa học BLDS Việt

Nam, tập 1, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội – trang 208)

Giao dịch dân sự do giả tạo đươc cụ thể hóa tại điều 129 BLDS 2005: “ Khi các

bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.”

Từ Điều 129, ta suy ra có 2 loại giao dịch giả tạo:

Thứ nhất: Giao dịch được xác lập để che giấu một giao dịch khác

Ví dụ: A bán cho B một căn nhà 1,2 tỷ đồng Nhưng hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá của ngôi nhà là 1 tỷ đồng để gian lận việc nộp thuế trước

bạ sang tên Như vậy, hợp đồng ghi giá trị căn nhà là 1 tỷ đồng bị coi là hợp đồng giả tạo

Thứ hai: Giao dịch được xác lập nhưng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

Ví dụ: A phạm tội tham nhũng bị phát hiện, để tẩu tán tài sản A thỏa thuận với B

kí kết hợp đồng giả bán ngôi nhà của A cho B tránh bị kê khai tài sản

Hay ví dụ: Bà Tuyết và ông Sáng là vợ chồng Sau khi bà Tuyết và ông Sáng có đơn ly hôn, ông Sáng và bà Tuyết đã lập hợp đồng tặng cho toàn bộ nhà đất cho các con để tránh bị kê khai tài sản khi lúc này vợ chồng ông nợ một số tiền rất lớn

(QĐ số 57/2010/DS-GĐT Ngày 02/02/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao).

Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng mua bán nhà của ông

Sang, bà Huệ với ông Tuấn, bà Hồng được xác lập sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Sang, bà Huệ thực hiện nghĩa vụ cho ông Xương, bà Mừng?

Trả lời:

Trang 2

Đoạn của bản án cho thấy hợp đồng mua bán nhà của ông Sang, bà Huệ với

ông Tuấn, bà Hồng được xác lập sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Sang,

bà Huệ thực hiện nghĩa vụ cho ông Xương, bà Mừng là:

Đoạn 1 của phần nhận thấy: “…Theo nội dung của Quyết định này thì ông

Sang và bà Huệ phải trả lại cho ông Xương và bà Mừng với số tiền 369.136.250 đồng, hạn chót thi hành vào ngày 27/12/2008 Nhưng đến hạn thì ông Sang và bà Huệ không thi hành quyết định của Tòa mà trong giai đoạn phải thi hành án thì ông Xương và bà Mừng lại bán căn nhà số 75 đường số 15, Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh cho con trai và con dâu của ông bà

là Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Nhơn Hồng ”

Đoạn 3 của phần xét thấy: “…Ngày 31/12/2008 thi hành án dân sự quận

Bình Tân ban hành Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu số 123/QĐ-THA nhưng ông Sang và bà Huệ vẫn không thi hành khoản tiền phải thi hành cho ông Xương và bà Mừng Trong thời gian thi hành Quyết định của Tòa thì ngày 04/12/2008 ông Sang và bà Huệ lại tiến hành bán căn nhà số 15, khu phố 10, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM cho ông Trần Quốc Tuấn và bà Nguyễn Nhơn Hồng (hiện căn nhà này đã được nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông Tuấn và bà Hồng…”

Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng

trên là giả tạo và áp dụng các quy định về giả tạo?

Trả lời:

Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là giả tạo và áp dụng các quy định về giả tạo là:

Đoạn 6 của phần xét thấy: “Căn cứ Điều 129, 137 BLDS thì giao dịch dân

sự này là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, nên hợp đồng này không làm phát sinh quyền, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập…”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Trả lời:

Hướng giải quyết trên của Tòa là có cơ sở pháp luật, thuyết phục, đưa những cơ

sở, lí luận để chứng minh hợp đồng này là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa

vụ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu Hướng giải quyết của Tòa đã bảm bảo quyền lợi của các chủ nợ vì người nợ chỉ có tài sản này là duy nhất Qua vụ việc này, Tòa đã

Trang 3

giúp chúng em hiểu nhiều hơn về hợp đồng giả tạo và cơ sở pháp lí cũng như thực tiễn để chứng minh đó là hợp đồng giả tạo

Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng

trên là nhằm lẩn tránh nghĩa vụ của ông Sang, bà Huệ và đã tuyên bố hợp đồng này vô hiệu?

Trả lời:

Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là nhằm lẩn tránh nghĩa vụ của ông Sang, bà Huệ và đã tuyên bố hợp đồng này vô hiệu là:

Cuối đoạn 5 của phần xét thấy: “…Như vậy, trong thời gian phải thi hành quyết

định của Tòa, ông Sang và bà Huệ lại tự ý bán tài sản duy nhất của mình và cho đến nay vẫn chưa thi hành bất kì khoản tiền thi hành nào (bao gồm cả tiền án phí

và khoản tiền phải thi hành án cho ông Xương và bà Mừng) Vì vậy, có cơ sở để xác định việc lập hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở ngày 4/12/2008 (số công chứng 042348, quyển số 12) giữa ông Nguyễn Cao Sang Trần Thị Huệ với ông Trần Quốc Tuấn bà Nguyễn Nhơn Hồng tại phòng công chứng nhà nước số 2 là giả tạo nhằm lẩn tránh nghĩa vụ.”

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Trả lời:

Hướng giải quyết của Tòa rất hợp lí, thuyết phục, đã đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ bởi ông Sang và bà Huệ chỉ có đây là tài sản có giá trị và đảm bảo trả nợ cho các chủ nợ Nếu Tòa tuyên bố hợp đồng bán nhà ở là hợp pháp thì khả năng trả

nợ của vợ chồng ông là không lớn và quyền lợi của các chủ nợ bị xâm phạm Bởi

lẽ, Điều 10 BLDS 2005 quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Câu 7: Nếu hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập trước khi ông

Sang, bà Huệ có quyết định của Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì ông Xương, bà Mừng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Vì sao?

Trả lời:

Trang 4

Nếu hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập trước khi ông Sang, bà Huệ

có quyết định của Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì ông Xương, bà Mừng cũng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét là đã có biện pháp khẩn cấp tạm thời về tài sản trong giao dịch này hay chưa?

Bởi vì:

Khi có biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Ví dụ như bản án 30: Quyết định số 847/2010/DS-GĐT ngày 21/12/2010

của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (TS Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt

Nam, bản án và bình luật bản án, tập 1 (tái bản lần thứ 3, có sữa chữa bổ xung), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 478-486).

Trong ví dụ trên, theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Trường hợp anh Bình, chị Nhung chuyển nhà đất cho chị Châu sau khi các nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc có dấu hiệu tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì phải xác định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên là vô hiệu”

(TS Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, tập 1 (tái

bản lần thứ 3, có sữa chữa bổ xung), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 495)

Điều này cho thấy, theo Chánh án, nếu việc chuyển nhượng được tiến hành sau khi

có đơn yêu cầu được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì giao dịch chuyển nhượng này vô hiệu Và theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao cũng đồng tình với hướng giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Khi không có biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì nếu việc chuyển nhượng có dấu hiệu tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thì giao dịch chuyển nhượng vô hiệu cho

dù chưa có đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời

Về phía Tòa dân sự thì không giải quyết vấn đề này vì cho rằng đủ cơ sở pháp lí

để chứng minh đó là một giao dịch có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ Tuy nhiên, đã có trường hợp Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nếu có tẩu tán tài sản thì giao dịch tẩu tán tài sản không có giá trị pháp

lý Cụ thể, theo một quyết định giám đốc thẩm 2007: “khi bà Thìn vay tiền của các chủ nợ, bà Thìn không đưa tài sản là chiếc xe ô tô để thế chấp đảm bảo cho việc vay nợ và khi giải quyết vụ án tranh chấp vụ án về vay nợ giữa các nguyên đơn và

bà Thìn thì Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đều không có quyết định kê biên chiếc xe ô tô này Do vậy, việc mua bán xe ô tô giữa bà Phượng và bà Thìn không trái pháp luật và hoàn toàn hợp pháp, không có

căn cứ xác định bà Thìn bán xe là hành vi tẩu tán tái sản…” (TS Đỗ Văn Đại: Luật

hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luật bản án, tập 1 (tái bản lần thứ 3, có sữa chữa bổ xung), nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr 497-498).

Trang 5

Theo quan điểm của nhóm chúng em thì khi giao dịch có dấu hiệu tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì phải xác định giao dịch này là vô hiệu Mục đích như vậy là để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ và phù hợp trên cơ sở Điều

10 BLDS 2005 đã được nêu trên

Vấn đề 2: Cầm giữ tài sản

Câu 1: Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng ký

xe máy?

Trảlời:

Đoạn của bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng ký xe máy là:

Đoạn 5, về nội dung tranh chấp của phần xét thấy có nêu như sau: “Do hiện nay

phía công ty Easy đang giữ bản chính giấy đăng ký xe máy biển số 52S4–7402 của bà Loan…”

Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa

vụ thanh toán tiền mua xe?

Trả lời:

Đoạn của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe là:

Cuối đoạn 1 của phần nhận thấy có nêu như sau: “…Sau đó bà Loan thanh toán

đến tháng 02/2008 với số tiền là 9.646.000 đồng thì ngừng không thanh toán tiếp”.

Đoạn 3, về nội dung tranh chấp của phần xét thấy có nêu: “ Xét bà Loan chậm

nghĩa vụ thanh toán tiền là vi phạm hợp đồng và làm ảnh hưởng đế nquyền lợi của phía nguyên đơn…”

Câu 3: Theo BLDS Trong điều kiện nào, bên có quyền được cầm giữ tài

sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng?

Trả lời:

Trang 6

Theo khoản 1, Điều 416 BLDS 2005 thì bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng một trong hai điều kiện sau:

Thứ nhất: Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ.

Thứ hai: Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng theo thỏa thuận.

Câu 4: Bản chính đăng ký xe có phải là một tài sản không? Vìsao?

Trả lời:

Bản chính đăng ký xe không phải là một tài sản Vì theo Điều 163 BLDS 2005

quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Và theo nghị định áp dụng BLDS về phần biện pháp bảo đảm “giấy tờ có giá bao gồm cổ

phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”

(khoản 9 Điều 3)

Câu 5: Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền mua Tòa án có cho phép

bên bán cầm giữ bản chính đăng ký xe không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời ?

Trả lời:

Khi bên mua chưa trả hết tiền mua thì Tòa án cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng ký xe

Đoạn quyết định cho câu trả lời là:

Đoạn 1.2 phần quyết định: “Ngay sau khi bà Loan thanh toán hết khoản tiền

trên, phía công ty cổ phần Giấc Mơ Dễ Dàng phải trả lại bản chính giấy đăng ký

mô tô, xe máy biển số 52S4–7402 cho bà Nguyễn Thị Thanh Loan”

Câu 6: Thông qua thực tiễn xét xử và kiến thức mà anh chị có, suy nghĩ của

anh chị về chế định cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416 BLDS.

Trả lời:

Thông qua thưc tiễn xét xử:

Ví dụ bản án số 81/2009/DSS ngày 15/5/2009 của Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai như sau: “Chủ cửa hàng xe máy Thanh Sang (bà Liên) và chủ cửa hàng xe máy Đông Trang (cặp vợ chồng ông Quang) kí hợp đồng mua bán

xe gắn máy với nội dung, bà Liên giao xe cho ông Quang, ông Quang bán được chiếc xe nào thì trả đủ tiền chiếc xe đó Một thời gian sau đôi bên có tranh chấp

Trang 7

Trong quá trình tố tụng, ông Quang cho rằng bà Liên phải chịu trách nhiệm về việc

bà Liên cầm giữ một số bộ đăng kiểm xe máy Về vấn đề này, theo Tòa án thì yêu cầu của ông Quang là không có cở sở pháp luật vì ông Quang còn thiếu tiền bà Liên nên bà Liên giữ lại phiếu đăng kiểm là đúng không vi phạm pháp luật”

Trong vụ việc nêu trên, Tòa cho thấy đối tượng được cầm giữ không phải là tài sản theo quy định hiện hành nhưng lại rất hiệu quả đối với bên cầm giữ

Theo Điều 416 BLDS 2005 thì chỉ nói chung về cầm giữ tài sản mà có phải tài sản đó theo Điều 163 của bộ luật này hay không lại không nói rõ

Theo suy nghĩ của nhóm chúng em, xuất phát từ tài sản cầm giữ chính là đối tượng của hợp đồng thì tài sản đó không nhất thiết phải là tài sản theo Điều 163 nêu trên mà mở rộng hơn là tài sản cầm giữ có giá trị và đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Do vậy, đối tượng được cầm giữ không nhất thiết phải là tài sản

Vấn đề 3: Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng

Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp

đồng.

Trả lời:

-Giống nhau:

Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc vô hiệu đều không có hiệu lực từ thời điểm giao kết

và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền

-Khác nhau:

Hợp đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ khác nhau ở căn cứ làm triệt tiêu hợp đồng:

• Lý do dẫn đến vô hiệu hợp đồng tồn tại tại thời điểm giao kết ( như nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa tại thời điểm giao kết)

• Lý do dẫn đến hủy bỏ hợp đồng chỉ xuất hiện sau thời điểm giao kết, tức là thời điểm thực hiện hợp đồng như vi phạm hợp đồng hay thỏa thuận của các bên về vấn đề này

Trang 8

Câu 2: Trong vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa phúc thẩm đã

phân biệt hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng?

Trả lời

Trong vụ việc trên, đoạn của bản án cho thấy Tòa phúc thẩm đã phân biệt hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng là:

Đoạn 5 phần Xét thấy: “Từ những tài liệu nêu trên xét thấy thỏa thuận chuyển

nhượng phần diện tích lớn hơn 210m 2 chưa có giấy tờ gì là vô hiệu [ ] Bởi vậy, bên bán có quyền xin hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 425 của BLDS”.

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt trên của Toà phúc thẩm.

Trả lời

Sự phân biệt trên của Tòa phúc thẩm là hợp lí, nhằm xác lập quyền của bên có quyền (bên bán) khi bên có nghĩa vụ (bên mua) đơn phương vi phạm hợp đồng Như vậy, sẽ đảm bảo được lợi ích của bên có quyền cũng như ràng buộc pháp lí về việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại

Câu 4: Phần chuyển nhượng nào giữa các bên được coi là hợp lệ? Đoạn

nào của bản án cho câu trả lời?

Trả lời:

Phần chuyển nhượng diện tích 210m2 được coi là hợp lệ

Câu 2, đoạn 5 phần Xét thấy: “…Phần chuyển nhượng 210m 2 là hợp lệ”.

Câu 5: Đối với phần hợp lệ trên, bên mua có thực hiện đúng nghĩa vụ

thanh toán không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Trả lời:

Đối với phần hợp lệ trên bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán Đoạn 5, phần Xét thấy: “…Xong bên mua ký nhận giấy tờ (đất) ngày 18/07/2007 nhưng không trả tiền theo thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ trả tiền (Vi phạm điều khoản chính của hợp đồng song vụ, vi phạm điều 290 BLDS)…”

Trang 9

Câu 6: Nhìn từ góc độ văn bản, bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển

nhượng trên để đòi lại tài sản không khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán? Vì sao?

Trả lời:

Nhìn từ góc độ văn bản, vấn đề “bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng để đòi lại tài sản không khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán” còn phụ thuộc vào nguồn luật được áp dụng Cụ thể là:

Theo BLDS 2005, bên bán sẽ không có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng trên Vì BLDS không có quy định trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Luật thương mại 2005, bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng

trên Vì: theo Khoản 4 Điều 312 Luật thương mại 2005: “Trừ các trường hợp miễn

trách nhiệm quy định tại Điều 194 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”

Mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán là vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng nên áp dụng điểm b Khoản 4 Điều 312 bên bán không có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyền nhượng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Câu 7: Trong vụ việc nêu trên, Tòa án có cho phép bên bán hủy hợp đồng

không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Trả lời:

Trong vụ việc trên, Tòa án cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng Đoạn trong bản

án cho câu trả lời là:

Đoạn 5, phần Xét thấy: “…Bởi vậy, bên bán có quyền xin hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 425 của BLDS…”

Câu 8: Việc Tòa án viện dẫn Điều 425 BLDS để cho phép bên bán hủy bỏ

hợp đồng có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

Trang 10

Việc Tòa án viện dẫn Điều 425 BLDS để cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng không thuyết phục Bởi lẽ, theo Điều 425 BLDS, một bên hủy bỏ hợp đồng khi thỏa mãn một số điều kiện:

Thứ nhất, bên kia “vi phạm hợp đồng”.

Thứ hai, vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã “thỏa thuận”

hoặc “pháp luật có quy định”

Nhưng trong vụ việc trên, không thấy thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ trong hợp đồng Đồng thời, Bộ Luật Dân sự hiện hành cũng không có quy định về trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Do vậy, việc Tòa án viện dẫn Điều 425 BLDS là không thuyết phục

Câu 9: Trong thực tiễn, có bản án/quyết định nào của Tòa án đã cho phép

bên bán hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán không? Nêu rõ các bản án/quyết định này.

Trả lời:

Trong thực tiễn đã tồn tại những bản án/quyết định của Tòa án cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán Ví dụ: bản án số 451/2006/DSPT ngày 29-9-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long Cụ thể là:

“Quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Anh, bà Chói với ông Điệp, về mặt pháp lý đã ký kết hợp đông theo mẫu và được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận, đảm bảo về hình thức Nhưng trên thực tế, ông Anh cho rằng ông Điệp chưa trả tiền đất là 130 triệu đồng Hội đồng xét xử kiểm tra tại phiên tòa, phía ông Điệp không có căn cứ nào chứng minh đã trả đủ tiền đất 130 triệu đồng cho ông Anh cũng như bà Chói và hiện tại đất do ông Anh quản lý sử dụng

Do ông Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã cam kết nên ông Anh đề nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật Hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng ngày 3-9-2003 theo khoản 1, Điều

425” (Trích Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án,

nhà xuất bản chính trị quốc gia-Sự thật, tái bản lần thứ 3, trang 355-356)”.

Câu 10: Ý kiến của anh/chị về chế định hủy bỏ do không thực hiện đúng

hợp đồng ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Page

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w