Ngoài ra ta còn có thể tính toán tổng khối lượng cho mô hình v.v.v b/ Position Free Move: di chuyển một chi tiết một cách tự do Free Rotate: Xoay một chi tiết tự do c/ Relationship Asse
Trang 1Trang 2
Mục lục
PHẦN 1: LẮP RÁP 3
1 Quản Lý 1 Project Trong Inventor 4
2 Giới Thiệu Môi Trường Assemblies 7
3 Lệnh Place 11
4 Di Chuyển Các Chi Tiết 16
5 Bậc Tự Do Của Một Chi Tiết 17
6 Ràng Buộc Mate 19
A Mate1.iam 20
B Mate2.iam 24
7 Ràng Buộc Insert 26
8 Ràng Buộc Offset 27
9 Ràng Buộc Angle 29
10 Ràng Buộc Tangent 33
11 Lệnh Assemble 35
12 Kiểm Tra Giao Nhau, Va Chạm 40
Trang 3PHẦN 1: LẮP RÁP
Trang 41 Quản Lý 1 Project Trong Inventor
1/ Click chọn Project > New > New Single User Project > Click Next
2/ Đặt tên cho Project
Chọn đường dẫn đến thư muc quản lý dự án
Trang 5Click Finish
3/ Ta hiệu chỉnh cho dự án
Các bước dưới đây sẽ hướng dẫn hiệu chỉnh những cái cần thiết nhất
Có rất nhiều tuỳ chỉnh cho 1 dự án Từ tiêu chuẩn, thư viên màu sắc, vật liệu, các font chữ v.v.v Ngoài ra ta
có thể tự tạo cho dự án
1 tiêu chuẩn riêng nhưng lưu ý, khi sao chép dữ liệu từ máy này qua máy khác nhớ mang theo bộ tiêu chuẩn này
www.advancecad.edu.vn
Trang 64/ Quy tắc đặt tên file
Cụm lắp 1: MH370.01.00_ten cum lap
Part thứ nhất của cụm láp 1: MH370.01.01_ten chi tiet
Folder Content Center File sẽ chứa các file thư viên tiêu chuẩn như bulong đai ốc v.v.v khi mà ta Place vào cụm lắp ráp
Folder Design Data và Template sẽ sử dụng khi ta sài tiêu chuẩn riêng Tất cả những gì ta tự tạo thì nên save chung 1 folder có tên là iStandard và save lại
Click phải chuột chọn Edit nếu cần đổi đường dẫn đến folder lưu trữ dữ liệu của toàn bộ dự án
Design Data: Đây là nơi chứa tất cả tiêu chuẩn về đường nét, font chữ, ký hiệu v.v.v Ta cũng có thể tuỳ ý tạo layer, ký hiệu v.v.v và làm thành 1 design data riêng
Template: Chứa các template, ta để mặc định nếu ta sài template của inventor cung cấp và thay đổi đường dẫn đến 1 địa chỉ khác, mà ở đó ta đã xây dựng riêng các template
Content Center Files : Nơi lưu trữ các file thư viện Khi lấy 1 part nào từ thư viên Inventor, file đó sẽ được lưu vào đường dẫn này Khi copy qua máy tính khác, ta cần copy toàn bộ các file của Project để tránh tình trạng đường dẫn thay đổi khi copy qua máy khác dẫn đến lỗi
Trang 72 Giới Thiệu Môi Trường Assemblies
Chọn Template Standard(mm).iam để vào môi trường lắp ráp theo hệ đơn vị Mét (Metric)
Nhấn mũi tên, sau đó nhấn vào ký hiệu cái gim (hướng mũi tên) để mở rộng các lệnh
Trang 8Tab Assemble chứa các lệnh quan trọng để hỗ trợ lắp ráp các chi tiết như:
a/ Component
Place: Mang một chi tiết thiết kế hay từ thư viện vào môi trường lắp ráp
Create: Thiết kế trực tiếp trong môi trường lắp ráp, ta có thể tham khảo các kích thước, đường thẳng, mặt phẳng của môi trường lắp ráp
Các lệnh thường ít dùng:
Trang 9Replace: Sau khi ta mang một chi tiết A vào môi trường lắp ráp, ta muốn thay chi tiết A bằng 1 chi tiết mới B, ta nên dùng lệnh này vì khi đó, mọi đặc tính tương quan của A với các chi tiết trong Assembly sẽ được chi tiết B kế thừa ( nếu có thể)
Make Layout: Vẽ một layout nền để bố trí các cụm lắp ráp
ShrinkWrap: Sau khi lắp ráp xong 1 cụm lắp nào đó, ví dụ như tủ điện chẳng hạn Ta cần mang
tủ điện này lắp ráp vào 1 dây chuyền sản xuất Khi này ta nên dùng lệnh này vì tất cả các chi tiết
sẽ được gom lại thành 1 đối tượng, ta có thể tuỳ chỉnh để mô hình trở nên nhẹ hơn, dễ nhìn hơn Ngoài ra ta còn có thể tính toán tổng khối lượng cho mô hình v.v.v
b/ Position
Free Move: di chuyển một chi tiết một cách tự do
Free Rotate: Xoay một chi tiết tự do
c/ Relationship
Assemble: Tự động tìm ràng buộc phù hợp giữa 2 đối tượng
Constrain: Lệnh để tạo các loại ràng buộc cho các đối tượng
Trang 10Joint: Chọn 2 chi tiết A và B, lệnh này sẽ tự động tạo ra các ràng buộc theo yêu cầu của người thiết kế
Show: Chỉ ra các ràng buộc của chi tiết
Show Sick: Chỉ ra các ràng buộc dư, lỗi của chi tiết
Hide All: Ẩn tất cả các ràng buộc
d/ Pattern
Pattern: Pattern một đối tượng theo 1 phương hoặc theo cung tròn
Mirror: Lấy đối xứng một đối tượng
Copy: Sao chép 1 đối tượng thuộc file lắp ráp này
iCopy: Sao chép 1 file lắp ráp từ ngoài
Trang 11Point: Toạ 1 điểm Axis: Tạo 1 trục
Plane: Tạo một mặt phẳng UCS: Tạo 1 hệ trục toạ độ
3 Lệnh Place
1/ Click Place
Trang 122/ Chọn vào file cần mang vào môi trường lắp ráp > Open
Ở ô files of type: Ta chọn các dạng file khác nhau:
ipt: file Part
iam: file lắp ráp
3/ Click vào màn hình mỗi 1 lần tương ứng với mang vào môi trường lắp ráp 1 file > Click phải chuột lên màn hình > Create
Trang 13Hoặc ta có thể mở một file Part, sau đó chỉnh chế độ View bằng cách click vào ký hiệu sau:
Sau khi chỉnh chế đô khung nhìn của sổ ta click vào chi tiết, giữ chuột, kéo rê và thả vào cửa sổ
Trang 14
Hoặc trên Model Tree, ta click vào chi tiết, giữ chuột, kéo rê và thả vào cửa sổ
Hoặc ta có thể kéo rê và thả chuột theo cách sau:
Trang 15Khi ta cần mang vào môi trường lắp ráp 1 chi tiết giống với 1 chi tiết có sẵn trong môi trường lắp ráp , ta có thể kéo rê và thả biểu tượng của file đó trên cây Assembly
Để xoá một chi tiết nào đó ra khỏi môi trường lắp ráp, ta có thể rê chuột đến chi tiết cần xoá sao cho chi tiết đó sáng lên, nhấn giữ phím D, click phải chuột
www.advancecad.edu.vn
Trang 164 Di Chuyển Các Chi Tiết
1/ Grounded: Cố định 1 chi tiết
Click phải chuột vào chi tiết cần cố định > Chọn Ground
Tương tự muốn chi tiết di chuyển tự do, ta bỏ chọn Grounded
2/ Free Move
Ta click vào chi tiết kéo rê và thả đến vị trí mới, đối tượng nào được chọn sẽ di chuyển một cách
tự do mà không phụ thuộc vào các ràng buộc (Constrains) Sau khi kết thúc lệnh sẽ trở lại vị trí như đã được ràng buộc
Trang 17
3/ Free Rotate: Xoay một chi tiết
Click lệnh Free Rotate > Click chọn vào chi tiết muốn xoay
Hoặc Click chọn chi tiết > Nhấn phím G
Nhấn Esc để thoát khỏi lệnh hoặc Click phải chuột vào màn hình chọn OK
5 Bậc Tự Do Của Một Chi Tiết
1/ Vào tab View, chọn Degree of Freedom hoặc nhấn Ctrl + Shift + E
2/ Ta sẽ thấy ký hiệu bậc tự do trên mỗi chi tiết
Một chi tiết bị Ground thì sẽ mất 6 bậc tự do nên ta sẽ không thấy ký hiệu bậc tự do
Ký hiệu mũi tên thẳng là bậc tự do tịnh tiến, vòng xoay tròn là bậc tự do quay quanh 1 trục
Trang 183/ Mô phỏng các bậc tự do của một chi tiết
Ta thấy có 2 bậc tự do tịnh tiến và 1 bậc tự do xoay
Chọn Degree of Freedom Analysis
Click Animate Freedom, sau đó click vào chi tiết cần mô phỏng bậc tự do
Trang 196 Ràng Buộc Mate
Vào thư mục của chương này mở file Mate1.iam, ta thấy 2 chi tiết như hình
Click Constrain, chọn Mate > chọn đối tượng thứ nhất, sau đó chọn đối tượng thứ 2 (đối tượng
có thể là 1 đường thẳng, đường cong, một trục, một điểm, một mặt phẳng v.v.v)
Sau khi chọn 2 đối tượng xong > nhập vào giá trị offset > chọn hướng ràng buộc > Click OK
Trang 20A Mate1.iam
Ta Click chọn 2 mặt phẳng, nhập giá trị offset = 0 > Tuỳ chỉnh hướng tạo ràng buộc, ta sẽ thấy như hình dưới, 2 mặt phẳng đã được ràng buộc trùng nhau
Tiếp tục ta tạo ràng buộc cho 2 mặt phẳng ( hướng mũi tên)
Cuối cùng ta thấy như hình dưới
www.advancecad.edu.vn
Trang 21Bây giờ ta click vào chi tiết, kéo và rê Khi này chi tiết sẽ không di chuyển một cách tự do nữa
mà phải di chuyển với 1 bậc tự do tinh tiến mà thôi Vì 2 ràng buộc Mate đã hạn chế 3 bậc tự do quay R và 2 bậc tự do tịnh tiến
Vì một lý do nào đó, ta cần kéo hoặc xoay đối tượng một cách tự do, ta chọn lệnh Free Move và Free Rotate
Sau khi kết thúc 2 lệnh này, chi tiết sẽ trở lại trạng thái ban đầu ( khi mà bị ràng buộc)
Ta tiếp tục tạo ràng buộc Mate cho 2 mặt phẳng dưới với giá trị offset = 0
Trang 22Ta Click chọn hướng ràng buộc bằng cách chọn một trong ký hiệu sau
Ta sẽ thấy chi tiết ràng buộc theo 2 trường hơp như hình dưới
1/ Hai mũi tên cùng chiều 2/ Hai mũi tên ngược chiều
Nhưng do chi tiết đã bị ràng buộc trước đó, nên ràng buộc theo mũi tên ngược chiều là không thể Giả sử như ban đầu ta không tạo các ràng buộc thì khi đổi hướng ràng buộc, ta sẽ thấy như sau:
Bây giờ ta xoá hết càng ràng buộc Mate đã tạo
Trang 23Tiếp theo ta sẽ ràng buộc Mate cho 2 đường thẳng, ta làm tương tự như trên và chọn 2 đối tượng ( hướng mũi tên )
Sau đó tạo thêm ràng buộc cho 2 mặt phẳng sau
Ta tuỳ chỉnh hướng sao cho ràng buộc như dưới
Trang 24Click chuột vào chi tiết, sau đó kéo rê, ta sẽ thấy chi tiết di chuyển xoay quanh trục ( hướng mũi tên)
B Mate2.iam
1/ Click constrain > Chọn vào bề mặt trụ của bu long và bề mặt trụ của lỗ Ta sẽ tạo ra ràng buộc giữa 2 trục của 2 bề mặt trụ này
Trang 25Tạo thêm ràng buộc cho 2 bề mặt dưới
Khi mô hình lắp ráp lớn, mà mặt phẳng cần ràng buộc lại bị khuất, việc xoay mô hình để thấy mặt phẳng đó không phải là một giai pháp hoàn hảo trong lúc này Ta hãy rê chuột đến các đối tượng, sau đó chờ để xuất hiệu ký hiệu , ta click mũi tên sang trái, phải để có thể chọn được các đối tượng bị khuất
Sau khi tạo ràng buộc xong, ta được như hình dưới:
www.advancecad.edu.vn
Trang 267 Ràng Buộc Insert
Mở file Mate2.iam của chương 6, khi đã tạo các ràng buộc
Sau đó xoá các ràng buộc hiện có
Ta kéo rê cho 2 chi tiết tách rời nhau Sau đó tạo ràng buộc Insert cho 2 chi tiết
Chọn vào 2 trục của 2 chi tiết
Trang 27Ta sẽ thấy 2 chi tiết được ràng buộc như dưới:
Ràng buộc Insert này tương đường với 2 ràng buộc của ví dụ B, VI
8 Ràng Buộc Offset
1/ Mở file offset.iam của chương này
2/ Click Constrain > Chọn vào 2 mặt phẳng ( hướng mũi tên) > Tuỳ chỉnh khoảng cách offset =1,
ta sẽ thấy 2 mặt phẳng được ràng buộc cách nhau 1 khoảng bằng 1 (mm)
Trang 28Ta thay đổi giá trị offset = -1, ta sẽ thấy 2 mặt phẳng của chi tiết sẽ được ràng buộc như hình trái 3/ Ta chọn giá trị offset = 1 inch (in) > click OK (hình phải)
Khi này ta sẽ thấy trên Model Tree một ràng buộc tên là Flush:1(1.000 in) ( hướng mũi tên)
Để thay đổi giá trị offset của ràng buộc trên, trên Model Tree, ta chọn vào ràng buộc đó Khi này
ta sẽ thấy 1 ô nhỏ ở góc dưới, ta sẽ nhập giá trị thay đổi vào ô này, ta nhập 2 in vào ô này để thay đổi khoảng cách Ta sẽ thấy chi tiết được ràng buộc như sau
4/ Ta xoá ràng buộc trên đi và thực hiện lại như sau
Click Constrain > Chọn vào ô
Khi này ta sẽ thấy ở ô nhập giá trị Offset sẽ là 1 ô trắng
Trang 29Sau khi ta click chọn 2 đối tượng ràng buộc, ta sẽ thấy ràng buộc sẽ tự động đo khoảng cách của
Trang 302/ Click Constrain > Chọn Type: Angle > Chọn Solution: Directed Angle
3/ Chọn vào 2 mặt phẳng cần ràng buộc góc ( hướng mũi tên), thứ tự chọn như hình dưới
4/ Nhập vào giá trị góc ràng buộc = 30o
www.advancecad.edu.vn
Trang 31Ta thấy 2 mặt phẳng sẽ hợp với nhau 1 góc = 30, nhưng quay từ đối tượng 1 sang 2 thì ngược chiều kim đồng hồ
5/ Nhập vào giá trị -30o, ta sẽ thấy 2 mặt phẳng hợp với nhau 1 góc 30, nhưng chiều quay từ dối tượng 1 đến đối tượng 2 cùng chiều kim đồng hồ
6/ Làm ngược lại thứ tự chọn lựa cho 2 đối tượng
Chọn lần lượt như hướng mũi tên
Trang 32Nhập giá trị góc = 30 và = -30, ta sẽ thấy sự ngược với lại trường hợp trên nhưng vẫn giữ quy luật, khi xoay từ đối tượng 1 2, cùng chiều kim đồng hồ là âm, ngược chiều là dương
7/ Làm tương tự như trên, nhưng chọn Solution: ô thứ 2, nhập giá trị góc 30
Sau đó thay đổi giá trị góc = -30, khi này ta thấy 2 ràng buộc của trường hợp này là như nhau, vì khi chọn Solution ô thứ 2 thì không xét đến dấu
8/ Làm tương tự, chọn Solution ô thứ 3, khi này chiều âm dương được tham khảo từ 1 vecto
Trang 33Như hình trên, ta dùng quy tắc nắm tay phải, chiều vecto tham khảo là chiều ngón tay cái, chiều bàn tay phải khi nắm lại nếu trùng với chiều xoay từ chi tiết 1 >> 2 thì là dấu dương, ngược lại là
âm
Nếu vecto tham khảo tiếp tuyến với chiều xoay của 2 chi tiết thì chiều của vecto tham khảo là chiều dương
10 Ràng Buộc Tangent
1/ Mở file Tangen.iam của chương này
2/ Click chọn Constrain > chọn Tangent > chọn tiếp xúc ngoài
Trang 343/ Chọn vào bề mặt của trụ và chọn và mặt phẳng như hình dưới ( hướng mũi tên )
4/ Click OK, ta sẽ thấy như sau, chi tiết l lăn so với chi tiết 2
5/ Làm tượng tự trên, chọn 2 đối tượng lần lượt là bề mặt quả cầu và mặt phẳng
Trang 35Click OK, ta sẽ thấy 2 chi tiết ràng buộc như dưới
11 Lệnh Assemble
Lệnh này sẽ giúp ta tìm ràng buộc có thể thực hiện Khi ta chọn trước đối tượng thứ 1, sau đó rê chuột đến chi tiết thứ 2, ràng buộc sẽ được tự động tạo ra sao cho phù hợp nhất hoặc ta có thể chỉ định loại ràng buộc nhất định nào đó
1/ Mở file Assemble.iam
của chương này
2/ Click chọn lệnh Assemble, , sau đó chọn Automatic
www.advancecad.edu.vn
Trang 363/ Click chọn vào trục của bulong
4/ Sau khi chọn đối tượng thứ nhất xong, ta di chuyển chuột thì chi tiết được mang theo Ta rê chuột đến đối tượng thứ 2 ( là lỗ bulong), ta sẽ thấy chi tiết sẽ được ràng buộc với nhau, loại ràng buộc sẽ được tự động sao cho phù hợp
Trang 37
5/ Click OK để kết thúc
Khi này ta sẽ thấy trên Model Tree tự động tạo ra một ràng buộc Insert
6/ Ta tiếp tục tạo ràng buộc bằng lệnh Assemble, đối tượng 1 lúc này là tâm đường tròn ( không bao gồm trục và đường tròn như trường hợp trên)
Nhưng do sự ưu tiên, ta không thể chọn được đường tròn, mà phần mềm sẽ tự động chọn cả trục
và đường tròn Khi này ta click phải chuột, trọn Select Other
Ta sẽ thấy xuất hiện 1 cửa sổ tuỳ chọn, ta click vào mũi tên để mở rộng các đối tượng chọn lựa
Ta rê chuột đến từng đối tượng, các đối tượng sẽ sáng lên để ta thấy và chọn lựa đối tượng đó
Ở đây, Edge Axis Vector là trục và đường tròn
Trang 38Center Point là tâm đường tròn ( đối tượng ta cần chọn)
7/ Di chuyển chuột đến lỗ, khi đó ràng buộc sẽ tự động bắt điểm tâm của đường tròn thuộc lỗ Ta được ràng buộc như dưới, 2 điểm tâm đường tròn trùng nhau Ta sẽ thấy trên Model Tree xuất hiện ràng buộc Mate4
8/ Tiếp tục tạo ràng buộc Assemble, đối tượng 1 lúc này là đường tròn ( không bao gồm trục và tâm đường tròn như các trường hợp trên)
Tương tự, do sự ưu tiên nên ta không thể chọn được đường tròn, vì vậy ta phải giới hạn đối tượng lại ( ví dụ là nhóm đối tượng đường và mặt, nhóm đối tượng là 1 Sketch, 1 Part, hay
những đối tượng nằm ngoài hoặc trong của một bề mặt v.v.v.v
Trang 39Để giới hạn đối tượng như trên, đầu tiên ta cần xác định đối tượng ta cần trọn lựa là gì ( ở đây ta cần chọn đường tròn, nên ta thực hiện như sau:
Nhấn giữ phím Shift, sau đó click phải chuột lên màn hình chọn vào nhóm đối tượng ta giới hạn ( hay nói cách khác là sẽ ưu tiên trong chọn lựa) Ta chọn vào Select Faces and Edges
Làm tương tự cho bulong còn lại ta được như hình dưới
Bây giờ ta rê chuột đến đối tượng thứ nhất để chọn lựa, ta sẽ thấy chỉ các đối tượng là đường hoặc mặt mới được chọn Ta rê và chọn đường tròn
Trang 4012 Kiểm Tra Giao Nhau, Va Chạm
Mở file Interference.iam của chương này
Ta nhận thấy các 2 chi tiết giao nhau, trong lắp ráp mô hình lớn, việc kiểm tra sự giao nhau là rất quan trọng Inventor cung cấp cho chúng ta 1 công cụ để kiểm tra sự giao nhau này Ta làm theo các bước sau:
1/ Ta vào Inspect > Analyze Interference
2/ Hộp thoại xuất hiện, ta chọn lần lượt 2 chi tiết cần kiểm tra
www.advancecad.edu.vn
Trang 412/ Nếu có sự giao nhau giữa 2 chi tiết, ta sẽ nhận được thông bào và phần giao nhau sẽ sáng lên
Ta click vào nút mở rộng >> để có thêm thông tin về sự giao nhau
Sau khi click nút >> ta sẽ có thêm thông tin về toạ độ của tâm khối nằm ở đâu trong hệ trục