1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

33 2,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Hiện trụ sở chính của Nhà máy đặt tại số 30, đường Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Theo quy định trong Thông tư số 23/2009/TT-NHNN của NHNN, chịu trá

Trang 1

Đề tài: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN

Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với lịch sử

hình thành và phát triển tiền tệ, vấn đề quản lý hệ thống tiền tệ của Quốc gia cũng như chịu

trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ đòi hỏi cần phải có một cơ quan đặc trách đó là Ngân

hàng Trung ương (NHTW) Ở tất cả các Quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có một Ngân hàng

Trung ương, phương thức tổ chức và tên gọi có thể khác nhau (Ví dụ : Việt Nam là Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, Mỹ là Cục dự trữ Liên bang) nhưng tính chất hoạt động và vai trò

của NHTW cơ bản là giống nhau Hệ thống Ngân hàng của mỗi quốc gia được hình thành từ

khi có Ngân Hàng trung ương đây là ngân hàng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an toàn hoạt

động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng NHTW liên quan đến 3 chức năng cơ bản

là Phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng của Chính phủ Phát

Trang 2

trọng và độc quyền của hầu hết các NHTW trên thế giới ( Một số nước khác như Mỹ thì Cục

Dự trữ Liên bang – NHTW của Mỹ không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ

Tài chính đảm nhiệm)

Ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được giao phát

hành tiền (Khoản 3 Điều 2 và Khoản 1 Điều 17- Luật Ngân Hàng 2010)

“Khoản 1 Điều 17: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy,

tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Vậy tại sao quyền lực phát hành tiền lạị tập trung vào NHTW? Hoạt động phát hành

tiền diễn ra như thế nào cũng như tác động của nó đến nền kinh tê? Bài viết của Nhóm sẽ đi

sâu vào phân tích và làm rõ các vấn đề này

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Như đã nói ở trên hầu hết các nước trên thế giới NHTW là cơ quan độc quyền phát

hành tiền Độc quyền phát hành tiền được hiểu là NHTW là cơ quan duy nhất được phép

phát hành tiền theo các quy định trong Luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền,

lọai tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an tòan cho hệ thống lưu thông

tiền tệ của Quốc gia Giấy bạc và tiền kim loại là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất

trong cả nước và được thanh toán không hạn chế Đây là đồng tiền có quyền lực mạnh và là

cơ sở tạo tiền gửi của Ngân hàng trung gian do đó mà mọi họat động cung ứng tiền của

NHTW sẽ ảnh hưởng đến tổng phương tiện thanh tóan trong xã hội và ảnh hưởng đến tòan

bộ nền kinh tế Vai trò độc quyền không chỉ đề cập đến quyền lực mà còn bao gồm cả trách

nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành và thời điểm phát hành

cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế

Hoạt động phát hành tiền tập trung vào NHTW vì các lí do sau:

+ Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu

thông trong phạm vi toàn quốc Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà nước là

người phát hành tiền, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, khi Chính phủ phát hành

tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất khó

Trang 3

+ Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng.

Sự mở rộng các hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt Vì thế, khi nắm vai trò

độc quyền phát hành, NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó

điều chỉnh lượng tiền cần phát hành

+ Giấy bạc do NHTW phát hành- một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ

Chính phủ- sẽ có uy tín cao trong lưu thông

+ Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một

ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp

Để làm rõ hơn chức năng Phát hành tiền của NHTW Nhóm sẽ đi vào phân tích cụ

thể đề tài “Hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

I Những vấn đề chung

Hệ thống Ngân Hàng của Việt Nam được chia thành 2 cấp: Ngân Hàng trung ương

(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Ngân hàng thương mại, hoạt động phát hành tiền do

NHNN thực hiện Hoạt động này bao gồm 2 công đoạn: in tiền và cung cấp tiền cho nền

kinh tế Trong đó, NHNN Việt Nam giữ vai trò quan trọng nhất với tư cách là cơ quan duy

nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc in tiền, chịu trách nhiệm quản lý

nhà nước nói chung với việc in, vận chuyển, phát hành tiền Phối hợp với NHNN là Bộ

Công an chịu trách nhiệm bảo đảm An ninh và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra,

giám sát chứng từ, sổ sách và việc hạch toán của NHNN Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam 2010 đã có những quy định về Thiết kế, in đúc, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy…tại

Mục 2 từ Điều 16 đến Điều 23

Trách nhiệm của NHNN trong hoạt động in tiền là ban hành các quy chế liên quan

đến in tiền (thiết kế mẫu, chế bản, tiêu chuẩn kĩ thuật, công nghệ, bảo mật, khóa mã an toàn

nguồn thiết bị, vật liệu phục vụ in đúc tiền), theo dõi quá trình in tiền và báo cáo kết quả in

tiền hàng năm cho Thủ tướng, Chính phủ, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công an để kết

hợp giám sát Việc in tiền được tiến hành theo hợp đồng NHNN kí với nhà máy in tiền (Nhà

Trang 4

máy in tiền: Sau Quyết định số 1904/QĐ-NHNN ký ngày 11/8/2010 của NHNN đã đổi tên

thành Nhà máy In tiền Quốc gia (tên giao dịch quốc tế là National Banknote Printing plant),

là Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, có con

dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt

động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ

tổ chức và hoạt động do Thống đốc NHNN phê duyệt Ngành nghề đăng kí kinh doanh là in

đúc tiền Hiện trụ sở chính của Nhà máy đặt tại số 30, đường Phạm Văn Đồng, phường Dịch

Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội)

Theo quy định trong Thông tư số 23/2009/TT-NHNN của NHNN, chịu trách nhiệm

chính trong việc đề xuất, thực hiện kế hoạch in tiền là Cục Phát hành và Kho quỹ thuộc

Ngân hàng Các nhà máy in tiền kí hợp đồng với NHNN có trách nhiệm thực hiện đúng hợp

đồng, xây dựng các quy trình công nghệ in tiền, kiểm tra kiểm soát sản phẩm, an ninh, quản

lý và sử dụng hệ thống máy tính, chế bản in Ngoài ra còn có Vụ Kiểm toán nội bộ, Bộ Tài

chính là các cơ quan thực hiện chức năng giám sát hoạt động in tiền, kiểm tra chứng từ sổ

sách, việc hạch toán về số lượng và giá trị theo mệnh giá của các loại tiền đã được in hàng

năm

Những hồ sơ, tài liệu liên quan tới việc in, đúc tiền như mẫu thiết kế, bản in gốc,

thông tin về các thông số kĩ thuật của tiền, quy trình công nghệ in đúc tiền, công thức pha

chế mực in tiền, tài liệu quy định kí hiệu các loại tiền, v.v là hồ sơ bí mật của Nhà nước,

được bảo mật phù hợp với cấp độ mật theo quy định của pháp luật

Quy trình in tiền gồm bước thứ nhất là thiết kế mẫu các loại tiền, sau đó là chế bản

in, và cuối cùng là hoạt động in tiền với số lượng lớn

a.Thiết kế mẫu các loại tiền

Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng đề án thiết kế mẫu tiền, xây dựng và triển khai

kế hoạch thiết kế mẫu theo đúng đề án là Cục Phát hành và Kho quỹ nghiên cứu Nội dung

đề án bao gồm: cơ cấu mệnh giá, chất liệu, màu sắc, kích thước, trọng lượng, chủ đề, kỹ

thuật bảo an; công nghệ sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật khác và thời gian dự kiến thực hiện

Trang 5

đề án Đề án này sẽ được trình lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, sau đó Thống

đốc sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Sau khi được duyệt, Cục sẽ bắt đầu triển khai

kế hoạch thiết kế mẫu tiền: kế hoạch phải xác định cụ thể tiến độ thời gian, nội dung công

việc đối với từng mẫu tiền

Mẫu các loại tiền được thiết kế phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+Có tính thẩm mỹ và khả năng chống giả cao, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam;

+Dễ nhận biết, thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và phù hợp với việc xử lý tiền

bằng máy;

+Phù hợp với công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị của nhà máy in tiền; tăng cường

ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trên thế giới về thiết kế mẫu, chế bản in để nâng cao chất lượng,

khả năng chống giả và độ bền của đồng tiền

Yêu cầu về thiết kế của mẫu tiền nhìn chung ổn định, không có nhiều thay đổi Nội

dung quy chế năm 2007 và thông tư năm 2009 về những tiêu chuẩn cho thiết kế về cơ bản là

tương tự nhau Sau khi hoàn thành việc thiết kế mẫu tiền theo đề án đã được phê duyệt, Cục

Phát hành và Kho quỹ chuẩn bị hồ sơ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng

Chính phủ duyệt mẫu thiết kế đồng tiền

b Chế bản in

Việc chế bản in gốc được thực hiện tại nhà máy in tiền trên cơ sở mẫu thiết kế chính

thức Trong quá trình chế bản in gốc Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm phối hợp

với nhà máy in tiền về mỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ Yêu cầu đối với bản in gốc là phải

thể hiện trung thực về hình thức, nội dung của mẫu thiết kế chính thức và đáp ứng yêu cầu

đề án thiết kế đã được phê duyệt Số lượng bản in sản xuất phải phù hợp với số lượng tiền

cần in; con số này được quy định trong hợp đồng của nhà máy in tiền với Ngân hàng Nhà

nước (Cục Phát hành và Kho quỹ)

Trước khi cho chế bản in gốc chính thức, nhà máy in tiền phải thực hiện in thử

nhằm xác định mẫu in có chất lượng cao nhất Việc này được thực hiện bằng cách in thử

Trang 6

đơn hình theo mẫu thiết kế chính thức; in thử đa hình trên tờ giấy in nguyên khổ theo mẫu in

chuẩn đơn hình

Mỗi mẫu tiền phải có một khóa an toàn Khóa an toàn này và hình thức cài đặt khóa

an toàn do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định, trực tiếp quản lý và báo cáo

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Thông tin về khóa an toàn được xếp vào danh mục tài liệu

mật của NHNN Người cài đặt khóa an toàn này được Cục trưởng Cục Phát hành và Kho

quỹ chỉ định, phải chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật về khóa an toàn theo quy định bảo vệ bí

mật Nhà nước

Sau khi việc in thử đã hoàn thành, Nhà máy in tiền sẽ lập hồ sơ trình duyệt mẫu in

thử và nghiệm thu bản in gốc để Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình thẩm định và

đánh giá, sau đó trình lên Thông đốc NHNN để được phê duyệt

c In tiền

Dựa trên hồ sơ trình duyệt ở trên, Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với

nhà máy in, đúc tiền xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mẫu tiền trình Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Sau khi được phê duyệt, ban hành, tiêu chuẩn kỹ thuật

đồng tiền là cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng tiền in, đúc

Việc in tiền chính thức được thực hiện trên cơ sở hợp đồng in tiền được ký giữa

Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) và nhà máy in tiền, mẫu in chuẩn đa hình

cho tiền giấy cùng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền

Trong quá trình sản xuất, nhà máy in tiền phải tuân thủ quy trình công nghệ in tiền

và quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ

thuật do Ngân hàng Nhà nước ban hành Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ kiểm tra,

giám sát quá trình này; việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát an ninh

trong các công đoạn sản xuất, bảo đảm chất lượng nguyên, vật liệu in tiền được đặc biệt chú

trọng Cục cũng chịu trách nhiệm giám định lại chất lượng tiền trước khi nhà máy giao sản

phẩm cho NHNN Những biến cố như sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc thừa,

thiếu về số lượng trong số sản phẩm do Nhà máy in đúc tiền chịu trách nhiệm

Trang 7

2 Bảo quản và vận chuyển tiền

a Bảo quản tiền

Việc bảo quản tiền mới in, đúc có ý nghĩa rât quan trọng vì tiền sau khi đã được in,

đúc trở thành vật có giá trị, nếu bảo quản không an toàn, bị thất thoát thì tiền mới sẽ lọt ra

ngoài, như vậy sẽ rất nguy hiểm không khác gì in và lưu hành tiền giả Việc bảo quản tiền

phải được đảm bảo tuyệt đối an toàn, bí mật Kho tiền tại đơn vị phải được trang bị những

phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, áp dụng các biện pháp cần thiế tnhằm chống mất mát,

nhầm lẫn, đề phòng trộm cướp, hỏa hoạn, ngập lụt, ẩm ướt, mối mọt và các nguyên nhân

khác nhằm đảm bảo chất lượng các loại tiền - tài sản

Đối với tiền mới in mà các nhà máy chưa chuyển giao cho NHNN thì các nhà máy

in tiền chịu trách nhiệm bảo quản tại kho của nhà máy đó Với tiền mới in (tiền thành phẩm)

đã được các nhà máy chuyển giao cho NHNN (tiền chưa công bố lưu hành), các loại tiền

mẫu, tiền lưu niệm, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả loại rách, không đủ

tiêu chuẩn lưu hành) đều thuộc trách nhiệm bảo quản của Ngân hàng Đối với các loại tiền

thuộc tài sản của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng (tiền mặt thuộc quỹ

nghiệp vụ) thì các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản theo

chế độ quy định

Kho tiền là nơi chưa các loại tiền (mới in, mới đúc, tiền nằm trong hệ thống phát

hành) Kho tiền của mỗi quốc gia bao gồm: kho tiền Trung ương (tổng kho) và kho tiền đặt

tại các chi nhánh tỉnh, thành phố (chi kho) và hệ thống kho trong các nhà máy in đúc tiền

các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng do các đơn vị đó trực tiếp quản lý Các kho tiền

trung ương, các kho tiền tại các chi nhánh và kho tiền trong các nhà máy in tiền đều do Bộ

Công an chịu trách nhiệm và bảo vệ an toàn Ủy ban Nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác bảo vệ kho tiền của hệ thống ngân hàng

b Vận chuyển tiền

Vận chuyển tiền là công tác chuyển dịch vị trí tồn tại của các loại tiền bằng những

phương tiện chuyên dùng theo những nguyên tắc nhất định

Trang 8

NHNN chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển trong các trường hợp sau:

+ Vận chuyển tiền từ kho các nhà máy in tiền từ sân bay, bến cảng (nếu tiền in từ

nước ngoài) về đến các kho trung ương (tổng kho) và ngược lại

+ Vận chuyển tiền giữa các kho tiền trung ương

+ Vận chuyển tiền từ kho tiền trung ương đến các kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh,

thành phố

+ Vận chuyển tiền giữa các kho tiền chi nhánh

Về nguyên tắc, việc vận chuyển phải đảm bảo:

+ Phải có lệnh điều chuyển của các cấp có thẩm quyền

+ Phải vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dùng

+ Bố trí đủ nhân lực áp tải, bảo vệ trong các chuyến vận chuyển

+ Giữ bí mật hành trình vận chuyển

+ Việc vận chuyển phải được thực hiện bằng các phương tiện (đội xe) chuyên dùng

(có đủ tiêu chuẩn) theo đúng quyết định của NHNN

Để ngăn chặn hành trình đánh cướp, đánh tráo hoặc bất kì hành vi nào làm thất

thoát, hư hỏng… tiền vận chuyển thì việc bảo vệ vận chuyển là công việc cực kì quan trọng

Khi có yêu cầu của NHNN, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ Các

phương tiện vận chuyển tiền được cấp giấy phép ưu tiên, nghiêm cấm các trạm kiểm soát,

cac đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với phương tiện vận chuyển tiền Ủy ban

Nhân dân có trách nhiệm phối hợp xử lý những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển

tiền xảy ra trên địa bàn

3 Thu hồi, thay thế tiền

Để điều hòa lưu thông tiền mặt, NHNN Việt Nam vừa thực hiện phát hành vào lưu

thông vừa có nhiệm vụ thu hồi tiền từ lưu thông về thông qua dịch vụ ngân quỹ, thanh toán

và các nghiệp vụ khác của ngân hàng Trong quá trình lưu thông, có nhiều đồng tiền có thể

bị hư hỏng, rách nát, trở thành đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và được thu hồi,

thay thế bằng một khối lượng tiền mới cho nền kinh tế

Trang 9

Việc thu hồi, đổi tiền được quy định như sau:

+ Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông của các tổ chức, cá nhân được đổi

hoặc nộp vào tài khoản tại Sở giao dịch NHNN Việt Nam và các chi nhánh NHNN Việt

Nam, các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước một cách thuận tiện, không hạn chế số lượng,

không phân biệt nơi cư trú, không cần một thủ tục giấy tờ nào và không phải nộp lệ phí

+ Tiền rách nát, hu hỏng do bị cháy, mục, mối xông, chuột cắn thì người có tiền phải

làm đơn trình bày rõ lý do để NHNN Việt Nam, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước xét đổi

theo quy định của NHNN Việt Nam Người có tiền được đổi phải nộp lệ phí và các phi theo

quy định

Với tiền hư hỏng do viết, vẽ, cắt, xé hoặc làm biến dạng: Nếu xét thấy không do

hành vi hủy hoại thì được xét đổi tiền mới và phải nộp lệ phí theo quy định Nếu xét thấy

nghi ngờ về đồng tiền rách, nát do hành hủy hoạt thì NHNN Việt Nam, tổ chức tín dụng,

kho bạc Nhà nước tạm thu giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra xử lý

Bên cạnh việc thu hồi, thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, khi có quyết

định của Thủ tướng Chính phủ về loại tiền đình chỉ lưu thông, NHNN cần phải thực hiện

việc thu hồi và thy thế tiền đình chỉ lưu hành, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông

tin đại chúng về việc lưu hành đồng tiến mới trên các phương diện sau đây:

+ Thông báo về chủ trương của chính phủ thay thế một phần hay toàn bộ các loại

tiền đang lưu hành

+ Thông báo về hình thức, thủ tục, thời gian phát hành các loại tiền, thời hạn thu hồi

các loại tiền đình chỉ lưu hành thống nhất trong cả nước và tỉ lệ đổi tiền mới (nếu có)

+ Thông báo về đặc điểm, mệnh giá, màu sắc, kích thước, trọng lượng của từng loại

tiền phát hành kèm theo mẫu tiền

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành khi thu hồi về sẽ được

quản lý tại quỹ dự trữ phát hành của NHNN Số tiền này sẽ được tiêu hủy theo quy định

4 Tiêu hủy tiền

Trang 10

Tiền được sử dụng trong lưu thông qua năm tháng sẽ bị rách nát, hao mòn, làm cho

việc giao dịch thanh toán gặp khó khăn, trở ngại Những đồng tiền như vậy được thu hồi và

phải được tiêu hủy, Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm ban hành quy chế tiêu hủy tiền và

thành lập bộ máy chuyên trách để tiêu hủy tiền Bộ Tài chính là bên chủ trì, phối hợp với Bộ

Công an và NHNN xây dựng quy chế giám sát đồng thời gửi cán bộ trực tiếp giám sát quá

trình tiêu hủy tiền và xác nhận kết quả tiêu hủy tiền của NHNN Hàng năm, Bộ tài chính

thực hiện kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán của NHNN về tiêu hủy tiền

a Tiêu hủy tiền

Các loại tiền được tiêu hủy gồm: tiền giấy, tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu

thông theo quy định của NHNN (tiền rách nát, bị phai mờ, bị méo mó, bị ô xi hóa, ), các

loại tiền đã bị đình chỉ lưu hành

Việc tiêu hủy tiền được tiến hành hàng năm hoặc từng thời kì do thống đốc NHNN

quyết định tùy theo diễn biến của số lượng và giá trị của từng loại tiền phải tiêu hủy sao cho

hợp lý, nếu tiêu hủy tiền với số lượng nhỏ sẽ gây tốn kém chi phí không cần thiết, ngược lại

tiêu hủy với số lượng tiền tích lũy quá lớn sẽ gây trở ngại cho quá trình lưu thông Tiền

không đủ tiêu chuẩn sẽ được tập hợp từ các NHTM, các tổ chức tín dụng và sẽ được thu đổi

tại kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Các kho tiền chi nhánh sẽ chuyển về kho tiền

trung ương (tổng kho, là kho tiền NHTW I và II) để tiêu hủy tập trung theo cơ chế tiêu hủy

tiền được thống đốc NHNN quy định, dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng tiêu hủy

Nguyên tắc tiêu hủy tiền là phải đảm bảo tuyệt đối tài sản và bí mật của Nhà nước,

tiền sau khi tiêu hủy sẽ không thể sử dụng trở lại, số tiền tiêu hủy thực tế phải đúng với lệnh

xuất tiền khi tổ chức lưu thông để tiêu hủy (trừ tiền đình chỉ lưu hành)

Hoạt động tiêu hủy tiền được tiến hành trực tiếp bở hội đồng tiêu hủy Hội đồng tiêu

hủy tiền NHNN do Thống đốc NHNN quyết định thành lập theo đề nghị của Cục trưởng

Cục Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ, thành phần gồm: Chủ tịch là Phó Thống đốc NHNN,

Phó Chủ tịch Thường trực là Cục trưởng Cục Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ, 2 Phó chủ

tịch là Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ phụ trách kho tiền I & II, Phó

vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính Ủy viên thư kí là Trưởng phòng Kế toán – Thống kê của

Trang 11

Cục Phát hành và Kho quỹ Các ủy viên là Giám đốc kho tiền I, kho tiền II, Trưởng phòng

tiêu hủy

Bộ phận trực tiếp thực hiện công tác tiêu hủy tiền gồm toàn bộ các bộ, nhân viên

thuộc phòng tiêu hủy của kho tiền I và II Khi cần thiết, chủ tịch hội đồng tiêu hủy hoặc

Thống đốc NHNN tuyển thêm lao động hợp đồng hoặc tuyển dụng 1 số cán bộ ở các vụ, các

đơn vị trực thuộc NHNN

Tiêu hủy tiền có thể được tiến hành bằng nhiều cách, nhưng phải làm cho tiền được

tiêu hủy trở thành phế liệu và do đó không thể tiếp tục được sử dụng dưới bất kì hình thức

nào Các phương pháp thường được sử dụng là đốt thành tro (trước đây thường làm nhưng

không thu hồi được phế liệu), cắt nhỏ, xé vụn, phân hủy bằng dung dịch hóa chất Hai cách

sau được áp dụng vì thu hồi được phế liệu Phế liệu được bán cho các nhà máy nguyên liệu

giấy và đây là khoản thu nghiệp vụ của NHNN

b Giám sát tiêu hủy tiền

Bên cạnh Hội đồng tiêu hủy, còn có Hội đồng giám sát tiêu hủy để đảm bảo cho việc

tiêu hủy tiền được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và đảm bảo an toàn về

tài sản trong quá trình tiêu hủy tiền, đồng thời thông qua giám sát sẽ kiến nghị với NHNN

hoàn thiện các quy định vê tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và các quy chế tiêu hủy tiền

để đảm bảo tiêu hủy tiền an toàn và đúng quy định

Hội đồng giám sát do Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức ra quyết định thành lập sau

khi thống nhất với Bộ Công an và NHNN Thành phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là 1 thứ

trưởng Bộ Tài chính, các thành viên Hội đồng là các cán bộ cáp vụ, cục của Bộ Tài chính,

Bộ Công an và NHNN Việc giám sát được thực hiện từ khâu giao nhận tiền để tiêu hủy cho

đến khi tiền được tiêu hủy thành phế phẩm để bán cho các nhà máy

Bước đầu là giám sát khâu giao, nhận tiền, bao gồm:

+ Giám sát, kiểm tra tính hợp pháp của các lệnh xuât stieenf không dudr tiêu chuẩn

lưu thông và tiền đã đình chỉ lưu hành khi đem tiêu hủy

Trang 12

+ Kiểm tra tính đúng đắn và cân đối giữa số lượng, cơ cấu tiêu hủy ghi trong quyết

định tiêu hủy của Thống đốc NHNN với số tiền thực tế được xuất ra từ quỹ dự trữ phat

shanhf tại kho tiền NHTW cho hội đồng tiêu hủy

+ Giám sát việc xuất tiền tiêu hủy cho bộ phận làm công tác tiêu hủy, giám sát quá

trình giao nhận tiền, kiểm tra tính cân đối giữa số tiền nhập vào và số tiền xuất ra để tiêu

hủy

Sau đó là giám sát khâu kiểm, đếm tiền

Giám sát việc nhận tiền hàng ngày từ kho của hội đồng tiêu hủy để kiếm đếm

Giám sát việc chấp hành nội quy, quy trình kiểm đém, phân loại tiền không đủ tiêu

chuẩn lưu thông

Giám sát việc giao nhận tiền đã được kiểm đém cho bộ phận tiêu hủy và việc chuyển

giao gửi lại kho của hội đồng tiêu hủy trong trường hợp trong ngày không tiêu hủy hết số

tiền đã nhận từ kho

Trong quá trình giám sát, nếu thấy cần thiết, cán bộ trực tiếp giám sát có quyền yêu

cầu kiểm tra đếm lại Nếu kết quả kiểm đếm thừa, thiếu, lẫn loại…thì phải lập biên bản và

đề nghị NHNN xử lý sau khi kết thúc đợt tiêu hủy

Cuối cùng là giám sát khâu tiêu hủy tại máy cắt tiền, đảm bảo tiền được cắt thành

những mảnh nhỏ theo đúng quy định để không thể lợi dụng chắp nối, dán các mảnh đã cắt

thành tờ bạc để tiếp tục lưu thông Sau đó, Hội đồng kiểm tra công tác kế toán tiêu hủy tiền,

kiểm tra, theo dõi việc ghi chép số liệu tiêu hủy của hội đồng tiêu hủy, sự chính xác cân đối

giữa số liệu trên sổ kế toán và số liệu tiêu hủy trên thực tế

Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền

Các chi phí in đúc tiền mới chưa công bố lưu hành, thay thế cơ cấu tiền trong lưu

thông được hạch toán riêng theo dự án “in đúc tiền mới” được Chính phủ phê duyệt Thống

đóc NHNN thực hiện việc quản lý kiểm tra theo chế độ bảo mật, chịu trách nhiệm và báo

cáo Thủ tướng (đồng gửi Bộ Tài chính) về nội dung và tính chất các khoản phí Bộ Tài

chính giúp Chính phủ kiểm tra các chi phi liên quan

Trang 13

Chi phí in đúc tiền mới là những chi phí rất lớn, được quản lý chặt chẽ để tránh thất

thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng móc ngoặc,

tham ô Các chi phí phát sinh hường xuyên hàng năm có liên quan đến in đúc, bảo quản, vận

chuyển tiêu hủy tiền được thực hiện quản lý theo chế độ tài chính của NHNN

II/ Phát hành tiền

Phát hành tiền là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu thông để đáp ứng các nhu cầu

tiền mặt của nền kinh tế - xã hội Để việc phát hành tiền được thực hiện 1 cách kịp thời, đáp

ứng nhu cầu và điều hòa lưu thông tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN thực hiện việc

lập quỹ phát hành gồm quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát hành

Quỹ dự trữ phát hành là nơi dự trữ các loại tiền (tiền mới in, đúc nhập từ các nhà

máy in, đúc tiền; tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Chi nhánh; tiền nhập từ

Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước) đặt tại các kho tiền

trung ương và kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Quỹ dự trữ

phát hành tại các kho tiền trung ương được nhập tiền mới sản xuât từ nhà máy in tiền, đồng

thời thực hiện việc xuất tiền, nhập tiền với quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền trung ương

khác, kho tiền chi nhánh, quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch NHNN và các kho tiền

chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền chi nhánh NHNN được

xuất tiền, nhập tiền trực tiếp với quỹ nghiệp vụ phát hành do chi nhánh đó quản lý, đồng

thời xuất nhập tiền với quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền trung ương và kho tiền các chi

nhánh NHNN khác Về mặt danh nghĩa, quỹ dự trữ phát hành chưa nằm trong cân đối tài

sản, là tiền nằm ngoài lưu thông Việc xuất quỹ dự trữ phát hành được kiểm soát nghiêm

ngặt

Quỹ nghiệp vụ phát hành là quỹ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiền mặt của

nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng trung gian và hệ thống kho bạc nhà nước Tiền có

trong quỹ nghiệp vụ phát hành gồm tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành và tiền thu hồi từ lưu

thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành Việc xuất quỹ

nghiệp vụ phát hành sẽ làm gia tăng trực tiếp lượng tiền mặt cung ứng cho nền kinh tế Quỹ

Trang 14

nghiệp vụ phát hành được quản lý và bảo quản tại Sở giao dịch NHNN và tại các chi nhánh

NHNN tỉnh, thành phố và được định mức tồn quỹ Nếu tồn quỹ thực tế thấp hơn định mức,

tiền từ quỹ dự trữ phát hành sẽ được xuất ra để nhập vào quỹ nghiệp vụ phát hành Trường

hợp ngược lại, tồn quỹ nghiệp vụ phát hành lớn hơn định mức thì sẽ nhập tiền vào quỹ dự

trữ phát hành số chênh lệch thừa

Có thể tóm tắt hoạt động này bằng sơ đồ sau:

Quỹ dự trữ phát hành chi nhánh (chi kho)

Quỹ nghiệp vụ phát hành (quỹ nghiệp vụ)

Quỹ tiền mặt của hệ thống Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và kho bạc

nhà nước

Tiền mặt đang lưu hànhQuỹ dự trữ phát hành trung ương

Trang 15

Một trong những điều kiện để thực hiện tốt nghiệp vụ phát hành là thực hiện tốt việc

điều hòa tiền mặt Thông qua nghiệp vụ điều hòa tiền mặt, tiền được đưa từ nơi thừa sang

nơi thiếu trong toàn hệ thống, khắc phục được tình trạng mất cân đối cục bộ, đáp ứng nhu

cầu thanh toán cho nền kinh tế

Để thực hiện việc điều hòa tiền mặt cho hệ thống, NHNN phải dựa trên cơ sở tình

hình tiền mặt của các chi nhánh và kho tiền trong hệ thống: thông tin về số dư tồn quỹ tiền

mặt, cơ cấu các loại tiền, chi tiết các loại tiền, tình hình thu tiền mặt, định mức ngân quỹ dự

trữ phát hành, định mức tồn quỹ nghiệp vụ phát hành Các định mức này do Thống đốc

NHNN quy định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ phát hành và kho quỹ Việc

xây dựng định mức được căn cứ vào tình hình chu chuyển tiền mặt của cá chi nhánh, khả

năng chứa và độ an toàn của các kho tiền tại Sở giao dịch và các chi nhánh NHNN

Sau khi biết được tình hình số liệu tồn quỹ tiền mặt của từng chi nhánh và dự kiến

nhu cầu thời gian tới, NHNN tổ chức điều hòa tiền từ kho tiền NHTW hoặc từ chi nhánh

NHNN có số dư tiền mặt cao, chưa có nhu cầu sử dụng đến chi nhánh có sơ dư tiền mặt thấp

và dự kiến có nhu cầu sử dụng Cụ thể:

Tại NHNN: định kì 1-2 ngày hoặc đột xuất, Cục nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ

tiến hành nắm tình hình tiền mặt tại các chi nhánh và kho tiền trung ương Đối chiếu với số

liệu tồn quỹ dự trữ phát hành thực tế với định mức đã được Thống đốc phê duyệt, nếu thiếu

thì Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và Kho quỹ sẽ kí lệnh điều chuyển tiền để bù đắp sự

thiếu hụt đó Khi có lệnh điều chuyển, các kho tiền trung ương thực hiện thủ tục xuất kho

tiền để điều chuyển cho các chi nhánh NHNN được tiếp quỹ

Tại các chi nhánh NHNN: trên cơ sở định mức tồn quỹ nghiệp vụ phát hành đã được

Thống đốc phê duyệt và tồn quỹ thực tế tại chi nhánh, hàng ngày trưởng phòng tiền tệ các

chi nhánh lập trờ trình trình Giám đốc NHNN phê duyệt mức xuất quỹ dự trữ phát hành,

nhập quỹ nghiệp vụ phát hành để đảm bảo đúng định mức để đáp ứng cho nhu cầu tiền mặt

của các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nướ

Sơ đồ tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN Việt Nam

Trang 16

(1) Tiền được in, đúc tại nhà máy in tiền quốc gia nhập về quỹ dự trữ phát hành vào

kho tiền NHTW I tại Hà Nội

(2a), (2b) tiền được chuyển từ quỹ dự trữ phát hành kho tiền TWI đến nhập quỹ dự

trữ phát hành kho tiền TWII (TP Hồ Chí Minh) và kho tiền TWIII (Quy Nhơn)

(3a) tiền được chuyển từ kho tiền TWII đến nhập quỹ dự trữ phát hành kho tiền các

hi nhánh NHNN phía Nam

Nhà máy in tiềnquốc gia

Kho tiền TWII

(Quỹ dự trữ phát

hành)

Kho tiền TWIII(Quỹ dự trữ pháthành)

Kho tiền TWI(Quỹ dự trữ pháthành)

Quỹ dự trữ pháthành Quỹnghiệp vụ pháthành

Các chi nhánhNHNN phíaBắc:

Quỹ dự trữ pháthành

Quỹ nghiệp vụphát hành

Các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – NXB ĐHQG Hà Nội – Chủ biên : PGS.TS Lê Thị Thu Thủy Khác
3. Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân hàng Trung Ương – Học Viện Ngân hàng 4. Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương – Đại học Kinh Tế quốc dân – XNB Thống kê 2003 Khác
5. Tiền và hoạt động ngân hàng – NXB Tài chính- Chủ biên : TS Le Vinh Danh Khác
6. Tiền tệ Ngân Hàng – Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM – Chủ biên : TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê 2006 Khác
7. Thông tư số 23/2009/TT-NHNN quy định thiết kế mẫu, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam Khác
8. Nghị định số 81/1988/NĐ-CP ngày 1/10/1998 về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý vàgiấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng Khác
9. Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ra ngày 31/10/1998 về phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại Khác
10. Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính-Bộ Công an-Ngân hàng Nhà nước số 50/1999/TTLT-BTC-BCA-NHNN ngày 7/5/1999 hướng dẫn quy trình giám sát tiêu hủy tiền Khác
11. Quy chế tiêu hủy các loại tiền giấy rách nát, hư hỏng và tiền đình chỉ lưu hành ban hành kèm Quyết định số 135/QĐ-NH6 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 6/5/1995 Khác
12. Quy chế giám sát tiêu huỷ các loại tiền giấy rách nát, hư hỏng và tiền đình chỉ thi hành ban hành kèm Quyết định số 140/QĐ-NH4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 18/5/1995.Chế độ điều hòa tiền mặt, xuất, nhập quỹ dự trữ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w